Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 5 1.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động 5 1.2. Nguyên nhân và động lực thúc đẩy việc xuất khẩu lao động 5 1.3. Những tác động của di chuyển quốc tế sức lao động 7 1.4. Tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯƠC TRUNG ĐÔNG 11 2.1. Những qui định của Việt Nam về hoạt động xuất khẩu lao động. 11 2.1.1.Tình hình thị trường lao động xuất khẩu 15 2.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân 19 2.1.3. Những tác động tiêu cực của tình trạng này 22 2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông. 24 2.2.1. Những nét khái quát về Trung Đông 24 2.2.2. Số liệu lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước thị trường Trung Đông. 27 2.2.3. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông. 30 2.2.3.1. Những kết quả đạt được 30 2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 32 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 40 3.1. Dự báo về nhập khẩu lao động của các nước Trung Đông 40 3.2. Những giải pháp thúc đẩy xuât khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía Nhà Nước. 41 3.3. Những giải pháp xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu 45 PHẦN KẾT LUẬN 49

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng lao động các nước Trung Đông 2.2. Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông. 2.2.1. Những nét khái quát về Trung Đông Để biết được về những điểm thuận lợi hay khó khăn khi thúc đẩy xuất khẩu lao động sang thị trường lao động Trung Đông thì ta cần biết những nét cơ bản nhất về thị trường nhiều tiềm năng này như về dân số,diện tích,mật độ dân cư,thu nhập trung bình của người dân ở các nước Trung Đông.Dưới đây là những bảng số liệu cụ thể cho ta thấy được những điều đó: Bảng 2.2.1 Số liệu về diện tích,dân số và mật độ dân cư của các nươc Trung Đông Thứ tự Quốc gia Diện tích Dân số Mật độ dân cư 1 Bahrain 665 688.345 987 2 Ai Cập 1.001.450 77.505.756 77 3 Iran 1.648.195 68.588.433 41 4 Iraq 437.072 26.000.000 62 5 Israel 20.770 7.015.680 333 6 Jordan 92.300 5.759.732 62 7 Kuwait 17.818 2.992.000 131 8 Liban 10.452 3.826.018 358 9 Các vùng lãnh thổ Palestine 6.220 3.888.292 632.52 10 Oman 212.460 3.001.583 14 11 Qatar 11.437 863.051 75 12 Ả Rập Saudi 1.960.582 26.417.599¹ 13 13 Sudan 2.505.810 41.236.378 16.5 14 Syria 185.180 18.448.752 99 15 Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 83.600 4.496.000 54 16 Yemen 527.970 20.727.063 39 (Nguồn Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy Trung Đông là một khu vực rộng lớn nhưng lại có số người sinh sống chưa nhiều.Có sự không cân bằng này có thể do khí hậu của Trung Đông hơi khắc nhiệt hay vì một lí do nò khác,nhưng vì lí do gì thì đây cũng là một lợi thế cho việc xuất khẩu lao động sang thị trường này.Vì thế,thị trường Trung Đông được coi là rất tiềm năng cho các nước xuất khẩu lao động muốn mở rộng thị trường .Nhưng khu vực Trung Đông lại là khu vực có những nước có thu nhập bình quân đầu người cao trên thế giới để biết được cụ thể ta sẽ xem tiếp bảng số liệu sau: Bảng 2.2.2 Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người tại các nước Trung Đông Thứ tự [2] Thứ tự[3] Quốc gia Thu nhập bình quân đầu người 1 7 Qatar 47,519 2 21 Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 28,582 3 25 Kuwait 26,020 4 30 Israel 18,266 5 36 Bahrain 16,153 6 39 Ả Rập Saudi 13,316 7 40 Oman 12,495 8 58 Liban 6,033 9 89 Iran 2,825 10 101 Jordan 2,219 11 107 Iraq 1,783 12 115 Syria 1,418 13 116 Ai Cập 1,316 14 131 Sudan 783 15 146 Yemen 586 (Nguồn ▲ Gồm cả 235.108 không mang quốc tịch ▲ So sánh với các nước trong khu vực Trung Đông ▲ So với các nước trên thế giới Nhìn bảng số liệu trên, ta có thể thấy hầu hết các nước ở Trung Đông đều có thu nhập bình quân trên đầu người lớn hơn ở Việt Nam(ở Việt Nam thu nhập bình quân trên đầu người mới chỉ đạt hơn 500 USD).Điều này sẽ là một điểm lợi cho các công nhân lao động của ta khi được xuất khẩu sang Trung Đông.Đó chính là lương của lao động Việt Nam tại thị trường Trung Đông sẽ cao hơn là khi những người lao động này làm việc tại Việt Nam.Với việc lương lao động tại thị trường các nước Trung Đông cao hơn so với lương lao động tại Việt Nam sẽ thúc đẩy người lao động sang thị trường Trung Đông làm việc.Như chúng ta đã biết những người lao động xuất khẩu mục tiêu đầu tiên của họ là tài chính vì thế lương cao đã giải quyết được mục tiêu quan trọng nhất mà họ muốn đạt được,điều này sẽ thôi thúc họ sang làm việc tại các thị trường có mức lương cao và hơn thế nữa,thị trường Trung Đông theo đạo Hồi là chủ yếu cho nên họ cấm uống những nước có độ cồn,cấm mở các quán bar.Vì thế,các lao động Việt Nam khi làm việc tại thị trường này sẽ bớt được một khoản chi tiêu hang ngày và như vậy mục tiêu tài chính của họ càng được đảm bảo. Bên cạnh những điểm chú ý trên,thì ta cũng cần rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo ở khu vực Trung Đông này. Như ta đã biết thì Trung Đông là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của Đạo Do Thái, Đạo Thiên Chúa và Đạo Hồi.Mặc dù chỉ có 3 tôn giáo chính,nhưng Trung Đông có những luật lệ về tôn giáo rất nghiêm ngặt có thể nói là nghiêm ngặt nhất trên thế giới vì thế Trung Đông là nơi rất hay nổ ra những cuộc xung đột sắc tộc giữa những nước với nhau cho đến những tộc người với nhau.Vì thế,khi xuất khẩu lao động sang thị trường lao động này thì các nhà tuyện dụng nên xem xét vấn đề này để đảm bảo an toàn cho người lao động. Bên cạnh những điểm chú ý trên,ta có thể thấy thị trường lao động các nước Trung Đông có nhu cầu về lao động xuất khẩu rất lớn chỉ đơn cử như đối với thị trường Saudi Arabia trong thời gian ngắn tới có thể tiếp nhận đến 100.000 lao động Việt Nam.Còn đối với thị trường Qatar thí con số này là 60.000 người lao động Việt Nam,đây sẽ là một thị trường nhiều tiềm năng và nhiều hứa hẹn cho Việt Nam.Bên cạnh đó,nhu cầu lao động của thị trường các nước Trung Đông rất đa dạng về nghành nghề,họ tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại rất nhiều nghành nghê như thợ ốp lát,thợ xây,người giúp việc,…….Điều này rất phù hợp với trình độ lao động của Việt Nam. 2.2.2. Số liệu lao động Việt Nam xuất khẩu sang các nước thị trường Trung Đông. Mặc dù thị trường Trung Đông là một thị trường rất lớn nhưng cho đến nay thì mới chỉ có khoảng 15 doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu lao động sang khu vực này.Trong đó,Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại thuộc tổng công ty hang không Việt Nam(Airserco) là công ty đi đầu và có số lượng công nhân xuất khẩu sang thị trường Trung Đông nhiều nhất so với các doanh nghiệp khác trong nước cụ thê là Đến nay, Airserco đã đưa được hơn 7.000 lao động sang Trung Đông, trong đó khoảng 3.500 lao động sang Qatar, thu nhập của lao động đang làm việc chuyển về nước đạt khoảng 200 triệu đồng/người/năm. Mới đây,hãng hàng không Qatar đã mở đường bay trực tiếp từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Doha (4 chuyến mỗi tuần), điều này đã giúp cho Airserco mạnh dạn đặt chỉ tiêu đưa 7.000 lao động sang Qatar trong năm 2007, cùng với 3.000 lao động vào các nước khác thuộc Trung Đông như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Kuwait... Không chỉ xuất khẩu lao động sang thị trường Qatar,mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam còn mở rộng thị trường sang các nước khác như UEA(Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).Từ năm 2002, việc đưa lao động sang UEA đã được Cty Airserco tiến hành thăm dò khai thác. Đến nay công ty đã đưa được 1.400 lao động sang thị trường này với công việc và thu nhập ổn định (300 - 400 USD/tháng).  Công ty Vinamex cũng đã có một số hợp đồng tuyển lao động đến Dubai làm nghề xây dựng và mộc nội thất, lương tháng 1.040 AED (tương đương 300 USD), thời hạn hợp đồng 2 năm (có thể gia hạn thêm)… Từ đầu năm đến nay, Trung tâm XKLĐ và Thương mại Airserco đã đưa được 1.200 lao động sang Qatar. Hiện Airserco đang gấp rút tuyển chọn lao động cho các hợp đồng lớn ký kết với đối tác. Theo đó, trong quý I/2007, Airserco đặt chỉ tiêu tuyển 6.000 thợ nề (thợ xây), thợ sắt, thợ mộc cốp pha; 150 đốc công, đội trưởng giám sát thi công, kỹ sư xây dựng sang Qatar và 300 thợ nề sang Dubai (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất). Một DN khác khảo sát khá kỹ thị trường Trung Đông là Công ty XKLĐ - Thương mại và Du lịch Sovilaco. Năm 2006, Sovilaco đưa được hơn 1.700 lao động đi làm việc ở Malaysia. Do thị trường Malaysia có dấu hiệu bão hòa, Sovilaco giảm chỉ tiêu đưa lao động vào thị trường này trong năm 2007 xuống 1.300 – 1.500 lao động, để chuyển hướng mở rộng thị trường Trung Đông. Dự kiến tháng 4 tới, Sovilaco sẽ mở văn phòng đại diện quản lý lao động tại Qatar. Nhiều hợp đồng đã được Sovilaco ký kết, trong đó có hợp đồng tuyển 2.000 lao động ký với đối tác ở Qatar. Hiện Sovilaco đang tuyển nhiều lao động phổ thông ngành xây dựng, thợ ốp lát, mộc cốp pha, thợ sắt, thợ xây, đốc công, kỹ sư xây dựng, bếp trưởng, đầu bếp, giúp việc gia đình và thợ làm vườn. Chỉ tiêu của Sovilaco là tuyển 1.000 lao động giúp việc gia đình và thợ làm vườn sang Ả Rập Saudi, 3.500 lao động ở Qatar trong năm nay. Ngoài ra, một thị trường mới ở Trung Đông cũng đang được Sovilaco thí điểm là Jordan với hợp đồng đầu tiên đưa 50 lao động xây dựng sang làm việc. Ngoài hai DN nói trên, Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng, Trung tâm Dịch vụ du lịch và Cung ứng lao động OSC Việt Nam, Công ty Dịch vụ & XKLĐ Lasec, Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế Sona... đang tuyển chọn nhiều lao động, chủ yếu lao động xây dựng sang Trung Đông. Mặc dù,thị trường Trung Đông là một thị trường lớn,nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng và chưa khai thác hết.Vì thế mà số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là chưa đáng kể.Trong tổng số 15 doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông thì mới chỉ có 2 doanh nghiêp là lượng người xuất khẩu đáng kể là Airserco và Sovilaco.Và thị trường Trung Đông của các doanh nghiệp này mới chỉ chủ yếu là thị trương Qatar và UEA là đáng kể còn các nước khác trong Trung Đông còn rất ít không đáng kể. Theo Tổng lãnh sự Phan Văn Thắng, tính chung cả Qatar và UAE, hiện có trên dưới 10.000 lao động VN.Quả thật đây là con số quá it ỏi so với tiềm năng của thị trường như Trung Đông cụ thể là: Đối với thị trường Saudi Arabia trong thời gian ngắn tới có thể tiếp nhận đến 100.000 lao động Việt Nam.Còn đối với thị trường Qatar thí con số này là 60.000 người lao động Việt Nam.Trước thực trạng này thì về phía các doanh nghiệp cũng đã có những định hướng và mục tiêu mới đề ra để chinh phục và từ phía Nhà Nước cũng có những biện pháp hỗ trợ.Cụ thể là công ty Airserco thì trong năm 2007,họ đã đặt ra mục tiêu là sẽ xuất khẩu 10.000 lao động sang thị trường Trung Đông.Quả thật,con số 10.000 lao động xuất khẩu sang một thị trường mới và nhiều điều còn lạ lẫm như Trung Đông thì thật là không dễ dàng gì.Nhưng công ty Airserco đã khẳng định sẽ hoàn thành chỉ tiêu mà mình đã đặt ra,điều này cho ta thấy được quyết tâm của công ty này muốn chinh phục một thị trường mới đầy tiềm năng.Còn về phía Nhà Nước cũng đã có cách nhìn mới về thị trường Trung Đông này,và đã coi đây là một thị trường mới đầy tiềm năng.Vì thế,chính phủ đã có những cuộc gặp mặt và tiếp xúc với một số Bộ trưởng của các nước Trung Đông để thúc đẩy việc xuất khẩu lao động và tạo môi trường pháp lý cho người lao động đó là việc Ngày 30.1, trong buổi hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar - ngài Sheikh Hamad Bin Jasim Bin Jabor Al-Thani - đã khẳng định, quốc gia Trung Đông này sẵn sàng tiếp nhận 60.000 lao động VN.Trước những thực trạng nên trên,ta sẽ đi sâu thêm xem thị trường Trung Đông có những điểm mạnh nào so với các thị trường khác để có thể coi là thị trường tiềm năng và nhiều hứa hẹn. 2.2.3. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông. 2.2.3.1. Những kết quả đạt được Mặc dù mới chỉ thâm nhập vào thị trường các nước trung Đông từ năm 2002 đến nay nhưng lao động Việt Nam cũng đã thu được nhưng kết quả rất khả quan: -Kết quả đạt được đầu tiên chúng ta cần nói đến đó là số lượng lao động Việt Nam đang làm việc tại thị trường các nước Trung Đông.Có thể nói thị trường lao động các nước Trung Đông là một thị trường mới,với nhiều sự khác biệt về văn hóa lối sống,ngôn ngữ,phong tục tập quán và còn rất lạ lẫm với người Việt Nam chúng ta.Nhưng Chúng ta đã xuất khẩu được hơn 10.000 lao động đang làm việc tại các nước Trung Đông.Có thể nói đây không phải là một con số ấn tượng về lao động xuất khẩu,nhưng nó được coi là một kết quả quan trọng trong con đường chinh phục một thị trường mới như Trung Đông.Kết quả này còn khá khiêm tốn so với lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam,nhưng lại rất có ý nghĩa và kết quả quan trọng đó là vì thị trường lao động các nước Trung Đông là một thị trường mới nên các doanh nghiepj còn e dè thận trọng khi tham gia xuất khẩu lao động vào thị trường này,hiện nay trên tổng số 15 doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông thì chỉ có 2 doanh nghiệp mạnh dạn kí những hợp đồng xuất khẩu lao động với số lượng lớn sang thị trường các nước Trung Đông đó là công ty Airserco và công ty Sovilaco,còn đâu các doanh nghiệp khác chỉ xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông số lượng it với tính chất thăm dò.Có điều này không phải là do họ không kí được những hợp đồng xuất khẩu lao động lớn mà là do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động này đang xem xét một thị trường mới.Nhưng sau khi xem số liệu 10.000 lao động đang làm việc tại thị trường các nước Trung Đông mà chủ yếu chỉ từ hai công ty Airserco và công ty Sovilaco thì các doanh nghiệp này sẽ tự tin hơn để kí những hợp đồng xuất khẩu lao động với số lượng người lao động lớn hơn.Vì thế con sô 10.000 lao động có thể coi là một kết quả mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam bước đầu đạt được. -Kết quả thứ hai mà thị trường lao động các nước Trung Đông đem lại đó là kết quả về thu nhập do các lao động làm việc tại thị trường các nước Trung Đông đem lại.Thu nhập của lao động đang làm việc tại thị trường các nước Trung Đông chuyển về nước đạt khoảng 200 triệu đồng/người/năm.Đây có thể coi là một nguồn lực về tài chính lớn lao được đem về cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam.Nguồn tài chính này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thêm nguồn lực về ngoại tệ(người lao động làm việc tại các nước Trung Đông đã đổi tiền lương của mình ra USD gửi về trong nước).Với việc thêm nguồn cung về ngoại tệ,Việt Nam có thể có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc nhập khẩu hàng hóa cũng như hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa và hỗ trợ thánh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.Không chỉ thúc đẩy ngoại thương mà với việc gửi tiền về từ các lao động làm việc tại nước ngoài,còn giúp cho hoạt động ngân hàng phát triển,thông qua dịch vụ đổi tiền và gửi tiền tiết kiệm.Điều này thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn. -Mặc dù lượng lao động xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Đông không nhiều nhưng có thể nói lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này rất đa dạng về nghành nghề,và đáp ứng được những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đặt ra cho người lao động.Lao động Việt Nam sang thị trường các nước Trung Đông tham gia vào các nghành nghề như thợ ốp lát, mộc cốp pha, thợ sắt, thợ xây, đốc công, kỹ sư xây dựng, bếp trưởng, đầu bếp, giúp việc gia đình và thợ làm vườn….Với việc lao động Việt Nam tham gia vào rất nhiều nghành nghề như trên và không gặp phải nhưng phản ánh từ phía người tuyển dụng lao động từ các nước Trung Đông cho ta thấy được rằng,bước đầu lao động Việt Nam đã tạo được niềm tin cho người tuyển dụng.Và đây có thể nói là một kết quả hết sức đáng mừng cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.Vì khi đã tạo được niềm tin cho người tuyển dụng thì sẽ thúc đẩy việc kí kết hợp đồng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường này càng diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng.Ngoài ra tạo được niềm tin cho người tuyể dụng còn giúp cho lao động Việt Nam khi sang thị trường Trung Đông làm việc có thể dễ dàng hơn và cao hơn đó là tạo được niềm tin của các nước Trung Đông với Việt Nam. -Kết quả đạt được tiếp theo đó là xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông giúp cho Nhà Nước thực hiện được nhiệm vụ đề ra về xóa đói giảm nghèo.Hiện nay các lao động đi xuất khẩu lao động tại các thị trường Trung Đông đa số là người lao động tại các vùng quê nghèo như Thanh Hóa,Nghệ An,…..Những người lao động tại vùng này được ưu tiên hơn các vùng khác bởi vì những vùng này có khí hậu cũng khắc nhiệt gần giống với khí hậu ở các nước Trung Đông và các lao động đi lao động tại Trung Đông lại được Nhà Nước ưu tiên chọn tại những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,Nhà Nước sẽ hỡ trợ về kinh phí cho những người xuất khẩu lao động và vì thế vô hình chung xuất khẩu lao động lại giúp cho Nhà Nước không chỉ giảm bớt gánh nặng về tỷ lệ thất nghiệp mà còn giúp cho Nhà Nước thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hữu hiệu.Vì thế,xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông đem lại được nhiều lợi cho cả người lao động cũng như Nhà Nước. 2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân +/Những tồn tại đặt ra cho Nhà Nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động -Tồn tại thứ nhất của thị trường Trung Đông đó là đây là một thị trường rất lớn.mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam chưa khai thác hết. Theo Tổng lãnh sự Phan Văn Thắng, tính chung cả Qatar và UAE, hiện có trên dưới 10.000 lao động VN. Đây là con số quá nhỏ nhoi so với nhu cầu của bạn và so với các quốc gia đưa lao động đến Trung Đông (Ấn Độ có gần 1 triệu lao động đang làm việc tại riêng UAE). Còn Philippines là trên 300.000 lao động). Hiện đối tác đánh giá rất cao lao động VN. Họ luôn mở cửa, sẵn sàng tiếp nhận không hạn chế lao động VN, nhưng hiện ta vẫn chưa đáp ứng được...Còn theo ông Nguyễn Thanh Hòa - Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Trung Đông là thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài vào loại lớn nhất trên thế giới và nhận đủ các ngành nghề từ dịch vụ, giúp việc gia đình, xây dựng đến lao động kỹ thuật cao. Chỉ riêng Saudi Arabia đã có trên 6 triệu lao động nước ngoài. UEA có 7 bang thì riêng bang Dubai đã có đến 100.000 lao động Philippines... Qua những nhận định và con số mà các chuyên gia đã đưa ra ở trên ta có thể thấy Trung Đông quả là một thị trường tiếp nhận lao động rất lớn đến từ các quốc gia khác,điểm này sẽ là một điểm mạnh cho Việt Nam xuất khẩu lao dộng sang thị trường này khi mà các thị trường tiếp nhận lao động khác của Việt Nam đã bão hòa hay có những trở ngại như việc người lao động Việt Nam đã làm mất uy tín như thị trường Malaysia,Đài Loan,Nhật Bản,do các lao động của Việt Nam bỏ trốn hoặc đã tự ý phá vỡ hợp đồng.Nguyên nhân của việc này đó là do việc thờ ơ từ phía các nhà xuất khẩu lao động Việt Nam .Như chúng ta đã biết thị trường lao động Trung Đông là rất lớn và họ có thể tiếp nhận vô hạn lao động Việt Nam vì thế các nhà xuất khẩu lao động cũng như người lao động cần xây dựng được niềm tin cho những người tiếp nhận lao động nhưng dường như các nhà xuất khẩu lao động Việt Nam chưa coi trọng việc này vầ còn rất thờ ơ. Muốn làm ăn lâu dài, đưa được nhiều lao động thì ngoài việc các DN phải gấp rút mở văn phòng đại diện, các cơ quan chức năng trong nước cũng nên sớm tính đến việc thành lập Ban quản lý lao động VN tại Trung Đông. Trong những trường hợp rủi ro hoặc phát sinh hợp đồng, người lao động chỉ còn biết trông chờ vào đại diện DN ở nước bạn, song cho đến nay trong hơn 15 doanh nghiệp xuât khẩu lao động sang thị trường Trung Đông cũng mới chỉ duy nhất Airserco mở văn phòng đại diện (một phần do chi phí mở văn phòng đại diện ở Doha rất lớn). Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp người lao động ở Qatar đình công vì mâu thuẫn hợp đồng, song không có ai đứng ra giải quyết, dẫn đến hàng chục lao động phải về nước hồi cuối năm 2006 vừa qua (Báo Lao Động đã đưa tin).Vì thế,đây là điểm khó khăn đầu tiên do chủ quan của các nhà xuât khẩu lao động tự gây ra cho mình..Đây cũng là một khó khăn từ phía Nhà Nước.Ngoài ra một khó khăn từ phía Nhà Nước đó là hệ thống luật pháp của nước ta về người lao động xuất khẩu chưa đầy đủ,hoàn thiện và thiếu sự đồng bộ.Điều này sẽ ảnh hưởng đến ý thức của người lao động khi đi xuất khẩu. -Điểm tồn tại thứ hai mà doanh nghiệp Việt Nam vấp phải đó là việc đào tạo của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Đây sẽ là một khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải mở thêm những lớp học ngôn ngữ riêng cho người lao động xuất khẩu đi Trung Đông Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN - ông Nguyễn Xuân An - cho biết, hiện nay các DN ký hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở Trung Đông chỉ dạy tiếng Anh cho người lao động là không nên,mà các doanh nghiệp nên dạy cho người lao động biêt chút căn bản về tiếng Ả Rập.Vì điều này giúp cho người lao động Việt Nam dễ hòa đồng vào xã hội Trung Đông hơn và có thể tránh được nhiều hiểu nhầm do bất đồng ngôn ngữ giữa những người lao động nước ngoài với người lao động bản xứ cũng như với những người dân địa phương.Thêm vào đó,các nước Trung Đông có những quiđịnh rất khắc khe do họ theo đạo Hồi là chính,cho nên những người lao động Việt Nam cần biết tiếng Ả Rập để có thể hiểu thêm về những qui định của dạo Hồi mà các nhà xuất khẩu lao động có thể do thiếu sót đã không truyền cho họ hoặc những thay đổi trong xã hội chính bản thân nước tiêp nhận lao động.Nguyên nhân của việc này là do các nhà xuất khẩu lao động chưa chủ động và cũng chưa có ý thức coi thị trường lao động các nước Trung Đông là một thị trường tiềm năng nhiều hứa hẹn,vì thế họ chưa đầu tư vào đào tạo các lao động của mình để thich nghi một cách nhanh nhất với một thị trường mới một nền văn hóa mới. -Điểm tồn tại tiếp theo đó là việc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều không chủ động được nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu và thời hạn tiếp nhận của chủ sử dụng, trong khi chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật các trường nghề của ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và nguồn lao động xã hội, còn yếu kém về nhiều mặt.Khâu tuyển chọn, làm hồ sơ thủ tục cho người lao động còn nhiều phiền hà, kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp và người lao động.Nguyên nhân của tồn tại này là do sự làm việc thiếu chuyên nghiệp từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động,một phần nữa là do thói quen ỷ lại trông cậy vào Nhà Nước sẽ đưa đén những thông tin mà mình cần.Đây sẽ là một tồn tại rất nguy hiểm vì xuất khẩu lao động sang một thị trường mới nhiều tiềm năng và với các đối thủ cạnh tranh khá mạnh đó là Trung Quốc,Ấn Độ,Inđônêxia,…Thì việc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam mà không nhanh nhạy mà chỉ ỷ lại sự giúp đỡ từ phía Nhà Nước thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cũng như nhiều hợp đồng lớn từ phía thị trường các nước Trung Đông..Nhưng tồn tại này cũng có một phần trách nhiệm từ phía Nhà Nước. Đó là Nhà Nước chưa có đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lao động Việt Nam ở một số nước tiếp nhận lao động tại Trung Đông nên không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tìm đối tác và công việc thích hợp với lao động Việt Nam.Điều này còn khiến cho các doanh nhiệp xuất khẩu lao động sẽ rất bỡ ngỡ khi thâm nhập vào một thị trường mới và nhiều lạ lẫm như thị trường Trung Đông Mặt khác,một tồn tại nữa mà không chỉ bây giờ mới có đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động vào thị trường Trung Đông mà đã có từ rất lâu rồi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đó là công tác đào tạo lao động của ta chưa được tốt và chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng. +/Những tồn tại đến từ ngại cảnh bên ngoài -Tồn tại đầu tiên do ngoại cảnh khách quan đem lại và điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả lao động của người lao động Việt Nam đó chính là việc khác biệt về thời tiết giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực Trung Đông.Như em biết thì nhiệt độ ở Trung Đông là khá cao.Có khi nhiệt độ ngoài trời cao nhất có thể lên đến 50oC.Và nhiều công nhân Việt Nam khi mới sang làm việc tại Trung Đông đã ngất vì cái nóng như thiêu như đốt này.Cũng vì việc không quen với nhiệt độ quá cao như vậy sẽ khiến cho người lao động Việt Nam rất nhanh mất sức,họ làm việc không còn sự nhiệt tình và chăm chỉ.Đây là một điểm tồn tại không thể khắc phục mà ta chr có thể thích nghi với nó mà thôi.Người Việt Nam đã có thể trạng sức khỏe không phải là tốt lắm vì thế cần kĩ càng trong việc tuyển chọn người lao động có sức khỏe tốt và có khả năng chịu đựng cao thì như vậy mới có thể bảo vệ được uy tín cho người lao động Việt Nam tại thị trường mới như Trung Đông. -Tồn tại thứ hai mà do ngoại cảnh mang đến cho người lao động Việt Nam tại Trung Đông đó là Trung Đông là nơi rất hay xảy ra các cuộc chiến tranh về tranh chấp đất đai,tranh chấp về tài nguyên.Vì thế,lao động Việt Nam xuất khẩu sang thị trường lao động các nước Trung Đông cần chú ý đến điều này để tự bảo vệ mình. +/Những tồn tại đến từ người lao động Điểm tồn tại lớn nhất và từ trước đến nay mà các nhà xuất khẩu lao động đều biết đó là ý thức của lao động Việt nam là không cao.Nhât là với một thị trường mới mẻ và có những điều luật tôn giáo vô cùng hà khắc thì đây có thể coi là một khó khăn lớn nhất gặp phải trên con đường mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam.Đa số các nước Trung Đông theo đạo Hồi, sinh hoạt hà khắc, nghiêm cấm uống rượu, đánh nhau, cấm ra đường chọc ghẹo phụ nữ. Trong khi đó, một số lao động VN hay quen cách sống tự do, nhận thức hạn chế, tính kỷ luật không cao nên dễ mắc phải. Do vậy, việc giáo dục định hướng, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người lao động trước khi đi phải được coi trọng.Điều này càng khó khăn hơn khi hiện nay, hầu hết các DN đều tuyển chọn lao động các tỉnh, TP Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... Rất ít lao động các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long chọn thị trường này vì cho rằng điều kiện thời tiết, phong tục tập quán khắc nghiệt, nhất là thu nhập không cao.Và vì những luật lệ tôn giáo hơi hà khắc này mà đã có nhiều chuyện hiêu nhầm ảnh hưởng đến người lao động Việt Nam như:Tại Kuwait, đã có một cán bộ quản lý lao động về nước có công việc, chắc than thở gì đó với bạn bè, làng xóm về cảnh “không có thịt heo”, nên khi trở sang, cô vợ thương tình nhét vào túi xách 2 hộp thịt heo, mỗi hộp 1 kg, của Nhà máy Hạ Long để chồng sang có một chút quà cho anh em đỡ nhớ! Thế là khi sang, nhân viên hải quan sân bay Kuwait phát hiện, đã hết sức giận dữ, ông ta lấy một mảnh giấy lót tay cho đỡ dơ và ném ngay lập tức hai hộp thịt heo vào thùng rác, rút tập biên lai ra ghi phạt. May mà có người phiên dịch và đại diện ban quản lý ra đón, năn nỉ xin mãi mới thoát được khoản 50 USD tiền phạt! Còn chuyện thức uống, không thể tìm đâu ra một chai bia hoặc một chai rượu. Ở thủ đô Kuwait, có tới 7 siêu thị mở cửa 24/24 giờ (để tránh nóng), mỗi siêu thị có tới 5-7 tầng lầu. Trong một khách sạn 5 sao mà tôi đã ở dài dài, dưới phòng ăn cũng có những chai rượu trông bề ngoài y xì sâm banh hoặc whisky, nhưng chỉ là bề ngoài dùng để trang trí, trên nhãn ghi rõ “không có cồn” – không khác gì uống... nước ngọt! Lại cũng xin kể một kỷ niệm buồn ở đây. Một lao động của ta đã lén nấu rượu. Nguyên liệu là đường, bột nở, bột cà chua... còn men thì đã “thủ” sẵn từ nhà đem sang. Một nồi áp suất, một bộ ống cao su (loại để truyền nước trong bệnh viện), bếp gas đặt trong phòng ngủ, đúng với cái tên “cuốc... lủi”! Giá mà nấu lén, uống lén thì không hề hấn gì lắm, dù đã là phạm nội quy của công trường. Khốn nỗi có tí hơi men, máu tham lại nổi lên, anh ta mang “sản phẩm” sang công trường bên cạnh của lao động Triều Tiên để... bán! Sau đôi lần trót lọt, một lần vớ ngay được một viên cảnh sát kinh tế Kuwait giả bộ hỏi mua. Lao động này dẫn viên cảnh sát về tận phòng để... lấy hàng. Dưới gầm giường là cái can 10 lít chứa đầy rượu! Kết quả là ra tòa với mức án 5 năm tù giam. Đó là chuyện ở Kuwait. Còn tại Ả Rập Saudi thì càng nghiêm khắc hơn, vì xin đừng quên, ở đó có những thánh địa của đạo Hồi, mà thành Mecca là nơi thiêng liêng nhất. Đây là những việc lien quan đến ý thức của người lao động đối với đồ ăn và thức uống.Nhưng ở thế giới Hồi giáo thì việc cư xử với người phụ nữ đạo Hồi cũng đã gây ra nhiếu rắc rối cho người lao động Việt Nam cũng chỉ vì ý thức tự do đã có từ lâu. Người phụ nữ theo đạo Hồi thường mặc áo choàng đen kín từ đầu đến chân, có một chiếc khăn voan mỏng che kín mặt, hoặc tối thiểu là phải che kín tóc, gáy và cổ. Tại Kuwait, Ả Rập Saudi... phụ nữ không bao giờ ra đường một mình, phải có một nam giới đi cùng (chồng, anh em hoặc con trai...). Khi gặp phụ nữ, không bao giờ được phép “nhìn chằm chằm” vào họ, chứ chưa nói đến chuyện khác. Vậy mà đã có lao động của ta, phần vì tò mò, phần vì... xa vợ xa con lâu ngày, nên thường không những nhìn... hau háu, mà còn chỉ chỉ trỏ trỏ, bình luận với nhau và cười hô hố. Đã có trường hợp ngôn ngữ bất đồng, người địa phương thấy thái độ đó nghĩ rằng người phụ nữ bị chọc ghẹo, nên đã... rút dao đuổi theo, khiến lao động ta chạy... đến mất dép! Hiện tượng này không phải là hiếm, và phải được các công ty XKLĐ của ta căn dặn, giáo dục kỹ càng cho lao động trước khi sang các quốc gia Hồi giáo. Đây là vấn đề trình độ văn hóa, ngay tại Việt Nam cũng không ai tán thành thái độ thô lỗ như vậy, chứ chưa nói đến ở nước ngoài và càng không được phép ở các nước.Qua những việc ở trên ta có thể thấy,ý thức của người lao động Việt Nam còn rất yếu kém và đây là một điểm tồn tại quan trọng nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần khắc phục khi mở rộng thị trường xuất khẩu lao động vào Trung Đông.Nguyên nhân của tồn tại này là do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến dào tạo nghề cho các lao động của mình mà họ quên mất còn phải giao dục ý thức và cách ứng xử của những người lao động nữa,nhất là khi xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông .Nơi mà có nền văn hóa rất đặc trưng,nơi mà có những quy định hét sức nghiêm ngặt về ý thức và cách giao tiếp hàng ngày.Kết quả của việc ý thức kém của người lao động Việt Nam tại thị trường lao động các nước Trung Đông đó là đã có khoảng hơn 20 lao động VIệt Nam đã bị trục xuất khỏi quốc gia Trung Đông chỉ vì ý thức kém như uông rượu,gấy sự,tranh lên xe buýt,…Quả thật thực trạng ý thức kém của người laod dộng cần nhanh chóng khắc phục vi nếu không nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến bản thân người lao động đang làm việc và sinh hoạt tại các quốc gia Trung Đông kế đến là ảnh hưởng đến những doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường các nước Trung Đông sẽ mất uy tín.Cuối cùng đó là ảnh hưởng đến thể diện của đất nước,điều này làm cho bạn bè quốc tế nói chung và các nước Trung Đông nói riêng hiểu sai về con người Việt Nam.Vì thế,tồn tại này cần được khắc phục càng sớm càng tốt. +/Những tồn tại đến từ những người tiếp nhận lao động Việt Nam -Các chủ nhà máy, công trường và chủ thuê các nước Trung Đông sử dụng lao động nước ngoài từ vài chục năm qua, họ đòi hỏi rất cao về sức khoẻ, tay nghề, kỷ luật làm việc, về cách ứng xử trong quan hệ chủ - thợ nhưng lại chưa quen sử dụng lao động Việt Nam.Đây là một khó khăn đặt ra đối với các doan nghiệp xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông nói riêng và đối với các doanh nghiệp xuât khẩu lao động nói chung cần nâng cao chất lượng của người lao động. CHƯƠNG 3 DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 3.1. Dự báo về nhập khẩu lao động của các nước Trung Đông Như đã nói ở trên,thị trường lao động của các nước Trung Đông là một thị trường lớn với khả năng tiếp nhận rất nhiều lao động xuất khẩu của Việt Nam.Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng như Nhà Nước đã bắt đầu chú trọng đến thị trường nhập khẩu lao động từ các nước Trung Đông.Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi vì nó sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu khai thác hết được thị trường nhập khẩu lao động của các nước Trung Đông.Với việc cả doanh nghiệp và Nhà Nước cùng nhau chú trọng đến thị trường nhập khẩu lao động tại các nước Trung Đông thì việc xuất khẩu lao động đã có được những thuận lợi trước mắt như là Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar - ngài Sheikh Hamad Bin Jasim Bin Jabor Al-Than đã cho biết “Trong 2 tháng tới, Qatar xúc tiến ký 4 hiệp định với VN liên quan đến tránh đánh thuế 2 lần, cung cấp lao động, mở đường bay thẳng Doha – TPHCM”.Với việc Qatar mở đường bay trực tiếp đến Việt Nam đã khắc phục trước mắt một khó khăn về địa lý đã từng làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như các lao động trở lên lạ lẫm với thị trường Trung Đông.Ngoài ra,với việc ký các hiệp định liên quan đến tránh đánh thuế hai lần,điều này càng thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như người lao động thấy thị trường lao động các nước Trung Đông trở lên hấp dẫn hơn.Bơi vì,các doanh nghiệp còn e dè thị trường Trung Đông vì một số cho rằng mức lương ở đây thấp hơn so với một vài thị trường cũ của lao động xuất khẩu Việt Nam.Nhưng vói việc tránh đánh thuế hai lần như trên đã phần nào khắc phục trở ngại trên và ngươi lao động cũng rất vui vì họ sẽ không phải đóng thuế tại nước mà mình đang làm việc.Số lượng lao động hiện nay của Việt Nam tại các nước Trung Đông chỉ khỏang hơn 10.000 lao động nhưng trước hai động thái tích cực trên thì dự báo trong năm 2007 cả nước có thể xuất khẩu hẳn 15.000 lao động nữa sang thị trường các nước Trung Đông.Và sang năm 2008 con số này chắn chắn còn lớn hơn 15.000 lao động rất nhiều có những dự báo như trên không chỉ căn cứ vào 2 sự kiện ở trên mà một phần quan trọng hơn nữa đó là thị trường nhập khẩu lao động của các nước Trung Đông là rất lớn : Chỉ riêng Saudi Arabia đã có trên 6 triệu lao động nước ngoài. UEA có 7 bang thì riêng bang Dubai đã có đến 100.000 lao động Philippines..Không chỉ vậy,Qatar cũng đã cam kết sẵn sàng nhận thêm 60.000 lao động xuất khẩu của Việt Nam còn đối với thị trường Saudi Ẩbia thì trong thời gian ngắn tới có thể tiếp nhận đến 100.000 lao động từ Việt Nam,…Trước những cam kết và sự kiện như trên thì dự báo đến năm 2010 các nước Trung Đông sẽ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu lao động chủ yếu của lao động xuất khẩu Việt Nam. 3.2. Những giải pháp thúc đẩy xuât khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía Nhà Nước. Trước những kết quả đã đạt đươc và những tồn tại và nguyên nhân như đã nói ở trên,thì em thấy rằng thị trường Trung Đông đối với lao động Việt Nam là rất phù hợp và em tin rằng trong vài năm tới đây sẽ là thị trường trọng điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.Vì thế ta cần đề ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn và biến những thuận lợi trên càng thuận lợi hơn.Về phía Nhà Nước thì cũng đã có nhưng biện pháp thúc đẩy việc xuất khẩu lao động như cho vay vốn..Với những người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vấn đề khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là tài chính, vì chi phí phải trả cho chuyến đi rất lớn. Cho nên, ngoài những nguồn vay mượn khác nhau thì ngân hàng vẫn là địa chỉ người lao động mong đợi nhất. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều NH đã phối hợp với Cục Quản lý lao động nước ngoài (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức, giới thiệu dịch vụ cho vay vốn phục vụ đối tượng xuất khẩu lao dông. Về phía ngân hàng, đây là một thị trường tiềm năng, vừa tạo được nguồn ngoại tệ lớn, tăng thu từ các dịch vụ chuyển tiền, số dư nợ cho vay của NH cũng tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn có hình thức cho vay vốn theo dạng tín chấp, với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, số lao động được vay vốn chưa nhiều, một số ngân hàng còn ngần ngại vì sợ người lao động bỏ trốn, không tự giác chuyển tiền trả nợ, bị trả về nước trước thời hạn… hay người lao độn chỉ thích đi Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu làm việc nên số giải ngân thực tế chưa cao.Vì thế sắp tới Nhà Nước cần quan tâm chú ý đến việc cho vay vốn này của các ngân hàng cho người lao động và thúc đẩy việc này. Giải pháp thứ hai đó là Nhà Nước Việt Nam cần mở rộng quan hệ hợp tác hơn nữa đối với các nước Trung Đông và những biểu hiện đầu tiên đó là cần có những lãnh sự quán tại tất cả các nước tại khu vực Trung Đông.Điều này sẽ rất tốt cho việc xuất khẩu lao động.lãnh sự quán sẽ là kênh thông tin dắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động về những biến động về thị trường lao động tại nước đó ngoài ra đây còn là chiếc cầu nối giữa những nhà xuất khẩu lao động Việt Nam với những người chủ thuê lao động tại các nước Trung Đông.Giúp cho các doanh nghiệp xuât khẩu lao động thì có thể khai thác được hết thị trường còn ngươi thuê lao động thì có thể tìm được cho mình những người lao động vừa ý đúng với yêu cầu đặt ra.Cuối cùng thì việc đặt lãnh sự tại các nước Trung Đông còn giúp cho người lao động Việt Nam có người bảo vệ họ về mặt pháp lý trong một xã hội rất mới về mọi mặt giúp họ tự tin hơn trong công việc và cuộc sống.CÒn đối với các nước Trung Đông thì việc đặt lãnh sự quán như là một hành động để nói về trách nhiệm của Nhà Nước Việt Nam với những người lao động của mình tại đây. Ngoài ra một giải pháp là Nhà Nước nên tích cực thúc đẩy việc xuất khẩu lao động bằng hai cách là xuất khẩu lao động trực tiếp và xuất khẩu lao động gián tiếp qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Träng t©m cña m« h×nh nµy lµ Ban qu¶n lý lao ®éng ViÖt Nam ë n­íc ngoµi, c¬ quan nµy sÏ trùc tiÕp giíi thiÖu danh s¸ch lao ®éng ViÖt Nam cho c¸c chñ sö dông lao ®éng n­íc ngoµi chän lùa vµ thuª. Nhê ®ã ng­êi lao ®éng kh«ng bÞ h¹n chÕ bëi lÖnh cÊm hiÖn nay vµ sÏ gi¶m ®­îc chi phÝ ®i xuÊt khÈu lao ®éng do gi¶m c¸c kh©u trung gian.Ta xét hai mô hình : Chñ sö dông lao ®éng ë n­íc ngoµi Ban qu¶n lý lao ®éng ViÖt Nam ë n­íc ngoµi HÖ thèng c¸c trung t©m giíi thiÖu viÖc lµm trong n­íc Ng­êi lao ®éng Mô hình xuất khẩu lao động trực tiếp Ng­êi lao ®éng C¸c cÊp trung gian C«ng ty xuÊt khÈu lao ®éng ë trong n­íc Chñ sö dông lao ®éng C«ng ty tiÕp nhËn lao ®éng ViÖt Nam ë n­íc ngoµi Mô hình xuất khẩu lao động gián tiếp Nhìn vào hai ,mô hình xuất khẩu lao động trên ta thấy được cách xuất khẩu lao động trực tiếp sẽ tiết kiệm được một lương chi phí cho các nhà trung gian.Nhưng bù vào đó thì cơ quan Nhà Nước cần làm việc tích cực hơn. Một giải pháp nữa mà Nhà Nước cần làm để thúc đẩy việc xuất khẩu lao động sang thị trường lao động Trung Đông và giư uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chân chính đó là ban hành những đạo luật cụ thể và chi tiết đối với các doanh nghiệp lao động cũng như với người lao động để tránh tình trạng như hiện nay là nhiều người đua nhau mở các công ty xuất khẩu lao động tràn lan khó kiểm soát và những công ty này thường rất ít trách nhiệm đối với những người lao động không khác gì việc đem con bỏ chợ đã từng diễn ra ở các thị trường nhập khẩu lao động cũ dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn và như thế vô hình chung đã làm mất uy tín cho người lao động Việt Nam.Ngoài ra việc thiếu trách nhiệm này se khiến cho người lao động tại nước ngoài gặp nhiều khó khăn khi gặp những khúc mắc không biết cách giải quyết như thế nào.Thêm vào đó,Nhà Nước cần đề ra những luật lệ đối với người lao động xuất khẩu,vì rất đơn giản là muốn người lao đông của ta tuân thủ luật lệ nước bạn thì ta cần tạo cho họ thói quen tuân thủ pháp luật ngay tại nước của mình đã.Chỉ có như vậy họ mới tôn trọng hợp đồng lao động đã được kí kết và tránh được tình trạng phá bỏ hợp đồng mà đã từng diễn ra tại nhiều thị trường khác khiến cho các thị trường này đã giảm lượng nhập khẩu lao động từ Việt Nam.Ngoài ra Nhà Nước nên có những Có chính sách hỗ trợ đầu tư, miễn giảm thuế trong một số năm đầu... để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế; khuyến khích người lao động chuyển ngoại tệ, thiết bị, nguyên liệu về nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia: Trong trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; Tăng cường công tác thông tin, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia; Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong xuất khẩu lao động; Xử lý nghiêm khắc những người đi xuất khẩu lao động tùy tiện phá bỏ hợp đồng, làm ăn phi pháp.Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy lao động xuất khẩu sang thị trường Trung Đông. Giải pháp nữa mà Nhà Nước cần làm đó là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp, như Chính sách đầu tư mở thị trường; Chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu: Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ;… Triển khai có hiệu quả việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ Xuất khẩu lao động theo Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động trong thời gian lao động làm việc ở nước ngoài. Với mỗi thị trường, cần có các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro có xảy ra do việc quản lý lao động gây nên. Cần xử lý kiên quyết những trường hợp lao động vi phạm hợp đồng, yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo các điều khoản của hợp đồng đã ký. Đồng thời, Nhà nước phải mạnh tay xử lý nghiêm những doanh nghiệp để xảy ra những tiêu cực trong xuất khẩu lao động.Với việc xử lý mạnh tay với những tiêu cực trong xuất khẩu lao động sẽ bảo đảm được uy tín cho lao động Việt Nam và cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.Đây la một giải pháp cung hết sức quan trọng. Giải pháp cuối cùng đến từ phía Nhà Nước đó là những người lao động đi xuất khẩu làm việc tại nước ngoài thì họ lo rằng về nước họ sẽ khó xin được việc làm vì thế để thúc đẩy lao động Việt Nam xuất khẩu nói chung và lao động xuất khẩu sang thị trường Trung Đông nói riêng thì Nhà Nước Việt Nam cần có những chương trình và những hỗ trợ đối với những người lao động làm việc tại nươc ngoài sau khi hết hợp đồng lao động về nước.Nhà Nước nên tạo cho người lao động làm việc tại nước ngoài sự tin tưởng về tương lai của họ.Và đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu lao động sang những thị trường mới như thị trường Trung Đông. 3.3. Những giải pháp xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu Giải pháp thứ nhất:Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Đội ngũ này cần phải được chuyên môn hoá, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động, phải có những kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tốt về Luật lao động, Luật hình sự, Luật dân sự... và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu lao động và chuyên gia như chỉ thị 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999, nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ; các Thông tư, văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện...Việc này giúp cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ chủ động hơn trong việc tiếp xúc và giới thiệu với người lao động về những thị trường lao động nói chung cũng như thị trường Trung Đông nói riêng.Ngoài ra,với việc nguồn nhân lực công ty biết rõ về luật cũng như thị trường xuất khẩu lao động của công ty còn tạo ra tâm lý tin cậy cho người lao động xuất khẩu,giúp họ tự tin và có tinh thần tốt khi được làm việc tại thị trường mới mà công ty xuất khẩu lao động hiểu rất rõ về thị trường này. Giải pháp thứ hai: Doanh nghiệp cần đầu tư vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu lao động, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động. Cần đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn xây dựng cơ sở đào tạo, bổ sung đội ngũ giáo viên có trình độ cao, giáo dục định hướng cho người lao động để một mặt chủ động được nguồn lao động, mặt khác nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sơ hoàn thiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu. Giải pháp thứ ba:Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về xuất khẩu lao động nhằm giảm phiền hà và tốn kém cho người lao động. Thông qua mô hình liên kết, doanh nghiệp đến với người lao động có sự giám sát hỗ trợ của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyển lao động; doanh nghiệp công khai minh bạch với chính quyền địa phương và người lao động về các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các khoản đóng góp của người lao động, qua đó giúp cho người lao động giảm được các chi phí không cần thiết, tạo điều kiện làm các thủ tục hành chính và vay vốn trang trải cho những chi phí ban đầu tại các Ngân hàng địa phương. Giải pháp thứ tư: Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động trong thời gian lao động làm việc ở nước ngoài. Với mỗi thị trường, cần có các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro có xảy ra do việc quản lý lao động gây nên. Cần xử lý kiên quyết những trường hợp lao động vi phạm hợp đồng, yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp theo các điều khoản của hợp đồng đã ký. Đồng thời, Nhà nước phải mạnh tay xử lý nghiêm những doanh nghiệp để xảy ra những tiêu cực trong xuất khẩu lao động. Ngoài những giải pháp chung ở trên thì riêng với thị trường Trung Đông thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần mở thêm khóa đào tạo tiêng Ả Rập cho người lao động thay vì chỉ dạy tiếng Anh như hiện nay.Vì Trung Đông là nơi có lịch sử lâu đời và những quy định nghiêm ngặt cho nên người lao động Việt Nam cần nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và xã hội tại đây.Nhưng hiện nay các doanh nghiệp xuât khẩu lao động chỉ dạy tiếng Anh cho người lao động xuất khẩu điều này sẽ cản trở rất lớn trong việc giao tiếp thường ngày của người lao động với người dân bản xứ cũng như với các ông chủ và sẽ rất dễ dẫn đến những khúc mắc và bất đồng như thế năng suất lao động không thể cao được.Ngoài ra,các doanh nghiệp nên quan tâm đến sự an toàn cho người lao động của mình.Ý em muốn nói ở đây là việc các doanh nghiệp không nên chỉ thấy thị trường này là lớn nhiều tiềm năng mà cứ xuất khẩu lao động sang bất kì quốc gia nào cũng được.Như chúng ta đều biết thì khu vực Trung Đông là nơi xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh,ngay cả trong các nước cũng còn xảy ra nội chiến giữa các tộc người với nhau.Vì thế,các doanh nghiêp cần phải lựa chọn các thị trường an toàn cho người lao động của công ty mình sang làm việc.Tránh tình trạng chạy theo số lượng mà không quan tâm đến sự an toàn cho người lao động.Một nhiệm vụ khó nữa mà các doanh nghiệp cần phải làm được nếu muốn chinh phục được thị trường Trung Đông đó là họ cần giáo dục được ý thức cho người lao động của mình.Người Việt Nam tinh tự do đã có từ rất lâu rồi nhưng giờ đi lao động tại nước khác không phải nước mình với những quy định và khuôn phép mới thì họ cần phải nâng cao ý thức bản thân người lao động.Thêm vào đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần trao cho người lao động của mình những kiến thức cơ bản nhất về xã hội Trung Đông đó là không được uống những chất có cồn,không ăn thịt lợn,……..Đây là những điều cấm kị đối với xã hội Hồi giáo.Một điểm nữa cũng hết sức đặc thù mà chỉ có thị trường Trung Đông và những nước theo đạo Hồi.Đó là việc nếu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là nữ sang thị trường này cần chú ý.Đó là luật lệ của đạo Hồi là con gái khi đi ra ngoài đường thì phải che mặt và phải có một người đàn ông đi cùng,điều này sẽ gây nên những khó chịu nhất định cho người lao động là nữ khi làm việc tại thị trường này.Cho nên các doanh nghiệp mà có xuất khẩu lao động nữ thì phải chú ý điều này và cần chuận bị tâm lý cho các công nhân của mình tốt.Để thúc đảy việc xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông thì các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải đào tạo lao động của mình cho nâng cao tay nghề nên mở những khóa học cơ bản và nâng cao cho các lao động của mình,thứ nhất như thế mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ phía các chủ thuê lao động và như thế uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu lao động được bảo đảm đối với những người thuê lao đông thứ hai các lao động được đào tạo tay nghề khá thì sẽ có được một mức lương cao hơn. Và với việc được đào tạo tay nghề còn giúp cho người lao động khi lao động tại nước ngoài hết hợp đồng khi về nước sẽ dẽ xin được một công việc mới phù hợp với tay nghề mà mình đã được đào tạo và những kinh nghiệm làm việc mà mình đã tích lũy được trong thời gian đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài.Và giải pháp cuối cùng cũng từ doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nên có những khóa học cho các lao động về khả năng chịu đựng nhiệt độ,để khi họ sang Trung Đông sẽ dễ dàng hòa nhập với công việc và thời tiết tại đây. PHẦN KẾT LUẬN Trong thế giới hiện nay khi mà quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách chóng mặt như hiện nay thì mọi quốc gia trên thế giới đều tích cực tham gia vào sân chơi này,và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.Quá tình toàn cầu hóa đã giúp cho các quốc gia có thể tận dụng được hết mọi ngồn lực mà mình sẵn có thông qua các chương trình hợp tác giữa các quốc gia giữa các khu vực với nhau.Cùng nhau học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau sản xuất.Và quá trình phân công lao động quốc tế chính là một nhân tố góp phần tạo nên một qúa trình toàn cầu hóa nhanh chóng như hiện nay.Với việc phân công lao động quốc tế đã giup cho thế giới không còn thiếu hụt về nguồn nhân lực các quốc gia có tài nguyên thì có thể khai thác mạnh mẽ còn các quốc gia có nguồn nhân công thì cũng thu được nhiều lợi ích.Đối với Việt Nam là một nước đang phát triển với nguồn nhân công dồi dào thì việc phân công lao động quốc tế là một lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập như hiện nay.Nếu nói về phân công lao động thì Việt Nam đã tham gia một cách mạnh mẽ với nhiều lao động đang làm việc tại nhiều quốc gia như Malaysia,Hàn Quốc,Đài Loan,…Nhưng dường như các thị trường đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam.Và mới đây Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu lao động sang thị trường Trung Đông,đây có thể coi là một thị trường lớn và đầy tiềm năng cho Việt Nam.Để nói về thị trường Trung Đông em xin mượn lời nhận xet của ông Nguyễn Ngọc Quỳnh nguyên phó cục trưởng cục quản lý lao động nươc ngoài nhận xét và cũng thay cho lời kêt của mình: “Trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ta đã đưa nhiều lao động xây dựng sang làm việc tại Iraq. Những năm gần đây, các doanh nghiệp VN đã đưa lao động sang làm việc tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Gần đây nhất, ta cũng bắt đầu đưa lao động sang Qatar và thí điểm đưa một số lao động sang Ả Rập Saudi. Hiện đã có gần 4.000 lao động VN làm việc ở khu vực này. Người sử dụng lao động tại các nước này đã có những đánh giá tốt về lao động VN. Có thể nói, đây là một thị trường tiềm năng, có thể nhận hàng chục ngàn lao động VN mỗi năm. Đặc biệt là sau khi đoàn của Bộ trưởng Bộ LĐ- TB-XH Nguyễn Thị Hằng sang thăm và đặt quan hệ hợp tác lao động chính thức với một số nước trong khu vực” MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ TT Tên bảng biểu Trang 1 Bảng 2.1.1: Bảng lao động Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường (Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông) 15 2 Bảng 2.2.1: Số liệu về diện tích,dân số và mật độ dân cư của các nươc Trung Đông 24 3 Bảng 2.2.2: Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người tại các nước Trung Đông 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7085.DOC
Tài liệu liên quan