Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí

Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để chiếm ưu thế so với các công ty bảo hiểm khác, vươn lên dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải cũng như bảo hiểm thân tàu, góp phần khẳng định thương hiệu BHDK trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế.

doc128 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác đề nghị họ gửi giấy yêu cầu bảo hiểm chính thức bằng văn bản cho BHDK, có ký tên và đóng dấu cơ quan được gửi đến trực tiếp hay bằng đường bưu điện hoặc bằng Fax. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bằng chứng và là cơ sở pháp lý thể hiện ý chí của khách hàng về việc đồng ý tham gia bảo hiểm và là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm. Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, cán bộ khai thác chuẩn bị hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm. ● Ký hợp đồng/ giấy chứng nhận bảo hiểm. - Đối với dịch vụ bao hiểm trong phân cấp, trưởng phòng kinh doanh, lãnh đạo chi nhánh ký. - Đối với các dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp, lãnh đạo công ty ký hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm. - Thông báo thu phí phải được phòng cấp đơn ký và phòng kế toán ký tắt trước khi trình lãnh đạo công ty ký. ● Đóng dấu, chuyển hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, lưu hồ sơ. - Hợp đồng (ít nhất 4 bản gốc)/ Giấy chứng nhận bảo hiểm được văn thư đóng dấu. - Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm chuyển bản gốc cho khách hàng gồm 2 bản hợp đồng (nếu có), 2 liên gốc giấy chứng nhận bảo hiểm. - Lưu tại phòng kinh doanh 01 bộ gốc bao gồm hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm và các tài liệu liên quan. ● Theo dõi thanh toán phí bảo hiểm/ Quản lý đơn/ hợp đồng bảo hiểm. - Phòng kế toán có trách nhiệm viết hoá đơn thu phí bảo hiểm theo nội dung hợp đồng/ thông báo thu phí bảo hiểm. 1.2.3. Hồ sơ khai thác bảo hiểm tàu thuỷ. - Các tài liệu trong một bộ hồ sơ khai thác bảo hiểm tàu thuỷ, tuỳ theo từng dịch vụ, bao gồm: - Thư chào phí bảo hiểm. - Bản câu hỏi đánh giá rủi ro. - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm (nếu có). - Giấy chứng nhận bảo hiểm và các sửa đổi bổ sung. - Các giấy tờ pháp lý liên quan đến đối tượng được bảo hiểm- Giấy yêu cầu giám định điều kiện. - Biên bản giám định điều kiện của công ty bảo hiểm dầu khí, của các hội P&I hoặc biên bản giám định của công ty giám định thuê ngoài (nếu có). - Các tài liệu khác có liên quan. - Thời gian lưu là 5 năm. 1.3. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu Khai thác là bước đầu tiên của việc triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Do đó có thực hiện tốt công tác này mới đem lại hiệu quả cho việc kinh doanh bảo hiểm. Công ty BHDK có lợi thế là khai thác được được các khách hàng lớn trong ngành như PTSC, VSP,PVTrans…Đây là các đội tàu chủ lực tham gia bảo hiểm trọn gói tại công ty. Ngoài ra công ty cũng tiến hành khai thác các khách hàng tiềm năng ngoài ngành , mở rộng thị trường hoạt động, tạo dựng vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu Bảng 3 : Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK (2001-2005) STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu phí Triệu đồng 19.208 60.704 87.333 102.557 127.392 2 Số tàu khai thác Chiếc 114 280 490 592 740 3 Tốc độ tăng trưởng phí % - 316,03 143,87 117,43 124,22 4 Tốc độ tăng số tàu khai thác % - 245,61 175,00 120,80 125,00 (Nguồn: số liệu tổng kết của công ty BHDK). Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong giai đoạn 2001-2005 tình hình khai thác bảo hiểm thân tàu không ngừng tăng lên, điều đó đựơc biểu hiện ở việc số lượng tàu khai thác, phí bảo hiểm gốc đều tăng qua các năm. Năm 2002, Công ty BHDK đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ ở tất cả các nghiệp vụ nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Doanh thu phí đạt được 60.704 triệu đồng tăng trưởng 316,03 % so với năm 2001, tốc độ tăng số tàu khai thác là 245,61%. Đây là một con số tăng trưởng rất cao, có được kết quả này là do bắt đầu từ năm 2002, BHDK đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng. Xét về tốc độ tăng trưởng năm 2002, BHDK đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 150,96% chiếm ngôi vị số một về tăng trưởng, về thị phần BHDK cũng tăng mạnh, nếu như năm 2001 thị phần của công ty là 12,88% thì năm 2002 đã đạt tới 14,4%. Ngoài ra, năm 2002 cũng là năm tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển đội tàu biển của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 của Thủ tướng chính phủ. Trong năm này có một loạt các tàu đóng trong nước cũng như mua ở nước ngoài được trang bị cho đội tàu Việt Nam. Công ty BHDK cũng như Phòng Bảo hiểm hàng hải đã tích cực bám sát khách hàng và đã dành được dịch vụ bảo hiểm thân tàu cho các tàu Cửu Long Gas, Phong Lan, và đặc biệt là tàu FPSO của PTSC. Tất cả các con tàu này đều được mua mới ở nước ngoài và có tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD do đó năm 2002 có tốc độ tăng trưởng phí rất cao 316,03%. Từ năm 2003 trở đi, tốc độ tăng số lượng tàu khai thác lớn hơn tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm. Năm 2003 tốc độ tăng phí bảo hiểm là 143,87% tương ứng với tốc độ tăng số lượng tàu khai thác là 175%, số tàu tăng lên là 210 chiếc. Năm 2005 công ty khai thác được 740 chiếc tàu, chỉ trong vòng 5 năm số tàu khai thác đã tăng lên 626 chiếc, gấp 6,5 lần so với năm 2001. Kết quả này đạt được là do sự nỗ lực của các cán bộ khai thác đã khai thác triệt để các khách hàng lớn trong ngành như PTSC, VSP, PVTrans…đồng thời mở rộng khai thác khách hàng tiềm năng ngoài ngành. BHDK đã từng bước mở rộng quan hệ với các công ty lớn trong nước, ký kết được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn. Công tác giám định Công tác giám định giải quyết bồi thường thiệt hại là khâu cuối cùng của hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, về thời điểm thực hiện lại xảy ra bất kỳ thời điểm nào khi mà tổn thất xảy ra bởi các rủi ro thuộc phạm vi của hợp đồng và đơn bảo hiểm quy định. Điều quan trọng nhất của công tác này là nhanh chóng kịp thời chính xác và tuân thủ đúng các quy tắc bảo hiểm và qui định của pháp luật. Để thực hiện công tác giám định bồi thường mang tính chuyên nghiệp cao, BHDK sẽ tiến hành tư vấn chương trình quản lý rủi ro có hướng dẫn chi tiết về các bước khiếu nại bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty BHDK ngay lập tức cử những chuyên gia có chuyên môn cao đến thực hiện giám định thực tế hoặc thuê các nhà giám định chuyên nghiệp trong nước và quốc tế để xác định nguyên nhân tổn thất một cách khách quan, trung thực. Đó là những căn cứ pháp lý để BHDK bồi thường cho khách hàng 1 cách chính xác và hiệu quả nhất cho việc thu hồi bồi thường từ các nhà tái bảo hiểm nước ngoài. 2.1 Việc chỉ định công ty giám định Khi nhận được thông báo tổn thất của khách hàng, cán bộ giải quyết khiếu nại kiểm tra các thông tin (thời hạn bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, mức khấu trừ, khách hàng đã thanh toán phí bảo hiểm hay chưa…), trong trường hợp ước tính tổn thất vượt mức quy định tự giám định hoặc tổn thất phức tạp, nguyên nhân chưa rõ ràng, xem xét trình Giám đốc phê duyệt việc chỉ định công ty Giám định độc lập. Công ty giám định độc lập phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Có tư cách pháp nhân, có đăng ký chức năng kinh doanh đáp ứng được nhu cầu công việc. - Đáp ứng được các đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật. Đảm bảo việc giám định nhanh chóng chính xác. - Giám định viên có tinh thần và thái độ phục vụ tốt đối với các bên liên quan, đặc biệt là đối với Người được bảo hiểm. - Chứng thư giám định có chất lượng tốt khách quan, trung thực và được phát hành nhanh chóng. Phí giám định hợp lý. - Một số công ty giám định đuợc chọn để ký hợp đồng giám định còn phải đảm bảo việc sẵn sàng phục vụ giám định 24/24 giờ/ngày. Trưởng phòng giám định bồi thường công ty và giám đốc các chi nhánh được phép chủ động chỉ định các công ty giám định. Việc lựa chọn chỉ định công ty giám định độc lập cần tuân thủ các bước sau: - Xem xét tính chất và đặc tính kỹ thuật của đối tượng được bảo hiểm cũng như độ phức tạp của sự cố để lựa chọn công ty giám định độc lập có chuyên môn kỹ thuật phù hợp. - Tham chiếu điều khoản quy định về chỉ định giám định của đơn bảo hiểm hoặc ý kiến của các nhà đứng đầu TBH (nếu có). - Tham chiếu “ Quy định về giám định bồi thường” của công ty. - Lập tờ trình chỉ định công ty giám định độc lập. - Nội dung tờ trình bao gồm: ● Các thông tin chính về đơn bảo hiểm (số đơn, thời hạn, tình hình thanh toán phí bảo hiểm…). ● Tóm tắt về sự cố, mức độ tổn thất. ● Cơ sở lựa chọn công ty giám định. ● Đề nghị lãnh đạo công ty phê duyệt chỉ định công ty giám định độc lập. 2.2 Quy trình lựa chọn các công ty giám định Bảng 4 : Kết quả công tác giám định bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2001-2005. STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu phí Triệu đồng 19.208 60.704 87.333 102.557 127.392 2 Chi phí Triệu đồng 15.638 41.876 66.973 85.307 111.797 3 Chi phí giám định Triệu đồng 178,19 109,38 134,86 146,53 201,98 (Nguồn: Số liệu tổng kết của công ty BHDK). Qua số liệu bảng trên ta thấy chi phí giám định trong bảo hiểm thân tàu có sự khác nhau qua các năm. Năm 2001 chi phí cho công tác giám định là 178,19 triệu đồng thì đến năm 2005 chi phí cho công tác này đã lên tới 201,98 triệu đồng. Năm 2002 chi phí giám định là 109,38 triệu, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Năm 2005, do xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, phức tạp công ty phải thuê các công ty giám định bên ngoài để tiến hành giám định tổn thất, nên chi phí giám định ở năm này đạt mức cao nhất 201,98 triệu đồng. 3. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Đề phòng và hạn chế tổn thất là một việc làm hết sức cần thiết đối với một công ty bảo hiểm. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất mà thực hiện tốt thì tổn thất mới ít xảy ra, giảm được mức độ trầm trọng của các tổn thất tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm và các chủ tàu tham gia bảo hiểm. Công tác này không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội rất lớn. Tổn thất không xảy ra và kiểm soát được tổn thất tạo niềm tin của khách hàng đối với công ty bảo hiểm và hơn thế nữa là góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội. Thấy được tầm quan trọng của công tác này, BHDK ngay từ khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu đã quan tâm chú trọng tới công tác này. BHDK đã xác định thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất sẽ đáp ứng được các mục tiêu mà công ty đã đề ra như: Giảm chi bồi thường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thực hiện tôt các công tác xã hội, nhân đạo của doanh nghiệp công ty. Bảng 5 : Kết quả chi đề phòng hạn chế tổn thất giai đoan 2002-2005 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu phí Triệu đồng 19.208 60.704 87.333 102.557 127.392 2 Chi phí Triệu đồng 15.638 41.876 66.973 85.307 111.797 3 Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Triệu đồng 31,276 83,752 133,946 170,614 223,594 (Nguồn: số liệu tổng kết của công ty BHDK). Qua số liệu bảng trên ta thấy hằng năm chi phí cho công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh thu. Năm 2001 chi phí cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất của công ty BHDK là 31,276 triệu đồng thì đến năm 2005 con số này đã lên tới 223,594 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã coi trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Hằng năm công ty đều hỗ trợ chi phí cho các chủ tàu để họ chủ động đề phòng hạn chế tổn thất, trang bị các thiết bị đảm bảo an toàn cho con tàu; thực hiện các chương trình đào tạo, hội thảo với các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm trong việc quản lý và khai thác tàu để học hỏi kinh nghiệm. 4. Công tác giải quyết bồi thường Công tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu là việc mà công ty thực hiện cam kết của mình đối với khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao uy tín cho công ty. Do đó cùng với sự tăng mạnh về doanh thu, công tác giám định bồi thường cũng được chú trọng để đảm bảo uy tín và hiệu quả kinh doanh của công ty BHDK. Nhận thức đúng đắn được điều đó công tác bồi thường bảo hiểm luôn được Bảo hiểm Dầu khí tiến hành kịp thời, nhanh chóng, thoả đáng, đúng luật và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Hàng năm BHDK giải quyết hàng ngàn vụ bồi thường tổn thất với tổng số tiền bồi thường lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hiện tại, Công ty đang tiếp tục xem xét bồi thường các vụ tổn thất phát sinh trong đó có rất nhiều dịch vụ trong ngành có mức tổng thiệt hại ước tính trên 600 tỷ đồng. Năm 2005, công ty đã nổ lực trong việc giải quyết nhanh và chính xác các khiếu nại của khách hàng, đảm bảo đúng quy trình ISO, điều kiện điều khoản và pháp luật hiện hành. Một số vụ tổn thất lớn đã được giải quyết dứt điểm như: giải quyết bồi thường vụ chìm tàu Mimosa với số tiền 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì- monobuoy (6,8 tỉ đồng), cháy mũi khoang tàu Ba Vì (5,6) tỉ đồng, hỏng trụ giàn khoan tàu Phong Lan…Ngoài ra BHDK cũng đã giải quyết nhanh chóng thoả đáng, đúng luật một số vụ tổn thất lớn của khách hàng ngoài ngành như: Tàu Long Xuyên mắc cạn tại Pohang Hàn Quốc (10,4 tỉ), bồi thường chìm tàu Bạch Đằng Giang (10 tỉ đồng), sự cố máy chính tàu Apollo Pacìic tại Singapore (3 tỉ đồng), bồi thường tổn thất tàu Long An của Vitranschảt (2,4 tỉ đồng), Sự cố tàu An giang 06 mắc cạn tại cảng Đà Nẵng,.. Sau đây là một số vụ bồi thường chính của công ty trong thời gian qua. Bảng : 1 số vụ bồi thường chính của công ty trong thời gian qua. Khách hàng Sự kiện tổn thất xảy ra Tổng số tiền đã bảo hiểm (USD) VSP PTSC Vinalines - Tổn thất tàu Sao mai 92 đâm va với giàn CTP- 2 ngày 01/2002 - Tổn thất tàu Monobuoy FSO Ba Vì , ngày 02/2000 - Nút trục cơ máy chính trái “Dầu khí 01” , ngày 01/2000 - Sự cố xi lanh số 12 của máy chính mạn phải , ngày 01/2001. - Thuyền trưởng mất tích tàu Mimosa, ngày 01/2001. - Chìm tàu Mimosa, ngày 05/2005 - Sự cố máy phát điện số 1 tàu VNSapphire, ngày 08/2001 200.000 5.512.634 26.815 11.493 30.012 170.782 (Nguồn: Phòng Bảo hiểm hàng hải, BHDK). 4.1 Quy trình giải quyết bồi thường. * Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường CB giải quyết bồi thường/CB kinh doanh CB giải quyết bồi thường/CB kinh doanh CB giải quyết bồi thường/GĐV BH, GĐV độc lập CB giải quyết bồi thường CB giải quyết bồi thường LĐ P.GĐBT CN, LĐ Cty/CN CB giải quyết bồi thường LĐ P.GĐBT CN, LĐ Cty/CN CB giải quyết bồi thường Đóng hồ sơ giải quyết BT Lập hồ sơ giải quyết BT 4.2 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK Để hiểu rõ hơn tình hình bồi thường bảo hiểm thân tàu tại Công ty, ta có thể nghiên cứu công tác này qua bảng số liệu sau: Bảng 6 : Tình hình bồi thường bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí (2001-2005). TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chung 1 Doanh thu phí Tr. đ 19208 60704 87333 102557 127392 397194 2 Số tiền bồi thường Tr. đ 34461 15400 3780 9315 89797 152753 3 Tỉ lệ bồi thường/doanh thu % 179,41 25,37 4,33 9,08 70,49 38,46 ( Nguồn: Số liệu tổng kết của Công ty Bảo hiểm Dầu khí). Bảng 7 : Tốc độ tăng doanh thu phí và tốc độ tăng số tiền bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2001-2005 tại BHDK. Đơn vị: % Chỉ tiêu Tốc độ tăng doanh thu phí Tốc độ tăng số tiền bồi thưòng 2001-2002 216,03 -55,31 2002-2003 43,87 -75,45 2003-2004 17,43 46,43 2004-2005 24,22 864 (Nguồn: số liệu tổng kết của Công ty BHDK). Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ bồi thường qua các năm là không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa các năm. Đặc biệt năm 2001, tỷ lệ bồi thường là 179,41% , đây là một tỷ lệ quá cao, cao nhất trong giai đoạn 2002-2005. Nguyên nhân dẫn đến tình hình bồi thường năm 2001 cao là do thị trường bảo hiểm năm 2001 phải đối mặt với nhiều biến động lớn, hàng loạt các tổn thất nghiêm trọng do thảm hoạ thiên tai, khủng hoảng kinh tế khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp tới bảo hiểm thân tàu. Năm 2001, Bảo hiểm Dầu khí đã bồi thường một số vụ tổn thất lớn như: Tàu Châu Giang va chạm với tàu Jutha Ravachadee, thiệt hại 200.000 USD, cháy khoang mũi tàu Ba Vì ước 2,5 triệu USD, tổn thất nút trục cơ máy chính trái “Dầu khí 01” 26.815 USD, Sự cố máy phát điện số 1 tàu VNSapphire 170.800 USD… Năm 2005, tỷ lệ bồi thường vẫn ở mức cao 70,49%, do trong năm này đã có một số vụ tổn thất lớn như: vụ tai nạn chìm tàu Mimosa của PTSC công ty BHDK phải bồi thường tổn thất toàn bộ thân tàu số tiền bồi thường là 2 triệu USD, vụ FPSO Ba Vì- monobuoy 6,8 tỉ đồng, vụ chìm tàu Bạch Giang 10 tỉ đồng, tàu Long Xuyên mắc cạn tại Hàn Quốc 10,4 tỉ đồng. Năm 2003, 2004 tỷ lệ bồi thường luôn ở mức thấp, tương ứng là 4,33% và 9,08%. Có được điều này là do Công ty BHDK đã làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm năng. Bên cạnh đó phòng giám định bồi thường đã tiến hành các công tác giám định trước khi cấp đơn; giám định khi có sự cố xảy ra và xem xét bồi thường một cách nhanh chóng, hợp lý chính xác, nhằm nâng cao uy tín của công ty. Tỷ lệ bồi thường bình quân 5 năm từ 2001-2005 là 38,46% đây là tỷ lệ bồi thương tương đối cao. 5. Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Trên đây, chúng ta đã xem xét tới tình hình khai thác và bồi thường bảo hiểm thân tàu giai đoạn 2001-2005. Đây là những khâu có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ. Sau 10 năm hoạt động Công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan, thể hiện ở bảng sau: Bảng 8 : Kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK (2001-2005). Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chung Doanh thu (tr. đ) 19.208 60.704 87.333 102.557 127.392 397194 Chi phí (tr. đ) 15.638 41.876 66.973 85.307 111.797 321555 Lợi nhuận (tr. đ) 3.570 18.828 20.360 17250 15.595 75630 DT/CP (Lần) 1,23 1,45 1,30 1,20 1,14 1,24 LN/CP (Lần) 0,23 0,45 0,30 0,20 0,14 0,24 ( Nguồn: Số liệu tổng kết của Công ty BHDK). Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại Công ty BHDK ta thấy: Doanh thu phí qua các năm đều không ngừng tăng lên, doanh thu phí năm 2005 gấp 1,24 lần năm 2004 và gấp 6,63 lần so với doanh thu phí năm 2001. Về chỉ tiêu hiệu quả doanh thu/ chi phí thì năm 2002 là năm cao nhất trong giai đoạn 2001-2005, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,45 đồng doanh thu (0,45 đồng lợi nhuận). Có được hiệu quả này là vì năm 2002 công ty khai thác được doanh thu phí cao và trong năm này số vụ tổn thất xảy ra không nhiều với số tiền bồi thưòng thấp dẫn đến hiệu quả doanh thu/ chi phí tăng. Năm 2003, do có tỉ lệ bồi thường ở mức thấp 4,33% nên trong năm này, hoạt động kinh doanh thân tàu đạt lợi nhuận cao 20.368 triệu đồng, chỉ tiêu hiệu quả doanh thu/ chi phí là 1,3 lần, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,3 đồng doanh thu (0,3 đồng lợi nhuận). Năm 2005 , doanh thu phí đạt 127.392 triệu đồng, mức cao nhất trong giai đoạn 2001-2005 nhưng do trong năm này đã xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, điển hình là vụ chìm tàu Mimosa với số tiền bồi thường lên tới 2 triệu USD do đó hiệu quả doanh thu/ chi phí ở năm này chỉ đạt 1,14 lần có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,14 đồng doanh thu (0,14 đồng lợi nhuận). Trung bình 5 năm thì cứ 1 đồng chi phi bỏ ra thu được 1,24 đồng doanh thu (0,24 đồng lợi nhuận) Thông qua toàn bộ hoạt động thực tế của Công ty Bảo hiểm dầu khí trong những năm qua, ta có thể thấy rằng trong 10 năm hoạt động của mình, Công ty bảo hiểm Dầu khí đã coi trọng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện ở doanh thu của nghiệp vụ không ngừng tăng lên qua các năm. Với sự tham gia bảo hiểm trọn gói của các khách hàng trong ngành VSP và PTSC, BHDK đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Dầu khí và của đất nước. Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM THÂT TÀU TẠI CÔNG TY BHDK I. Thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu 1. Thuận lợi Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, các ngành kinh tế đều có chỉ số tăng trưởng hoàn thành hay vượt mức so với kế hoạch đề ra, đầu tư trong nước phát triển mạnh, nhiều dự án, công trình trọng điểm quốc gia được triển khai. Đặc biệt ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, nhiều dự án đóng tàu lớn đã được kí kết với các đối tác nước ngoài . Đây là những tác nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Hoạt động dầu khí vẫn duy trì phát triển ở mức cao, đặc biệt là công tác thăm dò và phát triển mỏ. Bên cạnh đó Công ty luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và các ban của Tổng Công ty, sự ủng hộ mạnh mẽ của các đơn vị trong ngành, các nhà thầu dầu khí và đây đã thực sự trở thành lợi thế kinh doanh của Công ty. Công ty đã từng bước lựa chọn hướng phát triển đúng nên suốt 5 năm liên tục đều có mức phát triển cao từ hơn 100 tỷ đồng năm 2000 lên trên 775 tỷ đồng năm 2005. Toàn thể CBNV Công ty nỗ lực cao trong khai thác dịch vụ, chiếm lĩnh thị trường, cơ chế kinh doanh hợp lý tạo điều kiện cho các Chi nhánh phát triển, tăng nhanh năng suất lao động, đời sống của người lao động được ổn định ở mức cao, nâng cao sức cạnh tranh và sẵn sàng Hội nhập quốc tế. Vị thế của công ty trên thị trường Bảo hiểm trong nước và quốc tế ngày càng đựơc nâng cao sau những phát triển vượt bậc. Trong đó mối quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, các nhà môi giới và tái bảo hiểm trên thị trường nhìn nhận BHDK là công ty bảo hiểm công nghiệp hàng đầu Việt Nam và luôn muốn đặt quan hệ hợp tác lâu dài. Đội ngũ cán bộ nhân viên đã và đang được đào tạo bài bản , nâng cao trình độ chuyên môn cao. Sự tận tâm và nhiệt huyết với công việc của tất cả các cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo và quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đã và đang phát huy hiệu quả và ngày càng được hoàn thiện sau hơn 3 năm áp dụng thể hiện sự đúng đắn trong định hướng chiến lược của lãnh đạo công ty. Việc phối hợp xử lý công việc giữa các phòng ban và các chi nhánh trong công ty ngày càng chặt chẽ. Tinh thần đoàn kết nội bộ ngày càng cao. 2. Khó khăn Năm 2005, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến động của kinh tế thế giới, thị trường bảo hiểm phải đối mặt với nhiều thách thức như bệnh dịch hoành hành, nhiều biến cố thiên tai nặng nề, nhiều vụ tai nạn thảm khốc, ... Thị trường bảo hiểm Việt nam nói chung và thị trường bảo hiểm thân tàu nói riêng tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm, kể cả sự cạnh tranh không lành mạnh, giành giật khách hàng truyền thống của nhau bằng mọi cách, làm mất ổn định hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ tới việc tái tục các Hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Việc đào tạo, phát triển cán bộ, công tác quản lý còn yếu, chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh doanh, tạo sức ép công việc rất lớn lên toàn thể CBNV Công ty. Ngành dầu khí trong các năm qua đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực làm giảm không khí hào hứng, ảnh hưởng không nhỏ đến không khí làm việc chung của ngành Dầu khí và Công ty BHDK. II. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới Trong vòng 5 năm tới thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục có tốc tăng trưởng mạnh đồng thời tính cạnh tranh cũng ngày khốc liệt hơn. Trên cơ sở nhận định về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và tiến độ triển khai của các dự án của ngành Dầu khí; Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn này với mục tiêu sẽ vượt con số doanh thu 1.000 tỷ đồng vào những năm giữa của kế hoạch 5 năm (2006 - 2010). Để thực hiện kế hoạch đó BHDK đã đề ra một số biện pháp như: Mở rộng các lĩnh vực bảo hiểm, phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp; tập trung đầu tư và phát triển các hoạt động liên doanh liên kết để triển khai các dịch vụ sinh lợi cao; tăng sức mạnh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty; duy trì tốt hệ thống quản lý kinh doanh theo tiêu chuẩn chất lượng ISO; hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng tin học, ứng dụng phần mềm tin học trong quản lý kinh doanh. Một số chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm giai đoạn (2006 - 2010) được đề ra như sau: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 800 862 985 1.082 1.187 Lợi nhuận 42 48 55 62 70 Nộp ngân sách 72 74 83 91 100 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2006: Để khẳng định vị trí của mình trong tập đoàn Dầu khí, Công ty quyết tâm duy trì doanh thu của giai đoạn 2006-2010 ở mức 800 ÷ 1.200 tỷ đồng, tạo được quỹ dự phòng và vốn kinh doanh ở mức 400 - 500 tỷ đồng; giữ ổn định đời sống của người lao động ở mức cao, phấn đấu trở thành Công ty Bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam, tập trung phát triển kinh doanh, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006. Cụ thể: Lao động bình quân: 345 người Kế hoạch tài chính: Doanh thu Trên 800 tỷ đồng Lợi nhuận: Trên 42 tỷ đồng (trong đó có 25 tỷ đồng từ ĐTTC) Nộp ngân sách: 72 tỷ đồng Tổng doanh thu của các chi nhánh: Đạt trên 250 tỷ đồng Một số biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch năm 2006 Phát triển mạng lưới đại lý kinh doanh bảo hiểm đa dạng trên toàn quốc, Công ty xác định nguyên tắc giao cho các Chi nhánh khu vực sử dụng đại lý để chiếm lĩnh thị trường. Kết hợp đa dạng hoá sản phẩm bảo hiểm với nâng cao chất lượng bảo hiểm thông qua các hoạt động tư vấn, dịch vụ trước và sau bán hàng. Khuyến khích các đơn vị khai thác nghiệp vụ xe cơ giới, con người và cháy nổ để tương xứng với tiềm năng thị trường và vị thế của Công ty. Tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo hiểm toàn bộ hoạt động, tài sản và con người của ngành Dầu khí – qua đó nắm chắc và triển khai toàn bộ các dự án mới triển khai (bao gồm cả của các nhà thầu phụ nước ngoài) Hoàn thành hệ thống tin học, các phần mềm quản lý, thực hiện nghiêm túc quy định, quy trình ISO trong toàn công ty. Phát triển nhân lực và hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng cán bộ giỏi nghiệp vụ, có năng lực trên cơ sở cân đối định biên lao động hợp lý. Tăng cường công tác đầu tư tài chính. Kết hợp đầu tư với khai thác bảo hiểm, tập trung vào các công trình có tỷ suất lợi nhuận cao. Tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và quốc tế. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ. Thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lý khai thác các đơn bảo hiểm, tái bảo hiểm. Toàn thể lãnh đạo và CBNV Công ty bảo hiểm Dầu khí quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu chất lượng năm 2006: Tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản. Phấn đấu đạt 110% kế hoạch doanh thu do Tổng công ty giao, trong đó các chi nhánh đạt doanh thu trên 250 tỷ đồng. Đặc biệt, phấn đấu đạt 7% doanh thu toàn thị trường đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, con người. Doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt 120% so với năm 2005, trong đó phần nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài chiếm trên 20%. Đảm bảo bồi thường tổn thất cho khách hàng kịp thời, đúng điều kiện, điều khoản theo đơn/hợp đồng bảo hiểm. Tổ chức các kênh thu thập, xử lý, tổng hợp và phần phối thông tin phục vụ quản lý kinh doanh kịp thời, hiệu quả. Đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin hiện tại và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý lưu chuyển văn bản trong toàn công ty, chậm nhất vào quý II/2006. Xây dựng và thực hiện các tiêu chí văn hóa Công ty theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo hiểm Dầu khí 1. Kiến nghị đối với công ty 1.1. Công tác khai thác Công ty BHDK có lợi thế đó là khai thác được các khách hàng lớn trong ngành như VSP, PTSC, PVTrans,..Tuy nhiên để nâng cao vị thế của công ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hải nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu nói riêng, công ty cần phải tìm kiếm các khách hàng tiềm năng ở ngoài ngành đồng thời phải khai thác triệt để các khách hàng trong ngành. Để làm được điều này công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp tốt các chương trình tái tục bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho các tài sản cho các đội tàu của PTSC, PV Trans, PV Drilling... - Đối với các dịch vụ bảo hiểm thân tàu của Ngành, cán bộ khai thác phải chấp hành đúng quy định của công ty là chào giá cho các đơn vị trong ngành thấp hơn hoặc bằng giá trị thị trường, thực hiện tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng, không để cho khách hàng phải phàn nàn nhằm đảm bảo uy tín cho công ty. - Để triển khai các dịch vụ ngoài ngành , BHDK cần tích cực mở rộng quan hệ với các công ty lớn như Bộ giao thông vận tải, Tổng công ty than Việt Nam,... - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tận dụng thế mạnh thương hiệu và sự hỗ trợ của Ptrovietnam để khai thác, quảng bá sản phẩm bảo hiểm thân tàu của công ty, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường một cách có bài bản. - Tập trung vào việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm; tuyển dụng và đào tạo đại lý; mở rộng địa bàn, đồng thời tạo điều kiện, cơ chế và môi trường tốt cho đại lý khai thác.Công ty cần phải phối hợp với các chi nhánh để tiến hành đào tạo đại lý bảo hiểm có chất lượng, mang tính chuyên nghiệp cao, cần thực hiện tốt công tác quản lý đại lý. - Thông qua các đại lý khai thác, công ty có thể tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm thân tàu, từ đó có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Hơn nữa công ty cũng cần có kế hoạch thu thập các thông tin về tàu, trực tiếp tiếp cận với khách hàng tiềm năng để tạo ra mối quan hệ tốt đối với họ, biến họ trở thành khách hàng lâu dài của công ty sau này. Công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác chăm sóc khách hàng , không đựơc coi nhẹ việc tiếp nhận thông tin về khách hàng hiện có, tạo niềm tin cho họ nhằm duy trì việc tái tục hợp đồng một các lâu dài. Muốn thực hiện tốt trước hết cần phải chấn chỉnh lại việc tổ chức khai thác, phân công địa bàn tránh tình trạng chồng chéo, cạnh tranh nội bộ; có cơ chế thích hợp nhằm tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các chi nhánh trong việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tránh sự cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống - Với những kết quả đạt được, BHDK đã có một tiềm lực lớn đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hoàn toàn chủ động trong phối hợp triển khai dịch vụ bảo hiểm thân tàu nói riêng, mở rộng thị trường theo chiến lược đã đề ra. Các phòng ban, đặc biệt là phòng bảo hiểm hàng hải và các chi nhánh cần phải tận dụng tốt lợi thế này để khai thác, mở rộng thị trường bảo hiểm thân tàu. - BHDK cần nghiên cứu và ban hành các sản phẩm mới trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, ví dụ như ban hành bảo hiểm thân tàu sông, tàu ven biển, bảo hiểm thân tàu cá. - Trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc đưa ra mức phí hợp lý đặc biệt quan trọng đối với cả người mua và công ty. Khách hàng thường lựa chọn công ty bảo hiểm mà mình tham gia thông qua phí bảo hiểm. Do đó việc đưa ra mức phí hợp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ thu hút đựơc khách hàng. Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết nên khi xác định phí bảo hiểm, Công ty cần phải lưu ý đến tính mùa vụ. Vào những thời điểm thiên nhiên có những biến động lớn thì mức độ rủi ro cũng tăng theo, tổn thất xảy ra thường xuyên hơn, nên phí bảo hiểm cao hơn. Ngoài ra phí bảo hiểm cũng cần phải linh hoạt, có thể xem xét giảm phí ở từng trường hợp cụ thể. Đối với những khách hàng mua với số lượng nhiều hay tàu có trọng tải lớn thì có thể hạ phí. Đối với những đội tàu mà không xảy ra tổn thất trong năm bảo hiểm thì cuối năm có thể hoàn lại một phần phí bảo hiểm đã nộp.Biện pháp này không những góp phần thu hút khách hàng mới tham gia bảo hiểm tại công ty mà còn thúc đảy khách hàng cũ tăng cường các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, giảm thiểu rủi ro tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Công tác xây dựng biểu phí nên kết hợp với việc phân tích biểu phí của các công ty cạnh tranh.Trước tình hình phát triển mạnh của ngành Hàng hải Việt Nam thì vấn đề cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm sẽ ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, BHDK cần nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời xem xét hạ phí BH và hạ mức khấu trừ để giành dịch vụ. Công ty cần coi trọng chính sách đối với khách hàng,cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị với phòng Hàng hải, phòng tái bảo hiểm để tính toán đưa ra mức phí và mức khấu trừ một cách có hiệu quả. 1.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, các nhà bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường để giúp người tham gia bảo hiểm ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp cuối cùng để giải quyết hậu quả tổn thất.Một khi đã xảy ra tổn thất thì nó sẽ gây thiệt hại lãng phí tới tàn sản chung, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người tham gia bảo hiểm cũng như nhà bảo hiểm. Do đó việc đề phòng và hạn chế tổn thất là rất quan trọng và cần thiết đối với một công ty bảo hiểm. Có làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất mới làm giảm bớt đựơc số vụ tổn thất cũng như mức độ thiệt hại khi tổn thất xảy ra.Vì vậy công tác này càng phải đặt lên hàng đầu, nó sẽ tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Cũng như bảo hiểm nói chung, công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm thân tàu cần phải được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của cả công ty BHDK cũng như của các chủ tàu.Trong những năm vừa qua, số vụ tổn thất về tàu tăng cả về số lượng lẫn mức độ thiệt hại, BHDK cần phải theo dõi, thống kê tình hình tổn thất, rút ra nhận xét tổn thất hay rơi vào loại tàu nào, nguyên nhân nào là chủ yếu... Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. BHDK phải tích cực và chủ động tham gia hướng dẫn, thúc đẩy các chủ tàu tuân thủ tốt các quy định đề phòng hạn chế tổn thất, làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng của công tác này cũng như vai trò của họ trong công tác này, vì chủ tàu là người trực tiếp thực hiện việc đề phòng, hạn chế tổn thất. Việc thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn này sẽ góp phần làm giảm thiểu các tổn thất xảy ra một cách đáng kể. Công ty BHDK nên có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các đội tàu có tình hình tổn thất tốt và có các biện pháp tốt đề phòng hạn chế tổn thất. Đối với các đội tàu trong nhiều năm liền không có tổn thất xảy ra, Công ty có thể xem xét giảm phí bảo hiểm. Đối với các đội tàu có nhiều tổn thất xảy ra công ty có thể tăng phí bảo hiểm hoặc nâng mức miễn thường, điều đó sẽ làm cho các chủ tàu tự khắc phải thật sự tính đến việc đề phòng hạn chế tổn thất ở mức cao nhất. Ngoài ra việc mở các lớp bồi dưỡng cũng như các hội thảo về các công tác đề phòng hạn chế tổn thất cho các khách hàng là điều cần thiết. 1.3. Công tác giám định Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, Công ty BHDK ngay lập tức sẽ cử những chuyên gia có chuyên môn cao đến thực hiện giám định hoặc thuê các nhà giám định chuyên nghiệp trong nước và quốc tế để xác định nguyên nhân tổn thất một cách khách quan, trung thực. Với các trường hợp ước tính tổn thất vượt mức quy định tự giám định hoặc tổn thất phức tạp, nguyên nhân chưa rõ ràng, công ty phải chỉ định các công ty giám định độc lập. Chính điều này đã gây tốn kém về chi phí giám định và việc giải quyết bồi thường có thể bị kéo dài. Do đó để thực hiện việc giám định một cách có hiệu quả, nhanh chóng kịp thời cho khách hàng BHDK cần thực hiện các biện pháp sau: * Nâng cao trình độ cho các giám định viên. Thực tế hiện nay BHDK đã có một đội ngũ giám định viên có trình độ, có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nhưng đội ngũ này còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn của nghiệp vụ. Với tốc độ phát triển như hiện nay, hành vi trục lợi, gian lận bảo hiểm ngày càng tinh vi. Do đó việc nâng cao kỹ thuật giám định cho các giám định viên cũng như đào tạo thêm đội ngũ giám định viên là hết sức cần thiết, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, việc tiến hành giám định tổn thất cho con tàu khi bị đâm va, mắc cạn... là điều không dễ dàng. Công ty nên mở các khoá đào tạo ngắn hạn để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho giám định viên, trang bị cho họ những kĩ năng cần thiết để thao tác các công việc giám định một cách thuần thục, nhuần nhuyễn. Để theo kịp với trình độ của các giám định viên trên thế giới, tích luỹ đươc các kinh nghiệm trong việc phòng chống trục lợi đang ngày càng tinh vi đa dạng, Công ty nên tạo điều kiện cho các giám định viên tham gia học tập nghiên cứu, làm việc tại nước ngoài. Ngoài ra công ty , phải cập nhật các thông tin, tài liệu liên quan đến công tác giám định ở trên thế giới để cho các giám định viên của công ty nghiên cứu, tham khảo, học hỏi. * Cung cấp các phương tiện giám định. Công ty cũng cần phải đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, phuơng tiện giám định hiện đại, đầy đủ để cung cấp cho các giám định viên sử dụng. Việc xác định nguyên nhân tổn thất một cách khách quan, trung thực là những căn cứ pháp lý để BHDK bồi thường cho khách hàng 1 cách chính xác và hiệu quả nhất cho việc thu hồi bồi thường từ các nhà tái bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy, Công ty cần chủ động cung cấp đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu công việc, xây dựng cơ sở hạ tầng tiện nghi tạo điều kiện tốt nhất để giám định viên công tác đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, công tác giám định cần phải làm tốt khâu hướng dẫn chi nhánh về nghiệp vụ, chi nhánh còn ỷ lại công ty trong việc giải quyết bồi thường , kể cả các vụ tổn thất trong phân cấp. Để phù hợp với tầm vóc phát triển của công ty, thiết nghĩ Công ty nên xây dựng một hệ thống các nhà giám định của riêng mình. 1.4 Công tác bồi thường Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, khách hàng thường đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm thông qua khâu bồi thường, bồi thường có đựoc tiến hành một cách nhanh chóng chính xác, hiệu quả sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Chính điều này sẽ nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Công tác bồi thường phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất và đơn giản hoá các thủ tục trong quá trình xét giải quyết khiếu nại, bồi thường. Vì vậy để nâng cao chất lượng bồi thường thì phải thực hiện tốt các biện pháp đã nêu trên. Công tác giám định bồi thường cần phải triển khai bài bản hơn và thông suốt từ công ty tới các chi nhánh và các tổng đại lý của chi nhánh. Các phòng quản lý cần năng động hơn trong trach nhiệm quản lý chi nhánh để các chi nhánh tuân thủ tốt các quy định của công ty về xử lý bồi thường. Ngoài ra trong khi xem xét khiếu nại bồi thường các nhân viên BHDK cần tìm hiểu rõ các tổn thất để ngăn ngừa những gian lận trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra.Xem những tổn thất xảy ra ngoài thực tế có trùng với những thiệt hại trong đơn khiếu nại hay không, có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. BHDK đã ký kết những hợp đồng sữa chữa định kỳ với các xí nghiệp sữa chữa đóng tàu để thực hiện công tác bồi thường một cách nhanh chóng và chính xác. Những tàu được bảo hiểm tại công ty khi xảy ra tổn thất mà cần sửa chữa hay thay thế thiết bị đều do những xí nghiệp này đảm nhiệm. Điều này nhằm đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt thời gian chờ đợi cho khách hàng và chi phí sẽ thấp hơn, Công ty dễ kiểm soát và quản lý hơn. Vì vậy công ty nên mở rộng hơn nữa những mối quan hệ với các xí nghiệp sữa chữa và đóng tàu để đáp ứng yêu cầu sữa chữa nhanh chóng cho các con tàu khi có tổn thất xảy ra. 1.5 .Tổ chức cán bộ Với phương châm trung thành tận tuỵ trong 10 năm qua tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty BHDK đã nổ lực lao động sáng tạo đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, BHDK đặc biệt chú trọng tới việc phảt triển nguồn lực con người. Với quan điểm con người là động lực và là mục đích của sự phát triển BHDK đã thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và các đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên việc đào tạo cần phải được tiến hành một cách có hệ thống, có tính chất lâu dài. Phải có phương thức và hình thức đào tạo hợp lý thì mới có hiệu quả cao. Về đào tạo nghiệp vụ, công ty có thể phân ra 3 chương trình: chương trình đào tạo cơ bản; chương trình đào tạo nâng cao và chương trình đào tạo cán bộ quản lý cho các các bộ chủ chốt. Việc đào tạo nên được tiến hành ở các tổ chức bảo hiểm uy tín trên thế giới.. Công ty nên chú trọng đào tạo bài bản cho các cán bộ quản lý ở cấp chi nhánh và cấp phòng tránh tình trạng thụ động trong việc điều hành kinh doanh ở các đơn vị. Trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh doanh, bảo hiểm, ngoại ngữ các kỹ thuật có liên quan cần được nâng cao hơn nữa. Tăng tính chủ động trong công việc của các chuyên viên, nâng cao trách nhiệm, sự chuyên tâm trong công việc cũng như trau dồi nghiệp vụ, Ngoài ra công ty có thể cử cán bộ tham gia các cuộc hội thảo khảo sát ở nước ngoài trong thời gian ngắn để nâng cao kiến thức tích luỹ kinh nghiệm hoặc có thể mời các chuyên gia của các tổ chức bảo hiểm lớn có uy tín sang Việt Nam giảng dạy, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên cũng như tổ chức các cuộc hội thảo về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Bên cạnh đó, BHDK cần phải đánh giá và sử dụng cán bộ một cách chính xác và hợp lý. Việc đào tạo và đề bạt phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty vì nó quyết định tới hoạt động của công ty. Việc đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy được khả năng của mỗi cán bộ, tạo cho họ động lực mạnh mẽ, sẵn sàng cống hiến toàn bộ sức lực, tài trí trong công việc. Ngược lại nếu đánh giá không chính xác sẽ dẫn tới việc đào tạo cũng như sử dụng cán bộ không hợp lý sẽ làm triệt tiêu năng lực của mỗi cá nhân đồng thời còn gây tâm lý tiêu cực cho cả tập thể. Công ty cần phải phát triển nhân lực và hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng cán bộ giỏi nghiệp vụ, có năng lực trên cơ sỏ cân đối định biên lao động hợp lý. 2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Dầu khí. - Tổng công ty giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lãnh đạo các cơ sở để phù hợp với tốc độ tăng trưởng Công ty theo xu thế hội nhập quốc tế. - Lãnh đạo Tổng công ty, các phòng ban chuyên môn trên cơ sở luật kinh doanh bảo hiểm, tạo lợi thế kinh doanh và chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch 2006. 3. Kiến nghị đối với nhà nước - Trong quá trình hội nhập sẽ có rất nhiều các công ty, tập đoàn bảo hiểm mạnh của nước ngoài sẽ đổ xô vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm. Để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, Nhà nước cần phải đảm bảo sự phát triển năng động cầu thị trường bảo hiểm. Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, theo dõi giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty. - Ban hành biểu thuế phù hợp với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để tạo ra thị trường toàn diện và đầy đủ. - Ban hành các văn bản luật để hoàn thiện hệ thống luật kinh doanh bảo hiểm. Đảm bảo việc kinh doanh bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. - Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi nhằm trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệp của các công ty bảo hiểm nước ngoài. - Nhà nước cần quan tâm xem xét để các doanh nghiệp bảo hiểm phải được bình đẳng trong kinh doanh. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Với xu thế hội nhập như hiện nay nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua tàu đóng mới trong nước hoặc tàu qua sử dụng từ nước ngoài. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm thân tàu đối với các công ty bảo hiểm. BHDK cần phải hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu để chiếm ưu thế so với các công ty bảo hiểm khác, vươn lên dẫn đầu thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải cũng như bảo hiểm thân tàu, góp phần khẳng định thương hiệu BHDK trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Làm thế nào để việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao đó chính là điều mà Công ty BHDK đang quan tâm. Trong những năm tiếp theo cùng với sự phát triển của nghành bảo hiểm hàng hải, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự đầu tư, tập trung trẻ hoá đội tàu biển đã mở ra cho Công ty BHDK nhiều thuận lợi trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển. Hy vọng rằng BHDK sẽ ngày càng thành công trong việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu . Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Bùi Quỳnh Anh và các anh chị phòng Hàng hải- Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã cung cấp tài liệu và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình bảo hiểm Chủ biên Ts- Nguyễn Văn Định. 2. Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Chủ biên TS- Nguyễn Văn Định. 3.Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. 4. Các tài liệu do Phòng bảo hiểm Hàng hải – BHDK cung cấp. 5. Tạp chí bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 1/2005. 6. Tạp chí bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam tháng 12/2004. 7. Thông tin thị trường bảo hiểm tháng 01/2003, tháng 8/2005. 8. Tạp chí Giao thông vận tải số 1-2-3-5-6-9/200,2/2002 PHỤ LỤC Công ty đã tiến hành bồi thường kịp thời cho công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) vụ tàu Mimosa như sau: - Ngày 12/05/2005 trên đường từ mỏ Đại Bàng của Vietsovpetro về Vũng Tàu, tàu Mimosa của công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí đã bị tàu chở dầu M/T Trinity đâm chìm tại vị trí cách mỏ Đại Hùng khoảng 7,5 hải lý hướng về Đông Bắc. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, công ty PTSC đã có văn bản thông báo cho công ty BHDK biết để phối hợp giải quyết hậu quả vụ tai nạn đồng thời đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đề phòng hạn chế tổn thất, ngăn ngừa ô nhiễm dầu tại khu vực tàu chìm. - Để giải quyết và hạn chế tối đa các hậu quả do sự cố chìm tàu Mimosa và 5 công tơ nơ hàng hoá, đồng thời chấn chỉnh lại công tác an toàn trong các hoạt động trên biển của PTSC, tổng công ty Dầu khí Việt Nam yêu cầu PTSC/ XNLD/BHDK thực hiện một số vấn đề sau: * PTSC + Tổ chức họp các thuyền trưởng, thuyền phó, lãnh đạo đơn vị để phân tích đánh giá rút kinh nghiệm, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động trên biển đồng thời tìm hiểu kĩ về các luật hàng hải trong nước và quốc tế. + Bổ sung/ đào tạo ngay cán bộ chuyên trách hiểu biết sâu về BHHH/ TNDS chủ tàu cũng như quy trình khiếu nại bồi thường, tránh tình trạng lúng túng về mặt pháp lý trong quá trình giải quyết vấn đề bảo hiểm khi xảy ra sự cố. + Tiếp tục phối hợp với công ty BHDK và các bên liên quan để xử lý việc khiếu nại đòi bồi thường và trục vớt tàu… đảm bảo hạn chế tối đa các tổn thất và chi phí phát sinh. + Khẩn trương có kế hoạch và biện pháp đảm bảo tàu phục vụ cho các hợp đồng dịch vụ đã ký. * XNLD. + Khẩn trương hoàn tất việc lập bảng kê và giá trị các thiết bị trong 5 công tơ nơ trên bong tàu, bao gồm cả phần dụng cụ khoan của các nhà thầu phụ . + Phối hợp với Petechim, Schulumberger làm rõ giá trị hàng hoá theo danh mục thiết bị thuê và trách nhiệm giữa các bên liên quan. * BHDK. + BHDK với tư cách là nhà bảo hiểm gốc có trách nhiệm làm việc với các nhà TBH và hội P&I để xúc tiến các công việc phục vụ quá trình giám định bồi thường và trục vớt tàu Mimosa. - PTSC đã thông báo với BHDK tàu Mimosa bị chìm độ sâu tại vị trí khoảng 110m nước. Sau khi tiến hành đánh giá tình hình thực tế của tàu Mimosa, công ty PTSC nhận thấy khả năng trục vớt và phục hồi tàu Mimosa là hết sức khó khăn với chi phí rất lớn, không đảm bảo hiệu quả kinh tế. PTSC và BHDK đã gửi công văn số 2648/PTSC- BHDK 06/10/2005 tới Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về việc “xin từ bỏ quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan tới tàu Mimosa”. - Căn cứ vào bộ luật hàng hải hiện hành , Tổng công ty Dầu khí đã có ý kiến chấp thuận cho PTSC từ bỏ quyền và các nghĩa vụ liên quan đến tàu Mimosa. Công ty PTSC có trách nhiệm thực hiện chuyển giao quyền sở hữu và các nghĩa vụ liên quan đến tàu Mimosa cho công ty BHDK theo quy chế hiện hành. - Công ty PTSC đã nhận STBT tổn thất toàn bộ thân tàu Mimosa là 2 triệu USD theo đơn bảo hiểm số P15/ HULL/BHHH/04 ngày 29/12/2004. Đối tượng được bảo hiểm: Tàu Mimosa. STBH : 2 triệu USD. Nguyên nhân sự cố : chìm tàu sau khi đâm va với tàu Trinity ngày 12/05/2005.Tàu bị chìm cùng hàng hoá trên tàu và hơn 170 tấn dầu Diesel (D.O) và một lượng dầu bôi trơn (L.O). Dưới đây là bảng dự tính các chi phí liên quan tới vụ tàu Mimosa Nội dung chi phí Số tiền (USD) Tình trạng A. Tổn thất trực tiếp. - Gía trị tàu Mimosa - CF dầu DO còn lại trên tàu - Các thiệt hại về kinh doanh: giá trị các hợp đồng bị mất do sự cố tàu Mimosa (Tính từ thời điểm tàu bị đắm). - CF thuê 1 chuyến máy bay trực thăng chuyên chở thuyền viên về bờ và chở đoàn công tác điều tra sự cố ra Đại Hùng. - CF ăn ở khách sạn, ô tô đưa đón thuyền viên phục vụ công tác điều tra thêo yêu cầu của cảng vụ. - CF điều động các tàu chạy tới nhằm cứu tàu Mimosa. - Vật tư phụ tùng dự trữ trên tàu Mimosa. - Vật tư đã mua phục vụ sữa chữa đầu kì vào tháng 6/2005 B. Chi phí gián tiếp. - Chi phí sử dụng tàu và thiết bị ứng cứu dầu tràn tại khu vực đắm. - Chi phí lặn khảo sát thăm dò vị trí xác tàu đắm. - Chi phí trục vớt di dời xác tàu và xử lý dầu DO còn tồn tại trên tàu. - Hàng hoá trên tàu. - Chi phí hoàn cải chân vịt mũi tàu. - Hợp đồng bảo dưỡng hệ thống Halon. - Chi phí đăng kiểm mới thực hiện. - Quản lý phí cho công tác khắc phục sự cố. 3,750,000 66,010.00 11,089,150.00 8,242.00 30,000.00 25,700.00 50,000.00 300,000.00 396,207.20 100,000.00 15,000,000.00 4,000,000.00 27,000.00 3,000.00 2,000.00 15,000.00 Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đang thực hiện Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Đã phát sinh Sẽ phát sinh Sẽ phát sinh Đã phát sinh Đang thực hiện Đã thực hiện Đã thực hiện Dự kiến phát sinh TỔNG 35,312,309.20 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32581.doc
Tài liệu liên quan