Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay

Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng phát triển kinh tế, ổn định đời sống góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đoàn thể của mỗi gia đình cũng như của bản thân từng người lao động. Nó là một nhiệm vụ vừa cơ bản vừa hết sức khó khăn phức tạp của cả nước nói chung cũng như của mỗi địa phương. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Cùng với cả nước tỉnh Nam Định cũng đang đứng trước những cơ hội lớn đó đòi hỏi tỉnh phải có chiến lược con người đúng đắn, phát huy tối đa nguồn nhân lực. Đặc biệt chú ý chăm lo xây dựng nguồn nhân lực đông về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đó là yếu tố, lực lượng chủ đạo để đi lên trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi tắt, đón đầu, hoà nhập với khu vực cả nước và thế giới. Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề không bao giờ kết thúc, có nhiều nội dung vô cùng phong phú, đa dạng và hơn nữa ở chính vai trò vị trí của nó trong sự nghiệp Cách mạng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong giới hạn của chuyên đề này tôi chỉ nêu những nét cơ bản nhất, những gì đã làm được, chưa làm được, những kinh nghiệm bướcđầu về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những gì đã đạt được, kết hợp yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài để phát triển nguồn nhân lực của địa phương đáp ứng tình hình mới, yêu cầu mới của nền kinh tế của thế kỷ 21 - nền kinh tế tri thức. Do trình độ và thời gian có hạn, bản chuyên đề này còn có những thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các cô, chú lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đóng góp, phê bình.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đi lao động xuất khẩu ở các nước như Hàn Quốc, Đài Loan….. Trong nhóm dân số hoạt động kinh tế được phân chia ra thành 2 loại là nhóm đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và nhóm người không có việc làm (thất nghiệp). Riêng nhóm người không có việc làm (thất nghiệp) giảm khá cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 1997 là 7.841 người với tỷ lệ 1,96% lực lượng lao động, năm 1998 là 17.977ng chiếm tỷ lệ 1,69 %, năm 1999 là 12.013 người chiếm 1.15 % đến năm 2000 còn 8.718 người chiếm tỷ lệ 0,84% lực lượng lao động ( riêng năm 1997 không có thống kê lao động thất nghiệp của khu vực nông thôn) . Tình hình này phản ánh một thực tế là trong một vài năm gần đây công tác giải quyết việc làm của tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước sau thời kỳ chao đảo đã ổn định trở lại, số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước một số khác đã tìm được việc làm ở bên ngoài phù hợp với thu nhập thoả đáng. Chương trình vay vốn giải quyết việc làm đã có những tác động tích cực giúp cho người lao động tự tìm kiếm và ổn định việc làm. Về cơ cấu của nguồn nhân lực : + Dân số cấu thành nguồn nhân lực từ 15 tuổi trở lên tăng nhanh năm 1998/1997 tăng 102,89%, năm 1999/1998 tăng 101,8% và năm 2000/1999 tăng 103,03%. Bình quân mỗi năm tăng 2,57%. + Dân số ở nhóm tuổi 15 - 24 tuổi từ năm 1997 đến năm 2000 mỗi năm bình quân tăng 2,56%. Còn nhóm tuổi trên 60 bình quân tốc độ phát triển đạt 97,01%. Tóm lại : Do dân số hàng năm tăng, dân số từ 15 tuổi trở lên, nhất là dân số ở độ tuổi 15 - 24 tuổi tăng tạo cho nguồn nhân lực hàng năm tăng nhanh. Mặt khác, nguồn dân số đi học bình quân năm 116,27%, nội trợ tăng 105,99%, các nguyên nhân khác là 118,99% là những yếu tố tiềm tàng để tăng nhanh nguồn nhân lực cho tỉnh. Điều này góp phần quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp phát triển của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2/ Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và lực lượng lao động: biểu số 4- 6) Về cơ cấu tuổi, giới, thành thị - nông thôn, thể lực và sức khoẻ Trong toàn tỉnh lực lượng lao động ở độ tuổi 15 - 34 chiếm 43,99% năm 19998 chiếm 44,77%, năm 1999 là 44,27% và năm 2000 là 42,25%. Trong đó bình quân từ năm 1997 đến năm 2000 lực lượng lao động ở độ tuổi từ 15 - 24 tuổi tăng 2,56% nhưng ở độ tuổi 25- 34 tuổi giảm 0,64%, độ tuổi 35- 44 bình quân tăng 2,97%, độ tuổi 45 - 54 tuổi tăng cao 11,32%, độ tuổi 55 - 59 tuổi tăng 7,57%. Điều này nói lên nguồn nhân lực tỉnh Nam Định tuy tăng nhanh xong cơ cấu lực lượng lao động trẻ dần chuyển sang cơ cấu lực lượng lao động trẻ dần chuyển sang cơ cấu lực lượng lao động già điều này sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức mới. Dân số nữ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nam Định từ năm 1997 - 2000 tăng đều qua từng năm, tốc độ phát triển bình quân là 102,1%, tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động cũng tăng dần chiếm tỷ trọng từ 52% đến 53% tương ứng với tỷ lệ của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. - Chia theo khu vực thành thị và nông thôn : Qui mô dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị hàng năm đều tăng bình quân mỗi năm tăng 2,41%, nhưng tỷ trọng ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, năm 1997 tỷ trọng ở khu vực thành thị là 12,71%, năm 1998 là 12,74% và năm 2000 là 12,65%. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tăng hàng năm là 2,6% và tỷ trọng ở khu vực nông thôn tăng nhẹ. Về thể lực và sức khoẻ của nguồn nhân lực : Mặc dù tuổi thọ trung bình tăng đáng kể song thể lực của nguồn nhân lực còn thấp cả về sức khoẻ, sức nhanh, chiều cao, cân nặng do chưa được hướng dẫn, chăm sóc, rèn luyện và đảm bảo dinh dưỡng ngay từ khi còn thai nhi nên tình trạng trẻ sơ sinh dưới 2500g và suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn cao ( tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g năm 1999 là 7,8%, năm 2000 là 7%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 39,3%). b. Về trình độ học vấn: Qua số liệu điều tra lao động - việc làm thời kỳ 1997 - 2000 cho thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động của tỉnh ngày càng được nâng cao. Biểu hiện cụ thể là: số người chưa biết chữ và số người chưa tốt nghiệp cấp I giảm liên tục cả về tương đối và tuyệt đối chia theo trình độ học vấn. Thực trạng này năm 1997 là 111 ngàn người chiếm 11,34%, đến năm 2000 còn có 88,6% ngàn người chiếm 8,4%. Đồng thời số người đã tốt nghiệp cấp II và tốt nghiệp cấp III không ngừng tăng, trong đó số đã tốt nghiệp cấp III tăng cao hơn ( cả về quy mô và tốc độ). Năm 1997 số người tốt nghiệp cấp III là 172,6 ngàn người chiếm 17,6%, năm 2000 là 201,1 ngàn người chiếm khoảng 18,9%. Bình quân mỗi năm số người tốt nghiệp cấp III tăng khoảng 9,5 ngàn người ……. Số lượng cao nhất bình quân cho một người ( lớp/12) tăng bình quân năm là 2,4%, năm 1997 là 7,9% lớp, năm 1999 là 8,4 lớp và năm 2000 là 8,5 lớp. Trong số lớp học cao nhất bình quân ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn khoảng 1 lớp, tuy rằng khu vực nông thôn tốc độ tăng cao hơn đạt bình quân 2,4% khu vực thành thị đạt bình quân 0,73%. Sự chuyển biến tích cực về trình độ học vấn của dân số và lực lượng lao động ở tỉnh Nam Định như trên nằm trong xu hướng chung của cả nước,nhưng luôn cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc ( số lớp học cao nhất bình quân cho một người năm 1999 là 7,5 lớp). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Tổng số lao động đã qua đào tạo năm 1997 là 136,676 người chiếm 14,18%, năm 1998 là 124.800 người chiếm 11,87%, năm 1999 là 133.126 người và năm 2000 là 180.160 người chiếm 17,28% ( tình trạng giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 1998 là do sự biến động của việc tái lập tỉnh Nam Định, ngay sau đấy năm 1999 - 2000 tỷ trọng lao động qua đào tạo tăng nhanh ). Mặt khác lao động qua đào tạo trung học chuyên nghiệp và nghề ( công nhân kỹ thuật) qua 4 năm 1997- 2000 tăng khá nhanh nhất là đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn, tăng bình quân mỗi năm xấp xỉ 12%. Tóm lại: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và lực lượng lao động của tỉnh Nam Định với truyền thống hiếu học cộng với tinh thần cần cù chịu khó, trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức khá trở lên và có xu hướng tăng cao một cách ổn định vững chắc. Về cơ cấu đào tạo : Năm 1997 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/1,19/1,03. Năm 1998 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,26/1,9. Năm 1999 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,03/2,26. Năm 2000 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,04/2,31 Hiện tại cơ cấu này cả nước năm 1999 đạt 1/1,23/2,0. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hóa trong khu vực cơ cấu trên là: 1/4/10, các nước công nghiệp phát triển là 1/4/20. Như vậy cơ cấu đào tạo của tỉnh Nam Định tuy rằng qua các năm có sự điều chỉnh dần dần. Song cơ cấu đó còn mất cân đối một cách nghiêm trọng, tình trạng này tạo ra “thầy nhiều hơn thợ”. Nguyên nhân của tình trạng trên là: Công tác quản lý điều hành từ TW xuống đến địa phương còn chưa tập trung, nhiều năm còn buông lỏng sự quản lý, nhiều năm chưa có được một hệ thống chính sách ổn định mới thay thế những chính sách ban hành đã quá lâu không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, do đó gặp rất nhiều khó khăn, hiệu lực quản lý giảm không tương xứng với nhiệm vụ. Các ngành các cấp chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển nguồn nhân lực. Một nguyên nhân chủ yếu là nhận thức từ phía người lao động đó chỉ có học lên đại học mới hà con đường tiến thân nên mục tiêu của việc đi học là phải phấn đấu bằng mọi giá cho được vào đại học, cao đẳng vạn bất đắc đĩ lắm mới đi học nghề. Một tác động không nhỏ do ngành kinh tế của tỉnh Nam Định chưa nhiều, sản xuất gặp khó khăn, nhiều ngành nghề phải thu hẹp, một số xí nghiệp phải giải thể hoặc chuyển mục tiêu, người lao động cũ trong các doanh nghiệp này phải nghỉ việc, vì thế thị trường lao động của tỉnh có xu hướng thu hẹp cộng với hệ thống thông tin về thị trường sức lao động chưa có. Cho nên số học sinh tốt nghiệp khó kiếm tìm được việc làm. đ. Việc sử dụng nguồn nhân lực : Số liệu thống kê tỷ trọng lao động việc làm trong 4 ngành kinh tế quốc doanh như sau: Với đặc thù Nam Định là một tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đông bằng sông Hồng có trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp so với lực lượng lao động năm 1998 là 78,7% trong đó ngành công nghiệp chiếm 11,5%, ngành xây dựng cơ bản là 1%, ngành dịch vụ 8,8%. Năm 2000 cơ cấu phân công lao động theo ngành có sự thay đổi. Tỷ lệ lao động ngành so với lực lượng lao động của tỉnh: ngành nông nghiệp giảm xuống còn 77,2%, ngành công nghiệp tăng đạt 11,6 % và ngành xây dựng cơ bản là 1,1%, ngành dịch vụ là 10,1%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lao động thuộc ngành : + Năm 1998 : Ngành công nghiệp là 54,29%. Ngành nông lâm ngư nghiệp là : 5,99% Xây dựng cơ bản là : 89,20% Dịch vụ là 93,87%. + Năm 2000: Ngành công nghiệp là 61,32%. Ngành nông lâm ngư nghiệp là : 7,06% Xây dựng cơ bản là : 90,96% Dịch vụ là : 94,32%. Tóm lại : Việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả còn thấp, thể hiện: Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 1998 tỷ lệ tham gia lao động trong năm của lực lượng lao động nông thôn chiếm 69,06%, năm 2000 là 73,22%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 7,62% năm 1998, năm 1999 là 6,51% và năm 2000 là 6,11%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các ngành thấy rằng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( dưới 10%), ngành công nghiệp năm 1998 đạt 54,2%, năm 2000 là 61,23%. Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì đây là một vấn đề hết sức bức xúc, cần được đặc biệt quan tâm tập trung phát triển đào tạo cho lao động khu vực nông thôn và ngành công nghiệp. Chương III phương hương và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Nam Định đến năm 2010 I. những yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá của tỉnh đến năm 2010. 1. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực: Nhân tố bên ngoài: - Thế kỷ 20 sắp đi qua, thế kỷ 21 đang đến gần. Năm 2000 là năm chuyển giao thế kỷ và cũng là năm chuyển giao thiên niên kỷ. Tình hình quốc tế và khu vực đang biến động nhanh chóng, rất phức tạp, khó lường trước nó đặt ra nhiều cơ hội mới cũng như thử thách mới cho cuộc đấu tranh giữ vững hoà bình ổn định độc lập và phát triển đất nước. Biểu hiện: + Tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin có những bước nhảy vọt. điều này làm rút ngắn thời gian và thu hẹp không gian của quá trình toàn cầu hoá. Liên kết kinh tế khu vực, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau và cạnh tranh gay gắt. + Nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ suy thoái (1990-1993) đã phục hồi, đang tiếp tục phát triển. Tuy nhiên nó diễn ra không đồng đều giữa các nước và khu vực. + Khu vực Châu á Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, có các tầng nấc liên kết kinh tế khá phong phú và hiệu quả đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với khu vực khác. + Các nước ASEAN ngày nay đã trở thành một thực thể có trọng lương đáng kể về kinh tế và chính trị ở Châu á Thái Bình Dương là “Tổ chức khu vực thành công nhất”. Hiện nay ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới không những tập hợp được các nước trong khu vực mà còn tập hợp được cả các nước lớn trên thế giới và các diễn đàn kinh tế, chính trị, an ninh khu vực: Song một thực tế nội bộ các nước ASEAN chia thành hai nhóm, một nhóm tương đối phát triển, một nhóm chậm phát triển trong đó có Việt nam. Lợi ích ở mỗi nhóm này khác nhau. - Đứng trước vận hội của thế giới, của Châu á Thái Bình Dương và khu vực đặc biệt sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN. Việt Nam đã thiết lập quân hệ ngoại giao chính thức với Mĩ, ký hiệp định khung hợp tác với liên hiệp Châu Âu. Việt Nam nay đã kết bạn với tất cả các nước đã kiến lập quan hệ ngoại giao với 156 Quốc gia và lãnh thổ. Về lĩnh vực hợp tác kinh tế Việt Nam đã khôi phục quan hệ bình thường với các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực là thành viên liên kết của hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PEEC) thành viên của tổ chức hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) … với chính sách đổi mới và mở cửa. Việt Nam đã và đang xúc tiến những bước đi tích cực, mạnh mẽ để hội nhập vào khu vực trên tinh thần độc lập, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hội nhập chúng ta tranh thủ thời cơ để tạo ra thế lợi chiến lược vững chắc đắc lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc hội nhập nhưng không hoà tan. Những nhân tố trong nước: - Do những nguyên nhân lịch sử kinh tế sâu xa, con người Việt Nam có bản sắc văn hoá độc đáo, có truyền thống yêu nước nồng nàn, có quá trình gắn bó máu thịt với Đảng, có phẩm chất cần cù, thông minh sáng tạo. Đó là những lợi thế quan trọng để phát triển vào phân công hợp tác quốc tế. Tuy vậy con người Việt Nam có những nhược điểm không phù hợp vớ sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá biểu hiện: + Thể lực người Việt Nam có tầm vóc nhỏ bé. + Kiến thức và tay nghề : Đội ngũ trí thức và đặc biệt là đội ngũ công nhân có trình độ ngành nghề của ta còn quá thiếu so với yêu cầu phát triển hiện nay. + Thói quen của nền sản xuất nhỏ lạc hậu và dấu ấn của cơ chế cũ lạc cản trở nặng nề trong quá trình hình thành nguồn nhân lực mới cho sự phát triển đó là: Biểu hiện của thính thụ động, thiếu ý thức trong kinh tế , nếp nghĩ và phong cách tản mạn, thiển cận… Có khắc phục được những nhược điểm này thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Xuất phát từ chính những nhận định trên đảng và nhà nước ta đã đặt ra nhiều chính sách như: chính sách giáo dục- đào tạo, chính sách Y tế và dinh dưỡng, chính sách dân số - lao động… để nhằm phát triển toàn diện con người không chỉ nâng cao dân trí, phát triển nhân lực mà còn tạo môi trường văn hoá cho sự phát triển… Trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định tới năm 2010. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ 15 đã xác định “Huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế tận dụng mọi lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực của một tỉnh đông dân, có hai vùng kinh tế và một trung tâm công nghiệp dịch vụ đã được hình thành… đón bắt mọi cơ hội để hoà nhập vào quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Phấn đấu trong năm 2010 có cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế xã hội…”. Để đáp ứng yêu cầu của định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến hết năm 2010 như trên đòi hỏi phải có sự phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng tương ứng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của đất nước. 2. Phương hướng phát triển dân số và nguồn nhân lực đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội , thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Phát triển về số lượng: - Về dân số. Biểu số 7 Một số chỉ tiêu phát triển dân số đến năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Qua các năm 1998 1999 Dự kiến 2000 2005 2010 1. Dân số trung bình 1000 người 1869,5 1888,4 1915,6 2014,9 2110 Trong đó: Dân số nữ Người 967100 975400 986500 1033640 1076100 Tỷ lệ nữ so với tổng dân số % 51,73 51,65 51,5 51,7 51,0 2. Số PN từ 15-49 tuổi Người 506799 509620 511088 358447 563110 Tỷ lệ so với TSPN % 51,00 51,25 51,5 51,7 52,0 3. Số PN từ 15-49 có chồng Người 3311904 338795 344364 358447 369270 Tỷ lệ so với tổng số PN % 33,4 34,1 34,7 34,5 34,1 Tỷ lệ so với nữ 15 - 49 tuổi % 65,67 66,48 67,3 66,7 65,6 4. Số cặp vợ chồng sử dụng BPTT Cặp 256267 267648 275491 292134 304647 Tỷ lệ số nữ 15-49 có chồng % 77,0 79,0 80,0 81,5 82,5 5. Số cặp vợ chồng chưa sử dụng BPTT Cặp 76548 71147 68873 66313 64623 Tỷ lệ so với nữ 15 - 49 tuổi có chồng % 23,00 21,00 20,00 18,5 17,5 6. Số trẻ sinh ra trong năm Cháu 31861 30773 29868 28860 29195 Tỷ lệ số nữ 15-49 tuổi có chồng chưa sử dụng BPTT % 47,1 16,00 43,36 43,50 45,1 7. Tỷ suất sinh ọ 16,78 15,5 14,25 13,75 8. Tỷ suất chết ọ 4,78 4,65 4,5 4,25 4,25 9. Tỷ lệ tăng tự nhiên ọ 12,00 11,35 11,00 10,00 9,5 + Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con (1 đến 2 con) khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc chiến lược chia thành hai thời kỳ. Thời kỳ 2001-2005 tập chung duy trì giảm mức sinh ở thời kỳ trước và phấn đấy đạt mức sinh thay thế vào năm 2002. Thời kỳ 2006 đến 2010: Duy trì mức sinh thay thế. + Mục tiêu cụ thể: Duy trì mức giảm sinh hàng năm từ 0,3 đến 0,4 0/00 giảm tỷ lệ người đẻ con thứ 3 trở lên mỗi năm 1-2% . phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2002 (bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) đến 2010 quy mô dân số của tỉnh Nam Định đạt 2 triệu người tiến tới ổn định quy mô dân số vào năm 2030 ( ở mức 2,25 triệu người). Quy mô dân số lớn (đứng thứ 6 trên 61 tỉnh, thành phố của cả nước) mà cơ cấu dân số trẻ (35% dân số từ 0-14 tuổi) vấn là áp lực lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh ta. Vấn đề việc làm cho người lao động và đáp ứng như cầu học tập, học nghề ngày càng cao là những thách thức rất lớn của tỉnh. đồng thời việc chấp nhận chuẩn mực quy mô gia đình nhỏ ít con gặp rất nhiều khó khăn bởi lực cản tư tưởng nho giáo phương đông và sự giằng buộc của thần quyền giáo lý. Bởi vậy duy trì xu thế giảm mức sinh trong thời gian tới đó là mục tiêu quan trọng của tỉnh Nam Định phải thực hiện. + Từ nay đến 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân 100/00. Tỷ suất sinh bình quân 14,250/00 và tỷ suất chết 4,250/00 để đạt được mục tiêu trên mọi biện pháp mỗi năm phấn đấu giảm mức sinh 0,250/00 và giảm mức chết 0,050/00. đạt được mục tiêu trên dân số năm 2005 sẽ là 2014900 người trong đó nữ là 1033640 người. Đến năm 2010 dân số toàn tỉnh có 2110000 người, trong đó dân số nữ là 1076100 người, để có dân số này giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ tăng tự nhiên giảm xuống còn 9,5%. Tỷ lệ sinh 13,75%o tỷ lệ chết 4,25%o. - Nguồn nhân lực và lực lượng lao động : + Về nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tăng tự nhiên dân số và biến động cơ học và biến động cơ học của lao động. Trong những năm 1985 - 1993 tỷ suất sinh ở tỉnh ta vẫn tiếp tục tăng năm sau cao hơn năm trước cao nhất vào năm 1993 là 25,13%o. Do vậy dân số tăng tự nhiên các năm 1985 - 1993 như trên nên nguồn nguồn nhân lực ở Nam Định những năm 2002 - 2008 vẫn tiếp tục tăng cao bình quân mỗi năm số người vào tuổi lao động khoảng 1,8 - 2 % tương đương với 33.000 người. Mặt khác việc di chuyển ra tỉnh ngoài ( tuyển quân, đi kinh tế mới, đi học, đi làm việc..) như số liệu thống kê 3 năm 1997-1999 mỗi năm khoảng từ 17.000-19.000 người. Vì thế nguồn nhân lực của Nam Định những năm 2000-2008 nếu chưa có tác động gì khác cũng chỉ tăng mỗi năm từ 14.000-16.000. Từ năm 2009 trở đi mức tăng sẽ có xu hướng chững lại và giảm dần vào khoảng 13.000 người/năm (kết quả dự báo nguồn nhân lực biểu số 8). Về nhóm dân số không hoạt động kinh tế (gọi tắt là nguồn lao động dự trữ), nhóm này bao gồm những người không hoạt động kinh tế về các lý do: đang đi học, hiện đang làm việc nội trợ cho bản thân gia đình, những người già, ốm đau, tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có nhu cầu làm việc. Do dân số tăng tự nhiên những năm 1985-1993 khá cao nên trong giai đoạn 2001-2010 nhóm học sinh trong tuổi lao động vẫn tiếp tục tăng. Trong những năm gần đây mức sống dân cư được nâng lên, việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân nói chung và cho người cao tuổi nói riêng có nhiều tiến bộ mới, tuổi thọ bình quân của dân số được năng lên, số người già cả không có nhu cầu làm việc tăng. Mặt khác do ảnh hưởng của chiến tranh giải phóng dân tộc các chiến sỹ quân đội và thanh niên xung phong hoạt động ở chiến trường miền Nam trở về quê hương xây dựng gia đình, sinh con trong thời kỳ sau giải phóng bị ảnh hưởng chất độc màu da cam nên số cháu bị tàn tật ở độ tuổi từ 15 trở nên vẫn còn tăng cao. Chính những nguyên nhân trên nên thời kỳ tới số lượng người không hoạt động kinh tế vẫn cao nhưng tỷ lệ tăng có chiều hướng chững lại và giảm dần. - Về LLLĐ (nhóm người hoạt động kinh tế) Về nhóm người hoạt động kinh tế (gọi là lực lượng lao động) Lực lượng lao động (LLLĐ) gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm. Một là: Do kết quả của quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực đã phân tích ở trên nên trong những năm tới lực lượng lao động của tỉnh vẫn tăng cả về số tuyệt đối và tương đối. Hai là: Nam Định có tới trên 86% dân số trong khu vực nông thôn nông nghiệp. Những năm gần đây trình độ học vấn của lực lượng lao động đã và tăng đáng kể nhưng hầu hết lao động nông thôn chưa qua đào tạo nên số lao động nông thôn của tỉnh khó có cơ hội đi làm việc ở tỉnh ngoài nhất là vào các khu công nghiệp tập trung. Ba là : Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, nhiều lao động của tỉnh đang làm việc ở nơi khác do không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc tuổi xấp xỉ đến tuổi nghỉ chế độ phải về hưu hoặc tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động về quê hương nhưng số này vẫn có nhu cầu làm việc. Đây cũng là một nguồn bổ xung làm tăng thêm lực lượng lao động của tỉnh thời gian tới. Tóm lại: Về mặt số lượng dân số và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh giai đoạn 2001- 2010 có thể nói là khá dồi dào song điều cốt lõi bức xúc cần quan tâm giải quyết đó là về chất lượng của dân số nguồn nhân lực. b. Phát triển chất lượng dân số nguồn nhân lực, lực lượng lao động. Về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ( biểu số 9 + 10 +11+12+13). + Mục tiêu tổng quát là giai đoạn 2001- 2005 bắt đầu thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2006- 2010 đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dân số. + Cụ thể: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến mang thai và sinh đẻ xuống còn 0,5%o vào năm 2010 (hàn năm tỷ lệ này của cả nước là 110/100.000 ca đẻ sống). Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ trẻ em, giảm tỷ lệ chết tre em dưới 5 tuổi từ 40%o năm 1999 xuống còn 20%o năm 2010; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở tre em dưới 5 tuổi từ 30,2 % năm 2000 xuống còn 20% năm 2010, ở trẻ sơ sinh ( trẻ mới đẻ có trọng lượng nhở hơn 2500g) từ 7,8% năm 1999 xuống còn 4% năm 2010. Quan tâm một cách toàn diện tới việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, kể cả chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tăng cường việc cung cấp thông tin, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bởi vì môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng sấu đến sức khoẻ của nhân dân. - Vì sự phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân: ( biểu 14) . + Phát triển hệ thống y tế các tuyến và mạng lưới khám chữa bệnh trên các mặt nâng cấp cơ sở hạ tầng để phù hợp với quy hoạch chung. Thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu, đảm bảo đủ trang thiết bị về số lượng và bổ xung dần máy móc thiết bị tiên tiến theo tiêu chuẩn của Bộ y tế có quy hoạch đào tạo cho cán bộ chuyên môn có trình độ cao học và chuyên khoa nhất là cán bộ chuyên môn tuyến đầu ngành và cán bộ y tế cơ sở. + Phát triển, củng cố y tế cơ sở, xây dựng mô hình y tế chăm sóc sức khoẻ tới hộ gia đình. + Vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải bệnh viện và giải quyết vấn đề nước sạch. + Khống chế các bệnh dịch lây, các bệnh có phòng thể phòng vacxin và các bệnh xã hội. + Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em. + Giải quyết các bệnh đặc thù, an toàn vệ sinh lao động. + Phát triển và quản lý hành nghề y dược tư nhân. + Xây dựng y tế chuyên sâu tuyến tỉnh chọn đối tượng ưu tiên là bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng và công ty dược phẩm Nam Định. Về giáo dục đào tạo: (biểu số15 ) Dự báo một số chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực-lực lượng lao động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 - Tổng số trung bình năm 2050 2123 - Tổng nguồn nhân lực 1000 ng 1384 1451 - Tổng số LLLĐ 1000 ng 1025 1086 - Tổng số LĐ đã qua đào tạo 1000 ng 340,56 526,08 Tỷ lệ LĐ đã qua ĐT/LLLĐ % 33 48 - Trong đó : + ĐH, CĐ 1000 ng 24 16,64 + THCN 1000 ng 71 64,94 + CNKT 1000 ng 204,98 332,80 + Về giáo dục: ngay từ bậc giáo dục mầm non quan tâm nâng cao trình độ cho cô nuôi dạy trẻ để bản thân cô và cô tuyên truyền lại cho các bậc cha mẹ phụ huynh có kiến thức nuôi dạy con khoa học, con khoẻ, con ngoan. Nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học phổ thông đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo về chỉ tiêu lên lớp, tốt nghiệp, các điều kiện phục vụ dạy và học… Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hàng năm có nhiều học sinh giỏi đạt giải quốc gia và có nhiều học sinh giỏi dự thi quốc tế và khu vực. Tổ chức các hình thức học đa dạng nhằm triệt để xoá mù chữ ở độ tuổi 15-35. Tổ chức tốt có hiệu quả các chương trình sau xoá mù. Phấn từ 2000-2010 duy trì số học viên bổ túc cơ sở hàng năm là 6.500 người. Bổ túc trung học: từ 2000-2005 duy trì 12.000 người; 2005-2010 duy trì 14.000 người. Phát triển các hình thức học chuyên đề hình thức giáo dục từ xa, giáo dục nâng cao chất lượng cuộc sống, chương trình đáp ứng sở thích cá nhân, giáo dục định hướng trong tương lai. + Về đào tạo: Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2000 đạt 17,28% (hiện tại mỗi năm bình quân tăng 1,6%). Dự kiến đầu năm 2005 mỗi năm tăng bình quân 3%. Cơ cấu đào tạo năm 2000 là 1/2,04/2,31 đến 2005 lên 1/3/10 và 2010 là 1/4/15 Tập trung hướng dẫn đào tạo mới cho ngành nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp là chính tập trung đào tạo lại và nâng cao cho lao động của ngành XDCB và dịch vụ… Tổng số lao động cần đào tạo lại và nâng cao năm 2005 là 50% năm 2010 là 100% so với tổng số LLLĐ (Biểu số 16) II. Một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực: 1. Những giải pháp chung: - Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sâu rộng hơn, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong đó ưu tiên cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn và vùng kinh tế biển làm cho kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc. - Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người dân như: chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài… tạo điều kiện cho người dân nói chung và nguồn nhân lực, LLLĐ của tỉnh khoẻ về thể chất, có trình độ chuyên môn kỹ thuật có nhiều công việc tự tạo được việc làm và tìm được việc làm trong nước và xuất khẩu lao động. - Phát triển nguồn nhân lực về số và chất lượng phải gắn với việc sử dụng nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động. 2. Những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các biện pháp chính sách kinh tế xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. với phạm vị của đề tài xin được đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: a. Thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân: - Phát triển hệ thống y tế vùng, sắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh theo cụm dân cư, ngạnh y tế quản lý toàn diện các cơ sở y tế sát nhập 1 số cơ sở bệnh viện, trụng tâm chuyên khoa tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng trong khám chữa bệnh và phòng bệnh. - Sắp xếp bố trí sử dụng nguồn nhân lực hiện có nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại tập trung vào đào tạo quản lý, chú ý y tế cơ sở, đào tạo chuyên sâu. - Nâng cấp trang thiết bị và đảm bảo thuốc thiết yếu: tập trung nguồn vốn để nâng cấp trang thiết bị trọng tâm, trọng điểm, tranh thủ gọi nguồn từ sự hợp tác việc trợ của tổ chức của các tổ chức quốc tế. Mở rộng hình thức xí nghiệp liên doanh, dịch vụ hành nghề dược có sự quản lý kiểm soát duy trì và phát triển nuôi trồng chế biến dược liệu gắn liền với sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. - Các chương trình quốc gia hoạt động lồng ghép để tăng tính hiệu quả, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức đa dạng hoá hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ cập tới tận cộng đồng dân cư. Giáo dục truyền thông ý thức giữ gìn môi trường nâng cao kỹ năng suất thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo dục truyền thông về phục hồi chức năng. Thực hiện chiến lược về dân số: - Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số, kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở cấp ngành, đoàn thể và tổ chức để đảm bảo nhiệm vụ chức năng nhiệm vụ về dân số. - Đa dạng hoá các kênh truyền thông, các hình thức truyền thông, nội dung truyền thông, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng bao gồm cả giáo dục giới tính, sức khoẻ vị thành niên, dân số gắn với phát triển. - Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Mở rộng chất lượng các dịch vụ kỹ thuật nhằn đáp ứng càng tốt hơn hơn nhu cầu đa dạng về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản an toàn thuận lợi. Đa dạng hoá các biện pháp tránh thai ngoài 4 biện pháp đang được sử dụng là đình sản - đặt vòng tránh thai - viên thuốc tránh thai - bao cao su. Từng bước mở rộng địa bàn phổ biến tiêm thuốc, thuốc tránh thai… giảm tỷ lệ tai biến, tỷ lệ thất bại trong dịch vụ KHHGĐ xuống mức thấp nhất, ngăn chặn có thai ngoài ý muốn, giảm tỷ lệ phá nạo thai, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn qua sinh sản và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đặc biệt nhanh chóng kiểm soát và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Phòng và điều trị vô sinh, chú ý chăm sóc sức khoẻ và thể lực cho nguồn lực đáp ứng với yêu cầu mới. Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo: Đối với công tác giáo dục : Năm 2001 - 2002 là năm thứ 3 thực hiện luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá X với mục tiêu “giáo dục là đào tạo con người, con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”…. để mạnh công tác giáo dục - đào tạo phù hợp với tốc độ quy mô phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đến năm 2010. Chỉ cần thực hiện 1 số giải pháp sau: Đối với giáo dục mầm non: + Đến năm 2005 không còn giáo viên chưa qua đào tạo chuyên mon có 30% giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn. Đến năm 2010 có 60% đạt trình độ chuyên môn chuẩn. + Huy động mọi nguồn lực đóng góp ( ngân sách địa phương, nhân dân đóng góp, các nguồn lực khác….. để đầu tư xây dựng trường mầm non có mô hình chuẩn. Đến năm 2005 có 30% số trường đạt chuẩn, năm 2010 có 50% trường đạt chuẩn. Đảm bảo đủ điều kiện cho việc chăm sóc giáo dục có chất lượng ( có cơ sở vật chất, các thiết bị âm nhạc, đồ chơi ngoài trời…). Giáo dục phổ thông: + Bậc tiểu học : Số trường đã đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên có 1 số trường có quy mô lớp ( trên 28 lớp) hoặc 1 số trường trong nội thành, thành phố Nam Định không có điều kiện tăng diện tích để đạt chuẩn Quốc gia thì từ năm 2001 trở đi có thể tách một số trường có đông số lớp để điều kiện nâng cấp cho các trường đạt chuẩn Quốc gia. + Thực hiện quy hoạch các trường bậc trung học cơ sở để số trường được phân bố hợp lý theo địa bàn dân cư đáp ứng yêu cầu phổ cập tiểu học trong toàn tỉnh. Sau đó đi vào xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia. + Bậc trung học phổ thông đồng thời với việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp để phân luồng học sinh nhằm giảm bớt sức ép cho các trường THPT ổn định cần mở thêm một số trường THPT ( cả hệ công lập và dân lập ) để đến 2005 tỉnh Nam Định ổn định 43 trường THPT trong đó 31 trường công lập và trường dân lập. + ổn định phát triển và trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức, trung tâm giáo dục thường xuyên đủ cho 10 huyện, thành phố. - Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, hoàn thành việc đào tạo chuẩn cho giáo viên ở các bạc học, ban hành những quy định cụ thể của địa phương để thu hút nhân tài….. Đối với công tác đào tạo : - Phát huy cao nhất mọi khả năng của các trường, các trung tâm các doanh nghiệp của tư nhân…. để thực hiện tốt việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo phương thức phát triển là: + Mũi nhọn là : Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên, trong đó có một số có trình độ đại học, cao đẳng đủ khả năng trí tuệ tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. + Đại trà là mở rộng các loại hình và hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, từng bước phổ cập nghề cho người lao động. Từng bước đưa giáo dục kỹ thuật tổng hợp, kỹ thuật ứng dụng vào các trường phổ thông, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết, nhằm giúp cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp, định hướng và lựa chọn nghề phù hợp khi có đủ điều kiện tiếp tục học lên cũng như vào đời lao động kiếm sống. - Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo nhất là đào tạo nghề từ tỉnh đến các cấp các ngành có liên quan để đưa công tác đào tạo nghề đi vào hoạt động đúng luật định và phát triển đảm bảo cho sự liên thông và tiếp nối về nội dung, phương pháp - giáo dục thường xuyên - giáo dục chuyên nghiệp - đào tạo nghề và chính trong nội dung của các bậc học, tạo điều kiện cho sự phân luồng hợp lý sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. + Thành lập tiểu ban phát triển nhân lực hội đồng giáo dục đào tạo tỉnh để: Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực về số và chất lượng. Xác định các chuẩn kỹ năng phù hợp với kinh tế - xã hội của tỉnh từ đó làm chuẩn cho việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo “ phần mềm” của địa phương. Góp phần tăng nguồn lực thông qua các mối quan hệ với sản xuất kinh doanh. Gắn đào tạo với sử dụng. Điều phối các hoạt động giữa các cơ quan chức năng để tăng nguồn lực cho Giáo dục - đào tạo. Các thành viên trong tiểu ban bao gồm: Đại diện UBND Tỉnh Đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan Đại diện của công đoàn Đại diện của các công ty, các doanh nghiệp. - Thực hiện tốt đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về quy hoạch hệ thống các cơ sở của tỉnh Nam Định - Tăng cường nguồn nhân lực đào tạo : + Đảm bảo đủ ngân sách định mức cho các bậc, nghề đào tạo của Nhà nước. + Tập trung đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên của hệ thống các cơ sở dậy nghề sau khi đã thực hiện xong đề án quy hoạch + Xây dựng các đề án có tính khả thi để thu hút đầu tư cho hoạt động dậy nghề của tỉnh Nam Định. Kinh phí chương trình mục tiêu, hỗ trợ của các chương trình, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. - Phát triển đội ngũ giáo viên: Bằng việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về các bậc sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tại tỉnh, gửi giáo viên đi tham gia các lớp bồi dưỡng do tổng cục dạy nghề mở, Bộ giáo dục - đào tạo … có chính sách để thu hút nhân tài và tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác lâu dài tại quê hương. một số kiến nghị và kết luận I - Một số kiến nghị: Phần trên chuyên đề đã nêu một số biện pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. Phần trên là những ý kiến của tôi về công tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho tỉnh Nam Định. Để hoàn thiện tốt hơn trong chuyên đề này tôi có một số kiến nghị sau: 1. Nhà nước cần chỉ đạo các Bộ, ngành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục thống kê… ban hành các chính sách về tổ chức cán bộ, các cơ chế quản lý với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh để các cấp các ngành kiểm soát chặt chẽ từ khâu tính toán xây dựng kế hoạch để làm rõ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực về số và chất lượng ở từng chương trình, từng thời kỳ cụ thể. 2. Bộ lao động - thương binh và xã hội, tổng cục dạy nghề cần sớm ban hành hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc cho các ngành nghề đào tạo làm mức thước để địa phương đào tạo lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu mới của tỉnh cũng như của cả nước về xuất khẩu lao động. Sớm trình Chính phủ phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường trang thiết bị dạy và học cho các cơ sở dạy nghề của tỉnh Nam Định. 3. Tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mỗi gia đình, cá nhân người lao động hiểu và nhận thức rõ vai trò, vị trí của đào tạo nghề để hướng công tác đào tạo đi theo cơ cấu đào tạo: “một thầy với nhiều thợ có trình độ tay nghề cao”. Từ đó các cơ sở dạy nghề chủ động có những dự báo về nhu cầu đào tạo nghề một cách thật chính xác. 4. Tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành chức năng tăng cường quản lý Nhà nước công tác đào tạo nghề. Phối kết hợp để chỉ đạo công tác đào tạo nghề trên địa bàn toàn tỉnh đi vào hoạt động đúng luật, phát triển đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá và yêu cầu của xã hội. 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban Nhân dân Tỉnh về quản lý Nhà nước công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cần đi sâu đi sát nắm chắc thực trạng của các cơ sở dạy nghề, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình hoạt động đào tạo nghề. Tăng cường tổ chức tập huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiêm vụ này giúp các cấp, các ngành quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của địa phương. II. Kết luận: Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề kinh tế xã hội tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng phát triển kinh tế, ổn định đời sống góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đoàn thể của mỗi gia đình cũng như của bản thân từng người lao động. Nó là một nhiệm vụ vừa cơ bản vừa hết sức khó khăn phức tạp của cả nước nói chung cũng như của mỗi địa phương. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Cùng với cả nước tỉnh Nam Định cũng đang đứng trước những cơ hội lớn đó đòi hỏi tỉnh phải có chiến lược con người đúng đắn, phát huy tối đa nguồn nhân lực. Đặc biệt chú ý chăm lo xây dựng nguồn nhân lực đông về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đó là yếu tố, lực lượng chủ đạo để đi lên trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi tắt, đón đầu, hoà nhập với khu vực cả nước và thế giới. Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề không bao giờ kết thúc, có nhiều nội dung vô cùng phong phú, đa dạng và hơn nữa ở chính vai trò vị trí của nó trong sự nghiệp Cách mạng xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong giới hạn của chuyên đề này tôi chỉ nêu những nét cơ bản nhất, những gì đã làm được, chưa làm được, những kinh nghiệm bướcđầu về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những gì đã đạt được, kết hợp yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài để phát triển nguồn nhân lực của địa phương đáp ứng tình hình mới, yêu cầu mới của nền kinh tế của thế kỷ 21 - nền kinh tế tri thức. Do trình độ và thời gian có hạn, bản chuyên đề này còn có những thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các cô, chú lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định đóng góp, phê bình. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy: Th.s Nguyễn Vĩnh Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp Danh mục tài liệu tham khảo 1 - Văn kiện đại hội Đảng VII và Đại hội VIII 2 - Văn kiện hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng 1 năm 1994, trang 45- 46. 3- Văn kiện Đại hội đại biểu toang quốc lần thứ VIII - trang 85. 4- Nghị quyết hội nghị trung ương II khoá VIII 5 - Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII ( NXB chính trị quốc gia Hà nội - 1997). 6 - Lênin toàn tập - tập 38 ( nhà xuất bản tiến bộ Matxcơva - 1997, trang 430). 7 - Hồ Chí Minh toàn tập - tập 4, trang486 - 492. 8 - Giáo trình kinh tế lao động . 9 - Tạp trí kinh tế các số 161, 162,163, 164 (960) Thông tấn xã Việt Nam 10 - Trực trạng lao động - thương binh và xã hội ( Nhà xuất bản lao động - xã hội, năm 1999- 2000). 11 - Thực trạng lao động - việc làm ở Nam Định các năm 1997 - 2000 (công ty in Hà Nam, tháng 11 năm 2000). 12 - Các tài liệu của Chuyên đề tốt nghiệp của khoa kinh tế lao động - trường Kinh tế quốc dân - Hà Nội. 13 - Tập bài giảng Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ( trung tâm xã hội học - Hà Nội năm 1996). 14 - Nghiên cứu xã hội học ( nhà xuất bản chính trị, quốc gia - 1996). 15 - Dự án quy hoạch các cơ sở dạy nghề của tỉnh Nam Định số 11, ngày 19/1/1999). 16 - Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định thời kỳ 2001 - 2010 ( tháng 10/2000). 17 - Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định - khoá XV. Phụ lục Biểu số 5: Tình trạng lao động của tỉnh Nam Định Các năm (Người) Tốc độ phát triển (%) 1997 1998 1999 2000 98/97 99/98 00/99 BQ mỗi năm 1. Nhân khẩu thường trú 1850850 1869520 1888405 1915600 101,01 101,01 101,44 101,15 - Bình quân nhân khẩu hộ 3,81 3,73 3,68 3,60 97,90 98,66 97,83 93,13 2. Dân số từ 15 tuổi trở lên 1314868 1352874 1377276 1419038 102,89 101,80 103,03 102,57 - Chia theo giới tính: + Nam 616866 637738 651055 676404 103,38 102,09 103,89 103,12 + Nứ 698002 715136 726221 742634 102,45 101,55 102,26 102,09 - Chia theo khu vực: + Thành thị 166866 172491 173042 179513 103,20 100,32 103,74 102,41 + Nông thôn 1147718 1180383 1204234 1239525 102,85 102,02 102,93 102,60 - Chia theo nhóm tuổi + 15 - 24 329005 351779 356006 354901 106,92 101,20 99,69 102,56 + 25 - 34 249392 254000 253743 244642 101,85 99,90 96,41 99,36 + 35 - 44 289712 283657 297299 316306 97,91 104,81 106,39 102,97 + 45 + 54 169107 188090 195038 233289 111,23 103,69 119,61 111,32 + 55 - 59 49598 48917 53106 61728 98,63 108,56 116,24 107,57 + > 60 228054 226431 222084 208172 99,29 98,08 93,74 97,01 3. Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKTTX trong 12 tháng qua 982717 1009161 1006062 1060000 102,69 99,69 105,36 102,56 3.1. Chia theo TĐ học vấn - Chưa biết chữ 14784 14247 13518 13674 96,37 94,88 101,15 97,43 - Chưa tốt nghiệp cấp I 96652 81320 82288 74942 84,14 101,19 91,07 91,87 - Đã tốt nghiệp cấp I 190555 192922 183816 179564 101,24 95,28 97,69 98,04 - Đã tốt nghiệp cấp II 508048 549895 544289 590632 108,24 98,98 108,51 105,15 - Đã tốt nghiệp cấp III 172678 170777 182151 201188 98,90 106,66 110,45 105,23 * Lớp học cao nhất BQ cho 1 người (lớp/12) 7,9 8,1 8,4 8,5 102,53 103,70 101,19 102,47 Trong đó: Thành thị 9,1 9,3 9,0 9,0 102,20 96,77 103,33 100,73 Nông thôn 7,73 8,0 8,2 8,3 103,49 102,50 101,22 102,40 3.2. Chia theo trình độ CMKT - Không có chuyên môn KT 843370 839361 872936 876832 99,52 104,00 100,45 101,31 - Sơ cấp 16399 19127 17914 25970 116,64 93,66 144,97 116,56 - Công nhân kỹ thuật có bằng 20080 20008 21432 27454 99,64 107,12 128,10 110,99 - CN kỹ thuật không bằng 22944 20602 21234 23850 89,79 103,07 112,32 101,30 - Trung học chuyên nghiệp 53574 41158 42777 69960 76,82 103,93 163,55 109,30 - Cao đẳng và đại học 23371 23580 19347 35404 100,89 124,46 120,64 114,85 - Trên đại học 308 325 422 530 105,52 129,85 125,59 119,83 Biểu số 5: Cơ cấu Tình trạng lao động Đơn vị: % Tỉnh Nam Định 1997 1998 1999 2000 1. Nhân khẩu thường trú - Bình quân nhân khẩu hộ 3,81 3,73 3,68 3,67 2. Dân số từ 15 tuổi trở lên - Tỷ trọng chia theo giới tính: 100,00 100,00 100,00 100,00 + Nam 46,91 47,14 47,27 47,67 + Nứ 53,09 52,86 52,73 52,33 - Tỷ trọng chia theo khu vực: 100,00 100,00 100,00 100,00 + Thành thị 12,71 12,74 12,56 12,65 + Nông thôn 87,29 87,26 87,44 87,35 - Tỷ trọng chia theo nhóm tuổi 100,00 100,00 100,00 100,00 + 15 - 24 25,02 26,00 25,85 25,01 + 25 - 34 18,97 18,77 18,42 17,24 + 35 - 44 22,03 20,97 21,59 22,29 + 45 + 54 12,86 13,90 14,16 16,44 + 55 - 59 3,77 3,62 3,86 4,35 + > 60 17,34 16,74 16,12 14,67 3. Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKTTX trong 12 tháng qua 3.1. Tỷ trọng chia theo TĐ học vấn 100,00 100,00 100,00 100,00 - Chưa biết chữ 1,50 1,41 1,34 1,29 - Chưa tốt nghiệp cấp I 9,84 6,08 8,18 7,07 - Đã tốt nghiệp cấp I 19,39 21,10 18,07 16,94 - Đã tốt nghiệp cấp II 51,70 54,49 54,10 55,71 - Đã tốt nghiệp cấp III 17,57 16,92 18,30 18,98 * Lớp học cao nhất BQ cho 1 người (lớp/12) 7,9 8,1 8,4 8,5 Trong đó: Thành thị 9,1 9,3 9,0 9,0 Nông thôn 7,7 8,0 8,2 8,3 3.2. Tỷ trọng chia theo trình độ CMKT 100,00 100,00 100,00 100,00 - Không có chuyên môn KT 85,82 88,13 86,77 82,72 - Sơ cấp 1,67 1,90 1,78 2,45 - Công nhân kỹ thuật có bằng 2,04 1,49 2,13 2,59 - CN kỹ thuật không bằng 2,33 2,04 2,11 2,25 - Trung học chuyên nghiệp 5,45 4,08 4,25 6,60 - Cao đẳng và đại học 2,38 2,36 295 3,34 - Trên đại học 0,03 0,01 0,01 0,05 - Khác Biểu số 6b: Cơ cầu tình trạng việc làm Đơn vị: % Tỉnh Nam Định 1997 1998 1999 2000 1. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động từ đủ 15 tuỏi trử lên hoạt động kinh tế thường xuyên khu nông thôn trong 12 tháng qua 70,21 69,06 72,32 73,32 2.Tỷ lệ thất nghiệp 1,96 1,69 1,15 0,84 Tỷ lệ trong chia theo khu vực: + Thành thị 5,96 7,26 6,51 6,11 + Nông thôn 0,91 0,88 0,47 0,12 Tỷ trọng chia theo giới tính 100,00 100,00 100,00 100,00 + Nam 47,84 45,94 46,70 46,97 + Nữ 52,16 54,06 53,30 53,03 Tỷ lệ chia theo nhóm tuổi 100,00 100,00 100,00 100,00 15 - 24 37,14 37,41 41,27 28,78 25 - 34 21,26 25,16 31,77 28,03 35 - 44 24,41 20,64 12,69 24,24 45 + 54 14,17 13,55 14,27 17,42 55 - 59 3,14 3,22 - 0,78 > 60 0,01 0,02 - 0,75 3. Dân số không hoạt động kinh tế Tỷ trọng chia theo khu vực: 100,00 100,00 100,00 100,00 + Thành thị 18,45 17,31 17,61 12,57 + Nông thôn 81,54 82,69 82,39 87,43 Chia trọng chia theo giới tính 100,00 100,00 100,00 100,00 + Nam 48,15 44,31 45,30 47,34 + Nữ 51,85 55,69 54,70 52,66 Tỷ trọng chia theo nguyên nhân 100,00 100,00 100,00 100,00 + Đia học 32,80 30,35 39,91 39,54 + Nội trợ 10,79 6,96 8,12 9,85 + Già yếu 40,74 49,72 39,90 32,76 + ốm đau 4,03 2,55 3,48 5,18 + Tàn tật 3,57 3,87 2,85 2,24 + Nguyên nhân khác 8,07 6,56 5,74 10,43 Biểu số 8: Tình trạng việc làm của tỉnh Nam Định Đơn vị: % Tỉnh Nam Định 1997 1998 1999 2000 1. Chia theo tình trạng việc làm - Có việc làm thường xuyên 100,00 100,00 100,00 100,00 Thành thị 12,94 12,69 11,85 12,09 Nông thôn 87,06 87,31 88,15 87,91 + Trong độ tuổi lao động 91,91 93,34 92,41 92,69 - Không có việc làm thường xuyên 100,00 100,00 100,00 100,00 Thành thị 15,70 16,48 14,94 13,58 Nông thôn 84,30 83,52 85,06 86,42 + Trong độ tuổi lao động 92,72 92,74 89,80 96,94 2. Có việc làm thường xuyên Chia theo nhóm ngành nghề kinh tế 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông lâm nghiệp 67,91 69,76 64,36 63,49 - Công nghiệp xây dựng 10,36 13,78 14,62 15,04 - Dịch vụ khác 21,74 16,46 21,01 21,46 3. Có việc làm thường xuyêm theo thành phần KT 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nhà nước 8,48 10,77 9,75 - Ngoài nhà nước 91,32 87,97 89,00 - Nước ngoài - - - Hỗn Hợp 0,20 1,26 125 4. Thiếu việc làm chia theo khu vực 100,00 100,00 100,00 100,00 Thành thị 11,62 12,921 10,90 10,34 Nông thôn 88,38 87,08 89,10 89,66 + Trong độ tuổi lao động - - - - Chia theo nhóm tuổi 100,00 100,00 100,00 100,00 15 - 24 30,23 26,8 27,41 24,92 25 - 34 18,34 26,96 29,57 20,72 35 - 44 22,44 24,20 24,00 23,51 45 + 54 17,13 17,24 15,45 16,66 55 - 59 4,84 2,27 2,14 4,76 > 60 7,03 2,47 1,43 6,44 Biểu số 9: Dân số chia theo nhóm tuổi năm 1999 và dự áo thời kỳ 2000 - 2010 tỉnh Nam Định Đơn vị: Người Nhóm tuổi Năm 1999 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 0 32.888 32.667 28.811 27.220 1 đến 4 tuổi 150.292 151.543 149.735 158.471 5 đến 9 tuổi 240.542 242.584 249.355 239.922 10 đến 14 tuổi 230.599 232.533 239.007 234.858 15 đến 19 tuổi 205.933 208.025 219.327 231.228 20 đến 24 tuổi 168.074 169.559 178.342 185.662 25 đến 29 tuổi 161.190 161.827 172.053 179.106 30 đến 34 tuổi 146.144 149.845 158.053 164.553 35 đến 39 tuổi 136.906 138.248 147.706 156.325 40 đến 44 tuổi 110.902 114.473 120.721 130.572 45 đến 49 tuổi 77.822 78.906 87.041 92.789 50 đến 54 tuổi 53.539 53.979 60.259 54.193 55 đến 59 tuổi 45.126 45.857 50.317 50.231 60 đến 64 tuổi 43.022 44.071 47.477 48.332 65 đến 69 tuổi 40.919 41.752 450.245 48.332 70 đến 74 tuổi 28.873 29.574 32.666 35.671 75 đến 79 tuổi 20.077 20.682 22.927 26.598 80 đến 84 tuổi 9.560 9.858 11.565 20.056 85 trở lên 6.692 6.959 8.319 20.768 Biểu số 14 Dự báo những chỉ tiêu cơ bản STT Chỉ tiêu ĐVT năm 2001 năm 2005 năm 2010 1 Giường bệnh - Tuyến tỉnh G/10000 10 7 5 - Tuyến huyện G/10000 10 7 5 2 TL tiêm chủng đầy đủ TE<1 tuổi % 98 99 100 3 Tỷ lệ phát triển DS tự nhiên % 12 0,97 0,72 4 Vệ sinh môi trường - Số hộ có hố xí vệ sinh % 45 70 80 - Số hộ có nguồn nước sạch % 70 80 90 5 Tỷ suất chết trẻ em <5 tuổi - Tỷ lệ suy dinh dưỡng TE<5 tuổi % 33 25 20 - Tỷ lệ chết TE<1 tuổi % 30 25 20 - Tỷ lệ chết TE<5 tuổi % 38 30 20 - Sốlần khám thai/kỳ Lần 3 3,5 4-5 - Phụ nữ có thai tiêm AT2 % 85 90 95 - Tỷ lệ trẻ SS<2500g % 7 6 4 6 Nhân lực - Tỷ lệ bác sĩ/1000 dân BS/1000dân 0,4 0,42 0,5 - Tỷ lệ xã có Bác sĩ % 60 80 100 7 Ngân sách - Tỷ trọng NS chi y tế/NS chi tỉnh % 7 8 9 - Bình quân chi y tế đầu dân/năm đồng 21000 30000 50000 8 Khám chữa bệnh - Bình quân khám bệnh/người/năm Lần/năm 2 2,5 3 - Công suất giường bệnh (tỉnh, huyện) % 100 100 100 Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29082.doc
Tài liệu liên quan