Phát huy tối đa nguồn nội lực và tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là một chiến lược đã được Đảng và nhà nước khẳng định trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Một trong những bước đi nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược này chúng ta đã cho thành lập một mô hình kinh tế mới, đó là KCN. Các KCN này với những điều kiện thuận lợi như chính sách đầu tư ưu đãi, thủ tục đầu tư được đơn giản hơn.đã thu hút được một khối lượng vốn đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển của các KCN trong cả nước, Chính phủ đã cho phép nghiên cứu và thành lập thêm mô hình KCN mới, cụ thể là KCN Dung Quất (có tính chất là một khu kinh tế tổng hợp) và Khu kinh tế mở Chu Lai. Có thể nói việc thành lập hai loại đặc khu kinh tế này đã nâng việc phát triển KCN ở nước ta lên tầm cao mới.
Giai đoạn từ năm 1996-2001 là thời gian khởi động của KCN Dung Quất, qua đó đã cho thấy những thành tựu bước đầu của KCN này như đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn của các ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí,vật liệu xây dựng. Quan trọng hơn nó cho phép chúng ta thấy được những lợi thế của KCN Dung Quất, đó là có hệ thống cơ sở hạ tầng vào loại hiện đại nhất so với các KCN khác, bắt đầu áp dụng những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, công tác tổ chức thu hút đầu tư có hiệu quả hơn, từ đó cho thấy khả năng to lớn mà Dung Quất có thể đạt được trong thời gian tới, cụ thể là trong giai đoạn 2002-2005, đây sẽ là giai đoạn mà KCN Dung Quất sẽ có bước đột phá về thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bức xúc mà KCN Dung Quất gặp phải mà đã, đang và sẽ gây cản trở không nhỏ đối vứi sự phát triển của Dung Quất như những vướng mắc về cơ chế quản lý, việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Dẫu vậy, với vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế miền trung nói riêng và của cả nước nói chung chúng ta hy vọng và tin tưởng KCN Dung Quất sẽ thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những hạn chế để phát huy tối đa những lợi thế của mình, góp phần đưa nền kinh tế miền trung theo kịp sự phát triển của hai đầu đất nước.
78 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung Quất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư các khu công nghiệp khác chính sách ưu đãi đầu tư được thực hiện theo quy định của luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước đã tạo nên sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong khi đó khu công nghiệp Dung Quất càng có phức tạp hơn: khu công nghiệp Dung Quất theo NĐ24/CP thì là khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư đối với đầu tư trong nước theo NĐ 51/CP chỉ là khu vực khuyến khích đầu tư, Mặt khác KCN Dung Quất nằm trên địa bàn 2 tỉnh, mỗi tỉnh lại có những chính sách ưu đãi khác nhau đã gây khó khăn trong việc áp dụng và không tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư.
Chính vì những vấn đề trên mà cơ chế, chính sách thu hút đầu tư chưa mang tính nổi trội so với các khu vực khác, nhất là so với các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ như Tân Thuận, Linh Trung (TP HCM), Sóng Thần, AMATA (Đồng Nai) ...
Thứ hai: Tâm lý e ngại đầu tư vào miền Trung của các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư tại miền Trung còn rất yếu kém, không đủ hấp dẫn nhà đầu tư đã tác động không nhỏ đối với công tác thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Dung Quất bởi những nguyên nhân sau:
- Điều kiện địa lý, địa hình phức tạp, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thường hay xảy ra bão lũ. Kết quả là mức độ rủi ro do thiên nhiên gây ra là rất lớn và chi phí đầu tư, chi phí sản xuất còn cao.
- Thị trường miền Trung nhỏ bé, phân tán và cục bộ. Việc tiêu thụ sản phẩm tại chỗ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. trong khi đó miền Trung có sức tiêu thụ thấp các tỉnh không có sự liên kết. Căn bệnh "trung tâm" đã làm cho miền Trung bị xé nhỏ. Tỉnh nào cũng đua nhau có cảng biển, có nhà máy đường, xi măng ... Tỉnh nào cũng muốn trở thành trung tâm của khu vực dẫn đến tình trạng cát cứ, không đủ mạnh để thu hút đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn.
- Tình hình kinh tế xã hội miền Trung còn kém phát triển: Thực tế hơn 15 năm đổi mới nền kinh tế cho thấykhoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội của miền trung so với hai đầu của đất nước ngày càng doãng ra. Tất cả các chỉ tiêu kinh tế của khu vực này đều thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
Chẳng hạn lấy việc thu ngân sách trong năm 2000 trong khi tất cả các khu vực khác đều tăng thì thu ngân sách của miền Trung giảm 11%. Hay như tỉnh Quảng Ngãi hàng năm ngân sách Nhà nước vẫn phải hỗ trợ gần 70% ngân sách địa phương, thu nhập bình quân GDP đầu người chỉ bằng 50% so với mức trung bình cả nước, dẫn đến tâm lí thụ động ỷ lại chưa thực sự năng động, sáng tạo trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Bảng: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế trong năm 2000 của các vùng kinh tế trọng điểm .
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm (%)
GDP bình quân đầu người năm 2000 (1000đ)
Tổng kim ngạch XK trên địa bàn (tr. USD)
Tăng thu NSNN bình quân hàng năm (%)
Cả nước
6,7
6.427
11.600
11,14
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
6,98
5.811
2.475
4,85
Vùng Đông Nam Bộ
7,67
13.733
6.128
18,74
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
6,16
5.037
246
-11
Nguồn : Kinh tế và Dự báo số10+11/2000
Tất nhiên, là một khu công nghiệp nằm trong một khu vực còn nhiều yếu kém như miền Trung Dung Quất cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm lí tiêu cực của các nhà đầu tư. Đó là một thách thức lớn mà khu công nghiệp này cần phải vượt qua.
Thứ ba: Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Với sự quan tâm của Nhà nước Dung Quất chắc chắn sẽ có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, song điều đó là trong tương lai. Hiện tại việc phát triển cơ sở hạ tầng chưa thể đáp ứng yêu cầu thu hút đến từng cụm công nghiệp. Kinh nghiệm của các khu công nghiệp khác trong quá trình phát triển là thi công cuốn chiếu, vừa xây dựng vừa cho thuê. Những khu đã hoàn thiện đối với Dung Quất thì các hạ tầng kỹ thuật tổng thể đã được hoàn thành lại thiếu sự hoàn thiện các hạng mục nhỏ dẫn đến từng khu vực.
Các nơi khác trong khu công nghiệp có Công ty xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Công ty đó sẽ đảm nhận việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó sẽ cho các doanh nghiệp thuê lại để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Chính vì mục tiêu thu được lợi nhuận cao nên các Công ty đó sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ để nhanh chóng hoàn thành các công trình cho thuê. Hạn chế của phương thức này là nhiều nơi không quan tâm đến việc phát triển hạ tầng xã hội và thành công phụ thuộc vào tiềm lực của một doanh nghiệp. KCN Dung Quất được xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức khác (không thành lập Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp). Bên cạnh một số công trinh do các Tổng Công ty 90, 91 tiến hành, còn một số công trình lớn, công trình hạ tầng xã hội do ngân sách Nhà nước cấp , Ban quản lý khu công nghiệp sẽ là đầu mối tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và làm chủ đầu tư. Xây dựng theo cách này đảm bảo phát triển liên hoàn các cơ sở hạ tầng. Nhưng làm như vậy cũng có nhiều hạn chế, đó là trong hoạt động có phạm vi rất rộng khó xác định các khoản chi dẫn đến sự bị động, có nhiều khoản chi theo kế hoạch năm nhưng do điều kiện thực tế thay đổi vẫn phải chi dù hiệu quả chưa cao, ngược lại cần có thêm những khoản khác phát sinh trong thực tế, tuy hết sức cần thiết nhưng chưa lường trước nên không đưa vào kế hoạch năm, hệ quả là có sự bị động, lúng túng và việc phát triển không sát với thực tiễn. Chẳng hạn có khu vực có những con đường rất đẹp, rộng rãi nhưng không phục vụ được nhiều, còn có những nơi rất cần có sự phát triển để đáp ứng nhu cầu đầu tư và thi công lại không có hoặc chưa hoàn thành. Hoặc nhiều công trình hạ tầng đã hoàn thành nhưng do không có Công ty nào quản lý và không có kinh phí để duy trì, bảo dưỡng hàng năm nên rất có thể trong một thời gian nữa có nguy cơ xuống cấp và không phát huy được hiệu quả đầu tư. Một vấn đề cũng bức xúc là việc phát triển hạ tầng xã hội hiện nay các trung tâm văn hoá thể thao, thương mại - du lịch, trạm thu phát truyền hình còn là phác thảo trong quy hoạch, việc phát triển đô thị Vạn Tường không có quy hoạch tổng thể, mới chỉ tiến hành quy hoạch từng cụm nhỏ để kịp thời với yêu cầu đầu tư phục vụ cho công nhân, chuyên gia. Như thế liệu Vạn Tường sau khi hoàn thành có được một tổng thể hài hoà và thống nhất, không bị nát vụn?
Khách quan mà nói thì Dung Quất hiện nay đã tiến xa, tiến nhanh hơn nhiều so với 10 năm sau khi phát hiện, 6 năm sau kể từ ngày thành lập và cũng tiến rất nhanh so với nhiều công trình ở miền Trung. Nhưng để đáp ứng điều kiện để "cất cánh" nhằm phát huy lợi thế của Dung Quất cần và rất cần sự phối hợp của các bên hữu quan nhằm khắc phục những thách thức trên
III. Triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung Quất thời gian tới.
1. Những căn cứ đánh giá khả năng thu hút đầu tư của KCN Dung Quất trong năm tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn tới, KCN Dung Quất với những lợi thế so sánh của mình sẽ có những cơ hội và triển vọng lớn để tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước những lợi thế đó là:
1.1. Dung Quất là KCN duy nhất ở Việt Nam được nhà nước đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thật và hạ tầng xã hội trong KCN.
Đến nay tất cả 68 KCN ở Việt Nam đều phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở thành lập các Công ty phát triển hạ tầng KCN. Trong đó có 17 Công ty là các liên doanh với nước ngoài. Riêng đối với KCN Dung Quất phần lớn các cơ sở hạ tầng là do vốn ngân sách cấp. Chính vì vậy, KCN Dung Quất có khả năng hình thành cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ nhất, phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo kế hoạch thì trong giai đoạn đầu nhà nước sẽ cấp khoảng 488,8 tỷ đồng cho 6 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng: Các dự án được nhà nước đầu tư trong KCN Dung Quất.
TT
Tên dự án
Quy mô công suất
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Tình hình thực hiện
1
Đường tuyến Bắc nối dài
20,3 km H30 - XB80
217
Đã hoàn thành
2
Bến cảng số 1 Dung Quất
Tàu 1 vạn DWT
111
Đã hoàn thành
3
Đường khu chuyên gia- Dân cư TP Vạn Tường
13,5km H30 x XB80
58,8
Đã hoàn thành
4
Đườn tuyến Nam (giai đoạn 1)
9,16 km H30 x XB80)
43
Đã hoàn thành
5
TRung tâm đào tạo lao động kỹ thuật
100 học viên
43
Đangtriển khai
6
Trạm quan trắc môi trường
16
Đangtriển khai
Nguồn : Ban quản lý KCN Dung Quất.
Chính vì sự quan tâm và ưu ái của nhà nước, nên việc phát triển bước đầu không chỉ chú trọng các điều kiện đầu tư cứng (tức là các công trình xây dựng tiện ích : giao thông, bưu chính...) mà còn đầu tư vào các điều kiện đầu tư mềm. (giáo dục - đào tạo, y tế, vui chơi, giải trí...)
Trước hết về nguồn lao động, Nhà nước sẽ sử dụng vốn ngân sách để thành lập trường đào tạo nghề với tổng vốn đầu tư là 43 tỷ đồng. Như chúng ta đã biết thì KCNDung Quất tập trung vào các ngành đòi hỏi trình độ tay nghề khá cao của người lao động như hoá dầu, lọc, công nghiệp sau hoá dầu.
Theo dự kiến đến năm 2005 thì KCN Dung Quất cần khoảng 12.000 lao động và nếu như chi phí đào tạo một lao động kỹ thuật thì vốn đầu tư cần thiết là 21,6 - 24 triệu USD. Đây là số vốn không phải là nhỏ, do đó việc nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào Dung Quất trong thời gian tới.
Nói chung, phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những bước đi quan trọng trong việc tạo lập môi trường đầu tư thuận lơị có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thực tế trong quá trình phát triển của 68 KCN do các công ty phát triển cơ sở hạ tầng, thì nhiều công ty không quan tâm đến các cơ sở hạ tầng xã hội và phúc lợi nên đã xẩy ra những vấn đề nổi cộm bức xúc, đặc biệt là tình trạng giải quyết chỗ ở cho người lao động trong KCN. Trong khi đó nhờ sử dụng vốn ngân sách nên trong giai đoạn đến năm 2005 thì KCN Dung Quất sẽ có cơ sở hạ tầng liên hoàn, hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất cho các nhà đầu tư.
1.2. KCN Dung Quất hội tụ đầy đủ các yếu tố để hình thành một khu kinh tế tổng hợp :
KCN Dung Quất với những lợi thế của mình không đơn thuần là một KCN mà nó sẽ được phát triển thành một khu kinh tế :
Thứ nhất, KCN Dung Quất là một khu công nghiệp phức hợp lớn nhất cả cả nước. Theo quy hoạch chung thì KCN này được chia làm 3 phân khu chính:
1- KCN Phía đông có diện tích 5.054 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 7463ha. Đây là khu có dự án nhà máy lọc dầu số 1 , " Trái tim của khu Dung Quất". Bên cạnh đó gồm có các ngành công nghiệp nặng gắn liền liền các ngành đầu tư và khai thác cảng biển nước sâu như luyện cán thép (công suất từ 2,5 - 4 triệu tấn/ 1 năm từ nguồn nhiên liệu ngoại nhập ), đóng sửa tàu biển, các ngành có nhu cầu sử dụng cảng nước sâu ( chuyên dụng)
2. KCN phía Tây có diện tích 2100ha trong đó diện tích đất công nghiệp là 956,9ha, nhằm phát triển các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp kỹ thuật cao, các nhà máy, xí nghiệp sử dụng đất không nhiều hoặc các nhà máy quy mô lớn nhưng không đòi hỏi phải có cảng chuyên dụng rieng hoặc ít gây ô nhiễm; như dệt may, cơ khí lắp rắp, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
3. KCN Chu Lai - Kỳ Hà với tổng diện tích 3.051 ha trong đó sân bay Chu Lai 2.350.ha ; KCN Kỳ Hà : 751ha. đây là khu công nghiệp quốc phòng và sân bay Chu Lai.
Với quy hoạch phát triển này thì KCN Dung Quất không chỉ là KCN hoá dầu đầu tiên của cả nước mà ngoài ra còn có nhiều ngành công nghiệp khác, đảm bảo cho các nhà đầu tư lực chọn những lĩnh vực phù hợp của mình để đầu tư.
Thứ hai, trong KCN sẽ có dân sinh sống thông qua việc hình thành đô thị Vạn Tường. Đô thị này có tổng diện tích là 2.400 ha; trong đó phát triển nhà ở, cơ quan, các cơ sở dịch vụ diện tích kèm theo với diện tích là 1.400ha; Đô thị Vạn Tường có chức năng là đô thị công nghiệp dịch vụ, là trung tâm thương mại, tài chính, văn hoá, dịch vụ, du lịch, phục vụ cho việc nâng cao trình độ phát triển của Dung Quất. Việc xây dựng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn và nhu cầu của đô thị văn minh, hiện đại của thế kỷ 21, đó là sự hiện đại về kiến trúc xây dựng về hạ tầng kỹ thuật về văn hoá dân trí, để đảm bảo cho yêu cầu của nhà đầu tư, người lao động và các chuyên gia có cuộc sống sinh hoạt tốt nhất.
Thứ ba, KCN Dung Quất có cảng nước sâu, có sân bay quốc tế nằm trong KCN. Nếu như các KCN khác chỉ quy mô khoảng trên dưới 100 ha thì KCN Dung Quất có diện tích lớn hơn nhiều và trong đó có sân bay Chu Lai, có cảng Dung Quất. Cảng Dung Quất là được xây dựng tại vịnh kín gió mùa có độ sâu lý tưởng 10 - 20 m, có đủ khả năng xây dựng cảng với công suất 100 triệu tấn/ năm và có thể đón tàu có trọng tải lớn tới 200.000 tấn. Theo kế hoạch thì cảng này sau khi hoàn thành sẽ có diện tích mặt nước hữu ích là 4km2 và diện tích phát triển cảng là 600 ha (kho bãi, dịch vụ phụ trợ). Hợp với cảng Dung Quất, sân bay Chu Lai cũng được phát triển để đảm bảo nhu cầu vận chuyển bằng hàng không, của các chủ đầu tư. Đây là sân bay quốc tế nằm ngay dưới tuyến đường hàng không quốc tế, cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực khoảng 200 km (Hồng Kông, Singapo, Bang Kok). Và sân bay Chu Lai cùng 5 sân bay khác (Nội Bài, Cát Bi, Singapo, Bang Kok). Và sân bay Chu Lai cùng 5 sân bay khác (Nội Bài, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, Long Thành và Đà Nẵng) đã được Chính phủ phê duyệt là các sân bay trọng điểm quốc gia (chính phủ sẽ đầu tư vào 6 sân bay này với tổng số vốn đầu tư là 19.000 tỷ VNĐ).
Với việc có các cảng, có sân bay cùng việc phát triển cơ sở hạ tầng được chú trọng thì trong giai đoạn tới KVN Dung Quất sẽ có điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn hẳn so với các KCN khác.
Bảng: So sánh điều kiện hạ tầng giữa KCN Dung Quất với các KCN khác.
TT
Các điều kiện hạ tầng
KCN Dung Quất
KCN khác
1
Cấp điện (22 - 35kv)
Ngoài hàng rào nhà máy
Ngoài hàng rào nhà máy
2
Nguồn điện
2 nguồn riêng 220kv
1 nguồn chung
3
Cấp nước
2 nguồn riêng (100.000m3 và 15.000m3)
1 nguồn chung
4
Viễn thông
Nguồn riêng (10 triệu USD vốn ODA)
Nguồn chung
5
Đường bọ
Ngân sách Nhà nước đầu tư các trục chính
Thuê lại và trả phí
6
Đường sắt
Có tuyến riêng ra cảng
Dùng chung tuyến quốc gia
7
Đường biển
Có hệ thống cảng riêng bên trong
Dùng chung các cảng gần đó
8
Đường không
Có sân bay riêng bên trong
Dùng chung sân bay khu vực
Nguồn: BQL KCN Dung Quất.
Qua bảng ta thấy các điều kiện hạ tầng đều thuận lợi hơn so với các KCN khác. Đặc biệt là hệ thống giáo thông của nó sẽ giúp việc vận chuyển hàng hoá thuận tiện và giảm được chi phí vận chuyển. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết rằng ở các KCN khác điều kiện hạ tầng giao thông ngoài hàng rào KCN hầu hết còn hết sức lạc hậu nên càng khó khăn hơn cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm mang ra thị trường tiêu thụ.
1.3. KCN Dung Quất là KCN có chi phí rẻ nhất.
Các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu là lợi nhuận. Có thể nói lợi nhuận đạt được là cơ sở quyết định đến việc đầu tư của các chủ đầu tư. Trong thời gian tới KCN Dung Quất là KCN hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nó đảm bảo cho các chủ đầu tư có thể giảm chi chí ban đầu so với việc đầu tư vào các KCN khác.
-Ngoài việc được ưu đãi về thuế và những ưu đãi khác như các doanh nghiệp KCN, KCN đã được quy định trong "quy chế KCN, KCX được ban hành kèm theo nghị định 36/CP, các doanh nghiệp trong KCN Dung Quất còn được hưởng những ưu đãi cho khu vực khuyến khích đầu tư, Do đó các ưu đãi này sẽ hấp dẫn hơn so với các KCN khác.
-Việc sử dụng kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng trong KCN Dung Quất sẽ được miễn phí. Trong khi đó với các KCN khác việc sử dụng các kết cấu này sẽ phải trả phí sử dụng cho Công ty phát triển cơ sở hạ tầng.
- Vấn đề giá thuế đất: Các doanh nghiệp khu Dung Quất sẽ được thuê đất hoặc giao kết với chi phí cho một ha đất có điều kiện hạ tầng như nhau (bình quân)
+ Giá thuê đất cho doanh nghiệp FDI là 150 USD/ha/năm cho doanh nghiệp trong nước là 800.000đ/ha/năm.
+ Giá thuê đất nguyên thổ, làm cơ sở cho việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất trong KCN Dung Quất biến thiên từ 1000đ đến 31.000đ tuỳ theo hạng đất (giá trung bình đã áp dụng trong thực tế cho các dự án là 3000 - 5000đ/m2).
+ Suất đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án đã đầu tư trong KCN Dung Quất trùnh bình là 60 - 150 triệu đồng/ha; đối với đền bù nhà cửa thì mức trung bình từ 40 - 70 triệu /ha
Bảng: So sánh chi phí cho một ha đất có điều kiện hạ tầng như nhau
KCN Dung Quất
KCN khác
Chi phí sử dụng (USD)
29.241
400.00-500.000
Nguồn: BQL KCN Dung Quất.
Chi phí sử dụng đất trong KCN Dung Quất chỉ vào 29.241 USD trong đó:
+ Đền bù giải phóng mặt bằng : 1000 triệu đồng
+ Rà phá bom mình : 30 triệu đồng
+ San ủi mặt bằng : 150 triệu đồng
+ Trả tiền thuê đất nguyên thổ (50 nằm) 105 triệu đồng
+ Chi khác (10%) : 39 triệu đồng
Đối với các KCN khác chi phí này cao hơn nhiều. Nếu doanh nghiệp trả một lần cho 50 năm thì tổng số tiền là 0,8 x 1000m2 x 50 năm = 400.000 USD, còn nếu trả bằng thì: 1 USD x 10.000m2 x 50 năm = 500.000 USD. Như vậy về chi phí sử dụng 1 ha đất thì trong KCN khác với KCN Dung Quất thì các doanh nghiệp chịu chi phí đắt hơn 10 lần.
- Các dự án được đầu tư vào KCN Dung Quất cũng được hưởng thời gian miễn thuế đất dài.
Tất cả các dự án được miễn tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ là 6 năm, và tỉnh Quảng Ngãi sẽ miễn 10 năm tiếp theo dưới ình thức hỗ trợ tiền thuê đất đúng bằng số tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước. Như vậy một dự án ở KCN Dung Quất sẽ được miễn thuế 16 năm, trong khi đó các KCN khác nếu doanh nghiệp thuê lại đất thì hoàn toàn không được hưởng ưu đãi niền tiền thuê đất.
-Các hỗ trợ khác:
Hỗ trợ vận động xúc tiến đầu tư, cácdự án đầu tư vào KCN Dung Quất có thời gian hoạt động trên 5 năm thì sau khi được cấp giấy phép đầu tư và khởi công xây dựng sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh (phần kinh phí này được tỉnh bố trí trong kế hoạch hàng năm) và ban quản lý KCN Dung Quất chịu trách nhiệm chi trả cho các tổ chức môi giới, tư vấn với mức như sau: 20 triệu đồng cho dự án nhóm C; 40 triệu đồng cho dự án nhóm B; 100 triệu đồng cho các dự án nhóm A.
Đồng thời các chủ đầu tư còn có thể nhận các hỗ trợ sau:
Hỗ trợ đào tạo lao động cho những doanh nghiệp có các lao động có trình độ tay nghề bậc 3 trở lên hoặc có trình độ trung cấp trở lên: 300.000/ lao động
Ban quản lý không thu phí thẩm định khi cấp giấy phép đầu tư và ưu đãi đầu tư.
Nếu chủ đầu tư đầu tư các dự án then chốt như xây dựng nhà máy nhiệt điện, cấp điện, cấp nước, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp chức năng và đô thị Vạn Tường thì có thể sử dụng kế hoạch chi tiết và dự án có sẵn mà không phải trả phí lập hoạch chi tiết và chi phí và dứan có sẵn mà không phải trả phí lập quy hoạch chi tiềy chi phí lập dự án
Tổng hợp các khoản chi phí thì rõ ràng trong thời gian tới để cho dự án đi vào hoạt động đầu tư KCN Dung Quất thì chủ đầu tư sẽ phải rtà khoản tiền rẻ nhất so cới các KCN khác. Đây chính là lợi thế không nhỉ của KCN Dung Quất trong thời gian tới để tăng cường thu hút đầu tư vào đây.
1.4. Dung Quất là KCN có điều kiện thuận lợi để thực hiện "một cửa tại chỗ" có hiệu quả nhất:
Thực tế thời gian qua các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đều gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án do cơ chế thủ tục hành chính còn phiều hà, nhất là các thủ tục đẻ giải phóng mặt bằng. Trong bối cảnh đó Ban quản lý KCN sẽ cố gắng linh hoạt để giảm hiểu sự sắc rồi phiền hà của các thủ tục góp phần đẩy nhanh triển khai các dự án thông thông qua việc thực hiện cơ chế thông thoáng "một cửa tại chỗ" với những nội dung như sau:
1- Cấp địa điểm cho các dự án đầu tư trong nội dung "chứng chỉ quy hoạch" đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được duyệt, trong trường hợp này nhà đầu tư không xin địa phương có quyết định cấp địa điểm.
2- Nếu như phải xin cấp địa điểm thì nhà đầu tư chỉ phải ký hợp đồng với ban dền bù - tái định cư và giải phóng mặt bằng KCN Dung Quất của tỉnh mà không phải với nhiều ban ngành như ở nơi khác. Ban này sẽ thực hiện tất cả các công việc đền bù, giải trả, di chuyển dân, tái định cư và bàn giao mặt bằng.
3- Đối với dự án thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư thì giấy phép này sẽ được cùng lúc với cấp giấy phép đầu tư.
4- Tất cả các chủ đầu tư đều chỉ phải quan hệ trực tiếp với Ban quản lý KCN Dung Quất để có được giấy phép đầu tư mà không phải quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan khác.
Với vị trí là một KCN có tầm chiến lược quan trọng trực thuộc Chính phủ, KCN Dung Quất có đầy đủ các lợi thế so sánh nhằm đẩy nhanh được tốc độ thu hút đầu tư trong thời gian tới. Những lợi thế trên đây sẽ có tác động to lớn tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoaì nước.
2- Dự báo khả năng thu hút đầu tư của KCN Dung Quất trong giai đoạn tới (2002 - 2005):
Giai đoạn 2002 - 2005 là một giai đoạn quan trọng nhằm phát huy các lợi thế như đã phân tích ở mục trên để có thể phát triển KCN Dung Quất lên bước mới. Đây là giai đoạn mà nhà máy lọc dầu số 1 - "trái tim của Dung Quất" sẽ đi vào hoạt động với quy mô công suất từ 50 - 70% , việc đưa nhà máy vào vận hành tạo ra sự lan toả để đẩy nhanh các dự án đã, đang hoạt động và độc lực kéo theo các dự án khác sẽ được đầu tư vào KCN Dung Quất.
Trên cơ sở số dự án đang chuẩn bị để đăng ký cấp giấy phép đầu tư và số dứan đã được đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư, dự báo từ nay đến 2005 sôs vốn thu hút đàu tư vào KCN Dung Quất sẽ lên tới 1,3 tỷ USD.
Bảng: Dự kiến thu hút đầu tư vào Dung Quất đến năm 2005
TT
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (triệu USD)
Tạo ra việc làm
1
2002
15
274
4280
2
2003
15
354
2780
3
2004
15
290
4950
4
2005
15
365
5400
Cộng
60
1.379
17.318
Nguồn : BQL KCN Dung Quất.
Qua bảng ta thấy 2002 - 2005 KCN Dung Quất có khả năng sẽ thu hút được tổng số vốn đầu tư xấp xỉ bằng số vốn đầu tư của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các dự án này sẽ lấp đầu khoảng 70% các cụm công nghiệp đang được xây dựng trong giai đoạn I khoảng 400 - 500ha) và tạo ra số việc làm gấp 10 lần số lao động của nhà ssmáy lọc dầu số 1 (trên 18.000 lao động) và tạo ra giá trị hàng hoá gấp nhiều lần so với nhà máy lọc dầu. Đồng thời các dự án này sẽ tập trung vào các ngành công nghiệp hiện đại như ngành hoá dầu, hoá chất, sau hoá dầu, lọc đầu tư khai thác cảng, luyện cán thép, xi măng nhựa đường, cơ khí, điện tư, lắp ráp ô tô, động cơ, sản xuất vật liệu cao cấp, dệt may...
Bảng: Các dự án quan trọng sẽ được đầu tư đến năm 2005.
TT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Vốn đầu tư (triệu USD)
Ghi chú
1
Nhà máy nước gđ II và III
LD Vinacomex - Đức
48
Đang trình DA tiền khả thi
2
Nhà máy Poly Propylence
Vietross
130
Đang xác định địa điểm
3
Liên hợp phà dỡ đóng sửa tàu biển
TCTCN tầu thuỷ Việt Nam
400
Đang lập DA tiề khả thi
4
Luyện cán thép
TCT Thép Việt Nam
120
Đang lập DA tiền khả thi
5
Bến số 1 - cảng tổng hợp DQ
TCT CTGT 8
20
Sắp xong DA, chuẩn bị lập PAĐT
6
Bến số 2- vảng tổng hợp DQ
TCT hàng hải Việt Nam
20
Sắp xong DA, chuẩn bị lập PAĐT
7
DA tẩy rửa công nghiệp LAB
LD perto Việt Nam - ấn Độ
130
Đang hoàn chỉnh dự án
8
DASX sợi ga hoá lỏng
Vietross
80
Đang đăng ký đầu tư
9
DASX dsợi tổng hợp PS
Prtro Việt Nam
100
Đang đăng ký đầu tư
10
Kho bãi Contaner
TCT hàng hải Việt Nam
50
Đang đăng ký đầu tư
11
Cảng và tổng kho xăng Miền Trung
Petrolimex
30
Đang đăng ký
12
Sản xuất sô đa
Unilever
25
Đang dự kiến ĐKĐT
13
CN dệt may
TCT dệt may Việt Nam
50
Đang dự kiến ĐKĐT
14
Các nhà máy hoá chất
trong và ngoài nước
50
Đang dự kiến ĐKĐT
15
Nhà máy nhiệt điện
Liên doanh
45
Đang dự kiến ĐKĐT
Nguồn: BQL KCN Dung Quất.
Trong giai đoạn này dự kiến sẽ có 15 dự án quan trọng nhất với tổng số vốn đầu tư là khoảng 1 tỷ USD, trong đó sẽ có 10 dự án sản xuất công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 1.130 triệu USD cùng với 5 dự án dịch vụ sản xuất công nghiệp (Tổng vốn đầu tư 168 triệu USD). Hiện nay đã có hai phần ba số dự án loại này đang được tiến hành đăng ký đầu tư (với khoảng 6 - 7 dự án thuộc vốn FDI).
Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Dung Quất .
I.Kinh nghiệm phát triển KCN của một số nước châu á:
Đối với Việt Nam, một nước đi sau trong quá trình hình thành và phát triển KCN, việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước là hết sức cần thiết. Điều đó cho phép chúng ta rút ra những bài học thành công cũng như thất bại của các nước, từ đó hình thành hệ thống các chính sách, chiến lược phát triển KCN có hiệu quả nhất so với điều kiện của đất nước.
1.Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Mô hình phát triển đặc biệt thành công của Trung Quốc trong xây dựng KCN đó là các đặc khu kinh tế. Vào những năm đầu của thời kỳ mở cửa, Trung Quốc nhận định mình là một quốc gia chỉ có ưu thế về nguồn nhân lực, trong khi đó kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ, vốn đầu tưlại gặp nhiều khókhăn. Mặt khác, cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, nhất là Đài Loan và Hồng Kông lại có nhu cầu rất lớn về đầu tư vào Trung Quốc nhưng bị ức chế bởi chính sách của Trng Quốc lúc bấy giờ. Trên cơ sở đó, theo sáng kiến của Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 Trung Quốc đã quyết định thành lập các đặc khu kinh tế. Các đặc khu này đều có quy mô diện tích rất lớn(hàng trăm km2), có dân cư sinh sốngvà có các khu công nghiệp hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau. Tuỳ thuộc vào kha năng phát triển trong các đặc khu có thể có các khu thương mại tự do, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Thông qua các đặc khu này Trung Quốc đã tạo ra được nguồn tài sản rất lớn, các đặc khu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu nhập quốc dân, đời sống của nhân dân nơi tập trung các đậc khu được cải thiện đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng củakhu vực này hàng năm đạt 16-20%, cao gấp đôi so với nhịp độ tăng trưởng của cả nước.
Từ sự hoạt động của các đặc khu kinh tế của Trung Quốc có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Các đặc khu luôn được xây dựng tại những nơi có sẵn điều kiện hạ tầng thuận lực lượngợi như: cửa khẩu, bến cảng... sao cho tạo điều kiện nối liền với thế giơi bên ngoài.
- Xây dựng các điều kiện đầu tư cứng phải đi liền với cải thiện điều kiện đầu tư mềm. Tức là bên cạnh xây dựng các tiện íchcơ bản (do các địa phương cấp là chủ yếu). Phải tiến hành phát triển giáo dục đào tạo, thành lập và hoàn thiện cơ cấu thị trường (thị trường lao động và thị trường vật tư, thị trường tìn tệ) và thành lập trung tâm điều chỉnh ngoại hối.
- Đơn giản triệt để các thủ tục đầu tư, Trung Quốc coi các đặc khu là một thể chế kinh tế, do vậy chính quyền địa phương có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong mỗi đặc khu. Song song đó hình thành các công ty tư vấn dịch vụ cung cấp cho các xí nghiệp các thồng tin liên quan, các thủ tục xuất nhập khẩu, các dịch vụ vận chuyển lưu kho.
Mô hình phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, đối với việc phát triển KCN Dung Quất rất đáng quan tâm. Vì Dung Quất xét về bản chất cũng có nhiều điểm tương đồng với các đặc khu này.
Kinh nghiệm của Đài Loan:
Đài Loan là quốc gia đi đầu trong phát triển các KCN ở châu á và đã đạt được những thành công lớn. Từ những năm 50 trêncơ sở phân tích các điều kiện của đất nước các nhà hoạch định chính sách của Đài Loan cho rằng vấn đề phát triển kinh tế hướng ngoại có ý nghĩa sống còn với quốc gia này. Đồng thời để có thể hợp tác tốt với nước ngoài Chính phủ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh đến công nghiệp nhẹ, hàng xuất khẩu và những ngành sử dụng nhiều lao động. Theo đó chính quyền sẽ thành lập ra một số khu vực nhất định để tập trung các xí nghiệp mới được xây dựng (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ).Các khu vực này có cơ sở hạ tầng rất tốt như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc...các công ty trong khu vực này được hưởng nhiều ưu đãi về tài chính: miễn giảm thuếmột số năm đầu, miễn tiền thuê đất, thủ tục hành chính được tinh giảm...
Trong hơn 30 năm qua, hoạt động của cac khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng vai trò rất quan trọng trong đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa chuyển đổi cơ cấu kinh tế Đài Loan. Giá trị xuất khẩu từ các KCN, KCX chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Kể từ năm 1996 khi thành lập KCN đầu tiên, đến nay Đài Loan đã xây dựng được 3KCX,80 KCN, 2KCNC. Riêng 3 KCX và 2KCN hàng năm đã xuất khẩu hàng chục tỷ USD. Phần lớn các KCN, KCX Đài Loan do Chính phủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn lại do tư nhân và các tổ chức đoàn thể xây dựng. Chính quyền trung ương chỉ quản lý 12 KCN quan trọng nhất mang tính “chiến lược” đã được phê duyệt, các KCN còn lại đều do địa phương hoặc tư nhân quản lý.
ở Đài Loan hầu như ở huyện nào cũng có KCN, các KCN, KCX này là một hạt nhân thúc đẩy kinh tế trong vùng phát triển. Không dừng ở đó, Chính phủ Đài Loan đã và đang thực thi những chính sách đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển mới như: đổi mới trang thiết bị, thay đổi ngành nghề đầu tư, hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng kỹ thuật...
Bài học chủ yếu có thể rút ra tư kinh nghiệm phát triển của Đài Loan đó là: muốn công nghiệp hóa, hiện đại hoá với tốc độ cao cần phát triển các KCN, KCX trên một diện rộng tuỳ thuộc vào khả năng, tiềm lực phát triển của mỗi tỉnh, thành phố. Điểm mấu chốt là sự phát triển các KCn phải theo một quy hoạch thống nhất trên cả nước, đảm bảo tính liên hoàn, tương hỗ trong phát triển KCN, KCX với phát triển các ngành nghề khác như: nông , lâm, ngư nghiệp đồng thời đảm bảo mục tiêu của mỗi KCN là một “tác nhân” thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế của mỗi vùng.
Kinh nghiệm của Thái Lan.
Điểm thành công nổi bật trong việc hình thành và phát triển KCN, KCX của Thái Lan đó là việc thống nhất quản lý từ trên xuống dưới, các thủ tục hành chính đều được uỷ quyền cho một cơ quan duy nhất, thực hiện triệt để dịch vụ “một cửa” nhằm giải quyết nhanh chóng mọi thắc mắc của chủ đầu tư. Điều này đã giúp cho môi trường đầu tư vào KCN, KCX của Thái Lan hấp dẫn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực.
ý tưởng xây dựng các KCN ở Thái Lan đã được hình thành từ những năm 60, nhưng phải đến khi Luật KCN được ban hành thì các KCN,KCX ở Thái Lan mới thực sự phát triển. Sau 15 năm kể từ khi Luật KCN ra đời đến nay đã có 40 KCN hoạt động trên địa bàn cả nước. Các KCN được xây dựng ở Thái Lan được chia thành hai loại. Loại thứ nhất được Nhà nước bảo trợ, có trường hợp xây dựng bị lỗ nhưng vẫn tiến hành xây dựng để đảm báo cân bằng và phát triển, như các KCn phía Bắc Thái Lan. Loại thứ hai Nhà nước cho phép tư nhân có thể xây dựng các KCN tại những vùng không nằm trong quy hoạch miễn là họ có thị trường. Hiện nay đã có 11 KCN loại này được xây dựng ở Thái Lan.
Ngoài ra Chính phủ còn tạo một số điều kiện thuận lợi cho phát triển KCN; diện tích KCN có thể được mở rộng hơn so với diện tích đã cho thuê hết, doanh nghiệp muốn mở rộng mặt bằng sản xuất thì họ có thể thoả thuận với chủ sở hữu đất đai ngoài hàng rào KCN (phải tuân theo quy định Cục quản lý KCN Thái Lan).
Cục quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước thống nhất về phát triển KCN. Đây là cơ quan duy nhất có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu tư; vị trí, ưu đãi các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư của từng KCN đồng thời là cơ quan duy nhất xem xét và cấp giấy phép đầu tư vào KCN. Như vậy, Thái Lan đã thực hiện được dịch vụ “một cửa” đối với thủ tục cấp giáy phép đầu tư vào các KCN, đây là đây là điểm nổi bật mà các quốc gia trong khu vực đều không có. Cụ thể, Cục quản lý KCN Thái Lan (IEAT) có quyền tiến hành các hoạt động sau:
- Điều tra, khảo sát, xây dựng chiến lựơc phát triển các KCN trên địa bàn cả nước.
- Thiết kế xây dựng các KCN.
- Cấp giấy phép đầu tư.
- Quy định ngành nghề và quy mô của cơ sở công nghiệp sẽ được cấp giấy phép đầu tư vào KCN.
- Quy định gí mua, bán và cho thuê bất động sản, động sản.
- Quản lý các nhà đầu tư trong khu công nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác...
- Phát hành ngân phiếu hoặc các loại tín phiếu nhằm mục đích đầu tư tổ chức bộ máy của IEAT gọn, tập trung nhằm giải quyết công việc nhanh và có hiệu quả.
Từ việc nghiên cứu điển hình của ba quốc gia trên cùng với một số nước khác có thể rút ra năm bài học kinh nghiệm chủ yếu sau:
Môt là, xác lập được một số sự ổn định về chính trị.
Hai là, các thể chế và luật pháp tương đối ổn định trong thời hạn nhất định. Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật phải nhất quán với tinh thần các văn bản pháp luật.
Ba là, có chính sách ưu đãi hấp dẫn về giá thành hàng hóa chế tạo tại KCN có thể cạnh tranh cao.
Bốn là, các KCN phải có lợi thế về vị trí kinh tế, xã hội, tự nhiên như gần các phi trường, bến cảng, hạ tầng cơ sở tốt.
Năm là, các thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, các hoạt động tư vấn tốt và thực hiện “dịch vụ một cửa”.
II. Các giải pháp thực hiện chủ yếu.
Phát triển KCN ở Việt Nam là một chiến lược hết sức đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.Việc phát triển KCN Dung Quất do đó vừa nằm trong chiến lược phát triển chung vừa có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Để các KCN Việt Nam nói chung, KCN Dung Quất nói riêng cần có môi trường đầu tư phát triển KCN thuận lợi. Môi trường đó gồm có nhiều yếu tố liên quan tới nhau đòi hỏi các cơ quan có chức năng phối hợp đồng bộ để giải quyết. Qua sự phân tích những tồn tại của các KCN nói chung và KCN Dung Quất nói riêng cũng như qua các bài học kinh nghiêm của các nước đề tài xin đưa ra một số giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô sau:
Các giải pháp vĩ mô.
1.1.Thống nhất quan điểm về KCN.
Các cấp các ngành cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư dài hạn, Quy mô lớn. Từ khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù, giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng mới có điều kiện thu hút đầu tư và sau đó cũng phải mất nhiều năm mới lấp đầy được. Chúng ta thành lập KCN bây giờ là bước chuẩn bị cho thực hiện mục tiêu 5-7 năm sau, đó là việc phát triển có tính toán cho thời gian dài. Đồng thời phải coi KCN là một thể chế của nền kinh tế, một dạng đơn vị kinh tế đặc biệt mà trong đó cần có các quy định riêng, nổi trội nhằm có tốc độ phát triển nhanh, khai thác có hiêu quả các nguồn lực, thế mạnh của vùng lãnh thổ.
Sự đồng bộ trong nhận thức của lãnh đạo các cấp, nhất là tỉnh và các sở ban ngànhliên quan trong quá trình vận hành của KCN sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả của KCN vì nó trực tiếp liên quan đến lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế. đòng thời khắc phục tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, không hỗ trợ lẫn nhau mà lại gây trở ngại trong quá trìng xd, phát triển KCN.
1.2.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển mạng lưới các KCN.
Bất kỳ một KCN nào khi hình thành đều có tác độnh không nhỏ tới sự phát triển của một khu vực lãnh thổ rộng lớn thậm chí tới toàn bộ đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Đồng thời, nó cũng đòi hỏi phải bỏ ramột nguồn lực lớn về vốn, kỹ thuật, tổ chức quản lý...Do đó việc thành lập KCN phải xuất phát từ lợi ích kinh tế-xã hội.
Đối với nước ta, với gần 70 KCN trên toàn quốc, so với các nước khác thì chưa phải là nhiều, nhưng hiện nay có không ít KCN được hình thành theo phong trào chứ không thực sự xét đến hiệu quả của nó đem lại. Thời gian qua là giai đoạn chúng ta phát triển các KCN theo chiều rộng để tạo nhiều khu vực có sức hut cao, đã đến lúc cần phải phát triển các KCN theo chiều sâu, phấn đấu lấp đầy các KCN đã có để tránh sự lãng phí nguồn lực to lớn mà xã hội đã bỏ ra.
Vì vậy, công tác quy hoạch phát triển KCN cần phải được thực hiện triệt để và thống nhất theo các hướng sau:
Đối với các KCN đã được thành lập cần tiến hành rà xoát lại kỹ lưỡng. Những KCN có khả năng phát triển thì tập trung vốn hoàn chỉnhxd cơ sở hạ tầng. Còn đối với những khu mà đã có quyết định thành lập nhưng chưa triển khai cần cân nhắc kỹ các yếu tố đẩy lùi tiến độ thậm chí đình hoãn xây dựng.
Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập các KCN mới, các địa phương chưa có KCN khi thành lập phải tiến hành nghiên cứu tính khả thi tỉ mỉ và khách quan. Các KCN mới nên đi theo mô hình vừa và nhỏ, không ham quy mô lớnnếu không có đủ diều kiện.
Xây dựng cơ cấu các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề cần phát triển ở mỗi KCN phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng ddịa phương cụ thể.
Cần có quy hoạch chi tiết trong việc phát triển hạ tầng ngoài hàng rào KCN nhất là tại những vùng còn gặp nhiều khó khăn như miền Trung, Tây Nguyên...
1.3.Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi thật sự hấp dẫn và phải có chương trình hành động cụ thể.
Thực hiện yêu cầu này, Nhà nước cần phải xây dựng, bổ xung những cơ chế, chính sách còn thiếu cũng như sửa đổi những chính sách không còn phù hợp với sự phát triển phát triển của KCN. Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện các bộ Luật, Luật, văn bản dưới Luật có liên quan đến các hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại...để tạo ra hành lang pháp lý thống nhất cho các KCN vận hành.
Cụ thể đối với các chính sách về phát triển KCN cần phải thực hiện các công việc sau:
Các bộ, các ngành, các địa phương thực hiện triệt để cơ chế uỷ quyền cho các Ban quản lý các KCN cấp tỉnh. Tạo điều kiện tốt nhất cho các KCN thực hiện cơ chế “một cửa-tại chỗ” có hiệu quả nhất. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước với Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Sớm sửa đổi cư chế xét duyệt cấp giấy phép đầu tư bên trong KCN, cải tiến các thủ tục trước và sau cấp giấy phép đầu tư.
Để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong khu vực này, cần thúc đẩy tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là đối với các công trình thiết yếuở những địa bàn trọng điểm, cần duy trì các nguồn vốn trung và dài hạn nhằm nhanh chóng và chắc chắn đáp ứng thoả mãn nhu cầu sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút vốn đầu tư. Xác lập cụ thể các điều kiện ưu đãi đầu tư đảm bảo dài hạn cho cả trước và sau dự án,cần có chính sách ưu đãi hợp lý, công bằng cho các chủ đầu tư vào KCN. Trong chiến lược phát triển dài hạn của KCN cần có những định chế mới hỗ trợ cho việc khuyến khích phát triển các ngành sản xuất dựa trên khai thác lợi thế, sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quảntong việc đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lực lượngượng, hạ thấp chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
``Dựa trên khung pháp lý đã được xác lập nhất quán, đồng bộ và thông thoáng cơ quan quản lý nhà nước các cấp, ngành cần nhanh chóng triển khai các chương trình hành động cụ thể; chấn chỉnh bộ máy quản lý, cải cách thủ tục hành chính.
Các giải pháp vi mô.
2.1.Đa dạng hoá các nguồn lựac tài chính để phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN và đô thị.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN là yêu cầu đối với bất kỳ một KCN nào. Như trên đã nói KCN Dung Quất đã được Ngân sách nhà nước tài trợ cho các công trình hạ tầng chính. Nhưng với quy mô diện tích lớn như Dung Quất, có nhiều hạng mục cần phải thi công thì cần phải chủ động đa dạng hoá việc huy động các nguồn lực khác vào quá trình phát triển hệ thống hạ tầng KCN. Để thực hiện được mục tiêu này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Ngân sách Nhà nướcđầu tư cho KCN Dung Quất. Trong đó cần giải quyết đồng bộ 3 vấn đề là: (1) phát huy việc sử dụnh có hiệu quả nguồn vốn do nhà nước đầu tư theo kế hoạch hằng năm; (2) tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành Trung Ương; (3) nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư xây dựng gắn với kế hoạch hàng năm và kế hoạch từng giai đoạn trên cơ sở danh mục dự án được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước sát hợp với yêu cầu thực tế về đầu tư phát triển KCN Dung Quất.
-Đối với vốn ODA, cần hình thành tổ công tác để xúc tiến việc huy động nguồn vốn này trên cơ sở hợp tác của các tổ chức tư vấn đủ tư cách pháp lý, có kinh nghiệm và năng lực về lĩnh vực này.
- Đối với vốn tín dụng ưu đãi, từng bước xây dựng cơ chế, quy trình và mối quan hệ phối hợp giữa Ban quản lý với quỹ hỗ trợ đầu tư trung ương và doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng KCN và đô thị để tranh thủ nguồn vốn này nhằm đáp ứng yêu cầu tài chính đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN và đô thị tại Dung Quất.
-Tranh thủ các nguồn vốn của các Tổng công ty 90, 91 và vốn FDI. Hướng các nguồn vốn này vào phát triển điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý nước thải... nhằm tạo sự đồng bộ hoá kết cấu hạ tầng kỹ thuật giữa bên trong với bên ngoài các cụm công nghiệp.
2.2. Hoàn thiên cơ chế, chính sách ưu đãi để thực sự có sức hấp dẫn thu hút đầu tư.
Cơ chế, chính sách là vấn đề quan trọng để tạo ra đông lực thu hút đầu tư. Trong những năm qua tại Dung Quất vấn đề này ngày càng được hoàn chỉnh và có sức hút lớn hơn, nhưng theo đánh giá chung thì nó chưa thực sự mang tính nổi trội so với các KCN khác. Do đó, cần thống nhất thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
-Thủ tục đầu tư thực hiện cơ chế một cửa (tại ban quản lý KCN Dung Quất) trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh việc uỷ quyền cấp địa điểm trong nội dung chứng chỉ quy hoạch cho các dự án đầu tư, cần thực hiện việc uỷ quyền quyết định cơ chế thí điểm đầu ra cho các dự án đầu tư phát triển đô thị Vạn Tường, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cụm chức năng trong phân khu KCN và đô thị để việc thu hút đầu tư và giải quyết các thủ tục đầu tư được linh hoạt, nhanh chóng cho các nhà đầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà.
-Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng theo cơ chế trực tiếp, một đầu mối và chọn gói qua Ban đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng của tỉnh (đối với dự án có mức đền bù trên 500 triệu đồng), và qua Ban đền bù- di chuyển dân huyện Bình Sơn (đối với các dự án có mức đền bù dưới 500 triệu đồng); các ban đền bù thống nhất thực hiện về việc tiến hành công tác đền bù, tổ chức di chuyển dân và giao mặt bằng nhanh cho các nhà đầu tư để triển khai khởi công các dự án đã cấp phép đầu tư đúng thời gian quy định. Đồng thời, cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp về giá đền bù, định mức cây cối hoa màu được đền bù trên một ha, không để các dự án đầu tư phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý và điều đó sẽ không tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư vào Dung Quất.
-Trình Chính phủ UBND tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam ban hành thêm những chính sách ưu đãi đầu tư để thực sự tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực sau lọc dầu, đầu tư khai thác cảng và sân bay, các ngành công nghiệp nặng quy mô lớn và các ngành giải quyết nhiều lao đông.
-Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, các Bộ ngành Trung Ương để trình Chính phủ hoàn thiện cơ chế quản lý và chính sách ưu đãi đầu tư theo mô hình của một khu kinh tế tổng hợp có áp dụng một số cơ chế mở để làm động lực phát triển.
2.3.Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến vận động đầu tư vào KCN.
Đây là khâu quan trọng, sống còn của KCN Dung Quất nói riêng và các KCN nói chung. Trong những năm tới cần tiến hành các bước đột phá trong công tác vận động xúc tiến đầu tư. Bao gồm:
-Tổ chức các cuộc hội thảo tại các thành phố lớn, mạnh dạn ra nước ngoài làm công tác tiếp thị dự án tại một số nước có khả năng đầu tư vào Dung Quất, như Mỹ, Nga, úc...
-Trên cơ sở Chương trình vận động đầu tư đã được phê duyệt, tiến hành chi tiết hoá thành nhiệm vụ cụ thể, trong đó cần xác định những nhiệm vụ trọng tâm, các công việc cụ thể, gắn liền các điều kiện về kinh phí và phương tiện thiết yếu đáp ứng yêu cầu triển khai.
-Phối kết hợp hoặc thuê các tổ chức tư vấn, tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các tổ chức có kinh nghiệm trong thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng hệ cơ sở dữ liệu và tài liệu kêu gọi đầu tư.
-Chủ động phối hợp với chủ đầu tư – kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp trong KCN Dung Quất hoặc các tổng công ty 90, 91 tổ chức các hội thảo chung, các cuộc hội thảo chuyên đề hoặc ra nước ngoài thực hiện kêu gọi đầu tư cho một số dự án quan trọng, đặc biệt là các dự án công nghiệp nặng.
-Củng cố và tăng cường vai trò của Cơ quan Đại diện của Ban quản lý tại Hà Nội, thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố HCM, tăng cường cơ chế phối hợp và nâng cao khả năng xúc tiến đầu tư của hai tổ chức này.
2.4.Hoàn thiện một bước hệ thống tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ ban quản lý KCN Dung Quất.
Cần gấp rút nghiên cứu để có một mô hình tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện cụ thể của KCN Dung Quất. Đồng thời, về nhân sự cần tăng cường đội ngũ cán bộ đáp ứng đòi hỏi trong khâu quản lý. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, thông thạo nghiệp vụ, có khả năng, bản lĩnh thực hiện công việc và chịu trách nhiêm về công việc được giao. Bên cạnh đó cần có cơ chế tuyển dụng, thu hút cán bộ, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư về xây dựng Dung Quất.
2.5.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực.
KCN Dung Quất khi đi vào hoạt động mạnh mẽ sẽ có nhiều ngành nghề với những công nghệ, dây truyền sản xuất hiện đại. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Thực tế, khu vực miền Trung có số lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy ngay từ bây giờ cần đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp lao động có chất lượng. Để giải quyết vấn đề này cần nhanh chóng hoàn thành trường đào tạo nghề Dung Quất đúng tiến độ. Nhà nước và tỉnh cần hỗ trợ ban đầu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạycho những khoá học đầu tiên.
III.Một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư của KCN Dung Quất.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phát triển KCN Dung Quất kính đề nghị Nhà nước và các bộ ban ngành cũng như ban quản lý KCN Dung Quất quan tâm, tập trung giải quyết các vấn đề sau:
1. Cho phép thành lập công ty đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN Dung Quất để thống nhất và chủ động phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác thu hút đầu tư.
2. Đề nghị Chính phủ nhanh chóng chuyển Dung Quất thành một khu kinh tế tổng hợp. Thực tế, Dung Quất tuy cùng tên với các KCN khác, nhưng về bản chất lại không phải như vậy. Việc gọi Dung Quất đúng như bản chất của nó sẽ giúp Dung Quất được phép áp dụng một số cơ chế thực sự tương xứng với tầm vóc của nó.
3. Hiện nay tình chiếm đất làm nhà trái phép, tình trạng, tình trạng vi phạm về quy hoạch, xây dựng và môi trường, tình hình an ninh trật tự trong KCN Dung Quất đang có biểu phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng và huyện Bình Sơn có những biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt diểm.
4. Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm cảng Trung Trung Bộ (trong đó có cảng Dung Quất) làm cơ sở để ban quản lý sớm tiến quy hoạch chi tiết sử dụng đất và đầu tư phát triểnhạ tầng cụm cảng nước sâu Dung Quất; trong đó quan trọng nhất kề chắn cát càn được đầu tư xây dựng sớm nhằm thu hút đầu tư vào các dụ án công nghiệp nặng.
5. Trước mắt, khi chưa được chuyển đổi thành khu kinh tế tổng hợp, tỉnh Quảng Nam nên ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các dự án nằm trên lãnh thổ của tỉnh. Hiện nay, so sánh sự ưu đãi mà hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam dành cho các dự án đầu tư vào Dung Quất thì tỉnh Quảng Ngãi có sức hấp dẫn hơn. Do đó, cần có thêm chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong toàn KCN.
Kết luận
Phát huy tối đa nguồn nội lực và tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài là một chiến lược đã được Đảng và nhà nước khẳng định trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Một trong những bước đi nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược này chúng ta đã cho thành lập một mô hình kinh tế mới, đó là KCN. Các KCN này với những điều kiện thuận lợi như chính sách đầu tư ưu đãi, thủ tục đầu tư được đơn giản hơn...đã thu hút được một khối lượng vốn đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển của các KCN trong cả nước, Chính phủ đã cho phép nghiên cứu và thành lập thêm mô hình KCN mới, cụ thể là KCN Dung Quất (có tính chất là một khu kinh tế tổng hợp) và Khu kinh tế mở Chu Lai. Có thể nói việc thành lập hai loại đặc khu kinh tế này đã nâng việc phát triển KCN ở nước ta lên tầm cao mới.
Giai đoạn từ năm 1996-2001 là thời gian khởi động của KCN Dung Quất, qua đó đã cho thấy những thành tựu bước đầu của KCN này như đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn của các ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí,vật liệu xây dựng... Quan trọng hơn nó cho phép chúng ta thấy được những lợi thế của KCN Dung Quất, đó là có hệ thống cơ sở hạ tầng vào loại hiện đại nhất so với các KCN khác, bắt đầu áp dụng những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, công tác tổ chức thu hút đầu tư có hiệu quả hơn, từ đó cho thấy khả năng to lớn mà Dung Quất có thể đạt được trong thời gian tới, cụ thể là trong giai đoạn 2002-2005, đây sẽ là giai đoạn mà KCN Dung Quất sẽ có bước đột phá về thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bức xúc mà KCN Dung Quất gặp phải mà đã, đang và sẽ gây cản trở không nhỏ đối vứi sự phát triển của Dung Quất như những vướng mắc về cơ chế quản lý, việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Dẫu vậy, với vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế miền trung nói riêng và của cả nước nói chung chúng ta hy vọng và tin tưởng KCN Dung Quất sẽ thực hiện thành công các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những hạn chế để phát huy tối đa những lợi thế của mình, góp phần đưa nền kinh tế miền trung theo kịp sự phát triển của hai đầu đất nước.
Hà Nội tháng 4/2002.
Tài liệu tham khảo.
I.Sách.
1. Dung Quất hành trình vào thế kỷ XXI –H: Chính trị quốc gia, 1998.
2. Giáo trình Kinh tế Đầu tư - PGS, TS Nguyễn Ngọc Mai –NXB Giáo Dục, 1998.
3. Khu công nghiệp, Khu chế xuất với cơ hội đầu tư tại Việt Nam –H: Chính trị quốc gia, 1993.
4. Kinh nghiệm thế giới về phát triển Khu công nghiệp, KCX và đặc khu kinh tế –H: Chính trị quốc gia, 1994.
5. Miền Trung cơ hội đầu tư phát triển kinh tế –NXB Đà Nẵng, 1994.
II. Tạp chí.
1. Cộng sản số 1/1998.
2. Công Nghiệp số 13/2000; số 8,22,24/2001; số 1+2/2002.
3. Kinh tế & Dự báo số 13/2001.
4. Kinh tế phát triển số 36/2000.
5. Nghiên cứu kinh tế số 5/1998; 6/2000.
6. Phát triển kinh tế số 105/1999; 117/2000.
III. Văn bản pháp luật.
1. Quy định chi tiết Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định 24/ CP năm 2000.
2. Quy định chi tiết Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ban hành kèm theo Nghị định 51/CP năm 1999.
3. Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo nghị định số 36/CP năm 1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29081.doc