Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán. Tư khi đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau có lúc xuy tàn có lúc hưng thịnh, nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các công ty chứng khoán tới sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán.
Tư vấn hoạt động tài chính là hoạt động được các công ty chứng khoán chú trọng phát triển. Đây là hoạt động đem lại doanh thu cũng khá cao cho các công ty chứng khoán nhưng nó cũng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức, công ty chứng khoán khác. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy các CTCK phải đề ra cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thời đại Với tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình phần nào có thể giúp công ty hoàn thiện phần nào hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty.
61 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về khả năng cạnh tranh cua công ty chứng khoán Biển Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng và các cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường và của thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, năng lực quản trị kinh doanh luôn được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới hiệu quả của công ty chứng khoán.
+Uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường
Uy tín thương hiệu của công ty chứng khoán trên thị trường được thể hiện ở sự ổn định khách hàng, ở sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt động.
Uy tín hoạt động là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty, nhưng nó lại được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau từ bên trong công ty như: năng lực và uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt động , khả năng tài chính , chát lượng dịch vụ , trình độ chuyên môn của công nhân viên …Uy tín của một công ty chứng khoán là một tài sản vô hình mang lại lợi thế hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán. Cùng một sản phẩm dịch vụ trên thị trường, công ty chứng khoán nào có uy tín hơn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động và phát triển dịch vụ chiếm lĩnh thị trường hơn các công ty khác.
Đặc thù cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
1.2.4.1 Mức độ cạnh tranh
Trước hết, thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới tuy rằng đã có gần 8 năm ra đời. Do vậy, các định chế tài chính trung gian như các công ty chứng khoán mới ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng. Theo thống kê hiện nay,thành viên chính thức của sở giao dịch chứng khoán có khoảng 87 công ty chứng khoán,ngoài ra con rất nhiều công ty đang nộp hồ sơ đăng ký làm thành viên. Trong khi có khoảng hơn 0.4% dân số tham gia thị trường chứng khoán. Thực tế cho thấy số lượng các công ty chứng khóan như hiện nay là quá nhiều. Do vậy, cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán về thị phần và về nhân sự ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Hơn thế nữa, thị trường chứng khoán là một thị trường kinh tế hiện đại, nơi có những đòi hỏi rất cao về công nghệ và nhân lực.Do đó, sau thời gian vàng son những tháng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 ,những công ty chứng khoán mới ra đời không thể mong đợi ở doanh thu tự doanh sẽ tiếp tục là nguồn thu chính, hỗ trợ sự tồn tại của công ty , mà phải đi lên từ chính năng lực thực sự của mình . Đó là sự hoàn thiện của công nghệ và qui trình giao dịch; trình độ nghiệp vụ cua nhân viên trong công ty. Qui luật cạnh tranh là qui luật kinh tế tất yếu. Những công ty chứng khóan nào không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải. Nhận thức rất rõ điều này nên cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Các công ty chứng khoán bước và cuộc cạnh tranh mới với rất nhiều các chiêu thức cạnh tranh. Nhưng trong tương lai gần ,công ty chứng khoán nào giành được ưu thế về công nghệ và nhân lực thì công ty đó sẽ chiến thắng.
1.2.4.2 Đặc thù cạnh tranh trong kinh doanh chứng khoán
Qua một và nhận định ở phần mức độ cạnh tranh ta đã nhận thấy được phần nào những đòi hỏi cấp thiết trong cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Mặt khác, các công ty chứng khoán cần nắm rõ đặc thù cạnh tranh trong lĩnh vực chứng khoán để có những chiến lược , sách lược cần thiết cho mình.
Trước hết, thị trường chứng khoán là thị trường kinh tế bậc cao. Sản phẩm kinh doanh trong lĩnh vực này không phải là những hàng hóa dịch vụ thông thường, mà đó là những giấy tờ có giá-các chứng khoán, hay nói cách khác đó là kinh doanh giá trị và thị trường là thị trường của niềm tin. Do đó, việc giao dịch các hàng hóa này cũng không hề đơn giản, nó đòi hỏi một qui trình giao dịch chặt chẽ và an toàn, giúp các nhà đầu tư an tâm khi giao dịch đảm bảo những chứng khoán họ nhận được là thực tế, hợp pháp và không có sự gian lận lừa đảo. Như vậy, những đòi hỏi về công nghệ và nhân lực là tất yếu.
+ Công nghệ
Trong kinh doanh chứng khoán, thì ngoài yêu cầu công nghệ trong qui trình giao dịch như hạ tầng mạng kết nối với Sở giao dịch và trung tâm giao dịch, hệ thống kết nối giữa các ngân hàng thanh toán với công ty chứng khoán…thì vấn đề công nghệ trong cung cấp thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ cũng rất quan trọng. Các nhà đầu tư không những đòi hỏi lệnh giao dịch của họ phải được thực hiện nhanh, chính xác, trung thực , thành công mà hơn hết họ cần có những thông tin chính xác, kịp thời để làm căn cứ đưa ra các quyết định giao dịch thích hợp, để hiện thực hóa lợi nhuận.
Vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội- kinh tế nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng là không thể phủ nhận dược. Có lợi thế về công nghệ thông tin , các công ty chứng khoán mới có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất và đa dạng hóa dịch vụ dễ dàng hơn nhiều, mọi khoảng cách về địa lý bị rút ngắn, khách hàng có thể đặt lệnh ở bất cứ nơi đâu có mạng…
Nhất là hiện nay,việc hai sàn giao dịch gấp rút chuyển sang giao dịch tự động không sàn, thì xu hướng hiện đại hóa công nghệ là khá rõ ràng. Năng suất nhập lệnh của công ty chứng khoán lúc này sẽ phụ thuộc vào việc hệ thống kết công nghệ có kết nối tốt với ngân hàng thanh toán và hai sàn hay không . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trình độ và khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán trong giai đoạn tới đây.
Như vậy, những đòi hỏi về công nghệ đối với công ty chứng khóan là rất quan trọng. Tuy nhiên, nâng cao công nghệ cũng cần đi đôi xem xét nâng cao tiềm lực tài chính của từng công ty cụ thể.
+Nhân lực
Ngoài những đòi hỏi về công nghệ thì nhân lực trong kinh doanh chứng khoán cũng không kém phần quan trọng. Nói đến nhân lực tức nói đến trình độ chuyên môn của nhân viên. Bởi sản phẩm dịch vụ chứng khoán là dịch vụ tài chính, hàm lượng chất xám càng cao thì giá trị của dịch vụ càng cao.
Nếu nói đơn thuần về công nghệ, chỉ cần đầu tư một khoản tiền lớn là công ty chứng khóan có thể sở hữu phần mềm công nghệ hiện đại,mang tính mở , có khả năng tích hợp với nhiều ngân hàng và hai sàn Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, đằng sau sự kết nối là sự chuyên nghiệp hóa về qui trình nghiệp vụ một cách chi tiết và nhân lực là yếu tố quyết định .
Thực tế cho thấy,sự phát triển nhân sự không theo kịp sự bùng nổ các công ty chứng khoán, nạn chảy máu chất xám tại các công ty vẫn là vấn đề đau đầu các cấp quản trị trong công ty. Cuộc cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán về nhân lực cũng không kém phần quyết liệt. Thậm chí, nhiều công ty coi yếu tố nhân lực là vũ khí cạnh tranh đắc lực.
Tuy nhiên, đầu tư vào nhân lực cũng cần xem xét trong hiệu quả mang lại từ nó đối với công ty. Bởi thực tế có những công ty nhận thức chưa sâu về vấn đề này,kết quả là chỉ chạy theo đánh bóng và tô vẽ cho công ty bằng việc chiêu ngộ rất nhiều thạc sĩ tiến sĩ có bằng đại học nước ngoài lương thưởng hậu hĩnh trong khi hiệu quả đem lại không tương xứng.
Nhân lực là vấn đề quan trọng nhưng cần hiểu được tầm quan trọng này một cách sâu sắc tránh việc chỉ chạy theo hình thức.
Ch¬ng 2: Thùc tr¹ng vÒ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña c«ng ty chøng kho¸n BIỂN VIỆT
2.1:Khái quát về Công ty chứng khoán Biển Việt
2.1.1:Giới thiệu chung
Công ty chứng khoán Biển Việt được thành lập ngày 28/12/2006 theo giấy phép hoạt động số 43/UBCK – GPHĐKD do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp với mô hình công ty cổ phần. Đăng ký kinh doanh số 0103015053 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 18/12/2006. Công ty chứng khoán Biển Việt đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 25 tỷ nhưng do sự phát triển của thị trường cũng như tiềm lực của Công ty, vốn điều lệ hiện nay của Công ty là 100 tỷ. CBV chính thức trở thành thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2007. Được thành lập trong cơn sốt của thị trường chứng khoán Việt Nam, Công ty chứng khoán Biển Việt coi đó như một lợi thế ban đầu, tạo đà cho một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Tên công ty : Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt
Tên giao dịch quốc tế : Bien Viet Securities Joint Stock Company
Tên giao dịch và viết tắt : CBV
Địa chỉ : 14 Trần Bình trọng – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Call-centre : (+84 4)9306336
Tel : (+84 4)9289492
Fax : (+84 4)9289493
Website :
Email : supports@cbv.vn
Biểu tượng :
Công ty chứng khoán Biển Việt chính thức đi vào hoạt động ngày 25/5/2007 và đồng thời công bố chỉ số CBV-Index hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc theo dõi, đánh giá mức độ tiến triển của thị trường chứng khoán. Đó là công ty đầu tiên trong ngành đưa ra chỉ số chứng khoán CBV Index và giới thiệu rộng rãi tới nhà đầu tư của cả nước phương pháp đầu tư chứng khoán theo chỉ số.
CBV còn tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (chứng nhận bởi0 tổ chức quốc tế Bureau Veritas-UKAS của Vương Quốc Anh) vào ngày 12/6/2007. CBV còn là thành viên Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội chứng khoán quốc tế ISITC-IOA.
CBV còn hợp tác với nhiều tổ chức như Info TV, báo Việt Nam New, VTV, Bloomberg, báo Đảng cộng sản Việt Nam.v.v.…. Ngày 1/10/2007, công ty chứng khoán Biển Việt đa cung cấp thêm chỉ số CBV-Index của sàn OTC cho các nhà đầu tư.
Với khẩu hiệu “Thành công của bạn. Niềm đam mê của chúng tôi”, CBV luôn hướng tới khách hàng, gắn chặt sự thành công và lợi nhuận của khách hàng với sự phát triển của công ty. Trong một thị trường nóng bỏng với vô vàn cơ hội và rủi ro đối với khách hàng, công ty xem đây như là dịp để khẳng định khả năng cung cấp các dịch vụ có giá trị nhất cho khách hàng của mình. Khách hàng đến với CBV để nhận được sự phục vụ tận tâm, chính xác, được tư vấn để hạn chế rủi ro và gặt hái lợi nhuận tối đa. CBV muốn trở thành người bạn đồng hành của mội khách hàng không chỉ trong những thời điểm thuận lợi mà trong cả những lúc khó khăn nhất của thị trường chứng khoán.
2.1.2:Các dịch vụ cung cấp
Tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (chứng nhận bởi tổ chức quốc tế Bureau Veritas – UKAS của Vương Quốc Anh), CBV tập trung vào những dịch vụ sau :
Các dịch vụ cho nhà đầu tư cá nhân :
- Môi giới chứng khoán:
Bao gồm các nghiệp vụ : + Mở tài khoản
+ Nhận lệnh mua bán
+ Theo dõi tài khoản
+ Theo dõi giao dịch
+ Chăm sóc khách hàng
Hiện nay, Công ty chứng khoán Biển Việt đang triển khai hai hình thức môi giới :
Môi giới giao dịch chứng khoán niêm yết
Công ty thực hiện nhận lệnh giao dịch của khách hàng và thực hiện giao dịch cho khách hàng tại sàn giao dịch của công ty, đại lý, chi nhánh nhận lệnh.
Các nhà đầu tư giao dịch tại công ty có thể đặt lệnh giao dịch dưới các hình thức sau :
+ Đặt lệnh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng, các đại lý nhận lệnh của công ty
+ Liên lạc với điện thoại viên để đặt lệnh
+ Đặt lệnh tự động qua Call-centrer
+ Đặt lệnh qua SMS 0906001133
Kết quả khớp lệnh sẽ được thông báo qua tờ kết quả khớp lệnh (tại trụ sở hay đại lý nơi nhà đầu tư đặt lệnh từ 16h30 cùng ngày) hoặc SMS kết quả cho nhà đầu tư.
Môi giới giao dịch chứng khoán chưa niêm yết
Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này tại CBV, họ điền vào form yêu cầu giao dịch chứng khoán OTC cùng các thông tin liên quan để CBV lưu trữ, công bố thông tin qua bảng gaio dịch điện tử, website, bản tin OTC và các phương tiện thông tin khác của công ty. Ngay khi tìm kiếm được khách hàng phù hợp, CBV sẽ giúp các bên mua và bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng theo mẫu chuẩn của CBV.CBV sẽ là bên thứ ba có trách nhiệm làm chứng và trung gian thanh toán, giúp hai bên tiến hành các thủ tục chuyển nhượng tại Tổ chức phát hành.
-Lưu ký chứng khoán
Bao gồm có các ngiệp vụ : + Thanh toán bù trừ
+ Lưu ký chứng khoán
+ Quản lý ủy thác đấu giá và đại lý đấu giá
Thanh toán bù trừ chứng khoán : có 3 hình thức
+ Bù trừ đa phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp lệnh trong cùng ngày giữa tất cả các bên tham gia giao dịch theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
+ Bù trừ song phương là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp lệnh trong cùng ngày theo từng cặp đối tác giao dịch và theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán.
+ Thanh toán trực tiếp là việc trung tâm lưu ký căn cứ vào kết quả giao dịch tính toán nghĩa vụ thanh toán tiền, chứng khoán ròng của các bên tham gia thanh toán.
Lưu ký chứng khoán : là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán và các chứng từ có giá của khách hàng, đồng thời thực hiện các quyền của khách hàng đối với chứng khoán.
CBV cung cấp dịch vụ lưu lý cho nhà đầu tư nhằm mục đích :
+ Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí của nhà đầu tư
+ Tránh được các rủi ro, hư hỏng, mất mát, giả mạo…khi nhà đầu tư tự cất giữ chứng khoán tại nhà
+ Được đảm bảo các quyền lợi của người sở hữu chứng khoán (quyền bỏ phiếu, mua cổ phiếu, quyền cổ phiếu thưởng và cổ tức, chuyển đổi trái phiếu, tách gộp cổ phiếu…).
Công ty chứng khoán Biển Việt nhận lưu ký miễn phí sổ cổ đông cho mọi nhà đầu tư có nhu cầu ký gửi như một dịch vụ bảo quản cổ phiếu đối với khách hàng ngay cả khi nhà đầu tư chưa có ý định giao dịch trong thời điểm hiện tại.
-Dịch vụ tư vấn tài chính
CBV cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính bao trùm các lĩnh vực tiếp thị tài chính, quan hệ công chúng, tài chính doanh nghiệp, tư vấn pháp lý và quan hệ cổ đông.
Tư vấn cổ phần hóa
+ Xây dựng lộ trình cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp
+ Lập phương án cổ phần hóa
+ Phát hành ra công chúng
+ Tư vấn niêm yết và sau niêm yết
Tư vấn tăng vốn
Định giá doanh nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá doanh nghiệp
Quản lý đầu tư
Tư vấn mua bán/sáp nhập doanh nghiệp
+ Lập kế hoạch mua bán/sáp nhập
+ Định giá doanh nghiệp
+ Tư vấn cơ cấu doanh nghiệp
+ Đàn phán, lập hợp đồng
Dịch vụ quan hệ cổ đông
Biển Việt cung cấp nhiều loại dịch vụ tư vấn khác nhau nhằm nâng cao hình ảnh, gia tăng giá trị cho cổ đông cũng như sự hiện diện của công ty khách hàng trên thị tường tài chính.
Tư vấn pháp lý
+ Tư vấn về thủ tục pháp lý và các điều lệ quy định
+ Hỗ trợ việc cung cấp thông tin đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Tư vấn tài chính doanh nghiệp
+ Báo cáo tài chính : bao gồm thiết kế và lên bản thảo báo cáo thường niên
+ Thuyết trình và truyền thông tài chính
+ Công tác tổ chức các hoạt động chào bán doanh nghiệp cho bên bán
+ Khảo sát doanh nghiệp/nhà máy cho bên mua
+ Quản lý tình huống/xử lý khủng hoảng
+ Tư vấn IPO, tăng vốn, mua bán/sáp nhập doanh nghiệp
+ Cung cấp các nghiên cứu độc lập về ngành và doanh nghiệp
Tiếp thị và quan hệ công chúng
+ Chuẩn bị các thông báo doanh nghiệp và quan hệ báo chí
+ Dịch và chuẩn bị các tài liệu thuyết trình
+ Đào tạo kỹ năng quản lý
+ Tổ chức các cuộc họp với giới phân tích và đầu tư
+ Lên kế hoạch và tổ chức buổi giới thiệu doanh nghiệp và tọa đàm với nhà đầu tư
+ Phát triển và duy trì website
+ Quản lý truyền thông về IOP và tăng vốn
+ Cung cấp dịch vụ lưu trữ và quản lý tài liệu văn bản
-Dịch vụ tín dụng
+Cầm cố chứng khoán : là việc CBV phối hợp cùng các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho người đầu tư vay tiền để đầu tư chứng khoán, với tài sản thế chấp là chứng khoán do người đầu tư sở hữu.Hiện nay, CBV đã ký kết hợp đồng hợp tác về việc cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán cho khách hàng với các ngân hàng VPBank và Habubank.
+Ứng trước tiền bán : là dịch vụ CBV phối hợp cùng các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho khách hàng ứng trước tiền bán chứng khoán trong thời gian khách hàng chờ nhận tiền bán chứng khoán tại CBV. Dịch vụ này giúp khách hàng tăng vòng quay của vốn, nhanh chóng đưa tiền vào kinh doanh chứng khoán, khắc phục nhược điểm T+3 của các Trưng tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay, CBV đã ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán cho khách hàng với Ngân hàng Habubank. Khách hàng có thể nhận tiền ứng trước ngay khi làm thủ tục.
+Repo chứng khoán : là hợp đồng kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn, theo đó khách hàng ký kết Hợp đồng bán chứng khoán cho CBV đồng thời CBV cam kết sẽ bán lại số chứng khoán đó cho khách hàng tại một thời điểm xác định trong tương lai. Lợi thế của dịch vụ này là số tiền thu được của khách hàng cao hơn so với vay theo dịch vụ cầm cố mà khách hàng vẫn đảm bảo sẽ được sở hữu lại chứng khoán đã bán. Đồng thời, thủ tục cũng nhanh gọn, thuận tiện và linh hoạt. Khách hàng có thể nhận được tiền ngay khi ký kết hợp đồng.
2.1.3:Chỉ số CBV
Bộ chỉ số CBV được tạo ra dựa trên phương pháp tổng giá trị vốn hóa thị trường theo % cổ phiếu dành cho nhà đầu tư bên ngoài, nhằm mục đích theo dõi và dự đoán biến động của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Danh mục tổng hợp CBV Index
Chỉ số tổng hợp CBV-Total-Index là chỉ số của tất cả các công ty đang được niêm yết trên toàn bộ hai sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, mang tới cho nhà đầu tư một cách đánh giá tổng thể diễn biến tài chính của thị trường chứng khoán Việt Nam. Công ty quản lý quỹ niêm yết sẽ không được tính trong CBV-Total-Index để tránh tình trạng giá các cổ phiếu bị tính hai lần.
Dựa trên tổng giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản, CBV-Total-Index được chia nhỏ thành các nhóm chỉ số : CBV-Index (Largecap), CBV-Midcap và CBV-Smallcap (như hình vẽ dưới đây)
Hình 2.1 : Sơ đồ danh mục chỉ số của các tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam
CBV Total
CBV Index
(Largecap)
CBV 10
CBV 20
CBV Growth
CBV Value
CBV Blend
CBV Midcap
CBV Midcap
Growth
CBV Midcap
Value
CBV Midcap
Blend
CBV Smallcap
CBV Smallcap
Growth
CBV Smallcap
Value
CBV Smallcap
Blend
CBV Sectors
CBV Index là chỉ số đại diện cho giá giao dịch của 50 công ty hàng đầu đang niêm yết có tổng giá trị thị trường và tính thanh toán cao nhất tại hai sàn. Tổng giá trị giao dịch của CBV-Index cũng chiếm tới hơn 70% giá trị giao dịch của toàn thị trường.
CBV-20 là một danh mục của 20 công ty trong 50 công ty liệt kê trong CBV-Index.Tương tự như CBV-Index, tổng giá trị vốn hóa thị trường của CBV-20 chiếm tới hơn 70% giá trị vốn hóa thị trường và tổng giá trị giao dịch của CBV-20 chiếm tới hơn 60% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.
CBV-10 bao gồm 10 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam có giá trị vốn hóa thị trường từ đầu năm 2007 đến nay chiếm trên 50% tổng giá trị vốn hóa thị trường và tổng giá trị giao dịch trên 40%.
CBV-Midcap bao gồm 30 công ty trên tổng số 60 công ty cỡ vừa có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty cỡ vừa (tổng giá trị vốn hóa thị trường từ 150 tỷ đến 500 tỷ VND).
CBV-Smallcap bao gồm 30 công ty trên tổng số 73 công ty nhỏ (tổng giá trị vốn hóa thị trường ít hơn 150 tỷ VND) được thị trường ưa chuộng và có tính thanh khoản cao nhất trong nhóm các công ty có số vốn nhỏ.
CBV tăng trưởng và giá trị
CBV tăng trưởng bao gồm nhóm các công ty được thị trường kỳ vọng sẽ có chỉ số tăng trưởng cao trong tương lai.
CBV giá trị bao gồm các tập đoàn lớn có cổ phiếu rẻ hơn và không được thị trường kỳ vọng cao như các cổ phiếu ở danh mục cổ phiếu CBV tăng trưởng.
-CBV ngành
Công ty chứng khoán Biển Việt còn phát triển 10 bộ chỉ số CBV- ngành của 10 ngành kinh tế Việt Nam dựa trên tiêu chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark), một hệ thống phân loại chung nhất tạo thành bộ chỉ số Down Jones và FTSE.
CBV-Ngành gồm 10 chỉ số là đại diện tiêu biểu của các ngành chính của nền kinh tế Việt Nam:
+ CBV Công nghệ (Technology)
+ CBV Y tế (Health Care)
+ CBV Công nghiệp (Industry)
+ CBV Điện nước (Utilities)
+ CBV Nguyên vật liệu (Basic materials)
+ CBV Tài chính (Finance)
+ CBV Dầu khí (Oil & Gas)
+ CBV Dịch vụ tiêu dùng (Customer services)
+ CBV Hàng tiêu dùng (Consumer goods)
+ CBV Viễn thông (Telecommunication)
CBV
Viễn thông
CBV
Y tế
CBV
Công nghệ
CBV
Công nghiệp
CBV
Tài chính
CBV
Điện nước
CBV
Dịch vụ
Tiêu dùng
CBV
Dầu khí
CBV
Nguyên
vật liệu
CBV Hàng
Tiêu dùng
CBV
ngành
Hình 2.2:Sơ đồ các nhóm ngành kinh tế trong CBV- Ngành
2.1.4:Mô hình tổ chức của công ty
Công ty chứng khoán Biển Việt được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần
Hình2.3: Sơ đồ mô hình tổ chức của công ty
Phó tổng giám đốc
Phân
tích
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Lưu ký
Môi giới
Tín dụng
Ban kiểm soát
Marketing
Phát triển
mạng lưới
Hành chính
nhân sự
Kế
toán
Phát triển
hệ thống
Phòng
giao dịch
Cầm cố
CK
Ứng
trước
tiền bán
CBV Index
Tư vấn
Tự
doanh
2.1.5:Cơ cấu nhân sự
Với mục tiêu trở thành một mạng lưới tài chính năng động trên khắp toàn cầu, một mạng lưới tài chính chuyên nghiệp có duy nhất một mục đích là đem lại ích lợi kinh tế tốt nhất cho khách hàng, Công ty chứng khoán Biển Việt đã đầu tư và không ngừng cải thiện cơ sở vật chất cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty có khoảng 60 nhân viên.
- Nhân viên CBV
CBV luôn tôn trọng giá trị đích thực – tài sản quý giá nhất của công ty, đó là con người. Công ty không ngừng tìm kiếm và kết nạp những thành viên xuất sắc nhất vào hàng ngũ của mình, cung cấp cho họ đầy đủ công cụ và tạo điều kiện làm việc, học tập chuyên nghiệp.
Khi tiếp xúc với mỗi nhân viên CBV, khách hàng dễ cảm nhận được một sự nhiệt tình, một phong cách phục vụ chuyên nghiệp mà nền tảng là một hệ thống kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà nhà đầu tư đang tìm kiếm.
Các thành viên của CBV luôn nỗ lực học hỏi để nâng cao nghiệp vụ của mình, đảm bảo các sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện về mặt chất lượng, đẩy mạnh dịch vụ khách hàng, để mỗi nhà đầu tư khi trở lại CBV lần tiếp theo luôn cảm nhận được một sự phát triển hết mình của công ty.
- Lãnh đạo CBV
Ban lãnh đạo CBV là sự kết hợp tinh tế giữa kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo đã từng điều hành quản lý nhiều ngân hàng và sự sáng tạo, nhiệt huyết của những lãnh đạo trẻ đã được đào tạo bài bản trong các ngành tài chính trong và ngoài nước.
Nắm giữ vị trí trung tâm và một vai trò dẫn đầu trong từng dịch vụ mà CBV cung cấp, lãnh đạo CBV luôn đoàn kết để tìm kiếm những ý tưởng mới mang tính cách mạng, để đón trước và vượt xa những yêu cầu, mong đợi của nhà đầu tư khi đến với công ty.
Các nhà lãnh đạo cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đưa CBV trở thành công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, sánh vai với các tập đoàn tài chính hàng đầu trên thế giới.
2.2 Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt
2.2.1 Các hoạt động của công ty chứng khoán Biển Việt
2.2.1.1 Môi giới chứng khoán
Phòng môi giới CBV với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong việc tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt những thông tin nhanh chóng và kịp thời. Các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán sẽ được nhân viên môi giới trực tiếp hướng dẫn các thông tin cần thiết giúp nhà đầu tư có thể hiểu và tham gia đầu tư hiệu quả. Ngoài ra, định kỳ phòng môi giới tổ chức những buổi hội thảo theo chuyên đề dành cho nhà đầu tư CBV
Công ty chứng khoán CBV cung cấp cho các nhà đầu tư các dịch vụ tiện ích khác như:
Bản tin HOSE miễn phí mỗi ngày.
Bản tin tuần miễn phí do CBV phát hành.
Nhân viên hỗ trợ giao dịch.
Nhận kết quả khớp lệnh qua SMS trong vòng 2 phút sau khi có kết quả.
Website cung cấp thông tin tài chính miễn phí.
Sàn giao dịch rộng rãi và tiện nghi.
…
+ Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán:
NĐT có thể thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán khi có kết quả khớp lệnh.
NĐT liên hệ nhân viên giao dịch điền vào “Giấy đề nghị ứng trước tiền bán chứng khoán kiêm cam kết hoàn trả tiền tạm ứng” (03 bộ).
+Lưu ký chứng khoán :
NĐT khi cần lưu ký chứng khoán sẽ thực hiện các bước :
Mở tài khoản chứng khoán tại CBV
Điền đầy đủ thông tin vào Phiếu gửi chứng khoán (02 liên)
Chuyển cho nhân viên lưu ký bản chính các chứng chỉ chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán.
Nhân viên lưu ký sẽ nhận, kiểm tra và ký xác nhận trên phiếu gửi chứng khoán.
2.2.1.2 Tư vấn tài chính
Dịch vụ tư vấn tài chính CBV mang đến cho NĐT bao gồm:
tư vấn định giá doanh nghiệp,
tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp,
tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp,
tư vấn phát hành chứng khoán,
tư vấn niêm yết chứng khoán,
tư vấn bình ổn giá chứng khoán,
…
Phương châm của hoạt động tư vấn tài chính là hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất và trong thời gian nhanh nhất.
2.2.1.3 Tự doanh chứng khoán
Với đội ngũ các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính có kinh nghiệm làm việc và được đào tạo trong và ngoài nước, công ty đã thiết lập được các danh mục đầu tư tự doanh hợp lý, tối thiểu hoá rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận. Kết quả là đã đem lại cho công ty những khoản lợi nhuận to lớn
Danh mục đầu tư chứng khoán tự doanh của công ty năm 2007. Có thể nói hoạt động tự doanh đã đem lại nguồn lợi nhuận to lớn trong cả hai năm 2007 và năm 2008. Hoạt động tự doanh được xem là hoạt động cứu cánh cho các công ty chứng khoán nhỏ khi mà các hoạt động kinh doanh khác chưa có chỗ đứng trên thị trường. Đối với công ty chứng khoán Biển Việt cũng không là ngoại lệ, tuy là công ty lớn có chỗ đứng trên thị trường nhưng ngoài xác định vị thế của mình trong môi giới công ty cũng chú trọng vào mảng tự doanh để tận dụng nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi về phân tích tài chính và thị trường chứng khoán.
2.2.1.4 Các nghiệp vụ khác
Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Hoạt động bảo lãnh cũng chưa được chú trọng tại công ty thể hiện ở doanh thu bảo lãnh năm2007 cũng chỉ chiếm 3% doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng
2.2.2 Một vài đánh giá qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK Biển Việt
Để có một cái nhìn khái quát tình hình tài chính của công ty, sau đây ta sẽ tính toán một số chỉ tiêu để thấy được hiệu quả hoạt dộng của công ty cũng như khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty ra sao. Từ đó, ta sẽ xem xét những mặt được và chưa được của công ty , tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Đồng thời qua đây ta cũng phần nào đánh giá được một phần khả năng cạnh tranh của công ty là đến mức nào.Bởi một công ty phải có kết quả hoạt động tốt thì mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.1 Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động bao gồm các chỉ tiêu sau:
*Chỉ tiêu đánh giá thay đổi về nguồn vốn
Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng , được sử dụng để xác định mức độ cải thiện hoặc giảm sút về khả năng tài chính của công ty chứng khoán trong năm và được tính bằng công thức:
Møc ®é Chªnh lÖch nguån vèn gi÷a n¨m nay vµ n¨m tríc
thay ®æi vÒ= x 100
nguån vèn Nguån vèn n¨m tríc
Møc ®é (2 263 285 378 478 – 673 860 038 900)x100
thay ®æi vÒ = =236 (%)
nguån vèn 2007 673 860 038 900
Mức độ thay đổi nguồn vốn của CTCK Biển Việt trong năm 2007 là 236%, có nghĩa là tương ứng với 100 đồng vốn năm trước thì năm nay tăng thêm được 236 đồng. Qua chỉ tiêu này cho ta thấy, tốc độ tăng nguồn vốn năm nay của công ty là khá mạnh
*Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ lệ này được tính theo công thức:
Tỷ lệ% Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán trong kỳ
chi phí = x100
hoạt động Doanh thu thuần kinh doanh chứng khoán
Tỷ lệ(%) 102 448 663 224
chi phí hoạt = x 100 = 36,66(%)
động 2007 279 457 026 931
2.2.2.2 Đánh giá qua nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh một thời kỳ nhất định, là đáp số cuối cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai của công ty.Chỉ tiêu này bao gồm:
*Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu dạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Cụ thể:
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế
lợi nhuận sau thuế = x100
trên doanh thu Doanh thu thuần
Tỷ suất 163 555 817 872
lợi nhuận sau thuế = x100 =57,44%
trên doanh thu 2007 284 732 799 894
*Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lợi của đồng vốn, công thức tính cụ thể:
tû suÊt Lîi nhuËn sau thuÕ
lîi nhuËn trªn = x100
vèn kinh doanh Vèn kinh doanh b×nh qu©n
Tû suÊt 163 555 817 872 x 100
lîi nhuËn trªn = = 11,14%
vèn kinh doanh 2007 (673 860 038 900 + 2 263 285 378 478)/2
Chỉ tiêu này cho thấy, năm 2007 bình quân cứ 100 đồng vốn kinh
Doanh thu tạo ra 11,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này hơi khiêm tốn, nhưng xét trong điều kiện công ty mới thành lập được hơn một năm, vẫn đang trong quá trình mở rộng và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền dẫn…thì kết quả này là rất đáng ghi nhận, cho thấy công ty hoạt động là có hiệu quả tốt.
*Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Mục tiêu hoạt động của công ty là đem lại lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Công thức xác định như sau:
Tû suÊt Lîi nhuËn sau thuÕ
lîi nhuËn trªn = x100
vèn chñ së h÷u Vèn chñ së h÷u b×nh qu©n
Tû suÊt 163 555 817 872 x100
lîi nhuËn trªn = =22,26%
vèn chñ së h÷u 2007 (304 874 850 203 +1 164 599 583 186)/2
Trong năm 2007, từ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân công ty đã làm ra 22,26 đồng lợi nhuận. Đây cũng là thành công bước đầu của công ty sau hơn một năm thành lập. Từ số vốn chủ sở hữu ban đầu là hơn 300 tỷ đồng năm 2006 rồi lên đến hơn 1000 tỷ đồng, công ty đã đem đầu tư kinh doanh và làm tăng lợi nhuận qua các năm không ngừng.
*Chỉ tiêu hiệu quả gia tăng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho phép theo dõi đánh giá lợi nhuận ròng của số vốn chủ sở hữu tăng thêm cho hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
HÖ sè Møc thay ®æi lîi nhuËn sau thuÕ
hiÖu qu¶ gia t¨ng =
vèn chñ së h÷u Møc thay ®æi vèn chñ së h÷u
HÖ sè (163 555 817 872 – 4 861 728 510)x100
hiÖu qu¶ gia t¨ng = =18,46%
vèn chñ së h÷u 2007 1 164 599 583 186 – 304 874 850 203
2.2.2.3 Kết luận chung
Kết luận chung từ các chỉ tiêu trên được rút ra là nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty chứng khoán Biển Việt đều đảm bảo có sự tăng trưởng các chỉ tiêu sau hơn một năm hoạt động. Công ty đã có những thành công bước đầu trong việc tạo dựng uy tín và vị thế của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
*Những thuận lợi của công ty trong thời gian qua
Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam thực sự bùng nổ vào nửa cuối năm 2006 sau khi đón nhận hàng loạt thông tin tốt như việc Việt Nam gia nhập WTO, những định hướng, chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển trong suốt thời gian qua như hoạt động tạo hành lang pháp lý cho thị trường bằng việc luật chứng khoán số 70 ra đời vào đầu năm 2007, hoạt động tạo hàng cho thị trường là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, những chính sách khuyến khích ngân hàng cho vay vốn cho hoạt động kinh doanh chứng khoán…
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, lượng vốn hoá của thị trường đạt 45% đến 47% GDP. Thị trường là nơi giúp các doanh nghiệp huy động vốn một cách dễ dàng và thuận lợi không những thế doanh nghiệp còn được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế khi niêm yết và phát hành chứng khoán ra công chúng. Chính vì vậy, số lượng các doanh nghiệp tìm đến giải pháp huy động vốn qua thị trường chứng khoán không ngừng tăng lên.
Những lợi thế mà công ty được thừa hưởng như sự hỗ trợ về vốn cũng như kinh nghiệm tổ chức quản lý chuyên nghiệp, mối quan hệ với khách hàng của ngân hàng Biển Việt, sự quan tâm hợp tác làm việc của các chuyên gia tài chính trong và ngoài nước, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp …
*Những khó khăn của công ty trong thời gian qua
Tuy nhiên, công ty mới thành lập được trên một năm nên còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm và chưa có nhiều kinh nghiệm. Chủ yếu công ty mới thành công bước đầu ở hoạt động môi giới và tự doanh còn hoạt động tư vấn và bảo lãnh chưa được phát triển đúng mức.
Thị trường chứng khoán phát triển cũng đông nghĩa với việc nhiều công ty chứng khoán đồng loạt ra đời, tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn trong cuộc chiến giành giật thị phần giữa các công ty chứng khoán cũng là khó khăn đáng quan tâm.
Hơn nữa thị trường đang mất điểm mạnh vào những tháng đầu năm 2008 khiến các doanh thu từ các hoạt động của công ty bị giảm sút mạnh chẳng hạn giá trị giao dịch chứng khoán bình quân hàng ngày thường đạt 100 tỷ đồng nhưng có ngày chỉ đạt được 5 dến 10 tỷ đồng vì thế mà nguồn thu từ phí giao dịch chứng khoán cũng giảm theo…
Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên đã tác động lớn tới kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
2.2.3 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán Biển Việt
* Thế mạnh của công ty chứng khoán Biển Việt
+Tiềm lực tài chính mạnh
Công ty chứng khoán Biển Việt có tiềm lực tài chính rất mạnh. Đây chính là tiền đề đầu tiên tạo nên sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với các công ty chứng khoán khác.
Từ khi mới thành lập số vốn điều lệ của công ty chứng khoán Biển Việt là 300 tỷ đồng đến nay đã tăng lên đến 1100 tỷ đồng. Điều này đã giúp công ty CBV trở thành một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sánh ngang tầm với các công ty chứng khoán khác có tên tuổi trên thị trường như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam Agriseco, CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển (BSC)…..
Bảng thống kê vốn điều lệ một số công ty chứng khoán năm 2007
Tên công ty chứng khoán
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
CTCK Biển Việt
1100
CTCK Sài Gòn
1366
CTCK NH Nông Nghiệp
700
CTCK NH ACB
1000
CTCK NH Ngoài Quốc Doanh VN
500
Không những thế nguồn vốn mà công ty chứng khoán Biển Việt có thể huy động được để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng rất lớn. Năm 2007 công ty có thể huy động được nguồn vốn lên đến gần 700 tỷ
Từ số vốn có được công ty đem kinh doanh và đã tạo ra tạo ra được những khoản lợi nhuận to lớn, bước đầu khẳng định vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam . Vốn lớn đã tạo điều kiện giúp công ty có được cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang và hiện đại, công ty cũng đã đầu tư cả 1000 tỷ đồng để mua công nghệ của Anh. Vốn lớn công ty cũng dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao những chuyên gia tài chính giỏi nghề được đào tạo trong và ngoài nước với những chế độ lương bổng hấp dãn và môi trường làm việc tốt nhất.
Những lợi thế về vốn mang lại rất nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu gia tăng lợi ích cho các khách hàng của công ty. Nhờ đó công ty đã thu hút rất nhiều khách hàng và giành được thị phần đáng kể trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những thuận lợi về vốn bước đầu đã đem lại thành quả nhất định cho công ty. Năm 2007 công ty mới ra nhập thị trường nhưng công ty cũng đã thu được hơn 10 tỷ đồng lợi nhuận. Và năm 2007 nhờ đổi mới công nghệ kỹ thuật hiện đại và có những giải pháp kinh doanh phù hợp, cùng những kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ban đầu đã giúp công ty có được con số lợi nhuận khá lớn là 164 tỷ đồng trong khi các công ty chứng khoán khác như SSI đạt 250,7 tỷ đồng, CTCK Agriseco đạt 71,9 tỷ đồng…
Quả thực công ty đã dần khẳng định được vị thế và uy tín cho mình trên thị trường. Sau hơn một năm đi vào hoạt động nhưng nhờ những lợi thế sẵn có và sự hỗ trợ từ các Ngân hàng đã giúp công ty thu hút được một lượng khách hàng khá lớn. Số lượng tài khoản không ngừng tăng lên từ 9860 tài khoản năm 2006 lên 18 610 tài khoản năm 2007, tăng gần gấp hai lần. Giá trị giao dịch bình quân háng ngày đạt vào khoảng 100 tỷ đồng. Nhờ vậy doanh thu môi giới của công ty đã tăng lên rõ rệt từ 1,5 tỷ đồng lên gần 30 tỷ đồng. Công ty được đánh giá cao trên thị trường và chiếm khoảng 10 % thị phần môi giới. Đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất về khả năng cạnh tranh của công ty CBV là rất tốt.
+Công nghệ
Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định và quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán. Bởi đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh giá trị và đem lại giá trị không ngừng tăng lên cho khách hàng thông qua việc đảm bảo cho các chứng khoán khách hàng nhận được là hợp pháp và có thật. Vì vậy giao dịch chứng khoán được thực hiện không phảI như quy trình mua bán các hàng hoá thông thường trên thị trường mà được thực hiện dựa trên hệ thống công nghệ truyền dẫn kết nối giữa hai sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ chí Minh và Hà Nội với các công ty chứng khoán và sự kết hợp thanh toán của hệ thống ngân hàng thanh toán và trung tâm lưu ký chứng khoán. Trong tương lai không xa, Uỷ ban chúng khoán nhà nước có chủ trương giao dịch không sàn từ xa nên đòi hỏi các công ty chứng khoán phải không ngừng nâng cao công nghệ kết nối và truyền đãn hiện đại hơn thì mới đáp ứng được. Hệ thống kết nối truyền dẫn tới các Sở giao dịch càng tối tân hiện đại thì năng suất nhập lệnh của công ty chứng khoán càng cao. Thời gian nhập lệnh vào sàn giao dịch lúc trước được tính bằng phút thì giờ tiến tới giao dịch không sàn với hệ thống công nghệ cao thời gian nhập lệnh chỉ còn tính bằng giây.
Về mặt công nghệ kết nối của công ty chứng khoán CBV là tốt, lệnh của khách hàng luôn được công ty đảm bảo thực hiện thành công. Công ty luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ, nguồn vốn dành cho công nghệ là khá cao. Công ty mới dành gần 1000 tỷ đồng cho việc mua công nghệ của Anh, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp hoá và công nghệ hoá trong hoạt động môi giới. Ngoài ra, hiện tại hệ thống cung cấp thông tin cho nhà đàu tư cũng khá tốt. Khách hàng đến với công ty sẽ được tiếp cận với hệ thống internet trực tuyến tại công ty, rồi hệ thống bảng điẹn tử báo giá liên tục cập nhật mức giá mới nhất từ sàn truyền về công ty, dịch vụ báo tin kết quả lệnh được khớp chỉ sau năm phút…
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT (CBV)
3.1 Một số định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Công ty đang ngày càng phát triển nhanh chóng để trở thành một mạng lưới tài chính năng động trên khắp toàn cầu, một mạng lưới tài chính chuyên nghiệp có duy nhất một mục đích là đem lại ích lợi kinh tế tốt nhất cho khách hàng.
Công ty chú trọng đào tạo những nhân viên chuyên nghiệp trong ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn học hỏi không ngừng nghỉ vì lợi ích khách hàng. Đội ngũ nhân viên làm việc nghiêm túc, cùng nhau phối hợp như các đối tác, gắn chặt quyền lợi của Công ty, Khách hàng, và bản thân như một, để nhanh chóng đưa ra các quyết định đúng đắn, nhằm thúc đẩy GIÁ TRỊ và lợi nhuận của Công ty, để luôn luôn tự hào về Công ty và về nỗ lực của bản thân.
3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Biển Việt (CBV)
Để tận dụng và phát huy lợi thế của CTCK Biển Việt cũng như hạn chế những tồn tại vốn có,sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong tương lai,cụ thể:
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thị trường chứng khoán đã qua giai đoạn bùng nổ như những tháng cuối năm 2006 và đầu 2007,giai đoạn mà sự thiếu hụt nhân lực trong ngành chứng khoán khá trầm trọng. Các nhân viên trong công ty cũng giống như các công ty khác hầu hết đều không được đào tạo bài bản những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khóan. Họ chỉ được học về chứng khóan qua các khóa đào tạo ngắn hạn của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khóan với 3 chứng chỉ về luật áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ,chứng chỉ cơ bản về và chứng chỉ phân tích chứng khóan. Thậm chí , có những người không phải thuộc lĩnh vực kinh tế-tài chính mà thuộc các chuyên ngành khác như chuyên ngành công nghệ thông tin ,chuyên ngành anh ngữ…cứ có đủ 3 chứng chỉ trên của ủy ban chứng khóan nhà nước cấp là có thể được vào làm trong công ty. Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn trầm lắng, đây chính là một cơ hội tốt để công ty củng cố và thanh lọc đội ngũ cán bộ của mình. Trước hết,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
*Nâng cao trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là đòi hỏi tối thiểu để hành nghề chứng khoán. Thị trường chứng khóan là thị trường kinh tế hiện đại, nơi diễn ra việc trao đổi các chứng khoán. Qui trình giao dịch phải chặt chẽ nghiêm ngặt. Hơn thế nữa, việc quan trọng hơn là các cán bộ nhân viên phải am hiểu kiến thức chuyên môn về chứng khóan và thị trường chứng khoán đi đôi với việc bám sát diễn biến của thị trường chứng khoán hàng ngày hàng giờ; liên tục cập nhật những tin tức liên quan từ các cơ quan quản lý nhà nước (văn bản pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ), tin tức từ các công ty chứng khoán khác, tin tức từ các tổ chức niêm yết trên các sàn …
Các giải pháp cần áp dụng là:
+Cử cán bộ đi học các khoá đào tạo của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán để nâng cao trình độ và đảm bảo đủ điều kiện hành nghề theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán nhà nước
+Thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức cũng như những phổ biến các văn bản pháp luật mới về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho cán bộ nhân viên. Có thể tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm và mời các chuyên gia kinh tế nước ngoài về cùng trao đổi với nhân viên trong công ty.
+Tổ chức sát hạch định kỳ kiến thức về chứng khoán của cán bộ, nhân viên để kiểm tra trình độ .
+Trích một khoản ngân sách thích hợp, cử nhân viên đi học các khoá học chuyên sâu về kiến thức tài chính kế toán như kế toán kiểm toán, thẩm định giá, tài chính doanh nghiệp hiện đại…nhất là đối với nhân viên phòng tư vấn và phân tích để nâng cao hơn nữa trình độ nhân viên so với trong nước cũng như theo kịp trình độ của thế giới.
+Nhu cầu hội nhập quốc tế của ngành chứng khoán cũng rất lớn vì vậy trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng cần được chú trọng và nâng cao. Việc động viên và hỗ trợ học phí cho nhân viên tham gia các khoá học tiếng nước ngoài cũng rất quan trọng.
*Nâng cao đạo đức nghề nghiệp
Trong bất cứ ngành kinh doanh nào, để tồn tại và phát triển, nhà lãnh đạo công ty phải duy trì và phát triển được khách hàng cho công ty mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là phải tổ chức kinh doanh dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm. Ngành chứng khoán cũng vậy, do thị trường chứng khoán là thị trường của thông tin nên sự thành công của thị trường chủ yếu phụ thuộc vào lòng tin của công chúng về tính minh bạch, công bằng và toàn vẹn của thị trường.
Bản chất của đạo đức nghề nghiệp nói chung là tính tin cậy. Những ngừơi làm việc trong một ngành nghề nhất định được khẳng định là có đạo đức nghề nghiệp nghĩa là phải có độ tin cậy, họ sử dụng quyền hạn do tính chất nghề nghiệp mà có mang lại hiệu qủa tốt nhất cho xã hội. Như vậy đạo đức nghề nghiệp được thể hiện qua bốn khía cạnh sau:
-Trình độ và năng lực để thực hiện công việc đạt kết quả cao
-Đủ tiêu chuẩn hành nghề có nghĩa là phải làm việc theo đúng tiêu chuẩn và đúng qui trình công việc
-Thẳng thắn, trong sạch và công bằng
-Niềm tự hào về nghề nghiệp,làm việc theo đúng tiêu chuẩn công việc, không có những hành vi sai phạm và không cho người khác coi thường nghề nghiệp của mình.
Trong kinh doanh chứng khoán thì đạo đức nghề nghiệp lại là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi yếu tố đầu tiên đo lường chất lượng các sản phẩm dịch vụ chứng khoán là uy tín của đơn vị cung cấp. Nói rộng hơn thì đạo đức nghề nghiệp còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành kinh doanh chứng khoán.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, công ty cần xây dựng bộ Qui tắc đạo đức nghề nghiệp và bộ Qui tắc ứng xử riêng cho mình để điều tiết mọi hoạt động của tất cả các nhân viên trong công ty. Chẳng hạn, đối với nhân viên môi giới thì cần tuân theo các qui tắc đạo đức nghề nghiệp như:
-tính bảo mật tài sản của khách hàng
-ưu tiên lợi ích của khách hàng lên trên
-không trục lợi riêng từ tài khoản của khách hàng
-thực hiện đúng theo lệng của khách hàng
-tính trung thực, công bằng và đáng tin cậy
-…
Và một số qui tắc ứng xử nhân viên môi giới cần tuân thủ như:
-tận tuỵ với công việc
-ân cần,tươi cười, niềm nở với khách hàng
-đón tiếp chu đáo,làm hài lòng khách hàng
-…
* Nâng cao tinh thần thái độ phuc vụ khách hàng
Vấn đề này tưởng chừng đơn giản, dễ giải quyết nhưng rất đáng quan tâm, chú trọng. Trừ hoạt động tự doanh ra thì các hoạt động khác đều phải tiếp xúc với khách hàng. Nhưng do ở Việt Nam thị trường chứng khoán còn mới nên trong luận văn này, em xin đề cập tới vấn đề nâng cao tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của bộ phận môi giới-bộ phận chủ yếu tiếp xúc thường xuyên với khách hàng.
Nâng cao tinh thần thái độ phuc vụ khách hàng là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Khách hàng đến công ty ngay từ đầu tiên đã tiếp xúc với bộ phận môi giới mà cụ thể là nhân viên mở tài khoản và nhân viên tiếp nhận lệnh. Chính vì vậy những ấn tượng đầu tiên để lại trong tâm trí mỗi khách hàng về hình ảnh công ty ngoài hệ thống trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang hiện đại còn là thái độ nhã nhặn lịch sự, sự niềm nở ân cần,hay đơn giản chỉ là nụ cười của nhân viên môi giới khi phục vụ và tư vấn cho họ. Điều này là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao uy tín thương hiệu cho công ty, một lợi thế cạnh tranh vô hình đáng để tận dụng.
Nhân viên môi giới giỏi ngoài trình độ chuyên môn ra còn có những kỹ năng tốt như:
+Kỹ năng truyền đạt thông tin
+Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
+Kỹ năng khai thác thông tin
Để nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhà đầu tư, công ty cần tổ chức các buổi tập huấn cho các nhân viên mới ngay từ khi vào công ty, để hình thành ý thức chung trong toàn công ty hay nói rộng hơn đó là hình thành nên văn hoá công ty. Văn hoá công ty có thể hiểu là cách thức làm việc của một hệ thống thông qua tác phong , cử chỉ , lời nói ngôn ngữ trong khi làm việc của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên; qua đó phản ánh vị thế , hình ảnh của công ty chứng khoán đó. Các buổi tập huấn này có thể về các vấn đề như:
+ tập huấn về tác phong , cử chỉ, thái độ, lời nói,…của nhân viên môi giới khi tiếp xúc với khách hàng;
+ tổ chức các cuộc thi hoặc vẫn hình thức tập huấn về ứng xử và phong cách phục vụ khách hàng kèm theo trao giải thưởng để động viên khích lệ nhân viên;
+ đề ra các nội qui , qui chế thưởng phạt phân minh đối với nhân viên có hành vi ứng xử tốt để lại ấn tượng đẹp về công ty trong lòng nhà đầu tư và nhân viên không tốt gây sự khó chịu cho nhà đầu tư;
+thường xuyên sưu tầm ý kiến sáng tạo của nhân viên nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần cũng như cách thức phục vụ khách hàng tốt nhất, xuất phát từ thực tế công việc họ làm hàng ngày
3.2.2. Ngoài ra còn có các giải pháp khác nhằm quảng bá hình ảnh của công ty như: tăng cường hoạt động tìm kiếm thu hút khách hàng, xây dựng chiến lược maketing,…
Trước hết, khi mà hệ thống chi nhánh và đại lý nhận lệnh của công ty chứng khoán Biển Việt chưa nhiều, thì muốn nâng cao thị phần của công ty cần có các giải pháp thu hút tìm kiếm khách hàng cũng như các chiến lược maketing, quảng cáo cho công ty. Một khi khách hàng đã quan tâm chú ý và đến với các dịch vụ của công ty thì đó là những thắng lợi bước đầu trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Các giải pháp tìm kiếm và thu hút khách hàng có thể áp dụng như:
-Lợi dụng các mối quan hệ quen biết của cán bộ nhân viên trong công ty…
-Giữ chân khách hàng cũ bằng các chiêu khuyến mại, tặng quà…nhân các dịp lễ tết.
-Thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng đến lĩnh vực chứng khoán bằng các buổi roadshow, toạ đàm, chương trình tìm hiểu chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng từ đó tạo dựng hình ảnh của công ty trong lòng công chúng nói chung, đây là nguồn khách hàng tiềm năng trong tương lai khi mà ngành công nghiệp chứng khoán phát triển hơn nữa.
Tổ chức các hoạt động maketing như:
-Quảng cáo các dịch vụ của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thông thường hay làm
-Quảng cáo các dịch vụ tiện ích mới của công ty, các chương trình giảm giá phí mới trên ti vi, báo đài. trang website, băng rôn…
KẾT LUẬN
Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán. Tư khi đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau có lúc xuy tàn có lúc hưng thịnh, nhưng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của các công ty chứng khoán tới sự vận hành và phát triển của thị trường chứng khoán.
Tư vấn hoạt động tài chính là hoạt động được các công ty chứng khoán chú trọng phát triển. Đây là hoạt động đem lại doanh thu cũng khá cao cho các công ty chứng khoán nhưng nó cũng chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức, công ty chứng khoán khác. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy các CTCK phải đề ra cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thời đại Với tư cách là một sinh viên thực tập tại công ty, em hy vọng những giải pháp và kiến nghị của mình phần nào có thể giúp công ty hoàn thiện phần nào hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của công ty.
Tư vấn tài chính doanh nghiệp là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu trong khi trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty ngắn nên trong quá trình nghiên cứu viết bài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp nhận xét của thầy Trần Đăng Khâm, cán bộ nhân viên công ty và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh Viên
Phan Văn Chương
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33213.doc