Đói nghèo là một khái niệm khá rộng với những khía cạnh cơ bản: sự thiếu thốn về vật chất, về hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, nguy cơ dễ bị tổn thương và yếu thế về mặt xã hội. Do đó, để có thể khắc phục tình trạng đói nghèo một cách toàn diện thì phải có một hệ thống chính sách nhằm tác động tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình, chính sách văn hóa thông tin
Qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh đời sống của nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc trong khoảng năm năm trở lại đây, có thể thấy tình trạng đói nghèo ở đây còn khá trầm trọng biểu hiện ở thu nhập thấp, cơ cấu thu nhập lạc hậu, đời sống còn nhiều thiếu thốn, chưa tiếp cận được nhiều với các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch Đây cũng là thực trạng của các vùng núi Việt Nam nói chung, nó đòi hỏi phải có những chính sách XĐGN tích cực.
Mặc dù những chính sách XĐGN vùng núi thời gian gần đây đã góp phần đổi mới bộ mặt vùng núi, song kết quả chưa đạt được trên quy mô rộng và các tác động tích cực chưa thật sự bền vững. Để khắc phục được điều đó, phải tiếp tục hoàn thiện thêm các chính sách XĐGN vùng núi theo hướng nâng cao tính phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương, tính thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc, tính phối hợp đồng bộ giữa các chính sách mà cụ thể những kiến nghị đã được trình bày trong chương cuối của chuyên đề này.
XĐGN là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của toàn xã hội, trong đó vai trò quan trọng thuộc về Nhà nước. Với những kiến nghị nói trên, bài viết mong muốn có thể đóng góp làm tăng hiệu quả XĐGN ở vùng núi nói chung và vùng núi phía bắc nói riêng, giúp nhân dân miền núi có cuộc sống tốt đẹp hơn và đất nước ta có một diện mạo mới trong thời đại mới.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, nhiều tỉnh đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia. Có thêm 1.050 công trình nước sạch, hàng ngàn hộ nông dân đã có nước sạch để dùng. Và có thêm 2.552 công trình trường học và lớp học được đưa vào sử dụng, xoá bỏ phần lớn các trường tạm, lớp tạm, thu hút trên 95% trẻ em tiểu học, trên 75% trẻ em trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường, góp phần tích cực hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học ở các xã vùng sâu, vùng xa và đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở một số địa phương.
Nhờ phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả, năng suất cao, tăng cường khuyến nông khuyến lâm, kết hợp với việc hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi có giá trị, chính sách cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập cao, dần thay thế những tập quán sản xuất lạc hậu. Hàng ngàn hecta đất mới được khai hoang đã giúp nhân dân miền núi nâng mức bình quân lương thực tự sản xuất từ 286 kg/người/năm (1998) tăng lên 500 kg/người/năm (2005), có nhiều nơi đã lên đến trên 1000 kg/người/năm. Đã có sự chuyển dịch cơ cấu về kinh tế, nhiều dịch vụ xã hội đã đến được với người dân vùng sâu, vùng xa (thông tin, tín dụng, bảo hiểm, khám chữa bệnh…). Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm cơ bản, không còn hộ đói kinh niên, tốc độ giảm nghèo khá nhanh (bình quân giảm 4-5%/năm), có nơi 7-8%/năm. Số liệu được tổng hợp từ
Các dự án quy hoạch sắp xếp dân cư và định canh định cư đã góp phần ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc sống phân tán trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ đồng bào được tiếp cận với thông tin ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao. Nhờ kinh tế được cải thiện nền văn hoá vùng dân tộc và miền núi đã phát triển phong phú hơn, đời sống văn hóa của đồng bào được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy, nhiều hoạt động văn hoá cũng được khôi phục và phát triển, nhiều lễ hội, nhiều phong trào hoạt động mới được được khuyến khích. Chương trình cũng đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bởi việc giải quyết được đói nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đã góp phần nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời giải quyết được vấn đề việc làm, hạn chế được tình trạng du canh, du cư, phá rừng và tệ nạn ma túy trong đồng bào các dân tộc.
Từ những kết quả đó, Chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đã được phê duyệt tiếp tục thực hiện giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II). Tổng nguồn vốn cho Chương trình 135 giai đoạn II vừa được Chính phủ phê duyệt là khoảng 16.000 tỷ đồng với cam kết hỗ trợ tử các tổ chức nước ngoài thông qua UNDP là khoảng 300 triệu USD.
Riêng với khu vực miền núi phía bắc, lấy ví dụ “Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc” do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ sau 5 năm thực hiện, kể từ năm 2002 đến nay, đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Hình II.1: Kết quả của Dự án Xóa đói Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2002-2007)
Thời gian thực hiện: 2002 - 2007
Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới: 110 triệu đôla từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA). Tổng chi phí dự án là 132,5 triệu đôla.
Phạm vi thực hiện: 368 xã ở 6 tỉnh miền núi phía bắc (Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang)
Đối tượng hưởng lợi: Dự kiến mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu người, 85% trong số đó là người dân tộc thiểu số.
Một số kết quả đến nay (2/2007)
· Xây dựng hơn 250 km đường nông thôn cho hơn 80.000 người sử dụng
· Xây dựng hơn 80 công trình thủy lợi nhỏ
· Hệ thống thủy lợi cho hơn 1.300 ha đất nông nghiệp cho hơn 15.000 hộ gia đình sử dụng
· Đào hơn 250 cái giếng và 10 tiện ích nước uống khác, cung cấp nước sạch cho khoảng 1.000 hộ gia đình
· Xây dựng và trang bị cho khoảng 75 lớp học tiểu học
Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc đã triển khai 4.230 mô hình nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với 68 nghìn hộ đồng bào được hưởng lợi, chiếm 32% số hộ trong vùng dự án. Tổng số vốn đầu tư cho các mô hình nông nghiệp này là 6,5 triệu USD. Các tỉnh được đưa ra áp dụng theo phương châm "cầm tay chỉ việc" với những cách làm cụ thể phù hợp với tập quán và nhu cầu từng vùng đã từng bước phát huy hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc. Để nâng cao năng lực cán bộ tham gia, Dự án đã mở 227 lớp về giám sát cấp xã về công trình hạ tầng và mô hình nông nghiệp, vận hành và bảo trì, lập kế hoạch và quản lý ngân sách phát triển xã cho 11.840 cán bộ xã và thôn bản (trong đó 75% là dân tộc thiểu số).
II.3.2.2. Hạn chế:
Mặc dù các chương trình, chính sách về XĐGN vùng núi đã bước đầu đạt được những thành tựu khả quan, song chúng ta cũng không thể phủ nhận những hạn chế còn tồn tại của các chính sách này mà biểu hiện là hiệu quả từ các chương trình XĐGN vùng núi chưa cao.
Bảng II.17 là danh sách các xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005. Nhìn vào những số liệu tổng hợp cuối cùng dễ dàng thấy mức độ hoàn thành mục tiêu còn quá thấp: tổng số xã hoàn thành chương trình mới đạt 27,82% so với số xã được đầu tư vốn, trong đó, cá biệt Ninh Bình không có xã nào hoàn thành. Mới có 11/52 tỉnh huy động được nguồn vốn đầu tư của địa phương vào chương trình, còn lại đa số chỉ sử dụng ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ xã hoàn thành cũng không đều giữa các tỉnh. Chỉ có 6/52 tỉnh đạt 100% số xã hoàn thành (chủ yếu là các tỉnh có ít xã thuộc diện đặc biệt khó khăn được đưa vào chương trình), hầu hết các địa phương khác có tỷ lệ xã hoàn thành thấp hơn 50%. Cụ thể hơn, thực trạng đói nghèo ở vùng núi phía bắc (được nghiên cứu ở trên như một minh họa điển hình cho vùng núi) cũng cho thấy hiệu quả từ các chương trình XĐGN vùng núi mới dừng ở mức khắc phục được phần nào đói nghèo chứ chưa thật sự tạo nên bước đột phá, tạo nên bộ mặt mới cho đời sống miền núi.
Bảng II.17: Tổng hợp danh sách các xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005 Số liệu từ Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
STT
Tỉnh/Huyện
Tổng xã đầu tư giai đoạn 1999 - 2005
Số xã hoàn thành
% Số xã hoàn thành
Ngân sách TW hỗ trợ đầu tư
Ngân sách ĐP đầu tư
1
2
3
4
5
6
1
Hà Giang
142
27
19.01
2
Cao Bằng
138
28
20.29
3
Lai Châu
74
8
10.81
4
Điện Biên
59
9
15.25
5
Sơn La
86
24
27.91
6
Bắc Kạn
103
29
28.15
7
Lào Cai
125
40
32
8
Tuyên Quang
58
28
48.28
9
Lạng Sơn
106
33
31.13
10
Yên Bái
70
14
20
11
Hoà Bình
102
32
31.37
12
Bắc Giang
44
12
27.27
13
Thái Nguyên
52
11
21.15
14
Phú Thọ
50
16
32
15
Quảng Ninh
36
3
6
25
16
Vĩnh Phúc
6
3
50
17
Hải Phòng
3
3
100
18
Ninh Bình
3
0
0
19
Thanh Hoá
102
19
18.63
20
Nghệ An
115
31
26.96
21
Hà Tĩnh
27
7
25.93
22
Quảng Bình
39
8
20.51
23
Quảng Trị
37
10
27.03
24
Thừa Thiên Huế
32
13
40.63
25
Quảng Nam
63
10
15.87
26
Quảng Ngãi
57
14
24.56
27
Bình Định
28
10
35.71
28
Phú Yên
20
3
15
29
Khánh Hòa
14
9
64.29
30
Ninh Thuận
18
5
27.78
31
Bình Thuận
30
18
60
32
Kon Tum
60
6
10
33
Gia Lai
78
26
33.33
34
Đak Lắk
38
15
39.47
35
Đăk Nông
25
15
60
36
Lâm Đồng
49
11
22.45
37
Bình Phước
43
23
53.49
38
Trà Vinh
38
8
21.05
39
Sóc Trăng
54
11
20.37
40
Bạc Liêu
25
6
24
41
Đồng Nai
16
16
100
42
Vĩnh Long
3
1
33.33
43
Cần Thơ
1
1
100
44
Hậu Giang
1
1
100
45
Bình Dương
2
2
100
46
Bà Rịa Vũng Tàu
9
9
100
47
Tây Ninh
20
5
25
48
Long An
20
1
5
49
Đồng Tháp
8
3
37.5
50
An Giang
25
9
36
51
Kiên Giang
39
14
35.9
52
Cà Mau
19
5
26.32
Tổng
2412
604
67
%
100
25.04
2.78
Hạn chế của các chương trình, chính sách XĐGN vùng núi của Nhà nước được thể hiện ở các mặt:
Thứ nhất, những hạn chế trong chuẩn bị tổ chức thực hiện:
Một là, tổng nguồn lực huy động còn quá ít. Tổng ngân sách Nhà nước dành cho một chương trình có quy mô lớn, trải rộng ở nhiều tỉnh như chương trình 135 (giai đoạn I) mới dừng ở mức khoảng 9.000 tỷ đồng, trong khi đó riêng việc xây dựng một con đường ở TP. HCM cũng đã chi phí mất gần 2.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn đầu tư ít như vậy lại phải dàn trải cho nhiều hợp phần chương trình và địa bàn triển khai thì chắc chắn mới chỉ có thể đem lại những kết quả mang tính “bộ phận” và nhiều khu vực miền núi còn chưa được hưởng lợi ích. Với chương trình 134, theo thống kê: năm 2005, tổng vốn ngân sách cấp là 780 tỷ đồng cho 44 tỉnh, năm 2006 bố trí 830 tỷ đồng cho 51/53 tỉnh, nâng tổng số vốn cấp lên 1.610 tỷ đồng, song nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng 41% nhu cầu cho các tỉnh trọng điểm còn các tỉnh khác thì chỉ đạt ở mức từ 20 - 35%. Trong khi đó, nguồn vốn địa phương và các nguồn quỹ của các cơ quan đoàn thể xã hội là nguồn vốn dồi dào lại chưa được kêu gọi đóng góp đúng mức.
Hai là, bộ máy cán bộ ở một số ngành và địa phương cũng chưa hoàn thiện. Ban chỉ đạo thực hiện ở nhiều tỉnh vừa thừa vừa thiếu, tuy số lượng lớn nhưng lại hạn chế về năng lực, không quán triệt đầy đủ tư tưởng chỉ đạo của chính phủ dẫn đến các vi phạm trong thực hiện triển khai. Nhiều cấp chính quyền địa phương còn trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn Nhà nước, chưa chủ động thoát nghèo (nhiều xã đã thoát nghèo vẫn không tự giác xin ra khỏi chương trình để tiếp tục được nhận ưu đãi của Nhà nước). Trong điều hành hoạt động còn mang tinh thần “chỉ đâu đánh đấy”, vận dụng máy móc chỉ thị của cấp trung ương mà không linh hoạt tận dụng những hiểu biết về tình hình địa phương để có sự điều chỉnh thích hợp.
Ba là, công tác đánh giá đối tượng được XĐGN còn chưa chính xác. Trong quá trình thực hiện chương trình 135, ngoài những xã đầu tư theo chính sách đặc thù, có 391 xã không phải là xã khu vực III vẫn nằm trong chương trình (và sau đó lại phải bổ sung những xã thực sự khó khăn nhưng lại không thuộc khu vực III). Ngoài ra còn do một số địa phương chưa nghiên cứu kỹ các tiêu chí để xác định đối tượng thực hiện chương trình. Trong chương trình 134, có địa phương mở rộng khảo sát tất cả các đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn mà bỏ sót yếu tố “định cư tại chỗ, nghèo, sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp” nên con số các hộ được thụ hưởng chương trình cao hơn so thực tế. Điều này càng làm cho tính thiết thực của chương trình XĐGN bị giảm sút.
Thứ hai, những hạn chế về thực thi chính sách trong thực tế:
Một là, về phân cấp quản lý nguồn vốn và giải ngân vốn thực hiện. Hầu hết kinh phí được phân bổ cho các dự án xoá đói giảm nghèo trong chương trình vẫn do các cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh và cấp huyện kiểm soát trong khi trách nhiệm thực hiện chương trình thuộc về các xã. Mặc dù chương trình 135 đề ra việc phân cấp quản lý và thực hiện cho các xã nhưng thực tế số xã nghèo khó khăn nhất được quản lý nguồn vốn trực tiếp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chưa kể đến việc một số tỉnh còn tùy tiện bố trí ngân sách Trung ương cho một số xã với mức quá thấp, lấy ví dụ như ở khu vực miền núi phía bắc, trong 5 năm mới chỉ đạt 500 - 800 triệu đồng ở một số xã của tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn… Số liệu từ
Tốc độ giải ngân chậm, không đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát sinh cấp bách. Thêm vào đó, qua công tác kiểm toán tại sáu tỉnh thuộc chương trình 135, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện những khoản chi sai chế độ, sử dụng và phân bổ vốn không đúng đối tượng quy định với số tiền hơn 24,6 tỷ đồng.
Hai là, thực hiện chưa cân xứng các chính sách: còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú ý đúng mức đến các dự án, chính sách khác. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp đồng bộ các chính sách, nội dung triển khai của bản thân mỗi chính sách chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương làm xảy ra tình trạng nửa vời, nặng về hình thức. Lấy ví dụ như thiếu sự phối hợp giữa chính sách về khoa học kỹ thuật và chính sách đào tạo. Nhà nước đầu tư cho kỹ thuật mới vào canh tác nông nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất lao động cho nông dân, song lại không bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giảng giải cụ thể cho người dân cách áp dụng nên họ vẫn không biết làm. Có khi cán bộ chuyên môn về địa phương tổ chức tập huấn thì lại truyền đạt thông tin một chiều bằng tiếng Kinh là thứ tiếng mà nhiều người dân tộc thiểu số miền núi còn chưa sõi, giảng dạy thiên về lý thuyết mà không có vật mẫu, tiêu bản nên đã không gây được sự quan tâm chú ý của nông dân. Tương tự với chính sách tín dụng: cho người nghèo vay vốn nhưng lại không có các hoạt động tư vấn, hướng dẫn để họ sử dụng nguồn vốn vay đó sao cho hiệu quả nên đồng vốn cho vay không phát huy tác dụng. Hay như các dự án nước sạch cho nhân dân miền núi, ở địa phương đã có sẵn hệ thống cấp nước tập trung và có nhu cầu về lắp đặt hệ thống ống nhánh vào tận nhà thì lại chỉ được hỗ trợ dụng cụ chứa nước như vùng cách xa nguồn nước… Những bất cập đó còn tồn tại rất nhiều và phổ biến.
Thứ ba, những hạn chế về kiểm tra, kiểm soát thực thi chính sách:
Công tác quản lý tài chính, quản lý chất lượng công trình và chế độ thông tin báo cáo chưa chặt chẽ nghiêm ngặt nên đã tạo điều kiện cho những sai phạm, lệch lạc xảy ra. Đặc biệt là mặt quản lý chất lượng: một số công trình xây dựng rất tốn kém rồi bị bỏ hoang, không phát huy tác dụng, hoặc bị bớt xén nguyên vật liệu nên nhanh hư hỏng, xuống cấp. Tình trạng này làm lãng phí không ít nguồn lực dành cho XĐGN miền núi và vùng sâu vùng xa vốn đã rất eo hẹp. Công tác tổng hợp báo cáo của hầu hết các địa phương thực hiện chưa tuân theo quy định của cơ chế quản lý chương trình, chậm báo cáo, hoặc báo cáo chưa đầy đủ nội dung gây khó khăn cho việc theo dõi đánh giá kết quả thực hiện. Công tác quản lý tài chính có một số hạn chế đã được đề cập ở trên.
CHƯƠNG III
NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG NÚI CỦA NHÀ NƯỚC
Từ việc nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở vùng núi phía bắc và các chính sách XĐGN vùng núi của Nhà nước ta, đánh giá những thành tựu cũng như những điểm còn hạn chế, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những điểm còn tồn tại của chính sách XĐGN ở miền núi nước ta. Phương hướng chung là với từng khâu trong công tác xóa đói giảm nghèo cần hoàn thiện nội dung và thực hiện nghiêm túc các chính sách, tăng cường tính phối hợp đồng bộ giữa các chính sách với nhau và đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
III.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện chính sách:
III.1.1. Đối với nguồn vốn cho XĐGN vùng núi:
Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất đối với công tác XĐGN. Là một chính sách có quy mô hết sức rộng lớn nên công cuộc XĐGN cho vùng núi nói riêng (chứ chưa nói đến XĐGN chung cho mọi vùng miền trên toàn quốc) đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà ngân sách Nhà nước chỉ có thể gánh vác một phần. Vì vậy, vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết là phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác, bao gồm: ngân sách địa phương, sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong nước, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Đối với nguồn trong nước, thông qua các kênh thông tin, tuyên truyền, vận động, cần quán triệt tinh thần XĐGN là sự nghiệp chung của toàn xã hội, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế bền vững của cả nước, do đó, mặc dù ngân sách Nhà nước là cơ bản song trách nhiệm không thể chỉ là của riêng Nhà nước. Bản thân các địa phương miền núi còn đói nghèo và nhân dân các địa phương này phải nhận thức sâu sắc: muốn người khác giúp mình thì trước hết mình phải tự giúp mình, vì thế cần tự nguyện đóng góp thực hiện các chương trình XĐGN cho địa phương mình, không góp của thì góp công (nguồn vốn ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng gồm vốn nhân lực, vật lực và tài lực). Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân không thuộc vùng núi đói nghèo thì vẫn có thể được hưởng lợi ích ngoại ứng từ sự phát triển toàn diện của đất nước, thêm vào đó, xuất phát từ truyền thống dân tộc “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” nên cũng cần có trách nhiệm san sẻ gánh nặng về nguồn vốn. Đối với nguồn ngoài nước, Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động ngoại giao, hợp tác nghiên cứu và trao đổi để tìm kiếm các nguồn tài trợ ODA. Cần đảm bảo sử dụng các nguồn tài trợ nước ngoài thật sự có hiệu quả nhằm hai mục tiêu: một là XĐGN cho vùng núi nhanh và chắc, hai là tạo tiền đề uy tín để có thể tiếp tục xin tài trợ cho các chương trình, dự án XĐGN tiếp theo bởi đây là tiêu chí quan trọng để cấp vốn của các nước bạn.
III.1.2. Đối với bộ máy quản lý thực thi chính sách tại địa phương:
Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tư tưởng, quán triệt lại đầy đủ tư tưởng chỉ đạo về nội dung và tầm quan trọng của chính sách XĐGN đến bộ máy cán bộ ở các ngành và địa phương có liên quan, từ đó đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đi đúng hướng và giảm thiểu các vi phạm trong quản lý. Khuyến khích tinh thần chủ động, linh hoạt của cán bộ địa phương trong quản lý thực hiện các chương trình, dự án thuộc chính sách và vận dụng sáng tạo theo hướng tích cực vào thực tế địa phương mình. Thực hiện chế độ báo cáo của địa phương lên trung ương một cách thường xuyên và nghiêm túc, kết hợp với cơ chế thanh - kiểm tra chặt chẽ từ trung ương để tạo sức ép lên cán bộ tỉnh, huyện phải tích cực theo dõi, quan tâm sâu sát đến đời sống nhân dân và tình hình địa phương. Xây dựng cơ chế khen thưởng thích đáng đối với thành tích tốt và xử phạt nghiêm minh mọi hành vi lợi dụng chức quyền để vi phạm chủ trương chính sách của Nhà nước, từ đó tạo ra một đội ngũ quản lý trong sạch, tận tụy với nước, với dân.
Thứ hai, để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thì cần thực hiện hàng loạt các biện pháp. Trước hết là về kiến thức và kỹ năng chuyên môn: phải đào tạo, củng cố lại cho cán bộ những hiểu biết chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực để nâng cao năng lực hoạt động, hạn chế việc kiêm nhiệm chồng chéo sẽ làm giảm hiệu quả công tác. Tạo điều kiện cho cán bộ miền núi tham gia những khóa học tập huấn và hội nghị dưới xuôi để họ học tập kinh nghiệm quản lý và công tác, đồng thời là cơ hội để họ thay mặt cho nhân dân miền núi phản ánh những khó khăn cũng như nguyện vọng của mình lên các cơ quan Nhà nước. Đối với hệ thống tổ chức: tiến hành rà soát lại thành phần của tổ chức bộ máy nhằm cắt giảm các bộ phận chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả, và tăng cường thêm cho các chức năng trọng tâm. Đối với thành phần cán bộ: tận dụng những cán bộ người địa phương có đủ khả năng, phẩm chất đạo đức vào hoạt động quản lý hoặc khuyến khích cán bộ người Kinh học tiếng bản địa của dân tộc thiểu số miền núi để phát huy tiếng nói trong quản lý cơ sở.
III.1.3. Đối với công tác đánh giá đối tượng được XĐGN :
Thực chất, cách giải quyết chủ yếu cho vấn đề đánh giá sai đối tượng XĐGN chính là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã nêu ở mục III.1.2 nói trên, bởi lẽ, những sai phạm trong việc lập danh sách xã nghèo, hộ nghèo đều xuất phát từ hạn chế trong năng lực, tư tưởng hoặc phẩm chất đạo đức chính trị của một số cán bộ ngành, địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc xét duyệt danh sách đối tượng nghèo thì cần thực hiện công bố công khai danh sách này trước toàn thể nhân dân để dân kiểm tra và phản hồi nếu có bất kỳ sự thiếu minh bạch nào.
Tuy nhiên, ở đây, tác giả xin tách riêng kiến nghị cho vấn đề này với mục III.1.2 bởi việc đánh giá sai đối tượng còn có thể xuất phát từ một lý do khác mang tính kỹ thuật, đó là sai số trong điều tra mẫu. Có những chỉ tiêu để lựa chọn hộ nghèo, xã nghèo đưa vào các chương trình XĐGN được đưa ra dưới dạng số tương đối (%), trong khi đó, do quy mô tổng thế lớn nên có thể việc khảo sát chỉ tiến hành được theo điều tra chọn mẫu, tất yếu tạo ra sai số. Tương tự, với những câu hỏi định tính trong phiếu điều tra, câu trả lời nhận được có thể phản ánh thiếu chính xác hoặc không rõ ràng tình trạng đời sống thực tế, gây khó khăn cho việc đánh giá đối tượng. Để giải quyết tình trạng này, cần cố gắng định lượng các tiêu chuẩn xét hộ nghèo, xã nghèo theo số tuyệt đối, phiếu câu hỏi cũng được thiết kế tối đa hóa theo câu hỏi định lượng để thuận tiện hơn cho việc đánh giá.
III.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bộ phận trong chính sách tổng thể về XĐGN vùng núi:
III.2.1. Tiếp tục phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu có thể coi như “phần cứng” bắt buộc phải có để trên cơ sở đó, Nhà nước triển khai các chính sách “phần mềm” khác nhằm XĐGN thành công, do vậy phải xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng cho đời sống và phát triển kinh tế: đường sá và hệ thống giao thông liên lạc, trường học, trạm xá… làm nền móng ban đầu cho XĐGN vùng núi.
Về giao thông:
Tiếp tục nâng cấp các tuyến đường sẵn có, nhất là đường liên tỉnh và biên giới, hướng tới mục tiêu 100% trung tâm cụm xã miền núi có đường ô tô phục vụ vận tải lớn. Tuy nhiên, khi nguồn vốn chưa cho phép thì tùy điều kiện địa phương, trước mắt có thể làm đường cho xe cơ giới vừa và nhỏ, hoặc ở nơi địa hình đặc biệt khó di chuyển thì chỉ cần có đường cho xe cơ giới hai bánh hoặc xe ngựa thồ, sau đó sẽ nâng cấp dần. Cơ chế đầu tư sẽ không chỉ có ngân sách Nhà nước mà còn phải huy động được ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp với tỷ lệ giữa các nguồn là khác nhau tùy theo công trình giao thông: với đường giao thông liên tỉnh hoặc đi vào trung tâm cụm xã đòi hỏi quy mô vốn lớn thì sử dụng Ngân sách Nhà nước là chính, với đường giao thông liên xã, nội xã thì Nhà nước chỉ hỗ trợ vật tư thiết yếu (xi măng, sắt thép) còn chủ yếu nguồn vốn là từ địa phương. Thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch trong đấu thầu dự án xây dựng và trong bàn bạc, trưng cầu dân ý của người dân trong vùng theo tiêu chí “xã có công trình, dân có việc làm". Gắn quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhân dân vùng núi vào việc đầu tư công trình để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong khai thác sử dụng và bảo dưỡng công trình.
Về điện:
Đối với những xã vùng núi có khả năng hòa lưới điện quốc gia, Nhà nước cần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng đường dây tải điện với những thiết bị cơ bản gồm: đường dây điện cao thế, máy biến áp trung thế và công tơ tổng. Việc xây dựng đường dây hạ thế và kéo điện sẽ do địa phương và người dân đảm nhiệm (với hộ gia đình đặc biệt khó khăn thì Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ kinh phí cho công đoạn này). Thành lập các tổ quản lý Điện chuyên trách về việc phân phối điện tới hộ gia đình và thu tiền điện, về vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện.
Đối với những xã cách biệt về vị trí địa lý, khó nối lưới điện thì Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn đế địa phương tự xây dựng các công trình điện tại chỗ, chủ yếu là tận dụng thế mạnh về dòng chảy ở các tỉnh miền núi để phát triển mạnh thủy điện nhỏ và vừa cho thôn bản, đáp ứng nhu cầu cần có điện sử dụng cho sinh hoạt và phát triển sản xuất.
Đối với giá điện sinh hoạt: Nhà nước trợ cấp một phần, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống cho nhân dân miền núi.
Về công trình thủy lợi:
Với các vùng địa hình cao không có ruộng nước, Nhà nước khuyến khích nông dân làm ruộng bậc thang giữ nước và chất màu để sản xuất lương thực tại chỗ. Với những vùng có khả năng xây công trình thủy lợi mà chưa có, Nhà nước và địa phương kết hợp đầu tư vốn xây dựng. Ở nơi đã có công trình thủy lợi lớn tập trung, Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh dẫn lớn và hỗ trợ một phần xây dựng hệ thống kênh nội đồng. Cũng như công trình giao thông và điện, cần chỉ đạo thành lập đơn vị quản lý sử dụng tại địa phương, quán triệt tinh thần cùng góp công góp của trong nhân dân.
Về mạng lưới thông tin liên lạc, văn hóa giáo dục:
Nhà nước ta đã thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chứng tỏ sự quan tâm tới nền giáo dục của đất nước. Song bên cạnh đó, cấp dưới tiểu học (mẫu giáo, nhà trẻ) cũng có vai trò hết sức quan trọng: giúp nuôi dạy trẻ em một cách khoa học, kết hợp hài hòa phát triển trí lực và thể lực của các em. Do đó ở vùng núi nên có chính sách riêng đối với cấp học này. Tác dụng đưa lại sẽ là: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ, tạo nền kiến thức cơ bản và sự hòa nhập cộng đồng cho trẻ em miền núi, tăng quỹ thời gian cho các hộ gia đình tập trung sản xuất.
Cần đẩy mạnh công tác kiên cố hóa trường lớp và xây dựng đủ trường lớp để tạo điều kiện cho thầy và trò vùng núi yên tâm dạy và học. Với những khu vực dân cư tập trung thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục không có khó khăn đáng kể, vấn đề về trường lớp chủ yếu phát sinh ở những nơi địa lý xa cách, địa hình vùng núi kiểm trở, dân cư phân tán, đòi hỏi xây dựng trường lớp đến đơn vị thôn xã là rất khó vì sẽ đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy, tạm thời cần tập trung làm tốt xây dựng 100% trường lớp đạt chuẩn ở các trung tâm cụm xã và cấp hỗ trợ xóa bỏ trường lớp tranh tre nứa lá ở thôn, xã dần dần.
Bên cạnh đó, cần nâng cấp chất lượng và xây dựng thêm các công trình trạm y tế, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc nói chung làm nền tảng cho đời sống kinh tế - xã hội mới. Tăng cường xây dựng và kiên cố hóa các bệnh viện tỉnh, huyện, trạm y tế xã, tăng số lượng cán bộ y tế cơ sở và thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Phát triển các công trình văn hóa công cộng, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, bưu điện văn hóa, lắp đặt trạm thu - phát sóng truyền thanh, truyền hình đến từng xã để xóa nghèo cho nhân dân về mặt thể chất và tinh thần. Tiến tới lắp đặt hệ thống cáp Internet đến các địa phương vùng núi để cung cấp thông tin cập nhật và tạo điều kiện cho nhân dân miền núi khai thác tài nguyên mạng để nâng cao tri thức, giao lưu học hỏi với người dân miền xuôi và bạn bè quốc tế.
III.2.2. Xây dựng đồng bộ và có hiệu quả các chính sách XĐGN
III.2.2.1. Về chính sách khoa học kỹ thuật:
Nhà nước tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng để có thể áp dụng thành tựu kỹ thuật hiện đại vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đối với đầu vào cho chính sách: Nhà nước cử những cán bộ khoa học kỹ thuật xuất sắc ra học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, hoặc đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước để đào tạo đội ngũ cán bộ tại chỗ, kết hợp với việc đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài thông qua các dự án nghiên cứu khoa học. Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua dây chuyền công nghệ, thiết bị nghiên cứu và các nguyên vật liệu cần thiết khác phải nhập ngoại. Đối với vấn đề chuyển giao thành tựu khoa học cho người dân miền núi áp dụng vào làm ăn: cần khắc phục tình trạng lý thuyết, hình thức. Do đặc trưng miền núi khác với các vùng miền khác nên xây dựng chương trình tập huấn phải sát với nhu cầu thực tế của bà con (có thể làm phiếu điều tra), hướng dẫn kỹ thuật mới thì phải theo hình thức “cầm tay chỉ việc” cụ thể, chi tiết, có đầy đủ cả tài liệu văn bản lẫn vật mẫu, tiêu bản vì nhiều người dân tộc nói chưa sõi tiếng Kinh trong khi cán bộ kỹ thuật hầu hết là người dưới xuôi lên.
III.2.2.2. Về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng núi:
Đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp:
Đối với nông nghiệp:
Thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp và sản xuất theo hướng thâm canh, bên cạnh trồng lúa thì cần tận dụng điều kiện tự nhiên của vùng núi về đất đai và khí hậu phát triển mạnh hơn nữa các vùng chuyên canh trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, trồng trọt tập trung vào các cây công nghiệp (mía, chè, dâu tằm, tiêu, điều, cao su, cà phê… tùy điều kiện vùng núi cụ thể), cây thuốc, cây ăn quả, cây lấy gỗ…, chăn nuôi xây dựng mô hình trang trại đại gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu) vì đây là những sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Xác định mục tiêu trước mắt là đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực thực phẩm cho nhân dân vùng núi, xóa đói hoàn toàn, sau đó hướng đến sản xuất phục vụ xuất khẩu đem lại thu nhập cao.
Phải phối hợp với chính sách khoa học kỹ thuật, tạo ra các loại giống cây lai, con lai có năng suất cao, khả năng chống bệnh và thích nghi điều kiện tự nhiên tốt, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần thực hiện đồng bộ hàng loạt các chính sách về nguồn vốn - đầu tư - tín dụng để hỗ trợ bà con có đủ vốn làm ăn, chính sách phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đầu ra của sản phẩm. Tiếp tục thực hiện chương trình 134 để khai hoang, có thêm quỹ đất cấp cho nhân dân miền núi canh tác nông nghiệp, phối hợp với chính sách định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tránh tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm rẫy làm giảm chất lượng đất.
Đối với lâm nghiệp:
Lâm nghiệp là thế mạnh của các vùng núi ở Việt Nam do lợi thế về điều kiện khí hậu và chất đất. Nhà nước cần thực hiện việc giao đất, giao rừng đến trực tiếp các hộ nghèo để gắn quyền lợi của họ với rừng, từ đó tăng tinh thần tự chủ và ý thức bảo vệ, quản lý rừng của nhân dân miền núi. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng lâm sinh để thực hiện quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi rừng tự nhiên có hiệu quả. Chú ý kết hợp loại rừng đặc dụng với việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên lưu giữ các loại động vật hoang dã và các chủng loài thực vật quý hiếm hoặc các khu danh lanh thắng cảnh phục vụ cho nhu cầu du lịch sinh thái, làm tăng giá trị khai thác từ rừng giúp người dân làm giàu.
Kết hợp chính sách định canh định cư nhằm giảm thiểu nạn đốt rừng, chính sách tín dụng ưu đãi để trồng rừng, chính sách phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (giấy, đồ gỗ)…
Đối với ngư nghiệp – thủy sản:
Các vùng núi có hệ thống sông suối, ao hồ đa dạng là lợi thế tiềm năng để phát triển ngành này. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích hộ nghèo bên cạnh đánh bắt tự nhiên thì kết hợp với nuôi trồng thủy sản thông qua ưu đãi vay vốn để mua giống và các đồ dùng, thiết bị đánh bắt, nuôi trồng. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu môi trường sinh thái nước của từng địa phương để tìm ra các giống thủy sản có thể phát triển tốt, cho năng suất cao, hướng dẫn cho ngư dân thâm canh sản xuất.
Đối với công nghiệp:
Chú trọng khai thác tiềm năng vùng núi về các loại khoáng sản để tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là khai khoáng và tinh chế, luyện kim, nhiệt điện, hóa chất, xây dựng… trong các khu công nghiệp được quy hoạch khoa học và hợp lý. Bên cạnh đó phải chú ý thích đáng đến công nghiệp chế biến các sản phẩm nông – lâm – thủy sản theo hướng gắn với các vùng chuyên canh sản xuất, cung cấp nguyên liệu sơ chế cho cơ sở công nghiệp tập trung. Phát triển mạnh các công trình thủy điện để tận dụng năng lượng tự nhiên từ các dòng chảy, đảm bảo cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất cho vùng núi, là tiền đề quan trọng trong việc tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nhà nước hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và đào tạo nhân lực. Ngoài ra, cũng nên tập trung khôi phục, phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc trưng trong vùng như dệt thổ cẩm, mỹ nghệ …
Đối với dịch vụ:
Tận dụng ưu thế của vùng núi để phát triển các trung tâm mậu dịch cửa khẩu và vận tải quá cảnh (vì nhiều tỉnh miền núi nằm ở giáp ranh các nước bạn), các trung tâm thương mại, các chợ và chợ phiên có quy mô phù hợp với tập tục mua bán của người dân miền núi. Chú trọng phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa để đảm bảo cung cấp đủ cho nhân dân miền núi những mặt hàng thiết yếu từ vùng xuôi như: muối i-ốt và muối trắng, dầu hỏa thắp sáng, thuốc chữa bệnh, sách vở và giấy viết học sinh, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng... đi đôi với chính sách trợ cước, trợ giá. Do cảnh quan thiên nhiên vùng núi đa dạng phong phú, vẫn giữ được vẻ nguyên sơ và nhiều phong tục tập quán của các dân tộc vẫn còn được bảo tồn nên du lịch sinh thái và du lịch văn hóa sẽ là những thế mạnh kinh tế trong nay mai. Nhà nước nên có sự lưu tâm đến những loại hình này và khuyến khích đầu tư phát triển thích đáng. Bên cạnh đó, cần chú ý phát triển các hình thức du lịch có giá trị gia tăng cao phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của nước ta như: du lịch thể thao (golf, nhảy dù, tàu lượn...), mạo hiểm (vượt thác ghềnh, đua xe ô tô, xe máy, leo núi, đi bộ...), nghỉ dưỡng và chữa bệnh… bên cạnh loại hình tour du lịch dã ngoại tham quan đơn thuần truyền thống. Tổ chức các tour du lịch nội vùng và các tuyến du lịch liên vùng. Cùng với hoạt động giao thương với các nước bạn thì nên thấy trước tiềm năng của dịch vụ tài chính và giao thông liên lạc để có định hướng phát triển kịp thời.
III.2.2.3. Về chính sách về nguồn vốn, quản lý nguồn vốn và hoạt động tín dụng:
Về nguồn vốn, các kiến nghị đã được đưa ra ở mục III.1.1, tác giả xin phép không nhắc lại ở đây. Đối với công tác quản lý nguồn vốn, đưa vào sử dụng, cần thực hiện cơ chế phân cấp quản lý nguồn vốn đến từng xã vì đây sẽ là nơi trực tiếp triển khai sử dụng vốn, có cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình và số lượng giải ngân nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện và đảm bảo sự linh hoạt thích ứng nhanh chóng với nhu cầu vốn khi xảy ra biến động. Đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch và kết hợp với chính sách nghiêm trị các hành vi tham nhũng, cắt xén ngân quỹ của XĐGN, để tránh làm thất thoát nguồn vốn.
Về cho vay đối với người nghèo: có chế độ lãi suất thấp ưu đãi không cần thế chấp tài sản, với hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn thì không lấy lãi (hiện nay đã làm nhưng cần mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng chính sách này). Thủ tục cho vay đơn giản hóa, mức cho vay đa dạng để phù hợp nhu cầu của người dân. Kết hợp với chính sách thông tin (về thị trường, về giá cả, về sản phẩm …) và chính sách đào tạo, tư vấn để bà con sử dụng vốn hiệu quả.
III.2.2.4. Về chính sách giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Thực hiện các biện pháp khuyến học để thu hút trẻ em tới trường: xây dựng đủ trường lớp đảm bảo chất lượng so với nhu cầu, tăng cường trang thiết bị dạy học, miễn học phí, cấp học bổng cho học sinh người dân tộc thiểu số, cấp miễn phí sách giáo khoa và đồ dùng học tập… Kết hợp với chính sách thông tin, tuyên truyền để vận động trẻ em và người mù chữ đến lớp và chính sách nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình để giảm thiểu tình trạng trẻ em miền núi bỏ học phụ giúp gia đình kiếm sống. Thực hiện giảng dạy song ngữ bằng tiếng Kinh và tiếng dân tộc thiểu số. Tăng cường chế độ ưu đãi đối với giáo viên vùng cao bằng cách tăng lương, thưởng, trợ cấp, phụ cấp về nhà ở, phương tiện đi lại, thực hiện luân chuyển công tác giữa giáo viên vùng núi và giáo viên miền xuôi. Phát triển các cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ cho kinh tế địa phương. Trong đó, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề ngay trong cơ sở sản xuất để người học nghề có cơ hội thực hiện “học đi đôi với hành”, đảm bảo hiệu quả dạy và học nghề, đồng thời sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo người học có thể vào làm việc luôn trong doanh nghiệp đó, vừa tiết kiệm chi phí tìm việc của người lao động và chi phí tuyển dụng của doanh nghiệp, vừa tạo tâm lý tin tưởng chắc chắn có “đầu ra” cho học viên để họ chuyên tâm học tập.
III.2.2.5. Về chính sách y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình:
Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới y tế, khám chữa bệnh ở cơ sở. Bên cạnh chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng: bệnh viện, trạm xá… thì cần có cơ chế khuyến khích cán bộ y tế miền xuôi lên công tác ở vùng núi để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực y tế và quá tải nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân khi mà số lượng cán bộ y tế miền núi hiện tại còn quá ít. Xem xét tăng mức trợ giá, trợ cước vận chuyển cho muối i-ôt và thuốc chữa bệnh. Kết hợp chính sách thông tin tuyên truyền về các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, sinh đẻ có kế hoạch, kết hôn đúng độ tuổi, nhất là với đối tượng thanh niên người dân tộc (do tập quán người dân tộc thường gả cưới sớm và đẻ nhiều). Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ vật liệu (với điều kiện vùng núi thì nên xây dựng các công trình nước tự chảy gồm có đập nhỏ, bể lắng và ống dẫn nước), nhân dân bỏ công lao động. Đẩy mạnh chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tổ chức cai nghiện và điều trị bệnh nhân mắc HIV... với sự trợ giúp của nước ngoài như Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF, UNDP và các tổ chức khác.
III.2.2.6. Về chính sách văn hóa - thông tin:
Tiếp tục phát triển các công trình văn hóa công cộng, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, bưu điện đến 100% trung tâm cụm xã để xóa nghèo cho nhân dân về mặt thể chất và tinh thần. Xây dựng mạng lưới thông tin rộng rãi qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo đọc, tuyên truyền. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc, tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền mục đích của chính sách XĐGN để địa phương và nhân dân có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của chương trình - từ đó khắc phục tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. Giới thiệu gương làm kinh tế giỏi thoát nghèo, thông tin về thị trường sản phẩm và việc làm... đem lại kênh thông tin hiệu quả về kinh doanh, lao động sản xuất cho người dân. Phát huy hơn nữa vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín và tiếng nói ở thôn bản miền núi.
III.2.3. Tăng cường an sinh xã hội với người nghèo đặc biệt khó khăn
Nhằm khắc phục tâm lý ỷ lại vào trợ cấp ở người nghèo, Nhà nước cần theo chủ trương “ cho cần câu hơn cho xâu cá”, hướng dẫn cho dân nghèo làm thế nào để họ tự vươn lên làm giàu chứ không phải là trực tiếp biến họ thành người giàu. Tuy nhiên, với một số đối tượng nghèo đặc biệt không có khả năng tự thoát nghèo thì sự trợ giúp trực tiếp của Nhà nước thông qua chính sách an sinh xã hội lại là điều cần thiết.
Những đối tượng này thường là những người bị tổn thương nặng nề như trẻ em không nơi nương tựa, đồng bào gặp thiên tai, người có gia cảnh đặc biệt như ốm đau, bị ngược đãi… Nguồn trợ cấp có thể là các quỹ phúc lợi từ ngân sách Nhà Nước và sự đóng góp của các tổ chức, đoàn thể xã hội. Với nhân dân vùng núi thường xuyên gặp lũ lụt, thiên tai thì phải đặc biệt chú ý đến hình thức cứu trợ bằng hiện vật và bên cạnh đó là phải xây dựng được một chiến lược Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai toàn diện và cụ thể.
Ngoài ra, để chủ động giảm thiểu những khả năng gây tổn thương khác cho người dân vùng núi thì còn cần thực hiện rộng rãi và đầy đủ hơn nữa các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và mạng lưới an sinh tự nguyện như bảo hiểm mùa màng, dịch bệnh…
III.3. Kiến nghị đối với công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách:
Công tác kiểm tra, kiếm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho chính sách thực hiện đúng hướng theo mục tiêu đã đề ra, vì vậy, đảm bảo hiệu quả cho nó cũng là việc làm cần được chú ý.
III.3.1. Đối với hệ thống chỉ tiêu đánh giá:
Để đánh giá tình hình thực hiện chính sách thì cần so sánh kết quả thực tế với một loạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, do đó phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ và cụ thể, cố gắng lượng hóa đến mức cao nhất. Nếu là chỉ tiêu theo % thì phải nêu rõ là tỷ lệ trên tiêu chí nào để tránh gây hiểu lầm, lúng túng trong triển khai ở địa phương (ví dụ tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt khó khăn được tính bằng số hộ nghèo đặc biệt khó khăn chia cho tổng số hộ gia đình trong địa bàn hay tổng số hộ nghèo nói chung).
III.3.2. Đối với công tác báo cáo thống kê:
Để có được những số liệu thống kê chính xác phục vụ cho việc kiểm tra hoạt động thì cần tiến hành một số biện pháp sau đây:
Yêu cầu địa phương triển khai các chương trình, dự án ghi chép lại chi tiết và thường xuyên tình hình thực hiện trên các mặt: tiến độ thời gian và chi phí (trong đó chi phí bao gồm nhiều khoản mục như chi phí quản lý, chi phí nhân công, chi phí về nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, bốc xếp .v.v…, cần được hạch toán chính xác theo quy định hạch toán kế toán hiện hành), trình bày báo cáo định kỳ với thời đoạn ngắn lên trung ương và giải trình chi tiết các số liệu.
III.3.3. Đối với công tác kiểm tra:
Đoàn kiểm tra gồm các cán bộ trung ương ở các lĩnh vực: kế hoạch, kiểm toán, quản lý chất lượng… phải là những cán bộ giàu kinh nghiệm quản lý, vững chắc về kiến thức, năng lực chuyên ngành, thấm nhuần tư tưởng đạo đức nghề nghiệp và tinh thần công chính liêm minh vì nhân dân. Đoàn sẽ phối hợp hoạt động với các Bộ, ngành liên quan tiến hành làm việc với cán bộ địa phương trên cơ sở hệ thống sổ sách và kiểm tra khảo sát thực tế tại địa bàn thực hiện, nếu cần thiết thì còn có thể trực tiếp lấy ý kiến từ người dân để đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan.
Căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn kế hoạch (có tính đến khoảng giao động hợp lý), căn cứ vào các sai lệch hệ thống không thể tránh khỏi do nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (ví dụ thiên tai làm chậm tiến độ), về tác động ảnh hưởng của chính sách khác hoặc các sự cố bất ngờ mà đánh giá chính xác và đầy đủ mức độ hoàn thành chính sách về cả hai mặt: số lượng và chất lượng. Nếu mức độ hoàn thành quá kém hoặc có bất kỳ dấu hiệu vi phạm, gian dối nào thì cần tiến hành điều tra sâu hơn và đề xuất lên cơ quan trung ương có thẩm quyền để xử phạt nghiêm minh để làm gương.
KẾT LUẬN
Đói nghèo là một khái niệm khá rộng với những khía cạnh cơ bản: sự thiếu thốn về vật chất, về hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, nguy cơ dễ bị tổn thương và yếu thế về mặt xã hội. Do đó, để có thể khắc phục tình trạng đói nghèo một cách toàn diện thì phải có một hệ thống chính sách nhằm tác động tổng hợp trên nhiều lĩnh vực như chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình, chính sách văn hóa thông tin…
Qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu phản ánh đời sống của nhân dân các tỉnh miền núi phía bắc trong khoảng năm năm trở lại đây, có thể thấy tình trạng đói nghèo ở đây còn khá trầm trọng biểu hiện ở thu nhập thấp, cơ cấu thu nhập lạc hậu, đời sống còn nhiều thiếu thốn, chưa tiếp cận được nhiều với các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch… Đây cũng là thực trạng của các vùng núi Việt Nam nói chung, nó đòi hỏi phải có những chính sách XĐGN tích cực.
Mặc dù những chính sách XĐGN vùng núi thời gian gần đây đã góp phần đổi mới bộ mặt vùng núi, song kết quả chưa đạt được trên quy mô rộng và các tác động tích cực chưa thật sự bền vững. Để khắc phục được điều đó, phải tiếp tục hoàn thiện thêm các chính sách XĐGN vùng núi theo hướng nâng cao tính phù hợp với đặc điểm thực tế của địa phương, tính thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc, tính phối hợp đồng bộ giữa các chính sách mà cụ thể những kiến nghị đã được trình bày trong chương cuối của chuyên đề này.
XĐGN là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của toàn xã hội, trong đó vai trò quan trọng thuộc về Nhà nước. Với những kiến nghị nói trên, bài viết mong muốn có thể đóng góp làm tăng hiệu quả XĐGN ở vùng núi nói chung và vùng núi phía bắc nói riêng, giúp nhân dân miền núi có cuộc sống tốt đẹp hơn và đất nước ta có một diện mạo mới trong thời đại mới.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH, BIỂU, BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
BTB: Bắc Trung Bộ
CĐ: Cao đẳng
DHNTB: Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐB: Đông Bắc
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐH: Đại học
ĐNB: Đông Nam Bộ
LTTP: Lương thực thực phẩm
PTTH: Phổ thông trung học
TB: Tây Bắc
TCTK: Tổng cục thống kê
THCS: Trung học cơ sở
TN: Tây Nguyên
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC HÌNH, BIỂU, BẢNG
Hình I.1: Những đặc trưng của một cuộc sống đầy đủ (Nussbaum) 6
Hình I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch 7
Hình I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle 15
Hình II.1: Kết quả của Dự án Xóa đói Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc do Ngân hàng Thế giới tài trợ (2002-2007) 56
Biểu đồ II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 27
Biểu đồ II.2: Tỷ trọng các khoản trong thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng ở vùng núi phía bắc 32
Biểu đồ II.3: Tỷ trọng các khoản chi cho giáo dục đào tạo bình quân một người đi học (2004) ở Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ 42
Bảng I.1: Ngưỡng nghèo của TCTK qua các năm 11
Bảng I.2: Xếp hạng một số nước theo chỉ số nghèo khổ con người 14
Bảng II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 28
Bảng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm 28
Bảng II.3: Tỷ trọng dân số thành thị - nông thôn chia theo vùng 30
Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 31
Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng 34
Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng 35
Bảng II.7: Chi tiêu bình quân đầu người một tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo vùng và theo khoản chi 37
Bảng II.8: Tỷ trọng các khoản chi trong chi tiêu cho đời sống một tháng năm 2004 phân theo vùng 38
Bảng II.9: Tỷ lệ hộ có nhà ở và đồ dùng lâu bền ở vùng núi phía bắc năm 2004 39
Bảng II.10: Chi giáo dục đào tạo bình quân 1 người đi học trong năm 2004 phân theo vùng và khoản chi 41
Bảng II.11: Tỷ lệ số học sinh thuộc các cấp học so với tổng dân số ở miền núi phía bắc năm 2006 43
Bảng II.12: Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ ở vùng núi phía bắc năm 2004 43
Bảng II.13: Một số chỉ tiêu y tế ở vùng núi phía bắc năm 2006 45
Bảng II.14: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm 46
Bảng II.15: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ tuổi chia theo vùng và giới tính 47
Bảng II.16: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng 49
Bảng II.17: Tổng hợp danh sách các xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 1999 – 2005 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH:
SÁCH TRONG NƯỚC:
1. Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Việt Nam: Tăng trưởng và giảm nghèo (Báo cáo thường niên 2003 –2004)
2. Chính phủ Việt Nam, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, NXB Bản đồ, 2002
3. GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn – PGS.TS. Mai Văn Bưu, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Lao động – Xã hội, 2005
4. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, 2005
5. PGS.TS. Phạm Văn Vận – Th.S. Vũ Cương, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, 2005
6. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê các năm 1998, 2000, 2004, 2006
7. TS. Mai Quốc Chánh – TS. Trần Xuân Cầu, bộ môn Kinh tế Lao động, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Lao động – Xã hội, 2000
SÁCH NƯỚC NGOÀI:
1. A.B.Atkinson, Social Exclusion, Poverty and Unemployment, in: A.B. Atkinson & J. Hills (Eds), Exclusion, Employment and Opportunity, CASE Paper 4, London School of Economics, Centre for Analysis of Social Exclusion, 1998
2. Amartya Sen, Phát triển là tự do, New York, 1999
3. Bob Baulch,“Poverty, Policy and Aid” article, the IDS Bulletin Volume 27 Number 1, 1996
4. Dr.Phil Bartle, Factors of Poverty: The Big Five, Community Enpowerment Programme, 2005
5. Martin Ravallion, Poverty Comparisons, Fundamentals of Pure and Applied Economics, Harwood Academic Publishers, 1994
6. M. Nussbaum, Women and Human Development: A study in Human Capabilities, Cambridge University Press, 2000
7. Peter Townsend, Poverty in the United Kingdom, Harmondsworth, 1979
8. R. Chambers, Whose Reality Counts? Putting the First Last, London, Intermediate Technology Publications, 1997
9. The World Bank, Voices of the Poor, 2002
TẠP CHÍ – BÁO IN:
1. Dương Văn Trọng, Bắc Giang đẩy mạnh phát triển kinh tế, tr.73, tạp chí Cộng Sản, số 774 (4/2007)
2. Duy Anh, Xây dựng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở Kon Tum, tr. 88, tạp chí Cộng Sản, số 779 (9/2007)
3. GS.TS Trần Văn Chử, Công cuộc XĐGN ở Việt Nam, 60 năm nhìn lại, tr.21, tạp chí Lao động & Xã hội số 306 (1-15/3/2007)
4. Hồng Minh, Dạy nghề ngắn hạn ở Thái Nguyên, tr.47, tạp chí Lao động & Xã hội số 311 (16-31/5/2007)
5. Hương Thu, Chương trình 135 với đồng bào Văn Quan, Lạng Sơn, tr.26, tạp chí Dân tộc và Thời đại số 95 (10/2006)
6. Lương Thủy, Hiệu quả từ chương trình 135 ở Thanh Sơn, Phú Thọ, tr.29, tạp chí Dân tộc và Thời đại số 95 (10/2006)
7. Minh Huệ, Xóa đói giảm nghèo ở Nàn Sín, báo Công nghiệp Việt Nam số 10/5/2007
8. Nguyễn Hữu Bắc, Cao Bằng chú trọng giải quyết việc làm và dạy nghề cho đối tượng chính sách, tr.22, tạp chí Lao động & Xã hội số 311 (16-31/5/2007)
9. Nguyễn Hữu Tiến, XĐGN ở Việt Nam, thành tựu, hạn chế và kiến nghị chính sách, tr.46, tạp chí Quản lý Kinh tế CIEM số 13 (3+4/2007)
10. PGS.TS Đỗ Thị Bắc, Giải quyết việc làm và XĐGN ở Thái Nguyên, tr. 44, tạp chí Lao động & Xã hội số 300 (1-15/12/2006)
11. Phan Tự Kiên, Những nốt nhấn trong XĐGN ở Lào Cai, tr.20, tạp chí Lao động & Xã hội số 301 (16-31/12/2006)
12. Stockholm Environment Institute Briefing Note, Poverty and vulnerability programme, 2004
13. Th.S Hoàng Sĩ Kim, Thực trạng đói nghèo và giải pháp XĐGN ở Việt Nam, tr.18, tạp chí Quản lý Nhà nước số 138 (7/2007)
14. Tống Thắng, Nước sạch về với vùng cao, tr.34, tạp chí Dân tộc và Thời đại số 97 (12/2006)
15. TS. Trần Văn Viên, Củng cố mạng lưới y tế thôn bản ra sao?, chuyên đề Dân tộc số 1/2006
INTERNET:
1. Báo điện tử Đảng Cộng Sản http:// www. cpv.org.vn
2. Báo Vietnamnet
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư http:// www.mpi.gov.vn
4. Bộ Y tế
5. Người đại bỉểu nhân dân Online
6. Tổng cục Thống kê
7. Trang điện tử tỉnh Lào Cai
8. Trang tin điện tử Ủy ban dân tộc
9.
10.
11.
12.
13.
14.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12344.doc