Đề tài trên đã trình bày lý thuyết về phương pháp chiết khấu dòng tiền, cách thức áp dụng nó vào định giá một công ty cụ thể và những hạn chế khi áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn.
Đồng thời, một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế đó, tạo những điều kiện cần thiết để phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng phổ biến trong thực tế và phát huy hết những ưu điểm của nó.
Do những hạn chế về thời gian, về kiến thức, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, em mong nhận được sự sửa chữa, góp ý của thầy, cô.
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần BIBICA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà cung cấp
MARKETING – PHÂN PHỐI
Thương hiệu
Kênh phân phối
Chiến lược Marketing
a) Cơ sở hạ tầng – Công nghệ
Địa điểm
BIBICA có các phân xưởng sản xuất và hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Hiện nay, BIBICA có 2 nhà máy bánh kẹo “Nhà máy bánh kẹo Biên Hoà I” tại Khu Công nghiệp Biên Hoà I, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai và “Nhà máy bánh kẹo Biên Hoà II” tại Khu công nghiệp Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội. Việc phân bố nhà máy một cách chiến lược giúp công ty dần chiếm lĩnh thị trường cả nước cũng như giảm đáng kể chi phí vận chuyển sản phẩm.
Công ty sở hữu quyền sử dụng đất có giá trị lớn. Tại Biên Hòa, tổng diện tích đất 34,690.1 m2, Đà Nẵng 97 m2, Hà Nội 7,920 m2. Trong đó, diện tích đất được sử dụng để xây dựng nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc.
Công nghệ
BIBICA đã đầu tư vào các dây chuyền sản xuất có tính tự động cao, sản xuất liên tục, từ các nhà cung cấp lớn và có uy tín trên thế giới như: APV, NID, Packtec, Klockner…
- 02 dây chuyền sản xuất biscuits và cookies được nhập từ Anh Quốc và Hoa Kỳ trị giá 3 triệu USD.
- Dây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm liên tục khép kín nhập từ châu Âu, sản phẩm được bao gói và đóng túi hoàn toàn tự động.
- Dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem nhập từ Italia.
- Dây chuyền sản xuất mạch nha với công nghệ thuỷ phân bằng enzim.
Tổng công suất của BIBICA là 23.000 tấn/năm bao gồm sản phẩm kẹo các loại, sản phẩm bánh các loại, sản phẩm chocolate và mạch nha.
b) Nhân lực
Trình độ quản lý
Đội ngũ lãnh đạo của BIBICA đều có trình độ từ cử nhân, kỹ sư trở lên với lâu năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đường, bánh kẹo. Năm 2003, công ty đã tập trung xây dựng lại bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả hơn, các giám đốc bộ phận có sự độc lập cao hơn, do đó phản ứng linh hoạt với thị trường hơn trước. Với kinh nghiệm và trình độ, ban lãnh đạo BIBICA đã quản lý thành công, sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đưa công ty vượt qua các khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường… Đến nay, BIBICA trở thành một thương hiệu có tiếng ở Việt Nam.
Lao động
Tình hình lao động trong doanh nghiệp:
Trình độ
Số người
Tỷ trọng
Trên đại học
2
0.17%
Đại học
199
16.05%
Cao đẳng
85
6.85%
Trung cấp, CNKT lành nghề
226
18.22%
Lao động phổ thông
728
58.33%
Nguồn: CTCP Bibica
So với các công ty trong ngành, BIBICA có một lượng tương đối lớn các nhân viên có trình độ cao đẳng, kỹ thuật, đại học.
Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ:
Nhân lực là một trong những nguồn lực của BIBICA, với nhiều lao động trình độ cao và công nhân lành nghề, họ đã có đóng góp to lớn vào thành tích của công ty. BIBICA còn thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động. Quỹ đào tạo trung bình vào khoảng 150 – 200 triệu đồng/ năm.
c) Sản phẩm dịch vụ
Cơ cấu sản phẩm
Sản phẩm của công ty được chia làm 3 mảng chính: nhóm bánh, nhóm kẹo, và mạch nha. Trong đó nhóm bánh chiếm phần doanh thu lớn nhất với 55%.
Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo sản phẩm
Nguồn: Bản cáo bạch Bibica1/2006
Trong mỗi nhóm công ty có các sản phẩm chủ đạo sau:
+ Bánh Layer và Custard:
Bánh Layer và bánh Custard nhãn hiệu HURA, PALOMA của BIBICA chiếm khoảng 30% thị phần bánh bông lan kem sản xuất công nghiệp và dẫn đầu về chất lượng. Đối thủ cạnh tranh chính là Kinh đô và các sản phẩm ngoại nhập.
Lợi thế của sản phẩm:
- Sản phẩm có ưu điểm về chất lượng nổi bật, thời hạn sử dụng lâu 12 tháng, được sản xuất trên dây chuyền của Italia, sản phẩm đa dạng.
BIBICA
KINH ĐÔ
Bánh Layer
20 sản phẩm (7 dòng): dâu, nho, cam, khoai môn, chuối, panda
16 sản phẩm
Bánh Custard
4 sản phẩm
0 sản phẩm
- Lợi thế về giá: So với bánh kẹo nhập khẩu và sản phẩm của Kinh đô, sản phẩm của Bibica vẫn có giá thấp hơn. Kể cả khi thuế nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 20%, giá của Bibica vẫn thấp hơn sản phẩm nhập khẩu khoảng 30%.
+ Kẹo cao cấp:
BIBICA
HẢI HÀ
Kẹo cứng
16
22
Kẹo mềm
21
22
Kẹo cứng có nhân
13
0
Kẹo nhiều hương vị
3
0
Kẹo chew
0
24
Kẹo Jelly
8
14
Kẹo sô cô la
26
0
Kẹo không đường
5
0
Chiếm tỷ trọng doanh số trên 40% công ty và 35% thị phần kẹo trên cả nước. Đối thủ cạnh tranh chính là Hải Hà và các sản phẩm kẹo nhập khẩu.
Lợi thế của sản phẩm: Sự đa dạng sản phẩm cung cấp cho thị trường và giá cả phù hợp.
Chiến lược của BIBICA đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và quản trị sản xuất với tiêu chuẩn HACCP.
+ Nhóm sản phẩm ăn kiêng và sản phẩm dinh dưỡng:
BIBICA hợp tác cùng Viện Dinh dưỡng Việt Nam phát triển nhóm sản phẩm ăn kiêng và sản phẩm dinh dưỡng.
Cho trẻ sơ sinh
Cho bà mẹ mang thai
Cho người ăn kiêng
Cho người bị tiểu đường
Phát triển sản phẩm theo xu hướng thị trường:
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây béo phì
Sử dụng thực phẩm ngoài sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Bổ sung hàm lượng vi chất đối với phụ nữ mang thai.
Sản phẩm nhóm này cũng có lợi thế về giá rõ rệt so với các sản phẩm ngoại nhập giá thường gấp rưỡi sản phẩm của BIBICA.
Quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ
Bibica là đơn vị sản xuất bánh kẹo đầu tiên của Việt Nam được tổ chức BVQI cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002:1994, sau đó được chứng nhận chuyển đổi hệ thống chất lượng ISO 9002:2000 từ ngày 24/9/2002.
Từ đầu năm 2005, công ty đã triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP cho dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura và được chứng nhận của tổ chức QUACERT vào ngày 16/12/2005.
Bên cạnh đó, công ty còn có một bộ phận kiểm tra chất lượng riêng, công việc này được thực hiện đồng bộ xuyên suốt quá trình sản xuất của công ty, từ nhập nguyên vật liệu đến quy trình công nghệ và lưu kho sản phẩm.
Đối với nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đều được kiểm tra kỹ trước khi lưu kho và được kiểm tra thường xuyên trong thời gian lưu kho chờ sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, công ty có 2 bộ phận: kiểm soát quy trình sản xuất (QC) đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (QA) sẽ kiểm tra bán thành phẩm qua từng công đoạn.
Thành phẩm trong thời gian lưu kho được bảo quản thích hợp, và kiểm tra định kỳ.
Bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm như vậy, BIBICA là thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao và tin dùng.
Nghiên cứu và phát triển
BIBICA luôn mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm bánh, kẹo, mạch nha truyền thống.
Năm 2001: đầu tư dây chuyền bánh bông lan công nghiệp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (thiết bị hiện đại của Ý và công nghệ tiên tiến của Đan Mạch). Đây là một bước đột phá vì lần đầu tiên sản phẩm bánh tươi có hạn sử dụng đến 1 năm, có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao.
Công ty đã tiên phong trong việc khai thác thị trường sô cô la với nhãn hiệu ChocoBella. Hiện nay nhãn hàng này đang được người Việt Nam tin dùng. Sản phẩm socola đang ngày càng có nhiều hương vị và mẫu mã mới.
Thông qua sự tư vấn của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, năm 2005, công ty đã đưa ra thị trường các sản phẩm dinh dưỡng và sản phẩm chức năng được xem là dòng sản phẩm chủ lực cho sự phát triển vượt bậc của công ty trong tương lai, bao gồm: Bột dinh dưỡng dạng bánh GROWSURE dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bánh dinh dưỡng MUMSURE dành cho bà mẹ có thai và cho con bú, bánh trung thu ISOMALT dành cho người ăn kiêng, thừa cân hoặc bị bệnh tiểu đường…
d) Quan hệ với nhà cung cấp
+ Nguyên liệu chính gồm có: bột mì, đường, tinh bột sắn.
Giá cả nguyên vật liệu chiếm khoảng 55-60% doanh thu thuần. Các loại nguyên liệu chính đều có nguồn cung cấp trong nước (công ty cổ phần Đường Biên Hoà, Bột mì Bình Đông, Uni-Resident VN, công ty liên doanh Tapioca Việt Nam), nhà cung cấp ổn định nhiều năm liền, do đó nguồn nguyên liệu có số lượng và giá cả ổn định. Các nhà cung cấp đều ở gần nơi sản xuất nên thời gian vận chuyển không bị ảnh hưởng và chi phí không cao.
+ Nguyên liệu phụ: trứng, sữa, dầu ăn, bơ, shortening, hương liệu khác, phụ gia.
Bao bì: túi nhựa, hộp thiếc, hộp nhựa, thùng carton, hộp giấy…
Đối với các loại nguyên liệu phụ, bao bì được mua từ các doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở nhu cầu dự kiến cả năm. Một số loại nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Pháp, Singapore.
Đối với mỗi loại nguyên vật liệu, công ty chọn khoảng 2 nhà cung cấp, thực hiện chào giá cạnh tranh theo từng lô hàng.
BIBICA có lợi thế là có phân xưởng sản xuất mạch nha, chủ động trong nguồn cung ứng nguyên liệu mạch nha cho sản xuất bánh kẹo. BIBICA có quan hệ hợp tác chiến lược với Công ty Đường Biên Hoà trong việc cung ứng nguyên liệu đường cho sản xuất bánh kẹo. Việc hợp tác này cũng giúp BIBICA tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển nguyên vật liệu do sự gần gũi về mặt địa lý
e) Marketing và phân phối
Thương hiệu
Qua chặng đường tồn tại và phát triển, BIBICA đã xây dựng được thương hiệu được công nhận trong mắt người tiêu dùng. Thương hiệu BIBICA trở thành một tài sản vô hình có giá trị rất lớn. Năm 2005, thương hiệu BIBICA được chọn là thương hiệu mạnh trong 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam do Báo Sài Gòn tiếp thị bình chọn. BIBICA luôn có vị trí trong “TOP FIVE” của ngành bánh kẹo Việt Nam, trong đó dẫn đầu thị trường về sản phẩm kẹo. Nhận thức được giá trị thương hiệu, công ty đang ngày càng đầu tư mạnh xây dựng thương hiệu chính và các nhãn hiệu sản phẩm để giữ vững vị trí của mình trên thị trường.
- Chuyên nghiệp hóa từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến hệ thống phân phối.
- Thống nhất trong vấn đề xây dựng thương hiệu giữa các bộ phận thiết kế sản phẩm, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, bán hàng, tiếp thị…
- Các nhãn hiệu đều có nhân sự phụ trách.
- Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về quảng cáo, quản trị thương hiệu.
- Đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Kênh phân phối
Hiện tại hệ thống phân phối của Bibica trải rộng trong cả nước, qua các nhiều kênh phân phối rộng khắp.
Hiện nay, Bibica có trên 91 đại lý/nhà phân phối và trên 30,000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đang được mở rộng tại các tình Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Kênh siêu thị, metro, chào hàng trực tiếp cũng là hướng Bibica đang triển khai và phát huy trong thời gian tới vì không chỉ có tác dụng bán hàng mà đó còn là cách tiếp cận khách hàng nhanh nhất.
Kênh xuất khẩu: Cùng với việc khẳng định vị thế của một thương hiệu mạnh trong nước, Bibica từng bước xúc tiến quảng bá sản phẩm bánh kẹo ra nước ngoài và trong năm 2006 đã thực hiện kim ngạch xuất khẩu 500 USD sang 20 nước. Trong năm 2007, Bibica phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 triệu USD, tăng 2 lần so với năm 2006, trong đó có thị trường của các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Oxtraylia.
Chiến lược marketing
Các chương trình quảng cáo về sản phẩm của Bibica trên truyền hình trung ương và địa phương, trên báo chí, đài đã đem lại hiệu quả thiết thực. Bibica còn đẩy mạnh các hình thức tiếp thị trực tiếp như tham gia các kỳ hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ an toàn vệ sinh thực phẩm… Đồng thời, các hoạt động PR như tài trợ Gameshow, thực hiện các chương trình mang tính chất cộng đồng về tư vấn dinh dưỡng, từ thiện, hợp tác Viện Dinh dưỡng Việt Nam về các sản phẩm mới giúp phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ, cho người ăn kiêng, bệnh nhân tiểu đường.
Phân tích tình hình tài chính của công ty trong những năm quá khứ là một trong những bước quan trọng trong quy trình định giá.
Giá trị của công ty phụ thuộc vào hai chỉ tiêu chính là Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) và tốc độ tăng trưởng (g) của Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh (NOPLAT).
2.3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2006 (Trình bày lại)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-2006
Nghìn VNĐ
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu thuần
212,356,423
247,982,450
244,006,532
285,362,244
341,331,520
Giá vốn (Không tính khấu hao)
(163,029,495)
(170,971,571)
(165,666,407)
(200,272,849)
(244,693,501)
Chi phí bán hàng & quản lý
(45,970,410)
(49,037,575)
(49,656,136)
(50,122,899)
(67,644,355)
Khấu hao TSCĐ hữu hình
(4,923,267)
(7,353,847)
(6,708,555)
(8,093,702)
(10,263,771)
Thu nhập trước thuế, lãi vay (EBIT)
(1,566,749)
20,619,457
21,975,434
26,872,794
18,729,893
Thu nhập khác
116,715
1,100,135
(9,763)
169,761
6,348,503
Thu lãi tiền gửi
267,280
72,265
141,303
219,830
-
Chi phí lãi vay
(3,980,587)
(3,839,753)
(3,309,412)
(3,152,732)
-
Thu nhập trước thuế
(5,163,341)
17,952,104
18,797,562
24,109,653
25,078,396
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
-
-
(2,893,612)
(3,731,895)
(5,751,990)
Lợi nhuận sau thuế
(5,163,341)
17,952,104
15,903,950
20,377,758
19,326,406
Trong bảng trên, khoản mục Khấu hao TSCĐ hữu hình được tách khỏi Giá vốn hàng bán vì khấu hao không phải là khoản chi thực sự, không phải là dòng tiền ra.
Bảng 1 trình bày kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2002 đến 2006. Số liệu được lấy từ báo cáo tài chính các năm đã được kiểm toán của BIBICA, được trình bày lại để thuận tiện trong việc tính toán các chỉ tiêu cũng như phản ánh chính xác hơn tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.3.2 Bảng cân đối kế toán 2002- 2006 (Trình bày lại)
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán 2002- 2006
Nghìn VNĐ
2002
2003
2004
2005
2006
TÀI SẢN
Tiền mặt từ hoạt động
12,505,514
10,759,337
7,529,032
11,170,114
10,554,434
Các khoản phải thu
29,347,832
26,615,637
23,641,647
26,583,506
32,902,706
Hàng tồn kho
52,946,668
47,126,482
58,802,832
61,231,246
63,822,665
Tài sản ngắn hạn khác
1,943,884
1,399,484
1,372,376
1,187,325
48,716,538
Tài sản lưu động
96,743,898
85,900,940
91,345,887
100,172,191
155,996,343
GTCL TSCĐ (nhà xưởng, thiết bị)
61,532,640
69,719,421
63,517,168
63,319,732
59,930,038
TS hoạt động khác
3,666,938
4,046,593
3,443,471
2,705,626
12,101,365
Đầu tư dài hạn
11,575,760
695,432
1,371,766
11,662,450
14,786,062
Tổng tài sản
173,519,236
160,362,386
159,678,292
177,859,999
242,813,808
Vay và nợ ngắn hạn
53,681,328
42,475,605
30,107,039
23,328,613
5,431,040
Phải trả người bán
35,919,099
27,325,404
31,512,228
45,173,118
42,566,521
Thuế và các khoản phải nộp NN
1,079,277
3,379,009
4,319,192
2,395,570
2,271,841
Nợ ngắn hạn khác
3,618,037
3,241,634
7,516,936
3,615,461
16,922,059
Tổng Nợ ngắn hạn
94,297,741
76,421,652
73,455,395
74,512,762
67,191,461
NGUỒN VỐN
Nợ dài hạn
7,086,875
5,425,769
5,510,698
6,576,464
12,621,403
Vốn chủ sở hữu
72,134,620
78,514,965
80,712,199
96,770,773
163,000,944
Tổng Nguồn vốn
173,519,236
160,362,386
159,678,292
177,859,999
242,813,808
Bảng cân đối kế toán 2002 – 2005 cho thấy quy mô tài sản – nguồn vốn tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu trung bình là 10%. Năm 2006, công ty đã phát hành 3,160,000 cổ phiếu trị giá 31,600 tỷ đồng.
2.3.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh
a) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh (NOPLAT)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh được tính trên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi thuế phải nộp tính trên phần doanh thu này.
Bảng tính NOPLAT (2002 – 2006)
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu thuần
212,356,423
247,982,450
244,006,532
285,362,244
341,331,520
Giá vốn hàng bán
(163,029,495)
(170,971,571)
(165,666,407)
(200,272,849)
(244,693,501)
Chi phí bán hàng & quản lý
(45,970,410)
(49,037,575)
(49,656,136)
(50,122,899)
(67,644,355)
Khấu hao TSCĐHH
(4,923,267)
(7,353,847)
(6,708,555)
(8,093,702)
(10,263,771)
Thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao TSCĐ vô hình (EBITA)
(1,566,749)
20,619,457
21,975,434
26,872,794
18,729,893
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
(2,893,612)
(3,731,895)
(5,751,990)
NOPLAT
(1,566,749)
20,619,457
19,081,822
23,140,899
12,977,903
Tăng trưởng NOPLAT
N/A
NOPLAT qua các năm thay đổi không cùng chiều tăng giảm. Tuy doanh thu tăng liên tục nhưng NOPLAT còn phụ thuộc vào các yếu tố chi phí và thuế. Thuế TNDN tăng do phần ưu đãi thuế công ty được hưởng giảm dần.
b) Dòng tiền thuần tự do
Dòng tiền thuần tự do (FCF) = Dòng tiền hoạt động + Dòng tiền đầu tư
- Dòng tiền hoạt động = NOPLAT + Chi phí Khấu hao TSCĐ
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (Đầu tư thuần) = Tăng (giảm) TSLĐ ròng
+ Đầu tư vào TSCĐ - Tăng (giảm) Nợ hoạt động khác
Thay đổi TSLĐ ròngt = TSLĐ ròng t – TSLĐ ròng t+1
Đầu tư vào TSCĐ = (GTCL TSCĐt - GTCL TSCĐt+1) – Chi phí khấu hao TSCĐt
Thay đổi Nợ hoạt động khác = Nợ kháct - Nợ kháct+1
Vốn đầu tư giai đoạn 2002 – 2006
2002
2003
2004
2005
2006
Tài sản lưu động ròng
56,127,485
51,954,893
47,997,531
48,988,042
94,235,922
GTCL của TSCĐ
61,532,640
69,719,421
63,517,168
63,319,732
59,930,038
Nợ phải trả khác
2,257,516
1,527,800
(2,067,227)
1,039,637
10,892,890
Vốn đầu tư
119,917,641
123,202,114
109,447,472
113,347,411
165,058,850
2002
2003
2004
2005
2006
NOPLAT
(1,566,749)
20,619,457
19,081,822
23,140,899
12,977,903
Khấu hao TSCĐ
(4,923,267)
(7,353,847)
(6,708,555)
(8,093,702)
(10,263,771)
Dòng tiền thuần
3,356,518
27,973,304
25,790,377
31,234,601
24,596,282
Tăng TSLĐ ròng
17,600,816
4,172,592
3,957,362
(990,511)
(45,247,880)
Đầu tư vào TSCĐ
(17,198,232)
(15,540,628)
(506,302)
(7,896,266)
(6,874,077)
Tăng TS/Nợ phải trả khác
(5,108,637)
729,716
3,595,027
(3,106,864)
(9,853,253)
Đầu tư thuần
(4,706,053)
(10,638,320)
7,046,087
(11,993,641)
(61,975,210)
DÒNG TIỀN THUẦN TỰ DO
(1,349,535)
17,334,984
32,836,464
19,240,960
(38,733,536)
Nhìn chung, lưu chuyển tiền tệ của công ty được đánh giá là tốt vì dòng tiền vào đều tăng tương ứng với quy mô sản xuất của công ty qua các năm.
c) Phân tích các tỷ số
c1. Tỷ số về khả năng sinh lời
* Doanh thu và Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 5 năm 2002- 2006 của BIBICA là 15.46%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình ngành bánh kẹo (12.25%).
Năm 2004, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BIBICA giảm so với năm 2003 mặc dù lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 27,96% so với năm 2003 do công ty không được hưởng ưu đãi thuế nên đã làm giảm lợi nhuận.
Hơn nữa, năm 2004 là năm các loại nguyên vật liệu chủ yếu như đường, trứng, sữa, bột mỳ đều tăng giá mạnh làm tăng giá thành đầu vào của công ty.
Mặc dù doanh thu tăng qua các năm, nhưng lợi nhuận do ảnh hưởng của chi phí nên không thay đổi cùng chiều.
Phân tích cơ cấu chi phí:
%
2002
2003
2004
2005
2006
Giá vốn (Không tính khấu hao)
79.09%
71.91%
70.64%
73.02%
74.70%
Chi phí BH và QL
21.65%
19.77%
20.35%
17.56%
19.82%
- Giá vốn hàng bán (không tính đến chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình): Trong giá vốn hàng bán, chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 60% giá vốn. Nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm của BIBICA chủ yếu là hàng nông sản, hay chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh, đồng thời một số nguyên liệu nhập chịu tác động của biến động giá trên thị trường quốc tế.
Từ năm 2003 BIBICA đã áp dụng định mức tiêu hao nguyên vật liệu làm chi phí giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lạm phát, cúm gia cầm, tăng giá nguyên liệu ngoại nhập nên giá vốn có xu hướng tăng lên.
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: có xu hướng giảm đi. Bộ máy quản lý của công ty được đánh giá là hiệu quả trong việc duy trì ổn định chi phí quản lý.
* Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất Lợi nhuận/VCSH (ROE)
Từ năm 2003 đến 2006, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) đều tăng lên. Năm 2005, ROA = 6.91%, ROE = 12.69%. Doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, nhưng so sánh tỷ suất lợi nhuận với công ty bánh kẹo lớn khác như Kinh đô, các tỷ lệ này vẫn thấp hơn.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC)
Vốn đầu tư ( Invested Capital) là lượng vốn được đầu tư trở lại doanh nghiệp. Trong bảng trên đã tính vốn đầu tư từ năm 2002 đến 2006.
Vốn đầu tư = TSLĐ ròng + GTCL của TSCĐ + Tài sản/Nợ khác
Vốn đầu tư được tính từ khi bắt đầu được đầu tư do vậy vốn đầu tư được tính ngay từ thời điểm đầu năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) thể hiện hiệu quả của một đồng vốn được đầu tư trở lại doanh nghiệp.
ROIC = NOPLAT / Vốn đầu tư
Bảng: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
Nghìn VNĐ
2002
2003
2004
2005
2006
NOPLAT
(1,566,749)
20,619,457
19,081,822
23,140,899
12,977,903
Vốn đầu tư (đầu năm)
120,134,855
119,917,641
123,202,114
109,447,472
113,347,411
ROIC
-1.30%
17.19%
15.49%
21.14%
11.45%
Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư nên tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư khá cao. Hiệu quả đầu tư của công ty được đánh giá tốt vì sau khi trừ đi các khoản chi phí, thuế, lợi nhuận thu được cao. Tuy nhiên, qua các năm có sự biến động lớn do công ty liên tục có những dự án mới.
c2. Hệ số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nhanh và Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2006 do các dự án triển khai năm 2004, 2005 đã thu được kết quả.
Công ty có khả năng thanh toán tương đối cao. Năm 2006, hệ số thanh toán hiện tại của công ty là 2.32 lần tăng hơn so với các năm khác do có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
c3. Hệ số hiệu quả hoạt động của công ty
Số ngày thu hồi nợ trung bình ở mức 40 ngày. Do đặc điểm sản phẩm bánh kẹo có hạn sử dụng không nhiều do vậy đây là khoảng thời gian hợp lý đối với thu hồi nợ.
c4. Hệ số cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của BIBICA thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm lượng vốn vay. So sánh với các công ty lớn khác như Kinh đô 64.52%, Vinamilk 56.4%, BIBICA đang có cơ cấu vốn khá an toàn, ở tỷ lệ trung bình của thị trường. Công ty có khả năng tài chính tốt để có thể đầu tư mở rộng quy mô mà không cần vay vốn nhiều.
2.3.4 Dự báo và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
2.3.4.1 Kế hoạch kinh doanh của BIBICA
a) Kế hoạch tài chính
Trên cơ sở kết quả kinh doanh các năm trước, căn cứ vào các dự án đầu tư mở rộng sản suất năm 2005 công ty đưa ra kế hoạch cho 3 năm 2006 – 2008 như sau:
Năm 2006: Doanh thu tăng 83.6 tỷ, lợi nhuận tăng 2 tỷ, tỷ lệ cổ tức 12%.
Năm 2007: Doanh thu tăng 146.8 tỷ, lợi nhuận tăng 6.3 tỷ, tỷ lệ cổ tức 12%.
Năm 2008: Doanh thu tăng 92.6 tỷ, lợi nhuận tăng 8.8 tỷ, tỷ lệ cổ tức 14%.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
tr.VNĐ
% thay đổi
tr.VNĐ
% thay đổi
tr.VNĐ
% thay đổi
DOANH THU THUẦN
368,600
29%
515,398
40%
608,000
18%
Doan thu từ các dự án mới
62,000
146,798
37%
239,791
63%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ
14,300
16%
20,623
44%
29,434
43%
Lợi nhuận bổ sung từ các dự án
4,081
7,823
92%
16,634
113%
Chia cổ tức
8,760
10,800
23%
14,000
30%
VỐN CHỦ SỞ HỮU
173,153
88%
181,944
5%
195,907
8%
Vốn điều lệ
90,000
61%
90,000
0%
100,000
11%
Tỷ lệ cổ tức/ vốn điều lệ
12%
12%
14%
17%
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
3.88
4.29
5.08
Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH
8.26
12.16
15.79
b) Các dự án đầu tư mới
Dự án sản xuất bánh Layer Cake
Đầu tư thiết bị và nhà xưởng đồng bộ cho dây chuyền bánh Layer Cake công suất 2500 tấn/năm với công nghệ tiên tiến, tự động hoá để sản xuất sản phẩm bánh, sản phẩm dinh dưỡng cao cấp đáp ứng nhu cầu đang gia tăng trong nước và hướng ra xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng nhà máy mới này sẽ là bước đột phá trong sản xuất sản phẩm dinh dưỡng và nâng cao thương hiệu BIBICA.
Tổng vốn đầu tư của dự án 78,879 tỷ đồng.
Sản phẩm của dự án: Bánh layer cake thường mang nhãn hiệu Hura chiếm 70% công suất dây chuyền, còn lại là bánh layer cake cao cấp gồm nhiều chủng loại chiếm 30%.
Tiến độ: Bắt đầu thuê đất Quý I/2005, khởi công vào Quý III/2005, đầu quý III/2007 tung sản phẩm ra thị trường.
Dự án nâng cấp phân xưởng kẹo tại Biên Hòa
Đầu tư nhà xưởng kẹo đạt tiêu chuẩn HACCP, thiết bị sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm. Tổng vốn đầu tư 30,086 tỷ đồng.
Kẹo cứng: thiết bị châu Âu, tăng chất lượng, công suất 20 tấn/ ngày. Kẹo mềm: thiết bị châu Âu, châu Á, công suất 8 tấn/ngày.
Dự án bắt đầu vào tháng 4/2006, và sẽ tung sản phẩm ra thị trường tháng 2/2007.
2.3.4.2 Dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Dự báo chi tiết kết quả sản xuất kinh doanh cho giai đoạn 5 năm bắt đầu từ năm 2007. Kết quả sản xuất kinh doanh được dự đoán dựa trên tình hình tài chính trong những năm qua, tiềm năng phát triển của thị trường, các kế hoạch đầu tư và các giả thuyết liên quan đến tốc độ phát triển của công ty.
Báo cáo kết quả kết quả kinh doanh (dự báo) 2007 - 2011
Nghìn VNĐ
2007
2008
2009
2010
2011
Doanh thu thuần
429,411,520
522,011,520
611,797,501
706,626,114
799,194,135
Giá vốn hàng bán
(299,202,333)
(363,723,508)
(426,283,951)
(492,357,964)
(556,856,857)
Chi phí BH&QLDN
(92,323,477)
(94,484,085)
(103,393,778)
(113,766,804)
(119,879,120)
Khấu hao TSCĐ
(9,714,321)
(21,577,607)
(22,846,082)
(21,321,318)
(20,044,518)
EBITA
28,171,390
42,226,320
59,273,690
79,180,028
102,413,640
Thu nhập ngoài hoạt động
6,983,353
7,681,689
8,449,857
9,294,843
10,224,328
Thu từ lãi cho vay
0
0
0
0
0
Chi phí lãi vay
(2,636,426)
(5,959,025)
(8,917,529)
(11,876,034)
(14,834,538)
Thu nhập trước thuế
32,518,317
43,948,984
58,806,018
76,598,838
97,803,429
Thuế TNDN
(7,416,009)
(10,064,317)
(16,465,685)
(21,447,675)
(27,384,960)
Lợi nhuận sau thuế
25,102,309
33,884,667
42,340,333
55,151,163
70,418,469
Doanh thu
* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường bánh kẹo.
Giai đoạn 2007- 2012 vẫn là thời kỳ được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam. Thị trường bánh kẹo hiện tại đang phát triển với tốc độ 7 – 8%/năm, là ngành có nhiều tiềm năng do nhu cầu của người dân chưa được khai thác hết. BIBICA là một doanh nghiệp lớn, được đánh giá là có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường về giá cả, về sự đa dạng sản phẩm, uy tín chất lượng, BIBICA đang có những hướng đi riêng cho mình trong sản xuất sản phẩm sô cô la, sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, BIBICA do vậy sẽ có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn mức trung bình thị trường.
* Dự báo doanh thu từ dự án sản xuất đầu tư mới
Theo kế hoạch kinh doanh của công ty, năm 2007 có doanh thu và lợi nhuận khá cao. Điều này phù hợp với tình hình kinh doanh của BIBICA vì năm 2006, công ty đã triển khai 2 dự án đầu tư vào năm 2006. Năm 2007 là năm các dự án này hoàn thành và đưa sản phẩm ra thị trường. Lúc đó nhu cầu thị trường cao hơn so với cung sản phẩm do BIBICA định hướng sản phẩm theo dinh dưỡng và sức khỏe, doanh thu mặt hàng mới sẽ tăng cao. Từ năm 2008 trở đi, tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn so với năm 2007 nhưng tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận vẫn ở mức ổn định so với năm 2007 do các dự án được khai thác hiệu quả, tiết kiệm được chi phí.
Các năm sau doanh thu sẽ ổn định và không đầu tư thêm.
Nghìn VNĐ
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Doanh thu thuần từ dây chuyền bánh layer
64,926
81,157
97,389
108,210
108,210
108,210
Doanh thu thuần từ dự án nâng cấp
200,605
210,635
216,654
220,665
220,665
220,665
Tổng cộng
265,531
291,792
314,043
328,875
328,875
328,875
% tăng trưởng
N/A
9.9%
7.6%
4.7%
0.0%
0.0%
* Doanh thu từ dây chuyền sản xuất hiện tại
Những dự án từ năm 2005, dự án kẹo viên nén, bột giải khát, ngũ cốc, dự án mở rộng bánh trung thu đã đi vào hoạt động tiếp tục làm doanh thu các năm sau tăng thêm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 5 năm 2002- 2006 của BIBICA là 15.46%.
* Giá bán
Sự thay đổi giá bán phụ thuộc phần lớn vào thay đổi của giá cả nguyên vật liệu và giá của đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của BIBICA có lợi thế về về giá do có nguồn cung ổn định, dây chuyền hiện đại, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, giá bán luôn chịu ảnh hưởng của lạm phát. Ước tính lạm phát sẽ tác động đến giá bán khoảng 3% trong các năm tới.
Dựa trên các dự báo, đánh giá về môi trường vĩ mô, ngành, nội bộ và kế hoạch của công ty, tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty của các năm từ 2007 – 2012 được ước đoán lần lượt là 26%, 22%, 17%, 16%, 13%.
Giá vốn hàng bán
Để đảm bảo thống nhất tỷ lệ trong doanh thu, các thành tố cấu tạo nên doanh thu được dự báo trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ này.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 55- 60% doanh thu thuần. Do vậy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hưởng lớn tới giá vốn hàng bán của công ty. Tuy nhiên, do công ty áp dụng định mức nguyên liệu hợp lý nên tiết kiệm một phần đáng kể chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
Do đặc điểm là trong ngành sản xuất bánh kẹo cần nhiều lao động nên chi phí trả lương cho người lao động tương đối lớn, chiếm khoảng 10% doanh thu sản phẩm.
Giống như các doanh nghiệp khác trong ngành, dựa trên các số liệu lịch sử có thể thấy rằng giá vốn hàng bán dao động trong khoảng 70% doanh thu. Từ năm 2007 đến 2011, dự báo giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ ổn định 69,7% trong doan thu.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Trung bình trong 5 năm 2002 – 2006, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 19.83% doanh thu. Theo xu hướng, chi phí bán hàng và quản lý sẽ giảm dần. Năm 2007, do doanh thu lớn kéo theo chi phí bán hàng và quản lý lớn hơn so với các năm khác. Các năm sau đó ổn định, giảm dần ở mức khoảng 16%.
Khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm từ 2% đến 4% doanh thu. Tốc độ tăng chi phí khấu hao được lấy ổn định bằng năm gần nhất (2006) là 16.2%.
Thuế TNDN
Khi triển khai dự án dây chuyền bánh layer cake, doanh nghiệp được miễn thuế đối với các sản phẩm làm ra trong 2 năm 2007 – 2008. Do đó, năm 2007- 2008, thuế suất thuế TNDN là 22.9%, từ năm 2009 ổn định 28% nếu không có gì thay đổi.
2.3.4.3 Dự báo bảng cân đối kế toán
Đơn vị: nghìn VNĐ
2007
2008
2009
2010
2011
TÀI SẢN
Tiền và tương đương tiền
13,277,987
16,141,305
18,917,609
21,849,839
24,712,168
Chứng khoán ngắn hạn
3,159,441
35,820,186
91,702,098
157,840,807
237,059,405
Các khoản phải thu
41,000,443
49,841,941
58,414,755
67,469,042
76,307,486
Hàng tồn kho
80,291,992
93,962,074
107,676,360
120,833,066
131,867,032
Tài sản ngắn hạn khác
21,829,864
26,537,342
31,101,765
35,922,539
40,628,391
Tài sản lưu động
159,559,727
222,302,848
307,812,588
403,915,292
510,574,482
GTCL của TSCĐ
133,117,571
140,943,110
131,536,463
123,659,570
118,280,732
Tài sản hoạt động khác
13,040,939
13,980,513
14,920,087
15,859,661
16,799,235
Đầu tư dài hạn
15,588,638
16,391,213
17,193,789
17,996,364
18,798,940
Tổng giá trị tài sản
321,306,874
393,617,684
471,462,926
561,430,886
664,453,388
NGUỒN VỐN
Vay và nợ ngắn hạn
33,895,636
62,360,232
90,824,828
119,289,424
147,754,020
Phải trả người bán
58,994,451
71,716,248
84,051,442
97,079,416
109,796,820
Thuế và các khoản phải nộp NN
2,271,841
2,271,841
2,271,841
2,271,841
2,271,841
Nợ phải trả ngắn hạn khác
13,319,289
16,191,514
18,976,454
21,917,804
24,789,037
Nợ phải trả
108,481,217
152,539,834
196,124,565
240,558,485
284,611,717
Nợ dài hạn
14,411,051
11,848,841
9,286,631
6,724,420
4,162,210
Các khoản nợ khác
771,702
334,930
(101,843)
(538,616)
(975,388)
Quỹ dự phòng
7,348,198
7,348,198
7,348,198
7,348,198
7,348,198
Quỹ dự phòng thôi việc
4,093,608
5,526,277
5,526,277
5,526,277
5,526,277
Quỹ khác
1,110,122
1,110,122
1,110,122
1,110,122
1,110,122
Vốn chủ sở hữu
185,090,976
214,909,482
252,168,976
300,701,999
362,670,252
Tổng giá trị nguồn vốn
321,306,874
393,617,684
471,462,926
561,430,886
664,453,388
a.Vốn lưu động
Qua phân tích tài chính, có thể thấy vốn lưu động trong tổng giá trị tài sản của công ty tăng dần qua các năm. Do đó, các năm tiếp theo dự báo vốn lưu động vẫn tiếp tục tăng.
Phải thu khách hàng cũng tăng cùng tốc độ tăng doanh thu. Tỷ lệ phải thu/doanh thu không thể tăng đều theo tốc độ tăng trưởng của giai đoạn trước được bởi công ty muốn có tình trạng tài chính tốt thì cần có biện pháp hạn chế sự chiếm dụng vốn của khách hàng. Do vậy, giả định tỉ lệ này sẽ không thay đổi so với năm 2006, % tăng lên của các khoản phải thu bằng với % tăng trưởng doanh thu cho giai đoạn 2007 – 2012. Tương tự như vậy với hàng tồn kho, các năm tới ổn định ở khoảng 17%.
b.Tài sản cố định
Tài sản cố định thuần = Khấu hao + Đầu tư vào TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ gồm 2 phần: khấu hao TSCĐ và chi đầu tư vào TSCĐ. Do đó, dự báo GTCL của TSCĐ sẽ bao gồm dự báo khấu hao và dự báo chi tiêu vốn.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Giống như trong dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh, tốc độ tăng chi phí khấu hao giai đoạn 2007 – 2011 được lấy ổn định bằng năm gần nhất (2006) là 16.2%.
Chi đầu tư vào TSCĐ nhìn chung tăng đều qua các năm, giả định bằng bình quân 5 năm 2002 – 2006.
c. Các khoản vay nợ và tăng vốn chủ sở hữu
Các khoản vay nợ của công ty để đầu tư được lấy theo kế hoạch vay và trả nợ vay của công ty.
2.3.4.4 Tỷ suất chi phí vốn bình quân gia quyền
Theo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, WACC là lãi suất chiết khấu dùng để chiết khấu các dòng tiền tương lai về thời điểm hiện tại. Từ đó, các nhà đầu tư có thể ước tính chi phí cơ hội của đồng vốn bỏ ra.
WACC gồm có 2 phần: (1) Chi phí của nợ vay; và (2) Chi phí vốn chủ sở hữu.
Trong đó:
WACC : Tỷ suất chi phí vốn bình quân gia quyền
Kd : Chi phí vốn vay
Ke : Chi phí vốn chủ sở hữu
E : Giá trị vốn chủ sở hữu
D : Giá trị vốn vay
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí của nợ vay
Chi phí của nợ vay được giả thiết là ngang bằng với chi phí của nợ dài hạn vì nợ ngắn hạn chỉ trong thời gian ngắn nên có tính chất quay vòng.
Lấy lãi suất cho vay dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Kd = 12.84%
Chi phí vốn chủ sở hữu
Ta sử dụng mô hình CAPM để tính chi phí vốn chủ sở hữu.
Ke = Rf + Beta * Rm
Trong đó:
Ke: Chi phí vốn chủ sở hữu
Rf: Lãi suất của trái phiếu không có rủi ro
Rm: Rủi ro của cổ phiếu có mức độ rủi ro trung bình
Beta: Hệ số rủi ro của cổ phiếu
Rf = 7.12% : đây là lãi suất của trái phiếu dài hạn 10 năm được Chính phủ Việt Nam phát hành trên thị trường Mỹ vào cuối năm 2005.
Rm= 5.4%. Rủi ro của cổ phiếu có mức độ rủi ro trung bình ở thị trường Mỹ
Beta= 0.82 Ở Việt Nam chưa hề có số liệu thống kê về chỉ số Beta cho từng ngành. Do vậy, phải sử dụng Beta cho ngành Thực phẩm và nước giải khát chung cho các thị trường mới nổi và điều chỉnh với tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Beta điều chỉnh = Beta chưa điều chỉnh * {1 + (1 – Thuế suất TNDN)*D/E}
D và E là giá trị thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, để xác định được giá trị thị trường của nợ và vốn chủ rất phức tạp, người ta thường sử dụng cơ cấu vốn mục tiêu. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam cơ cấu vốn mục tiêu khó xác định và không đặc trưng. Vậy, giả định giá trị của vốn vay và vốn chủ sở hữu bằng giá trị trong sổ sách kế toán.
D/E (2005) = 1.04%
Thuế suất thuế TNDN = 23.3%, do công ty vẫn trong thời kỳ được hưởng ưu đãi thuế.
Beta của thị trường thực phẩm và nước giải khát là 0.81. Sau khi điều chỉnh, Beta của cổ phiếu công ty bằng 0.81*[1+(1-23.3%)*1.04%] = 0.82
Vậy: Ke = 7.12% + 0.82*5.4% = 13.3%
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
D/(D+E)
12.4%
8.3%
6.6%
1.0%
11.5%
14.7%
16.6%
17.3%
17.3%
WACC
13.1%
13.2%
13.0%
13.2%
13.1%
13.1%
12.7%
12.7%
12.7%
E/(D+E)
87.6%
91.7%
93.4%
99.0%
88.5%
85.3%
83.4%
82.7%
82.7%
D/E
14.10%
9.10%
7.12%
1.04%
13.05%
17.27%
19.85%
20.95%
20.95%
Thay vào công thức tính WACC = 13.1%
2.3.4.4 Dự báo trung hạn
Giai đoạn sau năm 2011, giả định rằng hoạt động của công ty đã ổn định, công suất của dây chuyền mới đến năm 2012 cũng được khai thác đến mức tối đa. Trong giai đoạn này, công ty sẽ không đầu tư phát triển nhanh mà chủ yếu là tái đầu tư từ lợi nhuận có được để duy trì tài sản cố định và lưu động ở mức hợp lý so với doanh thu. Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, doanh thu của công ty có xu hướng giảm nhẹ, và giữ ở mức không tăng trưởng cho giai đoạn 2017 đến hết thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Các tỷ số được dùng cho giai đoạn 2017-2016 được lấy từ kết quả năm 2016.
Giá trị của công ty trong giai đoạn này sẽ được dự tính theo công thức:
Giá trị công ty (trung hạn) = NOPLAT2026*(1-g/ROIC1) / WACC2025 – g
NOPLAT2026: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sau thuế điều chỉnh năm 2026.
g : Tốc độ tăng trưởng NOPLAT cho giai đoạn trung hạn = 4%
WACC2025 : Chi phí vốn bình quân gia quyền giai đoạn trung hạn
ROIC1 : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tăng thêm giai đoạn trung hạn
ROIC = 20.1%
WACC= 12.7%
2.3.4.5 Kết luận định giá
Trên cơ sở các giả định và tính toán trên, giá trị của công ty tại thời điểm 31/12/2006 được xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền như sau:
Năm
Dòng tiền
thuần tự do
Lãi suất chiết khấu
Giá trị hiện tại của dòng tiền
2007
(37,652,835)
0.884
(33,286,961)
2008
10,298,922
0.782
8,052,222
2009
36,199,665
0.694
25,111,216
2010
49,515,495
0.616
30,482,046
2011
65,888,355
0.546
35,995,768
2012
46,594,629
0.485
22,590,114
2013
44,812,383
0.430
19,280,594
2014
49,203,996
0.382
18,787,221
2015
54,025,988
0.339
18,306,473
2016
59,320,535
0.301
17,838,027
2017
77,853,975
0.267
20,776,019
2018
53,578,386
0.237
12,688,520
2019
57,650,344
0.210
12,116,105
2020
62,031,770
0.187
11,569,514
2021
66,746,184
0.166
11,047,580
Giá trị giai đoạn sau
1,051,879,577
0.166
174,103,200
Giá trị tài sản hoạt động
16
405,457,658
Vậy giá trị doanh nghiệp được tính theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là 405,457,658,000 VNĐ.
2.3.4.6 Phân tích độ nhạy
Các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp:
Rủi ro kinh tế: Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa của thị trường bánh kẹo cho các tập đoàn nước ngoài. Mức thuế nhập khẩu bánh kẹo giảm xuống còn 15- 20% làm sức cạnh tranh của các sản phẩm ngoại nhập tăng lên đáng kể.
Rủi ro ngành: Ngành bánh kẹo chỉ là ngành hàng thứ yếu, hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Đồng thời, ngành bánh kẹo còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ.
Rủi ro pháp luật: Ngành bánh kẹo bị phụ thuộc vào các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu ảnh hưởng mạnh về các thay đổi của luật pháp về lao động do doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Rủi ro khác: Thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nguyên vật liệu đầu vào là nông sản và gia cầm của công ty, do đó hoạt động của công ty có thể có những rủi ro bất thường.
Phân tích độ nhạy
Giá trị trong ô tô sáng là giá trị của doanh nghiệp tương ứng với ROIC = 20.1%, NOPLAT = 5% theo dự báo. Khi ROIC và NOPLAT tăng, giảm (+/-) 1% hoặc 2%, giá trị doanh nghiệp sẽ thay đổi theo các giá trị trên.
2.3.4.7 Các khó khăn khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá CTCP BIBICA
Mối liên hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô, ngành và doanh nghiệp.
Đối với từng thành phần, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Để liên kết các yếu tố lại với nhau và lượng hóa được những ảnh hưởng của chúng lên giá trị doanh nghiệp là một việc làm khó khăn. Kinh tế tăng trưởng 8%, tốc độ phát triển của ngành bánh kẹo khoảng 8% trong khi BIBICA có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trong 5 năm quá khứ là 18%.
Mặt khác, tốc độ tăng doanh thu của BIBICA trong giai đoạn 2002 – 2006 trung bình như vậy nhưng riêng năm 2004, tốc độ tăng doanh thu của công ty bị âm do doanh thu năm 2004 thấp hơn so với doanh thu năm 2003, làm cho doanh thu của công ty không đi theo quy luật tuyến tính gây khó khăn trong việc dự báo doanh thu của công ty trong các năm tương lai.
Khó xác minh tính khả thi của kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh do ban quản lý của công ty đưa ra, đó là các kế hoạch được công ty đặt ra để thực hiện trong thời gian 3 – 5 năm. Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khách hàng, nguồn cung … nên nhiều khi xảy ra các rủi ro, đột biến mà doanh nghiệp không lường trước được, làm cho hoạt động kinh doanh đi chệch hướng kế hoạch.
Đối với các dự án đầu tư, lộ trình của dự án được đặt ra, công ty kiểm soát tiến độ của dự án. Cũng tương tự như vậy, dự án cũng có nhiều rủi ro ví như về thị trường, nguồn lực của công ty, dự án có thể không được thực hiện đến cùng.
Vì vậy, ban giám đốc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch, đưa ra dự án đầu tư tuy nhiên khó để kiểm chứng, xác minh tính khả thi của nó.
Xác định lãi suất chiết khấu
Theo công thức, lãi suất chiết khấu là chi phí vốn bình quân gia quyền, bao gồm chi phí nợ, chi phí vốn chủ sở hữu, thuế và cơ cấu vốn.
Chi phí nợ là lãi suất của trái phiếu chính phủ ít nhất là 10 năm. Ở Việt Nam chưa hề có một trái phiếu chính phủ nào phát hành bằng VNĐ có thời hạn dài như vậy, do đó Kd được lấy bằng lãi suất cho vay dài hạn của ngân hàng Ngoại thương – một trong những NHTMNN tiêu biểu của Việt Nam.
Khi xác định chi phí vốn chủ sở hữu theo mô hình CAPM, hiện nay hệ số Beta của ngành bánh kẹo chưa được xác định ở thị trường Việt Nam, do đó phải sử dụng chéo qua hệ số đã được tính sẵn cho thị trường thực phẩm và đồ uống dành chung cho thị trường mới nổi. Mặc dù đã được điều chỉnh, nhưng nó vẫn chưa sát với thị trường Việt Nam vì mỗi thị trường tuy là mới nổi nhưng có những khác biệt rất lớn về rủi ro thị trường.
Về cơ cấu vốn, yêu cầu của tính WACC là giá trị của nợ và vốn chủ phải được tính theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, để tính toán được hết sức phức tạp vì sự không đầy đủ của thông tin dữ liệu.
CHƯƠNG 3 – CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh nghiệp ở Việt Nam
3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam
Beta là hệ số phản ánh mức độ rủi ro thị trường của từng tài sản hoặc danh mục cá biệt. Nó là thước đo mức độ rủi ro thị trường của tài sản. Để tính toán được hệ số Beta cho mỗi tài sản, cần hai chuỗi số liệu theo thời gian. Thứ nhất là mức thu nhập của thị trường và thứ hai là thu nhập của tài sản hoặc nhóm tài sản cần tính hệ số Beta.
Ở các nước có TTCK phát triển, mặc dù không có được “danh mục thị trường” hoàn chỉnh, người ta có thể căn cứ vào các số liệu của một số chỉ số lớn trên TTCK. Ví dụ trên thị trường Mỹ, các công ty hay sử dụng chỉ số S&P500 để làm chỉ số thị trường. Họ giả định là thu nhập các tài sản đầu tư trên thị trường diễn biến như diễn biến của chỉ số lựa chọn. Điều này hoàn toàn hợp lý khi hầu hết các công ty lớn chiếm tỷ trọng lớn của toàn bộ nền kinh tế đều niêm yết tập trung trên TTCK. Tuy nhiên, TTCK của Việt Nam còn quá non trẻ, chỉ số VN-Index đã bao gồm một số loại cổ phiếu niêm yết trên thị trường nhưng chỉ số này không thể đại diện cho thị trường, chưa thể đại diện cho các ngành kinh tế có tỷ trọng lớn trong GDP của Việt Nam vì so sánh số lượng và tỷ trọng của các công ty niêm yết so với toàn bộ nền kinh tế có sự chênh lệch quá lớn.
Do vậy, đến nay ở Việt Nam rất khó để xác định được hệ số rủi ro của tài sản, người ta phải sử dụng Beta đã được tính sẵn cho thị trường mới nổi và điều chỉnh thích hợp.
3.1.2. Sự không đầy đủ hoặc sai lệch của các nguồn thông tin
Thông tin về môi trường vĩ mô và môi trường ngành được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ các bộ ngành, các tổ chức chuyên nghiệp, ngân hàng, báo chí… Các thông tin này nhiều khi không được kiểm chứng chính xác, đôi khi có sự khác biệt, đồng thời, cũng rất khó để thống nhất và liên kết các thông tin với nhau gây khó khăn trong việc đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của kinh tế, ngành và doanh nghiệp trong ngành.
3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
3.2.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường
Thông tin cơ sở phục vụ cho định giá doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Do hoạt động thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta còn tương đối mới mẻ nên cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường về hoạt động này chưa được thiết lập một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây cũng là một khó khăn cho cho quá trình cung ứng, tiếp nhận dịch vụ và công tác quản lý giám sát của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thông tin bị hạn chế từ chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chuẩn bị tốt cho việc định giá doanh nghiệp, hệ thống kế toán không theo chuẩn mực, không phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa thực hiện kiểm kê tài sản, chưa xây dựng được phương án kinh doanh, phương án sắp xếp lại lao động…
3.2.2. Năng lực định giá
Tính đến thời điểm đầu năm 2006, có 66 tổ chức được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tư vấn vẫn còn chưa cao.
- Chất lượng dịch vụ, năng lực hoạt động tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số tổ chức tư vấn còn đua nhau cạnh tranh bằng hạ giá phí, khuyến mại và tuyển những nhân viên
- Tính chuyên nghiệp, độc lập của các tổ chức định giá còn thấp, trong quá trình định giá còn lệ thuộc vào ý kiến của doanh nghiệp.
3.2.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật
Tuy hiện nay đã có những văn bản điều chỉnh hoạt động định giá nhưng mới chỉ bó hẹp trong định giá doanh nghiệp cổ phần hóa. Hơn nữa, các quy định chưa chi tiết đánh giá như thế nào dẫn đến sự khác nhau, cùng là một doanh nghiệp, cùng một phương pháp nhưng hai tổ chức tư vấn khác nhau cho ra giá trị khác nhau, đôi khi chênh lệch này rất lớn.
Đồng thời, quá trình định giá phải sử dụng nhiều đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhưng nhiều doanh nghiệp không ghi sổ, trình bày đúng theo chuẩn luật kế toán quy định.
3.3 Giải pháp và Kiến nghị
3.4.1 Kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau
Trên thế giới, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thông thường khi định giá doanh nghiệp phương pháp chiết khấu dòng tiền được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, phương pháp này chưa thực sự hiệu quả do thiếu các điều kiện cần thiết. Do vậy, phương pháp tài sản ròng, hoặc phương pháp hệ số so sánh có thể được sử dụng để xác nhận lại kết quả, hoặc phủ định hoàn toàn phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Kết quả của định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền là một khoảng giá trị dựa trên các phân tích về độ nhậy, phụ thuộc vào các giả thuyết, xu hướng của ngành và nền kinh tế. Trong khi giá trị được xác định theo phương pháp tài sản ròng thể hiện giá thấp nhất – giá sàn của doanh nghiệp, thì phương pháp chiết khấu dòng tiền lại thể hiện mức giá cao nhất – giá trần. Khi kết hợp các phương pháp lại với nhau, ta sẽ được một khoảng dao động của giá trị doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn khách quan hơn trước khi quyết định đầu tư.
Trong khoảng giá sàn – giá trần, doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể đưa ra mức giá hợp lý, phản ánh kì vọng lợi nhuận và mức rủi ro của nhà đầu tư.
3.4.2 Nâng cao chất lượng tư vấn định giá
Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn định giá, cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng của nhân viên tư vấn định giá vì kết quả định giá phụ thuộc rất lớn vào các ước đoán, giả thiết của người thực hiện định giá.
Đồng thời, về phía Bộ Tài chính cần phải xây dựng và ban hành quy chế lựa chọn, giám sát và đánh giá năng lực của tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp để đảm bảo lựa chọn được một danh sách các tổ chức tốt nhất tốt nhất làm công tác tư vấn, định giá doanh nghiệp.
3.4.3 Xây dựng hệ thống thống kê hoàn chỉnh về từng ngành cụ thể
Hiện nay, chưa hề có một cơ sở dữ liệu nào về ngành và các công ty trong ngành đầy đủ và chi tiết, vì thế rất khó có thể đánh giá chung được về ngành và so sánh công ty này với công ty khác cùng ngành. Những thống kê về báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính thuộc các ngành cụ thể trong nền kinh tế sẽ là cơ sở để tổng hợp và phân tích đưa ra được các tỷ lệ chiết khấu.
Các thông tin thống kê dạng này đang được các tổ chức chuyên nghiệp của nước ngoài cung cấp, tuy nhiên chi phí để mua nó rất đắt. Mặc dù vậy, vì thiếu cơ sở dữ liệu nên hầu hết các tổ chức tư vấn tài chính trong nước vấn phải mua chúng. Do đó, Việt Nam cần từng bước xây dựng một hệ thống thống kê hoàn chỉnh nhằm tạo điều kiện khả thi cho việc áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu nói riêng và các phương pháp hệ số, phương pháp giá so sánh là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong các thị trường tài chính phát triển.
3.4.4 Thúc đẩy cổ phần hóa gắn với phát triển thị trường chứng khoán
Khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ nâng cao tính thanh khoản của của cổ phiếu, góp phần làm cho quá trình cổ phần hóa đạt hiệu quả cao. Thị trường chứng khoán càng có nhiều hàng thì càng nâng cao khả năng thanh khoản của chứng khoán, và danh mục thị trường càng có tính đại diện. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa góp phần gắn kết hai yếu tố này với nhau. Trong số hơn 2000 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa, chỉ có 30 doanh nghiệp thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và 6 doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Do vậy cần thiết đẩy mạnh hoạt động tư vấn cổ phần hóa với tư vấn niêm yết trên thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN
Đề tài trên đã trình bày lý thuyết về phương pháp chiết khấu dòng tiền, cách thức áp dụng nó vào định giá một công ty cụ thể và những hạn chế khi áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn.
Đồng thời, một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế đó, tạo những điều kiện cần thiết để phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng phổ biến trong thực tế và phát huy hết những ưu điểm của nó.
Do những hạn chế về thời gian, về kiến thức, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, em mong nhận được sự sửa chữa, góp ý của thầy, cô.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36708.doc