LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế cạnh tranh đầy quyết liệt, hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, khai thác sản phẩm mới và triển khai các hoạt động xây dựng phát triển, quảng cáo cho thương hiệu đó trên thị trường. Các nhà kinh doanh không những mong muốn sản phẩm của doanh nghiệp mình được người tiêu dùng ưa chuộng trên thị trường mà còn làm cho người tiêu dùng nảy sinh tình cảm, trung thành, ưa thích đối với thương hiệu của doanh nghiệp mình.Từ đó, khách hàng sẽ trở lại tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình thêm nhiều lần nữa. Tuy nhiên, theo sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến giá trị kèm theo của nó. Đó là khi tiêu dùng sản phẩm khách hàng không chỉ mong muốn chất lượng của sản phẩm đó mà họ còn muốn mua một sản phẩm thứ mà giúp họ khẳng định được giá trị, đẳng cấp của họ với những người xung quanh. Do vậy, trong môi trường kinh doanh ngày nay doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm tới tiêu thụ sản phẩm mà còn làm cho người tiêu dùng chấp nhận được nhãn hiệu của sản phẩm hay nói cách khác đó là xây dựng niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty chúng ta. Chính vì thế mà ngày nay, xây dựng thương hiệu đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công của các công ty trong kinh doanh. Do vậy cho dù doanh nghiệp có kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, của tập đoàn lớn hay một công ty nhỏ thì vấn đề thương hiệu luôn là yếu tố đầu tiên chi phối đến sự thành công hay thất bại của nó.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vục du lịch khi mà sản phẩm là vô hình và người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận đựơc sau khi tiêu dùng dịch vụ thì yếu tố thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng làm nên con đường thành công của doanh nghiệp. Nhưng xây dựng thương hiệu không thì vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp phải quan tâm tới duy trì và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam chưa chú ý tới.
Nhận biết được tầm quan trọng của thương hiệu đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nói riêng tôi đã quyết định chọn đề tài : “Vấn đề xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lich Quốc tế Nhật Minh” để làm chuyên đề thực tập của mình.
Đề tài của tôi đựơc chia làm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về thương hiệu
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và vấn dề thương hiệu ở công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
Chương III: Các giải pháp cho vấn đề thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 3
1.1. Khái niệm về thương hiệu 3
1.1.1. Các khái niệm về thương hiệu 3
1.1.2. Mối quan hệ của thương hiệu với sản phẩm và với sự thành công của các công ty 5
1.1.3. Tầm quan trọng của thương hiệu 7
1.1.3.1. Đối với khách hàng: 7
1.1.3.2. Đối với nhà sản xuất 7
1.1.4. Vai trò của thương hiệu với các lĩnh vực trong cuộc sống 8
1.1.5. Chức năng của thương hiệu: 12
1.1.6. Vấn đề cần chú trọng khi phát triển thương hiệu. 14
1.1.7. Mối quan hệ giữa thương hiệu và chất lượng. 14
1.2. Đặc tính của thương hiệu. 15
1.2.1. Khái niệm . 15
1.2.2. Bốn khía cạnh tạo nên đặc tính thương hiệu. 15
1.2.2.1. Thương hiệu như một sản phẩm 15
1.2.2.2. Thương hiệu như một tổ chức 16
1.2.2.3. Thương hiệu như một con nguời_ cá tính thương hiệu 16
1.2.2.4. Thương hiệu như một biểu tượng. 17
1.2.3. Đặc tính thương hiệu và hình ảnh thương hiệu. 17
1.2.4. Định vị thương hiệu. 17
1.2.5. Thị trường mục tiêu. 19
1.2.6. Bối cảnh cạnh tranh. 19
1.3. Giá trị thương hiệu 20
1.3.1. Khái niệm 20
1.3.2. Lợi ích của giá trị thương hiệu. 21
1.3.3. Những khó khăn trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. 22
1.4. Các bước xây dựng thương hiệu. 24
1.4.1. Khái niệm về xây dựng thương hiệu 24
1.4.2. Các bước xây dựng thương hiệu: 24
1.4.3. Những nguyên tắc xây dựng thương hiệu. 33
1.4.4. Những sai lầm khi xây dựng thương hiệu. 35
1.5. Các yếu tố để duy trì và phát triển thương hiệu. 36
1.6. Vai trò của thương hiệu đối với công ty du lịch. 40
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH 41
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH du lịch quốc tế Nhật Minh. 41
2.1.1. Đặc điểm công ty. 41
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty 41
2.1.1.2. Triết lý kinh doanh của công ty 41
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công t 42
2.1.1.4. Chức năng của công ty 43
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh 44
2.1.2.1. Thực trang kinh doanh chung 44
2.1.2.2. Thực trạng kinh doanh inbound của công ty 46
2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. 47
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh. 47
2.2.1.1. Thuận lợi. 47
2.2.1.2. Khó khăn. 49
2.2.2. Phân tích SWOT cho công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh 50
2.2.2.1. Điểm mạnh của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh. 50
2.2.2.2. Điểm yếu của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh. 51
2.2.2.3. Thách thức đối với sự phát triển của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh. 52
2.2.2.4. Cơ hội cho sự phát triển của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh. 52
2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu tại công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh 53
2.3.1. Mặt đã làm được 53
2.3.2. Mặt tồn tại, hạn chế: 55
2.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 55
2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành công: 55
2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế 56
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH 57
3.1. Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 57
3.2.1. Mục tiêu dài hạn 57
3.2.2. Mục tiêu ngắn hạn 57
3.2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 58
3.2. Chiến lược xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 59
3.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 60
3.3.1. Quy trình xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. 61
3.3.2. Giải pháp cho những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu 65
3.3.3. Giải pháp nhằm phát triển những mặt mạnh của công ty 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vấn đề xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lich Quốc tế Nhật Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên tiếng Nga tuy nhiên số lượng này không đủ để đáp ứng nhu cầu về hướng dẫn viên của công ty. Do đó công ty phải thuê thêm hướng dẫn viên bên ngoài chính điều này tạo ra sự khó khăn trong quá trình quản lý chất lượng của công ty. Hơn thế nữa số lượng hướng dẫn viên giỏi lại rất ít do vậy công ty gặp phải khó khăn rất lớn trong việc huy động hướng dẫn viên nhất là vào mùa cao điểm. Theo ông Lê Văn Nghĩa thành viên hội đồng quản trị công ty thì khách Nga đến Việt Nam phàn nàn rất nhiều về chất lượng hướng dẫn viên.
Thứ hai, các khách sạn nhà hàng hiện nay đa số không có thực đơn hay hướng dẫn bằng tiếng Nga trong khi khách Nga rất ít khi sử dụng tiếng nước khác, đây cũng chính là một bất lợi lớn cho công ty khi công ty muốn xây dựng một thương hiêu mạnh thì chất lượng sản phẩm là yếu tố không thể thiếu. Do thiếu các khách sạn nhà hàng riêng cho khách nói tiếng Nga nên công ty rất khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm do công ty phải phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Thứ ba, công ty vẫn chưa xây dựng được một khẩu hiệu (slogan) rõ ràng với các sản phẩm của công ty. Trong quá trình xây dựng thương hiệu các công ty nên đưa ra những khẩu hiệu rõ ràng về sản phẩm và chất lượng. Những khẩu hiệu này sẽ giúp cho công ty phần nào định vị được hình ảnh của mình với khách hàng , tạo cho họ sự tin tưởng. Tuy nhiên, khẩu hiệu phải đi kèm với hành động vì hình ảnh của công ty sẽ dễ dàng bị phá huỷ nếu chúng ta chỉ nói suông.
Thứ tư, công ty vẫn chưa tạo được nhiều sự khác biệt về sản phẩm: Sự khác biệt chính là mấu chốt tạo nên thương hiệu của công ty. Tuy nhiên với sản phẩm du lịch thì việc tạo nên những sản phẩm nổi bật là điều rất khó bởi các đây là các sản phẩm rất dễ bị bắt chước. Các sản phẩm của công ty tuy đã nắm bắt được nhu cầu mong muốn của khách nhưng vẫn chưa tạo ra được những điểm thực sự nổi bật.
Thứ năm, công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty lớn :Thị trường khách du lịch Nga là một thị trường tương đối rộng và nhiều tiềm năng . Chính vì thế có nhiều công ty có thương hiệu muốn chiếm lĩnh thị trường này như Saigontourist ,Hanoitourist…. Do vậy, tuy công ty khá am hiểu về thị trường Nga nhưng việc cạnh trạnh với các công ty này chính là một thách thức khó khăn lớn với công ty.
2.2.2. Phân tích SWOT cho công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh
2.2.2.1. Điểm mạnh của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh.
Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh rất am hiểu về thị trường khách du lịch Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga do vậy công ty có thể xây dựng được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu mong muốn của thị trường khách mục tiêu.
Với một mối quan hệ hợp tác lâu dài với thị trường Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga cho nên ngay từ khi thành lập công ty đã xác định được khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới.Chính vì thế mà công ty biết rằng khách du lịch Nga là những khách rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hoá độc đáo của nước sở tại do vậy các sản phẩm mà công ty xây dựng thường là các sản phẩm về du lịch nghỉ biển tại các vùng biển đẹp của Việt Nam như Nha Trang, Phan Thiết…và du lịch văn hóa tới các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hơn thế nữa, cùng với việc định vị được khách hàng mục tiêu nên công ty đã có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ tại thị trường khách hàng mục tiêu của công ty với việc thành lập văn phòng đại diện của công ty tại Nga, quảng cáo tại các đài địa phương, thành lập trang web tiếng Nga và các tờ quảng cáo về sản phẩm du lịch bằng tiếng Nga…. Do chỉ tập trung vào một thị trường chính nên công ty có điều kiện để nâng cao và củng cố chất lượng phục vụ và cơ sở vật chất để thu hút khách và nâng cao uy tín của công ty với thị trường khách mục tiêu
Có quan hệ tốt với các nhà cung cấp đặc biệt là các hãng hàng không.
Công ty được tách ra từ công ty TNHH viễn thông Nhật Minh là công ty hoạt động mạnh trong lĩnh vực hàng không và có quan hệ tốt với các công ty hàng không của Nga như Transaero airlines, S7 airlines, Vladivostok avia lines. Công ty còn góp vốn với hãng hàng không Vladivostok avia lines để thành lập nên công ty cổ phần Vladivostok tại Việt Nam và hợp tác với các hãng hàng không để mở các đường bay giữa Nga và Việt Nam. Việc hợp tác và mở các đường bay mới đã giúp công ty có thể tăng cường quảng bá hình ảnh công ty và linh hoạt hơn khi xây dựng sản phẩm. Chính những điều này đã giúp công ty có thể thu hút thêm nhiều khách Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga đến với công ty.
Công ty đang từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Hiện nay, tại các điểm đến du lịch có rất nhiều nhà hàng khách sạn được mở ra nhiểu, tuy nhiên các nhà hàng khách sạn có các thực đơn tiếng Nga là rất ít thậm chí nhiều nơi không có mà đa số những người Nga không biết nói các thứ tiếng khác nên rất khó khăn cho họ. Nhận biết được điều này nên công ty đã tiến hành xây dựng các nhà hàng, khách sạn nhỏ… dành cho khách du lịch Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Để nâng cao chất lượng công ty cũng có đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Nga chuyên nghiệp. Những việc này đã tạo nên sức cạnh tranh và uy tín của công ty . Hiện nay, công ty cũng đã có một nhà hàng phục vụ các món ăn kiểu Nga và Uzbekistan-Nhà hàng Uzbekistan ở số 60 phố Đào Tấn-Ba Đình-Hà Nội
2.2.2.2. Điểm yếu của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
Theo thống kê thì lượng khách du lịch Nga vào Việt Nam ngày càng tăng và theo dự đoán nó có thể là 150000 lượt người vào năm 2015. Như vậy đòi hỏi phải có một đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Nga tương đối lớn song hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên và tiếp viên tiếng Nga còn rất thiếu. Mặc dù, nước ta có số lượng người biết tiếng Nga, được đào tạo tại Liên Xô, Nga nhiều nhất trong khu vực, nhưng hiện tại lại rất khó để có thể tìm được những hướng dẫn viên giỏi vể tiếng Nga thực sự. Bởi vì những người giỏi tiếng Nga, tha thiết, cảm tình với nước Nga, hiểu biết với thói quen tiêu dùng, tâm lý người Nga, sẵn sàng làm việc thì lại hạn chế về sức khoẻ và chuyên môn nghiệp vụ; những người trẻ có chuyên môn nghiệp vụ lại không có hoặc hạn chế về khả năng nghe nói tiếng Nga. Theo thống kê thì trong khoảng 15- 20 người hướng dẫn viên du lịch tự do nói tiếng Nga hiện tại ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ vài người còn trẻ, hoặc vừa tốt nghiệp đại học ở Nga về hoặc ngành tiếng Nga từ các trường đại học.. Đây là khó khăn và cũng là thách thức với không chỉ công ty TNHH Nhật Minh mà còn đối với nhiều công ty lữ hành khác
Các chương trình truyền thông chưa thực sự hiệu quả và công tác xây dựng thương hiệu của công ty mới đang trong quá trình xây dựng vì lòng tin của khách với công ty vẫn chưa cao.
Lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng nhanh. Từ 1/2006 đến tháng 9/2008, tốc độ tăng trưởng của khách Nga đến Việt Nam là 50%, và mỗi năm có khoảng vài chục ngàn người Nga đến Việt Nam du lịch. Trong khi đó lượng khách du lịch của công ty lại không hề tăng mà chỉ dừng lại ở con số vài trăm khách một năm. Như vậy ta có thể nhận thấy được hiệu quả của các chương trình quảng cáo của công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty vẫn chưa tận dụng được lợi thế của mình đồi với thị trường khàch mục tiêu của công ty.Ngoải ra , công ty vẫn chưa có quan tâm đúng mức tới vấn đề thương hiệu biểu hiện ở việc công ty vẫn chưa tạo ra được điểm nhấn đối với thị trường mục tiêu, chưa có một thông điệp cụ thể, rõ ràng tới khách hàng và đều quan trọng làm nên thương hiệu của một công ty đó chính là sự khác biệt, điều này công ty vẫn chưa làm được.
2.2.2.3. Thách thức đối với sự phát triển của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh.
Thiếu các nhà hàng, khách sạn cho khách du lịch Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga. Tuy công ty đang xúc tiến xây dựng các nhà hàng , khách sạn tại các điểm đến thường xuyên của khách nhưng công ty cũng phai phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của công ty. Bởi các khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam thiếu những tờ hướng dẫn, thực đơn bằng tiếng Nga cho khách mà chỉ có tiếng Anh, Đức, Nhật…trong khi đại đa số người Nga không biết nói thứ tiếng khác nên điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của các tour du lịch của công ty
Ngày càng có nhiều công ty quan tâm tới thị trường khách Nga. Hiện nay, thị trường khách du lịch Nga đang được các công ty rất quan tâm, bởi vì số lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam tăng trưởng qua các năm rất nhanh, mức tăng trưởng lên tới 50%. Do vậy, đây là thị trường rất hấp dẫn với các doanh nghiệp du lịch khác. Trong hội trợ triển lãm du lịch quốc tế Matxcova thì có tới 24 doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Như vậy nếu tính sơ qua thì cũng có tới 24 doanh nghiệp khách cùng quan tâm tới thị trường khách Nga và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải cạnh tranh với lớn hơn 24 doanh nghiệp khác. Do vậy, đây cũng chính là một thách thức lớn đối với công ty.
2.2.2.4. Cơ hội cho sự phát triển của công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh.
Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Theo một vài nghiên cứu thì số người Nga di du lịch ngày càng nhiều năm 2008 số lượng người Nga đi du lịch nước ngoài là 11.314000 lượt người. Mỗi năm họ đi khoảng 2-3 lần và số tiền mà họ chi tiêu tại các điểm du lịch (không kể đến tiền vé hay gói du lịch)lớn gấp 4-5 lần khách châu Âu hay Nhật. Và Nga được đánh giá là một trong 10 nước đi du lịch nhiều nhất thế giới và mỗi năm người Nga chi khoảng 25 tỷ USD cho đi du lịch nước ngoài. Như vậy ta có thể thấy được tiềm năng rất lớn từ thị trường khách du lịch Nga.
Hợp tác về du lịch giữa hai nước Nga- Việt ngày càng được mở rộng. Việt Nam – Liên bang Nga ngày càng có nhiều hợp tác về du lịch và văn hoá. Đó là các tuần lễ văn hoá Việt Nam tại Liên bang Nga là cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh và giới thiệu cho người Nga biềt về Việt Nam. Ngoài ra, Nga cón thường xuyên tổ chức các hội trợ quốc tế về du lịch đâylà cớ hội quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp giới thiệu về công ty và sản phẩm của công ty. Và một thuận lợi nữa là từ đầu tháng 1/2009, khách Nga có thể đến Việt Nam trong vòng 15 ngày không cần visa
Việt Nam ngày càng được nhiều khách du lịch quan tâm bởi đây là một điểm đến được đánh giá là an toàn, hoà bình thân thiện.Không chỉ có khách du lịch Nga mà tất cả các khách du lịch đều quan tâm đến sự an toàn ổn đinh tại đất nước mà họ sẽ đến. Việt Nam luôn được các công ty du lịch đánh giá là “điểm đến an toàn và hấp dẫn nhất châu Á” đây chính là lợi thế cho ngành du lịch Việt Nam nói chung vàc các công ty du lịch nói riêng.
2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu tại công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh
2.3.1. Mặt đã làm được
Công ty TNHH Du Lịch Quốc Tế Nhật Minh đang trong quá trình xây dựng thương hiệu. Trong quá trình này những mặt công ty đã làm đựơc là:
Công ty đã đưa ra một biểu tượng hình ảnh cho công ty được thiết kết tương đổi rõ ràng từ cách chọn kiểu chữ tới màu sắc .Biểu tượng nửa vòng tròn màu đỏ giống như cảnh mặt trời đang mọc, công ty như muốn đem đến cho khách hàng mục tiêu của công ty thông điệp rằng công ty sẽ mang lại cho họ những kỳ nghỉ thoải mái nhất đó như ánh mắt trời xua tan cái giá lạnh của mùa đông nước Nga, điều này tạo sự tin tưởng của khách du lịch với công ty.
Định vị khách hàng: Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh cũng đã làm đựơc một bước rất quan trọng trong qúa trình xây dựng thương hiệu đó chính là định vị được khách hàng mục tiêu của công ty đó là thị trường khách Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga. Đây chính là một điểm mà ngay từ khi thành lập công ty đã xác định được và là yếu tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu
Xây dựng chiến lược marketing phù hợp: Công ty cũng có những chiến lược marketing phù hợp nhằm vào khách hàng mục tiêu của công ty. Công ty đã thành lập các chi nhánh tại các thành phố lớn và đặc biệt là tại Nga để quảng bá giới thiệu về công ty và hình ảnh đất nước con người Việt Nam đây là việc làm rất cần thiết vì hàng năm người Nga đi du lịch rất nhiều nhưng lưọng khách du lịch Nga vào Việt Nam rất thấp chỉ chiếm 0,3% tổng số lượt khách Nga đi du lịch ra nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tham gia các hội chơi triển lãm quảng bá về du lịch Việt Nam. Bởi vì công ty rất am hiểu vê thị trường khách du lịch Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga do vậy để quảng cáo hiệu quả công ty không chỉ thiết kế các brochure vể công ty bằng tiếng Nga mà công ty còn xây dựng website giới thiệu về công ty và các sản phẩm của công ty bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh là vì theo thống kê thì 80% người dân Nga tìm hiểu về các địa danh du lịch qua mạng internet do vậy đây là kênh thông tin rất hiệu quả.
Sản phẩm: Công ty đã xây dựng được các sản phẩm phủ hợp với đặc điểm của thị trường khách mục tiêu. Vì công ty đã định vị được khách hàng mục tiêu là khách Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga nên công ty biết rằng đặc điểm khách Nga là những người rất hiếu kỳ với cái mới và họ thường thích kết hợp chuyến nghỉ ngơi ở vùng biển và tham quan các danh lam thắng cảnh, nét văn hoá độc đáo của nước sở tại. nên công ty đã xây dựng các tour du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Mũi Né, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nha Tranh …Đây là những điểm đến đầy hấp dẫn và nó rất phù hợp với yêu cầu của khach du lịch Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga.
Cải thiện những hạn chế về chất lượng của cơ sở lưu trú và ăn uống: Vì trong quá trình xây dựng thương hiệu nên công ty cũng cố gắng hạn chế tối đa ảnh hưởng của các nhà cung cấp và nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách: Công ty đang xúc tiến xây dựng các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng dành cho khách Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga vì hiện nay đa số các khách đều phàn nàn rằng các nhà hàng khách sạn chưa có thực đơn tiếng Nga nên rất khó khăn cho khách khi lựa chọn. Hiện nay, công ty đã có một nhà hàng kiểu Nga và Uzbekistan. Đồng thời để thuận tiện cho khách đi lại công ty đã liên kết với các hãng hàng không đặc biệt là hãng Vladivostok avia lines của Nga để mở thêm các đường bay mới tới Việt Nam.
2.3.2. Mặt tồn tại, hạn chế:
Sản phẩm chưa có sự khác biệt lớn: Không chỉ đối với công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh mà với nhiều công ty khác thì yếu tố khác biệt hoá trong sản phẩm và trong chất lượng phục vụ tuy đã được nói đến nhưng công ty vẫn chưa làm được việc này. Các sản phẩm của công ty so với các công ty khác không có nhiều sự khác biệt nhiều.
Chưa có khẩu hiệu truyền thông rõ ràng: Công ty mới chỉ có logo còn chưa có một slogan riêng. Slogan cũng là một điều rất quan trọng giúp truyền tải những thông điệp và nó giống như một lới hứa của công ty đến với khách hàng. Đôi khi những slogan cũng sẽ tạo ra sự khác biệt cho công ty.
Văn hóa công ty vẫn chưa được xây dựng :Đây là một điều rất quan trọng. Nó giúp tạo ra động lực cho nhân viên làm việc và phấn đấu. Ngoải ra văn hóa công ty cũng sẽ giúp tạo ra lòng tin tưởng của khách hàng đến với công ty. Chính việc xây dựng một văn hóa công ty tôt đã tạo ra sự phát triển và thành công của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Honda, Toyota, Sony…
Lợi thế chưa được công ty tận dụng hết: Công ty có một lợi thế lớn đó là mối quan hệ với các hãng hàng không của Nga. Công ty vẫn chưa tận dụng hết lợi thế này mới chỉ dừng lại ở việc bán vé máy bay, mở đường bay mới. Công ty có thể tận dụng lợi thế này để hợp tác quảng bá cho hình ảnh thương hiêu cho công ty của mình trên các chuyến bay của các hãng hàng không này. Đồng thời công ty có thể hợp tác để nâng cao chất lượng phục vụ trên các chuyến bay.
Chiến lược trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa rõ ràng và cụ thể:Các chiến lược của công ty về xây dựng thương hiệu vẫn chưa được cụ thể và chưa thật rõ ràng. Các chiến lược vẫn chỉ là một phần trong chiến lược kinh doanh mà chưa được cụ thể hóa.
2.3.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành công:
Công ty đạt được những thành công trong quá trình tạo dựng thương hiệu của mình là do những nguyên nhân sau:
Tận dụng được những lợi thế và uy tín từ công ty mẹ là công ty TNHH viễn thông Nhật Minh
Có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp nhất là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không
Công ty rất am hiểu thị trường mục tiêu
Nguồn lực tài chính của công ty được san sẻ từ công ty mẹ
Có được văn phòng đại diện tại thị trường mục tiêu
2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Chiến lược xây dựng thương hiệu vẫn bị cho là một phần trong chiến lược kinh doanh. Đồng thời việc xây dựng thương hiệu đã được nới đến nhưng do những nhận thức sai lầm nên không chỉ công ty mà có rất nhiều công ty khác không có chiến lược xây dựng thương hiệu rõ ràng và cụ thể.
Khách Nga đến Việt Nam không ngừng tăng nhưng so với các khách Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…. thì không bằng nên các địa điểm phục vụ lưu trú không quan tâm nhiều do đó các thực đơn hay hướng dẫn tiếng Nga hầu như không có cùng với việc thiếu nhưng huớng dẫn viên giỏi vể tiếng Nga và chuyên môn nghiệp vụ đã làm cho chất lượng của các tour du lịch không cao.
Sản phẩm du lịch là những sản phẩm rất dễ bị bắt chước do vậy chu kỳ sống của những sản phẩm này không cao và công ty vẫn chưa đầu tư cho việc tìm kiếm, khảo sát để khám phá ra các tour mới hay các điểm đến mới nên sự khác biệt trong sản phẩm của công ty không cao và có sự trùng lặp với nhiều công ty du lịch khác.
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CHO VIỆC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH QUỐC TẾ NHẬT MINH
3.1. Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
3.2.1. Mục tiêu dài hạn
Xây dựng thương hiệu là một vấn để rất quan trọng đối với tất cả các công ty ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu mạnh không phải là một việc đơn giản, nhất là ở Việt Nam_ một nước đang phát triển. Do vậy để từng bước xây dựng được thương hiệu mạnh thì công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh phải xây dựng cho mình một mục tiêu thật rõ ràng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đưa công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh trở thành một trong những công ty lữ hành chiếm thị phần lớn nhất trong việc đón khách du lịch Nga và cộng đồng nói tiếng Nga vào Việt Nam tham quan du lịch.
Trở thành công ty lữ hành tiên phong trong việc hợp tác, liên kết gắn bó với các hãng hàng không thông qua việc góp vốn mở các đường bay thay vì việc đặt vé ưu tiên cho du lịch như các hãng lữ hành khác vẫn làm.Mục tiêu này được tạm hiểu là sự phất triển du lịch của Nhật Minh sẽ không tách rời khỏi sự phát triển của hàng không và kinh doanh du lịch của Nhật Minh sẽ chủ yếu khai thác bằng đường hàng không.
Trong vòng 5 năm tới phải xây dựng thêm hệ thống các văn phòng đại diện, chi nhánh, hệ thống đại lý của công ty ở Nga, Uzbekitan, Thái Lan, Trung Quốc và một số tỉnh miền trung và nam nước ta.Mở được các nhà hàng phục vụ các món ăn kiểu Nga và Uzbekitan tại Sài gòn, Phan Thiết và Ninh Thuận.(hiện tại Nhật Minh đã có một nhà hàng phục vụ các món ăn kiểu Nga và Uzbekitan-Nhà hàng Uzbekitan ở số 60 phố Đào Tấn-Ba Đình-Hà Nội).
3.2.2. Mục tiêu ngắn hạn
Duy trì sự phát triển cân bằng và ổn định của công ty.Từng bước hoàn thiện chính sách sản phẩm và tận dụng các lợi thế về mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè Nga để thu hút ngày càng nhiều du khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga.Qua đó nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Liên tục có các chương trình đào tạo cho nhân viên về các nghiệp du lịch, nghiệp vụ hàng không, nghiệp vụ văn phòng…để họ có thể đảm trách được các vị trí phù hợp với khả năng của mình.
3.2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
Với mục tiêu đưa công ty trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực đón khách Nga vào Việt Nam do vậy công ty đã đề ra một chiến lược kinh doanh trong những năm tới cụ thể là:
Trong năm 2011 công ty sẽ kết hợp với hãng hàng không để mở thêm đường bay mới Moscow- Uzbekitan- Cam Ranh.
Tiếp tục hoàn thiện các dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn mini và văn phòng du lịch tại các điểm đến là Sài Gòn, Phan Thiết và Ninh Thuận
Trở thành công ty tiên phong trong việc hợp tác liên kết gắn bó với các hãng hàng không và tiếp tục góp vốn để mở thêm các đường bay mới. Sự phát triển du lịch của công ty sẽ song song với sự phát triển của hàng không. Và công ty sẽ tận dụng tối đa việc khai thác du lịch qua đường hàng không.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách sản phẩm, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng . Công ty sẽ thực hiện chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung ứng tới khách hàng, tạo cơ hội lựa chọn nhiều hơn cho khách hàng. Phát triển các sản phẩm dịch vụ có chiều sâu và cam kết đem đến cho khách hàng những lợi ích lớn nhất, được hưởng dịch vụ hoàn hảo nhất.
Mở thêm các văn phòng đại diện, các chi nhánh và đại lý mới tại Nga, Uzbekitan, Thái Lan, Trung Quốc và một số chi nhánh ở miền trung và miền nam Việt Nam
Trong những năm tới công ty sẽ phát triển thị trường outbound bằng cách rút ngắn chi phí chuyến đi tiến gần tới giá vé máy bay bằng cách xúc tiến mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp ở các điểm đến về việc phân chia lợi ích giữa các bên tham gia.
Trong những năm tiếp theo công ty sẽ hoàn thiện việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
Mở thêm các tour ở các điểm đến hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của thị trường Nga
Xây dựng chính sách giá phù hợp và linh hoạt áp dụng cho nhiều đối tượng
Tăng cường quảng bá hình ảnh của công ty bằng nhiều hình thức khác nhau
Quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty. Hoàn thiện việc xây dựng thương hiệu tạo lòng tin với khách hàng về hình ảnh công ty và các sản phẩm của công ty. Xây dựng cho công ty một chỗ đứng trong tâm trí khách hàng, Trở thành lựa chọn đầu tiên cho khách du lich Nga và cộng đồng nói tiếng Nga khi muốn tới Việt Nam.
Duy trì mức tăng trưởng khách hàng năm từ 40- 50 %
3.2. Chiến lược xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh đang trong quá trình xây dựng thương hiệu , tạo ra dấu ấn của công ty trong lòng khách du lịch Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Để tạo ra được một thương hiệu mạnh thì công ty phải có một chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể và rõ ràng. Sau đây là đề xuất của tôi về chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh.:
- Trong chiến lược kinh doanh của công ty thì đa dạng hóa sản phẩm là một trong những vấn đề được công ty hướng tới. Do đó công ty nên chọn chiến lược mở rộng dòng sản phẩm hướng tới khác biệt hóa và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Trong đó công ty sẽ xây dựng những sản phẩm cốt lõi của công ty. Đó là các tour du lịch khám phá văn hóa Việt Nam, các tour du lịch nghỉ biển… Công ty phải định vị được trong khách hàng hình ảnh về một công ty có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Để làm được điều này đòi hỏi công ty :
Bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi cầu của khách để có những điều chỉnh trong sản phẩm. Đồng thời, cũng phải thường xuyên nghiên cứu để xây dựng nên các sản phẩm du lịch hay các tuyến điểm du lịch mới. Bởi vì, khách du lịch rất thích tìm hiểu và khám phá những cái mới. Thêm vào đó tại các tuyến điểm du lịch thì công ty nên kết hợp với các nhà cung cấp ở đó để cung cấp thêm các dịch vụ kèm theo.
Liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ: Đó là việc công ty phải xây dựng một tác phong làm việc chuyên nghiệp trong nhân viên; cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; thường xuyên kiểm tra trình độ nhân viên và sự đáp ứng của các nhà cung cấp. Có các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Kết hợp với các hãng hàng không về phục vụ khách trên các chuyến bay.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với công ty và các sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty phải luôn đổi mới đó là việc công ty tìm ra các điểm đến mới hay các chương trình du lịch mới hấp dẫn phù hợp với thị trường khách mục tiêu của công ty là khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga
Công ty phải luôn tôn trọng khách hàng: phải xây dựng văn hóa trong công ty. Các nhân viên phải nhiệt tình cởi mở khi giao tiếp với khách hàng đồng thời chúng ta phải nhiệt tình giúp đỡ họ khi cần thiết
Luôn luôn thân thiện và gần gũi với khách hàng: Chung ta phải gần gũi với họ tránh tạo cảm giác xa lánh, phải tìm hiểu sở thích, mong muốn của khách hàng để đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu của họ và phải biết lắng nghe những phàn nàn của khách về sản phẩm để sủa chữa.
Phải thường xuyên theo dõi những phản ánh của khách để sửa chữa và phản hồi lại cho khách. Ngoải ra, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến hồ sơ khách hàng bởi vì chúng ta có thể gửi thiệp hoặc email chúc mừng đến khách hàng của chúng ta nhân ngày lễ kỷ niệm của họ, hoặc có chính sách phù hợp với khách hàng trung thành của công ty.
Công ty phải nhanh chóng trong thời gian tới thiết kế ra một slogan phù hợp và hấp dẫn với khách hàng
Công ty có thể tham gia vào một vài hoạt động tài trợ đây là cách giúp quảng bá hình ảnh công ty rất nhanh chóng
Về truyền thông công ty sẽ đẩy mạnh việc hoàn thiện trang web của mình. Ngoải ra, công ty sẽ thiết kế các brochure thật hấp dẫn nhấn mạnh những sự khác biệt trong các tour du lịch của công ty. Đổng thời công ty sẽ quảng cáo trên các kênh có tỷ lệ người Nga và cộng đồng nói tiếng Nga xem nhiều nhất; tham gia các hội chợ du lịch và ngày văn hóa Viêt Nam ở Nga đây là cách thức quảng bá rất hiệu quả.
Chiến lược marketing hỗn hợp để xây dựng giá trị thương hiệu Nhật Minh: phải xây dựng một chính sách marketing mix cho các sản phẩm của công ty.
3.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
Đối với mỗi công ty nhất là các công ty du lịch, thương hiệu có vai trò rất quan trọng . Bởi với du lịch thì khách hàng chỉ có thể cảm nhận về sản phẩm khi tiêu dùng xong dịch vụ do đó khách hàng chỉ có thể lựa chọn nhà cung cấp dựa vào uy tín và danh tiếng của công ty đó trên thị trường. Chính vì thế mà thương hiệu đối với mỗi công ty có vai trò rất quan trọng. Do vậy, các công ty cần phải có một quy trình xây dựng thương hiệu hoàn chỉnh và phù hợp với công ty . Dưới đây chính là quy trình xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh :
3.3.1. Quy trình xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh.
Xây dựng thương hiệu cho công ty và các sản phẩm của công ty là một quá trình phức tạp liên tục và kéo dài. Xây dựng thương hiệu phải được sự phối hợp của nhiều bộ phận trong công ty. Qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng quy trình xây dựng thương hiệu cho công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh nên thực thiện theo các bước sau:
Bảng 4: Quy trình xây dựng thương hiệu
Bước
Nội dung các công việc
Nhiệm vụ phải làm
Miêu tả ngắn gọn
1
Ban lãnh đạo công ty và trưởng các bộ phận thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm
Thành lập nhóm phụ trách về thương hiệu
Lập một nhóm gồm có ban lãnh đạo công ty và đại diện các bộ phận trong công ty đặc biệt là bộ phận nghiên cứu thị trường
2
Xác định xem các sản phẩm, chất lượng dịch vụ hiện của công ty được khách hàng và các bộ phận có liên quan cảm nhận như thế nào
Nghiên cứu cảm nhận của khách hàng và các bộ phận có liên quan
Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu về khách hàng, phàn hồi của khách, của nhân viên, cộng tác viên
3
Đưa ra các ý tưởng về xây dựng thương hiệu
Tìm hiểu ý kiến phản hổi từ các nghiên cứu
Đưa ra những nhận xét góp ý đối với các bộ phận
4
Nhận thức được những điểm mạnh, yếu của công ty
Nhận thức được những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng thương hiệu của công ty
Phác thảo các ý tưởng cốt lõi
Phát triển các ý tưởng chứa đựng sự khác biệt độc đáo làm nên thương hiệu của công ty
5
Xác định những đặc trưng sản phẩm và công ty, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Kết nối các hình ảnh và truyền tải thông điệp
Kết nối các hình ảnh thông điệp cái mà công ty muốn gửi tới các khách hàng mục tiêu của mình
6
Xây dựng chiến lược cho thương hiệu
Xây dựng mục tiêu, kế hoạch và các chính sách marketing -mix
Thiết lập các mục tiêu kế hoạch tài chính, khuếch trương cho sản phẩm mới qua các giai đoạn
7
Xây dựng chiến dịch truyền thông quảng bá những thông điệp khác nhau dành cho khách hàng mục tiêu và các bộ phận liên quan
Kết nối các ý tưởng về quảng bá
Đưa ra các kế hoạch quảng bá trên kênh nào, thời gian , tài chính…
8
Đo lường và kiểm tra kết quả của truyền thông và mức độ trung thành của khách với các sản phẩm
Kiểm tra các phản hồi của khách, hồ sơ khách và số lượng khách sau mỗi đợt quảng bá
Thống kê số lượng khách đến sau mỗi chiến dịch truyền thông .Theo dõi các góp ý của khách hàng, xử lý các vấn đề xảy ra đối với thương hiệu
Bước 1: Thành lập nhóm phụ trách về thương hiệu
Thành lập một nhóm gồm khoảng 5 người đại diện của ban lãnh đạo, đại diện của các bộ phận và bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty. Các thành viên trong nhóm ngoài các hoạt động của mình sẽ phụ trách thêm việc nghiên cứu để xây dựng thương hiệu. Nhóm sẽ được giao quyền hạn và trách nhiệm phù hợp.
Bước 2: Nghiên cứu
Tìm hiểu những cảm nhận đánh giá của khách hàng về các sản phẩm, chất lượng dịch vụ và thái độ của khách hàng về công ty thông qua nghiên cứu, quan sát, điều tra đối với thị trường khách mục tiêu của công ty là khách Nga và cộng đồng người nói tiếng Nga.
Nghiên cứu dựa trên những đánh giá của khách về sản phẩm, dịch vụ và thái độ của nhân viên trong các thư phản ánh của khách trong phần liên hệ hay trong các diễn đàn thường xuyên của khách. Ngoải ra, nhóm cũng phải dự vào các thông tin thứ cấp để biết được đặc điểm và xu hướng tiêu dùng của khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Theo những phàn hổi của khách thì điều mà khách không hài lòng nhất đó là chất lượng hướng dẫn viên và nhà hàng khách sạn không có hướng dẫn, thực đơn tiếng Nga cho khách.
Khảo sát thực tế tức là một số thành viên trong nhóm có thể đóng giả là khách du lịch để tham gia trực tiếp vào chuyến đi, để có thể trải nghiệm và đưa ra những đánh giá về chất lượng của sản phẩm và thái độ của nhân viên. Ngoài ra, trong chuyến đi các thành viên này có thể giao lưu với các vị khách thực tế để có thể biết được rõ hơn về đánh giá cảm nhận của khách về sản phẩm của chúng ta những điểm chưa làm được để khắc phục, những điểm nào đã đạt được cần phải phát huy.
Điều tra bằng bảng hỏi: Để đánh giá được thực trạng về sự nhận biết và cảm nhận của khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga đối với công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. Phiếu điều tra được dùng trong bảng hỏi phải được thiết kế bằng các câu hỏi đóng và phải được dịch ra tiếng Nga. Nội dung của bảng hỏi gồm có: Cách thức mà khách biết đến công ty? chất lượng dịch vụ như thế nào?thái độ của nhân viên? sự hài lòng của khách ? đóng góp để phát triển. Phiếu điều tra sẽ được các hướng dẫn viên đưa cho khách sau khi kết thúc chuyến đi hoặc sẽ được bộ phận nghiên cứu thị trường gửi vào địa chỉ email của khách.
Ngoải ra , công ty còn có thể điểu tra bằng cách thu thập những đóng góp của nhân viên đặc biệt là những nhân viên làm việc trực tiếp với khách về sản phẩm của công ty, về các nhà cung cấp và về những yêu cầu hay phàn nàn của khách thông qua quá trình phục vụ khách trực tiếp của họ.
Bước 3: Tìm hiểu ý kiền phản hồi từ phía khách và các đối tượng có liên quan
Những thông tin thu thập được sau khi nghiên cứu đã chỉ rõ được những cảm nhận và nhận biết hiện tại của khách về sản phẩm của công ty và về công ty. Từ những thông tin này nhóm sẽ đánh giá và gửi góp ý tới cac bộ phận có liên quan để kịp thời khắc phục hoặc phát huy. Đồng thời sau những nghiên cứu này nhóm có thể đưa ra những ý tưởng về các kênh quảng bá sản phẩm, sản phẩm mới, nhà cung cấp…từ đó có thể làm nền tảng cho xác định ý tưởng cốt lõi.
Bước 4: Hình thành những ý tưởng cốt lõi của thương hiệu
Những thương hiệu thành công trên thế giới đều diễn tả một cái gì đó hơn cả sự hấp dẫn về hình ảnh hay những quảng cáo mà là sự kích thích về trí tưởng tượng, sự khám phá và một sự khác biệt. Do vậy, ý tưởng đằng sau thương hiệu là sự thể hiện ngắn gọn, đơn giản nhất điều mà thương hiệu là cốt lõi của thương hiệu. Để có hiệu quả, ý tưởng đằng sau thương hiệu cần phải có :
Có cảm xúc và trí tuệ tác động vào trái tim và trí óc con người
Phù hợp với tất cả những chủ thể của thương hiệu đó là công ty, khách hàng…
Phải khác biệt độc đáo và hấp dẫn: Mặc dù sản phẩm du lịch rất dễ bị sao chép tuy nhiên các công ty khác chỉ có thể sao chép những thứ là bề ngoài như lịch trình chuyến đi còn về phần bên trong như thái độ tác phong, văn hóa công ty thì họ không thế sao chép được mà đó lại là những điều cốt lõi làm nên sự khác biệt
Với các tiêu chí trên tôi nhận thấy logo của công ty rất phù hợp đó là hình ảnh biển và mặt trời đang mọc phù hợp với cái tên Nhật Minh của công ty cùng với sự cách điệu của hai chữ N và M tên công ty và tourist để nói lên lĩnh vực kinh doanh của công ty rất rõ ràng. Cảnh mặt trời mọc trong logo của công ty rất có ý nghĩa. Bởi vì, Nga là một đất nước có khí hậu lạnh do vậy hình ảnh của công ty như muốn nói : công ty sẽ mang đến sự ấm áp cho du khách. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có một câu khẩu hiệu (slogan) phù hợp. Do vậy, nhóm phải hình thành nên các ý tưởng về khẩu hiệu và về các dịch vụ, sản phẩm mà công ty sẽ mang đến cho khách hàng.
Bước 5: Định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Việc định vị được hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng là rất quan trọng. Để làm được việc này đòi hỏi công ty phải đưa ra những hình ảnh khẩu hiệu phù hợp, đặc biệt hấp dẫn, dễ nhớ và dễ nhận biết vì hằng ngày khách hàng phải tiếp thu một lớn các thông tin do vậy họ không thể nhớ hết những gì họ đã tiếp nhận
Bước 6: Xây dựng chiến lược thương hiệu của công ty
Sau khi định vị được thương hiêu của công ty trong tâm trí khách hàng, thì công ty phải xây dựng được chiến lược cho xây dựng thương hiệu. Công ty sẽ phát triển các sản phẩm theo hướng như thế nào? Các kênh nào công ty sẽ sử dụng để quảng bá và ngân sách dự tính mà công ty cho quảng cáo qua từng năm sẽ là bao nhiêu…Hiện nay, công ty khách hàng mục tiêu của công ty là khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga do đó công ty sẽ căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của khách du lịch Nga là thích nghỉ biển để xây dựng các tour du lịch nghỉ biển…
Bước 7: Xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu
Do am hiểu về thị trường khách Nga do vậy công ty đã biết rẳng kênh thông tin mà khách Nga thường hay sử dụng nhất là internet do vậy công ty nên quan tâm nhiều đến trang wed của công ty . Ngoải ra, công ty cần hoàn chỉnh các brochure cho quảng cáo; tham gia các hội chợ du lịch được Nga tổ chức thường xuyên đây là cơ hội rất tốt để công ty có thể quảng bá hình ảnh của công ty.
Trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông công ty phải lên kế hoạch cho từng năm thật cụ thể ví dụ như: năm thứ nhất công ty sẽ phải chi bao nhiêu cho quảng cáo, quảng cáo thông điệp gì, kênh nào sẽ sử dụng nhiều nhất…
Bước 8: Đo lường và kiểm tra mức độ thành công của truyền thông. Sự trung thành của khách đối với công ty
Công ty phải thường xuyên giám sát và theo dõi để biết được mức độ nhận biết về công ty của khách hàng. Phản ứng của khách như thế nào sau mõi đợt quảng bá. Đặc biệt là công ty phải theo dõi những ý kiến phản hồi của khách về sản phẩm, về chất lượng phục vụ để có thể tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.
Lòng trung thành của khách đối với công ty là điều làm nên thành công của công ty. Bởi vì theo quy luật 80/20 thì 80% lợi nhuận của công ty được tạo nên từ 20% khách hàng trung thành. Để duy trì được lòng trung thành của khách đối với công ty thì ngoài các chiến dịch quảng bá thì điều cốt lõi là công ty phải luôn cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ đồng thời luôn đem đến cho khách hàng những tour du lịch mới lạ hấp dẫn phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của khách.
3.3.2. Giải pháp cho những khó khăn mà công ty đang gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu
Thứ nhất, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ: Đây là một cách tạo nên sự khác biệt và để hạn chế sự sao chép sản phẩm vì sản phẩm du lịch rất dễ bị sao chép. Để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ công ty nên thực hiện các công việc sau:
Theo dõi các các thư phản ánh của khách để nắm bắt được những vấn đề mà khách không hài lòng nhiều nhất. Từ đó xem xét và có biện pháp điều chỉnh hợp kịp thời sau đó gửi thư trả lời cho khách. Bời vì nếu như chúng ta sửa chữa những lỗi mà khách phản ánh thì có đến 80% khách sẽ trở thành những vị khách trung thành của công ty
Thường xuyên kiểm tra và theo dõi quá trình phục vụ khách của nhân viên để phát hiện ra những mặt còn hạn chế để nhắc nhở nhân viên. Đồng thời với việc kiểm tra giám sát này công ty có thể thấy được những hạn chế về năng lực của nhân viên từ đó tổ chức các buổi đào tạo hoặc gửi đi đào tạo. Vể kinh phí đào tạo thì công ty có thể trích ra từ lợi nhuận của công ty.
Tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng phục khách và giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của họ trong việc nâng cao chất lượng phục vụ và tạo cho họ một phong cách làm việc chuyên nghiệp, niềm đam mê với công việc. Ngoài ra, thị trường khách mục tiêu của công ty là khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga do đó công ty cũng phải có các buổi đào tạo để nâng cao khả năng ngoại ngữ của nhân viên là điều rất cần thiết. Bởi vì,thứ nhất khách Nga không thích nói tiếng nước khác; thứ hai sự chuyên nghiệp không chỉ ở thái độ, hình thức mà cả ở sự thành thạo ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Nga.
Lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín và chất lượng: công ty phải lựa chọn những nhà cung cấp có chất lượng để ký hợp đồng. Trong hợp đồng phải đưa ra được những yêu cầu về chất lượng đối với họ. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi cách thức phục vụ của các nhà cung cấp nếu thấy nhà cung cấp nào phục vụ khách không tốt, chất lượng phục vụ kém và bị phản ánh nhiều thì công ty nên xem xét xem có nên tiếp tục đưa khách đến đó hay không hay chuyển sang nhà cung cấp khác. Để biết được chất lượng của các nhà cung cấp ngoài căn cứ vào phàn nàn cua khách công ty nên lắng nghe những ý kiến góp ý của nhân viên mà đặc biệt là của các hướng dẫn viên.
Bởi vì công ty là đối tác lớn của các hãng hàng không Nga đặc biệt công ty còn cùng hãng hàng không Vladivostok avia lines của Nga thành lập nên công ty cổ phần Vladivostok tại Việt Nam. Công ty có thể kết hợp với các hãng hàng không này để nâng cao chất lượng phục vụ trên các chuyến bay
Tiếp tục xúc tiến nhanh các dự án về xây dựng nhà hàng, khách sạn dành cho khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga tại những điểm thường xuyên của khách du lịch nói tiếng Nga. Nguồn vốn để thực hiện các dự án này công ty ngoài vốn tự có thì có thể vay vốn ngân hàng bời vì hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích các dự án đầu tư cho du lịch.
Đối với đội ngũ hướng dẫn viên : vì nguồn lực của công ty không thể đáp ứng hết được nhu cầu về hướng dẫn viên nên công ty sẽ phải thuê các hướng dẫn viên tự do và các cộng tác viên. Đây là lực lượng rất khó kiếm soát nhưng lại là đối tượng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của chương trình du lịch. Do đó, công ty phải lựa chọn thật cẩn thận và xếp theo danh sách từ người tốt nhất trở đi để khi có đoàn khách chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn. Đồng thời phải có chính sách và những yêu cầu về chất lượng rõ ràng đối với đối tượng này. Phối hợp với đội ngũ hướng dẫn viên để nắm bắt được những nhu cầu mới của khách.
Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty phải thường xuyên theo dõi hồ sơ khách hàng và có sự phân loại khách hàng nhằm mục đích: thứ nhất là nắm được nhu cầu của khách trong tương lai; thứ hai khi có sản phẩm mới thì công ty sẽ căn cứ vào hồ sơ khách hàng đề gừi cho họ thông tin về sản phẩm mới này; thứ ba công ty sẽ gửi email hoặc thiệp chúc mừng cho các khách hàng nhân dịp kỷ niệm của họ; thứ tư với các khách hàng trung thành chúng ta sẽ có những chính sách hợp lý như: giảm giá, khuyến mãi dịch vụ, quà tặng ngày lễ….
Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm: ngoài các sản phẩm mới thì công ty nên nghiên cứu khảo sát để tìm các điểm đến mới, xây dựng các sản phẩm du lịch mới và đem đến nhiều lựa chon cho khách du lịch. Đặc điểm của khách Nga là thích đến vùng biển, tham quan danh lam thắng cảnh, khám phá những nét đặc trưng văn hóa của đất nước mà họ đến do vậy công ty nên căn cứ vào những đặc điểm này để xây dựng các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, công ty cũng phải linh động về sản phẩm vì khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến khoản ngân sách mà các khách du lịch dành cho du lịch do vậy cũng phải xây dựng các sản phẩm phù hợp với ngân sách của từng đối tượng. Dưới đây là một vài góp ý của tôi về một vài sản phẩm cho công ty:
Tour du lịch về khám phá và học tập về các món ăn đặc trưng của Việt Nam. Tại đây du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn truyền thống của Việt Nam mà trong tour này họ sẽ được học nấu các món ăn này.
Tour du lịch đến các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam
Thứ ba, thiết kế slogan cho công ty:Thiết kế slogan cho công ty thì có thể thực hiện theo hai cách. Thứ nhất, công ty có thể thuê chuyên gia chuyên về lĩnh vực này nghiên cứu và thiết kế slogan cho công ty. Thứ hai, công ty sẽ xây dựng một nhóm phụ trách về xây dựng thương hiệu cho công ty để cùng nghiên cứu và thiết kế slogan cho công ty. Yêu cầu của slogan là phải truyền tải được những thông điệp mà người công ty muốn gửi tới người tiêu dùng và nó cũng phải phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty.
Thứ tư, kết hợp với các hãng hàng không :công ty sẽ tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không để nghiên cứu để mở các đường bay mới đến các khu du lịch nổi tiếng phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Công ty có thể phối hợp với các hãng hàng không để nâng cao chất lượng phục vụ trên các chuyến bay. Thêm vào đó công ty có thể quảng bá về công ty và các sản phẩm của công ty trên các chuyến bay.
Thứ năm, xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu cụ thể và rõ ràng: Trong quá trình xây dựng thương hiệu thì chiến lược là một khâu không thể thiếu được vì nó như ánh đèn xác định cho công ty phương hướng để xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty cần phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh của công ty trong những năm tới. Chiến lược của công ty cần phải vạch rõ được mục tiêu của công ty trong từng năm như thế nào? ngân sách dành cho từng năm như thế nào? Mục tiêu phát triển các sản phẩm mới của công ty trong từng năm như thế nào?
Thứ sáu, tạo dựng văn hóa trong công ty: Văn hóa công ty sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc đông thời nó cũng giúp xây dựng niệm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Cộng việc xây dựng văn hóa cho trong công ty là cả quá trình. Công ty phải xây dựng cho các thành viên trong công ty từ người đứng đầu tới các nhân viên một tác phong làm việc chuyên nghiệp từ giờ giấc, trang phục tới thái độ phục vụ khách ,xây dựng những tôn chỉ của công ty, môi trường làm việc thoái mái, chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến ,tạo động lực cho nhân viên trong công việc biến công ty thành một gia đình và biến mỗi nhân như là một cá thể của gia đình. Công ty có thể xây dựng thành cẩm nang cho nhân viên của mình
Thứ bảy, đăng ký bảo hộ thương hiệu: Khi công ty đã và đang trong quá trình xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh thì vấn đề bảo hộ cho thương hiệu của công ty không phải là một chuyện thừa. Đối với các doanh nghiệp của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu mặc dù đã được chú ý trong thời gian gần đây nhưng không nhiều. Chính vì thế mà rất nhiều công ty đã phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức cho những vụ kiện về thương hiệu như VNPT, VCD…. Hoặc phải bỏ tiền ra mua lại chính thương hiệu của mình như cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ tiền ra để mua lại thương hiệu Trung Nguyên tại thị trường Mỹ. Từ những bài học này nên công ty trong quá trình xây dựng thương hiêu cho mình cũng nên nhanh chóng đăng ký thương hiệu cho công ty. Việc đăng ký thương hiệu sẽ giúp tạo ra một rào cản về pháp luật đối với các đối thủ cạnh tranh, tránh phải mất tiền và công sức cho những vụ kiện tụng không đáng có. Ngoải ra, nó cũng giúp cho khách hàng của chúng ta không bị nhầm lẫn về thương hiệu của chúng ta.
3.3.3. Giải pháp nhằm phát triển những mặt mạnh của công ty
Thứ nhất, Tham gia các chương trình quảng bá do Nga, Việt Nam tổ chức: Công ty nên chủ động đăng ký tham gia các hội chợ du lịch do Nga tổ chức. Thông qua hội chợ công ty có thể quảng bá và giới thiệu hỉnh ảnh và sản phẩm của công ty tới thị trường khách Nga và cộng đồng nói tiếng Nga. Ngoài ra, công ty cũng nên tham gia vào các hoạt động của ngày văn hóa Việt Nam tại Nga.
Thứ hai, Xây dựng và hoàn thiện website thêm phong phú hấp dẫn và đầy đủ : Hiện nay đa số khách du lịch Nga tìm hiểu thông tin đi du lịch thông qua internet do vậy công ty cần nhanh chóng hoàn thiện website của mình.Ngoài ra, công ty cũng cần phải bổ xung thêm nhũng nội dung giới thiệu về các đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam, đặc sản Việt Nam hay các địa danh du lich nổi tiếng… Công ty phải biến trang web của công ty trở thành một trang chứa đựng nhiều thông tin mà những khách du lịch đang tìm kiếm. Bởi vỉ, trang web của công ty là một trong số ít trang web của các công ty du lich có tiếng Nga vì đa phần các trang web chỉ có tiếng anh, tiếng Pháp…
Thứ ba,Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai bên: Do sự hợp tác lâu dài với các hãng hàng không Nga nên công ty nên tiếp tục hợp tác để xây dựng thêm nhiều đường bay mới tới các điểm du lịch nổi tiếng nơi yêu thích của thị trường khách mục tiêu. Ngoài ra, công ty cũng nên hợp tác với các hãng hàng không trong việc nâng cao chất lượng phục vụ trên các chuyến bay. Bởi vì, sản phẩm du lịch chỉ thực sự được coi là hoàn thành sau khi khách du lịch đã tiêu dùng xong và trở về nơi mình sinh sống. Đồng thời, sản phẩm du lịch chỉ được khách hàng cảm nhận và đánh giá sau khi tiêu dùng hết. Do vậy, công ty phải làm tốt tất cả các khâu trong quá trình phục vụ. Việc kết hợp với các hãng hàng không trong việc phục vụ khách trên chuyến bay sẽ giúp cho khách có những cảm nhận tốt về chuyến đi và về công ty ngay từ đầu.
Thứ tư, Hoàn thiện các chính sách sản phẩm, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới: công ty nên nghiên cứu và khảo sát để xây dựng các tour du lịch mới hoăc có những đối mới đối với những chương trình cũ có như thế thì công ty mới có thể thu hút khác trở lại được. Đồng thời công ty cũng phải đưa ra những chính sách về giá, sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Thứ năm, Xây dựng và đổi mới chính sách quảng bá sản phẩm: Hiện nay công ty mới chỉ có một văn phòng đại diện ở Vladivostok. Do đó công ty nên mở thêm một vài văn phòng đại diện khác ở các thành phố lớn của Nga như Matxcova. Xây dựng các chương trình quảng cáo kênh truyền thông với các thông điệp rõ ràng và phù hợp với văn hóa Nga.
KẾT LUẬN
Ngày nay, thương hiệu có một vai trò rất lớn đối với sự phát triển của tất cả các công ty trên thế giới .Thương hiệu không chi mang đến cho công ty một lợi nhuận khổng lồ mà nó còn mang đến cho công ty một sự bảo đảm cho sự phát triển. Do đó việc tạo dựng một thương hiệu mạnh là rất cẩn thiết đối mỗi công ty. Tuy nhiên, để tạo dựng cho công ty một thương hiêu mạnh lại không phải là vấn đề đơn giản, nó là cả một quá trình đầy phức tạp và khó khăn.Ở Việt Nam, vấn để thương hiệu gần đây đã được nói đến nhiều nhưng rất ít doanh nghiệp Việt Nam có được một thương hiệu thực sự mạnh. Và công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh cũng không phải là ngoại lệ. Công ty cũng đặt ra mục tiêu xây dựng cho công ty một thương hiệu mạnh và là công ty đứng đầu trong lĩnh vực đón khách Nga vào Việt Nam. Với chuyên đề này tôi đã phân tích ra những vấn đề của công ty trong quá trình xây dựng thương hiệu. Đồng thời, tôi cũng đưa ra một vài quan điểm của mình về vấn đề xây dựng thương hiệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh. Với thời gian và khả năng có hạn nên chuyên đề của tôi vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đọc. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS. TS Nguyễn Đình Hòa , các anh chị trong công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Hoàng Anh và ThS. Trần Ngọc Nam: Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch và quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn. NXB Lao động- xã hội. 2009
Ronald J. Alsop: 18 quy luật bất biến phát triển danh tiếng thương hiệu. NXB Trẻ
Lê Anh Cường:Tạo dựng và Quản trị Thương hiệu. Danh tiếng – Lợi nhuận. NXB Lao động – xã hội 2003.
TS. Bùi Hữu Đạo - PCT Hội đồng khoa học - Bộ Thương mại_Báo Thương mại số 33 ngày 26/4/2005
GS.TS.Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa: Giáo trình kinh tế du lịch. NXB Lao động- xã hội
John Gerzema và Ed Lebar: Bong bóng thương hiệu. NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.2009
Matt Haig: Bí quyết thành công của 100 thương hiệu hàng đầu thế giới . NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.2005
Dương Hữu Hanh: Quản trị Tài sản thương hiệu - cuộc chiến dành vị trí trong tâm trí khách hàng. NXB Thống kê 2005.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòa và PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh: Giáo trình Marketing du lịch. NXB đại học Kinh tế Quốc dân 2008
Đoàn Thị Kim Hoa_Chủ tịch HĐQT Indochina travel Moscow, Nga: Du lịch Việt Nam- nhìn từ nước Nga
Đào Loan: Du khách Nga- nguồn khách tiềm năng lớn. Thời báo kinh tế Sài Gòn
Đào Loan: Khi ngành du lịch xây dựng thương hiệu. Thời báo kinh tế Sài Gòn.
ThS. Patraicia F. Nicolino: Quản trị thương hiệu. NXB Lao động – xã hội
Tạo dựng thương hiệu nổi tiếng. NXB Lao động- Xã hội.2007.
Tài liệu của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh
Website:
www.lantabrand.com
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giá trị vô hình chiếm 2/3 nền kinh tế toàn cầu hiện nay 7
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2006-2008 (đv: vnđ) 44
Biểu đồ 1: Doanh thu hàng năm của công ty TNHH Du lịch Quốc tế Nhật Minh 45
Biểu đồ 2: Thống kê số lượng khách Inbound của công ty trong 3 năm 46
Bảng 3: Cơ cấu khách inbound (khách Nga) của công ty theo độ tuổi và giới tính 46
Bảng 4: Quy trình xây dựng thương hiệu 61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_xay_dung_thuong_hieu_cua_cong_ty_tnhh_du_lich_quoc_te_nhat_minh_6651.doc