Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004

Trong thời gian thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú trong Nhà máy và thầy giáo hướng dẫn đã giúp em nắm bắt thực tế, đi sâu tìm hiểu về lao động tiền lương, hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường. Chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu vào được từng vấn đề, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú trong Nhà máy .

doc70 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp Quỹ tiền lương ngày ( F) Hệ số phụ cấp lương ngày ( H)= Quỹ tiền lương giờ Quỹ tiền lương tháng ( quý, năm ) ( F) Hệ số phụ cấp lương tháng = (quý, năm ) ( H) Quỹ tiền lương ngày c.Các chỉ tiêu tiền lương bình quân của doanh nghiệp Tiền lương bình quân của lao động phản ánh mức tiền công nhận được tính trên một đơn vị lao động đã hao phí cho sản xuất, kinh doanh . Công thức tổng quát tính tiền lương bình quân: : Tiền lương bình quân F’ : Tổng quỹ lương L’ : Số lượng lao động đã hao phí cho sản xuất kinh doanh _Tiền lương bình quân giờ () = F: Tổng quỹ lương giờ GN : Tổng số giờ-người thực tế làm việc _Tiền lương bình quân ngày ( ) = F: Tổng qũy lương ngày NN :Tổng số ngày-người thực tế làm việc _Tiền lương bình quân tháng( hay quý, năm ) ( ) F: Tổng quỹ lương tháng ( hay quý, năm ) : Số lao động có bình quân Trường hợp một tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất, kinh doanh , mức tiền lương bình quân một công nhân sản xuất của tổng thể ( ký hiệu ) được xác định bởi công thức : ; Do F = cho nên Hay : Trong đó : -Tiền lương bình quân 1 lao động của từng bộ phận k=-kết cấu lao động của từng bộ phận trong tổng số lao động của tổng thể . 3.2.2 Đánh giá chung tình hình biến động quy mô và cơ cấu thu nhập trong doanh nghiệp, thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu : _Tổng thu nhập lần đầu của người lao động ( V) _Tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( M) _Giá trị gia tăng thuần ( NVA) _Tỷ trọng thu nhập lần đầu của lao động trong trong tổng thu nhập lần đầu của doanh nghiệp ( V/M) _Tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động trong giá trị gia tăng thuần ( V/NVA) II.Các phương pháp thống kê phân tích lao động và tiền lương. 1.Phương pháp phân tổ Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau . Phân tổ thống kê giúp hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra; giúp ta phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ khác nhau, trong đó các đơn vị khác tổ thì khác nhau về tính chất theo tiêu thức dùng làm căn cứ phân tổ. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét khái quát đặc trưng cơ bản của hiện tượng. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê . Phân tổ cũng là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê , đồng thời là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác. Bởi vì , chỉ sau khi đã phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra mới có ý nghĩa. Lao động và tiền lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính , tuổi tác , bậc thợ, trình độ, năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.... do vậy khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức trên có thể phát hiện các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chúng. Khi phân tổ lao động và tiền lương theo các tiêu thức như theo khoản mục cho phép nhìn nhận lao động và tiền lương trên các góc độ khác nhau từ đó có những đánh giá khái quát về đặc trưng cơ bản của chúng . 2.Phương pháp chỉ số Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu Phương pháp chỉ số dùng để phân tích mối liên hệ phụ thuộc, xác định mức độ biến động trong không gian và thời gian , mức độ hoàn thành kế hoạch và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố . Trong thống kê chỉ số có tác dụng : -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian gọi là chỉ số phát triển -Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua không gian gọi là chỉ số không gian -Dùng chỉ số để nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch . -Dùng chỉ số để phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Phương pháp chỉ số dùng để nghiên cứu sự biến động theo thời gian của các chỉ tiêu tổng hợp như : tổng quỹ lương, tổng thu nhập,...; nghiên cứu tình hình hoàn thành kế hoạch của số lượng lao động , nghiên cứu biến động thời gian lao động , năng suất lao động, phân tích biến động của mức lương bình quân , các quỹ lương . 3.Phương pháp dãy số thời gian Phương pháp dãy số thời gian là phương pháp tìm quy luật trong thời gian .Phương pháp này cho phép tìm quy luật về xu thế, quy luật thời vụ, xác định mức độ biến động và dự báo thống kê ngắn hạn. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng 1 dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số thời gian, tức là phải đồng nhất về nội dụng, phương pháp tính về không gian và thời gian, đơn vị tính . Dùng phương pháp dãy số thời gian để dự báo ngắn hạn quy mô và cơ cấu lao động , phân tích biến động về quy mô và cơ cấu thời gian lao động. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu quy mô thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ. Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động thời gian lao động, dự báo ngắn hạn quy mô thời gian lao động. Do đặc điểm của chỉ tiêu này, nên có thể áp dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian để biểu hiện tính quy luật biến động của nó. Đặc điểm của việc vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu cơ cấu thời gian lao động là ở chỗ đây là chỉ tiêu tương đối . Việc vận dụng phương pháp này cho phép nêu tính quy luật biến động của cơ cấu thời gian lao động, mức độ biến động của cơ cấu thời gian lao động, dự báo ngắn hạn cơ cấu thời gian lao động. Dãy số thời gian cho phép biểu hiện tính quy luật biến động của năng suất lao động , xác định mức độ biến động của năng suất lao động . Vận dụng dãy số thời gian theo chỉ tiêu mức lương và mức lương bình quân là ở chỗ, đây là chỉ tiêu thời kỳ. Việc vận dụng cho phép nêu tính quy luật biến động của mức lương, mức độ biến động của mức lương, dự báo ngắn hạn mức lương và mức lương bình quân . Chương III-Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 I.Khái quát chung về Nhà máy thuốc lá Thăng Long 1.Quá trình hình thành và phát triển Thời kỳ 1955-1957 được coi là thời kỳ khôi phục kinh tế . Cuộc sống của nhân dân có biết bao nhu cầu trong đó , nhu cầu về thuốc lá là nhu cầu khá thiết yếu, thường ngày .Song trên thực tế , việc trồng và sản xuất thuốc lá ở miền Bắc chủ yếu được hình thành một cách tự phát, tồn tại trong thể khép kín, hạn hẹp, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của nhân dân . Mộ số hãng thuốc lá tư nhân lại nắm quyền độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân . Thực tiễn đặt vấn đề, Nhà nước cần phải nhanh chóng quản lý việc sản xuất thuốc lá . Vấn đề xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc lá có quy mô đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Ngày 18 tháng 6 năm 1956, Cục Công nghiệp nhẹ thuộc Bộ Công nghiệp đã quyết định thàng lập ban chuẩn bị sản xuất thuốc lá . Ngay 4-7-1956, Cục Công nghiệp nhẹ đề nghị Bộ công nghiệp xin được khắc con dấu cho một số nhà máy, xí nghiệp trong đó có nhà máy thuốc lá Hà Nội . Những viên gạch đầu tiên để khai thông cho một nhà máy thuốc lá đầu tiên đã được đặt xong nhưng còn nhiều khó khăn . Lực lượng sản xuất lúc này mới dừng ở con số 80 người , phần lớn là cán bộ , bộ đội chuyển ngành, lần đầu tiên làm quen với thuốc lá . Ngày 20-11-1956, Cục công nghiệp nhẹ chính thức nhận địa điểm mới ở Hà Đông và bàn giao cho ban chuận bị sản xuất thuốc lá . Ngày 1-12-1956, Cục công nghiệp nhẹ chính thức ra quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất gồm các đồng chí Nguyễn Văn Ưởng, Phan Văn Điểm, Ưu Văn Bách . Trên thực chất, Ban chỉ đạo sản xuất được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành như một ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về tình hình nhà máy Ngày 6-1-1957 đã trở thành ngày lịch sử của nhà máy . Những bao thuốc lá đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng Long đã xuất hiện trong niềm vui và sự xúc động vô bờ bến của những người chứng kiến . Quá trình phát triển : *Những bước đi đầu tiên ( 1956-1959) Trong giai đoạn này, nhà máy gặp nhiều khó khăn chưa có trụ sở ổn định phải di chuyển liên tục, thiếu cán bộ công nhân viên, thiết bị máy móc còn thô sơ, lạc hậu .Nhưng vốn truyền thống lao động cần cù, anh dũng của dân tộc Việt Nam trong những bước đi chập chững đầu tiên, nhà máy thuốc lá Thăng Long đã sớm khẳng định được tiềm năng và sức sống của mình . Trong 3 năm liền nhà máy đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, nghiên cứu sản xuất ra nhiều loại thuốc lá mới , thu hút khách hàng và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa và bước đầu xâm nhập thị trường nước ngoài . Tháng 7-1957, 555 kiện thuốc lá Thăng Long, Hà Nội, Bông lúa đã theo đường liên vận Hà Nôi-Bắc Kinh-Matxcova ra mắt bạn bè Xô Viết. Sau đó nhà máy chính thức xuất khẩu sang Liên Xô 4 triệu bao thuốc và mở rộng sang thị trường Mông Cổ, Tiệp Khắc, Triều Tiên *Giai đoạn 2 (1969-1986) Đại hội III đảng Lao động Việt Nam ngày 5-12/9/1960 đã chỉ ra về mặt kinh tế thì miền Bắc phải thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Để thực hiện đúng chủ trương đường lối Đảng Nhà máy tiếp tục phát triển, đầu tư vào chiều sâu. Đây có thể nói là giai đoạn nhảy vọt nhất về chất, vượt qua mọi thử thách lớn lao của Nhà máy, dây chuyền sản xuất đã được cơ khí hoá 100% và dần bổ sung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo thực sự có trình độ năng lực quản lý, kết quả sản xuất kinh doanh khả quan hơn hẳn so với giai đoạn trước, có nhiều sáng kiến được đưa vào sử dụng, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được nâng cao lên đáng kể . *Giai đoạn 3( 1986-nay) Cả nước bước vào thời kỳ đổi mới , nhà nước tiến hàng đồng bộ các biện pháp thúc đẩy sản xuất, dần làm quen với kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Nhà máy bước vào giai đoạn mới hết sức khó khăn tưởng chừng khó vựơt qua nổi, sản lượng sản phẩm giảm từ 225 triệu bao năm 1986 xuống 183,5 triêu bao năm 1987 và đến năm 1988 chỉ còn 126 triệu bao kém chất lượng... Với truyền thống và kinh nghiệm quý báu của mình , Nhà máy đã nỗ lực khẳng định sức sống vào những bước tiến vứng vàng của mình . Sự nỗ lực vượt bậc đã đưa Nhà máy thuốc lá Thăng Long trở thành một trong những cơ sở sản xuất năng động và hiệu quả trong cơ chế thị trường.Hiện nay thị trường của Nhà máy đã được mở rộng ra nhiều tỉnh trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài với khoảng 15 loại nhãn mác khác nhau .Hàng năm nhà máy tiêu thụ khoảng trên 200 triệu bao thuốc lá với doanh thu đạt hơn 600 tỷ đồng , đóng góp rất nhiều cho ngân sách Nhà nước. Nhà máy đã hoàn tất hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 .Do đạt được nhiều thành tích xuất sắc nên bốn mươi bảy năm qua Nhà máy đã được Nhà nước khen thưởng như sau : - 01 Huân chương lao động Hạng Nhất - 08 Huân chương lao động Hạng Hai và Hạng Ba - 01 Huân chương chiến công Hạng Ba - Đảng bộ đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch, vững mạnh 10 năm liên tục ( 1991-2000) - Công đoàn nhà máy được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba Với những thành tựu đã đạt được , Nhà máy thuốc lá Thăng Long đang hướng tới tương lai của thế kỷ mới . Sẽ có những bước tiến vượt bậc, đạt nhiều thành quả cao hơn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Trong thời kỳ tới , Nhà máy thuốc lá Thăng Long sẽ đổi mới công tác quản lý , tiếp tục đầu tư thiết bị , thay thế toàn bộ máy móc cũ , lạc hậu ; hiện đại hoá dây chuyền sản xuất , thay đổi cơ cấu sản phẩm ,tìm hướng xuất khẩu nguyên liệu và và thuốc lá điếu ra thị trường thế giới . Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để hội nhập vào khu vực (AFTA). 2.Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy thuốc lá Thăng Long 2.1.Chức năng Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, chức năng tham mưu, cố vấn cho tổng công ty thuốc lá về công tác kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên liệu thuốc lá. Sản xuất và cung ứng ra thị trường trong nước sản phẩm thuốc lá điếu các loại. Nhằm sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước cấp. Liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài sản xuất thuốc lá có chất lượng cao nhằm thay thế thuốc lá nhập khẩu. Trực tiếp kinh doanh bán buôn bán lẻ, giao đại lý mở rộng thị phần . 2.2.Nhiệm vụ -Lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý tháng, hàng năm . -Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ thuế, đảm bảo cuộc sống của công nhân viên trong Nhà máy. -Xây dựng kế hoạc định mức tiêu chuẩn nguyên liệu, vật tư, lao động tiến độ giao nộp sản phẩm và phân tích các hoạt động kinh tế theo định kỳ. -Xây dựng các chiến lược, các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển các kế hoạch và mục tiêu chiến lược của nhà máy hiện tại và tương lai . -Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, cải tiến công nghệ kĩ thuật, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng . -Bảo vệ nhà máy, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật 3.Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy định quy chế tổ chức_ Hoạt động của các phòng ban trực thuộc nhà máy thuốc lá Thăng Long ( kèm theo quyết định số 311 TL/TCBV ngày 18 tháng 7 năm 1997 ) +Giám đốc Nhà máy không có hội đồng quản trị, giám đốc là người có quyền cao nhất điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy , thông qua các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Nhà máy trước cán bộ công nhân viên của Nhà máy. +Phó Giám đốc kỹ thuật Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, chuyên phụ trách về kỹ thuật chỉ đạo phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng KCS và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trước giám đốc Nhà máy. +Phó Giám đốc kinh doanh Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chuyên về tiêu thụ sản phẩm và tìm nguyên liệu giúp cho việc đưa ra kế hoạch sản xuất của Nhà máy, chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư, phòng thị trường, phòng tiêu thụ, hành chính +Phòng hành chính Thực hiện chức năng giúp việc Giám đốc về tất cả công việc liên quan đến công tác hành chính trong nhà máy Có nhiệm vụ quản lý về văn thư, lưu trữ tài liệu, bảo mật, đối nội, đối ngoại, quản lý về công tác xây dựng cơ bản và hành chính quản trị, đời sống , y tế…. +Phòng tổ chức_bảo vệ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về công tác lao động, tổ chức và an ninh _ quốc phòng Phòng có nhiệm vụ : giúp việc giám đốc lập phương án về công tác tổ chức bộ máy , cán bộ, lao động, tiền lương, quản lý về Bảo hiểm lao động , An toàn lao động_ Vệ sinh lao động , đào tạo công nhân kỹ thuật , giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động . Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà máy , PCCC, an ninh chính trị , kinh tế , trật tự trong nhà máy . Thực hiện các nhiệm vụ về công tác quân sự địa phương . +Phòng tài vụ Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc về mặt tài chính _kế toán nhà máy . Phòng có nhiệm vụ: Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt động có liên quan đến công tác tài chính-kế toán của nhà máy như tổng hợp, thu chi, công nợ, giá thành , hach toán, dự toán sử dụng nguồn vốn , quản lý tiền mặt, ngân phiếu, thanh toán , tin học, quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị . +Phòng kế hoach-vật tư Thực hiện chức năng tham mưu , giúp việc giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy Phòng có nhiệm vụ : lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm , quý, tháng . Điều hành sản xuất theo kế hoạch của thị trường , tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật , giá thành , thông kê và theo dõi công tác tiết kiệm . Lập kế hoạch về nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo năm, quý , tháng, ký kết hợp đồng , tìm nguồn mua sắm vật tư , bảo quản, cấp phát phục vụ kịp thời cho sản xuất . Tổng hợp báo cáo lên cấp trên theo đầu kỳ tình hình sản xuất tháng, tuần +Phòng nguyên liệu Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác nguyên liệu thuốc lá lá theo yêu cầu sản xuất-kinh doanh Nhiệm vụ: về Nông nghiệp, nghiên cứu thổ nhưỡng, giống thuốc lá thí nghiệm, tổ chức hợp đồng, chỉ đạo kế hoạch về gieo trồng, chăm sóc, hái sấy… Lập kế hoạch , ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu theo vùng , cấp, chủng loại… theo chỉ thị của giám đốc . Quản lý số lượng tồn kho, tổ chức bảo quản nhập xuất theo quy định, quản lý cung ứng vật tư nông nghiệp ( nếu có ), quản lý kho phế liệu, phế phẩm . +Phòng kỹ thuật cơ điện Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật , về quản lý máy móc thiết bị , điện, hơi, nước của nhà máy . Phòng có nhiệm vụ : theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, cơ khí, thiết bị chuyên dùng , chuyên ngành , điện, hơi , nước…về cả số lượng, chất lượng trong qua trình sản xuất . Lập kế hoach về phương án đầu tư chiều sâu, phụ tùng thay thế. Tham gia công tác an toàn lao động-vệ sinh lao động và đào tạo thợ cơ khí, kỹ thuật . +Phòng kỹ thuật công nghệ Thực hiện chức năng giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật sản xuất của nhà máy . Phòng kỹ thuật công nghệ có nhiệm vụ : nhận chỉ thị trực tiếp của giám đốc và thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm , chất lượng nguyên liệu, vật tư, hương liệu trong quá trình sản xuất Nghiên cứu phối chế sản phẩm mới cả nội dung và hình thức bao bì phù hợp với thị hiếu , thị trường từng vùng . Quản lý quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất tại nhà máy . Quản lý chỉ tiêu lý, hoá về nguyên liệu , sản phẩm, nước… Tham gia công tác môi trường và đào tạo thợ kỹ thuật , thưởng trước Hội đồng sáng kiến Nhà máy . +Phòng KCS Thực hiện chức năng giúp việc giám đóc về việc quản lý chất lượng sản phẩm . Phòng có nhiệm vụ : kiểm tra , giám sát về chất lượng nguyên liệu , vật tư, vật liệu khi khách hàng đưa về nhà máy , kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn , trên dây chuyền sản xuất, phát hiện sai sót báo cáo để giám đốc chỉ thị khắc phục. Kiểm tra giám sát về chất lượng sản phẩm khi xuất kho ; kiểm tra kết luận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả . Quản lý các dụng cụ đo lường được trang bị . +Phòng tiêu thụ Thực hiện chức năng tham mưu giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm của nhà máy . Phòng có nhiệm vụ : lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từng tháng, quý năm cho từng vùng và từng đại lý . Theo dõi tình hình tiêu thụ từng vùng , miền dân cư , kết hợp với phòng thị trường mở rộng diện tiêu thụ . Thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ, bán hàng … Tổng hợp báo cáo kết quả tiêu thụ về số lượng , chủng loại theo quy định để giám đốc đánh giá và có quy định về phương hướng sản xuất-kinh doanh trong thời gian tới . +Phòng thị trường Thực hiện chức năng tham mưu giúp việc lãnh đạo nhà máy về công tác thị trường và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy Phòng có nhiệm vụ: theo dõi , phân tích diễn biến thị trường qua bộ phận nghiên cứu thị trường , tiếp thị, đại lý … Soạn thảo và đề ra các chương trình , kế hoạch, chiến lược, tham gia công tác điều hành hoạt động Marketing, tìm các hình thức quảng cáo sản phẩm , tham gia công tác thiết kế quảng cáo , thiết kế sản phẩm mới , tham gia triển lãm hội chợ . 4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy Số lượng sản phẩm sản xuất và năng xuất lao động của công nhân Nhà máy thuốc lá Thăng Long giai đoạn 1993-2003 Năm Sản lượng sản phẩm SX ( bao ) Năng suất lao động ( số bao/ CNVC ) 1995 202 713 000 176 277 1996 209 652 000 186 678 1997 210 176 000 195 098 1998 212 700 000 203 274 1999 215 326 000 217 755 2000 208 127 000 221 610 2001 223 525 000 226 144 2002 259 512 000 230 541 2003 272 400 000 2301 987 2004 290 654 000 236 304 Nhà máy hiện nay có 1.230 cán bộ công nhân viên . Nhiêm vụ chính : sản xuất và kinh doanh các loại thuốc lá điếu và gia công phụ tùng , chi tiết máy sản xuất thuốc lá . Trong hơn 40 năm qua nhà máy đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch , sản xuất kinh doanh có lãi đảm bảo đời sống công nhân viên .Nhà máy không ngừng vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng . Nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước ( năm 2000 nộp Ngân sách cho Nhà nước được 227 tỷ đồng . Hơn 10 năm đổi mới , nhà máy đã hoàn thành tất cả các chương trình lớn như sau : Đã thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư vùng nguyên liệu , chăm lo việc phát triển cây thuốc lá ở các tỉnh phía Bắc ; tạo ra khu chuyên canh , có lá thuốc tốt đáp ứng cho nhu cầu sản xuất , mỗi năm thu từ 3000-4000 tấn . Tham gia xuất khẩu nguyên liệu ,tăng được nguồn ngoại tệ . Đầu tư theo chiều sâu : giá trị đầu tư trên 100 tỷ đồng , hiện nay nhà máy có dây chuyền chế biến sợi thuốc lá công suất 2.500kg/giờ hiện đại nhất Việt Nam . Toàn nhà máy có 39 thiết bị cuốn điếu , đóng bao , đóng tút , theo dõi chất lượng sản phẩm … , đặc biệt có hệ thống cuốn điếu 6.000 điếu/ phút , đóng bao 250bao/phút , đóng tút 250 bao/phút hiện đại tự động sản xuất sản phẩm bao cứng .Nhà máy đã chú trọng mở rộng công tác thị trường, hiện tại có trên 150 đại lý nằm trên mọi miền Tổ quốc nhằm quảng cáo, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm .Năm 2000 nhà máy có doanh thu trên 500 tỷ đồng ,năm 2003 là trên 700 tỷ đồng . Do nhà máy sản xuất nhiều loại thuốc lá khác nhau, quy trình công nghệ sản xuất thuốc nhiều công đoạn nhiều dây chuyền, các phân xưởng với các chức năng nhiệm vụ khác nhau nên lao động nhà máy cũng khác nhau về tay nghề, trình độ, năng suất lao động , thời gian lao động Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá: Kho nguyên liệu Lên men Phân loại Sấy khô Kho bảo quản Hấp chân không Cắt gọt Trữ lá Thái lá Sấy sợi Làm ẩm lá Làm ẩm cuống Xử lý cuống Thái cuống Sấy cuống Phối sợi cuống Trữ sợi Phun hương Cuốn điếu đầu lọc Đóng bao đóng kiện Cuốn điếu không đầu lọc đóng bao đóng kiện Kho thành phẩm Tiêu thụ II.Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 1.Phân tích tình hình lao động Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 1.1.Phân tích quy mô lao động Số lượng lao động của Nhà máy từ năm 1995-2004 Năm Số lượng lao động(người) Lượng tăng(giảm) số lao động (người) 1995 1175 1996 1190 15 1997 1214 24 1998 1220 6 1999 1223 3 2000 1229 6 2001 1224 -5 2002 1225 1 2003 1236 9 2004 1230 -6 Số lượng lao động bình quân là : Số lượng lao động của Nhà máy năm 2004 so với năm 1995 tăng 55 người ( tương ứng với 4,7%) . Những năm gần đây từ 2000-2004 , số lượng lao động tương đối ổn định, lượng tăng giảm nhỏ . 1.2.Phân tích cơ cấu lao động +Theo chức năng Năm Tổng số lao động Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tỷ trọng lđ trực tiếp (%) Tỷ trọng lđ gián tiếp (%) 1995 1175 1003 172 85 15 1996 1190 1020 170 86 14 1997 1214 1036 178 86 14 1998 1220 1031 189 85 15 1999 1223 1028 195 84 16 2000 1229 1034 195 84 16 2001 1224 1074 150 88 12 2002 1225 1078 149 88 12 2003 1236 1081 155 87 13 2004 1230 1080 150 88 12 Tỷ trọng lao động trực tiếp tăng dần, tỷ trọng lao động trực tiếp giảm.Trong 5 năm 1995-1999 tỷ trọng lao động trực tiếp ở mức 86% thì 5 năm tiếp theo tỷ trọng này được nâng lên là 88%. Số lượng công nhân lao động trực tiếp tăng, Nhà máy mở rộng quy mô sản xuất hơn ( ứng với việc sản lượng sản xuất tăng ).Số lao động gián tiếp giảm dần và tương đối ổn định trong những năm gần đây chứng tỏ bộ máy quản lý hành chính của Nhà máy ngày càng có hiệu quả, gọn nhẹ hơn . +Theo giới tính và độ tuổi Số liệu về lao động theo giới như sau : Năm Tổng số lao động Lao động nam Tỷ trọng lđ nam(%) Lao động nữ Tỷ trọng lđ nữ (%) 1999 1223 552 45,1 671 55,9 2000 1229 547 44,5 686 55,5 2001 1224 545 44,5 679 55,5 2002 1225 534 43,6 691 56,4 2003 1236 532 43 704 57 2004 1230 529 43 701 57 Qua bảng trên ta thấy : số lao động nữ nhiều hơn số lao động nam, tỷ trọng lao động nữ luôn chiếm trên 55% tổng số lao động có xu hướng tăng dần qua các năm. Nhà máy đã thu hút được nguồn lao động nữ, đã có đào tạo và bố trí thích hợp cho lao động nữ tham gia sản xuất. Các công đoạn, quá trình sản xuất lao động nữ vẫn có thể phát huy khả năng của mình như lao động nam. Số liệu về lao động phân theo độ tuổi Độ tuổi Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% <30 49 4 53 4 69 6 103 8 145 12 30-40 527 43 518 42 502 41 483 39 470 38 41-50 548 48 579 47 569 46 563 46 553 43,42 >50 69 5 74 7 85 7 86 7 82 6,58 Tổng số 1.229 1.224 1.225 1.236 1.230 Số lượng lao động của nhà máy trong 5 năm tăng giảm không đáng kể thì số lượng lao động trong từng độ tuổi lại có sự thay đổi mạnh. Độ tuổi dưới 30 năm 2000 có 49 người( chiếm có 4% tổng số lao động ), chỉ sau 3 năm đã tăng lên 103 người vào năm 2003 , đến năm 2004 là 145 người ( chiếm 12 %). Năm 2004 tăng gấp 2,9 lần so với năm 2000. Độ tuổi từ 30-40 và từ 41-50 giảm dần qua các năm , nhưng số lao động ở 2 độ tuổi này vẫn là lự lượng lao động chính của nhà máy với tỷ trong luôn trên 80%. Lao động trên 50 tuổi tăng từ 69 người năm 2000 lên 86 người năm 2003 và 82 người năm 2004 , tỷ trọng của độ tuổi này trong tổng số lao động thay đổi không đáng kể . Qua đó ta thấy, đội ngũ công nhân viên của Nhà máy ngày càng được trẻ hoá với sức lao động dồi dào hơn. +Theo bậc thợ và trình độ văn hoá Trong sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp bố trí lao động đảm nhiệm các khâu công việc có trình độ chuyên môn, trình độ thành thạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc sẽ tạo cơ sở tăng năng suất lao động, công việc được hoàn thành với chất lượng cao và tiết kiệm được lao động .Trình độ chuyên môn và bậc thợ là tiêu thức để xác định chất lượng lao động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Số người Tỷ trọng% Trên đại học 1 0.08 1 0,08 1 0,08 1 0,08 1 0,08 Đại học, cao đẳng 152 12,37 158 12,91 160 13,06 174 14,08 180 14,63 Trung cấp 7 0,57 7 0,57 7 0,57 7 0,57 7 0,57 Công nhân kỹ thuật 862 70,14 869 71,00 870 71,02 873 70,63 878 71,38 Lao động phổ thông 207 16,84 189 15,44 187 15,27 181 14,64 164 13,34 Tổng số 1.229 1.224 1.225 1.236 1.230 Số người có trình độ đại học , cao đẳng hàng năm tăng , từ 152 người năm 2000 tăng lên 180 người năm 2004, tương ứng đó thì tỷ trọng của số này trong tổng số lao động cũng tăng. Người lao động được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ. Công nhân kỹ thuật, lao động sản xuất chính của nhà máy cũng tăng song tốc độ tăng chậm.; do số lượng công nhân kỹ thuật trong nhà máy đã khá ổn định , lao động dôi dư không có . Lao động phổ thông giảm mạnh , nếu năm 2000 là 207 người thì chỉ sau 5 năm giảm còn 164 người, Nhà máy đã có bố trí cho số lao động này đi học , bồi dưỡng tay nghề . Bên cạnh với việc bồi đào tạo và đào tạo lại thi nhà máy cũng xét tuyển những lao động có trình độ, tay nghề cao vào làm việc mới .Trình độ, tay nghề người lao động tăng năng suất lao động, giá trị sản xuất cũng tăng tương ứng . Số liệu về bậc thợ của công nhân qua 3 năm 2002-2004 Bậc thợ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1-3 198 212 176 4-5 690 700 703 6-7 71 83 91 Từ bảng số liệu trên ta tính bậc thợ bình quân của công nhân Nhà máy từng năm bằng công thức : Trong đó : B: Bậc thợ thứ i ( i=); L: Số lao động ứng với bậc B : Tổng số lao động tham gia tính bậc thợ bình quân Thay vào công thức trên, ta có: ; Bậc thợ bình quân của công nhân nhà máy năm 2002 là 4,13; năm 2003 là 4,14 ; năm 2004 là 4,23 cho thấy trình độ lành nghề của công nhân tương đối cao . Đó chính là cơ sở cho việc tăng năng suất lao động hay giá trị sản lượng của Nhà máy. Bậc thợ bình quân của công nhân năm sau cao hơn năm trước , có sự chú trọng nâng cao tay của người lao động, do nhà máy có những khen thưởng hợp lí, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, người công nhân yên tâm lao động . 1.3.Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân viên Nhà máy. Bảng: Tình hình sử dụng thời gian lao động thực hiện qua 2 năm 2000 và năm 2004 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2004 1.Số lao động có bình quân ( ) 2.Số ngày làm việc thực tế (NN) trong đó: số ngày người làm thêm 3.Số giờ làm việc thực tế (GN) trong đó: số giờ người làm thêm 4.Tổng số ngày người làm việc theo chế độ lao động (Nd) 5.Tổng số giờ người làm việc theo chế độ lao động (Gd) người ngày giờ ngày giờ 1 229 344 120 27 038 2 752 960 216 304 317 082 2 536 656 1 230 350 550 33 210 2 874 510 335 790 317 340 2 538 720 Qua bảng trên ta tính được các chỉ tiêu: Số ngày thực tế làm việc bình quân một lao động (ngày) (ngày) Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế : (giờ) ; (giờ) Hệ số làm thêm ngày Số ngày-người làm thêm ngoài chế độ lao động H = Tổng số ngày-người làm việc theo chế độ lao động Năm 2000: H=0,085 ; Năm 2004: H=0,105 Hệ số làm thêm giờ (H) Số giờ-người làm thêm ngoài chế độ lao động H = Tổng sốgiờ-người làm việc theo chế độ lao động H=0,086 ; H= 0,13 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2004 So sánh H H 8 280 0,085 0,087 8,2 285 0,105 0,13 0,2 5 0,02 0,043 Qua việc tính các chỉ tiêu trên ta thấy: tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân Nhà máy năm 2004 tốt hơn năm 2000. Lượng công việc nhiều hơn, người lao động có điều kiện làm thêm ngày, thêm giờ, nâng cao mức thu nhập. Số giờ người làm thêm tăng nhanh hơn so với số ngày người làm thêm. 1.4.Phân tích năng suất lao động của công nhân viên trong Nhà máy 1.4.1.Phân tích tổng quát về năng suất lao động toàn Nhà máy Ta có mức năng suất lao động W= Trong đó : Q là giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ (GO,VA,NVA,DT…) L là số lao động hao phí để tạo ra Q Trong trường hợp này , ta lấy Q là tổng giá trị sản xuất Bảng tính và so sánh các chỉ tiêu về năng suất lao động của Nhà máy qua 2 năm 2000 và 2004 Chỉ tiêu Đvị tính Kí hiệu Năm 2000 Năm 2004 So sánh () i (lần 1.Tổng giá trị sản xuất 2.Tổng số ngày-người làm việc thực tế 3.Tổng số giờ-người làm việc thực tế 4.Số lao động 5.Mức NSLĐ: _Nếu tính theo số lao động _Nếu tính theo tổng số giờ người làm việc thực tế _Nếu tính theo tổng số ngày người làm việc thực tế Tr.đ ngày giờ người trđ/ng trđ/giờ trđ/ngày GO NN GN L W W W 685217 344120 2752960 1229 557,54 0,2489 1,9912 776938 350550 2874510 1230 631,66 0,2703 2,2163 91721 6430 121 550 1 74,12 0,0214 0,2251 1,13 1,02 1 1,13 1,09 1,11 Qua bảng trên cho thấy: >0 , >0, >0 có thể đánh giá được năng suất lao động của công nhân viên nhà máy năm 2004 đã tăng so với năm 2000. Tổng giá trị sản xuất năm 2004 tăng 91721 tỷ đồng so với năm 2000 , số lượng lao động vẫn ổn định, năng suất lao động theo số lao động đã tăng thêm 74,12 trđ/người. Do thời gian làm thêm giờ, thêm ngày cũng tăng nên năn suất lao động theo tổng số ngày-người, giờ-nguời cũng tăng. Đó là do Nhà máy đã bố trí hợp lý nhiều khâu sản xuất, tận dụng hợp lý nguồn nhân lực đang có, tìm kiếm thêm được thị trường mới tăng lượng giá trị sản xuất được. Nhờ đó làm tăng GO với tốc độ nhanh hơn tăng tổng số lao động, tăng tổng số ngày-người, giờ-người làm việc thực tế. 1.4.2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến động của năng suất lao động áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích mức năng suất lao động bình quân của một lao động do ảnh hưởng của hai nhân tố : mức năng suất lao động một ngày làm việc của một lao động và số ngày làm việc thực tế bình quân của một lao động trong năm . W = W Theo số liệu của Nhà máy ta có : Năm Năm 2000 (0) Năm 2004 (1) W (trđ/ngày) 1,9912 2,2163 (ngày ) 280 285 W (trđ/người) 557,54 631,66 Ta có : hay 1,133 = 1,113 x 1,018 (13,3%) (11,3%) (1,8% ) Số tuyệt đối (631,66 – 557,54) = (631,66 – 567,49 ) + ( 567,49 – 557, 54) hay 74,12 = 64,17 + 9,95 Qua kết quả tính toán cho thấy: Mức năng suất bình quân một lao động năm 2004 so với năm 2000 tăng 13,3% (tương ứng với 74,12 trđ/người ) là do: +Mức năng suất bình quân một ngày làm việc của một lao động tăng làm cho mức năng suất bình quân một lao động tăng 11,3 % ( hay tăng 64,17 tr.đ/người ) +Số ngày làm việc thực tế bình quân của một lao động tăng ( từ 280 ngày lên 285 ngày ) làm cho mức năng suất bình quân một lao động tăng 1,8% ( hay tăng 9,95 tr.đ/người) 1.4.3. Phân tích các nhân tố về sử dụng lao động ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích tổng giá trị sản xuất do ảnh hưởng của ba nhân tố : năng suất lao động bình quân một ngày người làm việc, số ngày thực tế làm việc của một người và tổng số lao động . Q = Q ở đây được tính bằng GO Chỉ tiêu Năm 2000 (0) Năm 2004 (1) GO ( triệu đồng) 685 217 776 938 ( tr.đ/ngày) 1,9912 2,2163 (ngày ) 280 285 (người ) 1 229 1230 Trong đó : = 1,9912 x 285 x 1230 = 698 015 = 1,9912 x 280 x 1230 = 685 769 Số tương đối : I= I x I x I hay 1,134 = 1,113 x 1,018 x 1,001 (13,4%) (11,3%) (1,8%) (0,1%) Số tuyệt đối : ( 91 766 = 78 968 + 12 246 + 552 Qua kết quả tính toán cho thấy: Tổng giá trị sản xuất năm 2004 so với năm 2000 tăng 13,4%( tương ứng tăng 91 766 triệu đồng) là do : _Năng suất lao động bình quân một ngày người làm việc tăng làm tăng làm tổng giá trị sản xuất tăng 11,3% ( hay tăng 78 968 triệu đồng). Đây là yếu tố chủ yếu làm tăng tổng giá trị sản xuất của Nhà máy. _ Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động tăng làm tổng giá trị sản xuất tăng 1,8% ( hay tăng 12 246 triệu đồng) _Tổng số lao động tăng 1 người cũng làm cho tổng giá trị sản xuất tăng 0,1% ( hay tăng 552 triệu đồng ) . 2. Phân tích tổng quỹ lương và tiền lương của Nhà máy 2.1.Phân tích biến động tổng quỹ lương Bảng: Biến động tổng quỹ lương của Nhà máy thời kỳ 1995-2004 Chỉ tiêu Năm Tổng quỹ lương(tr.đ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tr.đ) Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 25 065 - - - - - - 1996 28 716 3 651 3 651 114,56 114,56 14,56 14,56 1997 31 497 2 781 6 432 109,68 125,66 9,68 25,66 1998 32 047 550 6 982 101,75 127,86 1,75 27,75 1999 35 243 3 196 10 178 109,97 140,6 9,97 40,6 2000 37 243 2 000 12 178 105,67 148,59 5,67 48,59 2001 41 759 4 516 16 694 112,13 166,6 12,13 66,6 2002 47 384 5 625 22 319 113,47 189,04 13,47 89,04 2003 49 550 2 166 24 485 104,57 197,69 4,57 97,69 2004 52 000 2 450 26 935 104,94 207,46 4,94 107,46 Qua bảng trên ta ta thấy tổng quỹ lương qua các năm đều tăng. Năm 2000 tốc độ tăng đạt 48,59% so với năm 1999, thì đến năm 2004 tốc độ tăng là 107,46% so với năm 1999. Sau 10 năm, tổng quỹ lương đã tăng gấp 2 lần chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đời sống của công nhân viên chức được năng cao hơn. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ lương và dự báo đến năm 2007 Qua số liệu bảng trên ta vẽ được đồ thị biểu diễn xu hướng biến động của tổng quỹ lương Trong đó :Trục Y: là tổng quỹ lương ( đơn vị : triệu đồng ) Trục t : là năm Nhìn vào đồ thị ta thấy xu hướng biến động tổng quỹ lương tăng qua các năm. Vì vậy hàm hồi quy tuyến tính để biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương qua các năm có dạng : Các tham số a, ađược biểu diễn bằng hệ phương trình sau : Bảng tính các tham số của hàm hồi quy tuyến tính phân tích xu hướng biến động của tổng quỹ lương Năm t Tổng quỹ lương ( y) (tr.đ) t ty 1995 1 25 065 1 25 065 1996 2 28 716 4 57 432 1997 3 31 497 9 94 491 1998 4 32 047 16 128 188 1999 5 35 243 25 176 215 2000 6 37 243 36 223 458 2001 7 41 759 49 292 313 2002 8 47 384 64 379 072 2003 9 49 550 81 445 950 2004 10 52 000 100 520 000 Tổng 55 380 504 385 2 342 184 Ta có hệ phương trình : => Phương trình biểu thị xu thế biến động của tổng quỹ lương có dạng : Phương trình trên cho ta thấy: tổng quỹ lương chịu ảnh hưởng của yếu tố thời gian là 3 023 triệu đồng một năm, còn ảnh hưởng của các yếu tố khác là 21 432 triệu đồng . Dựa vào hàm hồi quy dự đoán tổng quỹ lương cho các năm 2005, 2006, 2007 : ( triệu đồng) ( triệu đồng) ( triệu đồng) Vận dụng phương pháp chỉ số : phân tích quỹ tiền lương của lao động (F) theo ảnh hưởng của hai nhân tố : tiền lương bình quân () và tổng số lao động () F= Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh % 1.Tổng quỹ lương (F)( tr.đ) 2.Tiền lương bình quân 1 lao động ( tr.đ/ng/năm) () 3. Tổng số lao động (người) () 49 550 40,01 1236 52 000 42,28 1230 2 450 2,27 -6 104,94 105,67 0,99 Số tương đối : hay 1,0494 = 1,057 x 0,993 (4,94%) (5,7%) (-0,07%) Số tuyệt đối 2450 = 2787,7 + (- 337,7) Qua kết quả tính toán cho thấy : tổng quỹ lương của công nhân viên Nhà máy năm 2004 tăng so với 2003 là 4,94% ( tương ứng với 2450 triệu đồng ) do ảnh hưởng của 2 nhân tố : _Do tiền lương bình quân một lao động tăng làm cho tổng qũy lương tăng 5,7 % ( hay tăng 2287,7 triệu đồng ) _ Do số lao động năm giảm 6 người làm cho tổng quỹ lương giảm 0,07% ( hay giảm 337,7 triệu đồng ) 2.2.Phân tích tiền lương bình quân của công nhân viên Nhà máy Tiền lương bình quân có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh mức sống của cán bộ công nhân viên. Tiền lương bình quân tăng lên là sự khuyến khích thiết thực cán bộ công nhân viên hăng hái công tác và cải thiện mức sống của họ. Năng suất lao động không ngừng tăng lên cũng làm cho tiền lương bình quân tăng lên. Chỉ tiêu Năm Tiền lương bình quân (tr.đ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (tr.đ) Tốc độ phát triển(%) Tốc độ tăng(giảm) (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 1995 21,33 - - - - - - 1996 24,13 2,8 2,8 113,13 113,13 13,13 13,13 1997 25,95 1,82 4,62 107,54 121,66 7,54 21,66 1998 26,27 0,32 4.94 101,23 123,16 1,23 23 1999 28,82 2,55 7,49 109,7 135,11 9,7 35,11 2000 30,3 1,48 8,97 105,14 142,05 5,14 42,05 2001 34,12 3,82 12,79 112,98 159,96 12,98 59,96 2002 38,68 4,56 17,35 113,36 181,34 13,36 81,34 2003 40,01 1,33 18,68 103,44 187,58 3,44 87,58 2004 42,28 2,27 20,95 105,67 198,22 5,67 98,22 Bình quân 2,33 107,6 7,6 Thu nhập bình quân của người lao động trong nhà máy qua các năm đều tăng. Năm 1995 thu nhập bình quân đạt 21,33 triệu đồng/năm, năm 2004 con số này đạt 42,28 triệu đồng/năm. Điều này cho thấy đời sống của người lao động trong nhà máy được nâng cao do xí nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, do chính sách tiền lương của nhà nước nâng mức tiền lương tối thiểu từ 180 nghìn đồng lên 290 nghìn đồng/tháng .Tốc độ tăng tiền lương bình quân của lao động trong cả thời kỳ đạt 7,6% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 2,33 triệu đồng. 2.3.Phân tích cơ cấu tiền lương-thu nhập của lao động trong Nhà máy Thu nhập của người lao động là tất cả các khoản thu mà người lao động nhận được từ việc bỏ sức lao động của mình. Bao gồm cả : tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu khác , trong đó tiền lương thường chiếm tỷ trọng lớn hơn. Tuỳ theo điều kiện từng ngành, từng vùng, đặc điểm phong tục tập quán , thời điểm và doanh nghiệp thay đổi thu nhập của người lao động đối với tỷ trọng các bộ phận cho hợp lý, khai thác tối đa, có hiệu quả tinh thần lao động cũng như điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành . Năm 2003 Năm 2004 Tổng thu nhập (tr.đ) Tỷ trọng Tổng thu nhập (tr.đ) Tỷ trọng Tiền lương (%) Tiền thưởng (%) TN khác (%) Tiền lương (%) Tiền thưởng (%) TN khác (%) 50 987 88,1 6,6 5,3 52 500 89,4 7 3,6 Tỷ trọng tiền lương trong thu nhập cao làm cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy yên tâm lao động sản xuất. Việc sử dụng quỹ khen thưởng của Nhà máy đã có tác dụng khuyến khích lao động phát huy sáng kiến cải tiến quản lý, kĩ thuật . 2.4.Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân Trong doanh nghiệp , yếu tố tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ tay nghề và giảm bớt tổn thất về thời gian lao động sẽ làm hạ giá thành sản phẩm , giúp cho sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường, doanh thu sản phẩm tăng. Điều này có tác dụng làm tăng quỹ lương của doanh nghiệp , dẫn đến tăng tiền lương, nâng cao đời sống người lao động. Như vậy năng suất lao động và tiền lương bình quân có quan hệ chặt chẽ với nhau, năng suất lao động tăng sẽ làm tiền lương tăng theo. Năng suất lao động quyết định mức tiền công mà công nhân nhận được. Chỉ tiêu 2000 2004 1.Năng suất lao dộng bình quân một lao động/năm ( W) (tr.đ/ng) 557,54 631,66 2.Tiền lương bình quân một lao động/năm () (tr.đ/ng) 30,3 42,28 Ta có : 1,39 : 1,133 = 1,226 lần Kết quả tính toán cho thấy : năng suất lao động bình quân năm 2004 tăng hơn so với năm 2000 là 13,3 % trong khi tốc độ tăng tiền lương bình quân của công nhân năm 2004 so với năm 2000 là 39%. Như vậy tốc độ tăng tiền lương bình quân của Nhà máy lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Điều này là do tiền lương bình quân của công nhân tăng nhanh hơn(mức lương tối thiểu của công nhân viên chức được nâng lên, giá cả cuộc sống tăng ) trong khi kết quả sản xuất tăng chậm hơn. III. Một Số Kiến Nghị và Giải Pháp Trong 10 năm từ 1995-2004, Nhà máy thuốc lá Thăng Long đã có những bước tiến trong việc hoàn thiện chế độ lao động và tiền lương với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên. Nhà máy đã chủ động sắp xếp và tổ chức cán bộ, bảo đảm kịp thời và phù hợp với nhiệm vụ , yêu cầu của sản xuất kinh doanh . Nhà máy đã cử cán bộ công nhân viên đi học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề nhất là đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại. Đồng thời Nhà máy đã tuyển chọn mới nhiều nhân viên, công nhân giỏi để bổ sung thêm lực lượng lao động đáp ứng cho sự phát triển của Nhà máy trong giai đoạn mới . Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, năng suất lao động tăng, đảm bảo việc làm thường xuyên liên tục cho hơn một nghìn cán bộ công nhân viên mới mức lương bình quân cao.Các sáng kiến làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí nguyên vật liệu tốt đều được khen thưởng thích đáng. Người lao động ổn định về cuộc sống, yên tâm sản xuất. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn lao động, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và nhà ở từ các phòng ban đến các phân xưởng đảm bảo tốt điều kiện cho công nhân viên Nhà máy làm việc. Một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức lao động và tiền lương của Nhà máy : +Về lao động Bố trí hợp lý và khoa học thời gian làm việc nghỉ ngơi sẽ động viên được tích tính cực của người lao động, giải quyết thêm được việc làm cho lao động dư thừa, đồng thời người lao động vẫn được đảm bảo thu nhập hàng tháng. Bố trí và phân công lao động một cách hợp lý và chính xác : công tác tuyển chọn lao động quyết định chất lượng lao động trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh nói chung . Nhà máy cần tập trung đúng mức và thận trọng trong công tác tuyển chọn, tránh tình trạng chọn đại khái, hình thức như một số doanh nghiệp nhà nước hiện nay .Bố trí và phân công lao động một cách hợp lý chính xác nhằm làm mỗi cán bộ công nhân viên phát huy hết sở trường của mình , đồng thời quy trách nhiệm rõ ràng cho mỗi người lao động trên cơ sở xét khả năng riêng của từng người để giao việc. Trong quá trình sản xuất thuốc lá không thể tránh khỏi những điều kiện có hại như : bụi, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ, các chất độc hại,… Nhà máy cần tăng cường thêm các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và bảo vệ công nhân . Huấn luyện cho cán bộ công nhân về an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ bồi dưỡng độc hại, khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên cho người lao động . Nhà máy cần tiếp tục thường xuyên tổ chức học tập, cử đi học cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề . Căn cứ vào tình hình phát triển và điều kiện thực tế của Nhà máy , xác định nhu cầu lao động, nhu cầu đào tạo trong thời gian tới đối với mỗi bộ phận lao động. + Công tác tiền lương Lập kế hoạch quản lý và sử dụng quỹ tiền lương: Tổ chức tập huân nghiệp vụ về xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiêu chuẩn chuyên môn trong Nhà máy. Củng cố tổ chức bộ máy làm công tác lao động tiền lương trong Nhà máy , có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Tổ chức theo dõi, thống kê, hoạch toán tốt và phân tích định kỳ hàng tháng, hàng quý để kịp thời các hiện tượng sai sót, để nắm bắt rõ tình hình lao động tiền lương Thực hiện gắn hiệu quả sản xuất kinh doanh với tiền lương .Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa nhà máy cần có những chiến lược về con người, công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên liệu… đặc biệt là yếu tố con người, nhà máy cần có biện pháp quy định gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có nghĩa là với hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thu được nhiều lợi nhuận cần tăng tiền lương, tiền thưởng cho người lao động . Nhà máy cũng lựa chon thêm nhiều hình thức thưởng khác nhau : thưởng sáng kiến, thưởng chất lượng, thưởng an toàn lao động… Ngoài ra cầnthương xuyên theo dõi tình hình thống kê phân tích, đối chiếu mức thực hiện tiền lương với mức thực hiện sản lượng để tránh bội chi tiền lương. Luôn cân đối tốc độ tăng tiền lương với tốc độ tăng năng suất lao động. Chú trọng hơn nữa công tác thống kê, công tác thống kê ngày càng quan trọng trong quản lý, cung cấp thông tin cho nhà quản lý một cách chính xác, nhanh chóng, đầy đủ. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về lao động và tiền lương đầy đủ hơn, chi tiết hơn nữa . Kết Luận Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động và tiền lương trong những năm gần đây , Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã khắc phục những khó khăn tiến hành có hiệu quả công tác lao động-tiền lương đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động . Việc xây dựng định mức lao động một cách hợp lý đảm bảo cho quá trình sử dụng lao động tại Nhà máy có hiệu quả. Việc quản lý sử dụng tiền lương và lập kế hoạch cho quỹ tiền lương một cách chính xác và đúng nguyên tắc giúp cho người lao động tích cực hăng say lao động hơn.Với những kết quả đã đạt được, Nhà máy cần phát huy hơn nữa vai trò của hai yếu tố lao động và tiền lương . Trên cơ sở đánh giá những ưu nhược điểm của việc quản lý, phân tích lao động và tiền lương em có đề xuất một só ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác này . Trong thời gian thực tập tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long, được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú trong Nhà máy và thầy giáo hướng dẫn đã giúp em nắm bắt thực tế, đi sâu tìm hiểu về lao động tiền lương, hoàn thiện kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường. Chuyên đề này còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu vào được từng vấn đề, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cô chú trong Nhà máy . Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình lý thuyết thống kê -NXB Giáo dục 2.Giáo trình thống kê công nghiệp – NXB Thống kê 3.Giáo trình thống kê doanh nghiệp 4.Giáo trình thống kê lao động 5.Giáo trình kinh tế lao động –NXB lao động-xã hội 6.Tạp chí lao động và xã hội năm 2003-2004 7.Các tài liệu của nhà máy thuốc lá Thăng Long Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lao động và tiền lương của doanh nghiệp 2 I.Các vấn đề chung về lao động 2 1.Khái niệm về lao động 2 2.Định mức về lao động và năng suất lao động 3 2.1.Định mức lao động 3 2.2.Năng suất lao động 4 3.Vai trò của lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4 II.Các vấn đề chung về tiền lương 5 1.Khái niệm về tiền lương và các khoản có tính chất lương 5 2.Vai trò của tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp 7 3.Các chế độ về tiền lương 9 3.1.Chế độ tiền lương cấp bậc 9 3.2.Chế độ tiền lương theo chức vụ 10 4.Các hình thức trả lương và quỹ tiền lương 11 4.1.Các hình thức trả lương 11 4.2.Quỹ tiền lương 14 II.Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương 15 Chương II:Phân tích thống kê lao động và tiền lương của doanh nghiệp 17 I.Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 17 1.Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 18 2.Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương 18 3.Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động và tiền lương của doanh nghiệp 18 3.1.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh lao động 18 3.2.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tiền lương 27 II.Các phương pháp thống kê lao động và tiền lương 30 1.Phương pháp phân tổ 30 2.Phương pháp chỉ số 31 3.Phương pháp dãy số thời gian 32 Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 34 I.Khái quát chung về nhà máy thuốc lá Thăng Long 34 1.Quá trình hình thành và phát triển 34 2.Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy thuốc lá Thăng Long 37 2.1Chức năng 38 2.2Nhiệm vụ 37 3.Cơ cấu tổ chức của nhà máy 38 4.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy 43 II.Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 46 1.Phân tích tình hình lao động nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995-2004 46 1.1.Phân tích quy mô lao động 46 1.2.Phân tích cơ cấu lao động 47 1.3.Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động 51 1.4.Phân tích năng suất lao động của công nhân viên trong nhà máy 52 2.Phân tích tổng quỹ lương và tiền lương của nhà máy 57 2.1.Phân tích biến động tổng quỹ lương 56 2.2.Phân tích tiền lương bình quân của lao động trong nhà máy 60 2.3.Phân tích cơ cấu tiền lương- thu nhập của lao động trong nhà máy 61 2.4.Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân 62 III.Một số kiến nghị và giải pháp 63 Kết luận 66 Tài liệu tham khảo 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0006.doc
Tài liệu liên quan