LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH. 3
1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh. 3
2. Vai trò của Vốn kinh doanh. 4
3. Phân loại vốn kinh doanh. 5
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 11
1. Khái niệm 11
2. Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 12
III. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH. 19
1.Sự cần thiết của việc quản lý sử dụng vốn. 19
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. 19
3.Một số biện pháp bảo toàn và phát triển vốn. 21
CHƯƠNG II 24
THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ 24
I. KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ. 24
1. Lịch sử hình thành và phát triển 24
2. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi của Công ty. 24
3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 26
4. Cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty. 27
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 29
6. Tình hình hoạt động kinh doanh, XNK của Công ty trong 2 năm 1999-2000. 33
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ 35
1. Phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn: 35
2. Tình hình sử dụng vốn của Công ty trong hoạt động kinh doanh. 39
CHƯƠNG III 49
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 49
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ. 49
1. Về những mặt đạt được của Công ty. 49
2. Về những mặt còn tồn tại. 51
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 53
1. Những nét cơ bản của thị trường năm 2001. 53
2.Nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. 54
3.Phương hướng thực hiện của Công ty. 54
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ. 55
1. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu thông. 55
2. Cải thiện tình hình thanh toán. 57
3.Biện pháp huy động vốn. 59
4. Vấn đề nhân tố con người 60
5. Lập kế hoạch vốn lưu động định mức. 60
KẾT LUẬN 62
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính mà còn đem lại cho Công ty khoản lợi nhuận trước thuế là 150.505.507 đồng và làm cho khoản lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 31.565.626 đồng, tương đương tăng 26,53%.
Về các khoản chi phí của Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 là 473.971.705 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,68 % thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ Công ty đã sử dụng một cách hợp lý các khoản chi phí của mình để đạt được lợi nhuận cao nhất. Đây là một điều đáng mừng song Công ty cần phải phấn đấu giữ vững trong thời gian tới.
Nhìn vào bảng ta thấy Công ty đã hoàn thành suất sắc nghĩa vụ với nhà nước cũng như nhân viên trong Công ty. Khoản nộp ngân sách của Công ty năm 2000 tăng 3.424.698.810 đồng so với năm 1999 tương ứng với tỷ lệ tăng là 42,66%. So với năm 1999 mức tăng lương bình quân người lao động là 200.000 đồng với tỷ lệ tăng là 26,67%. Tuy nhiên mức lương trung bình người lao động là 950.000 đồng/tháng/người, vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp nhà nước khác. Vì vậy, ban lãnh đạo Công ty cần phải duy trì tốt kết quả kinh doanh để nâng cao đời sống người lao động trong Công ty.
Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả kinh doanh của Công ty qua 2 năm gần đây, ta thấy tuy kết quả kinh doanh của Công ty đạt được là khá khả quan nhưng nó vẫn chưa thể hiện hết năng lực của Công ty vì thế ban giám đốc do cần có biện pháp khai thác tốt hơn nữa năng lực cán bộ công nhân viên để nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của Công ty.
6. Tình hình hoạt động kinh doanh, XNK của Công ty trong 2 năm 1999-2000.
Trong bảng biểu kết quả hoạt động, kinh doanh của Công ty, ta thấy hoạt động kinh doanh XNK của Công ty trong hai năm qua là rất tốt, doanh thu năm sua đều cao hơn năm trước. Để thấy rõ hơn vấn đề này, tôi xin phân tích sâu hơn về mặt hàng chủ yếu cũng như thị trường chủ yếu của Công ty.
BẢNG 2
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM(1999-2000)
Đơn vị tính: USD.
THỊ TRƯỜNG
MẶT HÀNG
EU
NHẬT
MỸ
1999
2000
1999
2000
1999
2000
Tổng giá trị
Trong đó:
514189
615752
2025651
2143111
29444
0
- Tinh dầu
361701
268213
51186
- Dược liệu
37146
352287
182106
- Nông sản
223152
438239
550139
788807
- Hàng gốm sứ
13000
243334
29444
Hoạt động XNK của Công ty được đẩy mạnh ở tất cả các thị trường của Công ty. So với năm 1999 kim ngạch xuất khẩu năm 2000 của Công ty ở thị trường EU tăng tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,75%. Trong đó đặc biệt là mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng là 96,38% với số tiền là 215,087 USD. Nhật bản và Mỹ là những thị trường khó tính nhưng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vẫn được kết quả khả quan. Giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng 9,5% là tốc độ tăng khá khiêm tốn. Nhưng Công ty đã lần đầu tiên xuất khẩu được mặt hàng tinh dầu vào thị trường này. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Công ty và lô hàng này cũng được phía đối tác đánh giá về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, nhìn vào bảng ta thấy ở thị trường Mỹ Công ty đã không duy trì được thị phần của mình mà đây là thị trường có thu nhập cao và sức mua lớn. Công ty đã để mất nó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh xuất khẩu sau này.
Tóm lại, tuy có nhiều cố gắng trong hoạt động xuất khẩu nhưng Công ty vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu như:
Chất lượng hàng hoá chưa ổn định dễ gây tổn thất và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Điển hình như lô hàng nông sản ( chè đen) xuất khẩu sang thị trường EU có tranh chấp chất lượng, sự việc đã được đem ra trọng tài quốc tế và Công ty phải bồi thường hơn 11.000 USD. Ngoài ra mặt hàng gốm sứ và dược liệu của Công ty do không đáp ứng được đòi hỏi chất lượng của phía đối tác nên họ đã ngừng đặt hàng với mặt hàng gốm sứ và giảm hơn đặt hàng với mặt hàng dược liệu của công ty.
Vịêc xuất khẩu của Công ty vẫn chỉ được thực hiện tại một đơn vị là Phòng XNK I. Do vậy mở rộng diện mặt hàng và thị trường đối với Công ty là vấn đề hết sức khó khăn và nan giảil.
Đặc biệt do việc tắc trách của cán bộ kểm tra chất lượng hàng hoá trong Công ty nên đã xẩy ra tình trạng XNK hàng gốm sứ kém chất lượng sang thị trường Mỹ nên đã gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Công ty với thị trường này và đã làm Công ty mất thị phần ở thị trường này.
Những vấn đề trên Công ty cần phải có giải pháp khắc phục nhất là có giải pháp khôi phục lại thị phần của mình ở thị trường Mỹ, nhằm giúp Công ty đứng vững trong và ngoài nước.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
Tìm hiểu thị trường tốt sẽ giúp Công ty tìm ra được cơ hội làm ăn nhưng nếu tài chính không tốt thì có cơ hội làm ăn sẽ không trở thành lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, việc phân tích kết cấu tài sản- nguồn vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu cần thiết sau mỗi chu kỳ kinh doanh của DN.
1. Phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn:
Khi mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đa sở hữu doanh nghiệp. Vì thế, tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà kết cấu vốn sẽ khác nhau. Kết cấu vốn sẽ cho ta thấy được doanh nghiệp đó thực hiện hình thức sở hữu nào. Bên cạnh đó kết cấu vốn cũng cho ta thấy được sự phân bổ tài sản trong doanh nghiệp và tỉ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Ngoài ra, khi xem xét nguồn hình thành vốn của công ty sẽ cho ta thấy được nguồn vốn của công ty được huy động chủ yếu từ hoạt động vay nợ hay là được tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc do ngân sách nhà nước cấp xuống. Từ đó có thể đánh giá được khả năng tự chủ tài chính của Công ty.
BẢNG 3
PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2000
2001
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
A. Tài sản
24.890.924.284
100
34.288.459.171
100
9.397.534.887
37,8
I- TSLĐ
15.668.363.613
63
25.355.429.082
74
9.687.065.469
62
1- Tiền
1.059.683.383
4
904.226.886
2,65
-155.456.497
-14,67
2- Các khoản phải thu
6.090.977.979
24
8.517.619.422
24,85
2.426.641.443
39,84
3- Hàng tồn kho
6.611.399.827
27
11.971.182.849
35
5.359.783.022
81,07
4- TSLĐ khác
1.906.302.424
8
3.962.399.925
11,5
2.056.097.501
107,9
II. TSCĐ
9.222.560.671
37
8.933.030.089
26
-289.530.582
-3.14
1- TSCĐ
9.222.560.671
8.165.390.999
24
-1057169672
-11,46
2- Đầu tư TC dài hạn
767.693.090
2
767.639.090
B- Nguồn vốn
24.890.924.284
100
34.288.459.171
100
9.397.534.887
37,8
I- Nợ phải trả
32.987.183.065
133
40.732.600.387
118,8
7.745.417.322
23,48
1- Nợ ngắn hạn
16.643.336.863
67
22.248.114.235
64,9
5.604.777.372
33,68
Vay ngắn hạn
2.689.633.601
11
6.297.095.738
18,37
3.607.462.137
134,13
Phải trả cho người bán
7.219.097.720
29
8.262.798.414
24,1
1.043.700.694
14,46
Người mua trả
trước
4.915.269.597
14,34
4.915.269.597
Thuế và các khoản phải nộp NN
446.790815
2
54.430.043
0,16
-501.220.858
-112,2
Phải trả CNV
89.140.055
0,0036
130.270.585
0.38
41.130.530
46,14
Phải trả khác
7.092.256.302
28
2.588.249.858
7,55
-4504066444
-63,5
2- Nợ dài hạn
15.877.913.202
64
18.047.433.152
52,63
2.169.519.950
13,66
3- Nợ khác
465.933.000
2
437.053.000
1,27
-28.880.000
-6.2
II- NV chủ SH
8.096.258.781
33
6.444.141.216
18,8
- 1652117565
-20,4
Ngân vốn quỹ
8.096.258.781
6.444.141.216
Nguồn : Phòng TCKT
Từ bảng phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn của Công ty trong hai năm qua, ta thấy tổng tài sản của Công ty năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000. Tổng tài sản của Công ty tăng năm 2001 là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng9.687.065.469 đồng so với tỷ lệ tăng 62%. Trong khi đó, tài sản cố định lại giảm -289.530.582đồng với tỷ lệ giảm -3,14%.
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng tài sản lao động chiếm ngày càng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Cụ thể năm 2000 tài sản lao động của Công ty là 15.668.363.613 đồng chiếm tỷ trọng 74%. Như vậy, ta thấy TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu tài sản. Đây là một xu thế tất yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì tài sản lao động có khả năng thành khoản cao nên nó giúp cho Công ty mở rộng vốn kinh doanh của mình tạo tiền đề rất tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc tăng tài sản lao động của Công ty trong năm 2001 chủ yếu là do trong năm 2001 Công ty đã chủ động tính toán dự kiến để nhập khẩu một lượng lớn hàng nguyên liệu giấy và nhựa nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất bao bì của Công ty cũng như của các bạn hàng của Công ty. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu hàng tồn kho năm 2001 là 11.971.182.849 đồng tăng hơn so với năm 2000 là 5.359.783.022 đồng với tỷ lệ tăng là 81,07%. Ngoài ra trong năm qua do các bạn hàng của Công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính nên họ đã xin Công ty mua chịu một số lượng lớn hàng hoá. Vì không muốn để mất bạn hàng cũ cũng như nhằm thu hút thêm bạn hàng mới đến với mình nên Công ty đã đồng ý. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu các khoản phải thu năm 2001 tăng 2.426.641.443 đồng với tỷ lệ tăng là 39,84%. Việc làm này giúp Công ty có thêm khách hàng mới nhưng nó đã đẩy Công ty vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh một cách trầm trọng do các bạn hàng chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này tăng là một điều không tốt với Công ty vì vậy Công ty cần phải có chính sách sao cho thu hồi vốn một cách nhanh nhất các khoản nợ từ các bạn hàng tránh để những khoản nợ dây dưa khó đòi.
Trong tài sản lao động và đầu tư ngắn hạn còn một chỉ tiêu quan trọng là tiền, nó gồm các khoản: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng. Đây là một lượng vốn LĐ mà Công ty có khả năng huy động một cách nhanh nhất vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2001 lượng vốn bằng tiền của Công ty là 904.226.886 đồng giảm -155.45.497 đồng với tỷ lệ giảm là -14,67% so với năm 2000. Lượng vốn tiền mặt giảm sẽ làm Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán những lô hàng nhỏ lẻ trong hoạt động kinh doanh XNK. Nguyên nhân của sự giảm sút này là trong năm 2001 Công ty đã phải lấy một lượng tiền mặt để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn kinh doanh của mình.
Riêng TSCĐ của Công ty lại có chiều hướng giảm xuống với lượng giảm là -289.530.582 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -3,14%. Nguyên nhân của việc giảm sút này là trong năm 2001 Công ty không có bất kỳ hoạt động mua sắm sửa chữa lại TSCĐ. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã xin phép nhà nước chuyển những TSCĐ hư hỏng không sử dụng được sang thanh lý để thu hồi vốn.
Đối với phần kết cấu nguồn vốn năm 2000-2001 của Công ty ta thấy năm 2001 tổng nguồn vốn của Công ty tăng 9.397.534.887 đồng tỷ lệ tăng 37,8% đây là điều kiện rất tốt cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn.
Việc tăng của nguồn vốn chủ yếu là do khoản nợ phải trả của Công ty tăng 7.745.417.322 đồng với tỷ lệ tăng 23,48%.Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ giảm -1.652.117.565 đồng với tỷ lệ giảm 20,4%. Điều này cho ta thấy trong năm 2001 Công ty cũng đã thực hiện việc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. Và nó cũng phản ánh sự giảm sút khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Việc khoản nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu cho ta thấy tỷ trọng VCSH ngày càng giảm hay tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng. Đây là một sức ép rất lớn và là một mối đe doạ thường xuyên đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi vì vay vốn của Công ty chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn hạn từ 2.689.633.601 đồng chiếm tỷ trọng 18.37% do đó Công ty không thể thực hiện dự trữ hàng hoá trong hoạt động kinh doanh một cách chủ động đạt hiệu quả kinh tế cao.
Các chỉ tiêu còn lại như: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả khác chiếm tỷ trọng nhỏ nên việc tăng giảm của chúng không ảnh hưởng mấy đến sự biến động tăng giảm của nguồn vốn.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể ta thấy trong năm 2001 lượng vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ (8,8%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy trongmột vài năm tới khả năng tự chủ tài chính của Công ty vẫn còn khả năng tự chủ tài chính của Công ty cần quan tâm để giải quyết.
2. Tình hình sử dụng vốn của Công ty trong hoạt động kinh doanh.
2.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động
2.1.1. Đánh giá sự biến động của kết cấu tài sản lưu động.
BẢNG 4.
XÉT KẾT CẤU LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Æ
BẢNG 4
KẾT CẤU LƯU ĐỘNG CỦA CÔNH TY
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2000
2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tiền
1059683383
7
904226886
3,6
-155456497
-15
1.Tiền mặt
767682509
5
560754433
2,2
-206928078
-2
2. Tiền gửi N.H
292000874
2
343427453
1,35
51471579
18
II.Các khoản phải thu
6090977979
39
8517619422
33,6
2426641443
40
1.Phải thu của KH
5206610785
33
5746179590
22,67
539568805
10
2.Tiền trả cho người bán
595732187
4
1720796158
6,79
1125063971
189
3. Thuế GTGT được khấu trừ
1720796158
1,76
447196011
4. Phải thu khác
288635007
2
603447663
2,38
314812656
109
III. Hàng tồn kho
6611399827
42
11971182849
47,2
5359783022
81
1.Nguyên vật liệu hàng tồn kho
4130683556
27
2629209584
10,37
-1501473972
-3,6
2. Công cụ dụng cụ trong kho
50606500
0
275415535
1,1
224809035
44
3. Chi phí SXKD
637158306
4
1161029575
4,6
523871269
82
4.Thành phẩm TK
180691393
1
317548129
1,3
136856736
76
5.Hàng gửi để bán
205098500
1
183892490
0,7
-21206010
-10
6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(410074100)
(0)
(14900000)
-0,1
-26174100
-64
7. Hàng hoá tồn kho
1448235672
9
7418987536
29,3
5970751864
412
IV. TSLĐ khác
1906302424
12
3962399925
15,6
2056097501
108
1. Tạm ứng
302322118
2
2173001972
8,57
1870679854
619
2. Chi phí trả trước
661837198
4
901854755
3,6
240017647
36
3. Tài sản thừa chờ xử lý
841243198
5
841243198
3,3
4. Các khoản thế chấp ký cược ký quỹ
100900000
1
46300000
0,4
-54600000
-54
Nguồn : Phòng TCKT.
Qua bảng phân tích tổng hợp trên đây ta thấy vốn LĐ của Công ty XNK và Kỹ thuật bao bì tăng lên từ 25.726.408.948 đồng, nam 1999 đạt đến mức 32.353.145.143 đồng, năm 2000 tăng là 6.626.736.195 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 25,76%. Để tìm ra nguyên nhân chính làm tăng, giảm vốn LĐ ta phải xét lần lượt từng yếu tố cấu thành lên tài sản LĐ cụ thể là:
Đối với vốn bằng tiền năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 là -382.678.933 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -9,7% và chiếm tỷ trọng 11,015 trong tổng TSLĐ. Trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng giảm -304.729.965 đồng( giảm -11,86% so với năm 1999) và tiền mặt giảm -70.860.866 đồng
( giảm -5,18% so với năm 1999).
Tỷ trọng tiền mặt tại quỹ trong tổng số vốn bằng tiền của năm 2000 so với năm 1999 là :
1.368.321.710
1999: û 100 = 34,68%
3.944.958.645
1.297.460.844
2000: û 100 = 36,42%
3.562.279.652
Nghĩa là tăng 1,74%.
Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong tổng số vốn bằng tiền năm 2000 so với năm 1999 là:
2.569.648.773
1999 = û 100 = 65,14%
3.944.958.645
2.264.918.808
2000 = û100 = 63,58%
3.562.279.652
nghĩa là giảm -1,56%.
Sở dĩ tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tỷ trọng lớn trong tổng số vốn bằng tiền là do phương thức thanh toán XNK của Công ty, chủ yếu là thanh toán bằng L/C nên lượng tiền gửi ngân hàng lớn gấp 1,75 lần so với lượng tiền mặt cũng là một điều thường thấy ở bất kỳ một Công ty kinh doanh XNK.
Vốn thanh toán bao gồm các khoản phải thu năm 2000 tăng 2.457.565.667 đồng, tức là tăng 19,72% so với năm 1999, nguyên nhân chính là do các khoản phải thu từ khách hàng tăng từ 9.643.952.203 đồng năm 1999, lên 13.892.037.800 đồng năm 2000, tức là tăng 4.248.085.597 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 44,05%. Như vậy, đây là khoản vốn mà Công ty chiếm dụng làm cho khả năng thanh toán của Công ty giảm sút, giảm lợi nhuận do khoản vốn “ chết” không sinh lời và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn LĐ, Công ty cần có giải pháp khắc phục vấn đề này.
Sang năm 2000, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số tài sản LĐ 41,79%. Mặc dù, đối với bất kỳ một Công ty kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, việc dự trữ một lượng lớn hàng hoá trong kho là cần thiết. Nhưng việc vốn LĐ dự trữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn LĐ của Công ty trong hai năm 1999-2000 là một điều không tốt. Nó sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn của Công ty. Vì thế Công ty cần xây dựng cho mình một chính sách dự trữ hàng hoá sao cho tối ưu nhất và tiết kiệm nhất.
Tóm lại, trong năm 2000 mà qua tình hình kết cấu tài sản LĐ của Công ty có những biến động rất lớn do các yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Việc phân bổ từng loại TSLĐ cũng biến đổi rất lớn so với năm 1999. Việc phân bổ này đã hợp lý hay chưa, chúng ta hãy đi sâu vào phân tích tình hình quản lý các yếu tố của TSLĐ.
2.1.2. Phân tích tình hình dự trữ tài sản lưu động.
Trong thời kinh tế mở, các doanh nghiệp không cần phải dự trữ nhiều tài sản lưu động, bởi vì khi cần người ta có thể mua về rồi bán ngay cho khách hàng mà không cần qua kho dự trữ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xác định một lượng hàng tồn kho nhất định, điều đó phụ thuộc vào:
Đặc điểm kinh doanh của từng ngành.
Hiệu quả, lợi nhuận lớn, doanh thu cao nên khoản thuế phải nộp nhà nước cũng tăng 125.538.257 đồng tương đương tăng 22,23%.
Tóm lại, qua phân tích ở trên cho ta thấy Công ty đã cố gắng rất nhiều để cải thiện tình hình thanh toán của Công ty qua các khoản phải thu tăng 5.078.854.150 đồng và các khoản phải trả giảm 1.458.097.459 đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong cán cân thanh toán của Công ty. Tuy nhiên do khoản phải thu lớn hơn rất nhiều so với khoản phải trả vì vậy Công ty cần phải tích cực thu hồi các khoản nợ trong thời gian tới để làm giảm tình trạng vốn của Công ty bị doanh nghiệp khác chiếm dụng.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trên đây là những phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty để những đánh giá nhận định chính xác chúng ta đi vào xem xét những chỉ tiêu cụ thể thường dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
BẢNG 5
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU
2000
2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Tổng doanh thu
5381429730
7035935120
1654404390
10,2
Giá vốn hàng bán
5807638316
17673283415
11865645099
73,1
VLĐ bình quân
6427419030
8608663241
-32282966
13,4
Lợi nhuận từ HĐKD
602925322
-635208288
-32282966
Hệ số phục vụ
3,89
4,78
0,89
22,32
Hệ số sinh lời
-0,01
-0,01
-0,001
9,1
Số vòng luân chuyển
3,705
3,984
0,279
7,00
Số ngày luân chuyển
138,24
120,7
120,7
-12,69
Đơn vị tính: đồng
Nguồn : Phòng TCKT
Qua số liệu bảng ta thấy hệ số phục vụ năm 2001 tăng 0,38 vòng so với năm 2000 với tỷ lệ tăng tương ứng 13,66% nguyên nhân là do tổng doanh thu của năm 2001 tăng 25,81% với số lượng tăng là 18.815.036.080 đồng. Bên cạnh đó vốn lưu động bình quân tăng 18.400.217.567 đồng. Như vậy trong năm 2001 tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn lưu động cũng làm cho hệ số phục vụ của vốn lưu động của Công ty tăng. Nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần làm tăng lợi nhuận. Nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Về hệ số sinh lời của vốn lưu động: Nhìn vào bảng ta thấy trong cả hai năm kinh doanh vừa qua hệ số sinh lời của Công ty đều mang chỉ số âm. Điều này chứng tỏ mỗi đồng vốn lưu động công ty bỏ vào kinh doanh Công ty không những không thu được lãi mà còn bị giảm một lượng vốn nhất định. Cụ thể là năm 2000 cứ mỗi đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty lại chịu lỗ 0,011 đồng. Sang năm 2001 Công ty đã cố gắng cải thiện tình hình này nhưng vẫn có lợi nhuận trong suốt hai năm qua là do Công ty đã thu được một khoản lợi nhuận lớn từ hoạt động bất thường không những đủ bù đắp khoản lỗ mà còn giúp Công ty có lợi nhuận.
Để đánh giá chính xác hiệu qủa sử dụng vốn lưu động ta còn phải căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Trong năm 2001 vừa qua do Công ty đẩy mạnh tiêu thụ hàn hoá đặc biệt là hàng xuất khẩu do vậy vòng quay vốn lưu động tăng 0,379 vòng với tỷ lệ 14,55%. Do tăng vòng quay vốn lưu động nên Công ty đã rút ngắn được số ngày chu chuyển của vốn lưu động. Cụ thể năm 2001 số ngày cần thiết để vốn lưu động chu chuyển một vòng là 120,7 ngày giảm 17,54 ngày so với năm 2000.
Từ những phân tích trên đây ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong hai năm qua là vẫn chưa cao. Bên cạnh những chỉ tiêu tích cực thì một số chỉ tiêu vẫn còn mang tính tiêu cực vẫn tồn tại trong hai năm qua. Chính vì thế Công ty cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đặc biệt là hệ số sinh lời.
2.1.Tình hình sử dụng vốn cố định.
2.2.1. Kết cấu tài sản cố định
BẢNG 6
KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
è
BẢNG 6
KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2000
2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tài sản cố
định
10797081861
97,74
9467327019
97,42
-1329754842
-12,3
2. Các khoản đầu tư chính dài hạn
250000000
2,26
250000000
2,58
0
3. CF xây dựng dở dang
Tổng cộng
11047081861
100
9717327019
100
-1329754842
-12,1
Qua bảng kết cấu vốn cố định ta thấy so với năm 2000 vốn cố định của Công ty năm 2001 giảm -1329754842 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm -12,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi kết cấu của Tài sản cố định cụ thể:
Năm 2000 Tài sản cố định giảm -1329754842 đồng với tốc độ giảm -12,3%. Tỷ trọng Tài sản cố định chiếm trong tổng số vốn cố định cũng giảm từ 97,74% năm 2000 xuống còn 97,42% năm 2001 như vậy là giảm 0,32%. Mặc dù tỷ trọng Tài sản cố định có giảm nhẹ năm 2001 nhưng tỷ tọng của Tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng Tài sản cố định. Việc giảm Tài sản cố định chứng tỏ trong năm qua Công ty không chú trọng đến việc mua sắm thêm Tài sản cố định vô hình cũng như hữu hình. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của Công ty trong một vài năm tới là chú trọng vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chính.
Mặt khác các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong năm 2001 là không thay đổi so với năm 2000. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng tổng số vốn năm 2001 lại tăng từ 2,26% lên 2,58% tức là tăng 0,32%. Điều này chứng tỏ Công ty trong năm 2001 không có ý định tăng sở hữu của mình tại cơ sở liên doanh lên Công ty đã không đầu tư thêm vào cơ sở liên doanh này.
Nhìn chung xét về cơ cấu vốn cố định thì các chỉ tiêu có sự thay đổi không đáng kể. Nhưng nếu nhìn một cách trong tổng thể ta thấy việc giảm Tài sản cố định là không tốt đối với hoạt động kinh doanh sản xuất của Công ty trong thời gian tới. Bởi vì với những máy móc thiết bị Công ty đang sử dụng đã cũ lạc hậu nếu không có sự đầu tư lớn về tài chính đẻ mua sắm thêm máy móc mới thì hoạt động sản xuất của Công ty dễ gặp khó khăn nhiều và ảnh hưởng tới việc kinh doanh nội địa của Công ty.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
BẢNG 7
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2000
2001
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
Tổng doanh thu
72888826811
91703862891
18815036080
25.81
Lợi nhuận từ HĐKD
-297161767
-297161214
-10069447
3,5
Vốn cố định bình quân
11749097717
10382204440
-1366893277
-11,63
Hệ số phục vụ
6,207
8,833
2,626
42,3
Hệ số sinh lời
-0,024
-0,029
-0,005
20,83
Hệ số giảm Tài sản cố định
-0,119
-0,128
-0,009
7,56
Nguồn : Phòng TCKT
Qua bảng phân tích kết cấu và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy hệ số phục vụ của vốn cố định tăng 2,626 đạt tỷ lệ tăng 42,3%. Điều đó chứng tỏ rằng một đồng vốn cố định bỏ ra năm 2001 sẽ tạo được ra nhiều hơn 2,626 đồng doanh thu so với một đồng vốn cố định bỏ ra năm 1999. Nguyên nhân của sự tăng này là do tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 1999 là 18815036080 đồng. Bên cạnh đó vốn cố định sử dụng bình quân lại giảm -1366893277 đồng làm cho hệ số phục vụ vốn cố định năm 2001 tăng cao hơn so với năm 1999.
Đối với hệ số sinh lời của vốn cố định ta thấy qua bảng: Trong cả hai năm qua Công ty đều bị thua lỗ. Trong năm 2000 với một đồng vốn cố định bỏ ra công ty đã chịu lỗ 0,024 đồng. Nhưng sang năm 2001 tình trạng này không những không được cải thiện mà còn trầm trọng thêm với một đồng vốn cố định bỏ ra Công ty đã lỗ 0,029 đồng tức là tăng 0,005 đồng so với năm 1999. Đối với chỉ số giảm Tài sản cố định cả hai năm qua đều âm mà năm 2001 cao hơn năm 2000. Điều này chứng tỏ hai năm qua Công ty không có bất cứ một sự mua sắm hay sửa chữa lớn cho Tài sản cố định trong Công ty.
Tóm lại, trong năm 2001 vừa qua hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty vẫn chưa cao. Bên cạnh việc duy trì được tốc độ tăng của hệ số phục vụ của Tài sản cố định thì Công ty vẫn chưa có biện pháp nào khắc phục được sự giảm sút của hệ số sinh lời cũng như hệ số giảm Tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này có ảnh hưởng rất lớn đến vốn cố định của Công ty cũng như lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Vì thế Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.
Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty XNK và Kỹ thuật Bao bì có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn và những phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn em xin tóm tắt lại nhưng mặt đạt được và chưa được của Công ty.
1. Về những mặt đạt được của Công ty.
Nhìn chung trong những năm gần đây nhất là những năm sau khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hỗu hết đồng nội tệ của các nước trong khu vực đều bị mất gía so với đồng Đôla. Điều này dẫn đến hàng hoá của họ sẽ đi trên thị trường thế giới. Đây là những nước có mặt hàng xuất khẩu nông sản nên Công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng này. Nhưng vượt lên trên khó khăn đó ban lãnh đạo Công ty và cán bộ công nhân viên đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên thương trường điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây.
Thông qua số liệu năm 2000 ta thấy tổng thể hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2000 tốt hơn so với cùng kỳ năm 1999. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 17.815.036.980 đồng với tỷ lệ tăng là 24,11%. Doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 1999 cụ thể lợi nhuận gộp tăng: 443.902.258 đồng tỷ lệ tăng là 9,35% lợi nhuận trước thuế tăng 31.565.626 đồng tỷ lệ tăng là 26,54%. Trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên là 5.296.981.353 đồng với tỷ lệ tăng la 14,4%. Sự tăng lên là do vốn lưu động tăng của Công ty trong năm qua tăng nhanh6.626.736.195 đồng. Vốn lưu động tăng lên chủ yếu là do vốn hàng hoá và các khoản phải thu tăng. Cả hai loại vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng vốn lưu động của Công ty. Vốn hàng hoá chiếm tỷ trọng là 41,79% còn các khoản phải thu chiếm 46,12%. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty trong năm qua sử dụng vào mục đích chính là mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2000 của Công ty đang có chiều hướng phục hồi. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 0,001 và hệ số vòng luân chuyển của vốn lưu động tăng so với năm 1999 là 0.279 vòng. Hệ số phục vụ của vốn cố định trong Công ty tăng 2,626.
Riêng về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 vẫn chiếm tỷ lệ 63,8% trong tổng nguồn vốn điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn duy trì được khả năng tự chủ tài chính.
Về hoạt động sản xuất Công ty đã từng bước chấn chỉnh và bố trí hợp lý quá trình sản xuất. Quản lý vật tư mua vào về giá cả, trọng lượng và chất lượng vật tư bảo đảm phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tính toán vật tư phù hợp với từng đơn hàng, giảm tỷ lệ hao phí vật tư. Quản lý về chất lượng sản phẩm, phối hợp tốt giữa các bộ phận nên đã giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Sản phẩm giao cho khách hàng bảo đảm chất lượng giữ được uy tín đối với khách hàng. Sử dụng bố trí lao động hợp lý quản lý chặt các chi phí khác như điện, điện thoại chi phí ngoài sản xuất...
Về hoạt động xuất khẩu: Công ty đã thực hiện chính sách thúc đẩy mạnh xuất khẩu điều này được thể hiện ở công tác thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Các phòng xuất khẩu trong Công ty đã thực sự coi trọng vàlăn lộn để tìm kiếm truyền thống bị mất hoặc bị san sẻ với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó việc duy trì các thị trường truyền thống vàtìm kiếm thị trường mới Công ty cũng trú trọng việc tìm kiếm nguồn hàng trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và các chi phí tối đa lô hàng kém chất lượng bị trả lại.
Trong năm qua công ty thực hiện chính sách duy trì và tăng cường phương thức thanh toán bằng tín dụng (L/C). Làm bằng phương thức thanh toán nhờ thu không ứng vốn. Khi nhập hàng nước ngoài thì thanh quýêt toán khách nội địa.
Các bước công việc từ giao dịch, lập phương án ký hợp đồng ngoại, nội đều được quản lý tốt hơn tạo điều kiện kinh doanh có hiệu quả.
Về hoạt động nhập khẩu: công tác quản lý giá cả có tiến bộ hơn, xử lý linh hoạt và tương đối kịp thời, tiến bộ hơn. Sự phân phối giữa các phòng và chi nhánh Hải phòng được thường xuyên và khoa học. Do vậy góp phần đáng kể vào việc tạo lợi nhuận cho Công ty và đặc biệt giảm đáng kể những thiệt hại khi có sự biến động giá cả trong và ngoài nước.
Công tác thị trường trong nhập khẩu và kinh doanh trong nước, thông tin nội bộ được xử lý tốt hơn năm 1999. Hàng nhập khẩu bảo đảm chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phân phối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ và tài chính kế toán, các chi nhánh, tổng kho cổ loa tương đối tốt đáp ứng được vốn nhập khẩu, giá cả hợp lý, giao nhận nhanh chóng.
2. Về những mặt còn tồn tại.
Bên cạnh những thành tích đạt được qua hai năm vừa qua Công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.
Nguồn vốn chủ sở hữu có tỷ trọng ngày càng có xu hướng giảm xuống. Điều này xảy ra là do nguồn vốn nợ phải trả tăng lên trong năm 2000 là 5.256.749.259 đồng. Nó cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng giảm vì đơn vị phải đi vay, đi chiếm dụng vốn làm tăng chi phí lãi tiền vay và hạn chế phần nào đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong những năm qua do Công ty không đầu tư mua sắm đổi mới Tài sản cố định nên hệ số sinh lời của Tài sản cố định trong năm qua giảm 0,05% với tỷ lệ giảm là 20,83%. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty trong năm qua.
Trình độ của cán bộ trực tiếp vàgián tiếp liên quan tới công tác kinh doanh xuất nhập khẩu chưa đáp ứng được với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế của đất nước. Tồn tại chính vẫn tập trung ở một số vấn đề: độ sâu về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ pháp lý... Đây cũng là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp Việt nam và nó tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong đơn vị.
Cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt làm cho thị phần tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty có phần bị thu hẹp. Chưa có định hướng lâu dài, lớn cho việc mở rộng thị trường. Điều này làm cho khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty có chiều hướng giảm sút. Mặt hàng xốp và vật tư cho sản xuất mút xốp giảm mạnh cả về số lượng vàgiá trị.
Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa thật tốt như mẫu chào hàng hoặc cam kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, điều này làm giảm sút uy tín của Công ty và làm cho hiệu quả xuất khẩu chưa cao.
Thu hội một số khoản công nợ chậm. Thậm chí có món công nợ không chuyển biến đặc biệt tại chi nhánh Hải phòng, công nợ phải thu hồi thường lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và cân đối vốn cho hoạt động chung.
Doanh số thựchiện năm 2000 cao hơn năm 1999 và đạt kế hoạch công ty giao nhưng hệ số quay vòng tài sản thấp và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng thấp. Đây là vấn đề Công ty cần khắc phục càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Do trong năm qua Công ty ít chú trọng đến việc mua sắm Tài sản cố định bên cạnh đó chế độ duy trì bảo dưỡng máy móc thực hiện chưa đều theo định kỳ thời gian. Điều này dẫn đến hoạt động vận hành của máy móc có lúc bị ngừng, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
Việc huy động vốn của đơn vị đôi lúc không được tiến hành kịp thời, không đúng lúc nên Công ty đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó có lúc đơn vị lại thừa vốn mà chưa tìm được cơ hội kinh doanh gây tình trạng lãng phí vốn.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Những nét cơ bản của thị trường năm 2001.
1.1. Thị trường trong nước
Tăng trưởng GDP dự kiến 8,5 – 9%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,26% (dự kiến 19,2% tỷ USD với xuất khẩu hàng hoá 16,6 tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ 2,6 tỷ USD), kim ngạch nhập khẩu 14%, lạm phát không quá 5%. Thành quả đạt qua những năm đổi mới tạo thế và lực cho phát triển kinh tế xã hội.
Sức mua của xã hội tăng không lớn. Tốc đọ tăng giá tiêu dùng giảm dần, tỷ giá VNĐ/USD tăng, bất lợi cho nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tiếp tục bị cạnh tranh mạnh ở thị trường trong nước và yêu cầu về hội nhập khu vực và thế giới ngày một cao. Ngành giấy Việt Nam ( cả quốc doanh và tư nhân) đầu tư mạnh về sản xuất giấy sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ giấy nhập khẩu làm bao bì.
Tiêu thụ giấy bình quân: 74kg/người/năm
Tiêu thụ nhựa bình quân: 10kg/người/năm
1.2. Thị trường ngoài nước.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nền kinh tế các nước Châu á và các nước trên thế giới đang bắt đầu hồi phục và phát triển đất nước. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ nếu được phê chuẩn sẽ tạo khả năng mới về thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Phục hồi kinh tế kéo theo năng lực cạnh tranh của nhiều nước trong khu vực được cải thiện làm tăng sức ép cạnh tranh về xuất khẩu rất quyết liệt, gía cả của các mặt hàng quan trọng (lâm sản, nông sản) biến động rất bất lợi cho Việt Nam, chất lượng hàng được đòi hỏi ngày một cao trong khi đó giá nhập khẩu một số nguyên vật liệu( nhựa và giấy) và nhất là xăng dầu, các sản phẩm từ dầu mỏ biến động rất lớn bên cạnh đó cung cầu không ổn định.
2.Nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới.
Phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu định hướng 2001 của Bộ thương mại giao: tổng doanh thu 90 tỷ đồng VN, kim ngạch xuất khẩu 5,5 triệu USD, trong đó nhập khẩu 4 triệu USD, xuất khẩu 1,5 triệu USD, thu nhập bình quân người lao động 950- 1 triệu đồng/người/tháng.
Huy động cao nhất sự đóng góp cho công việc chung của cán bộ công nhân viên, của các đơn vị trực thuộc. Trong phạm vi toàn Công ty đảm bảo có lãi, an toàn về vốn, tài sản, thực hiện tiết kiệm toàn diện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
Duy trì, phục hồi và tăng cường thị phần sản xuất, kinh doanh của Công ty ở cả trong và ngoài nước trên cơ sở sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ ngày càng được nâng cao.
3.Phương hướng thực hiện của Công ty.
Duy trì tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện định hướng sản xuất kinh doanh các lợi vật tư nguyên liệu cho sản xuất bao bì là chính với tỷ trọng 65 – 70% doanh số kinh doanh. Tức là khoảng 50% doanh số toàn công ty theo hướng đa dạng hoá về chủng loại, mở rộng địa bàn, khách hàng mua và người cung cấp. Sản xuất kết hợp với gia công bao bì thành phẩm vàkinh doanh dịch vụ tại đơn vị sản xuất. Tỷ trọng giữa kinh doanh và sản xuất là 75/25%.
Khai phá và phát huy hơn nữa năng lực thiết bị sản xuất, kho tàng, nhà xưởng mặt bằng, kiốt để tạo công ăn việc làm, tăng doanh số và lợi nhuận.
Hiệu quả và sự an toàn về vốn, tài sản hàng hoá được đặt lên hàng đầu. Thực hiện quay vòng vốn nhanh. Giảm thời gian luân chuyển hàng hoá, tiền tệ, thực hiện từng phương án sản xuất, kinh doanh để tránh những biến động xấu của thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh trong phạm vi toàn Công ty. Phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các đơn vị trong việc thực thi quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường khâu tiếp thị trong nước để đẩy mạnh nhập khẩu những mặt hàng không truyền thống, hàng tiêu dùng với cơ chế linh hoạt và phương thức linh hoạt, bảo đảm tính đủ chi phí và có lãi.
Chú trọng hơn nữa vấn đề chất lượng hàng hoá và phương thức thanh toán trong làm hàng xuất khẩu. Kết hợp với duy trì và mở rộng khách hàng trong và ngoài nước.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.
Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty XNK và Kỹ thuật bao bì cùng với những khó khăn thuận lợi Công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh kết hợp với phương hướng và nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới em xin đề xuất một vài ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty như sau:
1. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu thông.
Củng cố tăng cường công tác thu mua trực tiếp nhận và tiêu thụ hàng hoá của Công ty tạo điều kiện tăng nhanh vòng luân chuyển của vốn. Do công ty là một tổ chức có tính chất kinh doanh xuất nhập khẩu là chủ yếu nên khâu lưu thông đặc biệt quan trọng. Hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm phụ thuộc chặt chẽ vào công tác thu mua và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty. Có thể nói rằng thời gian qua Công ty đã nhậ thấy được tầm quan trọng của công tác này và đã có nhưng cố gắng nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như ý muốn. Nhằm khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực này Công ty cần giải quyết tốt những vấn đề sau:
Để tạo cơ sở giúp cho công tác thu mua được thuận lợi và chủ động Công ty cần cố nâng cao công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ. Vì vậy, trong thời gian tới cần củng cố tăng cường công tác xây dựng kế hoạch của Công ty trong hai lĩnh vực thu mua và tiêu thụ, việc xây dựng kế hoạch phải được duy trì theo dõi về nội dung thời gian.
Phải đảm boả sự thống nhất đồng bộ giữa hai bộ phận kế hoạch này, kết hoạch tiêu thụ sẽ là cơ sở để xác định khối lượng chủng loại, chất lượng hàng hoá và tiến độ thu mua, sự thống nhất giữa hai bộ phận này có tác dụng rất lớn, để tăng nhanh vòng quay của vốn và lượng vốn ứ đọng ở trong hàng hoá dự trữ. Dựa vào kế hoạch kinh doanh chung của Công ty chủ động lập kế hoạch thu mua cho từng thời kỳ, từng địa điểm xác định rõ cho từng khối lượng chủng loại yêu cầu chất lượng và khoảng giá có thể chấp nhận. Song song với kế hoạch hiện tại đó phải đảm bảo kế hoạch về giá trị tức là có kế hoạch đầy đủ, kịp thời vốn cho công tác thu mua trong thời kỳ cao điểm. Để kế hoạch mang tính khả thi đảm bảo yêu cầu về khối lượng thời gian. Dựa vào định mức dự trữ đối với từng loại sản phẩm mà lên kế hoạch thu mua về tiến độ đảm bảo chất lượng, vốn ứ đọng ở mức phù hợp với Công ty. Chỉ có như vậy Công ty mới sử dụng và phát huy tối đa lượng vốn hiện có.
Đối với kế hoạch tiêu thụ cần nghiên cứu bám sát thị trường, theo dõi tình hình thay đổi nhu cầu, giá cả để có những dự báo chính xác về nhu cầu thị trường. Đây là một vấn đề rất khó khăn trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với khu vực. Sự biến động của nhu cầu, giá cả rất lớn và phức tạp. Vì vậy, cán bộ quản lý cần tìm hiểu cặn kẽ những thông tin trên thị trường. Việc lập kế hoạch chính xác không phải giản đơn, nhưng Công ty phải chú ý đến công tác này sao cho nó tương đối gần với thực tế nhất. Làm tốt công tác lập kế hoạch tiêu thụ sẽ là một trong những nhân tố đem lại hiệu quả của đồng vốn nói riêng và kinh doanh nói chung.
Tổ chức tốt hơn nữa công tác thu mua vận chuyển bảo quản nhằm giảm chi phí và tỷ lệ hao hụt đồng thời đảm bảo đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tiến độ thời gian. Kế hoạch thu mua dù có chất lượng tốt đến đâu nhưng vẫn chỉ là kế hoạch trên giấy tờ không thể trở thành hiện thực. Nếu như khâu tổ chức thực hiện không chu đáo, kỹ càng linh hoạt phù hợp với thực tế. Để làm tốt điều này Công ty cần tập trung những biện pháp bổ sung đặc biệt là vấn đề lựa chọn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác thu mua vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cho họ. Họ phải được thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết kịp thời để có thể linh hoạt trong việc thực hiện công tác này. Công ty cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của những cán bộ thu mua bảo quản nhằm khuyến khích họ, động viên họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cần có những biện pháp thưởng phạt đi kèm với xử lý hành chính, chính sách khuyến khích động viên họ sẽ là đòn bẩy quan trọng góp phần thựchiện tốt công tác thu mua bảo quản.
2. Cải thiện tình hình thanh toán.
Do nguồn vốn ngân sách cấp cho Công ty không nhiều, nguồn vốn tự có không đủ cho hoạt động kinh doanh nên Công ty phải vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho quá trình kinh doanh.
2.1. Đối với các khoản phải trả.
Bù đắp các khoản vay phải trả bằng các khoản thu nhập bất thường từ việc thanh lý TSCĐ đã khấu hao đủ để thanh toán bớt các khoản vay ngắn hạn.
Cắt giảm bớt các khoản chi phí về dịch vụ về các khoản phải trả cho người cung cấp như điện nước và các dịch vụ khác...
2.2.Đối với các khoản phải thu.
Khoản phải thu là một bộ phận cấu thành lên vốn lưu động của Công ty và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Nếu quản lý tốt các khoản phải thu Công ty sẽ quay nhanh vòng vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh số, tăng lợi nhuận....
Mục đích quản lý các khoản phải thu nhằm:
Xác định thời hạn tíndụng thích hợp trên cơ sở cân đối khả năng tài chính của Công ty và khách hàng.
Tăng doanh số bán ra trên cơ sở kích thích đúng tâm lý bạn hàng và khả năng thanh toán của họ.
Tạo nên một uy tín và thế đứng vững vàng cho công ty trên cơ sở thiêt lập mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.
Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, hạn chế tới mức thấp nhất khoản vốn bị chiếm dụng. Đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời các khoản nợ dây dưa khó đòi.
Để đạt được mục tiêu trên tức là quản lý tốt các khoản phải thu xong vẫn đảm bảo phù hợp lợi ích giữa các bên Công ty cần tiến hành:
Công ty cần phải nhanh chóng đề ra biện pháp giảm công nợ để giải quyết hiện trạng vốn lưu động bị chiếm dụng thanh toán trong trường hợp sử dụng phương thức trả chậm. Công ty cần điều tra kỹ về khả năng thanh toán cũng như tình trạng nợ của khách hàng. Đây là yếu tố quyết định cho việc xác định thời hạn tín dụng khi mà điều kiện tài chính của Côngty cho phép, tức là khi khách hàng trả chậm, Công ty vẫn có thể sử dụng các khoản vốn huy động được để có thể hoạt động bình thường.
Trong trường hợp ứng tiền trước cho người bán doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và nắm vững khả năng tài chính của họ và biết được các vấn đề liên quan đến số hàng như nguồn gốc lô hàng và giá trị của nó để tránh làm ăn với những người bán không có uy tín và không đủ tin cậy cũng như để tránh đầu tư không hiệu quả, chuyển sang nợ khó đòi.
Đối với vật tư ứ đọng và các thiết bị cũ kỹ lạc hậu đã khấu hao đủ cần tiến hành đánh giá lại rồi thanh lý, giải quyết vốn ứ đọng một cách nhanh chóng để đưa vào kinh doanh.
Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi Công ty cần tiến hành xin khoan nợ để cải thiện tài chính, sau đó có kế hoạch trả nợ số vốn thiếu hụt trong kinh doanh công ty có thể đề nghị Bộ Thương Mại bổ sung vốn dự trữ ở mức tối thiều đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
3.Biện pháp huy động vốn.
Nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty XNK và Kỹ thuật bao bì luôn lớn hơn nhiều so với nguồn vốn nhà nước cấp và nguồn vốn Công ty tự có. Điều này thể hiện qua việc Công ty phải đi vay vốn từ ngân hàng và các khoản trả nợ người bán. Các khoản vốn này thường có lãi suất cao và thời gian ngắn nên nó làm giảm hiệu quả tự chủ trong kinh doanh của Công ty. Để khắc phục tình trạng này theo em Công ty nên huy động tối đa nguồn tài trợ từ bên trong nội bộ Công ty thông qua việc xin phép Bộ thương mại cho phép Công ty tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Khi thực hiện được việc này sẽ đem lại lợi ích cho Công ty như:
Buộc cán bộ công nhân viên gánh vác khó khăn cùng ban lãnh đạo Công ty
Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt vốn trong Công ty.
Tuy khoản vốn nhàn rỗi mà Công ty huy động được qua việc bán cổ phần cho cán bộ, công nhân viên có thể không lớn lăm nhưng nó sẽ tạo được niềm tin và khối đoàn kết vững chắc cũng như phát huy được tinh thần dân chủ trong Công ty. Bởi vì, bây giờ mọi người không chỉ làm việc cho Công ty nữa mà họ còn làm việc cho chính bản thân họ. Nếu Công ty làm ăn có lãi thì ngoài việc người lao động có công ăn việc làm đầy đủ, họ còn được hưởng phần lãi chia theo cổ phần. Điều này sẽ giúp nhà nước tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Biện pháp này thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty và tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
4. Vấn đề nhân tố con người
Nhân tố con người tác động tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Sự nhất bịa hay thành công trong kinh doanh chủ yếu là do nhân tố con người quyết định.
Là một đơn vị kinh doanh Xuất nhập khẩu thuộc mặt hàng nông, lâm sản là những mặt hàng có thế mạnh của đất nước. Quy mô hoạt động không chỉ gói gọn ở thị trường Việt Nam mà còn mở rộng ra toàn thế giới. Với môi trường kinh doanh rộng đòi hỏi người cán bộ của Công ty phải có kién thức, kinh nghiệm và nhạy bén trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế. Mặt khác, để nâng cao trình độ người lao động, trước hết Công ty cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho họ nhằm giúp họ cố gắng trong học tập, nỗ lực trong kinh doanh nhằm đưa Công ty ngày càng vững mạnh. Để làm được việc này, Công ty cần gắn quyền lợi của mỗi cá nhân với lợi ích tập thể để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý, sử dụng và phát triển tài sản, tiền vốn của Công ty. Công ty có thể quy định việc thế chấp tài sản của người được chọn làm lãnh đạo, phải hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty để tư vấn và giúp đỡ Công ty phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc sử dụng vốn kinh doanh vào hoạt động xuất nhập khẩu. Quy trách nhiệm cả về vật chất lẫn hành chính đối với cán bộ công nhân viên trong việc đi vay, cho vay, sử dụng vôn vay và trả nợ.
Bên cạnh đó, Công ty cần phải xem xét lại cơ cấu tổ chức trong Công ty, việc phân công cho từng lao động, phòng ban chi nhánh đã hợp lý chưa. Đơn vị cần quan tâm đến công tác tuyển chọn những nhân viên có kiến thức vững vàng trong kinh doanh và mở lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ.
5. Lập kế hoạch vốn lưu động định mức.
Một nhịêm vụ cơ bản được đặt ra cho Công ty là với khối lượng hàng hoá kinh doanh theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường. Làm thế nào để có được một tỷ lệ đúng đắn giữa số vốn lưu động so với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó có nghĩa là làm thế nào để tăng cường được hiệu quả của số vốn lưu động bỏ ra. Muốn vậy, Công ty phải xác định được nhu cầu vốn lưu động một cách đúng đắn và hợp lý.
Nhu cầu về vốn lưu động đòi hỏi phải đủ để đảm bảo cho quá trình hoạt động, kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. Có như vậy mới thúc đẩy Công ty ra sức hoạt động, phương thức kinh doanh tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, củng cố chế độ hạch toán kinh doanh mới đảm bảo được việc quản lý chặt chẽ số vốn bỏ ra.
Nếu như vốn được xác định quá thấp sẽ gây ra nhiều khó khăn cho tính liên tục của quá trình luân chuyển vốn, sẽ gây ra nhiều tổn thất cho hoạt động kinh doanh do việc chậm trễ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Không đủ tiền để thanh toán kịp thời với người bán dẫn đến mất tín nhiệm trong mua bán, dẫn đến mất tín nhiệm với bạn hàng. Những khó khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng cách vay đột xuất với những điều kiện nặng nề về lãi suất. Nếu trả quá hạn sẽ phải trả lợi tức tiền vay cao làm cho lợi nhuận của Công ty giảm sút. Nếu nhu cầu về vốn xác định qúa cao lại gây ra tác hại cho bản thân Công ty, gây nên ứ đọng vật tư hàng hoá, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Với số liệu cả hai năm cho thấy đơn vị phải xác định hợp lý hơn nữa giữa nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng với nguồn vốn chủ sở hữu, tránh tình trạng phải trả quá nhiều khoản lãi vay trong khi đó hệ số sinh lời của vốn chưa đạt mức cao.
KẾT LUẬN
Với một nền kinh tế thị trường đầy biến động đòi hỏi các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước phải năng nổ, nhậy bén trong công việc tổ chức hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Trong đó việc phân tích và đưa ra các thông tin về sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải chính xác sâu sắc hơn. Nhằm giúp doanh nghiệp nhận định đúng, từ đó có hướng phát triển tốt hơn. Mặt khác, những thông tin xác thực này cũng là bằng chứng để cơ quan, cấp trên, ngân hàng, các chủ đầu tư doanh nghiệp tin cậy và tiến hành hợp tác làm ăn.
Qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty XNK và Kỹ thuật bao bì, ta thấy:
Trong quá trình hoạt động, dưới sự lãnh đạo của nhà nước và cơ quan chủ quản, tình hình sử dụng vốn của Công ty đã có những phát triển đáng kể. Từ khi được thành lập đến nay, Công ty luôn tỏ ra là một doanh nghiẹp hoạt động có hiệu quả với tổng doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước. Công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, giải quyết tốt mối quan hệ về thuế và chi phí sử dụng vốn phát sinh. Bên cạnh đó, Công ty còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho 258 công nhân viên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty có nhiều mặt cần phải giải quyết khắc phục như:
Tình trạng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn vẫn còn lớn, tình trạng thanh toán công nợ còn khó khăn, lãi vay ngân hàng hàng năm phải chịu rất lớn...ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi Công ty phải cố gắng hoàn thiện công tác quản lý vốn của minh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hơn nữa.
Sự phấn đấu không ngừng của Công ty bên cạnh những tiềm năng sẵn có và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh chắc chắn Công ty sẽ thành công hơn nữa trong công cuộc đổi mới vươn lên của đất nước và hiệu quả kinh doanh của Công ty sẽ góp phầnđưaVN tiến lên sánh vai cùng bạn bè trên thế giới đúng như ước muốn của Bác Hồ.
Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì (64 trang)
VỐN KINH DOANH VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1714.doc