Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng

CHƯƠNG I: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động 3 1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 4 1.1.3 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 5 1.1.4 Nguồn hình thành vốn lưu động 6 1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 8 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 10 1.4. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. 14 1.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 14 1.4.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 16 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHIỆP ĐIỆN ĐỨC HOÀNG 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phẩn công nghiệp điện Đức Hoàng. 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công nghiệp điện Đức Hoàng 19 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng 21 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 24 2.2 Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần công nghiệp điện Đức hoàng. 24 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty. 24 2.2.2. Nguồn vôn kinh doanh của công ty DHE.JSC 26 2.2.3 Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty. 32 2.2.4. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán nợ của Công ty DHE.JSC 33 2.2.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty DHE.JSC 38 2.2.6. Tình hình tổ chức tiêu thụ và quản lý hàng tồn kho 40 2.2.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 41 2.3. Những biện pháp chủ yếu trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ mà công ty đã và đang áp dụng. 41 2.4. Những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE. JSC 42 CHƯƠNG III : MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DHE.JSC 3.1. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 44 3.2. Các biên pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE.JSC 46

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố quyết định đến thành công của công ty, biết giữ chữ tín trong kinh doanh nên công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng với giá trị lớn, tạo được niềm tin cho những khách hàng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang dần mở rộng. Bên cạnh những thuận lợi mà công ty có được, thì công ty còn gặp những khó khăn sau: Khó khăn về vốn : điều quan trọng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là cần phải có đủ vốn. Công ty mới thành lập nên số vốn ban đầu vẫn còn hạn chế mà vốn kinh doanh lại cần rất nhiều. Chính điều này công ty phải tìm nhiều cách để huy động vốn, và vốn vay là chiếm tỉ trọng cao nên chi phí cho việc sử dụng vốn lớn. Đôi khi doanh nghiệp cũng mất chủ về vốn. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, công ty phải luôn cải tiến phương thức bán hàng sao cho có thể thu hút được lượng khách hàng là tối đa. Tỷ giá giữa VNĐ và EURO, USD luôn biến động không ngừng, đồng việt nam ngày càng mất giá. Là một đơn vị xuất nhập khẩu, mà nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá để kinh doanh trong thị trường nội địa là chính nên sự mất giá của đồng nội địa đẩy giá nhập khẩu lên cao làm sức cạnh tranh của hàng bán. Thêm vào đó việc xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam hiện nay còn nhiều thủ tục nên hàng hoá xuất chậm hoặc về chậm làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2.2. Nguồn vôn kinh doanh của công ty DHE.JSC Xem xét vốn và nguồn vốn kinh doanh tại một thời điểm nào đó cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó thấy được thực trạng tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp cổ phần vốn được góp do nhiều thành viên của công ty nên việc bảo toàn vốn là rất cần thiết. 2.2.2.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Bảng 2: Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % I Vốn kinh doanh 15.649.466.873 100 24.973.085.864 100 1 Vốn lưu động 12.927.344.841 82,6 21.227.122.980 85 2 Vốn cố định 2.722.122.032 17,4 3.745.962.884 15 II Nguồn vốn kinh doanh 15.649.466.873 100 24.973.085.864 100 1. Nợ phải trả 11.990.602.306 76,6 19.578.898.786 78,4 Nợ ngắn hạn 11.990.602.306 100 19.578.898.786 100 Trong đó Vay ngắn hạn 3.290.000.000 27.4 6.304.405.407 32,2 Nợ dài hạn đến hạn trả 0 Phải trả cho người bán 4.763.673.713 39,7 7.361.665.941 37,6 Người mua trả trước tiền 3.512.399.643 29,3 5.384.197.165 27,5 Thuế và các khoản phải nộp NN 77.160.828 0,6 156.631.190 0.8 Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Các khoản phải trả phải nộp khác 347.368.122 3 371.999.077 1,9 Nợ dài hạn 2 Vốn chủ sở hữu 3.658.864.567 23,4 5.394.187.080 21,6 Qua bảng 2 ta thấy vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty đều tăng lên. Về cơ cấu vốn kinh doanh ta thấy rằng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định. Điều này là hợp lý đối với các doanh nghiệp thương mại. Năm 2003 tỷ trọng vốn lưu động đã tăng so với năm 2002, như vậy công ty đã mở rộng hơn hoạt động kinh doanh. Số vốn dùng cho việc nhập khẩu hàng hoá đã tăng nhiều hơn trước. Năm 2003 : Vốn chủ sở hữu > Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 21,6% trong khi đó tài sản cố định lại chiếm 15%, như vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn hợp lý. Về nguồn vốn kinh doanh: nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể: năm 2002 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 76,6% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 23,4% trong tổng nguồn vốn. Năm 2003 nợ phải trả vẫn tăng lên đều đặn chúng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô kinh doanh. Nợ phải trả năm 2002 là: 11.990.602.306 đồng chiếm tỷ trọng 76,6% trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó : Nợ ngắn hạn năm 2002 là 11.990.602.306 đồng chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nợ phải trả. Năm 2003 nợ ngắn hạn là 19.578.898.768 đồng tăng hơn năm 2002. Trong năm 2003 nợ ngắn hạn có: Vay ngắn hạn của ngân hàng với số tiền là 6.304.405.407 đồng chiếm tỷ trọng 32,2 % trong tổng nợ ngắn hạn. Khoản nợ phải trả cho người bán là 7.361.665.941 đồng chiếm tỷ trọng 37,6% trong tổng nợ ngắn hạn. Ngoài ra công ty còn chiếm đụng được ở khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước số tiền là 170.014.674 đồng chiếm tỷ trọng 0,8 % trong tổng nợ ngắn hạn. Các khoản phải trả phải nộp khác là 371.999.077 đồng chiếm tỷ trọng 1,9 % trong tổng nợ ngắn hạn. Trên đây ta thấy được các khoản nợ ngắn hạn đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Công ty cần tận dụng triệt để các nguồn vốn này để đáp ứng cho nhu cầu vốn của mình. Từ bảng trên ta tính toán các chỉ tiêu : 11.990.602.306 Hv = = 76,62% 15.649.466.872 Năm 2002 19.578.898.768 Hv = = 78,4% 24.973.085.864 Năm 2003 Từ kết quả trên cho thấy: hệ số nợ năm 2003 tăng so với năm 2002, tăng từ 0,766 - 0,784. Hệ số này là một chỉ tiêu để xem xét khả năng, mức độ cho phép vay vốn của doanh nghiệp. Mặt khác nó giúp cho các chủ nợ đánh giá về mức độ an toàn đỗi với vốn cho vay của họ, hệ số nợ càng nhỏ thì khả năng có thể thanh toán các khoản nợ cao hơn. Hệ số nợ của công ty đang giữ ở mức cao nhưng doanh nghiệp vẫn có khả năng huy động thêm vốn từ các khoản vay bởi doanh nghiệp đã tạo được lòng tin đối với ngân hàng. 2.2.2.2.Nguồn vốn lưu động của Công ty DHE.JSC. Nguồn vốn lưu động của tổng công ty gồm: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh và làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Theo số liệu bảng 2 ta có: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của năm 2002 = 12.927.344.841 - 11990.602.306 = 936.742.540 đồng Nguồn vốn lưu động thường xuyên năm 2003 = 21.227.122.980 - 19.578.898.768 = 1.648.224.220 đồng Bảng 3 : Nguồn vốn lưu động Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền 437.643.348 3 1.698.169.838 8 1.260.526.490 288 Các khoản phải thu 3.702.640.577 29 5.731.323.205 27 2.028.682.628 55 Hàng tồn kho 8.351.098.383 65 12.948.545.018 61 4.597.446.635 55 Tài sản lưu động khác 435.962.533 3 849.084.919,2 4 4.131.223.86,2 95 Vốn lưu động 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64 II. Nguồn VLĐ 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64,2 1.Theo nguồn hình thành Tự bổ sung 936.742.540 23,4 1.648.224.220 21,6 711.481.680 76 Vốn vay 11.990.602.306 76,6 19.578.898.768 78,4 7.588.296.460 63,3 2. Theo thời gian huy động và sử dụng Nguồn VLĐ thường xuyên 936.742.540 23,4 1.648.224..220 21,6 711.481.680 76 Nguồn VLĐ tạm thời 11.990.602.306 76,6 19.578.898.768 78,4 7.588.296.460 63,3 Vốn lưu động năm 2003 so với năm 2002 tăng 8.299.778.140 đồng tỷ lệ tăng tương ứng là 64,2 %. Trong đó hàng tồn kho tăng mạnh nhất. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thì hàng tồn kho quá lớn sẽ gây ứ đọng vốn làm giảm quá trình chu chuyển vốn. Một thực trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay, do vốn ban đầu quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh thì việcvay vốn là một giải pháp tất yếu. Tỷ trọng vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2003 số vốn lưu động thường xuyên của công ty đã tăng hơn so với năm 2002 điều này làm cho công ty có được tính tự chủ hơn trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh lâu dài. Với doanh nghiệp kinh doanh thương mại khối lượng hàng hoá lưu chuyển diễn ra thường xuyên liên tục như vậy nhu cầu vốn lưu động là rất lớn. Chính vì vậy công ty không thể có đủ ngay các khoản vốn trong thời gian đó buộc công ty phải đi vay. Nhưng các khoản vay của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn bởi hoạt động thương mại thường quay vòng nhanh doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nên không nhất thiết phải vay dài hạn. Để biết cụ thể về tình hình các khoản vay của công ty ta đi xem xét cụ thể từng khoản mục trong tổng nợ của doanh nghiệp. 2.2.2.3. Tình hình nợ đến hạn của Công ty DHE.JSC Ơ công ty Đức Hoàng các khoản nợ chiếm tới 76,62% và đều là nợ ngắn hạn, ở mức độ vay như vậy công ty vẫn còn gặp khó khăn về vốn, về vấn đề chủ động trong sản xuất kinh doanh trong các quyết định tài chính. Để biết rõ tình hình công nợ của công ty cần phải xem xét từng khoản nợ, khoản vay chiếm bao nhiêu phần % trong tổng số nợ và qua đó thấy tầm quan trọng của từng khoản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 4: Nợ ngắn hạn của công ty qua các thời điểm Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu 31/12/02 31/12/03 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % Vay ngắn hạn 3.290.000.000 27,4 6.304.405.407 32,2 3014.405.407 91,6 Nợ dài hạn đến hạn trả 0 Phải trả cho người bán 4.763.673.713 39,7 7.361.665.941 37,6 2597.992.228 54,5 Người mua trả trước tiền 3.512.399.643 29,3 5.384.197.165 27,5 1.871.797.522 53,3 Thuế và các khoản phải nộp NN 77.160.828 0,6 156.631.190 0.8 88.470.362 146,6 Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Các khoản phải trả phải nộp khác 347.368.122 3 371.999.077 1,9 24.630.955 7 Tổng 11.990.602.306 100 19.578.898.767 100 7.588.296.460 63,2 Theo số liệu trên ta thấy, vốn vay của doanh nghiệp được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau có thể là từ vay ngắn hạn ở ngân hàng, chiếm dụng vốn của người bán, chiếm dụng của CNV, của Nhà nước …..nhưng dựa trên tình hình thực tế của công ty ta thấy : Với tình hình nợ của doanh nghiệp như trên ta thấy, trong năm 2003 số vốn chiếm dụng của người bán đã tăng lên là 2.597.992.228 đồng với tỷ lệ tương ứng 54,5%. Nghĩa là doanh nghiệp đã mua hàng hoá nhiều hơn và đã được người bán tin tưởng hơn. Còn khoản vốn vay ngắn hạn năm 2003 tăng lên đáng kể nếu như năm 2002 tỷ lệ của khoản vốn này chỉ chiếm 27,4% thì đến năm 2003 số này đã tăng lên chiếm tỷ trọng 32,2 trong tổng các khoản nợ phải trả của công ty. Trên đây là các khoản vay phải trả trong thời gian dưới 1 năm. Nhưng thực chất chỉ có khoản vay của Ngân hàng là chúng ta bắt buộc phải trả đúng kỳ hạn nếu không sẽ bị phạt. Trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là chuyển thường xuyên. bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy không thể có đủ tất cả các khoản vốn để cung cấp cho kinh doanh. Nên việc huy động từ nguồn vốn bến ngoài vẫn được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Còn các khoản chiếm dụng của người bán có thể thông qua thương lượng mà thời hạn trả tiền có thể sẽ được gia hạn thêm mà không có các biên pháp khó khăn như Ngân hàng. Do vậy việc huy động tối đa các nguồn vốn khác ngoài khoản vay của ngân hàng là rất cần thiết chỉ khi nào không còn khả năng huy động các nguồn vốn khác thì hãy đi vay. So sánh giữa hai năm ta thấy các khoản nợ của công ty tăng khá cao so với năm trước, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang mở rộng và lượng vốn sử dụng để mua hàng hoá tăng. Do vậy hàng hoá của doanh nghiệp tiêu thụ đã tăng hơn nhiều và điều này buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm nhiều hàng hoá và đã kéo theo các khoản nợ tăng lên rất nhiều. Tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp đều là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán., nên việc chiếm dụng vốn này là không có gì gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khoản chiếm dụng vốn của người bán là một nguồn vốn lưu động quan trọng của công ty, nó góp phần doanh nghiệp đảm bảo được nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp mình. Đây là khoản nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng được của người bán mà không phải trả lãi. Công ty đang sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn vốn này, việc sử dụng nguồn vốn này đã giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí lớn về lãi vay, bởi khoản vốn này không phải trả lãi. Khoản người mua trả trước tại thời điểm 31/12/2003 so với năm 2002 là tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện rất nhiều hợp đồng mua hàng trong năm 2003 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: doanh nghiệp luôn làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước Phải trả công nhân viên doanh nghiệp không chiếm dụng vốn của những công nhân viên mà luôn luôn trả đúng đủ lương cho các cán bộ làm việc chính điều này có thể cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang là có hiệu quả. Khoản phải trả phải nộp khác của công ty trong năm 2003 đã tăng lên. 2.2.3 Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động của công ty. Để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tốt thì vốn là yêu cầu không thể thiếu, nhưng việc quản lý và sử dụng như thế nào lại là cả một vấn đề. Làm sao số vốn này có thể sinh sôi nảy nở mới là điều quan trọng đối với nhà tài chính. Để biết được vốn ở Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng sử dụng như thế nào ta cần phải xem xét tình hình phân bổ và sử dụng vốn của Công ty. Bảng 5: Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % I. Tiền 437.643.348 3 1.698.169.838 8 1.260.526.490 288 1. Tiền mặt tại quỹ 72342.406 17 89.251.463 5 16.909.057 23 2. Tiền gửi ngân hàng 365.300.942 83 1.608.918.375 95 1.243.617.433 340 II. Các khoản phải thu 3.702.640.577 29 5.731.323.205 27 2.028.682.628 55 1. Phải thu của khách hàng 1.080.253.500 29 1.948.649.890 34 868.396.390 80 2. Trả trớc cho ngời bán 2.488.985.543 67 3.496.107.155 61 1.007.121.612 40 3. Thuế VAT đợc khấu trừ 13.3401.534 4 286.566.160 5 153.164.626 115 4. Phải thu nội bộ 0 5. Các khoản phải thu khác 0 III. Hàng tồn kho 8.351.098.383 65 12.948.545.018 61 4.597.446.635 55 1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 2. Công cụ dụng cụ 0 3. Chi phí SXKD dở dang 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 5. Hàng tồn kho 8.351.098.383 100 12.948.545.018 100 4.597.446.635 55 IV. Tài sản lưu động khác 435.962.533 3 849.084.919 4 413.122.386 95 1. Tạm ứng 38.000.000 9 76.417.642 9 38.417.642 101 2. Chi phí trả trớc 0 3. Chi phí chờ kết chuyển 109.305.753 25 178.307.833 21 69.002.080 63 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 0 5. Các khoản thế chấp, ký cợc ký quỹ 288.656.780 66 594.359.443 70 305.702.663 105 Tổng 12.927.344.841 100 21.227.122.980 100 8.299.778.139 64 Năm 2003 VLĐ đã tăng so với năm 2002 là 8.299.778.139 đồng với tỷ lệ tương ứng 64%. Vốn lưu động tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, trong cả hai năm hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể năm 2002 hàng tồn kho chiếm đến 65%. Năm 2003 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 61% trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, trước sự biến động khôn lường của thị trường thì việc dự trữ hàng lớn như vậy sẽ không có lợi cho Công ty. Thứ hai, Do sự thay đổi về vốn bằng tiền, vốn bằng tiền đã tăng 368987325 đồng tương ứng với số tương đối là 84%. Thứ ba, Do có sự thay đổi về tài sản lưu động khác, mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số vốn lưu động. Năm 2002 tài sản lưu động khác là 435.962.533 đồng chiếm 3% trong tổng vốn lưu động, năm 2003 tăng 80%. Qua việc xem xét tình hình vốn lưu động như trên ta thây: Vốn lưu động đã tăng 64% so với năm 2002, đây có thể xem là một tốc độ tăng tương đối lớn. Việc tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho quá nhiều chứng tỏ doanh nghiệp chưa có biện pháp thu hồi vốn tốt, chưa có chính sách bán bàng tói ưu để có thể giảm lượng hàng tồn kho. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do việc nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng chưa chính xác…..Với tình hình như trên Công ty cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp cơ cấu của các khoản trong tổng vốn lưu động làm sao cho hợp lý nhất. Thông thường thì không nên để tỷ trọng của hàng tồn kho chiếm quá nhiều trong tổng vốn lưu động, ngoài ra công ty cần có chính sách hợp lý để thu hồi các khoản nợ không nên để tình trạng như hiện nay.Để biết cụ thể từng khoản mục trong tổng vốn lưu động ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta nên xem xét cụ thể từng khoản mục. 2.2.4. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán nợ của Công ty DHE.JSC Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng luôn có phát sinh các nghiệp vụ thu chi tiền. Dòng tiền lưu chuyển xảy ra liên tục và doanh nghiệp bao giờ cũng phải dự trữ một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là một loại tài sản thiết yếu. Bảng 6 : Tình hình tăng giảm vốn bằng tiền Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % I. Tiền 437.643.348 3 1.698.169.838 8 1.260.526.490 288 1. Tiền mặt tại quỹ 72.342.406 17 89.251.463 5 16909057 23 2. Tiền gửi ngân hàng 365.300.942 83 1.608.918.375 95 1.243.617.433 340 Thông qua việc theo dõi tình hình phân bổ vốn lưu động, ta thấy vốn bằng tiền đã tăng 84% do các nguyên nhân sau: - Tiền gửi ngân hàng năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 1.243.617.433 đồng tương ứng với tỷ lệ 340%. Đây cũng đưộcci là tỷ lệ tăng lớn nếu doanh nghiệp duy trì đều đặn mức tăng tiền gửi ngân hàng sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp. Bởi số tiền gửi ngân hàng này không những tạo ra cho doanh nghiệp một khoản tiền lãi cao mà còn làm cho các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp thông qua ngân hàng sẽ thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn. Mặt khác doanh nghiệp là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, do vậy việc thanh toán tiền cho người bán chủ yếu là thông qua ngân hàng. Nên việc tăng được tỷ trọng của tiền gửi ngân hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng thanh toán cao. Điều này không những sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng mà còn tạo được niềm tin đối với ngân hàng sẽ làm tăng được hạn mức tín dụng của ngân hàng dành cho doanh nghiệp. Lý do tiền gửi ngân hàng tăng là do trong kỳ tất cả các khoản chua dùng tới, hay các khoản thanh toán của khách hàng doanh nghiệp đều chuyển ngay vào ngân. Ngoài ra công ty còn rút tiền mặt tại quỹ chưa dùng tới để gửi ngân hàng. Hầu như hoạt động thu chi tiền của doanh nghiệp đều thông qua ngân hàng nên việc tăng khoản này là tất yếu và là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Lượng tiền mặt tại quỹ cũng tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp. Lý do tiền mặt tại quỹ tăng là do doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hàng hoá, do vậy các khoản chi phí cho vận chuyển hàng hoá, thuê kho bến bãi cũng tăng lên … mà các khoản này chỉ có thể thanh toán bằng tiền mặt. Nhưng việc tăng tiền mặt tại quỹ sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp. Bởi các khoản tiền này mà chưa phải dùng đến sẽ không sinh lời nó có thể coi như tiền "chết". Nhưng việcgiữ tiền mặt tại quỹ cúng mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu đột biến trong thị trường, mang tính chủ động cao hơn. Qua việc phân tích tình hình vốn bằng tiền của công ty ta thấy vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đó công ty cần xem xét lại để nâng cao lượng vốn này để đảm bảo có một khối lượng tiền đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán của công ty Trong nền kinh tế thị trường các đối tác thường xem xét đến khả năng thanh toán và đưa ra các quyết định tài chính khi quan hệ với doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng thì việc xem xét khả năng thanh toán còn có ý nghĩa cho Công ty điều chỉnh lại tình hình tài chính đảm bảo chất lượng khả năng thanh toán tốt hơn. Bảng 7: Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty DHE.JSC STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Hệ số thanh toán tổng quát 1,3 1,275 - 0,025 Hệ số thanh toán tạm thời 1,07 1,08 0,01 Hệ số thanh toán nhanh 0,38 0,42 0,04 Hệ số thanh toán tức thời 0,04 0,87 0,83 Thông qua chỉ số thanh toán của Công ty, các nhà quản lý tài chính đưa ra những biện pháp phù hợp để quản lý. Tổng tài sản = Tổng nợ Cách xác định các hệ số. 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Năm 2002: 15.649.466.873 = 1,3 11.990.602.036 Năm 2003 : 24.973.085.864 = 1,275 19.578.898.767 Qua hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp có thể dự đoán được khả năng đáp ứng các khoản nợ của mình. Hệ số thanh toán như trên là tốt (H> 1), chứng tỏ các khoản huy động bến ngoài đều được đảm bảo. Mỗi đồng vốn vay thì có hơn 1 đồng tài sản đảm bảo nghĩa là nếu bán hết tài sản hiện có thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạnvà dài hạn. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời. TSLĐ + ĐTNH Hệ số khả năng thanh toán tạm thời = Tổng nợ ngắn hạn 12.927.344.841 = 1,07 11.990.602.306 Năm 2002: 21.227.122.980 = 1,08 > 1 19.578.898.767 Năm 2003: Như vậy khả năng thanh toán tạm thời chỉ tăng 0,01 . Hệ số thanh toán này cho biết mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này chưa thể khẳng định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp coa hay thấp chỉ có thể cho biết là số nợ ngắn hạn đó có đủ tài sản lưu động đảm bảo. Do tài sản lưu động trước khi đem đi thanh toán đều phải chuyển hoá thành tiền, mà trong tài sản lưu động luôn có một lượng lớn vật tư hàng hoá, đây là khoản khó chuyển đổi ra tiền nhất. Vì vậy ta đi xem xét hệ sốkhả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Hệ số KN thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn 12.927.344.841 - 8.351.098.383 = 0,38 11990.602.306 Năm 2002: 21227122980 -12.948.545.018 = 0,42 19.578.898.767 Năm 2003: Ta thấy hệ số năm 2003 tăng hơn năm 2002 không đáng kể, chứng tỏ trong cả hai năm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn, điều này làm cho khả năng đảm bảo nhanh các khoản nợ đến hạn của công ty là chưa cao. Một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,4 đồng tiền và khoản phải thu. Hệ số thanh toán nhanh của công ty có tăng so với năm 2002 là 0,02 lần đây cũng có thể nói là công ty đã giảm được tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn so với năm 2002. Hệ số thanh toán tức thời. Tiền + Tương đương tiền Hệ số thanh toán tức thời = Nợ ngắn hạn 437.643.348 = 0,04 11990.602.306 Năm 2002: 1.698.169.838 = 0,87 19.578.898.767 Năm 2003: Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần dùng tới khoản phải thu và hàng tồn kho. Ta thấy năm 2002 hệ số này quá nhỏ nhưng đến năm 2003 hệ số này đã tăng lên lớn hơn 0,5 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty ngày càng tăng lên. Qua việc xem xét vốn bằng tiền của công ty ta thấy rằng doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý hơn để tăng khoản vốn này lên trong tổng vốn lưu động điều đó se giúp cho doanh nghiệp tự chủ hơn trong viêc sử dụng vốn. 2.2.5.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty DHE.JSC Năm 2003 các khoản phải thu chiếm 27% tổng vốn lưu động. Để xem xét các khoản phải thu ta nghiên cứu các biểu hiện sau: Bảng 8: Tình hình quản lý các khoản phải thu Đơn vị tính: đồng chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 chênh lệch số tiền % số tiền % số tiền % Các khoản phải thu 3.702.640.577 100 5.731.323.205 100 2.028.682.628 55 1. Phải thu của khách hàng 1.080.253.500 29 1.948.649.890 34 868.396.390 80 2. Trả trớc cho ngời bán 2.488.985.543 67 3496107155 61 1.007.121.612 40 3. Thuế VAT đợc khấu trừ 133.401.534 4 286.566.160 5 153.164.626 115 4. Phải thu nội bộ 0 5. Các khoản phải thu khác 0 Ta thấy các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng do các nguyên nhân sau: Khoản phải thu của khách hàng tăng 2.028.682.628 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 55%. Điều này có nghĩa là việc thu tiền từ khách hàng của công ty vẫn là chưa tốt. Công ty cần kiểm soát kỹ khoản này bởi có thể rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Phải có chính sách bán hàng hợp lý và thời hạn gia hạn nợ cho khách hàng cũng phải xem lại không nên để khoản này tăng lên quá cao. - Do khoản trả trước cho người bán tăng lên điều này có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng mua hàng nhiều hơn năm 2002. Để đánh giá tình hình các khoản phải thu ta dùng chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu 23.657.972.256 = 5,02 (vòng) 4.716.981.891 Năm 2003: Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = x 360 Doanh thu thuần 360 Kỳ thu tiền BQ = = 71,7 (ngày) 5,02 Năm 2003: Với các chỉ tiêu ta rút ra nhận xét: Vòng quay các khoản phải thu của công ty là 5,02 vòng nghĩa là trong kỳ chỉ có 5,02 lần thu được các khoản nợ thương mại. Tốc độ thu hồi vốn chậm như vậy là không tốt cho doanh nghiệp có thể xảy ra sự thiếu hụt về vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Kỳ thu tiền trung bình là 71 ngày đây cũng có thể coi là biểu hiện không tốt lắm của doanh nghiệp. Nhưng ta chưa thể kết luận được đây là việc làm sai hay đúng. Thực chất trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên. Doanh nghiệp chiếm dụng vốn thì cũng bị chiếm dụng là điều đương nhiên. Mặt khác, doanh nghiệp là mới thành lập nên đang cần rất nhiều bạn hàng biết đến một chính sách bán chịu hợp lý có thể thu hút thêm bạn hàng. Điều mà doanh nghiệp cần làm là trước khi bán chịu doanh nghiệp cần xem xét kỹ về khả năng thanh toán của khách hàng. Tóm lại, nợ phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh nghiệp mà điều này là không tốt đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, công ty cần có biện pháp hữu hiệu hơn nữa trong việc thu hồi nợ sao cho tăng được vòng quay các khoản phải thu và giảm kỳ thu tiền bình quân. 2.2.6. Tình hình tổ chức tiêu thụ và quản lý hàng tồn kho Công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng 86% doanh thu là tiêu thụ sản phẩm qua các hợp đồng bán hàng. Việc bán hàng thông qua các hợp đồng có nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp bởi khối lượng hàng hoá tiêu thụ lớn hơn so với việc bán lẻ. Chính vì điều này nên doanh nghiệp luôn phải dự trữ một lượng hàng hoá lớn để phục vụ cho các hợp đồng này. Năm 2003 doanh thu của doanh nghiệp tăng lên rất nhiều nhưng lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng lên bởi doanh nghiệp đang có chính sách mở rộng quy mô kinh doanh. Các hợp đồng bán hàng cuả công ty nhiều hơn, bên cạnh đó thì các hợp đồng nhập hàng cũng tăng lên. Hàng của công ty là do nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển cho nên không phải lúc nào công ty cũng có khả năng nhập đúng số lượng mà minh muốn nhập, hoặc đôi khi hàng về không đúng với thời gian quy định. Do vậy để phòng trừ các rỉu ro có thể xảy ra công ty cần sừ trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Nếu không,có trường hợp nhận hợp đồng rồi mà không có hàng thì công ty sẽ bị phạt, ngoài ra uy tín của công ty cũng bị giảm theo. Bảng 9: Kết cấu hàng tồn kho chỉ tiêu năm 2002 năm 2003 chênh lệch số tiền % số tiền số tiền % III. Hàng tồn kho 8.351.098.383 65 12.948.545.018 61 4.597.446.635 55 1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 2. Công cụ dụng cụ 0 3. Chi phí SXKD dở dang 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 5. Hàng tồn kho 8.351.098.383 100 12.948.545.018 100 4.597.446.635 55 Năm2003 hàng tồn kho tăng lên 4.597.446.635 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 55% . Hàng tồn kho của công ty tăng cao là do hàng công ty nhập về nhiều hơn. Các khoản mục khác trong hàng tồn kho không có bởi doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào diễn ra nên không phát sinh nguyên vật liệu…….Do vậy, vấn đề chính của công ty là xem xét lưọng hàng hoá nhập về. Nguyên nhân vì sao mà hàng lại tồn nhiều như vậy điều này gây ứ đọng vốn. Không thể dự trữ quá nhiều như hiện nay được, công ty cần có chính xác nghiên cứu thị trường, xem nhu cầu người tiêu dùng như thế nào để từ đó đưa ra một quyết định phù hợp hơn. 2.2.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bảng10: kết quả kinh doanh của công ty năm 2002- 2003 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch Tổng doanh thu 13.717.519.227 23.657.972.256 9.940.453.029 Doanh thu thuần 13.717.519.227 23.657.972.256 9.940.453.029 Giá vốn hàng bán 11.871.697.946 19.786.564.283 7.914.866.337 Lợi nhuận gộp 1.845.821.281 3.871.407.973 2.025.586.692 Chi phí bán hàng 931.234.252 1.876.264.321 945.030.069 Chi phí quản lý DN 448.552.577 1.105.642.873 657.090.296 Lợi nhuận từ hoạt động KD 466.034.452 889.500.779 423.466.327 Lợi nhuận từ HĐTC -430.702.178 - 735.939.545 -305.237.367 Tổng lợi nhuận trước thuế 11.465.271 153.561.234 142.095.963 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.668.887 49.139.594 45.470.707 Lợi nhuận sau thuế 7.796.384 104.421.640 96.625.256 Thông qua bảng trên ta thấy tình kinh doanh của công ty có tiến triển tốt lợi nhuận công ty tăng. Năm 2003 vốn đầu tư tăng lên doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu số vốn này đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói trong năm 2003 chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp hợp lý hơn. 2.4. Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. 2.3. Những biện pháp chủ yếu trong công tác tổ chức và sử dụng VLĐ mà công ty đã và đang áp dụng. a, Giữ quan hệ tốt với Ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán. Để đảm bảo cho nhu cầu cần thiết về VLĐ phát sinh, ngoài các khoản chiếm dụng hợp pháp, Công ty thường đi vay ngân hàng. Hiện nay công ty có quan hệ trực tiếp với một số Ngân hàng như: Ngân hàng công thương , ngân hàng thương mại cổ phần quân đội ….. Nguồn vốn vay ngân hàng rất cần thiết đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục nên công ty xác định phải luôn giữ mối quan hệ tốt với các đối tác ngân hàng. Cụ thể như: thanh toán đúng quy định, đúng thời hạn, các thủ tục vay mượn công ty đều thực hiện nghiêm túc ….điều đó đã tạo uy tín của công ty đối với ngân hàng, về phía ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vay vốn đáp ứng nhu cẫu kinh doanh và việc thanh toán qua ngân hàng diễn ra được thuận lợi. b, Giữ quan hệ tốt với khách hàng Một trong những điều quan trọng quyết định tới sự tồn tại của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là phải có khách hàng. Sớm nhận thức được điều này nên Công ty rất chú ý đến vấn đề quan hệ với khách hàng. Cụ thể như: luôn giao hàng đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng quy cách ….như trong hợp đồng giao ước; công ty có chính sách khuyến mãi, giảm giá đối với khách hàng. Với các chính sách bán hàng hợp lý công ty ngaỳ càng thu hút được nhiều bạn hàng. 2.4. Những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE. JSC Là doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm còn hạn chế lại hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt do đó việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả là rất quan trọng. Nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng có chính sách sử dụng vốn hợp lý. Việc sử dụng vốn lưu động trong công ty DHE.JSC vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể: Số vốn lưu động nằm trong khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, do đó công ty cần tổ chức tốt công tác bán hàng, thanh toán và thu hồi nợ. Với mục đích là mở rộng thị phần nên công ty muốn có được nhiều bạn hàng mới, chính sách tín dụng nới lỏng hơn cả về thời gian, số lượng và phạm vi. Tuy nhiên, do vấn đề thẩm định chưa tốt nên doanh nghiệp vẫn bán hàng cho một số khách hàng mà khả năng thanh toán của họ không cao do đó họ không có khả năng trả hết số tiền hàng mà họ đã mua của công ty. Điều này gây khó khăn cho công ty trong công tác thu hồi vốn. Chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường chưa cao. Cụ thể là chưa nắm sát được nhu cầu thị trường nhằm cung cấp các mặt hàng thị trường cần. Do dự đoán sai nên vẵn còn để tình trạng hàng mua về không bán đi được vì không đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy mô kinh doanh còn hạn chế cần mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên để phát triển hơn Công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình vốn lưu động nói riêng từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn lưu động của Công ty ngoài mục đích hiểu rõ hơn thực tế, còn để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách thiết thực. CHƯƠNG III MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY DHE.JSC Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối bất kỳ một doanh nghiệp nào. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải bắt đầu từ việc khai thác nguồn vốn sao cho hợp lý tối ưu tới việc sử dụng như thế nào nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên thế giới cho thấy hiệuquả sử dụng đồng vốn quyết định sâu sắc tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng vốn như thế nào? vào đâu? quản lý chi phí sử dụng vốn như thế nào? nhằm đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí là thấp nhất. Việc huy động vốn là rất quan trọng tuy nhiên quan trọng hơn là việc sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận cho mình. Một trong những công ty hàng đầu thế giới biết sử dụng hiệu quả đồng vốn lưu động của mình là hãng ô tô Ford(Mỹ). Ford có mặt trên thị trường thế giới và ngày càng khẳng định mình. Một trong những bí quyết thành công của công ty đó chính là sự nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, điều kiện khí hậu, địa hình của từng nơi tiêu thụ để cho ra các sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu ccủa người tiêu dùng. Một trong những biên pháp làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động là các doanh nghiệp phải biết cách thâm nhập thị trườn, một ví dụ điển hình như hãng ăn nhanh Mc Donald's chuyên sản xuất Hamburger tại 25.000 cửa hàng trên 114 Quốc gia. Các cửa hàng hoàn toàn giống nhau. Thế nhưng Hamburger ở mỗi nước khác nhau thì hãng lại làm theo mùi vị khác nhau cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn rất nhiều công ty đã thành công trong việc sử dụng vốn như tập đoàn Sony của Nhật Bảnlà một điển hình trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.Có thể nói trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng điện tử trên thế giới thì hãng Sony ra đời không phải là sớm nhất, nhưng đến nay nói đến các đồ dùng điện tử ít ai lại không biết đến nhãn hiệu Sony. Đây là doanh nghiệp mà hiệu quả sinh lời của đồng vốn đạt được rất cao, hoạt động kinh doanh tốt và rất phát triển. Chủ trương của hãng là luôn luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị hiếucủa khách hàng. Thêm vào đó thúc đẩy bán hàng ra Công ty chủ trương thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ giới thiệu về các sản phẩm do hãng sản xuất, đồng thời luôn tìm kiếm bạn hàng mới, xâm nhập thị trường mới. Chính vì vậy doanh nghiệp Sony được biết đến hầu hết trên thế giới và doanh số bán ra của công ty không ngừng tăng vọt đẩy nhanh tổng mức luân chuyển hàng hoá. Để có được thành công này đòi hỏi công ty không ngừng thay đổi phương pháp sử dụng vốn làm sao có hiệu quả dúng thời diểm nhất. Trong thời kỳ đổi mới có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong sản xuất kinh doanh chuyển từ làm ăn thua lỗ trong nhữgn năm bao cấp sang có lãi. Điển hình có thể kể đến công ty bánh kẹo Hải Hà. Đây là công ty chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam và đã chiếm được niềm tin của rất nhiều người tiêu dùng. Bước sang thời kỳ đổi mới công ty đã chủ trương khai thác thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là liên doanh với nước ngoài để đưa khoa học mới vào sản xuất. Công nghệ đổi mớilàm tăng chất lượng sản phẩm. Điều này làm cho doanh số hàng bán ra ngày càng tăng lên….. công ty còn sử dụng nhiều biện pháp khác nữa. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước đáng để ta học hỏi. Các doanh nghiệp phải dựa vào tình hình của từng loại hình doanh nghiệp mà đưa ra chính sách sử dụng vốn hợp lý. Các biên pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty DHE.JSC. Như ta đã biết doanh nghiệp DHE.JSC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại các hoạt động mua bán hàng hoá thường diễn ra trong thời gian ngắn chính vì loại hình hoạt động này mà công ty cũng cần phải nhận thức rằng: vốn sử dụng trong các hoạt động chủ yếu là vốn lưu động . Chính vì vậy việc xác định đúng đắn nhù cầu vốn lưu động là điều quan trọng nhất trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Phải xác định rõ nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ cho phép ta có thể chủ động hơn trong các hoạt động. Nếu xác định nhu cầu thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn giả tạo còn nếu xác định quá cao cung gây nên tình trang lãng phí. 3.2.1. Công ty cần quản lý và sử dụng hữu hiệu nguồn vốn lưu động hiện có. Công ty cần ban hành cụ thể về chế độ giao vốn và trách nhiệm của mỗi người sử dụng vốn nhằm hạn chế việc lãng phí vốn. Sử dụng hợp lý hơn các nguồn vốn, làm sao cho các nguồn vốn được đầu tư đúng chỗ. Một thực tế mà ta thây nếu bất cứ doanh nghiệp nào mà dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định thì đều gặp khó khăn thua lỗ do chịu sức ép của các chủ nợ, có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do vậy việc sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cũng là một thành công lớn của doanh nghiệp trong việc bảo toàn vốn . Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải đi từ việc quản lý hữu hiệu các khoản mục vốn lưu động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và thường xuyên biến động. Không phải tất cả mọi vấn đề của hoạt động đều nằm trong các khoản mục trên. Song đó là những khoản mục quan trọng nhất liên quan đến cách thức tổ chức vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Tổ chức tốt công tác bán hàng, thanh toán và thu hồi công nợ. Như đã phân tích ở trên việc bán hàng của công ty còn nhiều hạn chế do đó lượng hàng hoá tồn kho còn nhiều. Ngoài ra vốn bị chiếm dụng vẫn còn nhiều so với các khoản khác. Việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty quá nhiều cũng do một số nguyên nhân là do quan niêm của bất kỳ nhà kinh doanh nào là hàng hoá bán ra mà chưa thu được tiền vẫn còn tốt hơn là hàng hoá nằm tại kho bởi dù sao nó cũng thực hiện được nửa quá trình. Đối với các khoản nợ còn tồn đọng do những năm trước để lại công ty cần áp dụng các biện pháp tài chính như gia hạn nợ , giảm nợ…. để thu hồi tránh tình trạng phải đưa ra pháp luật vì đây không có lợi cho cả hai bên. Thêm vào đó cần có thái độ kiên quyết với bạn hàng : phải thanh toán nợ cũ mới cho phép nợ mới. Đối với các khoản nợ mới công ty cần có sự nghiên cứu hợp đồng một cách chặt chẽ đảm bảo bán được hàng hoá đem lại hiệu quả kinh doanh. Cần có biện pháp xử lý khi khách hàng thanh toán nợ không đúng với kỳ hạn đã ký kết trong hợp đồng như: quá hạn phải trả lãi cao , phải chịu một khoản tiền phạt vì vi phạm hợp đồng ……Ngoài ra Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ thanh toán sớm để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hay đúng hạn. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn Định kỳ Công ty nên tổng kết công tác tiêu thụ nhằm rút ra kinh nghiệm những sai phạm trong công tác bán hàng để đề ra những giải pháp thiết thực trong thời gian sau đó. Thực hiện tốt hơn nữa công tác mua hàng. Công tác mau hàng của công ty còn nhiều điều phải xem xét. Tại sao khối lượng hàng hoá tồn kho lại chiếm tỷ trọng lớn có phải hàng hóa doanh nghiệp nhập về kém chất lượng do đó khách hàng không chấp nhận hay vì lý do gì. Hàng hoá của công ty chủ yếu nhập từ các nước phát triển công nghệ cao, của các doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài do vậy đảm bảo chất lượng vậy nguyên nhân nào để hàng hoá tồn kho nhiều. Hay bởi công ty đã không nắm rõ thời gian nhập hàng nên có khi hàng về mà thị trường lại không cần mặt hàng đó. Do vậy khi có quyết định nhập lô hàng nào công ty phải xem xét các điều kiện cần thiết như thời gian lô hàng về có đúng với dự định, đúng với nhu cầu thị trường. Tiếp đó công ty cần xenm xét lại giá cả của mặt hàng nhập về. Nếu hàng nhập về đảm bảo chất lượng nhưng giá cả quá cao cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hàng hoá khó tiêu thụ trong điều kiện có rất nhiều mặt hàng thay thế như hiện nay. Để có thể tiêu thụ tối đa số hàng hoá nhập về thì công ty phải làm tốt các biện pháp sau: Xem xét, phân tích, đánh giá, so sánh chất lượng của cùng một chủng loại hàng hoá ở các thị trường khác nhau. Từ đó timf ra thị trường nào là tối ưu nhấtcó sự kết hợp hài hoà nhất giữa chất lượng, mẫu mã và giá cả. Phải kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hoá khi mua về. Chất lượng hàng hoá không tốt không đúng vơi hợp đồng sữ là một cản trở lớn cho công tác tiêu thụ của công ty. Vì vậy những người làm công tác tiêu thụ phải am hiểu về từng loại hàng hoá để kiểm tra chất lượng hàng hoá khi mua. + Khi mua hàng hoá về phải kiểm tra xem chất lượng hàng hoá có đúng như hợp đồng đã ký kết không,nếu chất lượng không đảm bảo thì kiên quyết không nhập kho + Xây dựng hệ thống kho tàng thích hợp với từng loại hàng hoá đảm bảo bảo quản hàng hoá được tốt. + Kịp thời khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất với những cán bộ tìm mua được hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải Cần quản lý chặt chẽ khâu kiểm giá trị chất lượng hàng hoá nhập kho và khâu bảo quản. Việc làm tốt công tác mua hàng,tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng tốt mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý sẽ giúp cho công ty đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường : Việc tiêu thụ được hàng hoá nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường. Nếu công tác nghiên cứu thị trường tốt công ty sẽ nắm bắt được nhu cầu thị trường thì khả năng tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng hơn. Qua thời gian thực tập ở công ty DHE.JSC em thây công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế: Thị trường tiêu thụ hàng hoá chưa rộng, phạm vi buôn bán hàng hóa còn hạn chế. Thị trường trong nước công ty chỉ mới chú trọng nhiều đến thị trường phía Bắc. Công ty chưa chủ động tiếp xúc, tham dò thị hiếu của người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng giá cả, và các yêu cầu khác của khách hàng. Do đó hàng hoá tồn kho của công ty còn nhiều, số lượng tiêu thụ còn chưa nhiều và có xu hướng giảm xuống. Để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong thời gian tới công ty cần làm tốt các biện pháp sau: Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, xem xét nhu cầu thị trường về chủng loại chất lượng, giá cả ….để kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Mở các đại lý ở những nơi có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà công ty đang kinh doanh tại các Tỉnh , Thành phố trên cả nước. Các đại lý bán hàng của công ty là chíêc cầu nối giữa công ty với người tiêu dùng, qua đó công ty có thể nắm bắt được những thông tin bổ ích về khách hàng, những nhu cầu thị hiếu của họ để ngày càng có thể đáp ứng tốt hơn. Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo các mặt hàng của công ty đang kinh doanh, nhất là đối với thị phần mà khách hàng chưa quan tâm tiêu thụ các mặt hàng đó. Bên cạnh đó về giá cả Công ty có thể bán với giá hợp lý hoặc có thể bán thấp hơn một chút, thu ít lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được công ty sẽ tăng thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ được, từ đó làm tăng doanh thu. Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp để giới thiệu sản phẩm công ty kinh doanh mà không nên quảng cáo thái quá làm tăng chi phí quảng cáo lãng phí trong việc sử dụng vốn lưu động Hiện nay công ty chưa có bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Do đó trong thời gian tới công ty cần thành lập phòng marketing để tìm hiểu thị trường. 3.2.2. Chủ động trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động. Từ thực tế trong doanh nghiệp ta thấy doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động chủ yếu được huy động từ các khoản nợ ngắn hạn, vốn huy động được tạo bởi nguồn vốn thường xuyên quá ít làm côngty mất tự chủ trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Để khắc phục và giải quyết những khó khăn này công ty cầnm phải tăng cường công tác quản lý, chủ động trong việc tổ chức nguồn vốn lưu động, cung cấo vốn lưu động kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần : Xem xét khả năng kinh doanh của mình để khai thác các nguồn vốn khác như: nhận vốn góp liên doanh, vốn vay, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…. Năng động và tận dụng tốt các nguồn vốn tạm thời như nợ ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp khác. Công ty kinh doanh thương mại, các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên liên tục và lượng hàng hoá lưu chuyển mỗi lần lớn. Vì vậy việc công ty sử dụng các nguồn vốn tạm thời để đàu tư kịp thời cho nhu cầu VLĐ là rất tốt, nó cho phép công ty tận dụng tối đa khả năng kinh doanh của mình, cũng như việc giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh, giúp quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh trong năm cần chính xác từ đó mới giúp cho Công ty có kế hoạch tổ chức và huy động tốt nguồn vốn lưu động. Khi đó cung cấp vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới đầy đủ kịp thời, tránh hiện tượng thiếu vốn hoặc thừa vốn. Thực hiện thanh toán bù trừ nhằm tiết kiệm vốn kinh doanh 3.2.3. Đa dạng mặt hàng kinh doanh và tập trung đẩy mạnh các mặt hàng kinh doanh chủ lực, truyền thống. Hiện nay công ty DHE.JSC đang kinh doanh thiết bị điện mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại tủ điện …với thế mạnh là công ty có thể tìm được đối tác cung cấp hàng hoá đảm bảo chất lượng do đó công ty nên khai thác thêm các các loại hàng hoá khác. 3.2.4.Kiện toàn lại bộ máy hoạt động của công ty. Tách phòng tài chính kế toán thành hai phòng riêng biệt có cơ cấu độc lập: phong tài chính và phòng kế toán ký kiến đề xuất này bắt nguồn từ những lý do sau: Việc tổ chức chung hai phòng như thế sẽ làm mất đi tính nguyên nghĩa về bản chất chức năng của các bộ phận. Khối lượng công việc của người trưởng phòng tài chính- kế toán phải đảm nhiệm là vô cùng nặng nề và vất vả, vừa phải chỉ đạo bộ phận hạch toán kế toán vừa phải thực hiện vai trò trưởng phòng tài chính như vậy hiệu quả công việc sẽ không cao. Bộ phận phụ trách vốn thiếu tính chủ động Với những tồn tại nêu trên thiết nghĩ việc tách phòng tài chính - kế toán thành hai phòng độc lập về chức năng là hợp lý và cần thiết. Lập thêm phòng Marketing để điều tra nhu cầu thị trường thúc đẩy mức luân chuyển hàng hóa. Nói đến hoạt động kinh doanh thương mại là nói đến thị trường tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết đến các kế hoạch của doanh nghiệp từ việc mua hàng tới việc tiêu thụ các hàng hoá đó. Tiêu thụ nhanh sản phẩm, tránh hàng tồn kho, ứ đọng là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Công tác Marketing ở công tuy DHE.JSC chưa được coi trọng việc nghiên cứu thị trường chưa thực hiện tốt. Vì thế nhiều khi hàng hoá của công ty chất lượng phù hợp nhưng bán vẫn không nhiều. Ngoài ra công ty còn cần chú trọng phát huy nhân tố con người. Dù bất kỳ ở môi trường nào nhân tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay người ta không chỉ cần có vốn, công nghệ mà quan trọng hơn cả là con người, tất cả mọi việc đều từ con người mà ra. Công ty cần có các chính sách thu hút người tài, làm nâng cao trình độ của các nhân viên điều này sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành khoa học hơn. Trên đây là một số ý kiến đóng góp về việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên do còn hạn chế về thời gian và tầm hiểu biết nên việc phân tích đánh giá của đề tài chưa thực sâu sắc, biện pháp chưa đầy đủ và hoàn thiện song hy vọng rằng phẩn nào sẽ giúp ích cho công ty trong thời gian tới. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường, mọi doanh nghiệp đều phải tìm cách huy động tối đa và sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trong, có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Trong một vài năm xây dựng và phát triển công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng đã từng bước thu được những kết quả cao trong kinh doanh dần dần mở rộng quy mô. Công ty đã tạo được niềm tin cho các đối tác. Công ty đã luôn quan tâm chú trọng đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, điều đó thể hiện sự nỗ lực cố gắng vươn lên và khẳng định mình trên thị trường. Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty vẫn còn có một số tồn tại cần giải quyết để công tác quản lý, sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. "Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động " là đề tài tương đối rộng cần được nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Song trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong chuyên đề của mình em chưa phân tích đầy đủ, sâu sắc và không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty và phòng tài chính kế toán Công ty để đề tài nghiên cứu của em thêm hoàn thiện. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Văn Khoa hướng dẫn đề tài, các thầy cô giáo trong trường, các cô chú anh chị tại công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng trong thời gian em thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Trịnh Phương Thảo DANH MỤC ĐỀ TÀI THAM KHẢO Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (Nhà xuất bản tài chính năm 1999- 2000) Giáo trình kế toán tài chính Trường Đại học Tài chính - kế toán Hà Nội (NXB Tài chính năm 1999) Giáo trình kế toán quản trị Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội Luật doanh nghiệp Nghiên cứu khoa học Tài chính - Kế toán Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần công nghiệp điện Đức Hoàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1833.doc