Chuyên đề Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015

LỜI MỞ ĐẦU Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo.Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT – XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80% vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa nghèo bền vững. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005 xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới 20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”.

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng đề án xoá đói giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015 ------O0O------ 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tỉnh cấp thiết của dự án Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo.Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT – XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80% vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa nghèo bền vững. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005 xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra… Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới 20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”. 1.2. Mục tiêu của dự án - Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27,7 % năm 2010 (dự kiến theo chuẩn mới của Nhà nước ban hành năm 2010) xuống còn dưới 20 % vào năm 2015, bình quân giảm 1,5%/ năm. - Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, củng cố đời sống hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU DỰ ÁN VÀ VÙNG DỰ ÁN 2.1. Khái niệm về xoá đói, giảm nghèo 2.1.1. Khái niệm về xoá đói Xoá đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. 2.1.2. Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ phân trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Xét trên góc độ một nền kinh tế thì giảm nghèo là qúa trình từng bước thực hiện chuyển đổi trình độ sản xuất từ cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại. Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở có nhiều lựa chọn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo và coi đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mặt khác, xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách, tạo ra những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, do đó công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế giảm nhiều. Do vậy, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo, có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới và hế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của cả nước, các ngành và các địa phương. 2.2. Những chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo đã thực hiện của địa phương Trên cơ sở các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng và ban hành chương trình xoá đói, giảm nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 15 – NQ/TU ngày 15/8/2006 về thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2007/NQ-HĐND ngày 22/5/2007 về việc phê duyệt chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 – 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 875/2007/QĐ-UBND ngày 05/6/2007 về việc thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2006 – 2010. Qua 4 năm triển khai Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ, Tuyên Quang đã thu được một số kết quả sau: a. Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 * Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập: - Trong năm, tỉnh đã tập trung vào hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, đã có trên 2,4 vạn lượt hộ nghèo được vay gần 430 tỷ đồng. Để bảo đảm nguồn vốn đạt hiệu quả, các tổ chức hội, đoàn thể đã đứng ra thành lập 2.702 tổ vay vốn. Thông qua các tổ vay vốn, người nghèo được tiếp cận nhanh với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, đồng thời được hỗ trợ về kỹ thuật, mô hình kinh tế, phương pháp sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ nghèo, xã nghèo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản xuất hàng hoá. Toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp dạy nghề cho người nghèo với sự tham gia của trên 700 người, các ngành nghề chủ yếu là: may công nghiệp, điện xí nghiệp, nghề hàn, trồng nấm rơm, dệt thổ cẩm, mây tre đan, sửa chữa xe máy… Nhiều người trong số đó đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Được sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Sở LĐ-TBXH kết hợp với ngân hàng NN-PTNT triển khai thực hiện dự án tín dụng xóa đói, giảm nghèo Việt Đức (KFW) trên địa bàn tỉnh. Có 3.000 hộ được vay vốn để đầu tư mua 120 con trâu, bò kéo, sinh sản; hơn 1,5 vạn con gia cầm; 25 xe bò và các loại máy móc phục vụ nông nghiệp; thâm canh trồng trọt trên 2000 ha lúa và hoa màu. - Bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ người nghèo về vốn vay sản xuất, tỉnh còn hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, pháp lý… Trong những năm qua đã có gần 28.500 người là con em thuộc hộ nghèo đang thao học ở các trường trong và ngoài tỉnh được xét miễn giảm hoọ phí, các khoản đóng góp, trợ cấp xã hội và học bổng. Gần 31 vạn đối tượng được cấp thẻ BHYT với kinh phí gần 67 tỷ đồng. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác xóa đói, giảm nghèo, song theo đánh giá của Sở LĐ-TBXH, đời sống một số bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện tượng đói giáp hạt cục bộ vẫn diễn ra ở một số địa phương; chế độ, chính sách an sinh xã hội chưa kịp thời triển khai đến với người dân… Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, tỉnh ta đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4 – 5%/năm, đảm bảo việc làm cho khoảng 500 ngàn lao động, giải quyết việc làm mới cho 1,6 vạn lao động. Để đạt được mục tiêu XĐNG bền vững, tỉnh ta đã đề ra ra một số nhóm giải pháp. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các vùng hay xảy ra thiên tai, lũ lụt; xây dựng nhiều mô hình điểm về XĐGN; tăng cường xúc tiến chương trình xuất khẩu lao động; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội xây dựng, thẩm định dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân Quỹ cho vay hỗ trợ việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo; ưu tiên các dự án tạo nhiều việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn, nhất là vùng bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng của Nhà nước... Cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo, có Nghị quyết chuyên đề, có kế hoạch, lộ trình thực hiện việc giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động và XĐGN cho từng năm cụ thể; UBMTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác phối hợp cùng các ngành, các cấp phát động phong trào xây dựng nhà đại đoàn kết đóng góp quỹ giúp đỡ hộ nghèo. b. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ * Về thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững: Tuyên Quang có 03 huyện được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a (huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Sơn Dương). Tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 của 3 huyện được phê duyệt theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh là 1103,2 tỷ đồng, trong đó, huyện Na Hang là 500,6 tỷ đồng, huyện Chiêm Hoá là 300,2 tỷ đồng huyện Sơn Dương là 200,4 Tổng số vốn tỉnh Tuyên Quang được tạm ứng năm 2009 là 150 tỷ đồng, trong đó: - Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng; - Vốn sự nghiệp: 50 tỷ đồng. * Về thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: - Tổng số vốn tỉnh được tạm ứng là 8,6tỷ đồng. - Tổng số vốn tỉnh phân bổ và cấp cho huyện Na Hang là 3,2 tỷ đồng, huyện Chiêm Hoá là 2,4 tỷ đồng. huyện Sơn Dương là 3 tỷ đồng. Với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, số hộ nghèo trong toàn tỉnh giảm từ 51 vạn hộ năm 2005 xuống còn 3,2 vạn hộ năm 2009. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh cũng còn có những hạn chế đó là tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao so với bình quân của cả nước, những hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo rất cao… 2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn 2.3.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030'- 22040' vĩ độ Bắc và 104053'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy. Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.  Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 220 - 240 C. Cao nhất trung bình 330 - 350 C, thấp nhất trung bình từ 120 - 130 C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), hay có sương muối. Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với cả nước, bình quân diện tích tự nhiên theo đầu người là 0,87 ha/người (năm 2004). Đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp: 70.195 ha, chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng 445.848 ha, chiếm 76,16%, đất ở 5.156 ha và đất chưa sử dụng 26.765 ha. Đất đai Tuyên Quang được phân chia làm các khu vực sau: - Khu vực núi cao phía Bắc: Gồm toàn bộ huyện Na Hang và các xã vùng cao của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn. Diện tích toàn khu vực này chiếm khoảng trên 50% diện tích tự nhiên của tỉnh, phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nông nghiệp. - Khu vực núi thấp: Gồm các xã phía Nam của các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích khu vực này chiếm 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồi núi ở đây có độ dốc phổ biến 100 đến 250, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. - Khu vực đồi và thung lũng dọc sông Lô, sông Phó Đáy gồm Thành phố Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương với diện tích khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh. Khu vực này đang và sẽ là địa bàn trọng điểm sản xuất công nghiệp, phát triển các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của tỉnh. Lâm nghiệp là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 63 %. Đặc biệt rừng Tuyên Quang có một hệ thực vật rất phong phú với 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, đó là: hạt kín, thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm. Ngoài ra, còn có 207 loài cây gỗ cao từ 10 mét trở lên thuộc 60 họ, các loài dây leo thuộc 17 họ và có trên 20 loài thực vật bậc cao, thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong, tóc tiên, rong mái chèo,… Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, tỉnh Tuyên Quang có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, pơ mu… Kết quả kiểm kê rừng (theo Chỉ thị 286/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ), rừng gỗ chiếm 2/3 diện tích rừng toàn tỉnh, trữ lượng 16.116.000 m3 gồm các loại như keo, lát, mỡ, bạch đàn, thông, xoan, tếch, bồ đề…Trong đó, cây keo và bồ đề có trữ lượng lớn nhất (từ 550.000 – 650.000 m3 mỗi loại), tiếp đến là mỡ và thông mỗi loại từ 120.000 – 300.000 m3; cây gỗ lát khoảng 66,5 tỷ cây. Ngoài ra, có rừng đặc sản là quế, diện tích xấp xỉ 4.000 ha nhưng có giá trị kinh tế rất cao. Tài nguyên khoáng sản: Theo sổ mỏ và điểm quặng tỉnh Tuyên Quang do Cục Địa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp biên soạn năm 1994 và tài liệu của các ngành hữu quan, tỉnh Tuyên Quang có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đàu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt, barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác , chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản được đánh giá như sau: * Mỏ kim loại: - Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 7 triệu tấn. Một vài điểm quặng có trữ lượng đáng kể như điểm Phúc Ninh, điểm Tân Tiến, điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn), trữ lượng lần lượt khoảng 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn; điểm Cây Vầu (huyện Hàm Yên) trữ lượng lkhoảng 1,5 triệu tấn - Thiếc: Đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung ở huyện Sơn Dương. Tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2. - Mangan: Có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm) và huyện Na Hang (1 điểm). Đã có 2 điểm được thăm dò là Nà Pết, Phiêng Lăng (huyện Chiêm Hoá) với trữ lượng dự báo khoảng trên 2,416 triệu tấn. - Chì - kẽm: Có 24 điểm mỏ, tập trung ở thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Na Hang. Mới có 6 điểm mỏ được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 = 195.927 tấn Pb Zn. Hàm lượng Pb<10%; Zn<30%. Tổng trữ lượng cả cấp dự báo là 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại. Quặng kẽm dùng để luyện ô xít kẽm ZnO phục vụ công nghệ hoá chất, công nghệ nhẹ và y tế và luyện kẽm kim loại. - Angtimoan: Đã phát hiện 15 điểm, trong đó Chiêm Hoá có 10 điểm, Na Hang 4 điểm, Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hoà Phú, Làng Vài, Cốc Táy (Chiêm Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn. * Mỏ không kim loại: - Barit : Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng (Sơn Dương); Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc (Yên Sơn) và Hạ Vị (Chiêm Hoá), có trữ lượng trên 2 triệu tấn và hầu hết là mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản có tiềm năng và ý nghĩa xuất khẩu lớn đối với nền kinh tế của Tuyên Quang. - Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều điểm mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà - thành phố Tuyên Quang; ...) có tổng trữ lượng cấp P2: 783 triệu m 3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung, cho khả năng sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ. - Cao lanh – fenspat: Có nhiều điểm rải rác như Hào Phú, Vân Sơn (Sơn Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh (Sơn Dương) có 11 thân quặng với trữ lượng dự báo khoảng 5 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Hào Phú (Sơn Dương) trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn. Điểm mỏ cao lanh Thái Sơn (Hàm Yên) trữ lượng dự báo 1,075 triệu tấn. - Nước khoáng – nước nóng: Có 2 điểm đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ Lâm. Trong đó mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày. Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác như vônfram, pirit, kẽm, chì, đất sét, vàng, cát sỏi,… nằm rải rác cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu. * Di tích lịch sử Tuyên Quang: Tân Trào là xã nằm ở đông bắc huyện Sơn Dương, gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chí Minh. Đến nay Tân Trào có trên 17 di tích. Nơi đây đã ghi lại những sự kiện lịch sử hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Những di tích chính của Tân Trào gồm: Lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Cùng với những di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta suốt 9 năm trường kỳ. Khu di tích văn hóa- lịch sử và sinh thái Quốc gia Tân Trào là tâm điểm của những chuyến du lịch về nguồn. 1. Lán Nà Lừa  Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn. Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan.  2. Cây Đa Tân Trào     Dưới bóng cây Đa của làng Tân Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.  3. Đình Tân Trào Là một ngôi đình thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập. Đình được dựng vào năm Quý Hợi (1923) theo kiểu nhà sàn, cột gỗ 3 gian 2 chái, mái lợp lá cọ, Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945, các Đại biểu trên khắp mọi miền Tổ quốc đã về họp Quốc dân Đại hội. Tại đây, các Đại biểu đã tán thành chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh, quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và cử ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây. 4. Đình Hồng Thái (đình Kim Trận) Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.  5. Hang Bòng Là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hang nằm ở trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Phó Đáy uốn khúc ôm lấy bên hữu dãy núi. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên giới 1950 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II vào năm 1951. 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.      Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ   Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.     8. Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Ngoài ra, Tuyên Quang còn nổi tiếng với hồ thuỷ điện Na Hang. Đây là một trong những hồ thuỷ điện mới được xây dựng phục vụ mục đích thuỷ điện và điều hoà nước với quy mô hùng vỹ, đẹp và lớn nhất nước ta. Đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch của tỉnh. Về mặt an ninh quốc phòng, Tuyên Quang là một trong những tỉnh từng là căn cứ cách mạng của Việt Nam. 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội * Kết cấu hạ tầng giao thông Tuyên Quang có các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km ( từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 340,6 km đường quốc lộ; 392,6km đường tỉnh; 579,8 đường huyện; 141,71 km đường đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong tương lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đường cao tốc Hải Phòng-Côn Minh, đường sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đường sông Việt trì- Tuyên Quang- Hạ lưu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển. * Hệ thống điện: Tuyên Quang được cung cấp điện mua từ Trung Quốc theo tuyến điện 110 kV từ cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) đến trạm 110 kV Hà Giang,  qua trạm Bắc Quang , qua đường dây 110 KV Bắc Quang-Hàm Yên cấp điện cho 2 trạm biến áp 110 kV của tỉnh là Tuyên Quang và Chiêm Hoá. Ngoài ra Tuyên Quang có thể nhận nguồn cung cấp dự phòng từ tỉnh Yên Bái ( nhà máy thuỷ điện Thác Bà) và tỉnh Thái Nguyên(trạm 220 KV Thái Nguyên) qua đường dây 110KV Thác Bà - Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8 km đường dây tải điện từ 6 KV - 35KV. Tính đến hết năm 2005 đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 84,5%. Các đường dây trung và cao thế cơ bản đủ điều kiện cung cấp cho các cơ sở công nghiệp sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh. * Hệ thống đô thị: Cấp nước sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tư xây dựng nhằm tăng số người được sử dụng nước sạch. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và cấp nước nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn được sử dụng nước sạch. - Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Tuyên Quang bao gồm: Ngân hàng đầu tư , Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển Việt Nam, có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh...) với thời gian nhanh nhất qua hệ thống điện tử hiện đại. - Toàn tỉnh có 04 trường giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm trường Cao đẳng Sư phạm, trường Trung học Kinh tế kỹ thuật, trường Trung học Y tế và trường Kỹ nghệ tỉnh. Hàng năm, các trường có khả năng đào tạo hàng trăm giáo viên, cán bộ y tế và hàng nghìn cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân lành nghề. - Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Đến nay có 107 trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện; 100% các xã có trạm y tế hoặc phòng khám đa khoa; có 105 trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ. Tổng số giường bệnh khoảng 2000 giường. * Công tác lao động – xã hội – xoá đói, giảm nghèo: Số lao động được tạo việc làm bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tăng lên qua các năm, qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ hệ đói nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. 3. Nội dung của dự án 3.1. Giới thiệu về dự án - Tên dự án: Dự án xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 – 2015. - Mục tiêu của dự án: Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27,7 % năm 2010 (dự kiến theo chuẩn nghèo mới sẽ ban hành vào năm 2010) xuống còn dưới 20 % vào năm 2015, bình quân giảm 1,5%/ năm. Cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo, củng cố đời sống hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững. - Quy mô của dự án: Dự án thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. - Thời gian của dự án: Dự án thực hiện trong vòng 5 năm, bắt đầu thực hiện từ năm 2011 và kết thúc năm 2015. - Đối tượng của dự án: Đối tượng của dự án là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và các thôn bản nghèo, ngoài ra dự án cũng thực hiện với các đối tượng khác ngoài người nghèo (y tế, tín dụng ưu đãi…). 3.2. Các hoạt động, chi phí và dự kiến kết quả đạt được của dự án 3.2.1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất , tăng thu nhập * Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo - Mục tiêu: cung cấp tín dụng cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất tăng thu nhập tự vượt nghèo. - Đối tượng: hộ nghèo và hộ mới thoát nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ, hộ có người tàn tật. - Nội dung: + Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo và hộ mới thoát nghèo. + Mức vay: bình quân 10 triệu đồng /hộ, tối đa 20 triệu đồng/hộ. + Thời gian vay: tối đa 5 năm ( 60 tháng). + Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay theo hình thức tín chấp (thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức hội đoàn thể: hội nông dân; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên; Hội cựu chiến binh...). * Kết quả dự kiến: Số lượt hộ nghèo dự kiến được vay là 39.000 lượt hộ, chi tiết như sau: Hết năm 2010 ước có 31.000 hộ đang dư nợ, mức vay bình quân là 8,3 triệu đồng/hộ còn khoảng 8.000 hộ nghèo chưa vay, dự kiến sẽ cho vay hết trong 5 năm tới; Cũng dự kiến là 90% hộ được vay lại vòng 2, số lượt hộ vay là 39.000 hộ x 90% = 35.100 lượt hộ; Số lượt hộ cho vay là: 8.000 + 35.100 = 43.100 lượt hộ, tính thêm 10% số hộ cận nghèo thì tổng số lượt hộ cho vay khoảng 45.000 lượt. * Nhu cầu về vốn: Cần bổ sung khoảng 178,440 tỷ đồng; * Cơ quan chủ trì thực hiện: Ngân hàng chính sách xã hội 3.2.2.- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo DTTS (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg) * Mục tiêu: Giải quyết đất sản xuất cho hộ nghèo là DTTS không có đất hoặc thiếu đất để phát triển sản xuất. * Đối tượng: hộ nghèo DTTS không có đất hoặc thiếu đất ( thực hiện theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ). * Nội dung, mức hỗ trợ: hỗ trợ đất sản xuất trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đảm bảo theo nguyên tắc công khai, công bằng nguồn hỗ trợ đến từng hộ thụ hưởng. - Mức hỗ trợ: mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. * Kết quả dự kiến: - Tổng số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất là 6.073 hộ. - Diện tích đất cần hỗ trợ: 1.020 ha. Tuy nhiên do những khó khăn về quỹ đất, dự kiến chỉ hỗ trợ được khoảng 2.500 hộ (chiếm khoảng 41%), còn khoảng 3.500 hộ khác sẽ nghiên cứu hỗ trợ thông qua đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm theo nghề nghiệp được đào tạo. * Kinh phí thực hiện: 5,036 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương: cấp theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg. 5 triệu đồng/ha x 1.054,1 ha x 48 % = 2,53 tỷ đồng. Ngân sách địa phương: 506 triệu đồng ( 20 % NSTW). * Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban dân tộc và Tôn giáo là cơ quan thường trực phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. 3.2.3. Dự án khuyến nông - khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn * Mục tiêu: Hỗ trợ người nghèo về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm để tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo bền vững. * Đối tượng: hộ nghèo có lao động có đất sản xuất có nhu cầu nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ưu tiên các đối tượng là phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. * Nội dung: - Trang bị kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động khuyến nông - lâm - ngư có sự tham gia của người dân qua các hoạt động: tập huấn, hội nghị đầu bờ ... tham gia các mô hình trình diễn giúp người dân có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng dẫn người dân có kiến thức tổ chức sản xuất bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra nhằm tăng giá trị sản phẩm qua đó giúp hộ nghèo tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững. - Cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật thị trường cho người nông dân, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - lâm - ngư tại cơ sở. * Kết quả dự kiến: + Số hộ nông dân được hưởng thụ: 9.000 hộ. + Kinh phí thực hiện: 4 tỷ triệu đồng (bình quân 800 triệu đồng/năm). Trong đó vốn ngân sách địa phương: 1,5 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ: 2.5 tỷ đồng. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT. 3.2.4. Dự án xây dựng nhân rộng mô hình xoá đói giảm nghèo * Mục tiêu : Tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Hình thành vùng kinh tế hàng hoá tập trung chuyên môn cao với khối lượng hàng hoá lớn thúc đẩy công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. - Hình thành thị trường nông thôn mới bao gồm cả cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong sản xuất nông nghiệp: Lao động, vật tư, máy móc công nghệ, chế biến bảo quản … - Tạo môi trường thuận lợi hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp nông thôn đó là các mối liên kết, liên doanh và hợp tác mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng hoá. * Đối tượng: Hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện được hưởng lợi từ mô hình này. * Nội dung: - Mỗi năm xây dựng 02 mô hình sản xuất tổng hợp. - Quy mô 100 hộ gia đình có nghề truyền thống. * Kết quả dự kiến: Đảm bảo thu nhập 1 hộ đạt 1,5 triệu đồng/tháng. * Kinh phí thực hiện: với tổng số vốn đầu tư 7 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện 5 năm: 5 năm x 1,4tỷ đồng/năm = 7 tỷ đồng 3.2.5. Dự án dạy nghề cho người nghèo * Mục tiêu: nhằm nâng cao kiến thức về tay nghề, kiến thức xã hội cho người nghèo tạo cơ hội cho họ có thể áp dụng kiến thức vào sản xuất hàng ngày, bên canh đó giúp họ tự tìm được việc làm tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo * Nội dung: + Đánh giá nhu cầu học nghề của người dân. + Tổ chức dạy nghề ngắn hạn phù hợp với người nghèo để giúp họ có thể tự tạo việc làm. + Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm. + Hỗ trợ học phí cho người nghèo. * Đối tượng: người nghèo, đặc biệt thanh niên nghèo. * Kết quả dự kiến: Số người nghèo được đào tạo dạy nghề 7.500 lượt người. * Kinh phí thực hiện : 7,5 tỷ đồng, bình quân 1,5 tỷ đồng/năm. (1.000.000 đ/người/khoá học) tương ứng 1.500 lượt người/năm. * Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương từ Chương trình dạy nghề cho nông dân. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. 3.2.6. Đề án xuất khẩu lao động * Mục tiêu: giải quyết việc làm cho người lao động thông qua đó tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo bền vững cho hộ gia đình nghèo. * Nội dung: tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiên thông tin đại chúng về chủ trương chính sách xuất khẩu lao động. - Phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín tổ chức tuyển lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Kiện toàn Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh và các huyện, thị xã để chỉ đạo công tác XKLĐ tại các địa phương hoạt động có hiệu quả, nghiên cứu có thể giao chỉ tiêu cho các huyện/thị xã thực hiện. - Thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động để cho đối tượng người nghèo vay khi Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp không đủ vốn. * Đối tượng: tất cả người lao động tại các địa phương, chú ý nhu cầu người lao động trong hộ nghèo và cận nghèo... * Kết quả dự kiến: 5 năm có 3.000 lao động được đi xuất khẩu lao động, bình quân 600 người/năm. *Kinh phí thực hiện: Nhu cầu vốn cho lao động vay: 40 triệu/người x 600 người/năm = 24 tỷ đồng/năm Sau 1,5 năm người lao động sẽ trả vốn, vốn thu hồi quay vòng cho người đi đợt sau. Tổng nhu cầu vốn vay 24 tỷ đồng x 5 năm = 120 tỷ đồng. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức quản lý và cho vay theo danh sách do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp. - Nguồn kinh phí: ngân sách địa phương * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội , UBND các huyện, thị tổ chức thực hiện. 3.2.7. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội a. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo * Mục tiêu: Trợ giúp người nghèo, người dân tộc thiểu số trong khám chữa bệnh, giảm rủi ro khó khăn cho người nghèo. * Nội dung: Miễn phí khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua mua thẻ BHYT cho người nghèo với mức theo quy định hiện nay là 80.000 đ/người năm mức đóng góp có thể thay đổi theo từng thời kỳ; Lồng ghép với các chương trình của ngành y tế để đầu tư nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh có năng lực phục vụ bênh nhân tốt hơn... * Kết quả dự kiến: Dự kiến có khoảng 812.500 lượt hộ nghèo được khám chữa bệnh (tính cả khám chữa bệnh từ tuyến xã trở lên). * Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện 65 tỷ đồng. - Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương. * Cơ quan chủ trì thực hiện : Sở y tế thực hiện khám chữa bệnh cho các đối tượng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bảo hiểm xã hội mua và cấp thẻ cho các đối tượng. b. Chính sách hỗ trợ về giáo dục * Mục tiêu: Hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như con em các hộ khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của hộ nghèo, chuẩn bị các điều kiện phát triển nguồn nhân lực của hộ nghèo, đảm bảo xóa nghèo bền vững. * Đối tượng: Con em hộ nghèo và thành viên hộ nghèo trong độ tuổi đi học * Nội dung: + Miễn học phí và các khoản đóng góp cho con hộ nghèo trong độ tuổi đi học + Hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa cho con hộ dân tộc thiểu số, con hộ nghèo. + Lồng ghép với các chương trình của ngành giáo dục ( kiên cố hoã trường học...) đề nghị ngành giáo dục nghiên cứu xây dựng đề án làm nhà bán trú dân nuôi để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa thuận lợi trong học tập. * Kết quả dự kiến: Số lượt học sinh được hỗ trợ trong 5 năm là 500.000 lượt học sinh. * Kinh phí thực hiện: 5,5 tỷ đồng/năm x 5 năm = 27,5 tỷ đồng. - Nguồn kinh phí: ngân sách địa phương. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và đào tạo. c. Chính sách hỗ trợ người nghèo về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt ( Thực hiện theo đề án số 57/ĐA-UBND ngày 15/8/2006 của UBND tỉnh Tuyên Quang v/v bổ sung hoàn thiện việc triển khai thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTG ngày 3/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất , đất ở, nhà ở, và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang) * Mục tiêu: hỗ trợ hộ nghèo chưa có nhà hoặc nhà ở dột nát theo phương châm nhân dân tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ.Và hỗ trợ hộ nghèo thiếu nước trong sinh hoạt. * Đối tượng: Hộ nghèo dân tộc thiểu số thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và hộ nghèo khác do Sở Lao động-Thương binh và xã hội và các tổ chức đoàn thể huy động nguồn hỗ trợ. * Nội dung: Hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt là hộ nghèo DTTS khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt, đất ở để ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững. * Kết quả dự kiến: + 2.809 số hộ cần hỗ trợ về đất ở. + Số hộ được hỗ trợ về nhà ở: 5879 hộ trong đó 5597 hộ làm mới; 282 hộ sửa chữa (mức làm mới là 5 triệu đồng; sửa chữa bằng 2,5 triệu đồng). + Số hộ hỗ trợ về nước sinh hoạt là 12.220 hộ, tổng số công trình là 6.617. Trong đó: công trình tập trung là 102 công trình, số hộ hưởng lợi là 5.705 hộ; công trình phân tán là 6.515 CT , số hộ hưởng lợi là 6.515 hộ. * Kinh phí thực hiện: 67,691 tỷ đồng (Gồm cả 120 triệu đồng kinh phí quản lý). - Ngân sách trung ương : 61,998 tỷ đồng. - Ngân sách địa phương: 5.693 tỷ đồng. * Cơ quan chủ trì thực hiện: + Hộ dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ về nhà ở, đất ở và nước sinh hoạt do Ban dân tộc và Tôn giáo chủ trì thực hiện. + Hộ nghèo khác cần hỗ trợ nhà ở do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và UBMTTQ tỉnh phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh huy động nguồn lực từ công đồng và trích một phần từ ngân sách địa phương dành cho quỹ "xoá đói giảm nghèo" để tổ chức thực hiện. d. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo * Mục tiêu: Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người nghèo, góp phần bảo đảm công lý và công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để họ thực hiện pháp luật, tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở. * Đối tượng, phạm vi: Người nghèo trên phạm vi toàn tỉnh có nhu cầu được trợ giúp. * Nội dung: Triển khai đa dạng các phương thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở nhằm hỗ trợ pháp lý tại chỗ cho người nghèo; hình thành các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, các hình thức trợ giúp pháp lý tại cơ sở do cán bộ tư pháp xã, tổ viên tổ hoà giải, trưởng thôn, trưởng bản thực hiện để tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc đơn giản tại cộng đồng. - Tư vấn hướng dẫn pháp luật giúp người nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ, tham gia đại diện bào chữa trong hoạt động tố tụng, đại diện ngòai tố tụng và kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo. - Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý ở địa phương để nâng cao chất lượng và hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở địa phương. - Phát hành cung cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, các lĩnh vực liên quan đến đời sống thường ngày của người dân, chú trọng các quy định pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người nghèo, các ưu đãi của Nhà nước nhằm giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo. * Kết quả dự kiến: 100 % người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý. * Kinh phí thực hiện: khoảng 250 triệu đồng (50 triệu đồng/năm). Nguồn kinh phí ngân sách trung ương. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì thực hiện. 3.2.8. Nâng cao năng lực và nhận thức a. Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức cho người nghèo * Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo để từ đó tổ chức thực hiện tốt chương trình giảm nghèo tại địa phương. Nâng cao nhận thức và năng lực cho người nghèo vào quá trình ra quyết định, xây dựng kế hoạch, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình. * Đối tượng: - Cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, cán bộ các tổ chức đoàn thể; - Trưởng thôn, trưởng bản; - Người dân nghèo thụ hưởng các chính sách và dự án của chương trình. * Nội dung: + Kiện toàn đội ngũ cán bộ xoá đói giảm nghèo các cấp. + Mở các lớp đào tạo cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp, cán bộ các tổ chức đoàn thể ( Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, UBMTTQ) tuỳ từng thời gian tài liệu biên soạn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế , tập trung vào đào tạo các kỹ năng thực hiện chương trình ( Lập và thực hiện các kế hoạch xoá đói giảm nghèo hàng năm), tuyên truyền các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xoá đói giảm nghèo và chính sách dân tộc miền núi, thông qua đó cán bộ nhận thức được mục đích ý nghĩa của công tác xoá đói giảm nghèo. + Mở các lớp tập huấn cho người nghèo. + Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo. + Tổ chức học tập kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh bạn. * Kết quả dự kiến: khoảng 1.500 lượt cán bộ các cấp và 3.000 lượt người dân nghèo được đào tạo tập huấn. * Kinh phí thực hiện: 1tỷ đồng. - Nguồn kinh phí: ngân sách trung ương. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội b. Hoạt động truyền thông về xoá đói giảm nghèo * Mục tiêu: nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức và người dân về công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền các mô hình, cá nhân, tập thể làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo. * Đối tượng: các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động truyền thông. * Nội dung: + Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, gương cá nhân điển hình về công tác xoá đói giảm nghèo, các mô hình xoá đói giảm nghèo. + Hình thức thông qua các hoạt động: tờ rơi áp phích, các hội nghị chuyên đề, các bản tin trên hệ thống phát thanh truyền hình, các hoạt động văn hoá văn nghệ với chủ đề về xoá đói giảm nghèo, hợp đồng với cơ quan truyền hình, Báo Bắc Kạn mở chuyên mục riêng về xoá đói giảm nghèo. * Kinh phí dự kiến: 250 triệu đồng bình quân 50 triệu đồng/năm - Nguồn kinh phí: Ngân sách trung ương. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký hợp đồng với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện. c. Hoạt động giám sát đánh giá * Mục tiêu : Bảo đảm chương trình hoạt động có hiệu quả đúng đôí tượng, mục tiêu của chương trình, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những nhược điểm trong tổ chức thực hiện đánh giá để giúp lãnh đạo các cấp nắm rõ thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo đồng thời phục vụ cho việc xây dựng các chính sách của tỉnh. * Đối tượng: Tất cả các cấp, các ngành tham gia chương trình và người dân thụ hưởng chính sách, dự án của chương trình. * Nội dung: + Xây dựng hệ thống theo dõi hộ nghèo các cấp. + Có hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, thực hiện thu thập thông tin ở cơ sở. + Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình ở các cấp. * Nhu cầu kinh phí: 350 triệu đồng, bình quân, 70 triệu đồng/năm + Cấp tỉnh : 30 triệu đồng/năm + Cấp huyện ( hỗ trợ cả kinh phí hoạt động quản lý điền hành của BCĐ) 5 triệu đồng/huyện x 8 huyện/thị xã = 40 triệu đồng/năm - Kinh phí: Ngân sách trung ương 150 triệu, ngân sách địa phương là 200 triệu đồng. * Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban chỉ đạo XĐGN các huyện/thị xã.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_mang_2025.doc
Tài liệu liên quan