Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến

LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay thì Marketing đang ngày càng trở nên quan trọng giúp thúc đẩy mạnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Mỗi doanh nghiệp đều nhìn thấy sự quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp của mình, trong xu thế cạnh tranh trong nước và quốc tế khi Việt Nam ra hội nhập nền kinh tế thế giới WTO. Marketing là hoạt động tạo nên bộ mặt của công ty qua các công cụ được sử dụng, cho khách hàng biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty một cách nhanh chóng có hiệu quả cao. Công ty TNHH Bách Tuyến là công ty đã nắm vững được những cơ hội và thách thức của mình trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO và vai trò của Marketing trong doanh nghiệp. Việc đòi hỏi vận dụng nhanh nhậy những công cụ Maketing là sự sống còn của doanh nghiệp trước sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng về hàng hoá. Hàng hoá không phải chỉ cần đạt chất lượng tốt và bền, mà nó còn cần có một chương trình chiến lược phát triển để khuyếch trương cho người tiêu dùng biết, luôn luôn nằm trong tiềm thức của người tiêu dùng. Khi mà cạnh tranh khốc liệt thì khách hàng càng trở nên quan trọng và trở thành “ thượng đế ” thì khách hàng sẽ là trọng tâm cho các công ty phục vụ tìm kiếm họ chứ không phải như trước đây. Chính vì những lý do trên mà em quyết định viết về đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến” tại Công ty Bách Tuyến II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. 2. Phân tích thị trường. 3. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. 4. Đề xuất biên pháp thực hiện chiến lược. III. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động Marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu cho đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. 2. Nghiên cứu tình hình thị trường hiện đại và xua hướng tiềm năng . 3. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong ngành. 4. Định hướng chiến lược thương hiệu cho Công ty trong thời gian sắp tới :  Về nhân sự  Chiến lược 4P. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: Tự thực hiện việc nghiến cứu với mẫu là 100 phiếu thâm dò người tiêu dùng trong hội chợ diễn ra từ ngày 01/02/2007 đến ngày 14/02/2007 tại TP.Vinh (Nghệ An). Bên cạnh đó là thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ số các số liệu được phép tiếp cận của Công ty và những thông tin mà Công ty cho phép tiết lộ kết hợp với tham khảo các thông tin trên sách, báo, tạp chí, trên mạng và từ những nguyên cứu luận văn của khoá trước, . 2. Phương pháp xử lý số liệu:  Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu vầ các chi tiêu tài chính của các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty.  Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của năm chọn so với năm gốc.  Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.  Sử dụng phần mềm SPSS phân tích bảng điều tra, nghiên cứu thị trường. V. Giới hạn / Phạm vi nghiên cứu Với kiến thức thực tế hạn chế cũng như thời lượng thực tập bị giới hạn nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ giới hạn ở thị trường nội địa. mà ở thị trường nội địa hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của còn rất thấp và chưa phát triển mạnh. Do đó, việc xây dựng thương hiệu ở đây chỉ tập trung thu hút và làm nhiều người biết đến là chủ yếu, sau này mới tính đến trưởng thành thương hiệu lớn mạnh. Chuyên đề thực tập này chắc khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và sự đóng góp ý kiến từ Quý Thầy Cô giáo.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm lớn là không xác định được giá trị cảm nhận của khách hàng đôi khi đó là sự áp đặt giá của nhà sản xuất và một điều quan trọng hơn cả đó là xác định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh mà công ty phải gặp phải khi thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, việc sử dụng giá là một công cụ hữu hiệu đối với một đoạn thị trường công chúng chiếm một tỷ lệ đa số. Nói đến công cụ giá cả của Marketing - mix là yếu tố có thể nói là quan trọng khi thâm nhập một thị trường mới mẻ và có sự coi trọng về giá cả. Công ty phải xác định được rõ vấn đề này bởi ví dụ như thị trường các khu vực miền trung như : Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình …Với thu nhập dân cư trung bình đang ít thì muốn mở rộng thị trường cần có những kế hoạch lâu dài xác định giá cả hợp lý. Thu nhập trung bình hàng năm 5,7 triệu ( Nguồn :Tổng Cục Thống kê 2004 ) mà trong đó họ chi tiêu chủ yếu cho sinh hoạt hàng ngày và mua sắm các vật dụng khác nên sản phẩm phải có giá cả phù hợp với thu nhập của họ. Sản phẩm của công ty nằm trong chất lượng và giá cả cao so với các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh như: Điện Quang, Rạng Đông, Hồng Hà và sản phẩm của Trung Quốc. Đối với hàng của Trung quốc giá thì rẻ nhưng chất lượng thì không tốt, làm cho người tiêu dùng cảm thấy mất độ tin cậy về chất lượng của sản phẩm. Trung bình một sản phẩm đèn của Trung Quốc có giá từ : 20 - 40.000 nghìn đồng. Nên so với thị trường có thu nhập kém thì nó rất dễ xâm nhập cho hàng Trung Quốc Còn trống Chất lượng Cao * V-light * Điện quang * Rạng đông Thấp Cao Giá cả * Thấp Đèn có xuất xứ từ Trung Quốc * sản phẩm khác Sơ đồ 4 : Thị trường trống cho sản phẩm đèn học và làm việc ( Nguồn: phòng kinh doanh ) Từ sơ đồ trên ta có thể thấy hiện tại công ty cần hướng cho minh một phương châm phát triển đap ứng được hầu hết người tiêu dùng thì phải có : chất lượng và giá cả phải thấp. Đấy chính là mục tiêu mà bất cứ công ty nào cũng cần phải xác định trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ. Công ty Bách Tuyến cần phải xem xét cả 3 yếu tố khách hàng, cạnh tranh và chi phí có chiến lược giá phù hợp cho thương hiệu. 3.4. Kênh phân phối Quyết định kênh marketing là mội trong số những quyết định quan trọng nhất mà lãnh đạo phải thông qua. Các kênh được Công ty lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến ngay tức khắc đến tất cả những quyết định marketing khác . Cách định giá của công ty phụ thuộc vào chỗ Công ty sử dụng đông đảo những người mua bán hay những cửa hàng chất lượng cao. Các quyết định về lực lượng bán hàng và quảng cáo của Công ty phụ thuộc vào mức độ cần thiết phải huấn luyện và đôn đốc các đại lý. Theo Corey nhận xét : “Hệ thống phân phối … là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài. Thông thường phải mất nhiều năm xây dựng được, và không dễ gì thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực then chốt trong nội bộ, như con người và phương tiện sản suất, nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ. Nó là một cam kết lớn của Công ty đối với rất nhiều các công ty khác độc lập chuyên về phân phối, và đối với thị trường cụ thể mà họ phục vụ. Nó cũng là một cam kết về một loạt chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”. Phân phối là quá trình đưa sản phẩn từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, có thể trực tiếp hay gián tiếp. Nhận thức được sự quan trọng của kênh phân phối Công ty Bách Tuyến luôn chú trọng đến hệ thống của mình, đưa ra một kênh phân phối phù hợp với điều kiện kinh doanh và tình hình kinh doanh của mình. Hiện nay công ty đã có những chi nhánh ở 3 miền, mỗi chi nhánh có nhiệm vụ chuyển hàng của công ty đến tay người tiêu dùng thông qua nhiều hình thức khác nhau có thể bán trực tiếp cho khách hàng hay thông qua trung gian là : đại lý cấp 1 hay các nhà phân phối có uy tín trên thị trường .   Công ty sử dụng các kênh phân phối cho sản phẩm của mình : Công ty Bách Tuyến Chi nhánh của công ty Người tiêu dùng Công ty Bách Tuyến Trung gian Người tiêu dùng Sơ đồ 5 : Kênh phân phối của công ty Hiện nay công ty mở các chi nhánh của mình tại các khu vực trong cả nước nó được chia làm 3 khu vực : Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Nhằm thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường nội địa công ty đã dần hình thành và khẳng định chất lượng của công ty tại các siêu thị có uy tín trong nước tại các thành phố lớn như :Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà sách cũng là một hệ thống phân phối mà công ty chú trọng và quan tâm, bởi sản phẩm phục vụ chủ yếu cho người làm việc và đọc sách, các nhà sách lớn là nơi khách hàng có thể dễ dàng mua sử dụng cho nhu cầu đọc sách báo của mình. Các tiện điện và cửa hàng điện cao cấp cũng được công ty chú trọng tập trung đưa và chuyển hàng tới, khách hàng có thể tìm mua, bởi các tiện điện có trình độ về chuyên môn họ biết được sản phẩm tốt để bán cho khách hàng. Hệ thống phân phối Hệ thống các siêu thị Hệ thống các nhà sách Hệ thống các cơ sở kinh doanh đồ điện Sơ đồ 6: Hệ thống phân phối theo chiều dọc ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) Một số hệ thống bán lẻ sản phẩm đèn bàn V-light : + Tại Miền Nam : -      Hệ thống siêu thị : Metro, coopmart, big C, Maximark, Vinatex, Fivimart, Siêu thị Sài gòn , Siêu thị Điện máy Thiên Hoà , CMC Plaza.. -    Hệ thống nhà sách : Nguyễn văn cừ , Phương Nam ,Fahasa Nguyễn Huệ, Xuân thu, Phú Nhuận, Hệ thống nhà sách Nhân văn 01/Trường Chinh và hầu hết các nhà sách độc lập khác. -       Hàng trăm nhà sách, Cửa hàng điện gia dụng, Văn phòng phẩm tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố như : Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Lâm Đồng, Nha Trang, Gia Lai, Đak Lăk, Kon Tum, Cần thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Quy Nhơn… + Tại Miền Trung : -         Hệ thống Siêu thị : Metro, Hệ thống nhà sách Thảo Thơm, Nhà sách Phưong Nam, Công ty sách và thiết bị Trường học Đà Nẵng, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ Quảng Ngãi, hàng chục các cửa hàng điện gai dụng khác ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. + Tại Miền Bắc : -         Hệ thống siêu thị : Metro, Big C, Fivimart, Intime, Vinaconex, Citymart, Maimrk, Sao Hà Nội, Rosa, Ace, Thịnh Thái, Teschimex, CG mart, Unif, Vân Hồ, Marco, Mê Linh Hypermarket, Đầm Trấu… -         Hệ thống Nhà Sách : Tiền Phong, Tổng công ty sách Viêt Nam, Siêu thị sách Hà Đông, Nhà Sách Giáo Dục, Nhà Sách Bách Khoa,… -         Hàng Trăm cửa hàng điện gia dụng ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…. 3.4. Xúc tiến bán Hiện nay công ty đã và đang sử chiến lược kéo và chiến lược đẩy để thu hút khách hàng của mình, nhằn tăng số lượng hàng có thể bán ra trên thị trường và để cho khách hàng có thể nhận biết được các mặt hàng mà công ty sản xuất cung ứng trên thị trường. Xúc tiến bán làm tăng số lượng bán ra cho công ty, tăng giá trị mà thương hiệu của công ty có được. Kéo Kéo Công ty sản Hệ thống bán lẻ Người tiêu dùng xuất Bách Tuyến Đẩy Đẩy Tác động từ nhà sản xuất Bằng các chương trình truyền thông ( Quảng cáo, Khuyến mại…) Sơ đồ 7: Dùng chiến lược kéo, đẩy của công ty Để có được chương trình xúc tiến bán tốt nhất công ty, cần phải xác định các phương tiện cho mình để có thể giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Công ty cần lựa chọn một phương thức phù hợp với doanh nghiệp của mình tức là điều kiện kinh doanh năng lực tài chính, trình độ quản lý cảu mình, ngoài ra nó còn cần phải thích ứng được tâm lý và hành vi của người tiêu dùng hiện nay chứ không phải áp dụng một cách máy móc lý thuyết xa rời với thực tế. Xúc tiến bán bao gồm các công cụ sau : 3.4.1. Quan hệ công chúng ( public relation ): Quan hệ với công chúng ( PR) là một công cụ marketing quan trọng nữa. Công ty không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng và các đại lý của mình, mà còn phải có quan hệ đông đảo công chúng quan tâm đến sản phẩm theo Phillip Kotler được định nghĩa như sau: “ Công chúng là mọi nhóm người quan tâm hay ảnh hưởng thực tế hay tiềm năng đến khả năng Công ty đạt được những mục tiêu của mình “. - Quan hệ với báo chí : Công ty Bách Tuyến tham gia vào các chương trình của báo chí như : trên thời báo kinh tế Việt Nam cung cấp thông tin và giao lưu với các nhà báo, Báo sài gòn giải phóng và Tạp trí marketing. - Tổ chức các sự kiện : Chương trình mang tên “ Thắp sáng trường học của công ty trong năm 2005 “ đã tăng 500 sản phẩm của công cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Đồng bằng sông Cửu Long. - Trên truyền hình nhằm tham gia vào các chương trình ủng hộ quỹ người nghèo để có thể đưa thông tin cho người xem truyền hình biết về sản phẩm của công ty Bách Tuyến với thời lượng nhất định. 3.4.2. Quảng cáo Khái niện 1 : Theo Hiệp Hội marketing mỹ (AMA) đã đưa ra định nghĩa quảng cáo : “ Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp cảu hàng hóa dịch vụ hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết quảng cáo Khái niệm 2: Quảng cáo là một công cụ marketing, quảng cáo là sự tiếp cận kinh doanh, là phương tiện để đạt tới mục tiêu của chiến lược chung marketing như lợi nhuận, thế lực và sự an toàn trong kinh doanh. Từ các định nghĩa trên ta có thể thấy được vai trò của quảng cáo cho sản phẩm của công và đặc biệt là các sản phẩm mới của công ty. Trong giai đoạn này một số sản phẩm của công ty đang đúng trước chu kỳ bão hòa, thì việc quảng cáo càng quang trọng, bởi quảng cáo tỷ lệ thuận với doanh số bán ra của công ty. Ngân sách dành cho quảng cáo hàng năm của công ty khá lớn theo số liệu của công ty thì năm : 2005 là 160 triệu đồng còn năm 2006 là 190 triệu đồng. Bảng 8 : Ngân sách phân bổ cho các phương tiện quảng cáo ĐVT: 1000đ STT Loại hình 2005 2006 1 Báo chí 40 70 2 Đài 30 35 3 Tờ rơi, pa nô 25 35 4 Truyền hình 65 50 (Nguồn : Phòng kinh doanh) Theo số liệu trên ta có thể nhận thấy : Trong năm 2005 công ty chủ yếu tập trung vào quảng cáo trên truyền hình chiếm hơn 30 % chi phí quảng cáo của công, còn tờ rơi và pano thì chiến một tỷ lệ ít hơn so với các phương tiện khác. Công ty chủ yếu tập trung vào quảng cáo bởi sản phẩm mới ra để cho khách hàng có thể nhận biết sản phẩm của công ty một cách đại chúng và nhanh chóng, đến năm 2006 hoạt động cho báo chí chiếm 33,3 % của các phương tiện truyền thông, năm 2006 là năm mà côngty quan hệ rộng với báo chí để khẳng định lại chất lượng của công ty và để đảm bảo về mặt chất lượng. Hiện nay năm 2007 công ty dự kiến sẽ tập trung vào phát tờ rơi mạnh hơn sẽ chiếm 40 % chi phí quảng cáo công ty. Để sức tiến mạnh hơn thì ra tháng 3 năm 2007 thực hiện kế hoạch phát tờ rơi tại tất cả các siêu thị trong cả nước.Tờ rơi được phát cho các khách hàng khi vào siêu thị. Mỗi một tờ rơi được công ty trả cho Siêu thị với giá là 200 đồng / tờ hoặc chiết khấu 3 % trên doanh số bán ra của từng siêu thị. Với sự giám sát kiểm tra của các nhân viên trongchi nhánh của công ty. ( Nguồn : Phòng kinh doanh ) Quan hệ(PR) Tuyên truyền Marketing trực tiếp Quảng cáo  Khách hàng Khuyến mại Bán hàng cá nhân Sơ đồ 9 : Các chương trình xúc tiến hỗn hợp tác động tới khách hàng Khuyến mại : Cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, giá, bảo hành…Để thuật tiện trong việc cung cấp thông tin một cách nhanh nhất cho khách hàng. Bách Tuyến đã đưa vào sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng viễn thông Việt Nam qua hình thức tin nhắn SMS cung cấp các thông tin về các chương trình khuyến mãi, thông tin về giá, các chi nhánh, các trung tâm bảo hành của Bách Tuyến Tất cả các thuê bao di động trả trước và trả sau của Mobifone, Vinaphone, Viettel trên toàn quốc đều có thể sử dụng dịch vụ này. Khi mua hàng của công ty Bách Tuyến mỗi sản phẩm đèn đều có được khuyến mại một bóng đèn do công ty sản xuất. Chính vì sự khuyến mại này làm ra tăng thêm lượng bán ra của công ty, người tiêu dùng thấy được sự yên tâm khi mua sản phẩm của công vì có thể mua bóng khi cháy bóng. 3.4.4. Mở rộng hội chợ Các hội chợ trong nước là những cơ hội để tăng doanh số bán trong ngắn hạn cho Công ty tăng mức độ nhận biết thương hiệu qua các hoạt động quản bá : quảng cáo, khuyến mại….với chi phí thấp nhất và nơi đây sẽ giúp Công ty có thể thu thập được nhiều thông tin, nhận ra nhu cầu và thay đổi trong sở thích của khách hàng, đồng thời cũng là nơi quảng bá mạnh thương hiệu, tìm đối tác mới mở rộng thị phần cho thương hiệu V-light. Công ty nên chủ động hơn nữa trong việc thiết kế và in ấn tài liệu để quảng cáo, thiết kế không gian trưng bày sản phẩm sao cho có phong cách riêng và thật ấn tượng đối với khách tham quan. Có như vậy, sẽ kích thích sự ưu tiên lựa chọn của khách hàng sau này khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong tập thươnghiêu cùng ngành với công ty Trong năm 2006 công ty đã tổ chức 6 hội chợ : tại Hà Nội có 2 Hội chợ là Trung tâm Giản võ và Cung văn hoá Lao động. Tại Hải Phòng 2 Hội trợ. Hải Dương và Nghệ An. Nó đã góp phần mở rộng thị phần và kích thích nhu cầu của khách hàng. 3.4.5. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là hoạt động rất cần thiết, công ty chú trọng mở các cửa hàng của mình tại chi nhánh để bán lẻ sản phẩm và giới thiệu trưng bày sản phẩm của mình. Công Bách Tuyến rất xem trọng việc bán hàng các nhân vì nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng biết về thông tin của sản phẩm và năm được những nhu cầu của khách hàng, phản hồi mọi thông tin đó cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh có thể lập chiến lược sản phẩm lâu dài. Chương IV: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM ĐÈN HALOGEN CỦA CÔNG TY BÁCH TUYẾN I. Định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty 1. Định hướng phát triển Quyết định mở rộng thị trường nội địa trong thời gian qua của Công ty Bách Tuyến, đã gặp hái được mội số thành công nhất định, sản phẩm đèn Halogen chống cận của Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạo được lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và dịch vụ chăm sóc. Doanh số và lợi nhuận của công ty đã tăng trưởng liên tục qua các năm, nhiều công ty từ Bắc vào Nam đã tìm đến sản phẩm của công ty để xin làm đối tác và đại lý độc quyền cho công ty tại các tỉnh và khu vực. Được như vậy là do “ Công ty lấy chất lượng sản phẩm của mình là tiêu chuẩn hàng đầu, không ngừng cải tiến công nghệ để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng”. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng thương hiệu V-light của Công ty vẫn còn nhợt nhạt trong tâm trí của người tiêu dùng và chưa gây được tiếng vang lớn trên thị trường trong nước. Bên cạnh đó, công tác Marketing trên thị trường trong nước của Công ty vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan mà Công ty vẫn chưa thể khắc phục được. Nếu Công ty có sự đầu tư đúng mức cho công tác Marketing xây dựng và phát triển thương hiệu về tài chính, công nghệ, sản xuất và nhất là trong việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, ắt hẳn sẽ đưa thương hiệu của công ty lên tầm cao của sự thành công. Vấn đề đặt ra và cũng là bài toán mà công ty cần phải giải đó là hoạch định nột chiến lược thương hiệu như thế nào? Triển khai vào thực tiễn ra sao để mang lại hiệu quả cao nhất? Trong tình hình hội nhập và cạnh tranh thương hiệu gay gắt như hiên nay, nếu không muốn thua ngây trên sân nhà thì ngay bây giờ Công ty Bách Tuyến cần tạo ra cho mình một vị thế thương hiệu mạnh trên cơ sở xây dựng một chiến lược thương hiệu hiệu quả nằm trong chiến lược Marketing tổng thể, xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, xác định khách hàng mục tiêu, kết hợp với chiến lược sản phẩm, quảng bá, chính sách giá cả và phân phối hợp lý nhằm tạo ra cho công ty và các sản phẩm của công ty một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhận thức của khách hàng trong sự tương quan với đối thủ cạnh tranh.Cụ thể là: Tiếp tục nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm “ chất lượng cao” đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó tăng cường quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hỗ trợ bán hàng mở rộng kênh phân phối hiện có và xâm nhập kênh phân phối mới tạo danh tiếng thương hiệu trên thị trường nội địa. Không ngừng đầu tư nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của Công ty theo hướng khác biệt và có ích hơn đối với người tiêu dùng không chỉ về mặt chức năng mà còn cả về tính thẩm mỹ học sản phẩm. Tiếp tục phát triển sản phẩm đèn Halogen với mẫu mã đa dạng và thêm vào đó là đèn compact và đèn dùng cho học sinh kiến trúc, xây dựng tạo lợi thế cạnh tranh tối đa cho thương hiệu. 2. Mục tiêu Marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu 2.1. Kích thích nhu cầu: Khơi dậy mối quan tâm đối với thương hiệu, ngay cả khi khách hàng chưa biết đến sụ tồn tại của thương hiệu. Thông báo cho khách hàng biết về thương hiệu và các lợi ích của nó khi họ không hiểu rõ về thương hiệu và những lợi ích mà nó có thể mang lại. 2.2. Tối đa hoá sự thảo mãn của người tiêu dùng: Thuyết phục khách hàng rằng các lợi ích của thương hiệu lớn hơn chi phí mà họ bỏ ra và để đánh giá quyết định mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay đo lường và đánh giá sự hài lòng của khách hàng còn gặp phải những khó khăn nhất định. 2.3. Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Tạo lòng tin đối với sản phẩm và thương hiệu khi khách hàng đã biết về sản phẩm thương hiệu nhưng chưa hoàn toàn tin vào giá trị của thương hiệu. Để nâng cao hình ảnh thương hiệu của V-light thì nhà quản trị Công ty có những bước đi trong tiến trình xây dựng thương hiệu của mình thật sự hiệu quả. II. Phương án hình thành chiến lược thương hiệu 1. Căn cứ xây dựng chiến lược Lợi nhuận: lợi nhuận sẽ cao hơn vì khách hàng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn cho một thương hiệu nổi tiếng và sẽ giảm giá được chi phí quảng bá thương hiệu. Doanh số: có thể gia tăng bàng cách mở rộng thị trường. Vị thế thương hiệu trên thương trường: điều này phụ thuộc vào nhận thức và ấn tượng mà thương hiệu có thể tạo ra cho khách hàng. 2. Phương án hình thành chiến lược Thường xuyên thu thập dữ liệu, cập nhật thông tin của thị trường, của đối thủ cạnh tranh: các thông tin này có thể thu thập được từ: Người tập sự hay nhân viên của đối thủ cạnh tranh. Tư liệu, báo chí, ấn phẩm quảng cáo. Hướng khách hàng : Đây là vấn đề trọng tâm, bởi lẽ ngày nay. trước sự cạnh tranh thương hiệu khốc liệt của đối thủ cạnh tranh cùng sản xuất sản phẩm, chiến thắng sẽ thuộc về doanh nghiệp noà có thể thoả mãn tối đa mong muốn của khách hàng, khách hàng sẽ quyết định sự tồn tại của thương hiệu đó. III. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng thương hiệu Với một thị trường ngày càng phát triển nhiều hàng hoá cạnh tranh khốc liệt về chất lượng cũng như gía cả, phân phối thì ý nghĩa của thương hiệu càng trở nên quan trọng và nó không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ giúp nhận biết và phân biệt trên thị trường, mà còn đại diện cho tất cả toàn bộ những nhận thứccủa khách hàng khi nghĩ về một cái tên của sản phẩm hoặc về Công ty trong tâm trí họ. Thương hiệu cho phép Công ty bảo vệ hợp pháp những đặc điểm và/ hoặc hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sỡ hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua các quy chế, giải pháp hữu ích. Bao bì, kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc. Các quyến sở trí tuệ này đảm bảo rằng công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá. Khi những nhận thức của khách hàng càng tích cực về thương hiệu thì nó sẽ tạo ra các giá trị vô hình rất lớn cho Công ty đó là: Tăng hiệu năng và hiệu quả của chương trình tiếp thị Tăng sự trung thành với thương hiệu. Tăng giá bán / tỷ lệ lợi nhuận Tăng khả năng mở rộng thương hiệu. Tăng ảnh hưởng đối với kênh phân phối. Tăng lợi thế cạnh tranh. IV. Định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến. Thị trường sản xuất đèn Halogen cho học sinh và người làm việc hiện nay, chủ yếu nhập ngoại rất nhiều sản phẩm chỉ có là của Trung Quốc và từ Nhật Bản, nó có sự khác biệt về chật lượng và giá cả. Ở trong nước hiện nay thì sản phẩm của đèn Rạng Đông cũng được biết đến nhưng chưa nhiều. Công ty Bách Tuyến là Công ty sản xuất đi sau thị trường của Rạng Đông, nhưng từ việc phân tích nhu cầu và thương hiệu hiện có thì Công ty đã có những hướng đi cho mình cụ thể bằng chiến lược. Tuy nhiên việc hoạch định một chiến lược thương hiệu có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, chiến lược hoạch định sai lệch có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty đến chỗ mất hết tất cả. Trong phạm vi giới hạn của sự hiểu biết về công tác Marketing tại Công ty Bách Tuyến, thiết nghĩ đẻ có thể hoạch định một chiến lược cho Marketing cho thương hiệu hiệu quả, bất kỳ công ty nào cũng vậy phải thực hiện theo những trình tự các bước sau đây : 1. Xây dựng các thành phần thương hiệu 1.1.Tên và logo thương hiệu: 1.1.1. Tên: Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và bạn phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu… Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên về một loại sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ Ðáp ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh với “tên nhãn hiệu”. Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảo sát thực tế kinh nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả là có 04 tình huống mà doanh nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọng vào việc đặt tên nhãn hiệu: Sản xuất sản phẩm mới. Mở rộng dòng sản phẩm Cung cấp loại hình dịch vụ mới Thành lập doanh nghiệp/liên doanh. Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng nên cập nhật một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảm nhận mới về sản phẩm/dịch vụ – “ trẻ hoá nhãn hiệu” Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức và kỹ năng về đặt tên nhãn hiệu ngày càng phát triển và trở nên khổng lồ với bất kỳ cá nhân nào. Do đó, các chuyên gia đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi cái tên đều được ra đời bằng những cách sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có một số qui tắc chung mà nhà quản trị đều áp dụng trong mỗi dự án đặt tên như: Các tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu: Dễ nhớ: Ðơn giản, dễ phát âm, dễ đánh vần Có ý nghĩa: gần gũi, có ý nghĩa, có khả năng liên tưởng Dễ chuyển đổi: tên nhãn hiệu có thể dùng cho nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại; dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hoá khác nhau Dễ thích nghi: dễ dàng trẻ hoá, hiện đại hoá Ðáp ứng yêu cầu bảo hộ: có khả năng phân biệt, không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn hoặc bảo hộ Cần lưu ý rằng có rất ít tên nhãn hiệu đáp ứng đủ các tiêu chí trên một cách tuyệt đối vì trong một số tình huống chúng có thể trở nên đối nghịch nhau. Các cách đặt tên nhãn hiệu: Sử dụng từ tự tạo: từ tự tạo được tổ hợp từ những ký tự, tạo thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển. ( Nhãn hiệu V-light của Công ty Bách Tuyến ) Sử dụng từ thông dụng: từ thông dụng là những từ hiện dùng, thực sự có nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó ( V-light ) Sử dụng từ ghép: từ ghép là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết. Sử dụng từ viết tắt: thông thường từ viết tắt được tạo thành từ những chữ cái đầu của tên công ty, từ viết tắt cũng có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó. Với những tiêu chí để đặt tên thì khi thành lập Công ty Bách Tuyến đã có những bước chuẩn bị cho tên nhãn hiệu của mình phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm và phụ thuộc vào tính năng tác dụng mà sản phẩm của Công ty mang lại cho người tiêu dùng. Sản phẩm là đèn dành cho học sinh người làm việc hay có thể nói dành để chiếu sáng thì phải có mộpt cái tên rất quen và phù hợp với đối tương người tiêu dùng mà mình hướng tới. Tên gọi của sản của Công ty là “V-Light ” nó có 2 ý nghĩa xét về góc độ người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đối với trong nước thì có thể hiểu sản phẩm “ánh sáng mặt trời”. Ánh sáng tốt nhất mà con người có thể sử dụng là “ánh sáng mặt trời” nhằm đưa đến cho khách hàng hiểu rằng sản phẩm của Công ty mang lại cho người tiêu dùng là ánh sáng đảm bảo chất lượng không hại đến đôi mắt người dùng. Đối với thị trường quốc tế thì có ý nghĩa hết sức quan trọng, khi đẩy mạnh phát triến sản phẩm của Công ty. Như người nước ngoài biết đến con người Việt Nam là hiếu học, sản phẩm của người Việt Nam là đèn học, nhãn hiệu “V-light ” càng nói rõ lên được những thế mạnh của thương hiệu. Việc kết hợp nhãn hiệu với tính dân tộc sẽ tạo nên thế mạnh mà Công ty đã vạch ra. Theo hiệp hội Marketing Mỹ: cho rằng phát triển thương hiệu không phải bắt đầu từ sự ra đời của sản phẩm hay dịch vụ mà bắt đầu ngay từ khái niệm hướng đến sự hình thành tên nhãn hiệu bởi tên nhãn hiệu là ấn tượng đầu tiên tạo ra nhận thức nhãn hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng. 1.1.2. Logo. Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của nhãn hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu. Thông thường, logo nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Các nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của logo đối với nhận thức nhãn hiệu của khách hàng là rất quan trọng. Logo có thể tạo ra liên hệ thông qua ý nghĩa tự có của nó hoặc thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. So với nhãn hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, có liên hệ gì với nhãn hiệu nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. Dưới góc độ pháp luật, logo gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Logo tạo ra khả năng phân biệt của sản phẩm vì vậy, logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá. Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ hoạ, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết tạo ra một bản sắc riêng của thương hiệu. Logo chính là biểu tượng đặc trưng, là “bộ mặt” của thương hiệu. Thông thường, các chuyên gia áp dụng 03 cách thiết kế logo như sau: Cách điệu tên nhãn hiệu: là tạo cho tên nhãn hiệu, tên công ty một phong cách thiết kế đặc thù Sáng tạo hình ảnh riêng: những hình ảnh cách điệu làm người ta liên tưởng đến tên nhãn hiệu, tên công ty hoặc lĩnh vực kinh doanh Kết hợp hình ảnh riêng và tên nhãn hiệu: logo thể hiện bằng hình vẽ tên nhãn hiệu Do tính đồ hoạ cao, logo rất dễ nhận biết và tăng khả năng phân biệt của sản phẩm. Hơn nữa, logo ít hàm chứa ý nghĩa của một sản phẩm cụ thể nên có thể dùng logo cho nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp thường xây dựng logo như là một phương tiện để thể hiện xuất xứ sản phẩm, thể hiện cam kết chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thị trường có hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn logo ở mọi loại hình kinh doanh, nhưng bằng một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận biết chúng trong những tình huống giao tiếp nhất định. Ðằng sau mỗi cách thể hiện đó là lao động sáng tạo của các chuyên gia. Logo được sáng tạo dựa trên qui tắc nào? Các tiêu chí lựa chọn thành tố logo: Logo mang hình ảnh của công ty: các yếu tố hình cần khắc họa được điểm khác biệt, tính trồi của doanh nghiệp. Logo có ý nghĩa văn hoá đặc thù Dễ hiểu: các yếu tố đồ họa hàm chứa hình ảnh thông dụng V-light Logo phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Đèn chống cận thị dành cho học sinh Ngoài các yếu tố này, trong khi thiết kế logo, các chuyên gia còn loại bỏ những biểu tượng đã trở nên phổ biến (mất khả năng phân biệt, không được bảo hộ) trong một hoặc một số lĩnh vực nào đó. Ví dụ: logo hình con rồng cho các sản phẩm truyền thống như bánh đậu xanh, bánh cốm; logo hình chim hạc cách điệu cho các dịch vụ du lịch; logo hình quả địa cầu đối với các ngành dịch vụ nói chung… Trong một trừng mực nhất định, những biểu tượng này mang ý nghĩa văn hoá đặc thù, gần gũi với người tiêu dùng và chúng là phương án tốt, dễ dàng tích hợp vào quá trình phát triển thương hiệu. Nhưng khi chúng đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi thì đồng thời chúng tự mất dần khả năng phân biệt của nhãn hiệu do đó, không còn tác dụng trong quá trình phát triển thương hiệu. 1.1.3. Các thành phần khác: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhãn hiệu thông qua các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm, thậm chí ngẫm nghĩ) với một tần suất nhất định thì nhãn hiệu càng được định hình rõ nét trong tâm trí họ. Do đó, các chuyên gia không ngừng nghiên cứu để mở rộng các thành tố thương hiệu như tính cách nhãn hiệu, khẩu hiệu, bao bì, đoạn nhạc... 1.1.3.1. Tính cách nhãn hiệu: Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của nhãn hiệu - thể hiện đặc điểm con người gắn với nhãn hiệu. Tính cách nhãn hiệu thường mang đậm ý nghĩa văn hoá và giàu hình tượng nên tính cách nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu trong quá trình xây dựng nhận thức nhãn hiệu. 1.1.3.2. Khẩu hiệu: Khẩu hiệu là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin mô tả hoặc thuyết phục về nhãn hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức nhãn hiệu một cách rõ rệt hơn vì tạo nên mối liên hệ mạnh giữa nhãn hiệu và chủng loại sản phẩm vì đưa cả hai vào trong khẩu hiệu. Quan trọng nhất là khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và điểm khác biệt. Ðối với các nhãn hiệu hàng đầu, khẩu hiệu còn là những tuyên bố về tính dẫn đầu/độc đáo của mình. 1.1.3.3. Ðoạn nhạc: Ðoạn nhạc được viết riêng cho nhãn hiệu thường do những soạn giả nổi tiếng thực hiện. Những đoạn nhạc thú vị gắn chặt vào đầu óc người tiêu dùng, dù họ có muốn hay không. Cũng giống như khẩu hiệu, đoạn nhạc thường mang ý nghĩa trừu tượng và có tác dụng đặc biệt trong nhận thức nhãn hiệu. 1.1.3.4. Bao bì: Bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh nhất của nhãn hiệu trong đó, hình thức của bao bì có tính quyết định. Yếu tố tiếp theo là màu sắc, kích thước, công dụng đặc biệt của bao bì. Mỗi thành tố nhãn hiệu có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, cần tích hợp các thành tố lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu trong từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn các thành tố cần tạo ra tính trội, thúc đẩy lẫn nhau. Các nghiên cứu cho thấy tên nhãn hiệu có ý nghĩa nếu tích hợp vào logo sẽ dễ nhớ hơn.    2. Xây dựng tính cách thương hiệu Khi cuộc sống hiện đại với nhịp độ cuộc sống diễn ra nhanh chóng như hiện nay, những gì mang lại sự thuận tiện cho con người đều dễ dàng được chấp nhận hơn. Đôi mắt của con người là cái mà con người xem là quí giá nhất nếu không có đôi mắt thì con người sẽ không nhìn thấy cái gì được. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại trẻ nhỏ thì học nhiều hơn người già cũng phải đọc sách báo tạp trí rất nhiều việc sử dụng một góc học tập riêng cho mỗi người được xem trọng và chiếc đèn là vật mà phát ra ánh sáng giờ đây nó không phải đơn thuần là phát ra ánh sáng nữa mà nó có có rất nhiều tác dụng khác nhau. Năm bắt được nhu cầu này mà nhà sản xuất và thiết kế chế tạo đưa ra trên thị trường những cây đèn học có nhiều tác dụng khác nhau. Nhưng có một điều mà người tiêu dùng quan tâm đó là tính năng chống cận thị của sản phẩm. Chính vì vậy sản phẩm của Công ty Bách Tuyến với thương hiệu V-light, cùng với khẩu hiệu “bảo vệ đôi mắt của bạn” luôn đi cùng với sản phẩm của Công ty. Phát triển các chương trình Marketing cùng hướng về nét tính cách nhất quán này sẽ tạo ra cho thương hiệu V-light một bản sắc riêng độc đáo. Nếu như bản sắc này Công tuy liên tục duy trì và phát triển thành một nét văn hóa của Công ty thì thương hiệu V-light sẽ sẵn sàng cho thành công tại thị trường trong nước để có bàn đạp thúc đẩy phát triển ra nước ngoài. 3.Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu 3.1 Chiến lược sản phẩm Nội dung của hoạch định chiến lược sản phẩm bao gồm: Phân tích sản phẩm Nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm, đảm bảo về độ sáng của sản phẩm CRI Đầu tư nghiên cứu và cải tiến sản phẩm Xây dựng một cảm nhận toàn diện về chất lượng 3.1.1.Phân tích sản phẩm Sơ đồ 10 : Chu kỳ sống của sản phẩm Doanh thu Thời gian G.thiệu P.Triển T.thành Suy thoái Sản phẩm của Công ty Bách Tuyến đang ở trong giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm. Thật vậy, trong thời gian qua,sản lượng sản xuất của Công ty không ngừng tăng lên, đặc biệt là các loại đèn compact và đèn mẫu mã mới. Đây là những sản phẩm mới với tính năng của đèn bóng đèn bình thường không có, đó là làm tăng tốc độ phát ra của ánh sáng 3.2 Chiến lược giá 3.3 Chiến lược phân phối Để chiến thắng trong cuộc chiến thương hiệu, sản phẩm phải có trong tầm tay của khách hàng qua mạng lưới phân phối rộng rãi. Muốn vậy, Công ty cần linh động hơn trong khâu tổ chức các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm chứ không thụ động để khách hàng tự tìm đến . Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, “ngồi chờ” cũng có nghĩa là “đào hố tự chôn sống mình”. Câu “hữu xạ tự nhiên hương” đã không Còn phù hợp trong thời buổi hiện nay nữa. Dù thương hiệu có ưu thế về chất lượng sản phẩm đi chăng nữa song nếu không có một hệ thống phân phối hợp lý thì cũng không có khả năng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và cũng khó có thể đẩy mạnh sự phát triển của thương hiệu. “ một thương hiệu yếu kém sẽ gây thiệt hại về chi phí hao hụt và không làm hài lòng khách hàng”. 3.4 Chiến lược quảng bá thương hiệu 4.Ước lượng kết quả đạt được từ hoạch định chiến lược 5.Hiệu quả chung 6.Hiệu quả ước lượng chi tiết Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty đang đứng trước ngưỡng cửa mới mà chỉ Công ty nào “biết thê ”và sớm tự khẳng định tên tuổi mình trên thương trường thì mới có thể vượt qua cánh cửa ấy. Nhân thức điều đó, Công ty Bách Tuyến đã và đang phát triển mạnh thị trường trong nước với hầu hết các tỉnh trong cả nước đây là một bước tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của mình tạo nên nấc thang cho sựu phát triển thương hiệu trong tương lai của mình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, hoạt động Marketing xây dựng thương hiệu của Công ty trong thời gian qua chưa được quan tâm thực hiện một cách sâu sắc có khả năng gây nguy hiểm cho Công ty trước những thách thức mà đối thủ mang lại. Trong khi đó, Marketing vẫn thường được đánh giá là công cụ quan trọng quyết định vị thế, sự tồn tại và phát triển của thương hiệu. Với vị thế thương hiệu của đèn Haogen và đèn biến tần như hiện nay, Công ty cần dốc toàn lực hơn nữa cho hoạt động Marketing xây dựng thương hiệu, cần phối hợp hài hòa và hợp lý giữa 4 yếu tố trong Marketing cũng như thế mạnh và sơ hội trên thị trường để có thể hoạch định một chiến lược thương hiệu hiệu quả nhất cho tương lai, làm sao để V-light trở thành cái tên đầu tiên để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm đèn. II. Kiến nghị 1. Đối với Công ty Trên cơ sở những kiến thức đúc kết được trong thời gain thực tập tại phòng kinh doanh thuộc chi nhánh của Công ty và cũng được vào trụ sở của Công ty, em có một số kiến nghị sau: 1.1 Về yếu tố con người Công ty cần quan tâm hơn nữa về vấn đề đầu tư cho nhân sự của công ty để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu hơn nữa. Nên coi yếu tố con người như một chữ P thứ năm trong chiến lược Marketing nơi chung và chiến lược thương hiệu nói riêng, phải có kế hoạch hoạch đinh như một P thực sự. Công ty nên mời các chuyên gia về trực tiếp huấn luyện, đào tạo về thương hiệu tại chỗ cho tất cả các cấp, các bộ phận và nhân viên trong công ty, đặc biệt phải đào tạo cho được chức danh về quản lý thương hiệu và nhãn hiệu. Công ty cần phổ biến chính sách thương hiệu trong toàn thể doanh nghiệp từ các cấp lãnh đạo cao nhất cho đến cấp thấp nhất để có thể đề ra một chiến lược thương hiệu hiệu quả. Thương hiệu có “hồn” hay không ? Đòi hỏi rất nhiều ở sự đóng góp chung của tất cả các nhân viên trong công ty Để bản sắc thương hiệu có thể trở thành một nét băn hóa của Công ty nghiên cứu sử dung con người theo hướng chuyên môn hoá, phân chia đúng người đúng việc 1.2. Về chiến lược 4 P Công ty nên xem ngân sách xây dựng và phát triển thương là đầu tư, coi đó như một tài sản có thể khấu hao và tiếp tục tái đầu tư, cho thương hiệu để phát triển lâu dài. Công ty nên chú ý nhiều đến vệc làm nổi bật và khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh, và thể hiện cho được lợi ích của thương hiệu đối với người tiêu dùng để có thể tăng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu Về lâu dài Công ty phải không ngừng xây dựng các lợi ích cho sản phẩm,đầu tư nghiên cứu , đa dạng hoá các sản phẩm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, có như vậy khách hàng sẽ huân hoan và trung thành với thương hiệu hơn . Công ty cần kiên trì tập trung trong xây dựng hình ảnh và thương hiệu như đã hứa hẹn với khách hàng, đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với cam kết của thương hiệu được giới thiệu để tạo niềm tin nơi khách hàng và sau từng thời hạn nên dừng chiến dịch để rà soát toàn bộ kế hoạch nhận định hiệu quả phát hiện các thiếu xót, chỉnh sửa các khuyết điểm… Tiếp tục đầu tư cho công nghệ ứng dụng thành tựu khoa học và kỹ thuật cho sản xuất. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống phân phối vì đây là bộ phận đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng nó có tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động của công ty Xác định rõ ràng kinh phí quảng bá thương hiệu V-light Công ty Bách Tuyến hàng năm, chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu, theo hình thức nào…Lưu ý rằng khoản kinh phí quảng bá cần nâng cao vì thương hiệu V-light đang trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu để có thể nâng cao mức độ biết đến thương hiệu. Quảng bá phải thật khôn khéo nên tập trung quảng cáo các công dụng của sản phẩm và lợi ích của thương hiệu. Xây dựng và giữ gìn mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó về mặt tình cảm giữa thương hiệu và người tiêu dung, thị trường môi trường xã hội và bối cảnh lịch sử xung quanh . Và muốn có mối quan hệ bền vững với các tác nhân trên thì cách tiếp cận không thể thuần tuý về kỹ thuật và thương mại mà còn đậm tính nhân văn và xã hội. Bởi vì, bản thân việc xây dựng thương hiệu, nói theo các nhà chuyên môn, là cả một “tiến trình kinh tế , xã hội, văn hoá và tâm lý tổng thể ”.! Cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu trong và ngoài nước 2. Đối với các cơ quan chức năng Tăng cường các hoạt động quảng bá, khuyến khích “Người Việt nam sử dụng hàng Việt Nam”. Áp dụng dán tem bảo hộ của Nhà nước đối với sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo qui định Mở các lớp đào tạo miễn phí về quan điểm kinh tế Việt Nam trong thời buổi nhập. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thương hiệu ra nước ngoài như kiểm soát thị trường, giao lưu, tìm cơ hội qua các cuộc hội thảo,... Phụ lục 1 : Giá các của sản phẩm công ty Bách Tuyến ĐVT :1000 đ stt Sản phẩm Mã sản phẩm bảo hành ĐVT Giá sau thuế 01 Đèn bàn Halogen Halogen V-light, chất liệu nhựa ABS HLT 12V x 20W 01năm Cái 60.500 02 Đèn bàn Halogen Halogen V-light, chất liệu nhựa ABS HLT 12V x 35W 01năm Cái 70.400 03 Đèn bàn Halogen GHL 12V x 20W cao cấp nhãn hiệu V-light, cần đèn mạ Crôm, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS GHL 13V x 20W 03năm Cái 90.200 04 Đèn bàn Halogen GHL 12V x 35W cao cấp nhãn hiệu V-light, cần đèn mạ Crôm, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS GHL 13V x 35W 03năm Cái 104.500 05 Đèn bàn biến tần FGL 13W cao cấp nhãn hiệu V-light, cần đèn mạ Crôm, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS FGL 13W 02năm Cái 110.000 06 Đèn kẹp bàn Halogen C - GHL 12V x 35w cao cấp nhãn hiệu V-light, cần đèn mạ Crôm, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS C - GHL 13V x 35W 03năm Cái 104.500 07 Đèn kẹp bàn c - FGL- 13W cao cấp nhãn hiệu V-light, cần đèn mạ Crôm, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS. C - FGL- 13W 02năm Cái 104.500 08 Đèn bàn biến tần A - FGL- 13W cao cấp nhãn hiệu V-light, dây nguồn cao cấp, nhựa ABS. A - FGL- 13W 02năm Cái 85.800 (Nguồn : Phòng kinh doanh ) Phụ lục 2 Tiêu chuẩn chất lượng của công ty Bách Tuyến đèn Halogen ( Nguồn : phòng kinh doanh ) Tiêu chuẩn này áp dụng cho đèn sử dụng bóng đèn Halogen dùng trong gia đình do công ty TNHH Bách Tuyến, 620 QL 13- P. Hiệp Bình Phước – Q. Thủ Đức – TPHCM sản xuất. Tiêu chuẩn được cụ thể hoá từ những tiêu chuẩn Nhà Nước liên quan rà soát xét khi có xự thay đổi của các tiêu chuẩn liên quan hoậc mức chất lượng của sản phẩm. THÔNG SỐ CƠ BẢN : Công suất tiêu thụ : gồm các loại : 20W, 35W, 50 W(- ,+ 10%) Điện áp nguồn danh định : 220 VAC. Điện áp hai đầu tiên :11 VAC (-,+ 10%) PHÂN LOẠI : Cấp độ chống điện giật : cấp 11 - cách điện kép. Có khả năng chống sự thâm nhập bụi, vật rắn và hơi ẩm. Phân loại theo khả năng bề mặt lắp đặp : được phép lắp đặt trên bề mặt bắt lửa thông thường. Phân loại theo tình huống sử dụng: sử dụng trong các trường hợp thông thường trong gia đình. YÊU CẦU KỸ THUẬT : Dây dẫn : Chiều dài : không ngắn hơn 1.5 m Mặt cắt : Không nhỏ hơn 0,50 mm 2 đối với loại đèn sử dụng trong nước và không nhỏ hơn 0.75mm2 dối với loại xuất khẩu. Chỉ tiêu khác phù hợp với TCVN 2103-1994 và SĐI- 95. Điện trở cách điện giữa phần mang điện và phần kim loại chạm với được: Trạng thái nguội không nhỏ hơn 10 Mê ga ôm. Sau xử lý ẩm không nhỏ hơn 2 Mê ga ôm. Độ bền cách điện sau xử lý ẩm : chịu được 1,5 kV/phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt có gây sụt áp. Dòng điện sau khi hoạt động ít nhất 30 phút không lớn hơn 0,25ma. Hoạt động liên tục 24 giờ ở điện áp danh định mà không hư hỏng. Độ bền quá áp: chịu được 110% Udd trong 20 phút mà không bị hư hỏng. Khả năng chịu nhiệt của chụp nhựa : chịu được 70 độ C trong 04 giờ mà không bị biến dạng, phồng rộp. Phích cắm : phù hợp với TCVN 6188- 1:1996 và TCVN 6190-1999. Công tắc : chịu thử nghiệm 200 lần đóng mở khi đèn hoạt động ở điện áp danh định không lớn hơn 60 độ C. Nhiệt độ chụp đèn sau 08 giờ hoạt động, ở điện áp danh định không lớn hơn 60 độ C. Cường độ sáng trong khoảng : Loại 20W : 280 – 320 Lux. Loại 35W : 560 – 620 Lux. Loại 50W : 760 - 820 Lux. PHƯƠNG PHÁP THỬ : Thử dây dẫn theo TCVN 2103-94 và SĐ 1-95. Thử phích cắm theo TCVN 6188-1-1996 và TCVN 6190-1999 Xác định khả năng chịu nhiệt của chụp nhựa bằng cách đưa vào tủ nhiệt có nhiệt độ ở 70 độ C, sau 04 giờ lấy ra quan sát bằng mắt, chụp nhựa không được biến dạng, phồng rộp. Đo điện trở điện bằng mêgôm kế quay tay với tốc độ 120 vòng /phút. Xử lý ẩm theo TCVN 5699-1-2004. Thử độ bền điện bằng máy thử điện áp cao, đăt điện áp thử giữa một đầu phích cắm và phần kim loại có thể chạm tới được, đặt ½ trị số điện áp thử rồi tăng từ từ trị số điện áp thử quy định, duy trì trong 1 phút mà không xảy ra hiệ tượng phóng điện là đạt yêu cầu. Đo công suất sau khi đèn hoạt động ít nhất 30 phút. Đo ròng giữa vỏ kim loại và một trong 2 cực của nguồn điện, trị số dòng rò là trị số lớn nhất theo TCVN 5699-1-2004. Đo nhiệt độ chụp nhựa tại nhiều vị trí khác nhau, trị số nhiệt độ ghi nhận là trị số cao nhất trong các lần đo. Đo cường độ ánh sáng theo TCVN 4436- 1987. V. BAO GÓI - GHI NHÃN - BẢO QUẢN : 1. Bao gói: sản phẩm được bao trong túi nylon và đựng trong hộp giấy cứng. 2. Trên bao bì sản phẩm phải được ghi nhãn với nội dung theo QĐ178/QĐ-TTg. 3. Sản phẩm phải có được bảo quản nơi khô ráo, không có hóa chất ăn mòn hoặc bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.. Phụ lục 3 : Giá sản phẩm đèn của công ty Điện Quang ĐVT : 1000 đ STT Tên mặt hàng Mã hàng ĐVT Giá chưa VAT 1 Đèn bàn Model ĐQ-EPL.211 Cái 236,364 2 Đèn bàn Model ĐQ-EPL.111 Cái 190.909 3 Đèn bàn Model ĐQ-EPL.121 Cái 186,364 4 Đèn bàn Model ĐQ-EPL.331 Cái 172,727 ( Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Điện Quang ) Phụ lục 4: Gía của công ty Hồng Hà với sản phẩm đèn cho học sinh ĐVT: 1000 đ STT Tên hàng Mã hàng ĐVT Giá bán có VAT 1 Đèn kẹp 3402 cái 99,000 2 Đèn bàn 3373 cái 74,000 (Nguồn: Phòng kinh doanh Hồng Hà ) Phục lục 5 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA CÔNG TY VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÀY NAY Tên tôi là : Hoàng Ngọc Đặng. Hiện nay là sinh viên năm thứ IV – Khoa Marketing Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Hiện nay, tôi đang làm chuyên đề nghiên thực tập với dề tài: “ Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đèn Halogen của Công ty Bách Tuyến” Giai đoạn 2007 – 2010. Với mong muốn việc nghiên cứu được sát với thực tế, từ đó có thể đưa ra những giải pháp mang tính khả thi cao, tôi vô cùng trân trọng và biết ơn nếu quý Công ty xem qua và đánh dấu trả lời vào bảng câu hỏi dưới đây cũng như đề xuất những ý kiến của Công ty ( nếu có ). Câu 1: Theo Anh/ chị nghĩ thì thương hiệu là gì? (Xếp hạng từ 1 đến 6 ) Code Uy tín của Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty. Tên công ty. Đặc trưng hàng hóa của Công ty. Tài sản của Công ty. Câu 2: Sản phẩm của Công ty Anh/chị có thương hiệu của Công ty không? Co de Có Không Câu 3: Công ty Anh/chị đang làm gì cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của công ty mình .............................................................................................. ………………………………………………………………………… Câu 4: Anh/ chị nghĩ lợi ích của việc xây dựng một thương hiệu là (Xếp hạng từ 1 đến 10 ) Code Giúp bán sản phẩm với giá cao hơn Thu hút vốn đầu tư Khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm Thuận lợi tìm thị trường mới Phân phối sản phẩm dễ dàng hơn Dễ triển khai kế hoạch tiếp thị Khách hàng trung thành hơn Giúp sản phẩm bán với giá cao hơn Dễ thu hút khách hàng mới Câu 5: Hằng năm ngân sách chi cho hoạt động phát triển thương hiệu này là bao nhiêu % doanh thu? Code Không có Từ 1 – 3 % Từ 3 – 5 % Từ > = 5 % 1 2 3 4 Câu 6 : Anh /chị nghĩ việc xây dựng và phát triển thường hiệu sẽ là trách nhiệm của : Code Phòng Kinh doanh – Tiếp thị Ban giám đốc Công ty Phòng quản lý chất lượng Tất cả các phòng ban trong công ty 1 2 3 4 Câu 7: Công ty Anh /chị sử dụng hình thức nào cho hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu ?..............................................................................................................………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….. Câu 8: Theo Anh/ chị, việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty hiện nay đang gặp những khó khăn, trở ngại gì? …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu 9: Kiến nghị với cơ quan trong kinh doanh, quảng bá, phát triển và bảo vệ thương hiệu cho Công ty ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Xin chân thành cám ơn Anh/chị đã dành thời gian cho chúng tôi phỏng vấn!! Phụ lục 6 V-light Công Ty TNHH Cơ Khí và Kỹ Nghệ Kim Loại Bách Tuyến B.T STYLISH METAL WORK CO., LTD. Trụ sở chính của Công ty có địa chỉ: 620 Khu phố 4 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. PHIẾU THĂM DÒ KHÁCH HÀNG ---oOo--- 1. Anh/chị có nhận xét gì về các mặt hàng Đèn Halogen chống cận cho học sinh trong tình hình hiện nay ? Tôi nhận thấy ………………………………………………………………………….. 2. Anh/chị đã từng nghe nói đến nhãn hiệu V- light ? Có Không 3. Công ty Bách Tuyến chuyên kinh doanh loại sản phẩm nào Anh/chị biết? Đèn biến tần Đèn Halogen Đèn compact Tất cả các loại kể trên Anh/chị đã sử dụng sản phẩm của Công ty chúng tôi chưa? Đã từng sử dụng Chưa từng sử dụng Anh/chị mua sản phẩm của công ty ở đâu ? Siêu thị Nhà sách Tiện điện Mua trực tiếp tại Công ty Điểm nào Anh /chị hài lòng nhất về sản phẩm của Công ty ? Giá Mẫu mã/ Báo bì sản phẩm Chất lượng Thuận tiện Khác 7.Anh/chị co biết địa điểm bán hàng của công ty ? Có Không 8. Mức độ hài lòng của Anh /chị đối với nhân viên bán hàng? Hài lòng Rất hài lòng Không hài lòng Hoàn toàn không hài lòng 9. Đặc điểm gì ở thương hiệu Công ty Bách Tuyến làm Anh/chịo nhớ nhất ? Đặc điểm ở thương hiệu làm tôi nhớ nhất là: .................................................................. 10. Trong tất cả các loại sản phẩm của công ty, Anh /chị thích nhất lạo sản phẩm nào? Loại sản phẩm mà tôi thích nhất là :.................................................................................. 11.Hãy xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của Anh/chị của các yếu tố sau đây :( yếu tố nào quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2.v.v....và ít quan trọng nhất đánh số 8 ). ---- Giá ----- Bạn bè giới thiệu ---- Bao bì đẹp ----- Chất lượng ---- Bày bán khắp nơi ----- Thái độ phục vụ của nhân viên ---- Quảng cáo hấp dẫn ----- Kinh nghiệm bản thân Xin chân thành cảm ơn Anh/chị đã giúp chúng tôi hoàn thành cuộc thăm dò này !! -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Họ tên: ........................................................ Giới tính :Nam/Nữ Địa chỉ :........................................................ Nghề nghiệp................................................. Thu nhập bình quân/1 tháng của Anh chị trong khoản nào dưới đây ? 500.000 – 1.000.000 đồng 1.000.000 – 2.000.000 đồng Trên 2.000.000 đồng Tài liệu tham khảo 1. Quản trị Marketing .Tác giả Philip Kotler. NXB Thống kê 2003 2. Quảng cáo lý thuyết và thực hành. Nhóm tác giả Trường ĐHKTQD Xuất bản 1991. 3. Marketing căn bản . Tác giả Trần Minh Đạo Xuất bản 2005 . 4. Tạo dựng và quản trị thương hiệu danh tiếng lợi nhuận.Tác giả Lê Anh Cường NXB Văn hóa 2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXy d7921ng v pht tri7875n th432417ng hi7879u cho s7843n phamp.doc
Tài liệu liên quan