Giới hạn cụ thể phạm vi quyền
sử dụng trọng tài quốc tế, giới hạn rõ ràng
hơn về thời gian khởi kiện và nội dung được
khởi kiện
Trong các Hiệp định đầu tư thế hệ đầu,
phạm vi áp dụng của hiệp định thường theo
hướng mở, hay nói cách khác, thẩm quyền
của trọng tài đầu tư quốc tế mở rộng với
nhiều loại tranh chấp, không chỉ liên quan
tới các nghĩa vụ trong hiệp định, mà có thể
bao gồm cả tranh chấp trong các hợp đồng
đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính
phủ nước tiếp nhận đầu tư ký61. Trong các
hiệp định đầu tư thế hệ mới, đơn cử như
ACIA, EVIPA đã giới hạn cụ thể các điều
kiện để nhà đầu tư có thể áp dụng phương
thức trọng tài quốc tế khi dẫn chiếu tới điều
khoản “bao trùm” trong hiệp định này
Hoặc trong EVIPA, hiệp định này
cũng đã đưa ra một số ngoại lệ đối với nghĩa
vụ đối xử tối huệ quốc,63 nghĩa vụ đối xử
quốc gia,64 làm rõ khái niệm về bảo hộ công
bằng và thoả đáng65 hay truất hữu tài sản
Cơ chế ngăn ngừa tình trạng
lạm dụng các hiệp định đầu tư (forum
shopping/ treaty shopping)
Với mục đích ngăn ngừa tình trạng
nhà đầu tư chọn hiệp định đầu tư chỉ để khởi
kiện nước nhận đầu tư, trong các hiệp định
thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư thế hệ
mới đã quy định chi tiết hơn cách thức xác
định “nhà đầu tư” thuộc phạm vi điều chỉnh
của hiệp định67, bổ sung thêm các quy định
về việc từ chối quyền của nhà đầu tư được
ghi nhận trong hiệp định nếu nhà đầu tư
không có mối liên hệ/không thuộc phạm vi
điều chỉnh của hiệp định (denial of benefits
provision)
14 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật Hà Nội.
Abstract
In the course of international cooperation, the system of rules
governing the international investment disputes has always been
amended towards the limitation or expansion of the obligations
of the recipient country, which is depended on the needs of
the participarting countries in the international investment
agreement, or in the direction of limitation of the settlement
of the disputes at domestic judicial authorities in the recipient
country or granting the investors the right to initiate a lawsuit in
international arbitration. Particularly, for the new-generation free
trade agreements, to which Vietnam is a member, the investor-
state dispute settlement (ISDS) holds the key role, which might
be designed in either traditional modality or the modern one.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tranh chấp, đầu tư, hiệp định
thương mại tự do.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 26/09/2019
Biên tập : 01/10/2019
Duyệt bài : 04/10/2019
Article Infomation:
Keywords: Disputes, investments, free
trade agreements.
Article History:
Received : 26 Sep. 2019
Edited : 01 Oct. 2019
Approved : 04 Oct. 2019
1. Khái niệm tranh chấp đầu tư quốc tế
Trong phán quyết năm 1924 về vụ
tranh chấp Mavrommatis, Toà án Thường
trực Công lý quốc tế (tiền thân của Toà án
Công lý quốc tế) đã định nghĩa tranh chấp
như sau:“tranh chấp là sự bất đồng về mặt
pháp lý hay trên thực tế, sự xung đột về mặt
quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai hay
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 21(397) T11/2019
nhiều người trở lên”1. Trong một phán quyết
khác của Toà án Công lý quốc tế, “tranh
chấp được hiểu là một tình huống trong đó
hai bên có các quan điểm đối lập liên quan
tới câu hỏi về thực hiện hoặc không thực
hiện một nghĩa vụ nào đó trong hiệp ước”2.
Từ điển Luật học Black định nghĩa:
“tranh chấp được hiểu là mâu thuẫn hay bất
đồng về các yêu cầu hay quyền lợi giữa các
bên; sự đòi hỏi về yêu cầu hay quyền lợi của
một bên bị đáp lại bởi một yêu cầu hay lập
luận trái ngược từ bên kia”3.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp,
các Hội đồng trọng tài của Trung tâm giải
quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (International
Center of Settlement Investment Dispute
– ICSID) đã áp dụng khái niệm tranh chấp
tương tự, thường dựa vào cách định nghĩa
của Toà án Thường trực Công lý quốc tế và
Toà án Công lý quốc tế4.
Thuật ngữ “Đầu tư quốc tế” được định
nghĩa không đồng nhất trong các Hiệp định
đầu tư quốc tế (International Investment
Agreements - IIAs). Tuỳ theo mục tiêu các
quốc gia thành viên theo đuổi mà trong hiệp
ước về đầu tư, các thành viên có thể mở rộng
hoặc thu hẹp phạm vi tiếp cận về khoản đầu
1 John Collier và Vaughan, Giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế, Nxb. Đại học Oxford, 1999, tr.10.
2 Giải thích Hiệp ước Hoà bình với Bulgaria, Hungary và Romania, Ý kiến tư vấn ngày 30/5/1950 (phiên đầu tiên), 1950
ICJ Rep. 65, at 74.
3 Từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary) năm 1991, tr. 327.
4 Maffezini v. Spain, Quyết định về thẩm quyền ngày 25/01/ 2000, 40 ILM 1129, đoạn. 93, 94 (2001); Tokios Tokelės
v. Ukraine, Quyết định về thẩm quyền ngày 29/4/2004, đoạn 106, 107; Lucchetti v. Peru, Phán quyết ngày 7/02/2005,
đoạn 48; Impregilo v. Pakistan, Quyết định về thẩm quyền ngày 22/4/2005, đoạn 302, 303; AES v. Argentina, Quyết
định về thẩm quyền ngày 26/4/2005, đoạn 43; El Paso Energy Intl. Co. v. Argentina, Quyết định về thẩm quyền ngày
27/4/2006, đoạn 61; Suez, Sociedad General de Aguas de Barcelona S.A., and InterAguas Servicios Integrales del Agua
S.A. v. Argentina, Quyết định về thẩm quyền ngày 16/5/2006, đoạn 29; M.C.I. v. Ecuador, Phán quyết ngày 3/7/2007,
đoạn 63.
5 Cách tiếp cận này được áp dụng đối với một số hiệp định như: Hiệp định hợp tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương. Hiệp định này tiếp cận theo hướng gợi mở về các tài sản được coi là khoản đầu tư. Xem Mục A, Điều 9.1
Chương 9 – Đầu tư, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
6 Mục A, Điều 9.1 Chương 9 – Đầu tư, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
7 Điều 1.2 Chương 1 Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam Liên minh châu Âu.
8 Chẳng hạn trong Án lệ Salini et al v. Morocco, ICSID Case No. ARB/00/4, Decision on Jurisdiction, 152 (Jul. 23,
2001), 42 I.L.M. 609 (2003), Hội đồng trọng tài đã sáng tạo ra một bài kiểm tra về các đặc điểm mà một khoản đầu tư
phải đáp ứng, bao gồm: (1) đóng góp bằng tiền hoặc tài sản, (2) khoảng thời gian nhất định, (3) một yếu tố mang tính
rủi ro, và (4) có đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
9 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
tư, hoặc quy định theo cách tiếp cận đóng
hoặc mở. Khái niệm “đầu tư” được định
nghĩa dựa vào tài sản nhà đầu tư bỏ ra,5 hoặc
dựa trên hiện diện thương mại mà nhà đầu tư
thiết lập trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra, một số hiệp định có thể đưa ra một
số thuộc tính của khoản đầu tư, chẳng hạn
như theo đúng cam kết về vốn hoặc nguồn
vốn khác, đặc điểm về mức doanh thu hay
lợi nhuận kỳ vọng hoặc khả năng chấp nhận
rủi ro6, thời hạn cố định7 hay trong quá
trình giải quyết tranh chấp, trọng tài hoặc
toà án cũng có thể giải thích các đặc điểm
của khoản đầu tư để xem xét đối tượng của
vụ việc có phải là “khoản đầu tư được điều
chỉnh” bởi hiệp định hay không8.
Bên cạnh đó, trong các hợp đồng, thoả
thuận đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư
nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư cũng có thể giải thích thuật ngữ “đầu
tư” để áp dụng riêng cho hợp đồng, thoả
thuận đó.
Theo Quy chế Phối hợp trong giải
quyết tranh chấp đầu tư quốc tế9, tranh chấp
đầu tư quốc tế được hiểu “là tranh chấp
phát sinh từ việc Nhà đầu tư nước ngoài
kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 21(397) T11/2019
cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan
nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước dựa
trên cơ sở:
a) Hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư hoặc hiệp định thương mại hoặc điều
ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích
và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên
(gọi chung là hiệp định bảo hộ đầu tư), trong
đó có quy định về việc giải quyết tranh chấp
giữa Nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ
Việt Nam tại trọng tài quốc tế hay cơ quan tài
phán nước ngoài có thẩm quyền; hoặc
b) Hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính
phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước Việt
Nam và Nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có
quy định cơ quan giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng, thỏa thuận này là trọng tài
quốc tế hoặc cơ quan tài phán nước ngoài
có thẩm quyền”.
Quy chế này đã giới hạn phạm vi điều
chỉnh đối với các chủ thể trong tranh chấp,
cụ thể là tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và
Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời
cũng chỉ rõ cơ sở pháp lý phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các dựa trên hai nguồn chính,
đó là Hiệp định bảo hộ đầu tư và hợp đồng,
thoả thuận giữa nhà đầu tư và Chính phủ.
Từ đây, có thể hiểu, tranh chấp đầu tư
quốc tế là những mâu thuẫn hay bất đồng về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan
hệ đầu tư quốc tế, phát sinh từ các hiệp định
có liên quan tới đầu tư quốc tế, hiệp định
bảo hộ đầu tư hoặc hợp đồng, thoả thuận đầu
tư. Ở đây, các bên tranh chấp có thể là các
quốc gia thành viên ký kết điều ước quốc tế
có liên quan/quy định về đầu tư; hoặc tranh
chấp giữa các bên trong hợp đồng hay thoả
thuận được ký kết giữa nhà đầu tư nước
ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư;
hoặc tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài
với Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư theo
10 European Parliament, Benefits of EU international trade agreements,
BRIE/2017/603269/EPRS_BRI(2017)603269_EN.pdf, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
11 Madelaine Moore and Christoph Scherrer, Madelaine Moore and Christoph Scherrer,
ros/singapur/13446.pdf, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
Hiệp định ký kết giữa nước chủ nhà đầu tư
và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, và các
tranh chấp có liên quan tới các quan hệ đầu
tư khác.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
tiếp cận tranh chấp đầu tư quốc tế giới hạn
trong phạm vi các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới, không mở rộng nghiên cứu
tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng,
thoả thuận đầu tư.
2. Khái niệm hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là
thoả thuận quốc tế trong đó thuế quan và các
rào cản phi thuế quan giữa các nước thành
viên dần dần được xoá bỏ nhưng không áp
dụng một chính sách thuế quan chung với
các nước ngoài khu vực. Đây là cách tiếp
cận FTA theo quan điểm truyền thống.
Thuật ngữ “hiệp định tự do thế hệ mới”
là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay.
Khác với hiệp định thương mại tự do truyền
thống chỉ tập trung vào cắt giảm thuế quan
và rào cản phi thuế quan trong thương mại
hàng hoá10, hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới còn mang những đặc trưng sau:
Thứ nhất, FTAs thế hệ mới không chỉ
giới hạn trong lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ
mà còn mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với:
đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương
mại điện tử. Phần lớn các FTAs này cũng
bao gồm các nguyên tắc tự do hoá đầu tư và
bảo hộ nhà đầu tư thông qua việc quy định
về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư (ISDS)11.
Thứ hai, một số FTAs thế hệ mới còn
bao gồm các nội dung vốn được coi là phi
thương mại, như lao động, môi trường, phát
triển bền vững và quản trị tốt.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 21(397) T11/2019
Thứ ba, các nội dung vốn có trong các
FTAs trước đây được quy định chi tiết và
mở rộng các biện pháp được điều chỉnh hơn
như thương mại hàng hoá, bảo vệ sức khoẻ
con người và động thực vật.
Nếu tiếp cận từ góc độ các hiệp định
về đầu tư, Giáo sự Khoa Luật, Trường Đại
học Hồng Kông, Julien Chaisse đã chia các
hiệp định đầu tư, một hệ thống hiệp định
quốc tế, làm ba thế hệ12:
Thế hệ thứ nhất, các hiệp định đầu tư
song phương (Bilateral Investment Treaty
-BIT), chủ yếu tập trung vào bảo hộ nhà đầu
tư, thông qua duy trì một số biện pháp bảo
lưu về các biện pháp bảo đảm đối với hoạt
động đầu tư nước ngoài, như là nguyên tắc
đối xử quốc gia, các biện pháp chống lại
việc truất hữu bất hợp pháp và quy định về
việc áp dụng cơ chế trọng tài quốc tế.
Thế hệ thứ hai, phần lớn các BITs cũng
như các quy định về đầu tư được chuyển
hoá vào trong các FTAs, từ đó quy định
các nghĩa vụ về mặt nội dung nhiều hơn và
rộng hơn liên quan tới việc đối xử với hoạt
động đầu tư nước ngoài. Nguyên tắc đối xử
quốc gia áp dụng sau khi nhà đầu tư thiết
lập hiện diện, mặc dù vẫn bảo lưu trong một
số trường hợp – và không hạn chế đáng kể
nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc khiếu nại
các biện pháp của nước tiếp nhận đầu tư ra
trọng tài quốc tế.
Thế hệ thứ ba, các hiệp định về đầu tư
duy trì các tiêu chuẩn cao về bảo hộ các hoạt
động đầu tư được công nhận trong các hiệp
định thế hệ hai, trong khi mở ra những cơ hội
đầu tư mới tại thị trường nước ngoài thông
12 Julien Chaisse, Chương 1 Tổng quan về Đầu tư quốc tế và Luật đầu tư quốc tế, Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Nxb. Tư
pháp, tr. 34-35.
13 UNTACD, Recent Developments in the International Investment Regime, https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/
diaepcbinf2018d1_en.pdf, tr.1, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
14 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ, Hiệp định về đầu tư giữa ASEAN Hàn Quốc, Hiệp định đầu tư giữa
ASEAN và Hongkong, Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA), Hiệp định về đầu
tư trong khuôn khổ Hiệp định khungvề Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Trung Quốc.
qua nguyên tắc đối xử quốc gia áp dụng đối
với quyền gia nhập thị trường – nội dung
mở rộng phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc
này. Ngoài ra, các hiệp định đầu tư hiện đại
còn được soạn thảo theo định hướng phát
triển bền vững, tăng cường hoặc dỡ bỏ cơ
chế ISDS13.
Ở đây, các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới bao gồm các quy định về cơ
chế giải quyết tranh chấp đầu tư, tác giả sẽ
tiếp cận theo hướng các hiệp định đầu tư thế
hệ hai và thế hệ ba trong các FTAs. Theo
đó, hiện nay một số FTAs thế hệ mới bao
gồm các quy định về cơ chế giải quyết tranh
chấp đầu tư mà Việt Nam là thành viên bao
gồm (nhưng không giới hạn): Hiệp định
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định đầu tư toàn
diện ASEAN trong khuôn khổ Cộng đồng
kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự
do giữa ASEAN và một số đối tác14, Hiệp
định thương mại tự do giữa Việt Nam và các
đối tác Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA)
(được tách ra từ Hiệp định thương mại song
phương Việt Nam – Liên minh châu Âu –
EVFTA), Hiệp định Thương mại Tự do
Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh
tế Á-Âu.
3. Các loại tranh chấp đầu tư quốc tế
3.1. Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà
nước (chính phủ) – nhà nước (chính
phủ) (State – State Investment Dispute
Settlement)
Giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc
tế giữa quốc gia và quốc gia đã ra đời trước
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 21(397) T11/2019
cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà
đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp
nhận đầu tư (ISDS) bằng trọng tài, là một
quy phạm trong hiệp ước hữu nghị, thương
mại và hàng hải (Friendship, Commerce and
Navigation – FCN) và một số các hiệp định
đầu tư khác15. Tuy nhiên, trên thực tế, số
lượng tranh chấp đầu tư giữa quốc gia với
quốc gia lại khá hạn chế, nhưng cơ chế này
vẫn tiếp tục được duy trì trong nhiều hiệp
định thương mại tự do và hiệp định đối tác
kinh tế16. Trên thực tế, các quốc gia vẫn tiếp
tục ký kết các điều ước với các quy định về
cơ chế trọng tài ISDS, tuy nhiên một số quốc
gia đã quyết định loại bỏ cơ chế này trong
các hiệp định và chỉ giữ lại cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa chính phủ và chính phủ17.
Ngoài ra, tranh chấp giữa nhà nước với
nhà nước liên quan tới chính sách thương mại
của một bên theo các cam kết quốc tế chẳng
hạn như tranh chấp giữa các thành viên/quốc
gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) được giải quyết theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO)18, hoặc các tranh chấp giữa
chính phủ với chính phủ trước Toà án công
lý quốc tế (ICJ). Cơ chế giải quyết tranh
chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
này có thể tạo sự bình đẳng giữa các quốc
15 Xem Mục D Chương 14 (Investment) và Chương 31 (Dispute Settlement Procedures) trong USMCA; Điều 48 Chương
IV (Investment) and Chương IX (Dispute Settlement) trong EFTA–Singapore FTA (2002); Điều 13 (Dispute Between
Parties) và Điều 14 (Investment Disputes between a Party and an Investor) Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định
khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc (2009).
16 Nathalie Bernasconi-Osterwalder, State–State Dispute Settlement in Investment Treaties, the International Institute for
Sustainable Development Best Practice Series (2014).
17 Một số các chương về đầu tư trong hiệp định thương mại và đầu tư toàn diện đã không còn bóng dáng của các điều
khoản về cơ chế trọng tài ISDS, thay vào đó lại xuất hiện hoặc duy trì các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa chính
phủ - chính phủ, ví dụ như Hiệp định thương mại tự do Australia – Malaysia, Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản
– Philipines...
18 Tranh chấp giữa các thành viên WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại được điều chỉnh bởi Hiệp định
về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (Agreement on Trade-Related Investment Measures – TRIMs).
19 Chẳng hạn trong hai phán quyết giữa nhà đầu tư Hoa Kỳ và Chính phủ Áchentina, đã dẫn tới việc Hoa Kỳ dỡ bỏ ưu đãi
thương mại cho Áchentina để bù đắp lại tổn thất trong các phán quyết của trọng tài đầu tư. Xem thêm Palmer, D. (2012,
Mar. 26). Obama says to suspend trade benefits for Argentina. Reuters,
us-usa-argentina-trade-idUSBRE82P0QX20120326, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
20 Xem https://www.wto.org/english/tratop_e/invest_e/trims_e.htm, truy cập lần cuối ngày 12/9/2019.
gia trong tranh chấp. Tuy nhiên, tất cả các
tranh chấp đều có thể trở nên chính trị hoá
ở một mức độ nào đó, bao gồm cả cơ chế
ISDS. Chẳng hạn, một số quốc gia của nhà
đầu tư mang quốc tịch gây áp lực từ phía sau
lên chính phủ nước tiếp nhận đầu tư trước
hoặc trong suốt quá trình tranh chấp diễn ra.
Một số quốc gia của nhà đầu tư cũng can
thiệp cả vào giai đoạn thực thi phán quyết19.
Vì vậy, thay vì những tranh chấp đơn thuần
về đầu tư, trong nhiều trường hợp, những
tranh chấp này còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như chính trị, kinh tế thậm chí là quân sự.
Trong tranh chấp giữa nhà nước với
nhà nước, mục đích chủ yếu liên quan tới
chính sách thương mại của một bên theo các
cam kết quốc tế. Đơn cử như tranh chấp liên
quan tới hiệp định TRIMs trong WTO chủ
yếu liên quan tới các biện pháp hạn chế và
bóp méo thương mại20. Mục tiêu của nhà
nước trong vụ tranh chấp này không nhằm
mục đích yêu cầu bồi thường thiệt hại mà
nhằm mục đích chính là buộc nhà nước hay
chính phủ khác có biện pháp vi phạm phải
chấm dứt hành vi vi phạm.
3.2. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu
tư (Investor – State Dispute Settlement –
ISDS)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 21(397) T11/2019
Trước khi hệ thống ISDS ra đời vào
giữa thế kỷ 20, tranh chấp giữa nhà đầu tư
và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư không
thể giải quyết trực tiếp bằng cơ chế đối thoại
giữa nhà đầu tư và Chính phủ; thủ tục tố
tụng tại toà án trong nước cũng không giúp
các nhà đầu tư, Chính phủ của nước nhà đầu
tư trong một vài vụ việc phải can thiệp thông
qua biện pháp bảo vệ ngoại giao hoặc sử
dụng áp lực quân sự21. Từ thực tiễn đó, ISDS
có thể được xem là một bước tiến đáng kể về
mặt thể chế, giúp giảm bớt căng thẳng quốc
tế và áp lực quân sự22.
Cơ chế ISDS trong hàng nghìn các
IIAs và các văn bản pháp lý quốc tế khác
đều mang ba đặc tính cơ bản như sau23:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý của ISDS
phức tạp và đa dạng, trong khi các cơ chế
giải quyết tranh chấp khác đều dựa trên các
mô hình hiệp ước nhất định. Cơ sở pháp lý
của ISDS trong các điều khoản giải quyết
tranh chấp tại 3000 điều ước về đầu tư, trong
các công ước quốc tế (Công ước ICSID và
Công ước New York) và các quy tắc trọng
tài. Phần lớn các Hiệp định đầu tư song
phương đều quy định về ISDS và gần đây
các tranh chấp ISDS cũng được khởi kiện
dựa trên các BITs này.
21 Xem thêm O. Thomas Johnson and Jonathan Gimblett, "From Gunboats to BITs: The Evolution of Modern International
Investment Law," Yearbook on International Investment Law and Policy (December 2011); Andrew Paul Newcombe
and Luis Paradell, Law and Practice of Investment Treaties: Standards of Treatment. Under “Historical Development
of Investment Treaty Law” (2009), p. 9; Barnali Choudhury, Recapturing Public Power: Is Investment Arbitration's
Engagement of the Public Interest Contributing to the Democratic Deficit? Vanderbilt Journal of Transnational Law
(2008), p. 780, available at SSRN:
22 See Won-Mog Choi, “The present and future of the investor-state dispute settlement paradigm”, Journal of Economic
Law 10(3), pp. 725-747.
23 David Gaukrodger and Kathryn Gordon, Investor-State Dispute Settlement: A Scoping Paper for Investment Policy
Community, truy cập lần cuối ngày 12/9/2019.
24 Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa quốc gia – quốc gia trong khuôn khổ WTO không giúp bên thắng kiện nhận được
khoản bồi thường thiệt hại, mà biện pháp khắc phục chỉ là rút lại các biện pháp không phù hợp với quy định của WTO.
25 ISDS áp dụng các hệ thống khác nhau dựa trên hiệp ước đầu tư và quy tắc trọng tài, nhưng thường dựa trên cơ chế
trọng tài vụ việc, áp dụng các quy tắc trọng tài của ICC, UNCITRAL, hoặc quy định về công nhận và cho thi hành phán
quyết của trọng tài tại Công ước New York 1958.
26 Chẳng hạn trong vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư Bệnh viện quốc tế thận và lọc thận DialAsie (Pháp) với Chính phủ Việt
Nam. Xem thêm TS. Nguyễn Thanh Tú, Chương 5, Giáo trình Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Nxb. Tư pháp,
tr.178-179.
Thứ hai, ISDS cho phép các bên tư
nhân được khởi kiện chính phủ (chủ thể
thường được hưởng quyền miễn trừ tư
pháp) và có thể yêu cầu bồi thường một
khoản tiền lớn24.
Thứ ba, các thủ tục được áp dụng
trong tố tụng trọng tài ISDS thường dựa trên
cơ chế trọng tài thương mại25.
3.3. Tranh chấp giữa thương nhân và
thương nhân trong thương mại quốc tế
nhưng là khởi nguồn của tranh chấp đầu
tư quốc tế
Tranh chấp giữa thương nhân và
thương nhân trong quan hệ thương mại quốc
tế có thể làm phát sinh các tranh chấp thuộc
các nhóm khác. Chẳng hạn như nhà đầu tư
nước ngoài khởi kiện do Chính phủ nước
tiếp nhận đầu tư đưa ra những quyết định,
hoặc phán quyết của cơ quan tư pháp gây bất
lợi cho nhà đầu tư26.
4. Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế trong các hiệp định đầu tư quốc tế
nói chung và trong các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là
thành viên
4.1. Các cơ chế giải quyết tranh chấp đầu
tư quốc tế giữa quốc gia - quốc gia
Điều khoản về giải quyết tranh chấp
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 21(397) T11/2019
đầu tư giữa quốc gia - quốc gia trong các
hiệp ước có liên quan đến đầu tư điều chỉnh
các tranh chấp liên quan đến việc giải thích
và áp dụng hiệp ước. Điều khoản này có
thể tồn tại độc lập hoặc song hành với các
điều khoản về giải quyết tranh chấp đầu tư
giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận
đầu tư27. Tranh chấp đầu tư giữa quốc gia
với quốc gia có thể được giải quyết bằng
phương thức trọng tài, cơ chế tư pháp, hoặc
cơ chế tương tự tư pháp.
Nhiều BITs trước những năm 1969 đã
quy định về cơ chế trọng tài đầu tư28. Tuy
tương đồng về mặt cấu trúc29, nhưng gần
đây, thủ tục trọng tài này có nhiều khác biệt
so với thủ tục trọng tài ISDS. Ví dụ, thông
thường, trọng tài ISDS hoạt động theo
nguyên tắc bí mật, nhưng do những vấn đề
chính sách công quan trọng liên quan trong
nhiều vụ kiện, và những ý kiến kháng nghị
và chi phí vụ kiện, nên nguyên tắc minh bạch
đã được thiết kế và đưa trong Luật mẫu của
UNCITRAl, và một số các chương về đầu tư
trong các Hiệp định thương mại tự do30.
Nhìn chung, trong các FTA thế hệ
mới mà Việt Nam là thành viên, cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa chính phủ và chính
phủ hầu như không được quy định cụ thể,
nếu có cũng chỉ được đề cập tới trong một
điều khoản của Hiệp định và dẫn chiếu tới
Hiệp định khác31.
27 Ví dụ Điều 13 (tranh chấp giữa các bên ký kết) và Điều 14 (tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên) trong
Hiệp định đầu tư thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.
28 Chẳng hạn, trong BIT giữa Đức-Liberia (1961) đã quy định về cơ chế giải quyết trọng tài tại Điều 11 của Hiệp định
này: (1) Tranh chấp liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp ước hiện tại, nếu có thể, được giải quyết bởi Chính
phủ của hai quốc gia ký kết, (2) Nếu một tranh chấp không thể được giải quyết, tranh chấp này sẽ được đệ trình lên hội
đồng trọng tài.
29 Có thể áp dụng Quy tắc trọng tài mẫu của Uỷ ban thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, và quy trình bổ nhiệm cũng
khá tương đồng khi các bên trong tranh chấp có quyền chỉ định trọng tài.
30 Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
31 Chẳng hạn Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc
chỉ đề cập tới cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa các thành viên trong duy nhất một điều khoản – Điều 13, theo
đó dẫn chiếu tới các điều khoản trong Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định khung về
hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.
32 Ibrahim F. I. Shihata, Towards a Greater Depoliticization of Investment Disputes, 1 ICSID REVIEW 1, 1 (1986).
33 Andreas F. Lowenfeld, International Economic 395 (Oxford University Press 2003).
34 Manuel R. Garcia-Mora, The Calvo Clause in Latin American Constitutions and International Law, 33 MARQ. L. REV.
205, 206 (1949).
4.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước
tiếp nhận đầu tư (Investor – State Dispute
Settlement – ISDS)
4.2.1. Giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế thông qua các phương thức tham
vấn và thương lượng
Phương thức giải quyết tranh chấp này
thường được quy định trong các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là
thành viên. Mặc dù ít tranh chấp được giải
quyết trong giai đoạn này, nhưng đây cũng
là giai đoạn giúp cho nước tiếp nhận đầu tư
có thời gian để chuẩn bị cho các thủ tục tố
tụng trong giai đoạn sau.
4.2.2. Giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế tại toà án hay cơ quan có thẩm
quyền của nước tiếp nhận đầu tư
Vấn đề lạm dụng biện pháp bảo hộ
ngoại giao và áp lực quân sự từ các quốc gia
của nhà đầu tư,32 đã dẫn tới việc các quốc
gia tiếp nhận đầu tư thể hiện quan điểm đó
là người nước ngoài không được quyền cao
hơn so với công dân của nước tiếp nhận đầu
tư33. Quan điểm trên được ghi nhận trong
Học thuyết Calvo, theo đó các tranh chấp
đầu tư quốc tế phải được giải quyết tại toà
án hay cơ quan có thẩm quyền của nước
tiếp nhận đầu tư34. Một số hiệp định hiện
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 21(397) T11/2019
nay vẫn duy trì các quy định về phương
thức này35. Bên cạnh đó, một số hiệp định
đầu tư để thúc đẩy cơ chế này và hạn chế
khiếu nại nhiều lần cùng một vấn đề đã quy
định trường hợp nhà đầu tư đã lựa chọn một
cơ chế giải quyết tranh chấp thì mặc nhiên
từ bỏ quyền sử dụng các cơ chế giải quyết
tranh chấp khác36. Tuy nhiên, phương thức
này cũng tồn tại khá nhiều vấn đề có thể gọi
tên như tạo ra sự không công bằng giữa các
bên trong tranh chấp, hệ thống tư pháp và
pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không
đủ năng lực và chưa hoàn thiện. Một số hiệp
định khác lại cho phép sau khi đã khởi kiện
tại toà án có thẩm quyền trong nước, nhà
đầu tư vẫn có thể đệ trình đơn kiện theo cơ
chế giải quyết tranh chấp quốc tế miễn là
nhà đầu tư đã rút đơn kiện tại toà án trong
nước trước khi có phán quyết cuối cùng37.
Quy định này có thể dẫn tới hiện tượng nhà
đầu tư khởi kiện nhiều lần, gây khó khăn
về thời gian, tài chính và thủ tục theo kiện
cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Hiện
nay, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới mà Việt Nam là thành viên có xu hướng
không bao gồm phương thức này38 cũng như
quy định các điều khoản tránh khởi kiện hai
lần về một vấn đề pháp lý.
4.2.3. Giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế bằng trọng tài quốc tế
Các điều khoản về trọng tài ISDS
đã được đưa vào trong IIAs từ những năm
1960, lần đầu tiên trong Hiệp định giữa Chad
35 Khoản 1 Điều 33 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); Điểm a Khoản 4 Điều 14 Hiệp định đầu tư trong khuôn
khổ Hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc.
36 Khoản 1 Điều 33 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).
37 Khoản 5 Điều 14 Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN – Trung Quốc.
38 Chẳng hạn như Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
39 Nhưng trên thực tế, tới tận năm 1990, hội đồng trọng tài đầu tư mới thực thi thẩm quyền xét xử vụ việc đầu tiên: Asian
Agricultural Products Limited v. Democratic Socialist Republic of Sri Lanka (ICSID Case No. ARB/87/3), Award, June
27, 1990.
40 https://investmentpolicy.unctad.org/investment-dispute-settlement, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
41 https://unctad.org/en/PublicationsLibrary/diaepcb2017d7_en.pdf, truy cập lần cuối ngày 15/9/2019.
42 Như cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư được ghi nhận trong Công ước Washington 1965, theo đó cơ chế thực thi phán
quyết của trọng tài nước ngoài sẽ theo thủ tục thi hành phán quyết của Toà án trong nước. Xem thêm Điều 54 Công ước
ICSID.
– Italy năm 1969. Tuy nhiên, chỉ những
năm gần đây, việc sử dụng cơ chế trọng
tài ISDS mới được phổ biến rộng rãi. Vào
năm 1987, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư
dựa trên BIT và được xét xử bởi Trung tâm
giải quyết tranh chấp đầu tư của Ngân hàng
thế giới39. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm
1990, số lượng tranh chấp ISDS tăng nhanh
đáng kể. Đến thời điểm năm 2018, số lượng
tranh chấp đã tăng lên đến con số 942 tranh
chấp40. Khoảng 80% các tranh chấp trong
khuôn khổ hiệp định đầu tư song phương,
20% tranh chấp dựa trên các hiệp ước bao
gồm các điều khoản về đầu tư (TIPs)41.
Việt Nam chủ động tham gia vào các
vòng đàm phán FTA với các đối tác chiến
lược trên thế giới với kỳ vọng đóng vai trò
quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động
thương mại quốc tế cũng như phát triển các
quy tắc thương mại trong nước. Cơ chế giải
quyết tranh chấp cũng là một vấn đề nòng
cốt được lưu tâm khi Việt Nam tham gia
đàm phán các hiệp định này. Trong các FTA
thế thệ mới mà Việt Nam là thành viên đều
quy định các điều khoản về cơ chế trọng tài
ISDS. Nhìn từ bối cảnh của luật quốc tế,
trọng tài ISDS có thể được coi là một trong
nhiều bước tiến trong việc áp dụng các cơ
chế tài phán quốc tế, thủ tục tương tự tư
pháp, cơ chế giám sát việc thi hành42. Những
thiết chế trọng tài trong các Hiệp ước về đầu
tư quốc tế khác với cơ quan tư pháp quốc tế
thường trực. Hầu hết các FTA mà Việt Nam
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 21(397) T11/2019
là thành viên đều quy định về thẩm quyền
chuyên biệt cho các cơ quan giải quyết tranh
chấp để xử lý các vấn đề xung đột luật.43
Bên cạnh đó, trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam
là thành viên, ngoài các quy định về nội
dung, các hiệp định cũng thường quy định
về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài theo Quy tắc của Uỷ ban luật thương mại
quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL),
Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư
giữa các quốc gia và công dân quốc gia khác
(ICSID)44, Phòng thương mại quốc tế (ICC),
Phòng thương mại Stockholm (SCC)
Cơ chế ISDS có thể làm giảm bớt
động lực cho nước chủ nhà và cả cho nhà
đầu tư trong việc tăng cường hiệu quả của
cơ chế giải quyết tranh chấp trong nước và
các thiết chế pháp luật45. Nhờ có cơ chế này,
nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được
nguồn vốn đầu tư mà không phải lo lắng về
việc hoàn thiện thủ tục tư pháp và thể chế
trong nước. Nhà đầu tư cũng sẽ giảm động
lực gây sức ép đối với chính phủ thông qua
cơ chế giải quyết tranh chấp trong nước vì
đã sẵn có cơ chế ISDS. Vì vậy, ISDS có thể
làm giảm bớt áp lực cải cách thủ tục giải
quyết tranh chấp trong nước của nước tiếp
nhận đầu tư.
43 Conflict of law problems concerning FTAs and the WTO have drawn much academic interests. See generally Tim
Graewert, Conflicting Laws and Jurisdiction the Dispute Settlement Process of Regional Trade Agreements and the
WTO, 1(2) CONTEMP. AsIAARB.J.287 (2008).
44 Trọng tài ICSID bao gồm cả thiết chế trọng tài, các dịch vụ trọng tài liên quan và thủ tục tố tụng trọng tài.
45 Xem R. J. Daniels, "Defecting on Development: Bilateral Investment Treaties and the subversion of the Rule of Law in
the Developing World", (draft paper) (2004) cited in Susan D. Franck “Foreign Direct Investment, Investment Treaty
Arbitration and the Rule of Law”. Footnote 143 page 366. Global Business and Development Law Journal. Volume 19,
2007. T. Ginsburg, "International Substitutes for Domestic Institutions: Bilateral Investment Treaties and Governance",
International Review of Law and Economics 25(1): 107-123 (2005); A. Newcombe, "Sustainable Development and
Investment Treaty Law", Journal of World Investment & Trade, Vol. 8, 2007 and J. P. Sasse, An Economic Analysis of
Bilateral Investment Treaties, chapter 6.
46 Theo đó, Ban thư ký của WTO sẽ duy trì một danh sách các thành viên của Ban hội thẩm, trong trường hợp thành lập
Ban hội thẩm, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn hội thẩm viên từ danh sách này.
47 Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận về việc vụ kiện có thể được giải quyết bởi một thành viên duy nhất là người mang
quốc tịch của quốc gia thứ ba mà do Chủ tịch hội đồng xét xử quyết định lựa chọn. Bên bị đơn phải thể hiện cân nhắc
văn bản yêu cầu của bên nguyên đơn trên cơ sở thiện chí, đặc biệt trong trường hợp bên nguyên đơn là doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoặc khoản tiền bồi thường tổn thất hoặc thiệt hại có giá trị tương đối thấp. Văn bản yêu cầu phải được gửi
cùng lúc với hồ sơ khiếu kiện theo quy định.
4.3. Một số nội dung mới về cơ chế trọng
tài ISDS trong các Hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia
(i) Cơ quan giải quyết tranh chấp
thường trực (tribunal)
Cơ quan giải quyết tranh chấp thường
trực được tổ chức khá tương đồng với mô
hình cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO46. Theo EVIPA, Hội đồng xét xử sẽ bao
gồm hai cơ quan: Hội đồng xét xử sơ thẩm
và Hội đồng xét xử phúc thẩm. Hội đồng xét
xử trong EVIPA có thể được xem như một
mô hình hỗn hợp giữa toà án và trọng tài.
Các hội đồng xét xử bao gồm các thành viên
được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, nhưng lại đưa
ra phán quyết (awards – thuật ngữ được sử
dụng với ý nghĩ gắn liền với phán quyết của
trọng tài theo Công ước ICSID và Công ước
New York1958). Đây được coi như một sự
thay đổi lớn trong hệ thống giải quyết tranh
chấp đầu tư.
Mỗi vụ tranh chấp sẽ được xét xử bởi
một Hội đồng gồm ba thành viên47, trong
đó một thành viên là người mang quốc tịch
của quốc gia thành viên EU, một thành viên
khác là người mang quốc tịch Việt Nam và
một thành viên còn lại là người mang quốc
tịch của quốc gia thứ ba.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 21(397) T11/2019
Theo Gaukrodger và Gordon (2012),
trọng tài được các bên bổ nhiệm theo các
mô hình trọng tài vụ việc trước đây sẽ có xu
hướng sẽ thiên vị và làm việc vì lợi ích của
các bên để thuận lợi hơn trong công việc của
chính mình sau này48. Việc bổ nhiệm thành
viên và mô hình hội đồng xét xử thường trực
giải quyết được vấn đề quan ngại về tính độc
lập của trọng tài49 sẽ giúp đảm bảo về chất
lượng xét xử, kinh nghiệm, kiến thức và kỹ
năng của trọng tài.
Tuy nhiên, một số học giả lại quan ngại
về tính linh hoạt của mô hình hội đồng xét xử
thường trực, hoặc viêc chỉ định trọng tài đối
với các bên tranh chấp. Tranh chấp đầu tư
quốc tế có đặc thù đó là tranh chấp giữa nhà
đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, theo
Ruth Marie Mosch50 và August Reinisch51,
quy định về hội đồng xét xử thường trực hoặc
danh sách trọng tài này sẽ khiến cho các nhà
đầu tư không có quyền chỉ định trọng tài,
từ đó, có thể thấy các FTAs này thường có
xu hướng bảo vệ quyền lợi của các quốc
gia. Hơn nữa, tiêu chuẩn của trọng tài/thành
viên hội đồng xét xử đó là phải có năng lực
chuyên môn trong lĩnh vực công pháp quốc
tế và sở hữu các bằng cấp, chứng chỉ chuyên
môn để có thể đảm nhận các vị trí công việc
tại các văn phòng tư pháp hoặc để trở thành
những luật gia có năng lực chuyên môn được
công nhận tại quốc gia của họ. Kinh nghiệm
chuyên môn trong lĩnh vực luật đầu tư quốc
tế, luật thương mại quốc tế và thủ tục giải
48 Xem https://www.cdhowe.org/sites/default/files/attachments/research_papers/mixed/Commentary%20459.pdf, truy
cập ngày 22 tháng 12 năm 2016.
49 Trong số 473 vụ kiện theo Công ước ICSD và Công ước về Quy tắc trọng tài phụ trợ, thì có tới 68 vụ việc trọng tài bị
điều tra về tính độc lập của mình, Xem thêm truy cập ngày 15
tháng 9 năm 2019.
50 Giám đốc Công ty luật Mosch Legal.
51 Giáo sư – Phó Trưởng Khoa Luật – Đại học Vienna.
52 United Nations Conference on Trade and Development, World Investment Report 2015: Reforming International
Investment Governance, New York, p. 150; it is generally suggested that an appeals mechanism would enhance credi-
bility, legitimacy, coherence and foreseeability of the ISDS system, although it was also argued that an agreement-cen-
tric permanent court system risks increasing already existing discrepancies in awards, see R.W. Schwieder, TTIP and
the Investment Court System, cit.
quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến
các thỏa thuận đầu tư hoặc thương mại quốc
tế chỉ là một ưu thế. Vì vậy, đây cũng có thể
được coi là một điểm bất lợi của nhà đầu tư.
(ii) Hội đồng xét xử phúc thẩm
(appeal tribunal)
Việc thiếu vắng một cơ chế rà soát tư
pháp đối với các quyết định của trọng tài đã
trở thành những điểm gây tranh luận nhất
của cơ chế ISDS truyền thống52. Khác với
các FTAs trước đây mà Việt Nam là thành
viên chỉ quy định về các thiết chế trọng tài
thông thường gồm một cấp xét xử, EVIPA
quy định một Hội đồng xét xử phúc thẩm
thường trực được thành lập để giải quyết các
kháng cáo đối với các quyết định của hội
đồng xét xử. Nhưng cũng phải thừa nhận
một thực tế là mô hình xét xử phúc thẩm
này hoàn toàn mới không chỉ riêng đối với
Việt Nam mà còn với các nước khác trên thế
giới. Mô hình này được đưa vào trong một
số hiệp định gần đây như Hiệp định thương
mại song phương Canada – EU (CETA)
hay Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại
xuyên Đại Tây Dương (TTIP), tuy nhiên
chưa thực sự vận hành trên thực tế nên cũng
chưa thể kiểm nghiệm được tính hiệu quả.
(iii) Nguyên tắc minh bạch trong giải
quyết tranh chấp (transparency)
CPTPP, EVIPA và ACIA đều quy định
về nguyên tắc minh bạch trong quá trình
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 21(397) T11/2019
giải quyết tranh chấp, theo đó tất cả các tài
liệu (được đệ trình bởi các bên, quyết định
của hội đồng trọng tài) sẽ được công khai
trên website Liên hợp quốc53. Các phiên
điều trần sẽ được thực hiện công khai cho
các bên có liên quan có thể tham dự. Đây là
một điểm khác biệt rõ nét với phương thức
trọng tài thương mại tư thường theo nguyên
tắc bí mật, cũng là một bước tiến mới theo
xu hướng trong thập kỷ gần đây54. Nguyên
tắc này cũng được bắt gặp trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của Trung tâm giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSD), hay luật
mẫu của UNCITRAL. Hiện nay, tất cả các
vụ việc của ICSID đều công khai các thông
tin cơ bản về các bên tranh chấp cũng như
các kháng nghị, phần lớn các phán quyết của
trọng tài ICSD đều được công bố trên trang
chủ của ICSD cũng như các website55.
(iv) Phán quyết của hội đồng xét xử
có giá trị pháp lý như phán quyết của toà án
trong nước, không thể rà soát hoặc xem xét
lại, hoặc huỷ bỏ
Phán quyết cuối cùng (bao gồm cả
phán quyết của Hội đồng xét xử sơ thẩm
và Hội đồng xét xử phúc thẩm) sẽ được các
bên tuân thủ, không kháng cáo, rà soát, bãi
bỏ, huỷ bỏ hay bất kỳ biện pháp sửa đổi
nào56. Quy định này của EVIPA khác biệt so
với Công ước ICSID và CPTPP. Công ước
ICSID và CPTPP vẫn cho phép khả năng
sửa đổi, hủy bỏ phán quyết57. Hai bên cam
kết công nhận và cho thi hành phán quyết
cuối cùng trên lãnh thổ của mình như bản án
của toà án quốc gia. Trường hợp của EVIPA,
53 Điều 9.24 CPTPP, Điều 3.46 EVIPA, Điều 21 ACIA.
54 Xem thêm https://www.cigionline.org/sites/default/files/isa_paper_series_no.2.pdf, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2019.
55 Xem thêm “investment treaty arbitration law”, online: ; “investment claims”, online: <
ouplaw.com/>, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2019.
56 Điều 3.57 EVIPA
57 Điều 51 và 51 Công ước ICSID; Khoản 9 Điều 9.29 CPTPP.
58 Điều 3.57 EVIPA
59 Điều 3.58 EVIPA
Việt Nam được gia hạn 5 năm tính từ khi
Hiệp định có hiệu lực hoặc thời gian dài hơn
do Ủy ban thương mại quyết định, trong
thời gian đó, nếu Việt Nam là bị đơn thì việc
công nhận và cho thi hành phán quyết trọng
tài sẽ tuân theo Công ước NewYork 195858.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong khoảng
thời gian 5 năm này, Toà án của Việt Nam
vẫn có thể xem xét huỷ phán quyết. EVIPA
cũng quy định rõ là biện pháp bảo hộ ngoại
giao không được phép áp dụng trừ trường
hợp một bên không thực thi phán quyết cuối
cùng của trọng tài59. Quy định này cũng
tương tự như Công ước ICSID và các cơ chế
giải quyết tranh chấp đầu tư khác.
(v) Quy định về bên thứ ba tài trợ
trong vụ kiện (third party funding)
Trong EVIPA, quy định minh bạch
thông tin về bên thứ ba tài trợ trong vụ kiện
được ghi nhận rõ tại Điều 3.37; đây cũng
là quy định mới so với Công ước ICSID và
UNCITRAL cũng như các hiệp định thương
mại tự do khác mà Việt Nam là thành viên.
Quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi
cho bên nhà đầu tư, ghi nhận việc nhà đầu tư
có thể nhận trợ giúp tài chính từ bên thứ ba;
đồng thời cũng tăng tính minh bạch, công
bằng cho thủ tục trọng tài.
(vi) Quy định về đặt cọc đảm bảo cho
vụ kiện (security for cost)
Trong trường hợp nhà đầu tư không đủ
năng lực tài chính để chi trả phí trọng tài khi
thua kiện, ảnh hưởng tới nước tiếp nhận đầu
tư. Quy tắc trọng tài UNCITRAL và Công
ước ICSID không quy định về nghĩa vụ đảm
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 21(397) T11/2019
bảo chi phí cho một vụ kiện, tuy nhiên có
công nhận và chấp nhận rằng các quyết định
về đảm bảo chi phí sẽ thuộc phạm vi thẩm
quyền chung của trọng tài. Để làm rõ hơn về
vấn đề này, EVIPA đã quy định cụ thể hơn
về nghĩa vụ của nguyên đơn (nhà đầu tư)
về việc phải đảm bảo tất cả hoặc một phần
chi phí nếu trong trường hợp phán quyết về
chi phí không có lợi cho nguyên đơn; nếu
không đảm bảo về vấn đề chi phí, Hội đồng
xét xử có thể trì hoãn hoặc đình chỉ thủ tục
tố tụng60.
(vii) Giới hạn cụ thể phạm vi quyền
sử dụng trọng tài quốc tế, giới hạn rõ ràng
hơn về thời gian khởi kiện và nội dung được
khởi kiện
Trong các Hiệp định đầu tư thế hệ đầu,
phạm vi áp dụng của hiệp định thường theo
hướng mở, hay nói cách khác, thẩm quyền
của trọng tài đầu tư quốc tế mở rộng với
nhiều loại tranh chấp, không chỉ liên quan
tới các nghĩa vụ trong hiệp định, mà có thể
bao gồm cả tranh chấp trong các hợp đồng
đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính
phủ nước tiếp nhận đầu tư ký61. Trong các
hiệp định đầu tư thế hệ mới, đơn cử như
ACIA, EVIPA đã giới hạn cụ thể các điều
kiện để nhà đầu tư có thể áp dụng phương
thức trọng tài quốc tế khi dẫn chiếu tới điều
khoản “bao trùm” trong hiệp định này62.
60 Điều 3.48 EVIPA
61 Trong khoảng 2700 BITs thì khoảng 40% BITs bao gồm điều khoản bao trùm (umbrella clause) quy định về việc mở
rộng thẩm quyền của trọng tài đầu tư quốc tế đối với cả tranh chấp hợp đồng giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu
tư. Xem Yannaca-Smaill, Katia, What about This “Umbrella Clause”?, in Yannaca-Small, Katia (ed), Arbitration under
International Investment Agreements: A Guide to the Key Issues (Oxford University Press 2010) 483.
62 Khoản 6, Điều 2.5 EVIPA
63 Điều 2.4 EVIPA
64 Điều 2.3 EVIPA
65 Điều 2.5 EVIPA
66 Điều 2.7 EVIPA
67 Đặc biệt đối với nhà đầu tư là pháp nhân, không chỉ giới hạn đối với pháp nhân được thành lập trên lãnh thổ nước thành
viên hiệp định, mà còn mở rộng quy định về việc pháp nhân đó thực sự có hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ nước
thành viên, ví dụ các quy định về nhà đầu tư trong Điều 9.1 CPTPP; hoặc quy định cụ thể về điều kiện thành lập, vận
hành và quản lý, kiểm soát hoạt động của pháp nhân đó trên lãnh thổ nước thành viên, ví dụ trong Điều 1.2 EVIPA.
68 Điều 9.15 CPTPP, Điều 19 ACIA
Hoặc trong EVIPA, hiệp định này
cũng đã đưa ra một số ngoại lệ đối với nghĩa
vụ đối xử tối huệ quốc,63 nghĩa vụ đối xử
quốc gia,64 làm rõ khái niệm về bảo hộ công
bằng và thoả đáng65 hay truất hữu tài sản66.
(viii) Cơ chế ngăn ngừa tình trạng
lạm dụng các hiệp định đầu tư (forum
shopping/ treaty shopping)
Với mục đích ngăn ngừa tình trạng
nhà đầu tư chọn hiệp định đầu tư chỉ để khởi
kiện nước nhận đầu tư, trong các hiệp định
thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư thế hệ
mới đã quy định chi tiết hơn cách thức xác
định “nhà đầu tư” thuộc phạm vi điều chỉnh
của hiệp định67, bổ sung thêm các quy định
về việc từ chối quyền của nhà đầu tư được
ghi nhận trong hiệp định nếu nhà đầu tư
không có mối liên hệ/không thuộc phạm vi
điều chỉnh của hiệp định (denial of benefits
provision)68.
(ix) Cơ chế loại trừ nhanh các tranh
chấp không có căn cứ (early or expeditious
dimissal mechanism)
Không phải mọi nhà đầu tư thực hiện
các dự án đầu tư tại các quốc gia đều thiện
chí. Trên thực tế, trong một số trường hợp
nhà đầu tư lạm dụng các hiệp định đầu tư để
khởi kiện làm ảnh hưởng tới danh tiếng, tiêu
tốn thời gian và chi phí theo kiện của chính
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
29Số 21(397) T11/2019
phủ nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, cơ chế rà
soát và loại trừ các khiếu nại không có căn
cứ hoặc lạm dụng tố tụng trọng tài, chẳng
hạn: thủ tục tố tụng song song69, khiếu nại
đã được xét xử, hoặc lạm dụng các hiệp định
đầu tư, hay đệ trình lại các khiếu nại sau khi
nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện trong giai
đoạn xem xét của trọng tài về thẩm quyền
trọng tài rất quan trọng70. Theo quy định
này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải trung
thực, thiện chí đệ trình tất cả các tài liệu về
lịch sử tham gia vào tranh chấp.
(x) Cơ chế ngăn chặn các thủ tục tố
tụng chồng chéo (concurring proceedings)
Để hạn chế nhà đầu tư khởi kiện tại
nhiều thiết chế giải quyết tranh chấp đồng
thời đối với cùng một tranh chấp, các hiệp
định đầu tư thế hệ mới đã quy định cụ thể
về quyền khởi kiện của nhà đầu tư và việc
trọng tài từ chối thẩm quyền trong trường
hợp tranh chấp đó đã được xét xử tại toà án
trong nước, cơ quan hành chính trong nước
hoặc thiết chế khác71. Đây có thể được ghi
nhận như một trong những quy định bảo vệ
quyền của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư,
không bị khởi kiện nhiều lần.
69 Xem phần Cơ chế ngăn chặn thủ tục tố tụng chồng chéo
70 Điều 3.34 EVIPA,
71 Phụ lục 12 EVIPA
5. Thay cho lời kết
Tranh chấp đầu tư quốc tế, về bản chất
luôn là một loại hình tranh chấp đặc biệt khi
có sự tham gia của cả thực thể tư và thực
thể công. Trong suốt chiều dài phát triển
của hoạt động đầu tư quốc tế, hệ thống các
quy phạm điều chỉnh loại hình tranh chấp
này cũng đã luôn được thay đổi theo hướng
giới hạn hoặc mở rộng nghĩa vụ của nước
tiếp nhận đầu tư tuỳ thuộc vào nhu cầu của
các thành viên trong hiệp định, hay theo
hướng giới hạn giải quyết tranh chấp tại các
cơ quan tài phán trong nước tại nước tiếp
nhận đầu tư hoặc trao quyền cho nhà đầu tư
được khởi kiện ra trọng tài quốc tế. Riêng
đối với các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới mà Việt Nam là thành viên, cơ chế
ISDS giữ vị trí chủ đạo, được thiết kế theo
mô hình truyền thống (như ACIA, CPTPP)
hay mô hình hiện đại (EVFTA). Mặc dù còn
có những ý kiến trái chiều về việc tiếp tục
duy trì hay từ bỏ trọng tài ISDS trong các
hiệp định thương mại tự do, chúng tôi cho
rằng, trong tương lai gần, cơ chế này vẫn sẽ
hiện diện như một phần của các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam
tham gia
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế - ICSID Convention;
2. Công ước New York 1958;
3. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA);
4. Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – EVIPA;
5. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP;
6. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc;
7. Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ, Mêxico, Canada – USMCA;
8. Hiệp định thương mại tự do Australia – Malaysia;
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
30 Số 21(397) T11/2019
9. Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – Philipines;
10. Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ;
11. Hiệp định về đầu tư giữa ASEAN Hàn Quốc;
12. Hiệp định đầu tư giữa ASEAN và Hongkong;
13. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA);
14. Hiệp định đầu tư song phương giữa Đức-Liberia;
15. Quy tắc trọng tài ICC, UNCITRAL;
16. Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế
phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế;
SÁCH, TẠP CHÍ
1. Andreas F. Lowenfeld, International Economic 395 (Oxford University Press 2003);
2. Ibrahim F. I. Shihata, Towards a Greater Depoliticization of Investment Disputes, 1 ICSID
REVIEW 1, 1 (1986);
3. John Collier và Vaughan, Giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế, Nxb. Đại học Oxford, 1999,
tr.10;
4. Julien Chaisse, Chương 1 Tổng quan về Đầu tư quốc tế và Luật đầu tư quốc tế, Giáo trình Luật đầu
tư quốc tế, Nxb. Tư pháp, tr. 34- 35;
5. Manuel R. Garcia-Mora, The Calvo Clause in Latin American Constitutions and International
Law, 33 MARQ. L. REV. 205, 206 (1949);
6. Nathalie Bernasconi-Osterwalder, State–State Dispute Settlement in Investment Treaties, the
International Institute for Sustainable Development Best Practice Series (2014);
7. See Won-Mog Choi, “The present and future of the investor-state dispute settlement paradigm”,
Journal of Economic Law 10(3), pp. 725-747;
8. Trường Đại học Luật Hà Nội Giáo trình Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Nxb. Tư pháp,
tr.178-179;
9. Từ điển Luật học Black (Black’s Law Dictionary);
10. Yannaca-Smaill, Katia, What about This “Umbrella Clause”?, in Yannaca-Small, Katia (ed),
Arbitration under International Investment Agreements: A Guide to the Key Issues (Oxford
University Press 2010) 483;
ÁN LỆ
1. Asian Agricultural Products Limited v. Democratic Socialist Republic of Sri Lanka;
2. AES v. Argentina;
3. El Paso Energy Intl. Co. v. Argentina;
4. Impregilo v. Pakistan;
5. Integrales del Agua S.A. v. Argentina;
6. Lucchetti v. Peru;
7. M.C.I. v. Ecuador.
8. Maffezini v. Spain;
9. Salini et al v. Morocco;
10. Suez, Sociedad General de Aguas de Barcelona S.A., and InterAguas Servicios;
11. Tokios Tokelės v. Ukraine.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
31Số 21(397) T11/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_che_giai_quyet_tranh_chap_dau_tu_quoc_te_trong_cac_hiep_d.pdf