Quyền của người hưởng dụng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Thứ ba: Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. Cần phải đưa quy định về chi phí đo vẽ vào BLTTDS, coi đây là một trong những chi phí tố tụng khác để có căn cứ pháp lý cho việc thực hiện(1); - Trước mắt, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về loại chi phí này trong đó cần xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí, nghĩa vụ nộp chi phí, mức chi phí, trình tự thủ tục thu chi. Cụ thể: + Người yêu cầu đo vẽ phải chịu toàn bộ chi phí đo vẽ; + Các đương sự phải chịu toàn bộ chi phí đo vẽ; việc đo vẽ cần thiết cho việc giải quyết cho những yêu cầu hay quyền lợi của đương sự nào thì những đương sự đó phải chịu chi phí; mức chi phí cụ thể tùy thuộc vào kết quả giải quyết vụ án trên cơ sở quyết định của Tòa án; + Chi phí cho những người tham gia đo vẽ ngoài đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã phải bao gồm cả thư ký, Thẩm phán, cán bộ đo vẽ.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền của người hưởng dụng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018 Trong thời kỳ đổi mới, quyền hưởng dụng mới chỉ được ghi nhận và quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong lịch sử pháp luật Việt Nam thì quyền hưởng dụng đã được đề cập trong Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972. Trong Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ, quyền hưởng dụng được quy định là một trong các “phân thác quyền sở hữu”(1); còn trong Bộ dân luật Sài Gòn thì quyền hưởng dụng được quy định tại Thiên thứ 3 “Những chi phân của quyền sở hữu”. Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành đã ghi nhận và quy định quyền hưởng dụng là một trong các quyền khác đối với tài sản. Quyền khác đối với tài sản được hiểu là: quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác(2). Bộ luật dân sự năm 2015 1  Xem: Phan Văn Thiết, Dân – Luật tu tri, Nhà sách Khai trí, năm 1961. 2  Khoản 1 Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015. cũng đã quy định một số nội dung cơ bản của quyền hưởng dụng như: Căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt quyền hưởng dụng, hiệu lực của quyền hưởng dụng, thời hạn của quyền hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên những quy định này còn chung chung, nhiều điểm chưa rõ ràng và bất cập, đặc biệt là quy định về quyền của người hưởng dụng còn có những điểm hạn chế, thiếu sót. Trong phạm vi bài viết này tác giả sẽ tập trung vào việc phân tích, đánh giá, bình luận những quy định về quyền của người hưởng dụng của Bộ luật dân sự năm 2015 và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. Quyền của người hưởng dụng được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 261, cụ thể: “1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng. * Thạc sĩ, Khoa Pháp luật Dân sự và Kiểm sát dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội QUYỀN CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI * Bài viết nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền của người hưởng dụng, qua đó chỉ ra những điểm còn bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người hưởng dụng. Từ khóa: Quyền của người hưởng dụng, quyền hưởng dụng, Bộ luật dân sự năm 2015. The paper is targeted at the regulations of the Civil Code in 2015 on the rights of the usufructary, thereby revealing shortcomings and proposing recommendations to improve the law on the rights of the usufructary. Keywords: Rights of usufructary, usufruct right, the Civil Code in 2015. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI 33Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát 2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. 3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.” Thứ nhất: Người hưởng dụng có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng. Trong thời hạn của quyền hưởng dụng, người hưởng dụng có quyền tự mình khai thác, sử dụng tài sản để đáp ứng nhu cầu của mình hoặc thu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản và được xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức đó. Trường hợp người có quyền hưởng dụng không tự mình trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản thì họ có thể cho người khác khai thác, sử dụng để có thể thu hoa lợi, lợi tức thông qua các giao dịch dân sự. Quyền này phát sinh từ thời điểm quyền hưởng dụng có hiệu lực. Quy định này thể hiện rõ thế mạnh của người có quyền hưởng dụng so với người đi thuê, đi mượn trong hợp đồng thuê, hợp đồng mượn tài sản. Nếu người thuê, mượn tài sản chỉ được sử dụng tài sản thuê, mượn theo đúng công dụng, mục đích như đã thỏa thuận với bên cho thuê, mượn mà không được phép cho người khác thuê, mượn lại tài sản trừ khi được sự đồng ý của bên cho thuê, mượn. Còn đối với người có quyền hưởng dụng ngoài việc họ có quyền trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản, họ còn có quyền cho phép người khác khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản. Đồng thời, người có quyền hưởng dụng được thụ hưởng các dịch quyền từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Trong thời hạn có hiệu lực của quyền hưởng dụng, người có quyền hưởng dụng có thể thực hiện quyền của mình chống lại tất cả mọi người, thậm chí quyền của người hưởng dụng còn được bảo đảm trong mối tương quan với quyền sở hữu(1). Quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 đã phần nào thể hiện được đặc điểm đặc trưng của quyền hưởng dụng với tư cách là một vật quyền. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn quá chung chung, chưa cụ thể và chưa phản ánh được đầy đủ bản chất của quyền hưởng dụng – một dịch quyền thuộc người đóng vai trò quan trọng. Luật La Mã quy định về quyền dụng ích cá nhân (quyền hưởng dụng) chỉ được áp dụng đối với những chủ thể là những người thân thích, gần gũi nhất với chủ sở hữu tài sản như cha mẹ già yếu, con chưa thành niên, vợ hoặc chồng. Ngoài ra, quyền của người hưởng dụng cũng bị giới hạn trong phạm vi thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân tối thiểu hàng ngày. Việc khai thác tài sản không mang tính thương mại, không tích lũy hay sinh lời(2). Thời kỳ sau này, pháp luật các quốc gia tiếp tục kế thừa, mở rộng quy 1  Xem: Bùi Thị Thanh Hằng, Một số nội dung đáng lưu ý về “quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” của Bộ luật dân sự năm 2015, Tọa đàm Giới thiệu Bộ luật dân sự 2015, năm 2016. 2  Xem: PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu, Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự, Hội thảo khoa học “Sửa đổi các quy định về tài sản và quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015”, tháng 5/2014. QUYỀN CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG THEO QUY ĐỊNH... 34 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018 định về chủ thể, nội dung quyền hưởng dụng để đáp ứng nhu cầu phát triển của con người. Điển hình trong Bộ luật dân sự của Pháp quy định người hưởng dụng có thể là cả những chủ thể không phải là những người thân thích, gần gũi với chủ sở hữu. Những người này không chỉ có quyền khai thác, sử dụng tài sản mà còn có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản và có thể cho người khác thuê tài sản đó để hưởng lợi. Phạm vi hưởng quyền của người có quyền hưởng dụng sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hoặc theo ý chí của chủ thể. Dựa vào căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, Bộ luật Dân sự Pháp phân thành: Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức; quyền sử dụng và quyền cư dụng(1). Tương ứng với mỗi loại, pháp luật quy định về chủ thể, phạm vi hưởng quyền khác nhau. Hay trong Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung Kỳ của Việt Nam thời kỳ này các quy định về quyền của người hưởng dụng khá rõ ràng, cụ thể. Theo đó giới hạn, phạm vi quyền của người hưởng dụng được hưởng sẽ phụ thuộc vào căn cứ xác lập quyền. Quyền hưởng dụng được phân ra thành: Quyền ứng dụng thu lợi; quyền dùng và quyền ở; sự cho thuê dài hạn(2). Trong Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972 quy định về quyền hưởng dụng gồm: Quyền dụng ích; quyền hành dụng và quyền cư dụng; thuê mướn trường kỳ. Như vậy, qua đối chiếu và so sánh với quy định của pháp một số quốc gia và pháp luật của một số thời kỳ lịch sử 1  Xem bản dịch: Từ Điều 578 đến Điều 636 Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, năm 2005. 2  Xem: Phan Văn Thiết, Dân – Luật tu tri, Nhà sách Khai trí, năm 1961. của Việt Nam có thể thấy rằng quy định về quyền của người hưởng dụng tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 chưa thể hiện được giới hạn, phạm vi hưởng quyền khác nhau của người hưởng dụng tương ứng với căn cứ xác lập quyền hưởng dụng. Tại Điều 258 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, bao gồm: Xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận và theo di chúc. Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 là phù hợp và tương thích với quy định của các nước theo hệ thống Civil law. Tuy nhiên, đối chiếu giữa căn cứ xác lập quyền hưởng dụng với quyền của người hưởng dụng còn những điểm chưa phù hợp. Nhìn vào quy định quyền của người hưởng dụng tại Điều 261, chúng ta khó có thể xác định được giới hạn phạm vi mà họ được hưởng dụng đối với tài sản. Trường hợp quyền hưởng dụng được xác lập theo ý chí (theo di chúc hoặc theo thỏa thuận) thì có thể xác định được ai là người có quyền hưởng dụng và được hưởng trong phạm vi như thế nào. Nhưng nếu quyền hưởng dụng được xác lập dựa trên căn cứ theo quy định của luật thì những ai, chủ thể nào được hưởng dụng tài sản của chủ sở hữu? Họ được có quyền hưởng dụng như thế nào? Đây có lẽ là vấn đề mà Bộ luật dân sự năm 2015 chưa giải quyết được. Với quy định một cách chung chung tại Điều 261 thì việc áp dụng và thực thi điều luật này sẽ gặp những khó khăn và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng quy định về quyền của người NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢI 35Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát hưởng dụng tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung theo hướng phân quyền hưởng dụng thành quyền dụng ích cá nhân và quyền cho thuê dài hạn. Nếu quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật thì đó là quyền dụng ích cá nhân. Còn quyền hưởng dụng được xác lập theo ý chí thì đó là quyền cho thuê dài hạn. Đối với mỗi loại quyền sẽ có những quy định cụ thể về chủ thể hưởng quyền, giới hạn, phạm vi hưởng quyền. Thứ hai: Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí. Quy định nhằm mục đích đảm bảo cho người có quyền hưởng dụng được khai thác, sử dụng tài sản một cách ổn định. Tài sản luôn luôn ở trong trạng thái hoạt động bình thường. Nếu tài sản bị hỏng dẫn đến không khai thác, sử dụng được thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người hưởng dụng. Do đó, khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định quyền yêu cầu chủ sở hữu phải sửa chữa tài sản. Tuy nhiên, quy định này theo quan điểm của tác giả còn những điểm chưa hợp lý: Một là: Khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định rõ ràng trách nhiệm sửa chữa tài sản khi tài sản bị hư hỏng dẫn đến tài sản không thể sử dụng được thuộc về chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng. Bởi khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 thì quy định việc yêu cầu sửa chữa tài sản là quyền của người có quyền hưởng dụng. Nhưng tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015 lại quy định đó là nghĩa vụ của bên có quyền hưởng dụng(1). Dường như đang có sự mâu thuẫn giữa quy định tại khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 với quy định tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015. Hai là: Đối với những hỏng hóc nhỏ thì nghĩa vụ sửa chữa thuộc về ai? Điều này cũng chưa được Bộ luật dân sự năm 2015 đề cập. Theo lẽ thường trên thực tế thì đối với việc sửa chữa những hỏng hóc nhỏ hoặc việc bảo dưỡng đối với tài sản sẽ thuộc nghĩa vụ của người có quyền hưởng dụng. Từ những phân tích nêu trên, thấy rằng cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: “Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trừ trường hợp đó là việc bảo dưỡng tài sản theo định kỳ, những hỏng hóc nhỏ hoặc do lỗi của người có quyền hưởng dụng. Nếu thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.” Đồng thời, bỏ quy định tại khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015. Thứ ba: Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. (Xem tiếp trang 44) 1  Khoản 4 Điều 262 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản”. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VỀ THỦ TỤC ĐO VẼ... 44 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018 - Cần phải đưa quy định về chi phí đo vẽ vào BLTTDS, coi đây là một trong những chi phí tố tụng khác để có căn cứ pháp lý cho việc thực hiện(1); - Trước mắt, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về loại chi phí này trong đó cần xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí, nghĩa vụ nộp chi phí, mức chi phí, trình tự thủ tục thu chi... Cụ thể: 1  Xem Th.S. Lê Văn Sua, Bàn về nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; định giá, thẩm định giá trong BLTTDS năm 2015, moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi. aspx?ItemID=2218. + Người yêu cầu đo vẽ phải chịu toàn bộ chi phí đo vẽ; + Các đương sự phải chịu toàn bộ chi phí đo vẽ; việc đo vẽ cần thiết cho việc giải quyết cho những yêu cầu hay quyền lợi của đương sự nào thì những đương sự đó phải chịu chi phí; mức chi phí cụ thể tùy thuộc vào kết quả giải quyết vụ án trên cơ sở quyết định của Tòa án; + Chi phí cho những người tham gia đo vẽ ngoài đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã phải bao gồm cả thư ký, Thẩm phán, cán bộ đo vẽ./. QUYỀN CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG... (Tiếp theo trang 35) Quyền hưởng dụng bản thân nó cũng là một loại tài sản tồn tại dưới dạng quyền thuộc quyền sở hữu của người hưởng dụng(1). Do đó, người có quyền hưởng dụng có thể định đoạt quyền hưởng dụng thuộc sở hữu của mình trong thời gian quyền hưởng dụng có hiệu lực. Tuy nhiên quy định tại khoản 3 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 lại quy định người hưởng dụng chỉ có quyền cho thuê quyền hưởng dụng mà không có các quyền khác như: chuyển nhượng quyền hưởng dụng, 1  Xem: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Công an nhân dân, năm 2017 (trang 429). hoặc dùng quyền hưởng dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong thời hạn quyền hưởng dụng có hiệu lực. Việc chưa ghi nhận người hưởng dụng, có các quyền này đã làm giảm đi giá trị kinh tế của quyền hưởng dụng và người hưởng dụng không thể khai thác được triệt để những lợi ích mà đối tượng của quyền hưởng dụng mang lại. Theo quan điểm của tác giả, quy định tại khoản 3 Điều 261 Bộ luật dân sự năm 2015 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng quyền năng của người hưởng dụng đối với quyền hưởng dụng. Người hưởng dụng có toàn quyền đối với quyền hưởng dụng với tư cách là một chủ sở hữu tài sản trong thời hạn quyền hưởng dụng có hiệu lực./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_cua_nguoi_huong_dung_theo_quy_dinh_cua_bo_luat_dan_su.pdf