Như vậy, sau quá trình đàm phán kết
thúc, đây là ba vấn đề về cơ chế giải quyết
tranh chấp ISDS trong EVFTA mà pháp luật
Việt Nam chưa thực sự tương thích. Trong
lộ trình từ sau khi kết thúc đàm phán cho
đến khi EVFTA có hiệu lực dự kiến vào năm
2018, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam cần có những động thái tích cực
trong việc hài hoà hoá pháp luật với các quy
định của EVFTA bằng cách ban hành một
nghị định triển khai thi hành EVFTA, trong
đó có một phần về cơ chế ISDS. Nghị định
này cần phải cụ thể hóa về việc thực hiện các
thủ tục pháp lý liên quan đến cơ chế ISDS,
phải có những quy định rõ ràng về phạm vi
34 Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
giải quyết tranh chấp ISDS để Chính phủ và
doanh nghiệp Việt Nam lường trước được
những vụ kiện ISDS trong tương lai. Đặc
biệt, cần chú trọng những quy định về lộ trình
05 năm trong việc công nhận và thi hành
phán quyết của Trọng tài như thế nào đối với
các vụ kiện ISDS phát sinh từ EVFTA để hệ
thống Toà án Việt Nam có một hướng dẫn cụ
thể nhằm thực hiện riêng đối với các tranh
chấp này. Quan trọng hơn nữa trong thời
gian này, Việt Nam cần thực hiện tốt hơn Đề
án đào tạo “Phát triển đội ngũ luật sư phục
vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến
năm 2020” theo Quyết định số 123/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tạo ra một
đội ngũ luật sư, trọng tài viên phục vụ cho
tranh chấp ISDS tại EVFTA nói riêng và các
FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ ký
kết trong tương lai
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư trong Evfta và sự chuẩn bị của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Hiện nay, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và
chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (Investor - State Dispute Settlement;
ISDS) tồn tại trong hơn 3.000 hiệp định về khuyến khích và bảo hộ
đầu tư (bilateral investment treaty - BIT) hay trong những Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) với các nước và khu vực1. Tuy nhiên, cơ chế
ISDS trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu
Âu (EU-Vietnam free trade agreement; EVFTA) còn chứa đựng một
loạt các thỏa thuận mới mở rộng, mang nhiều thách thức. EVFTA dự
kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018, nhưng hiện nay hệ thống pháp luật
Việt Nam vẫn còn một số điểm chưa tương thích với những cam kết
trong EVFTA. Bài viết phân tích phạm vi, thủ tục giải quyết tranh
chấp và sự chuẩn bị của Việt Nam.
1 Như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương giữa Hoa Kỳ
và Liên minh châu Âu (TTIP).
Nguyễn Mai Linh*
Trần Thu Yến**
Thông tin bài viết:
Từ khóa: giải quyết tranh chấp; thủ
tục giải quyết tranh chấp; phạm vi
tranh chấp; nhà đầu tư nước ngoài;
tiếp nhận đầu tư; Hiệp định Thương
mại tự do; Liên minh châu Âu.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 20/03/2017
Biên tập: 19/04/2017
Duyệt bài: 26/04/2017
Abstract:
Currently, the dispute settlement mechanism between the foreign
investor and the Government (the Investor - State Dispute Settlement)
(hereinafter referred to as "ISDS") are defined in more than 3,000
bilateral investment treaties (BIT) on investment promotion and
protection or in the free trade agreements (FTAs) among the countries
or by the regions. However, the ISDS mechanism in the EU-Vietnam
Free Trade Agreement (EVFTA) also contains a number of new and
expanded agreements that are challenging. EVFTA is expected to
come into force in 2018, but currently the legal system in Vietnam still
has some incompatibilities with the commitments in the EVFTA. This
article provides analysis of the scope, procedures for dispute resolutions
and the preparations of Vietnam for the EVFTA enforcement.
Article Infomation:
Keywords: dispute settlement;
procedure for dispute settlement;
dispute scope; foreign investors;
investment receipt; free trade
agreements; European Union.
Article History:
Received: 20 Mar. 2017
Edited: 19 Apr. 2017
Appproved: 26 Apr. 2017
* ThS, GV Trường Đại học Luật Hà Nội.
** GV, Trường Đại học Luật Hà Nội.
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
GIÖÕA NHAØ ÑAÀU TÖ VAØ NÖÔÙC TIEÁP NHAÄN ÑAÀU TÖ TRONG EVFTA
VAØ SÖÏ CHUAÅN BÒ CUÛA VIEÄT NAM
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 14(342) T7/2017
1. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà
đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư trong
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh châu Âu (EVFTA)
1.1 Phạm vi giải quyết tranh chấp
Phạm vi giải quyết tranh chấp của
EVFTA chỉ bao hàm các tranh chấp sau đầu
tư, thuộc phạm vi quy định của Hiệp định.
Phạm vi giải quyết tranh chấp này hẹp hơn
so với cơ chế giải quyết UNCITRAL (Thiết
chế Trọng tài thương mại quốc tế thuộc Liên
hiệp quốc), ISCID (Trung tâm Giải quyết
các tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và công
dân của quốc gia khác thuộc Ngân hàng Thế
giới) hay cam kết trong Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP)2.
Cụ thể, theo EVFTA3, cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước
tiếp nhận đầu tư được áp dụng đối với tranh
chấp giữa một bên nguyên đơn là nhà đầu
tư của một bên thành viên EVFTA và một
bên tranh chấp là thành viên EVFTA còn lại,
liên quan đến các biện pháp được xác định
là vi phạm cam kết tại a) Phần 2 của Bảo hộ
đầu tư và (b) quy định về đối xử quốc gia
và đối xử tối huệ quốc trong Phần I về tự do
hoá đầu tư nhưng giới hạn trong giai đoạn
đầu tư đã đi vào hoạt động4. Phạm vi giải
quyết tranh chấp ISDS của EVFTA không
mở rộng đối với các vấn đề như hoạt động
đầu tư được thực hiện do mô tả sai, hành
động che giấu, tham nhũng hoặc lạm dụng
quy trình.
2 UNCITRAL quy định phạm vi giải quyết tranh chấp không có giới hạn nào, áp dụng cho tất cả các tranh chấp; ICSID
quy định phạm vi xét xử tại Điều 25 Công ước là những tranh chấp pháp lý và phát sinh trực tiếp từ khoản đầu tư; Cam
kết tại Chương 9 trong TPP với khái niệm đầu tư theo nghĩa rộng có thể cho phép việc yêu cầu bồi thường có thể diễn
ra ngay cả trong tình huống đầu tư thất bại với các tiêu chuẩn thấp về đầu tư như "hành động hoặc hành động cụ thể để
thực hiện đầu tư, chẳng hạn như chuyển các nguồn vốn để thành lập một doanh nghiệp, hoặc xin cấp giấy phép”.
3 Mục 3 Chương VIII EVFTA.
4 Khoản 2 Điều 14 Chương XIII EVFTA.
5 Điểm p, đoạn 4, Chương I EVFTA.
6 Danh sách minh họa một số dạng tài sản đầu tư theo EVFTA bao gồm: (i) các tài sản hữu hình hoặc vô hình, động sản
hoặc bất động sản, và quyền tài sản liên quan, như cho thuê, cầm cố, cầm giữ và thế chấp; (ii) doanh nghiệp, cổ phiếu,
cổ phần và các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp; (iii) trái phiếu, trái khoán, các công cụ nợ khác, và các khoản cho
vay; (iv) hợp đồng chìa khoá trao tay, xây dựng, quản lý, sản xuất, nhượng quyền, phân chia doanh thu và các hợp đồng
tương tự khác; (v) các khiếu kiện có giá trị kinh tế và (vi) quyền sở hữu trí tuệ.
7 EVFTA loại trừ rõ ràng khỏi phạm vi áp dụng một số hình thức tài sản như các khiếu kiện liên quan thuần túy tới hợp
đồng thương mại về mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các thể nhân và pháp nhân của hai bên ký kết, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp nước ngoài.
8 Phạm vi giải quyết tranh chấp của cơ chế ISDS trong Hiệp định TPP được xác định dựa trên định nghĩa về nhà đầu tư
và đầu tư. Xem thêm Điều 9 Hiệp định TPP.
Song, phạm vi giải quyết tranh chấp
trong cơ chế ISDS của EVFTA không bao
hàm toàn bộ hoạt động đầu tư như quy định
của Hiệp định. Đầu tư thuộc phạm vi áp
dụng của EVFTA áp dụng đối với mọi loại
tài sản được sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp
hoặc gián tiếp bởi nhà đầu tư của một bên ký
kết trên lãnh thổ của bên ký kết kia5. Khoản
đầu tư có thể thuộc sở hữu doanh nghiệp tư
nhân hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước.
EVFTA còn đưa ra danh sách minh họa một
số dạng tài sản đầu tư6 và cũng loại trừ rõ
ràng khỏi phạm vi áp dụng một số hình thức
tài sản7. Các tài sản đầu tư được khuyến
khích và bảo hộ theo EVFTA nếu thỏa mãn
một số yếu tố sau:
Thứ nhất, chúng phải có đặc điểm đầu
tư, trong đó có các đặc điểm như cam kết
về vốn đầu tư hoặc các nguồn lực khác, kỳ
vọng về lợi nhuận, hoặc gánh chịu rủi ro;
Thứ hai, đầu tư phải được thiết lập
phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận đầu
tư theo Điều 13, Phần 2. Tuy nhiên, phạm
vi giải quyết tranh chấp của EVFTA chỉ bao
hàm các tranh chấp sau đầu tư, thuộc phạm
vi quy định của Hiệp định như đã phân tích.
Quy định này khác với Hiệp định TPP, khi
phạm vi giải quyết tranh chấp bao hàm tất cả
hoạt động đầu tư thuộc phạm vi áp dụng của
Hiệp định TPP8.
Theo EVFTA, nhà đầu tư là nhà đầu tư
thuộc EU hoặc Việt Nam. Nhà đầu tư này có
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 14(342) T7/2017
thể kiện nhân danh mình hoặc nhân danh một
doanh nghiệp nội địa không được kiện nhà
nước mình theo cơ chế này. Doanh nghiệp
thành lập tại địa phương, trong trường hợp
khiếu nại được đưa ra trên danh nghĩa doanh
nghiệp thành lập tại địa phương do nguyên
đơn sở hữu hoặc kiểm soát. Cụ thể, nhà đầu
tư thuộc phạm vi áp dụng của EVFTA bao
gồm nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân của
một bên ký kết đang tìm kiếm cơ hội đầu tư,
đang thiết lập đầu tư hoặc đã có khoản đầu
tư đang được thực hiện trên lãnh thổ của bên
ký kết khác9. Quy định này cũng tương tự
với những cam kết trong Hiệp định TPP10.
Một điểm cần lưu ý nữa là EVFTA quy
định hiệu lực hồi tố, có nghĩa là nhà đầu tư
vẫn có thể khởi kiện các biện pháp tiến hành
và kết thúc trước khi EVFTA có hiệu lực. Cụ
thể, trong vòng 15 năm sau khi EVFTA hết
hiệu lực, nhà đầu tư vẫn có quyền khởi kiện
theo cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư của
EVFTA vì những vi phạm quy định bảo hộ
trong Phần 2 đối với khoản đầu tư hiện đang
tiến hành11.
1.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp
ISDS
Giống như các thủ tục giải quyết
tranh chấp ISDS trong các FTAs thế hệ mới,
EVFTA cũng đưa ra 3 phương thức để giải
quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước
tiếp nhận đầu tư: tự giải quyết (gồm thương
lượng và hoà giải), tham vấn và trọng tài.
Đặc biệt, EVFTA chứa đựng những nội dung
nhằm kiến tạo một cơ chế ISDS kiểu mới.
- Tự giải quyết tranh chấp
Trước khi sử dụng phương thức tham
vấn để giải quyết tranh chấp đầu tư, EVFTA
khuyến nghị các bên nên thiện chí tự giải
9 Điểm p, đoạn 4 Chương I, EVFTA.
10 Xem thêm Điều 9.1 Hiệp định TPP.
11 Điều 19, Mục 2 Chương VIII, EVFTA.
12 Điều 3, Mục 3, Phần II, Chương VIII, EVFTA.
13 Điều 4, Mục 3, Phần II, Chương VIII, EVFTA.
14 Xem thêm Điều 9.19 Hiệp định TPP.
quyết tranh chấp bằng đàm phán hoặc hòa
giải. Việc tự giải quyết tranh chấp này được
khuyến khích áp dụng ở bất kỳ thời điểm
nào, kể cả khi đang giải quyết tranh chấp
theo các thủ tục khác12. Quy định này tạo cơ
hội tối đa cho việc có được phương án giải
quyết tranh chấp trên cơ sở đồng thuận của
hai bên, từ đó tạo thuận lợi cho việc thực thi.
- Tham vấn
Khi các bên không thể tự giải quyết
tranh chấp, nhà đầu tư của một bên thành
viên có thể gửi yêu cầu tham vấn cho bên
thành viên kia về biện pháp vi phạm. Khác
với Công ước ICSID, thủ tục tham vấn trong
EVFTA là thủ tục bắt buộc13 trước khi nhà
đầu tư nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài. Quy định này tương tự với
Hiệp định TPP14.
Yêu cầu tham vấn phải có các nội
dung: tên, địa chỉ của nguyên đơn, điều
khoản nguyên đơn cho là bị đơn vi phạm, cơ
sở thực tiễn và pháp lý, yêu cầu bồi thường,
bằng chứng về tư cách nhà đầu tư được bảo
hộ. Yêu cầu tham vấn phải đáp ứng các điều
kiện về thời gian: (i) trong vòng 3 năm sau
khi nguyên đơn nhận thấy biện pháp do
nước tiếp nhận đầu tư áp dụng là không phù
hợp như đề cập ở phần phạm vi giải quyết
tranh chấp và gây ra thiệt hại cho nguyên
đơn; (ii) Trong vòng 2 năm, sau khi nguyên
đơn rút đơn kiện khỏi trọng tài hay toà án
trong nước và trong mọi trường hợp không
muộn hơn 7 năm kể từ ngày nhận thấy biện
pháp vi phạm do nước tiếp nhận đầu tư áp
dụng và thiệt hại do biện pháp này gây ra.
Sau khi gửi yêu cầu tham vấn, trừ khi các
bên tranh chấp có thoả thuận khác, tham vấn
phải được tiến hành trong vòng 60 ngày và
kết thúc trong vòng 18 tháng.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 14(342) T7/2017
- Trọng tài
EVFTA sử dụng một cơ chế giải quyết
tranh chấp mới là hệ thống Tòa đầu tư. Hệ
thống cơ quan mang tính thường trực, gồm
hai tòa, gọi là Tòa đầu tư và Tòa Phúc thẩm
để xét xử theo hai cấp, cấp sơ thẩm và phúc
thẩm. Cơ cấu tổ chức, trình tự thủ tục và quy
tắc ứng xử thành viên trong Hệ thống được
quy định chi tiết và chặt chẽ. Ý tưởng về hệ
thống Tòa đầu tư này dựa theo đề xuất của
Ủy ban châu Âu về cải cách cơ chế giải quyết
tranh chấp. Đề xuất này không chỉ được đưa
ra trong EVFTA mà còn được đưa ra trong
Hiệp định Thương mại tự do Canada - Liên
minh châu Âu (CETA) hay Hiệp định Đối
tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP)15.
Cơ chế giải quyết tranh chấp ISDS với
sự hình thành một cơ quan trọng tài thường
trực giải quyết tranh chấp theo hai cấp được
coi là cách tiếp cận mới đối với bảo hộ đầu
tư của EU16. Bằng cách kiến tạo hệ thống
giải quyết tranh chấp, “ISDS kiểu mới” hoạt
động như một tòa án quốc tế, sự thay đổi đó
sẽ bảo đảm rằng các công dân có thể tin cậy
vào hệ thống này để có được những phán
quyết công bằng và khách quan17. Rõ ràng,
mô hình này sẽ phòng ngừa được nguy cơ
thành lập trọng tài theo từng vụ kiện cụ thể
dẫn tới xung đột lợi ích, thiên vị và khó đem
lại sự cân bằng thích hợp giữa vấn đề bảo hộ
đầu tư và quyền điều tiết của nước tiếp nhận
đầu tư18. Cơ chế mới này được mong đợi sẽ
thúc đẩy sự công bằng, độc lập của người xét
15 Mô hình này được đưa ra trong Bản đề xuất cho Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP), nhưng đàm
phán TTIP vẫn chưa kết thúc. Khi CETA kết thúc đàm phán (năm 2014) thì vẫn sử dụng mô hình ISDS kiểu cũ, chỉ đến
tháng 2/2016, khi kết thúc rà soát pháp lý (sau khi EVFTA đã kết thúc đàm phán), EU với Canada mới tuyên bố thay
đổi từ mô hình ISDS kiểu cũ dang mô hình ISDS kiểu mới. Xem thêm CETA: EU and Canada agree on new approach
on investment in trade agreement truy cập ngày 24/12/2016
và Concept paper, “Investment in TTIP and beyond - the path for reform”, p. 6-8
docs/2015/may/tradoc_153408.PDF, truy cập ngày 24/12/2016.
16 Trịnh Hải Yến, “Các quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong EVFTA”, Tài liệu dùng cho khóa học “Khuyến
khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài theo Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam”, Học viện Ngoại giao, Hà
Nội, tháng 3/2016.
17 WTO, Political & quasi-adjudicative dispute settlement models in european union free trade agreement – Is the quasi
– adjudicative model a trend or is it just another model? https://www.wto.org/english/res_e/reser_e/ersd200609_e.pdf,
truy cập ngày 25/12/2016.
18 Concept paper, “Investment in TTIP and beyond - the path for reform”, tlđd, tr. 6-8.
19 Concept paper, “Investment in TTIP and beyond the path for reform”, tlđd, tr. 6-8.
20 Concept paper, “Investment in TTIP and beyond – the path for reform”, tlđd, tr. 6-8.
xử, ngăn ngừa “nguy cơ giải nghĩa các quy
định bảo hộ đầu tư một cách không được dự
liệu trước” và thúc đẩy sự nhất quán, dễ dự
đoán trong thực tiễn xét xử liên quan đến
các hiệp định về đầu tư19. Mục tiêu bao quát
mà nó hướng tới là bảo vệ quyền của nước
nhận đầu tư trong điều tiết và theo đuổi các
mục tiêu công chính đáng như sức khoẻ, an
toàn của cộng đồng, môi trường, đạo đức
cộng đồng và đa dạng văn hóa20.
Cũng cần nói thêm rằng, mô hình Tòa
án đầu tư trong EVFTA là mô hình tòa trọng
tài thường trực, bởi hai lý do như sau:
Thứ nhất, trong toàn văn của Hiệp định
sử dụng thuật ngữ “tribunal” để chỉ cơ quan
xét xử ở cả cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm.
Thuật ngữ này tương đương với khái niệm
dùng trong tiếng Anh là “Tòa trọng tài”.
Thứ hai, về quy tắc tố tụng: Sử dụng
quy tắc tố tụng của một số thể chế trọng tài.
Cụ thể, theo EVFTA, việc xét xử của Trọng
tài có thể theo một trong 4 quy trình tố tụng
sau: (i) Công ước về giải quyết tranh chấp
đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các
quốc gia khác (Công ước ICSID 1965); (ii)
Bộ quy tắc phụ trợ của Trọng tài ICSID; (iii)
Bộ quy tắc trọng tài của UNCITRAL và (iv)
Các thủ tục khác do hai bên thỏa thuận. Các
quy tắc này được áp dụng cùng với các quy
định trong EVFTA cũng như bởi các quy tắc
được chấp nhận bởi Ủy ban Thương mại (Ủy
ban Thương mại gồm các đại diện của EU
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 14(342) T7/2017
và Việt Nam, họp mỗi năm một lần, trừ phi
được Uỷ ban quyết định khác, hoặc trong
trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của ít nhất
một trong các bên21, Trọng tài sơ thẩm hoặc
Trọng tài phúc thẩm.
Về cơ cấu tổ chức của Tòa đầu tư,
EVFTA trao quyền lựa chọn thành viên của
Hệ thống Tòa đầu tư EVFTA cho các nước
thành viên và Hội đồng xét xử được Chủ
tịch các Toà này chỉ định, đảm bảo tính luân
phiên, ngẫu nhiên, không dự đoán được và
cơ hội công bằng cho các thành viên. Tòa
Đầu tư có 9 thành viên, với 3 thành viên là
công dân Việt Nam, 3 thành viên là công
dân các nước EU, 3 thành viên công dân
bên không tham gia EVFTA. Tòa Phúc thẩm
gồm 6 thành viên, với 2 thành viên là công
dân Việt Nam, 2 thành viên là công dân các
nước EU, 2 thành viên công dân bên không
tham gia EVFTA. Trong trường hợp, Việt
Nam hoặc EU lựa chọn công dân nước khác
thì người đó được xem như công dân của
bên lựa chọn theo quy định về phân bổ quốc
tịch thành viên nói trên. Tổng số thành viên
của các Tòa có thể thay đổi theo hệ số 3
thông qua quyết định của Ủy ban Thương
mại. Bên cạnh đó, EVFTA cũng đặt ra các
tiêu chuẩn để bổ nhiệm trọng tài viên. Khi
được bổ nhiệm là thành viên các Tòa, họ
không được tham gia với tư cách luật sư,
chuyên gia, nhân chứng trong bất kỳ vụ kiện
đầu tư theo EVFTA, điều ước khác hay nội
luật. Nếu một bên tranh chấp cho rằng một
thành viên có xung đột lợi ích thì gửi yêu
cầu miễn nhiệm thành viên đó cho Chủ tịch
Tòa Đầu tư hay Chủ tịch Tòa Phúc thẩm
quyết định22. Quy định này nhằm ngăn ngừa
các thành viên Tòa có lợi ích xung đột trong
khi xét xử.
Trình tự thủ tục tiến hành việc xét xử
tại trọng tài theo EVFTA được quy định cụ
thể theo các bước sau:
21 Điều X.1, Chương XX, EVFTA.
22 Điều 14, Phần III, Chương VIII, EVFTA.
23 Điều 6, Mục 3, Phần II, Chương VIII, EVFTA.
24 Điều 27, Mục 3, Chương VIII EVFTA.
Thông báo về ý định khởi kiện
Khác với Công ước ICSID và TPP,
EVFTA yêu cầu nhà đầu tư phải thông báo
về ý định khởi kiện trước khi tiến hành khởi
kiện. Nếu tranh chấp không được giải quyết
trong vòng 90 ngày kể từ ngày yêu cầu tham
vấn, nguyên đơn có thể gửi thông báo về ý
định khởi kiện cho nước tiếp nhận đầu tư
liên quan: Việt Nam, EU hoặc nước thành
viên EU. Trong trường hợp thông báo được
gửi đến EU, EU phải xác định rõ tư cách bị
đơn là EU hay nước thành viên EU và trả
lời nguyên đơn trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày nhận thông báo về ý định khởi kiện của
nguyên đơn23. Quy định phải có Thông báo
về ý định khởi kiện tạo thuận lợi cho nước
tiếp nhận đầu tư có thể thấy trước nguy cơ
cận kề của việc bị kiện để điều chỉnh trong
quá trình tham vấn hoặc có thời gian cho
việc chuẩn bị hầu kiện.
Khởi kiện ra Trọng tài
Nếu tranh chấp không thể giải quyết
trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu tham
vấn thì ít nhất sau 3 tháng kể từ ngày gửi
thông báo về ý định khởi kiện, nguyên đơn
có thể nộp đơn khởi kiện đến Trọng tài.
Bằng việc cam kết trong EVFTA, Việt Nam
và EU coi như đã chấp nhận việc có thể bị
kiện bởi các nhà đầu tư của bên thành viên
kia ra trọng tài theo cơ chế ISDS một cách tự
động. Vì vậy, nhà đầu tư có thể khởi kiện ra
trọng tài của EVFTA một cách đơn phương
mà không cần sự chấp nhận của Việt Nam
hay EU. Quy định về đơn phương khởi kiện
và thời hạn để khởi kiện tính từ ngày yêu cầu
tham vấn giống như quy định của TPP. Toà
Đầu tư phải đưa ra phán quyết trong vòng 18
tháng kể từ ngày nguyên đơn gửi đơn kiện,
trừ khi có quyết định kéo dài thời gian ra
phán quyết và nêu rõ lý do. Sau đó 90 ngày,
phán quyết ở cấp sơ thẩm này sẽ có giá trị
chung thẩm nếu không bị kháng cáo24.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 14(342) T7/2017
Kháng cáo trước trọng tài phúc thẩm
(Appeal Tribunal)
Trọng tài phúc thẩm là cơ quan thường
trực được thành lập để giải quyết kháng cáo
đối với phán quyết của Trọng tài sơ thẩm.
Trọng tài phúc thẩm bao gồm 6 trọng tài
viên do Uỷ ban Thương mại bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 4 năm, trong đó 2 trọng tài là công
dân EU, 2 trọng tài là công dân Việt Nam
và 2 trọng tài là công dân nước thứ ba. Chủ
tịch và Phó Chủ tịch trọng tài phúc thẩm có
nhiệm kỳ 2 năm.
Các bên tranh chấp có thể kháng cáo
lên Trọng tài phúc thẩm trong thời hạn 90
ngày kể từ ngày Trọng tài sơ thẩm ra phán
quyết. Đối với mỗi tranh chấp, số lượng
trọng tài phúc thẩm tham gia giải quyết tranh
chấp là 3 trọng tài viên hoặc 1 trọng tài viên
duy nhất là công dân nước thứ ba. Chủ tịch
Trọng tài phúc thẩm lựa chọn Trọng tài phúc
thẩm trên cơ sở luân phiên và ngẫu nhiên,
đảm bảo các bên đều có cơ hội ngang bằng
nhau. Thủ tục phúc thẩm không quá 180
ngày, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo
dài, nhưng không quá 270 ngày.
Trọng tài phúc thẩm có thẩm quyền
xem xét 3 vấn đề: (i) sai sót trong giải thích
hoặc áp dụng pháp luật của Trọng tài; (ii) sai
sót trong đánh giá các sự kiện của Trọng tài,
bao gồm cả sai sót trong đánh giá luật quốc
gia được áp dụng; hoặc là (iii) những quy
định tại Điều 52 của Công ước ICSID không
thuộc vấn đề trên25.
Như vậy, so với tính chất phán quyết
chung thẩm của UNCITRAL hay cơ chế xem
xét lại theo Điều 50 của Công ước ICSID thì
cơ chế phúc thẩm riêng là cơ sở để đảm bảo
hơn tính chặt chẽ của hoạt động xét xử và
tạo điều kiện để có thể dự đoán trước các
quyết định trong khuôn khổ ISDS.
25 Điều 28, Mục 3, Phần II, Chương VIII, EVFTA.
26 Điều 27 Mục 3 Phần II, Chương VIII, EVFTA.
27 Công ước ICSID và Hiệp định TPP vẫn cho phép khả năng sửa đổi, huỷ bỏ phán quyết. Xem thêm: Điều 51 và 51 Công
ước ICSID, khoản 9 Điều 9.29 Hiệp định TPP.
28 Điều 31 Mục 3 Phần II, Chương VIII, EVFTA.
Thực thi phán quyết Trọng tài
Khi có cơ sở để kết luận rằng, biện
pháp mà một bên áp dụng là vi phạm các
điều khoản liên quan, Trọng tài sẽ ra phán
quyết tạm thời và yêu cầu bên vi phạm bồi
thường bằng tiền hoặc bằng tài sản cho
nguyên đơn26. Trong thời hạn 90 ngày, nếu
các bên không có kháng cáo, phán quyết tạm
thời sẽ trở thành phán quyết cuối cùng. Theo
quy định của EVFTA, phán quyết cuối cùng
(bao gồm cả phán quyết của Trọng tài sơ
thẩm và Trọng tài phúc thẩm) sẽ được các
bên tuân thủ, không kháng cáo, rà soát, bãi
bỏ, huỷ bỏ hay có thêm bất kỳ biện pháp sửa
đổi nào.
Đây là một điểm khác biệt trong cơ chế
giải quyết tranh chấp của EVFTA và có phần
“cứng rắn” hơn trong thực thi phán quyết
trọng tài so với Công ước ICSID hay những
cam kết trong Hiệp định TPP27. Tuy nhiên,
Việt Nam có một giai đoạn 05 năm chuyển
tiếp, tính từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc
thời gian dài hơn do Uỷ ban Thương mại
quyết định và trong thời gian đó, nếu Việt
Nam là bị đơn thì việc công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài sẽ tuân theo Công
ước New York 195828. Nghĩa là trong thời
hạn 05 năm đầu, phán quyết vẫn có thể được
xem xét lại hay huỷ bỏ.
2. Sự chuẩn bị của Việt Nam
Khi tham gia vào sân chơi EVFTA,
Việt Nam được đánh giá là nước có lợi thế
khi có cơ hội thu hút được dòng vốn đầu tư
lớn vào Việt Nam từ các nước trong khối
EU. Trước những cơ hội tiếp nhận đầu tư
lớn như vậy, Chính phủ cũng như các doanh
nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào về
mặt pháp luật và nhân lực để tham gia vào
sân chơi này?
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng, cơ
chế ISDS trong EVFTA có phạm vi áp dụng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 14(342) T7/2017
độc lập và không chồng lấn với pháp luật
nội địa. Bởi cơ chế này chỉ áp dụng riêng
cho các nhà đầu tư EU đáp ứng các điều kiện
quy định, trong các loại tranh chấp được quy
định trong EVFTA. Cơ chế này không áp
dụng cho nhà đầu tư trong nước, cũng không
ảnh hưởng tới quy trình giải quyết tranh
chấp trọng tài trong nước. Hay nói cách
khác, cơ chế ISDS tồn tại song song với các
cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư nội địa
chứ không thay thế. Vì thế, pháp luật nội địa
về trọng tài hay tòa án giải quyết tranh chấp
đầu tư quốc tế không cần thay đổi gì. Tuy
nhiên, để tiếp cận và thích ứng với cơ chế
ISDS trong EVFTA, liệu cần có một văn bản
riêng quy định về việc thực thi EVFTA trong
đó có phần quy định về ISDS?
Hiện nay, đối với những tranh chấp
đầu tư quốc tế nói chung, pháp luật Việt Nam
đã ban hành một cơ chế phối hợp trong giải
quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Đó là “Quy
chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp
đầu tư quốc tế” ban hành kèm theo Quyết
định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014
của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ
ngày 03/03/201429. Quy chế này áp dụng
cho việc giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế đối với tất cả các trường hợp khi cơ quan
nhà nước, chính phủ Việt Nam bị các nhà
đầu tư nước ngoài khởi kiện. Quy chế bao
hàm các quy định nhằm mục đích xác định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan nhà nước tham gia vào việc giải quyết
tranh chấp và quy định thủ tục, trình tự, các
bước tiến hành trong việc phối hợp và tham
gia giải quyết tranh chấp giữa nhà nước, cơ
quan nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài tại
cơ quan tài phán quốc tế30.
Việc ban hành Quy chế này giúp các
cơ quan nhà nước Việt Nam chủ động tham
29 Xem Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đã được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2014/
QĐ-TTg ngày 14/01/2014 và có hiệu lực từ ngày 03/03/2014, Quyết định số 1063/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ban hành và có hiệu lực ngày 14/6/2016.
30 Xem Tài liệu khoá đào tạo nâng cao “Luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính
phủ nước tiếp nhận đầu tư” do EUMUTRAP- VIAC phối hợp Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức, Hà Nội, ngày 07-
11/11/2016.
31 Xem Điều 12 Mục 4 Chương VIII EVFTA.
gia vào cơ chế ISDS. Tuy nhiên, việc chưa
có một văn bản thực thi hoặc nội luật hoá
các quy định của EVFTA về đầu tư trong
hệ thống pháp luật Việt Nam có thể dẫn đến
tình trạng cơ quan, chính phủ và các doanh
nghiệp lúng túng và dễ bị nhầm lẫn với
nhiều cơ chế ISDS trong các FTA khác mà
Việt Nam đã ký kết. Cụ thể, các quy định
về phạm vi giải quyết tranh chấp ISDS và
các khái niệm về “investor” (nhà đầu tư) và
“investment” (đầu tư) trong EVFTA là hẹp
hơn so với Hiệp định TPP như đã phân tích.
Vì thế, một yêu cầu cấp thiết đặt ra
đối với việc thực thi ISDS trong EVFTA là
Chính phủ cần ban hành nghị định áp dụng
trực tiếp các nội dung về ISDS trong EVFTA
để các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp Việt
Nam chủ động trong việc thích ứng với cơ
chế đầu tư trong EVFTA.
Thứ hai, đội ngũ nhân lực có thể đại
diện cho Việt Nam tham gia với tư cách là
thành viên Tòa đầu tư và Tòa phúc thẩm
trong EVFTA còn nhiều hạn chế và vai trò
của Trọng tài Việt Nam hiện tại cũng rất mờ
nhạt trong việc xử lý các vụ việc liên quan
tới ISDS.
Theo cơ chế giải quyết tranh chấp
ISDS trong Hiệp định EVFTA, hệ thống Tòa
đầu tư sẽ có với 3 thành viên là công dân
Việt Nam, và Tòa phúc thẩm có 2 thành viên
là công dân Việt Nam. Yêu cầu về năng lực
của thành viên Tòa đầu tư là đạt tiêu chuẩn
bổ nhiệm vào các chức vụ tư pháp tại nước
đó hoặc là luật gia có uy tín đã được công
nhận và phải có chuyên môn về công pháp
quốc tế31. Hiện nay, theo số liệu thống kê,
trong số 68 trọng tài viên được bổ nhiệm
tại tất cả các vụ kiện theo cơ chế ISDS trên
thế giới thì chỉ có 20 trọng tài viên đến từ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 14(342) T7/2017
các nước đang phát triển32. Ở Việt Nam, số
lượng trọng tài viên và luật sư đáp ứng được
tiêu chuẩn này còn hạn chế, việc lựa chọn
các thành viên được bổ nhiệm chức danh
tư pháp có đủ trình độ chuyên môn sâu về
ISDS còn nhiều khó khăn.
Mặt khác, trong số các chức danh tư
pháp tại Việt Nam gồm Thẩm phán, Kiểm
sát viên, Điều tra viên, Luật sư, Trọng tài
viên, Thẩm tra viên, Công chứng viên, Giám
định viên, thì chỉ có hai chức danh Luật
sư và Trọng tài viên là có thể tham gia làm
đại diện của Việt Nam tại Tòa đầu tư và
Tòa phúc thẩm. Đối với Thẩm phán, những
người có kinh nghiệm xét xử thì lại không
được tham gia vào ISDS bởi họ chỉ có thẩm
quyền xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền
của Toà án và do Chánh án phân công. Bên
cạnh đó, Việt Nam không có các Thẩm phán
độc lập nên việc lựa chọn thành viên có
chức danh tư pháp tham gia vào Tòa đầu tư
và Tòa phúc thẩm cũng có ít lựa chọn.
Đối với Tòa Phúc thẩm, thành viên
được chọn phải đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm vào
các chức vụ tư pháp cao nhất (the highest
judicial offices)33. Đây là một quy định mà
Việt Nam sẽ gặp nhiều vướng mắc, bởi
nội hàm khái niệm “chức vụ tư pháp cao
nhất” theo pháp luật Việt Nam và quy định
trong EVFTA liệu có tiệm cận, tương thích
với nhau?
Quy chế phối hợp cũng chỉ có quy
định về việc lựa chọn luật sư để tham gia
là đại diện của Chính phủ Việt Nam bảo vệ
quyền lợi trong tranh chấp đầu tư quốc tế
nói chung, không có quy định về việc lựa
chọn trọng tài viên tham gia vào Tòa đầu tư
theo yêu cầu của EVFTA. Một câu hỏi đặt
ra là, nếu có tranh chấp xảy ra, Chính phủ
Việt Nam sẽ sử dụng nguồn nhân lực trong
nước hay phải thuê trọng tài và luật sư quốc
tế - những người có trình độ chuyên sâu về
32 Xem thêm: Lê Nết (2006), “ICSID còn gay hơn cả kiện bán phá giá”, Vietnamese Law Consultants, http:
//www.vietnameselawconsultancy.com/vietnamese/content/browse.
php?action=shownews&id=37&topicid=1119, truy cập ngày 22/11/2016.
33 Xem Khoản 7 Điều 13 Mục 4 Chương VIII EVFTA.
ISDS, có ngoại ngữ và kỹ năng tốt nhưng lại
có thể không hiểu đầy đủ về chính sách và
pháp luật đầu tư của Việt Nam. Đây cũng là
một thách thức vô cùng quan trọng đối với
chiến lược xây dựng đội ngũ trọng tài viên
và luật sư thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, quy định của pháp luật Việt
Nam về cơ chế công nhận, thi hành phán
quyết Trọng tài ISDS cũng chưa thực sự
tương thích với EVFTA. Theo EVFTA, hai
bên cam kết công nhận và cho thi hành phán
quyết cuối cùng trên lãnh thổ của mình như
bản án của Tòa án quốc gia. Tuy nhiên, Việt
Nam được bảo lưu điều khoản này trong 05
năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Vậy trong
lộ trình 05 năm, hiệu lực pháp lý của phán
quyết trọng tài ISDS có thể bị huỷ bỏ hoặc từ
chối không được công nhận và thi hành trên
lãnh thổ Việt Nam bởi những quy định về
điều kiện công nhận và thi hành theo Công
ước New York cũng như trong pháp luật tố
tụng dân sự của Việt Nam. Trong trường hợp
phán quyết của Trọng tài nước ngoài ISDS
giải quyết tranh chấp phát sinh từ EVFTA bị
hủy bỏ và không được công nhận trên lãnh
thổ Việt Nam thì EVFTA có cơ chế gì để giải
quyết những tình huống trên?
Hơn nữa, sau lộ trình 05 năm, tức là từ
năm thứ sáu trở đi hoặc thời điểm do Ủy ban
Thương mại xác định, thì hiệu lực pháp lý
của phán quyết Trọng tài ISDS theo EVFTA
sẽ như thế nào? Với quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về công nhận và thi
hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
thì pháp luật chưa tương thích với nguyên tắc
thi hành một cách trực tiếp các phán quyết
Trọng tài nước ngoài về ISDS theo EVFTA.
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm
2015, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
đều phải được thực hiện thủ tục công nhận
và thi hành tại tòa án Việt Nam. Nếu thông
qua thủ tục này thì có thể phán quyết Trọng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 14(342) T7/2017
tài đó sẽ không được thực hiện trên lãnh thổ
Việt Nam nếu rơi vào các trường hợp từ chối
công nhận34.
Như vậy, sau quá trình đàm phán kết
thúc, đây là ba vấn đề về cơ chế giải quyết
tranh chấp ISDS trong EVFTA mà pháp luật
Việt Nam chưa thực sự tương thích. Trong
lộ trình từ sau khi kết thúc đàm phán cho
đến khi EVFTA có hiệu lực dự kiến vào năm
2018, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam cần có những động thái tích cực
trong việc hài hoà hoá pháp luật với các quy
định của EVFTA bằng cách ban hành một
nghị định triển khai thi hành EVFTA, trong
đó có một phần về cơ chế ISDS. Nghị định
này cần phải cụ thể hóa về việc thực hiện các
thủ tục pháp lý liên quan đến cơ chế ISDS,
phải có những quy định rõ ràng về phạm vi
34 Điều 459 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
giải quyết tranh chấp ISDS để Chính phủ và
doanh nghiệp Việt Nam lường trước được
những vụ kiện ISDS trong tương lai. Đặc
biệt, cần chú trọng những quy định về lộ trình
05 năm trong việc công nhận và thi hành
phán quyết của Trọng tài như thế nào đối với
các vụ kiện ISDS phát sinh từ EVFTA để hệ
thống Toà án Việt Nam có một hướng dẫn cụ
thể nhằm thực hiện riêng đối với các tranh
chấp này. Quan trọng hơn nữa trong thời
gian này, Việt Nam cần thực hiện tốt hơn Đề
án đào tạo “Phát triển đội ngũ luật sư phục
vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến
năm 2020” theo Quyết định số 123/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tạo ra một
đội ngũ luật sư, trọng tài viên phục vụ cho
tranh chấp ISDS tại EVFTA nói riêng và các
FTA thế hệ mới mà Việt Nam đang và sẽ ký
kết trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ quy tắc phụ trợ của Trọng tài ICSID.
2. Bộ quy tắc trọng tài của UNCITRAL.
CETA: EU and Canada agree on new approach on investment in trade agreement <
press-release_IP-16-399_en.htm>.
Concept paper, “Investment in TTIP and beyond - the path for reform”, <
docs/2015/may/tradoc_153408.PDF>.
3. Công ước về Giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác (Công
ước ICSID 1965).
4. Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
5. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
6. Hiệp định Thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (TTIP).
Lê Nết (2006), “ICSID còn gay hơn cả kiện bán phá giá”, Vietnamese Law Consultants, <
vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&id=37&topicid=1119>.
7. Quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đã được ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 và có hiệu lực từ ngày 03/3/2014, Quyết định số 1063/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành và có hiệu lực ngày 14/6/2016.
8. Tài liệu khoá đào tạo nâng cao “Luật đầu tư quốc tế và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư” do EUMUTRAP- VIAC phối hợp Trường Đại học Luật Hà Nội tổ
chức, Hà Nội, ngày 07-11/11/2016.
9. Trịnh Hải Yến, Các quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư trong EVFTA, Tài liệu dùng cho Khóa
học “Khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam”, Học
viện Ngoại giao, Hà Nội, tháng 3/2016.
WTO, Political & quasi-adjudicative dispute settlement models in european union free trade agreement
– Is the quasi – adjudicative model a trend or is it just another model? <https://www.wto.org/english/res_e/
reser_e/ersd200609_e.pdf>.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 14(342) T7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_che_giai_quyet_tranh_chap_giua_nha_dau_tu_va_nuoc_tiep_nh.pdf