Cơ hội và thách thức xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc

Khắc phục điểm yếu nhằm ứng phó thách thức, có những biện pháp chính sách kịp thời nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước: Các cơ quan quản lý chuẩn bị cẩn thận các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam từ phía Mỹ, phổ biến các quy định của WTO về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cập nhật và bổ sung thêm các kiến thức về luật pháp thương mại quốc tế tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để không bị thiệt về quyền lợi nếu tranh chấp thương mại xảy ra. Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của các khu vực nên cùng chung tay xây dựng hàng rào kĩ thuật, tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, rà soát kĩ lưỡng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam để đề phòng Trung Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam, lấy nhãn mác là hàng Việt Nam rồi chuyển qua Mỹ để tránh thuế. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để đưa ra các cảnh báo sớm về thị trường Trung Quốc và Mỹ nhằm nắm bắt các động thái có thể xảy ra như áp thuế quan trừng phạt lên các mặt hàng của Việt Nam do có xuất xứ từ Trung Quốc, hay các hàng rào kỹ thuật Mỹ có thể sẽ thiết lập với hàng hóa của Việt Nam. Điều này có thể giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà chính sách bảo hộ của những nước này gây đến cho các ngành sản xuất trong nước.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội và thách thức xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Cơ hội và thách thức xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc Ngô Dương Minh Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Hàn Phương Thảo Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 10/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 03/09/2019 Ngày duyệt đăng: 22/07/2019 Nửa cuối năm 2017, thế giới chứng kiến một cuộc xung đột hiện nay vẫn chưa đi đến hồi kết thúc giữa hai nền kinh tế hàng đầu- Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã gây ra ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Tùy từng quốc gia, chiến tranh thương mại mang đến cơ hội cũng như thách thức khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. Việt Nam- một quốc gia đã và đang tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu- cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc chiến tranh thương mại trên. Bài viết này tập trung đánh giá tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và tận dụng các tác động tích cực của mối quan hệ này. Từ khóa: Chiến tranh thương mại, quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu Opportunities and challenges of export and import of Vietnam from the US- China trade war In the second half of 2017, the world witnessed a current conflict that has not come to an end between the two leading economies- the United States and China. The confrontation between these two most developed countries have caused worldwide influence. For each country, this trade war leads to different opportunities and challenges, especially in the field of international import and export. Vietnam- a country that has been deeply involved in the global production chain is also strongly affected by the trade war. This article focuses on assessing the impact of the trade relationship between these two economies on Vietnam’s import and export activities, thereby suggests some strategies to limit negative impacts and take advantage of the positive effects of this relationship. Keywords: trade war, trade relationship, export and import Minh Duong Ngo Email: minhnd@hvnh.edu.vn Thao Phuong Han Email: hanthao309@gmail.com Organisation of all: Banking Academy of Vietnam 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề cạnh tranh NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 31Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Khi giao thương, tất cả các quốc gia đều mong muốn đem lại lợi ích tối đa cho đất nước mình, do vậy, xung đột là không thể tránh khỏi khi các quốc gia tham gia giao thương không đạt được thỏa thuận với nhau. Năm 2018, thế giới chứng kiến một cuộc xung đột hiện nay vẫn chưa đi đến hồi kết thúc giữa hai nền kinh tế hàng đầu- Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai quốc gia này đã gây ra ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Đối với từng quốc gia, chiến tranh thương mại mang đến cơ hội cũng như thách thức khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế. Việt Nam- một quốc gia đã và đang tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu- cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc chiến tranh thương mại trên. Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,2 tỷ USD (tính đến hết năm 2018) và là nước có sản lượng xuất khẩu vào Mỹ đứng thứ 12 trên toàn thế giới. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn giữ vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 41,4 tỷ USD (tính đến hết năm 2018) (Bộ Công thương, 2019). Như vậy, về lâu về dài, với tình hình chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro, thách thức khó lường. Hiện nay, đã có một số bài nghiên cứu phân tích về những thuận lợi và bất lợi mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải do chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình đánh giá cụ thể những ảnh hưởng mà mối quan hệ giữa hai cường quốc trên mang lại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Bởi thế, với bài viết này, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng của cuộc chiến Mỹ- Trung tới lĩnh vực xuất nhập khẩu thông qua việc trả lời hai câu hỏi: (1) Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung mang đến cho xuất nhập khẩu Việt Nam những cơ hội và thách thức gì; và (2) Cần làm gì nhằm hạn chế tác động tiêu cực và tận dụng các tác động tích cực từ cuộc chiến này? 2. Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung diễn ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trỗi dậy, có khả năng thách thức ngôi vị cường quốc số 1 thế giới của Mỹ. Tương quan sức mạnh quốc gia của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, đã rút ngắn đáng kể so với Mỹ, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu nổ ra tại Mỹ năm 2008. Nếu năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc mới là 5,9 nghìn tỷ USD, kém xa so với GDP của Mỹ là 14,5 nghìn tỷ USD, thì đến năm 2017, trước khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung nổ ra, khoảng cách này đã rút ngắn đáng kể, khi tổng GDP của Trung Bảng 1. Quy mô kinh tế, xuất nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc năm 2018 Quy mô kinh tế Xuất khẩu Nhập khẩu GDP danh nghĩa (tỷ USD) Xếp hạng thế giới GDP tính theo PPP (tỷ USD) Xếp hạng thế giới Tỷ USD Xếp hạng thế giới Tỷ USD Xếp hạng thế giới Mỹ 20.494 1 20.494 2 1.674 2 2.562 1 Trung Quốc 13.407 2 25.270 1 2.417 1 2.022 2 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu của data.imf.org Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 Quốc là 12,7 nghìn tỷ USD và của Mỹ là 19,7 nghìn tỷ USD (World economic outlook, 2018). Hiện tại, Mỹ giữ vị trí là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới, trong khi Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới. Theo các dự báo, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP), GDP của Trung Quốc hiện đã vượt qua Mỹ (World economic outlook, 2018). Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc ngày càng trở nên gay gắt trong những năm gần đây do Trung Quốc đang dần thay thế Mỹ ở vị trí số 1 trên bản đồ địa chính trị thế giới, trong khi đó nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, các vấn đề sau đây có thể được coi là những nguyên nhân cụ thể gây căng thẳng liên tục trong nhiều tháng giữa Trung Quốc và Mỹ, dẫn đến chiến tranh thương mại: Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính quyền Mỹ: Dưới thời Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với phương châm “nước Mỹ là trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Vì vậy, ông Trump đã rút khỏi các yêu cầu đàm phán lại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đang kí kết hoặc thực thi, không tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những hành động cứng rắn này của chính quyền Tổng thống Donald Trump không chỉ dẫn đến xung đột thương mại với những nước đồng minh của Mỹ như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; những nước láng giềng như Canada, Mexico mà sâu xa hơn là dẫn đến căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Thứ hai, sự gia tăng trong thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc: Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình hình căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng liên tục từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, từ 100 tỷ USD lên đến 375 tỷ USD vào năm 2017, chỉ riêng nửa năm đầu năm 2018, con số này đã lên tới 185,7 tỷ USD (World economic outlook, 2018). Do đó, để cân bằng thương mại với Trung Quốc, Mỹ bắt đầu tiến hành áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng từ Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải tăng mua hàng của Mỹ, nhằm giảm thâm hụt thương mại. Việc đánh thuế còn giúp hỗ trợ việc giảm tình trạng thất nghiệp ở Mỹ và khuyến khích sản xuất nội địa do thuế sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn của Mỹ đang kinh doanh tại thị trường Trung Quốc sẽ có xu hướng tập trung hơn vào tình hình sản xuất tại Mỹ và rút dần hoạt động tại Trung Quốc, do những chênh lệch lớn về thuế. Thứ ba, tham vọng của Trung Quốc về việc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới: Bản kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trong trung và dài hạn giai đoạn 2006- 2020 do Ủy ban Nhà nước Trung Quốc cho ra đời đã thể hiện rất rõ tham vọng lớn của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa cấu trúc kinh tế bằng cách đưa Trung Quốc từ trung tâm sản xuất với kỹ thuật lắp ráp thấp lên thành trung tâm đổi mới chính của thế giới vào năm 2020 và trở thành nước dẫn đầu đổi mới của toàn cầu vào năm 2050 (Cục thông tin và công nghệ quốc gia, 2010). Nếu bản kế hoạch này được áp dụng thành công, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 33Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Bảng 2. Tóm tắt diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Thời gian Động thái của các bên Mỹ Trung Quốc 3/2018 Tổng thống Mỹ, Donald Trump ký một bản ghi nhớ, bao gồm: - Đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; - Hạn chế đầu tư vào Trung Quốc ở những lĩnh vực công nghệ chính; và - Áp thuế lên các sản phẩm từ Trung Quốc (máy móc và công nghệ ngành viễn thông, vũ trụ). Tiếp đó, Mỹ áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng thép và nhôm từ phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. 4/2018 Mỹ công bố danh sách các mặt hàng sẽ bị áp thuế nhập khẩu từ Trung Quốc (trị giá 50 tỷ USD), chủ yếu là hàng công nghệ cao. Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15- 25%) lên 128 hàng hóa (trị giá 3 tỷ USD) từ Mỹ. 5/2018 Trung Quốc và Mỹ đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả. 6/2018 Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Danh sách 1 sẽ áp mức thuế 25% lên 818 sản phẩm trị giá 34 tỷ USD và chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 284 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc. Trung Quốc cũng thay đổi danh sách áp thuế (25% cho 106 sản phẩm). Danh sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản phẩm (trị giá 34 tỷ USD), chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 114 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc theo dõi động thái từ Mỹ. 8/2018 Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp thuế 25% lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc, trị giá khoảng 16 tỷ USD, chính thức có hiệu lực vào ngày 23/8/2018. Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố Danh sách 2 cuối cùng áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào 23/8/2018. 9/2018 Mỹ công bố bản chính thức Danh sách 3 các sản phẩm của Trung Quốc trị giá nhập khẩu 200 tỷ USD sẽ bị áp mức thuế 10% bắt đầu từ 24/9/2018; sau đó tăng mức thuế lên 25% kể từ 01/01/2019. Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành gói áp thuế trả đũa trị giá 60 tỷ USD lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, sẽ có hiệu lực đồng thời với gói áp thuế 200 tỷ USD của Mỹ lên hàng Trung Quốc, vào 24/9/2018. 12/2018 Mỹ và Trung Quốc đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”, nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày 01/3/2019; và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung. 4/2019 Sau nhiều cuộc hội đàm, Mỹ và Trung Quốc đồng ý thành lập một “văn phòng thực thi” để quản lý việc tuân thủ thỏa thuận thương mại giữa hai nước, dự kiến sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019. 5/2019 Mỹ đưa tập đoàn viễn thông Huawei và 70 chi nhánh vào “Danh sách thực thể”, cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ cho các công ty viễn thông Trung Quốc mà không có sự đồng ý của chính phủ Mỹ. Trung Quốc lập danh sách “thực thể nước ngoài không đáng tin cậy”, nhằm trả đũa “danh sách thực thể” của Mỹ. Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 cạnh tranh trực tiếp, đe dọa vị trí số 1 của các doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, các công ty của Trung Quốc còn bị nghi ngờ sử dụng các công nghệ sáng chế của Mỹ. Vì vậy, để theo đuổi mục tiêu “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”, tổng thống Trump thông qua chiến tranh thương mại, muốn cầm chân Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ, đồng thời gia tăng sức ép, tạo ra sự công bằng trong việc đối xử giữa doanh nghiệp hai nước, bảo vệ bằng sáng chế. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh thương mại này được tóm tắt ở Bảng 2. 3. Thực trạng mối quan hệ thương mại của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc 3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam- Mỹ Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thương mại hàng hóa Việt Nam- Mỹ đã tăng gấp 3 lần, từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD ghi nhận trong năm 2010 lên mức 60,28 tỷ USD trong năm 2018. Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy tốc độ tăng xuất nhập khẩu giữa hai nước bình quân trong giai đoạn này đạt 16,3%/năm, với tốc độ tăng Thời gian Động thái của các bên Mỹ Trung Quốc 6/2019 Mỹ bổ sung thêm 5 công ty công nghệ Trung Quốc vào “Danh sách thực thể”, cấm các doanh nghiệp này mua linh kiện và phụ tùng của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Trung Quốc áp thuế quan bổ sung lên 60 tỷ hàng hóa của Mỹ, với các mức 25%, 20% và 10%. 8/2019 Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, giá nhân dân tệ phá mốc 7 CNY/ 1 USD. Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa thông báo tạm thời ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ. Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập, 2019 Hình 1. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam- Mỹ giai đoạn 2010- 2018 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019 NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 35Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 16,3%/năm (14,24 tỷ USD trong năm 2010 lên 47,53 tỷ USD năm 2018); tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Mỹ vào Việt Nam cũng có mức tăng bình quân 16,5%/năm (3,77 tỷ USD năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD năm 2018). Cũng trong năm 2018, trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Mỹ xếp thứ 3, sau Trung Quốc và Hàn Quốc (Tổng cục Hải quan, 2019). Theo số liệu thống kê trong Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNCOMTRADE), tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Mỹ trong năm 2017 đạt 1.784 tỷ USD ra thị trường thế giới, trong đó Việt Nam là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 31 của Mỹ, chỉ chiếm 0,5% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Mỹ. Cũng theo nguồn số liệu này, trong năm 2017, Mỹ nhập khẩu hàng hóa trị giá lên đến 2.407 tỷ USD từ tất cả đối tác thương mại, trong đó hàng hóa từ Việt Nam xếp vị trí thứ 12, chiếm tỷ trọng 2% trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ. Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Mỹ với trị giá trong năm 2018 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017. Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40,3%... (Tổng cục Hải quan, 2019). Trong năm 2018, tổng trị giá nhập khẩu của 10 nhóm mặt hàng lớn nhất có xuất xứ từ Hoa Kỳ năm 2018 đạt hơn 8,97 tỷ USD, chiếm 70,4% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Hoa Kỳ. Trong năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có xuất xứ từ Hoa Kỳ trị giá lên đến 3,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017; nhập khẩu bông các loại đạt 1,47 tỷ USD, tăng 24,6%; nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,05 tỷ USD, tăng 3,9% (Tổng cục Hải quan, 2019). 3.2. Quan hệ thương mại của Việt Nam với Trung Quốc Hình 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong năm 2018 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019 Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn nhất và đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác lớn thứ 8 của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, trong đó, Việt Nam đóng vai trò là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 9 của Trung Quốc. Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 106,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 24,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2018 đạt 41,3 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó điện thoại các loại và linh kiện đạt 9,4 tỷ USD (tăng 31,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8,4 tỷ USD (tăng 21,9%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD (tăng 34,1%); hàng rau quả đạt 2,8 tỷ USD (tăng 34,1%); xơ sợi dệt các loại đạt 2,2 tỷ USD (tăng 8,5%); hàng dệt may đạt 1,5 tỷ USD (tăng 39,6%). Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2018 đạt 65,4 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 12 tỷ USD (tăng 10,2%); điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD (giảm 1,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,8 tỷ USD (tăng 10,6%); vải các loại đạt 7,1 tỷ USD (tăng 16,8%), sắt thép các loại đạt 4,5 tỷ USD (tăng 9,6%); nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 2,2 tỷ USD (tăng 7,3%); sản phẩm từ chất dẻo đạt 2,1 tỷ USD (tăng 7,1%) (Bộ công thương, 2019). 4. Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc tới xuất nhập khẩu Việt Nam Việt Nam có quan hệ thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc, chính vì vậy khi chiến tranh thương mại xảy ra, Hình 3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong năm 2018 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019 NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 37Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng chắc chắn kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng sẽ chịu những tác động nhất định, với cả những cơ hội và thách thức. Những cơ hội và thách thức này sẽ được đánh giá chi tiết thông qua mô hình SWOT. 4.1. Thế mạnh (Strengths) Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức ổn định 6,8%/ năm- cao hơn so với mức bình quân của nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cho dù phải đối mặt với các thách thức từ bối cảnh toàn cầu. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các FTA được kí kết đã đem lại sự tăng trưởng tốt ở nhiều thị trường; hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Đặc biệt, xuất siêu của Việt Nam đã 3 năm liên tiếp đạt mức cao kỉ lục, thặng dư năm 2018 đạt gần 6,8 tỷ USD và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã thay đổi theo hướng tích cực hơn với quy mô không ngừng mở rộng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều thâm nhập được vào các thị trường lớn và có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt. Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu năm 2018 là điện thoại và các loại linh kiện đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017; hàng dệt may đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2%; giày dép các loại đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,91 tỷ USD, tăng 15,7%. Ở thời điểm hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại càng được đà tăng trưởng khi khi những hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế cũng chính là những ngành hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh. 4.2. Điểm yếu (Weaknesses) Dù các con số thống kê đều thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng, tuy nhiên có thể thấy sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế chưa cao. Các ngành hàng xuất đi chủ yếu như hàng dệt may, da giày tuy là sản phẩm xuất khẩu thế mạnh nhưng chủ yếu lại là hàng gia công, nông sản thì lại được xuất khẩu dưới dạng thô, không thu về nhiều giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Việt Nam lại chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh và đủ lớn để cung cấp linh kiện, phụ kiện cho nền sản xuất trong nước, dẫn đến nhiều ngành chịu phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị nhập siêu đã lên đến 800 triệu USD chỉ trong tháng 01/2019. 4.3. Cơ hội (Opportunities) Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu: Hàng hóa của Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn trong mắt các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ, dẫn đến xu hướng dịch chuyển thương mại, chuyển hướng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sang các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm về nông lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu đi các nước khác có chất lượng tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Điều này tạo ra cho Việt Nam cơ hội thay thế Trung Quốc trở thành nguồn Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 cung ứng hàng hóa vào Mỹ nếu căng thẳng giữa hai nền kinh tế này không được giải tỏa trong thời gian tới. Không chỉ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam còn đứng trước cơ hội gia tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do Trung Quốc cũng áp thuế đáp trả lên các mặt hàng của Mỹ, trong đó có hàng nông sản. Hàng nông sản của Việt Nam vốn được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc nên có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ xem xét nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm của ngành hàng này từ Việt Nam. Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam- Trung Quốc đang có những chuyển biến tích cực. Trong đó, trong năm 2018 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 41 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2017 (Bộ Công thương, 2019). Thứ hai, thu hút FDI do xu hướng chuyển dịch cơ cấu: Để né tránh ảnh hưởng từ thuế mà Mỹ áp lên Trung Quốc, các công ty đa quốc gia đặt tại Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam và các nước lân cận. Với nhiều đặc điểm tương đồng với Trung Quốc như lương lao động thấp, môi trường văn hóa, xã hội và quan trọng hơn cả là điều kiện đầu tư vào Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn trước kia, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn đa quốc gia có nhà máy ở Trung Quốc. Hơn nữa, trước tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, các doanh nghiệp của Mỹ có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc gặp khó khăn do sức ép của cuộc chiến có thể sẽ chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình sang Việt Nam. Đây chính là cơ hội lớn để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, tận dụng các hiệp định thương mại đã ký kết và thu hút thêm vốn đầu tư FDI, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. 4.4. Thách thức (Threats) Thứ nhất, rủi ro thâm hụt cán cân thương mại: Để đối phó với các khoản thuế của Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra các chính sách phá giá, tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam để duy trì năng suất. Do kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc khá cao, động thái này của Trung Quốc có thể khiến nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, dẫn đến cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng trở nên chênh lệch, nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại sẽ càng cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của Việt Nam. Thứ hai, sức ép cạnh tranh hàng hóa tăng cao: Với những cơ hội ngắn hạn mà chiến tranh thương mại tạo ra, không chỉ mình Việt Nam mà cả các quốc gia khác cũng sẽ cố gắng chớp lấy thời cơ. Do đó, hàng hóa Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh để xuất khẩu vào Mỹ. Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc và Mỹ do các khoản thuế 2 nước áp lên nhau sẽ được đẩy sang các thị trường khác, gây áp lực cạnh tranh lên hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường trên. Ngoài ra, khi hoạt động xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế do ảnh hưởng của thuế quan, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa, hàng hóa Việt Nam do đó phải cạnh tranh lớn với hàng nội địa Trung Quốc. Thứ ba, rủi ro từ chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ: Mỹ ngày càng có xu hướng gia tăng bảo hộ nền kinh tế trong nước, rủi ro cho các nước có thặng dư thương mại với Mỹ như Việt Nam là các rào cản về thuế quan và kĩ thuật. Như vậy, các mặt NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 39Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, điện tử, linh kiện... có khả năng trở thành đối tượng bị áp thuế và các hàng rào kĩ thuật trong thời gian tới. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và có nguy cơ làm giảm giá trị xuất khẩu các ngành hàng chủ lực sang Mỹ. Thứ tư, rủi ro từ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Do mục đích tránh các khoản thuế Mỹ áp lên Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam khiến Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành nơi trung chuyển của hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế. Cụ thể, hàng hóa của Trung Quốc sẽ tìm cách để gian lận xuất xứ, mang nhãn mác xuất từ Việt Nam thay vì Trung Quốc. Hải quan Việt Nam đã phát hiện một số công ty Trung Quốc, bao gồm các ngành dệt may, hải sản, nông sản, gạch men, thép, nhôm và gỗ đã xuất khẩu hàng sang Việt Nam, xin chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam một cách bất hợp pháp, sau đó đổi nhãn mác trên bao bì sản phẩm để xuất sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Hành động này sẽ khiến hàng hóa của Việt Nam phải hứng chịu các đòn trừng phạt thuế cao đến từ phía Mỹ. Trước đó, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá rất cao, lên đến 199,76% và mức thuế đặc biệt lên tới 256,44% với mặt hàng thép của Việt Nam sau khi kết luận rằng thép Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc (Bộ Công thương, 2019). Một trong những lo ngại lớn nhất của ngành xuất nhập khẩu hiện nay đó là Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát gắt gao các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, gây khó khăn cho hàng hóa xuất đi Mỹ của Việt Nam. Thứ năm, rủi ro từ chính sách tỷ giá của Trung Quốc: Dưới sức ép gia tăng của cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá nội tệ, khiến tỉ giá Nhân dân tệ (CNY) so với đô la Mỹ (USD) đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, vượt qua mức nhạy cảm USD/ CNY là 7.0. Trung Quốc là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, cùng với Hàn Quốc (Cafef.vn, 2019). Vì vậy, trước tình trạng phá giá CNY của Trung Quốc, giá cả hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa Trung Quốc. Việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ khó cạnh tranh hơn với hàng nội địa, trong khi đó, hàng hóa Trung Quốc lại có cơ hội dễ dàng tiếp cận thị trường Việt hơn do lợi thế giá rẻ mà việc phá giá mang lại. Điều này sẽ gây áp lực không nhỏ tới xuất nhập khẩu của nước ta. Như vậy, có thể thấy dù Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia Đông Nam Á được hưởng lợi nhiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, nhưng nếu tình hình căng thẳng này vẫn duy trì trong tương lai thì nền kinh tế của cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, và Việt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng đó. Cơ hội về mặt ngắn hạn tuy có thể thúc đẩy ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, nhưng những rủi ro và thách thức Việt Nam phải đối mặt cũng không nhỏ. Vì vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam nên tận dụng tốt những cơ hội đang có, đồng thời có những giải pháp và chính sách thích hợp để đối phó kịp thời trước những rủi ro tiềm tàng. 5. Một số đề xuất Trước những căng thẳng, xung đột gia tăng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc 40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần quan tâm hơn đến các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc chiến mang lại, đồng thời, tìm ra các biện pháp để phát triển được thế mạnh cũng như tận dụng tối đa các cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp: Hàng xuất khẩu Việt Nam cần được nâng cấp về chất lượng sản phẩm và cả quy mô xuất khẩu. Xây dựng các chính sách ưu đãi, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ lạc hậu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất, công nghệ chế biến trong các ngành hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao như dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm từ gỗ để đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường với mức chi phí thấp. Không những thế, cần tập trung nghiên cứu những thị trường mới nổi tiềm năng, có khả năng phát triển các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam để mở rộng môi trường kinh doanh. Để sản phẩm của Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn, Bộ Công thương cần hỗ trợ, đào tạo công tác xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm với môi trường trong nước và quốc tế, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm kiểm tra chuyên ngành để góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát huy tiềm năng, tận dụng các cơ hội xuất khẩu. Thông qua giải pháp này, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng về kim ngạch xuất khẩu. Hình ảnh của Việt Nam cũng từ đó mà được biết đến rộng rãi hơn trên thị trường quốc tế, đề phòng trường hợp thuế quan từ phía Mỹ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì nước ta có thể mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác. Các doanh nghiệp cũng như đưa ra các mức giá hợp lý để tăng giá trị gia tăng hàng xuất và cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng xây dựng và đề ra chiến lược với từng mặt hàng và các thị trường để phát triển mặt hàng đó, nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế để thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu hiệu quả để đưa sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng nước ngoài, cũng như các cách thâm nhập phù hợp đối với từng thị trường khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cần không ngừng trau dồi và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tận dụng thế mạnh nhằm hạn chế thách thức, nắm bắt các cơ hội từ các FTA đã và đang kí kết: Việt Nam cần tận dụng tối đa các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, những rào cản kỹ thuật ngăn cản việc thâm nhập các thị trường nước ngoài. Các FTA này đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đồng thời, thông qua các FTA, xuất khẩu Việt Nam có cơ hội gia tăng nhanh hơn thông qua việc xóa bỏ nhiều dòng thuế, mở cửa mạnh các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh. Qua đó, giảm thiểu được các tác động tiêu cực mà chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đem lại. NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO 41Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Khắc phục điểm yếu nhằm ứng phó thách thức, có những biện pháp chính sách kịp thời nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước: Các cơ quan quản lý chuẩn bị cẩn thận các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam từ phía Mỹ, phổ biến các quy định của WTO về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, cập nhật và bổ sung thêm các kiến thức về luật pháp thương mại quốc tế tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để không bị thiệt về quyền lợi nếu tranh chấp thương mại xảy ra. Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và các Hiệp hội ngành nghề, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của các khu vực nên cùng chung tay xây dựng hàng rào kĩ thuật, tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, rà soát kĩ lưỡng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam để đề phòng Trung Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam, lấy nhãn mác là hàng Việt Nam rồi chuyển qua Mỹ để tránh thuế. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để đưa ra các cảnh báo sớm về thị trường Trung Quốc và Mỹ nhằm nắm bắt các động thái có thể xảy ra như áp thuế quan trừng phạt lên các mặt hàng của Việt Nam do có xuất xứ từ Trung Quốc, hay các hàng rào kỹ thuật Mỹ có thể sẽ thiết lập với hàng hóa của Việt Nam. Điều này có thể giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà chính sách bảo hộ của những nước này gây đến cho các ngành sản xuất trong nước. 6. Kết luận Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam là một trong những nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng cả về mặt tích cực và tiêu cực do nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế của thế giới. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc cung ứng hàng hóa vào thị trường Mỹ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên, những cơ hội mà Việt Nam hiện có mới chỉ là những cơ hội mang tính ngắn Tài liệu tham khảo 1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. 2. Cục Thông tin và Công nghệ quốc gia (2010), Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc 2006- 2020. 3. Ho, T., Nguyen, T.T.N, và Tran, T.N. (2018), How will Vietnam Cope with the Impact of the US-China Trade War, ISEAS – Yusof Ishak institute, Issue 2018 No. 74. 4. IMF (2018), World economic outlook 2018. 5. Lê Huy Khôi (2018), Những tác động từ Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Tạp chí Tài chính. 6. Nguyễn Lê Đình Quý (2018), Tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam, Trung tâm WTO và hội nhập. 7. Tổng cục Hải quan (2019), Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Diễn biến giai đoạn 2010-2018 và cập nhật tháng 1/2019. 8. Trung tâm WTO và hội nhập (2019), Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. 9. Website: 10. 11. 12. 13. quoc-20190806085007865.chn 14. nam-309898.html xem tiếp trang 54 Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 1iNGI8vteYWscFiXRdEsVHED50IKYvxxcSnEVmW6hmcS7rHPSUi_-IEg>. 16. Anon., 2018, Các yếu tố tác động đến giá cổ phiết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Báo Mới.com,<https://baomoi. com/cac-yeu-to-tac-dong-den-gia-co-phieu-tren-thi-truong-chung-khoanvietnam/c/26186272.epi?fbclid=IwAR21iNGI8vteY WscFiXRdEsVHED50IKYvxxcSnEVmW6hmcS7rHPSUi_-IEg>. 17. Anon., 2018, So sánh Cổ phiếu thường và Cổ phiếu ưu đãi, Go Value, <https://govalue.vn/so-sanh-co-phieu-thuong-va- co-phieu-uu-dai/> 18. Anon., 2007, Tham khảo các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu, Tuổi trẻ online, <https://tuoitre.vn/tham-khao-cac- phuong-phap-tinh-chi-so-gia-co-phieu-205432.htm> 19. Đào Thanh Bình & Lai Thị Hiền, 2018, ‘Tác động của quản trị doanh nghiệp lên hiệu suất doanh nghiệp và tính thanh khoản của cổ phiếu’, Tạp chí Tài chính, < hieu-suat-doanh-nghiep-va-tinh-thanh-khoan-cua-co-phieu-140648.html?fbclid=IwAR1PzyC_YUgdgzI7Oh4CF6-9iUw8cNZ PwbhDpEBys6bW6fl09KwPjCCX7Cc>. 20. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cổ đông lớn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số: 27(5), Trang: 63-77.<https://luanvanaz.com/ khai-niem-ve-cau-truc-so-huu-trong-doanh-nghiep.html?fbclid=IwAR1j630VakCs612eIretCC_d5QTlu3bMVQh0- ZOh6B4Pz1aUHhLY9frCitY>. 21. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Trường Đại học Đà Nẵng. 22. Lê Tấn Phước, 2017, Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí Tài chính,< cua-doanh-nghiep-niem-yet-121151.html> 23. Luân, 2018, Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, Luận văn A-Z,<https://luanvanaz.com/cac-nhan- to-tac-dong-den-cau-truc-von-cua-doanh-nghiep.html> 24. Mạnh Bôn, 2018, Giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống mức sàn, Đầu tư online, <https://baodautu.vn/giam-ty-le-so- huu-von-nha-nuoc-xuong-muc-san-d81412.html> 25. Nguyễn H. & Trần T., 2011, Tỉnh táo trong quản trị công ty: Cấu trúc sở hữu và khả năng thao túng, Cafef,< vn/quan-tri/tinh-tao-trong-quan-tri-cong-ty-cau-truc-so-huu-va-kha-nang-thao-tung-2011092909302491.chn> 26. Nguyễn Thị Minh Huệ, et al, 2016, ‘Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số: 234, Trang: 58-65. 27. Nguyễn Trung Trực, 2017, Các yếu tố tài chính vi mô tác động đến giá cổ phiếu của Vinamilk, Tạp chí Tài chính, <http:// tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/cac-yeu-to-tai-chinh-vi-mo-tac-dong-den-gia-co-phieu-cua- vinamilk-128835.html> 28. Phạm Hữu Hồng Thái, 2013, Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, < viet-nam-71192.html> 29. Phạm Quốc Việt & Quang Huy, 2017, ‘Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và biến động lợi nhuận cổ phiếu trên thị trường chứng khoán’, Tạp chí Tài Chính. 30. Phạm Thị Thu Trang, 2017, ‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 31. Thân T. và Võ D., 2015, Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE, Phát triển & Hội nhập, Số 24(34), trang 59-67. 32. Võ D., 2013, ‘Cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và già trị doanh nghiệp bằng chứng các công ty niêm yết ở Việt Nam’, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. hạn. Còn về dài hạn, Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn và thử thách do chiến tranh thương mại gây ra, như tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, hàng hóa nội địa gặp sức ép từ hàng hóa của Trung Quốc hay các khoản thuế trừng phạt và các hàng rào kỹ thuật mà Mỹ sẵn sàng dựng lên với hàng hóa của Việt Nam nhằm chống gian lận thương mại. tiếp theo trang 41 Để tận dụng được những cơ hội cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc để có các chính sách, chiến lược đối phó kịp thơi và phù hợp. Tận dụng tối đa các cơ hội mà FTA mang lại, từ đó tối thiểu hóa các rủi ro ảnh hưởng đến nền kinh tế và nâng cao khả năng kiểm soát tình hình xuất nhập khẩu. ■

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_hoi_va_thach_thuc_xuat_nhap_khau_cua_viet_nam_tu_cuoc_chi.pdf
Tài liệu liên quan