Cơ sở khoa học của việc tăng lượng vận động trong tập luyện thể thao

Lượng vận động và quãng nghỉ là thành tố của phương pháp GDTC Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp GDTC là phương pháp điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi. Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới cơ thể người tập. Nói cách khác, thuật ngữ “lượng vận động” dùng để chỉ sự định lượng tác động của bài tập thể lực. Lượng vận động dẫn tới những diễn biến chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động, bắt đầu vận động, ổn định, mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt mỏi nói chung chính là nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những“dấu vết”. Quá trình tích luỹ những “dấu vết”, những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển trình độ tập luyện. Như vậy, lượng vận động dẫn tới mệt mỏi và tiếp đó là hồi phục thích nghi. Hiệu quả của lượng vận động tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ của nó. Nếu coi bài tập là một nhân tố tác động thì khái niệm khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác. Cường độ vận động là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, mức căng thẳng chức năng, trị số một lần gắng sức. Lượng vận động chung của một số bài tập hay của cả buổi tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng trong mỗi bài tập.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở khoa học của việc tăng lượng vận động trong tập luyện thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 183 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TĂNG LƯỢNG VẬN ĐỘNG TRONG TẬP LUYỆN THỂ THAO Huỳnh Thị Tuyển, Lưu Xuân Bình Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Lượng vận động trong tập luyện là các tác động sư phạm dựa trên mục đích và nhiệm vụ đặt ra của một kế hoạch huấn luyện thể thao. Nó được tính bằng sự tác động lên cơ thể người tập, không chỉ thông qua các bài tập thể lực mà còn cả các yếu tố khác như điều kiện tập luyện, trạng thái tâm lý và yếu tố môi trường Từ khóa: Lượng vận động, huấn luyện thể thao, khoa học thể thao. Nhận bài ngày 16.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.6.2019 Liên hệ tác giả: Huỳnh Thị Tuyển; Email: httuyen@hnmu.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lượng vận động bao gồm lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài. Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động lên cơ thể người tập và đồng thời cũng là thách thức mà người tập phải nỗ lực khắc phục trong suốt quá trình luyện tập. Nói một cách cụ thể hơn đây chính là mức độ tác động của các bài tập thể chất lên cơ thể. Nó sẽ kéo theo sự tiêu hao các nguồn dự trữ năng lượng và sự mệt mỏi. Khi xuất hiện mệt mỏi thì không thể không nghỉ ngơi và khi cơ thể nghỉ ngơi thì cũng là lúc diễn ra quá trình hồi phục có liên quan đến lượng vận động. Điều này có nghĩa là mức độ tác động của bài tập lên cơ thể càng lớn thì mệt mỏi càng nhiều và quá trình hồi phục diễn ra càng dài. Như vậy, sự tác động của Lượng vận động đã dẫn đến những biến đổi chức năng trong cơ thể như trạng thái trước, trong vận động và làm xuất hiện mệt mỏi. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những dấu vết và diễn ra quá trình hồi phục, thích nghi. Qúa trình tích luỹ những dấu vết, những biến đổi thích nghi đó sẽ giúp người tập phát triển thể chất. Hiệu quả của Lượng vận động tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ của nó. Nếu coi bài tập là một nhân tố tác động thì khái niệm khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác. Cưòng độ vận động là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, mức căng thẳng 184 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chức năng, trị số một lần gắng sức. Lượng vận động chung của một số bài tập hay của cả buổi tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng trong mỗi bài tập. Lượng vận động trong giờ học rất quan trọng trong việc phát triển thể chất nói chung và các tố chất thể lực nói riêng cho sinh viên nhằm chuẩn bị cho các em một thể trạng, sức khỏe tốt để học tập và lao động. Áp dụng Lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng tập luyện. Lượng vận động phải phù hợp với từng phần, nhiệm vụ, nội dung của giờ học (buổi tập). Có thể áp dụng Lượng vận động tập luyện thấp - trung bình cho phần chuẩn bị, Lượng vận động trung bình - cao cho phần cơ bản của buổi tập. 2. NỘI DUNG 2.1. Giờ học thể dục thể thao chính khoá Giờ học thể dục thể thao chính khóa là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh, sinh viên; đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT. Mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”. Bởi vậy, bản thân giờ học GDTC có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn. 2.1.1. Quan hệ giữa nội dung và hình thức của giờ học thể dục thể thao Tiết học (buổi tập) GDTC được coi là một khâu tương đối hoàn chỉnh của quá trình GDTC. Mỗi giờ học đều có nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, trong chừng mực nào đó, giờ học cũng gây tác động chung đối với con người. Hình thức cụ thể của các giờ học TDTT rất đa dạng: dạo chơi, thể dục buổi sáng, thi đấu thể thao, hành quân, du lịch, học GDTC chính khóa, song tất cả các hình thức tập luyện đó được xây dựng trên một số quy luật chung. Việc nắm vững những quy luật chung đó giúp cho nhà sư phạm giải quyết hợp lý và có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng trong từng trường họp cụ thể. Để xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý, cần nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung buổi tập. Nội dung đặc trưng của các giờ học GDTC là hoạt động vận động tích cực nhằm hoàn thiện thể chất người tập. Hoạt động đó gồm một số thành TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 185 phần tương đối độc lập với nhau như: các bài tập thể lực, chuẩn bị thực hiện bài tập, nghỉ ngơi tích cực v.v Còn hình thức buổi tập chính là phương thức tương đối ổn định liên kết các chi tiết của nội dung thành một chỉnh thể. Xét tới hình thức buổi tập tức là xét tới tương quan giữa các thành phần buổi tập, trật tự thực hiện các bài tập, đặc điểm tác động phối hợp giữa những người tập, phương pháp tổ chức hoạt động của người tập Hình thức phải phù hợp với nội dung giờ học. Đây là điều kiện cơ bản để tiến hành giờ học có chất lượng. Ví dụ, nếu nội dung giờ học nhằm phát triển các tố chất thể lực thì trật tự các bài tập phải được xác định theo đặc điểm qui luật giáo dục tố chất. Giáo viên tuỳ thuộc vào những đặc điểm đó mà phân phối thời gian cho các phần của giờ học, xác định phương pháp điều chỉnh lượng vận động và quãng nghỉ, phương thức tổ chức hoạt động người tập Mặt khác, hình thức giờ học cũng ảnh hưởng tích cực tới nội dung của nó. Khi hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo ra điều kiện hợp lý hoá hoạt động người tập. Thường xuyên sử dụng một loại hình thức sẽ dẫn tới kìm hãm quá trình hoàn thiện thể lực người tập. Thay đổi hợp lý hình thức sẽ tạo ra khả năng GDTC có hiệu quả hơn. 2.1.2. Cơ sở khoa học của cấu trúc giờ học thể dục thể thao Cấu trúc giờ học đã được đề cập nhiều trong lý luận GDTC từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Người ta đã áp dụng nhiều loại cấu trúc giờ học khác nhau. Nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực trong giờ học là vấn đề quan trọng trong thực tiễn GDTC. Điều đó cũng dễ hiểu, nếu không nắm vững trạng thái sinh lý người tập thì không thể điều khiển được sự phát triển của nó một cách hữu hiệu. Trong giờ học, người ta thường đánh giá khả năng hoạt động thể lực theo những dấu hiệu bên ngoài như: màu da, nhịp thở, mức toát mồ hôi Để đánh giá khách quan và chính xác hơn về diễn biến khả năng hoạt động thể lực, người ta thường sử dụng phương pháp theo dõi nhịp đập của tim. Nhịp tim không chỉ phản ánh hoạt động của hệ tuần hoàn mà còn là thông tin đáng tin cậy về trạng thái khả năng hoạt động thể lực. Theo dõi mạch đập trong suốt giờ học sẽ xác định được “đường cong sinh lý”. Đường cong này trong từng trường hợp cụ thể là sự diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong giờ học. Tuy nhiên, không thể đồng nhất hoàn toàn hai hiện tượng này với nhau, nhất là trong trường hợp nội dung cơ bản của bài tập chỉ là những bài tập ngắn, không gây tác động mạnh tới các cơ quan thực vật. Để đánh giá sâu hơn về diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong giờ học, cần nghiên cứu những diễn biến tâm lý (sức chú ý, thời gian phản ứng, trạng thái cảm xúc, mức cảm giác chính xác của cơ bắp) và cả những diễn biến tiêu hao năng lượng, thành phần máu và hàng loạt các chỉ số sinh hoá khác. Ngoài ra, giáo viên có kinh nghiệm còn có thể đánh giá khách quan diễn biến khả năng hoạt động thể lực của người tập thông qua quan sát diễn biến thông số bên ngoài của lượng vận động. 186 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Dựa trên diễn biến hoạt động thể lực trong phạm vi buổi tập và đặc điểm tổ chức hoạt động người tập, người ta phân chia buổi tập thành 3 phần: chuẩn bị (khởi động), cơ bản (trọng động) và kết thúc (hồi tĩnh). Phân chia buổi tập thành từng phần như vậy có ý nghĩa sư phạm quan trọng. Coi nhẹ đặc điểm các phần buổi tập có thể dẫn đến lãng phí thời gian, thậm chí còn gây tổn hại tới sức khoẻ người tập (khởi động không kỹ dễ bị chấn thương). Nắm vững qui tắc các phần buổi tập cho phép điều khiển khả năng hoạt động thể lực, duy trì nó ở mức tối ưu, đảm bảo trạng thái bắt đầu vận động và kết thúc hoạt động hợp lý. Kiến thức về cấu trúc buổi tập và kỹ năng áp dụng vào thực tiễn cũng bổ ích cho cả người học. Tuy vậy, cấu trúc mỗi buổi tập không chỉ tuỳ thuộc vào trình tự diễn biến khả năng hoạt động thể lực trong buổi tập mà còn bị chi phối đáng kể bởi quy luật quá trình dạy học và giáo dục. Trong buổi tập, giáo viên thường đề ra một số nhiệm vụ thuộc phạm vi dạy học động tác, giáo dục tố chất thể lực, giáo dục phẩm chất nhân cách Việc giải quyết các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi thời gian nhiều ít khác nhau. Những nhiệm vụ không khó khăn lắm đối với người tập thường được bố trí vào phần chuẩn bị và phần kết thúc buổi tập, còn các nhiệm vụ chính, phức tạp được giải quyết trong phần cơ bản. Khi đó, yêu cầu chung về phương pháp sẽ được quán triệt: tất cả đảm bảo cho khả năng hoạt động thể lực tốt nhất của người tập. Những điều nêu trên cho thấy: khi xác định cấu trúc buổi tập phải phục tùng logic của quá trình dạy học - giáo dục. Trên cơ sở một sơ đồ thống nhất, có thể tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục theo cấu trúc chi tiết và cụ thể hơn. 2.2. Lượng vận động tập luyện trong giờ học thể dục thể thao 2.2.1. Khái niệm về lượng vận động Lượng vận động động tập luyện có thể được hiểu là các tác động sư phạm dựa trên mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Nó được tính bằng sự tác động lên cơ thể người tập, không chỉ thông qua các bài tập thể lực mà còn cả các yếu tố khác (điều kiện tập luyện, trạng thái tâm lý, yếu tố môi trường). 2.2.1.1. Lượng vận động thể chất Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động lên cơ thể người tập và đồng thời cũng là thách thức mà người tập phải nỗ lực khắc phục trong suốt quá trình luyện tập. Lượng vận động bao gồm: Lượng vận động bên trong và lượng vận động bên ngoài. Lượng vận động bên trong: Là mức độ biến đổi về sinh lý, sinh hoá trong cơ thể khi thực hiện bài tập. Việc thực hiện lượng vận động sẽ gây ra những phản ứng nhất định trong các hệ thống chức năng về sinh lý và tâm lý. Lượng vận động bên trong được đánh giá tương đối cụ thể qua các chỉ tiêu sinh học như: Nhịp tim, nồng độ axít lactic và biểu hiện TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 187 của trạng thái tâm lý. Lượng vận động bên trong được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu chức năng chuẩn và thời gian cần thiết để hồi phục về trạng thái bình thường. Các chỉ số này sẽ cho biết hệ thống chức năng tâm lý, sinh lý nào bị mệt mỏi và cần phải tính đến những ảnh hưởng tác động nào. Khi người tập thực hiện các bài tập có chu kỳ với công suất hoạt động khác nhau thì lượng vận động bên trong cũng sẽ khác nhau. Lượng vận động bên ngoài: Là lượng vận động tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập thể lực. Lượng vận động bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản là khối lượng và cường độ vận động. Khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác (tổng cự ly, tổng trọng lượng mang vác). Cường độ vận động là mức căng thẳng chức năng do bài tập gây ra trong một khoảng thời gian tác động cụ thể nào đó. Nếu coi bài tập là một nhân tố tác động thì khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác. Cường độ vận động là mức độ tác động lên cơ thể, mức căng thẳng chức năng, trị số mỗi lần gắng sức Tổng khối lượng trong các bài tập có chu kỳ thường được xác định bằng tổng số kilômét, mét, trong các bài tập với vật nặng là tổng trọng lượng hoặc số lần khắc phục một trọng lượng nào đó, còn trong các bài tập thể dục thì lại được xác định bằng tổng số các động tác hoặc bài liên hợp. Đối với cường độ vận động thì để xác định cường độ chung người ta thường tính mật độ vận động của buổi tập hoặc tính cường độ tương đối, ví dụ như tỷ lệ giữa thời gian chạy với tốc độ cần thiết trên tổng số quãng đường đã thực hiện. Lượng vận động chung của một số bài tập hay của cả buổi tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng vận động trong mỗi bài tập. Trong thực tế, người ta thường đánh giá tổng khối lượng vận động theo các thông số riêng lẻ bên ngoài tuỳ theo đặc điểm của bài tập, còn để đánh giá các thông số bên trong thì lại là một vấn đề phức tạp mà hiện nay chủ yếu là dựa vào các phương tiện thiết bị y học thể dục thể thao như máy đo các thành phần máu, nước tiểu để xác định. Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Lượng vận động có cường độ tối đa chỉ kéo dài được trong ít giây và ngược lại, lượng vận động có khối lượng tối đa chỉ có thể được thực hiện với cường độ thấp. Trong những bài tập có cường độ trung bình thì khối lượng vận động có thể đạt tới được chỉ số lớn. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa khối lượng và cường độ vận động được phản ánh rõ trong các phương pháp huấn luyện thể thao. Ví dụ: khi huấn luyện viên sử dụng các bài tập nhằm phát triển năng lực tốc độ cho vận động viên thì khối lượng vận động trong buổi tập đó không thể lớn hơn buổi tập nhằm phát triển sức bền chung. Tuy nhiên, cường độ vận động trong buổi tập này lại đạt tới giá trị tối đa, còn trong buổi tập phát triển sức bền chung thì thường chỉ sử dụng cường độ vận động ở mức trung bình. 188 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Hiệu quả của lượng vận động luôn tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động. Khi thay đổi khối lượng và cường độ vận động trong tập luyện thì hiệu quả của lượng vận động cũng thay đổi. Khi sử dụng bài tập có cường độ tối đa thì hiệu quả của nó là phát triển năng lực tốc độ và các năng lực có liên quan trực tiếp với cường độ vận động này, còn khi sử dụng các bài tập ở cường độ thấp thì sẽ không thể phát triển năng lực tốc độ được. Đối với lượng vận động có khối lượng lớn thì thường ảnh hưởng sâu sắc đến các chức năng cơ thể liên quan tới việc phát triển năng lực sức bền như các bài tập có chu kỳ ở vùng cường độ trung bình hoặc cái bài tập có cường độ 60 - 70% cường độ vận động tối đa nhưng được thực hiện với số lần lặp lại nhiều. Còn đối với những bài tập có khối lượng vận động nhỏ thì hiệu quả của lượng vận động tác động lên cơ thể sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích của bài tập. 2.2.1.2. Các yếu tố của lượng vận động Các yếu tố của lượng vận động luôn có vai trò, ý nghĩa lớn quyết định việc xác lập thành tích thể thao. Các yếu tố của lượng vận động bao gồm: Bài tập thể chất: Là hoạt động vận động được lựa chọn phù hợp với quy luật của quá trình phát triển thể chất và huấn luyện thể thao. Bài tập thể chất trong huấn luyện thể thao được phân chia ra thành bài tập thi đấu, bài tập chuẩn bị chung và bài tập chuẩn bị chuyên môn. Bài tập thi đấu: Là những hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động vận động được dùng làm phương tiện cơ bản để tiến hành đua tài trong thể thao theo đúng luật thi đấu đã được ban hành. Chúng ta cần phân biệt các bài tập thi đấu đích thực với việc sử dụng bài tập thi đấu trong tập luyện. Bài tập thi đấu phải được thực hiện trong thi đấu thể thao thực sự còn trong tập luyện mà sử dụng chúng thì cũng chỉ là để giải quyết các nhiệm vụ tập luyện mà thôi. Như vậy bài tập thi đấu là loại hình hoạt động có cấu trúc động tác, quá trình chuyển động và đặc điểm riêng biệt về lượng vận động phù hợp với yêu cầu thi đấu chuyên môn của môn thể thao mà vận động viên được chuyên môn hoá. Các bài tập chuẩn bị chuyên môn: Là các bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật của bài tập thi đấu cũng như bổ trợ cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn. Các bài tập này được chia ra thành 2 loại là bài tập hỗ trợ kỹ thuật và bài tập hỗ trợ thể lực. - Bài tập hỗ trợ thể lực nhằm phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho bài tập thi đấu, còn được gọi là bài tập phát triển chuyên môn. - Bài tập hỗ trợ cho việc tiếp thu, hoàn thiện những kỹ thuật động tác giống hoặc gần giống kỹ thuật của bài tập thi đấu còn được gọi là bài tập dẫn dắt. Nhìn chung các bài tập chuẩn bị chuyên môn thường rất phong phú, chúng có thể là chi tiết của bài tập thi đấu, nhưng cũng có thể là các phương án thực hiện hoặc tổ hợp các động tác có hình thức tương TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 189 tự bài tập thi đấu. Tuy vậy một bài tập chỉ có thể được coi là bài tập chuẩn bị chuyên môn khi có những nét cơ bản giống với bài tập thi đấu. Bài tập chuẩn bị chuyên môn không nhất thiết phải giống hệt bài tập thi đấu, nhưng chúng phải được lựa chọn sao cho có thể tác động một cách chủ đích và hiệu quả đến sự phát triển của các tố chất thể lực và kỹ xảo vận động ở ngay chính môn thể thao chuyên sâu. Các bài tập chuẩn bị chung: Nhằm phát triển toàn diện khả năng của cơ thể, tạo vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú làm tiền đề cho việc tiếp thu kỹ thuật ở môn thể thao chuyên sâu. Các bài tập chuẩn bị chung được đúc kết từ các môn thể thao khác nhau và các bài tập thuộc loại hình thể dục cơ bản nên thường không chứa các yếu tố của bài tập thi đấu. Thành phần các bài tập chuẩn bị chung thường rất rộng rãi, đa dạng và tính chất chúng có thể trung hoặc không trùng hợp với bài tập chuẩn bị chuyên môn, nhưng khi chọn các bài tập chuẩn bị chung phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau: - Bài tập phải bao gồm các phương tiện giáo dục thể chất toàn diện, đặc biệt là các bài tập nhằm tác động có hiệu quả đến sự phát triển của các tố chất thể lực và làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo vận động. - Nội dung bài tập phải phản ánh rõ tính chuyên môn hoá trong thể thao và tạo tiền đề cho các bài tập chuẩn bị chuyên môn. Trong mỗi loại hình bài tập hoặc các bài tập riêng lẻ đều có những phương hướng tác động tạo mức độ ảnh hưởng khác nhau. Mỗi bài tập cũng chỉ giải quyết một số nhiệm vụ nhất định trong việc phát triển năng lực thể thao cho người tập. Do vậy, để có thể sử dụng một cách có trọng điểm các bài tập này cần phải xác định rõ nhiệm vụ của chúng trong từng giai đoạn huấn luyện, đồng thời cũng phải chú ý thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập trong những giới hạn nhất định. Trong đa số các môn thể thao chất lượng bài tập là yếu tố đánh giá khách quan yêu cầu của lượng vận động. Việc duy trì các thông số vận động nhất định sẽ quyết định mức độ ảnh hưởng của mỗi bài tập. Bởi vậy, cần phải tìm ra các thông số vận động tối ưu, cũng như áp dụng và kiểm tra việc duy trì các thông số đó trong suốt quá trình tập luyện. Mỗi bài tập đều phải được thực hiện với chất lượng tốt nhất trong điều kiệ n cụ thể theo những yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Vì vậy, trong giáo dưỡng đối với các môn thể thao có kỹ thuật phức tạp thì phải thường xuyên đạt tới chất lượng thực hiện bài tập và duy trì sự ổn định của những giá trị đạt được kể từ đó phát triển, hoàn thiện kỹ thuật thể thao. Đối với những môn thể thao có kỹ thuật đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự phát triển về năng lực thể chất tới giới hạn nhất định thì chất lượng thực hiện bài tập lại càng có giá trị. 190 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Việc thực hiện bài tập một cách có chất lượng trong từng buổi tập, từng chu kỳ huấn luyện là nền tảng cơ sở để phát triển năng lực thể chất và nâng cao thành tích thể thao. Như vậy yêu cầu về chất lượng thực hiện bài tập có ảnh hưởng tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh khối lượng, cường độ vận động và vấn đề này chỉ có thể đạt được khi nó nâng cao được nhịp độ phát triển của các chỉ tiêu chất lượng trong quá trình huấn luyện thể thao. 2.2.2. Yêu cầu của lượng vận động Ngoài các yếu tố của lượng vận động, việc sử dụng lượng vận động trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết về các yêu cầu của lượng vận động. Các yêu cầu của lượng vận động được xác định thông qua các yếu tố cơ bản của lượng vận động như các bài tập thể chất và các phương tiện tập luyện khác; chất lượng thực hiện các bài tập thể chất; khối lượng vận động; cường độ vận động và ngoài ra còn được xác định thông qua phương pháp thực hiện và cấu trúc của lượng vận động Quá trình thực hiện yêu cầu của lượng vận động: Việc thực hiện chủ động các yêu cầu là vấn đề trọng yếu của lượng vận động. Lượng vận động tập luyện luôn đòi hỏi vận động viên phải thực hiện nghiêm túc với sự nỗ lực về thể lực, tâm lý và trí tuệ. Quá trình “đấu tranh” với các yêu cầu của lượng vận động tạo nên những thích ứng về mặt sinh học tập lý. Sự thích ứng này được thể hiện ở một trình độ năng lực cao hơn và đồng thời cũng loại bỏ các mâu thuẫn cần phải giải quyết giữa các yêu cầu và tiền đề năng lực cá nhân. Thực hiện một cách khoa học các yêu cầu của lượng vận động trong quá trình huấn luyện thể thao sẽ khai thác được tiềm năng, giúp vận động viên nâng cao năng lực để có thể tự đề ra cho mình phương hướng vươn tới các thành tích cao thông qua việc thực hiện các yêu cầu của lượng vận động với số lượng và chất lượng cao hơn. Điều này cũng thể hiện xu hướng chung của quá trình huấn luyện thể thao là nâng cao lượng vận động và trong thực tiễn, sự gia tăng thành tích của vận động viên cũng được diễn ra trong quá trình nâng cao lượng vận động. Cũng cần phải chú ý rằng ảnh hưởng của các yêu cầu của lượng vận động trong những điều kiện nhất định có thể thay thế. Cùng một yêu cầu nhưng không phải lúc nào cũng tạo ra một lượng vận động bên trong như nhau. Nhưng điều kiện có thể làm thay đổi các yêu cầu của lượng vận động là trạng thái tâm sinh lý của vận động viên, sự tập trung chú ý và cường độ của các quá trình tư duy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tập luyện (vận động viên có trạng thái tâm lý hứng thú sẽ có lượng vận động bên trong khác với lúc xuất hiện trạng thái tâm lý thờ ơ khi cùng thực hiện một bài tập); các điều kiện bên ngoài và mức độ thuần thục về kỹ thuật thể thao; tình trạng của của trang thiết bị dụng cụ tập luyện và thi đấu cũng như thái độ của vận động viên; các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, áp xuất không TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 191 khí, độ ẩm); sức mạnh của đối thủ trong các môn thể thao đối kháng cá nhân và các môn bóng cũng như sự thích nghi của vận động viên đối với các phương pháp thực hiện lượng vận động (phương pháp liên tục, phương pháp giãn cách) và các yêu cầu của lượng vận động nói chung. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến các yếu tố xã hội như các mối quan hệ giữa vận động viên với nhau, giữa vận động viên với huấn luyện viên và quan hệ giữa lượng vận động bên trong với thành tích đạt được. Như vậy, cùng một yêu cầu của lượng vận động nhưng được thực hiện trong những điều kiện thay đổi sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. 2.2.3. Lượng vận động và quãng nghỉ là thành tố của phương pháp GDTC Một trong những cơ sở quan trọng nhất của tất cả các phương pháp GDTC là phương pháp điều chỉnh lượng vận động và trật tự kết hợp lượng vận động với nghỉ ngơi. Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng tới cơ thể người tập. Nói cách khác, thuật ngữ “lượng vận động” dùng để chỉ sự định lượng tác động của bài tập thể lực. Lượng vận động dẫn tới những diễn biến chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động, bắt đầu vận động, ổn định, mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt mỏi nói chung chính là nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những“dấu vết”. Quá trình tích luỹ những “dấu vết”, những biến đổi thích nghi đó sẽ làm phát triển trình độ tập luyện. Như vậy, lượng vận động dẫn tới mệt mỏi và tiếp đó là hồi phục thích nghi. Hiệu quả của lượng vận động tỷ lệ thuận với khối lượng và cường độ của nó. Nếu coi bài tập là một nhân tố tác động thì khái niệm khối lượng vận động là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực đã được thực hiện và nhiều thông số khác. Cường độ vận động là sự tác động vào cơ thể của bài tập vào mỗi thời điểm cụ thể, mức căng thẳng chức năng, trị số một lần gắng sức. Lượng vận động chung của một số bài tập hay của cả buổi tập nói chung được xác định thông qua cường độ và khối lượng trong mỗi bài tập. 3. KẾT LUẬN Xác định lượng vận động phù hợp với nội dung, yêu cầu của giờ học thể dục thể thao là hết sức cần thiết, bảo đảm tính khoa học và hiệu quả của giờ học đó. Để có một lượng vận động phù hợp, cần căn cứ vào cấu trúc giờ học (chuẩn bị, cơ bản, kết thúc); nội dung, nhiệm vụ học tập (học kỹ thuật mới, củng cố kỹ thuật, hoàn thiện kỹ thuật); tính chất bài tập được sử dụng Trong đào tạo vận động viên chuyên nghiệp, việc nghiên cứu và tăng lượng vận động trong quá trình huấn luyện nhằm phát huy các tố chất thể lực sẵn có, giúp vận động viên đạt thành tích cao nhất trong thi đấu càng quan trọng hơn nữa. 192 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D.Harre (1996), Học thuyết huấn luyện, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 2. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 3. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận và phương pháp Giáo dục thể chất trường học, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 4. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Đức Chương, Lê Hữu Hưng (2000), Y học thể dục thể thao, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 5. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học thể dục thể thao, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 6. Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga (1993), Cơ sở sinh học và sự phát triển tài năng thể thao, - Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 7. www.thethao.com.vn BASIS OF SCIENCE ON INCREASING ACTIVITIES IN SPORTING PRACTICE Abstract: Exercise in exercise is pedagogical impact based on the purpose and task of a sports training plan. It is calculated by the impact on the body, not only through physical exercises but also other factors such as exercise conditions, psychological state and environmental factors... Keywords: The amount of exercise, sports training, sports science.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_so_khoa_hoc_cua_viec_tang_luong_van_dong_trong_tap_luyen.pdf
Tài liệu liên quan