Sự tham gia của cơ sở nghiên cứu/đào
tạo vào quy trình xây dựng và phản biện
các báo cáo quốc gia về quyền con người
Hiện nay, sự tham gia của các cơ sở
nghiên cứu/đào tạo vào quá trình xây dựng
các báo cáo quốc gia còn khiêm tốn, nhưng
nếu được “trưng dụng”, với những kinh
nghiệm nghiên cứu và thực tiễn giáo dục, đào
tạo, những ý kiến đề xuất từ các cơ sở này sẽ
góp phần quan trọng cho việc hình thành báo
cáo quyền con người của quốc gia.
Bên cạnh đó, như đã biết, UPR là cơ
chế liên chính phủ của HĐNQ LHQ, có
nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân
quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ với
mục tiêu là cải thiện tình hình nhân quyền ở
tất cả các nước và giải quyết những vi phạm
nhân quyền diễn ra ở bất cứ đâu trên thế
giới; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia
và hỗ trợ nước đang kiểm điểm để thúc đẩy
và bảo vệ nhân quyền; khuyến khích hợp tác
toàn diện và gắn kết giữa các nhà nước và
các tổ chức phi chính phủ với HĐNQ. Để
thực hiện mục tiêu này, HĐNQ cũng xác lập
nguyên tắc cho toàn bộ quy trình UPR là đối
thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh
bạch. Chính vì vậy, các thông tin được đưa
ra đánh giá tại HĐNQ không chỉ là báo cáo
của các chính phủ, mà còn bao gồm những
thông tin được tổng hợp từ các cơ quan nhân
quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ,
viện nghiên cứu, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực quyền con người Chính vì vậy,
báo cáo độc lập từ các trung tâm nghiên cứu
cũng có thể trở thành nguồn tham chiếu cho
quá trình đánh giá UPR của quốc gia tại
HĐNQ.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở nghiên cứu/đào tạo trong thực hiện khuyến nghị UPR1 về giáo dục quyền con người tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU/ĐÀO TẠO TRONG THỰC HIỆN
KHUYẾN NGHỊ UPR1 VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
1 UPR (Universal Periodic Review): Kiểm điểm định kỳ phổ quát - là một quy trình đặc biệt, bao gồm việc kiểm điểm
định kỳ những báo cáo về nhân quyền của tất cả 193 quốc gia thành viên LHQ. UPR là một sáng kiến quan trọng của
Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) dựa trên việc đối xử bình đẳng với tất cả các thành viên, tạo cơ hội cho các quốc gia
công bố những hành động cụ thể mà họ đã thực hiện nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở nước mình. Ngoài ra, UPR
còn đề cao sự chia sẻ về cách thức và kinh nghiệm thực thi nhân quyền giữa các quốc gia thành viên của LHQ. UPR
được HĐNQ LHQ thiết lập vào ngày 15/3/2006 trên cơ sở Nghị quyết 60/251 và các văn kiện xây dựng thiết chế A/
HRC/RES/511, Nghị quyết 16/21 và Quyết định 17/119 của Đại hội đồng LHQ. UPR được thực hiện dựa trên cơ sở
các quy định của Hiến chương LHQ, Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, các văn kiện quốc tế về quyền con
người mà quốc gia kiểm điểm là thành viên, các lời hứa và cam kết tự nguyện về nhân quyền của quốc gia... Mục tiêu
chính của UPR là cải thiện tình hình nhân quyền ở tất cả các nước và giải quyết những vi phạm nhân quyền diễn ra ở
bất cứ đâu trên thế giới; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia và hỗ trợ nước đang kiểm điểm để thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền; khuyến khích hợp tác toàn diện và gắn kết giữa các nhà nước và các tổ chức phi chính phủ với HĐNQ...
(Xem: ).
Tóm tắt:
Trong những năm qua, là một thành viên tích cực và có trách
nhiệm đối với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam
đã không ngừng nỗ lực thực hiện và đạt được những kết quả đáng
khích lệ trong việc thực thi các khuyến nghị được chấp thuận tại
UPR về vấn đề quyền con người, trong đó có các cam kết về tăng
cường hoạt động giáo dục quyền con người trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia. Thông qua quá trình thực thi các khuyến nghị UPR về
giáo dục quyền con người tại Việt Nam, vai trò của các cơ sở đào
tạo, nghiên cứu là rất rõ ràng và nổi bật, nhằm tăng cường hơn nữa
hoạt động giáo dục và sự hiểu biết về quyền con người cho mọi
tầng lớp nhân dân.
Nguyễn Thị Hồng Yến*
* TS. Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
Abstract
For years, as an proactive and responsible member of the
international community, Vietnam has constantly made its efforts
and reached tremendous acheivements in its enforcements of the
recommendations from the UPR on the human rights, including the
commitments on strengthening the communication activities on
the human rights nationwide territory. Through the enforcements
of UPR recommendations on human rights in Vietnam, training
and studies institutions play an important role to further enhance
the provision of education on the human rights for all people.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền con người, giáo dục
quyền con người, UPR, Liên hiệp quốc.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 01/10/2018
Biên tập : 02/10/2018
Duyệt bài : 15/10/2018
Article Infomation:
Keywords: human rights, education on
human rights; UNR, United Nations
Article History:
Received : 01 Oct. 2018
Edited : 02 Otc. 2018
Approved : 15 Oc. 2018
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 8(384) T4/2019
1. Quan điểm của Liên hiệp quốc với vấn
đề giáo dục quyền con người
Ngay từ những ngày đầu tái lập, với
chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc
tế, Liên hiệp quốc (LHQ) khẳng định quyết
tâm của tổ chức này là “phòng ngừa cho
những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến
tranh, gây cho nhân loại đau thương không
kể xiết cần phải thực sự tin tưởng vào
những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị
của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam
và nữ, ở quyền bình đẳng ở các nước lớn và
nước nhỏ”2. Để đạt được điều đó, LHQ kêu
gọi các quốc gia cần có phương thức nhằm
nâng cao hiểu biết về quyền con người cho
mọi thành viên trong xã hội, từ người hưởng
quyền đến người thực thi quyền; trong phạm
vi rộng, có sự liên kết giữa các quốc gia, khu
vực trong công tác tuyên truyền, giáo dục về
quyền con người.
2 Xem
3 Xem nội dung Tuyên ngôn tại https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-
quyen-1948/65774/noi-dung.aspx
4 Điều 13 Công ước quy định: “Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập. Các
quốc gia nhất trí rằng việc giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, và phải
nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Các quốc gia cũng nhất trí rằng giáo dục cần
phải giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các
dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nhằm duy
trì hòa bình của LHQ”. Nguồn:
5 Tuy không quy định cụ thể về vấn đề giáo dục quyền con người nhưng Điều 2 của Công ước thông qua Bình luận chung
của Ủy ban về các Quyền dân sự, chính trị đã đặt ra yêu cầu cho các quốc gia thành viên bằng nhiều biện pháp trong đó
có công tác tuyên truyền, giáo dục nhân quyền giúp cho người dân hiểu các quyền của họ được quy định trong Công
ước. Theo đó, “Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người dân trong phạm vi lãnh
thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt
nào về chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội,
tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện
pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các biện pháp cần
thiết, phù hợp với trình tự lập pháp nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành luật và những biện
pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước”, nguồn:
ProfessionalInterest/Pages/CCPR.aspx.
Ủy ban về các Quyền dân sự, chính trị đã đưa ra Bình luận chung số 3 giải thích về điều này như sau: “Theo quan hệ
này, điều hết sức quan trọng là các cá nhân nên hiểu các quyền của họ (và Nghị định thư bổ sung, trong trường hợp có)
là gì và tất cả các quyền lực hành pháp và tư pháp cũng nhận thức được các nghĩa vụ mà quốc gia thành viên đã thừa
nhận trong Công ước. Để làm được điều này, Công ước nên được phổ biến bằng tất cả các ngôn ngữ chính thức của
nước đó và các bước đi nên được tiến hành để làm cho những người có trách nhiệm liên quan hiểu rõ những nội dung
như trong một phần việc đào tạo của họ. Việc công khai hóa sự hợp tác giữa các nước tham gia Công ước với Ủy ban
cũng nên được khuyến khích”.
Nguồn:
KoIRv2FVaVzRkMjTnjRO%2Bfud3cPVrcM9YR0iW6Txaxgp3f9kUFpWoq%2FhW%2FTpKi2tPhZsbE-
Jw%2FGeZRASjdFuuJQRnbJEaUhby31WiQPl2mLFDe6ZSwMMvmQGVHA%3D%3D
Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền
con người năm 1948 của Đại hội đồng LHQ
khẳng định: “Tuyên ngôn này như một tiêu
chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc
và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn
thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này,
nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự
do này bằng học vấn và giáo dục,”3. Tiếp
đó, vấn đề giáo dục quyền con người tiếp
tục được ghi nhận trong các công ước quốc
tế quan trọng của LHQ về vấn đề quyền con
người như: Điều 13 Công ước quốc tế về các
Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 19664;
Điều 2 Công ước quốc tế về Quyền dân sự,
chính trị năm 19665; Công ước về Quyền trẻ
em (Điều 28) Đặc biệt, đoạn 78-82 của
Tuyên bố Viên và Chương trình hành động
năm 1993 được thông qua tại Hội nghị toàn
thế giới về Quyền con người tái khẳng định
“Các quốc gia có nghĩa vụ bảo đảm rằng
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 8(384) T4/2019
giáo dục phải nhằm mục đích tăng cường sự
tôn trọng các quyền con người và tự do cơ
bản”. “Giáo dục nhằm thúc đẩy sự hiểu biết,
khoan dung, hoà bình và quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc, giữa các nhóm chủng tộc
hoặc tôn giáo”6.
Năm 1994, Đại hội đồng LHQ cũng
ra Nghị quyết số 49/84 tuyên bố thực hiện
Thập kỷ giáo dục Quyền con người giai đoạn
1995-2004 trên toàn thế giới. Đại hội đồng
coi giáo dục quyền con người là “một quá
trình lâu dài mà con người ở tất cả các trình
độ phát triển và tất cả các tầng lớp xã hội
đều được học cách tôn trọng đối với phẩm
giá của người khác và học về các phương
tiện, cách thức để đảm bảo sự tôn trọng đó
trong tất cả các xã hội”7. Đồng thời, Tuyên
bố về Thập kỷ giáo dục Quyền con người của
LHQ cũng định nghĩa về giáo dục quyền con
người là các hoạt động “đào tạo, phổ biến
và thông tin nhằm xây dựng một nền văn
hóa phổ biến về quyền con người thông qua
việc truyền đạt các kiến thức, các kỹ năng
và tạo nên thái độ nhằm vào: tăng cường sự
tôn trọng quyền con người và các quyền tự
do cơ bản; phát triển toàn diện cá nhân con
người và ý thức tôn trọng con người; thúc
đẩy sự hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng giới và
sự đoàn kết giữa các quốc gia, người bản địa
và các nhóm chủng tộc, quốc gia, dân tộc,
tôn giáo và ngôn ngữ; khả năng hoạt động
một cách có hiệu quả của tất cả mọi người
trong một xã hội tự do; đẩy mạnh các hoạt
động của LHQ để giữ gìn hòa bình”8. Năm
2011, LHQ thông qua Tuyên ngôn về giáo
dục và đào tạo Quyền con người, trong đó
nhấn mạnh giáo dục quyền con người có vai
6 Xem:
hanh-ng-nm-1993&catid=7:cac-vn-kin-nhan-quyn-quc-t-c-bn-&Itemid=19
7 Xem: Nghị quyết số 49/84 tuyên bố thực hiện Thập kỷ giáo dục Quyền con người giai đoạn 1995-2004 ngày 23/12/1994
tại
8 Xem Nghị quyết số 49/84 tuyên bố thực hiện Thập kỷ giáo dục Quyền con người giai đoạn 1995-2004 ngày 23/12/1994
tại
9 Xem:
hanh-ng-nm-1993&catid=7:cac-vn-kin-nhan-quyn-quc-t-c-bn-&Itemid=19
trò quan trọng trong việc xây dựng “một nền
văn hóa quyền con người” toàn cầu
Để thực hiện thành công Thập kỷ giáo
dục Quyền con người, các nghị quyết của
LHQ đồng thời cũng khuyến khích các quốc
gia thành viên xây dựng và thực hiện các
kế hoạch quốc gia về giáo dục quyền con
người. Kế hoạch này bao gồm nhiều hoạt
động, trong đó có việc thành lập hoặc tăng
cường các cơ sở, tổ chức và các nguồn lực
cho hoạt động giáo dục quyền con người
trong phạm vi quốc gia.
Như vậy, với tư cách là tổ chức đa
phương lớn nhất toàn cầu thực hiện chức
năng chính là duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế, LHQ không ngừng nỗ lực trong việc
xây dựng khung pháp lý và đề xuất các giải
pháp cho các quốc gia thành viên nhằm bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người trên phạm vi
toàn cầu. Trong các văn kiện nói trên, LHQ
bày tỏ rõ ràng về tầm quan trọng của giáo
dục quyền con người. Theo đó, “giáo dục về
quyền con người và phổ biến các thông tin
đúng đắn đóng vai trò quan trọng, cả về lý
luận và thực tiễn, trong việc thúc đẩy và tôn
trọng các quyền con người của tất cả các cá
nhân, không có sự phân biệt nào về chủng
tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, và điều này
cần phải được lồng ghép vào các chính sách
giáo dục ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế”9.
2. Hoạt động của cơ sở nghiên cứu/đào
tạo trong thực hiện các khuyến nghị về
giáo dục quyền con người tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong quá trình thực thi
các khuyến nghị UPR, các cơ sở đào tạo
thực hiện các hoạt động thông qua các hình
thức sau:
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 8(384) T4/2019
2.1 Xây dựng/lồng ghép giảng dạy
quyền con người trong các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng
Trên cơ sở lấy ý kiến của các Bộ,
ngành và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo,
ngày 5/9/2017, Chính phủ phê duyệt Đề án
đưa nội dung quyền con người vào chương
trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Đây là đề án có ý nghĩa rất quan trọng
nhằm mục tiêu tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục quyền con người nhằm tạo sự chuyển
biến trong nhận thức của người học, của đội
ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm
quan trọng, ý thức tự bảo vệ các quyền của
bản thân, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và
tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm,
nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và
xã hội, góp phần phát triển toàn diện con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập
và phát triển bền vững của đất nước. Đề án
được xây dựng, một phần cũng nhằm thực
hiện khuyến nghị về vấn đề tăng cường giáo
dục, nâng cao nhận thức về quyền con người
mà Việt Nam chấp nhận trong cả hai chu kỳ
báo cáo UPR.
Cũng trong Đề án này, Chính phủ xác
định mục tiêu đến năm 2025, 100% các cơ
sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân tổ chức giáo dục quyền con người cho
người học. Đồng thời, trên cơ sở góp ý của
các cơ quan, tổ chức, cơ quan xây dựng Đề
án có sự điều chỉnh phù hợp với nội dung
lồng ghép giáo dục quyền con người cho
phù hợp với từng cấp học, cụ thể:
Đối với học sinh tiểu học (cấp I), môn
học Đạo đức bao gồm các bài học nhằm
hướng dẫn các em tôn trọng người khác như:
tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọng thư
từ, tài sản của người khác (lớp 3); tôn trọng
phụ nữ (lớp 5) Trong các bài học này, tuy
các khái niệm cụ thể về quyền chưa được sử
dụng (chẳng hạn khi nói về tôn trọng phụ nữ
thì mới nêu các lý do về đạo đức, xã hội chứ
chưa đề cập đền "quyền của phụ nữ") và các
kiến thức, thông tin chuyển tải mới ở mức
độ đơn giản, nhưng rõ ràng, thông qua các
bài học kể trên, học sinh có thể hiểu được
một số nguyên tắc cơ bản của quyền con
người và nghĩa vụ tôn trọng các quyền con
người của các nhóm đối tượng có liên quan.
Ở cấp trung học cơ sở phổ thông (cấp
II), số lượng bài học về quyền con người
trong chương trình học nhiều hơn, các bài
học chứa đựng những kiến thức rộng và sâu
hơn về quyền con người. Mặc dù vậy, tương
tự như ở cấp tiểu học, các bài học về quyền
con người ở cấp trung học cơ sở vẫn được
thiết kế thông qua những bối cảnh sinh hoạt
hàng ngày và phù hợp với nhận thức xã hội
của học sinh theo từng độ tuổi, để giúp các
em có thể hiểu được các khái niệm và phạm
trù đôi khi khá phức tạp trên lĩnh vực này.
Trong chương trình giáo dục cấp III,
môn học Giáo dục công dân mang tính lý
thuyết và tính khái quát khá cao, nhiều nội
dung tương đối trừu tượng so với lứa tuổi
thiếu niên. Chương trình lớp 10 đề cập một
số nghĩa vụ của công dân nhưng chủ yếu từ
khía cạnh đạo đức (đối với cộng đồng, với
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc), lớp 11 có các
bài: Nhà nước XHCN (Bài 9), nền dân chủ
XHCN (Bài 10). Các kiến thức về quyền con
người tập trung nhiều hơn ở chương trình
giáo dục công dân lớp 12. Theo đó, học sinh
được tiếp cận với nhiều nội dung liên quan
đến quyền công dân như bài Hiến pháp, các
quyền trong lĩnh vực dân sự (trong bài Luật
dân sự), các quyền trong tố tụng và một số
quyền trong các lĩnh vực cụ thể như đất đai,
thuế, hành chính
Riêng với bậc học đại học, việc giảng
dạy về quyền con người chủ yếu tập trung
ở các trường có đào tạo chuyên ngành
luật. Giáo dục nhân quyền trong các trường
đại học ở Việt Nam hướng tới: hoặc mục tiêu
nhằm đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực
nhân quyền phục vụ công tác bảo vệ, thúc
đẩy quyền con người trong các trường đại
học đào tạo chuyên ngành luật; hoặc nhằm
mục đích giáo dục về nhân quyền cho sinh
viên các trường đại học để phục vụ trong các
lĩnh vực khác nhau. Tại các trường đại học/
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 8(384) T4/2019
cao đẳng hiện nay, quyền con người được
tích hợp, lồng ghép vào một số môn học như
Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình
sự, Luật tố tụng hình sự, Luật công pháp
quốc tế..., thậm chí có những cơ sở nghiên
cứu và đào tạo xây dựng những môn học độc
lập. Báo cáo cuối cùng đánh giá việc giảng
dạy nhân quyền tại Học viện Ngoại giao và
các trường đại học tại Việt Nam của nhóm
tư vấn quốc gia vào tháng 12/2013 đã đưa
ra những phân tích, đánh giá khá chi tiết về
việc giảng dạy quyền con người trong các
trường đại học hiện nay ở Việt Nam, như:
- Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà
Nội). Đây là cơ sở đào tạo có khóa học
chính thức riêng về nhân quyền. Ngoài ra,
cơ sở này cũng xây dựng chương trình đào
tạo thạc sỹ về nhân quyền (với sự hỗ trợ của
Trung tâm nhân quyền Na-uy, thuộc Đại học
Oslo)10.
- Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trường có một khóa học về nhân quyền
thuộc chương trình giảng dạy luật quốc tế
của trường (môn học tự chọn, tương đương
03 tín chỉ trong hơn 100 đơn vị học trình của
chuyên ngành luật quốc tế). Bên cạnh đó,
chương trình đào tạo cử nhân của Đại học
Luật Hà Nội có rất nhiều môn học về luật
trong nước, mà nội dung lại liên quan chặt
chẽ tới khía cạnh giáo dục nhân quyền, cụ
thể là môn học về luật dân sự, thủ tục tố tụng
dân sự, quy định đặc biệt về xử án dân sự,
luật về thi hành phán quyết dân sự, luật hôn
nhân, luật sở hữu trí tuệ, luật về bồi thường
10 Xem Báo cáo cuối cùng đánh giá việc giảng dạy nhân quyền tại Học viện Ngoại giao và các trường Đại học tại Việt
Nam của nhóm tư vấn quốc gia vào tháng 12/2013.
11 Xem Báo cáo cuối cùng đánh giá việc giảng dạy nhân quyền tại Học viện ngoại giao và các trường Đại học tại Việt Nam
của nhóm tư vấn quốc gia vào tháng 12/2013.
12 Xem: Báo cáo cuối cùng đánh giá việc giảng dạy nhân quyền tại Học viện ngoại giao và các trường Đại học tại Việt
Nam của nhóm tư vấn quốc gia vào tháng 12/2013.
13 Chương trình này gồm 12 môn học với 50 tín chỉ trong đó có 9 môn kiến thức cơ sở và chuyên ngành. Chương trình
đào tạo những chuyên gia có kiến thức cơ bản, toàn diện, chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp luật quốc tế và quốc
gia về quyền con người, có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến vấn đề quyền con người ở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội cũng như thực hiện nhiệm vụ
giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực này tại các cơ sở đào tạo.
Nguồn: https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C2092/N8361/Lan-dau-tien-dao-tao-thac-si-chuyen-nganh-Phap-luat -ve-quy-
en-con-nguoi-tai-Viet-Nam.htm
của nhà nước, luật nhà ở, luật đăng ký giao
dịch an toàn, luật bảo hiểm dân sự, luật về
quyền công dân, luật bình đẳng giới, luật
ngăn chặn bạo lực gia đình, luật về quyền
trẻ em, kỹ năng tư vấn pháp luật trong quy
trình dân sự11.
- Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ở
Trường đại học này, luật nhân quyền quốc
tế là một môn học trong chương trình Công
pháp quốc tế của Khoa Luật quốc tế (gồm 5
chủ đề: luật tổ chức quốc tế, luật biển, luật
hàng không, luật miễn trừ ngoại giao và lãnh
sự, luật nhân quyền quốc tế). Khóa học luật
nhân quyền quốc tế tại trường là 30 tiết học,
gồm 3 chủ đề lớn: (i) Sự phát triển của nhân
quyền và dân quyền (lịch sử, bản chất và
phạm vi của nhân quyền và dân quyền, hệ
thống luật quốc tế về nhân quyền); (ii) Công
nhận pháp lý đối với nhân quyền và dân
quyền tại Việt Nam (Luật hiến pháp); (iii)
Đảm bảo thực thi nhân quyền và dân quyền
(đảm bảo chính trị và kinh tế, đảm bảo về xã
hội và bảo vệ pháp luật: trách nhiệm của nhà
nước, cộng đồng, tổ chức và cá nhân; cơ chế
và quy trình bảo vệ; nhận thực xã hội và xây
dựng năng lực, bồi thường pháp luật, dịch
vụ luật pháp)12.
Đối với hệ đào tạo sau đại học. Hiện
nay, số lượng các trung tâm nghiên cứu/cơ
sở đào tạo có mã ngành đào tạo sau đại học
độc lập về quyền con người khá hạn chế, chỉ
có một số chương trình như: Chương trình
thạc sỹ chuyên ngành pháp luật về quyền
con người của Đại học quốc gia Hà Nội13,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 8(384) T4/2019
chương trình thạc sỹ về quyền con người của
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam14
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng thành lập
hệ thống các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu
về quyền con người như: Viện nghiên cứu
Quyền con người thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh; Trung tâm nghiên
cứu Quyền con người và Quyền công dân
thuộc Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội;
Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Quyền
con người và Quyền công dân thuộc Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một
số viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như Viện
nghiên cứu Gia đình và Giới; Viện Nhà nước
và Pháp luật; Viện nghiên cứu Con người
đã thành lập phòng nghiên cứu về quyền con
người; trong đó có những trung tâm trực tiếp
tham gia vào hoạt động đào tạo, giảng dạy và
nghiên cứu nhưng cũng có trung tâm chủ yếu
ra đời phục vụ quá trình nghiên cứu lý luận
và thực tiễn về quyền con người. Nội dung
giảng dạy và đào tạo cũng được các cơ sở chú
trọng kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn
nhằm hướng người học đến các nhận thức
chung về quyền con người.
Ngoài các chương trình đào tạo tập
trung, dài hạn, các cơ sở đào tạo và trung
tâm nghiên cứu quyền con người còn tiến
hành các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn
hạn cho cán bộ, công chức, viên chức theo
các đề án của Nhà nước; hoặc các chương
trình bồi dưỡng kiến thức theo nhu cầu của
cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao nhận
thức về quyền con người trong xã hội.
Nhìn chung, giáo dục quyền con
người đã trở thành một chủ đề được quan
tâm chung trong nhiều trường đại học ở Việt
Nam nhưng mức độ hướng dẫn, nội dung,
phương pháp và cách tiếp cận vẫn chưa
thực sự đồng đều. Các nội dung về quyền
14 Nguồn
%E2%80%9CNghien-cuu-va-giao-duc-quyen-con-nguoi-o-Viet-Nam:-nhung-co-hoi-va-thach-thuc%E2%80%9D
con người được lồng ghép vào trong các
môn học, tuy nhiên chủ yếu vẫn chỉ được
coi là một chủ đề trong phạm vi luật quốc
tế, dẫn đến chưa có sự gắn kết thực sự chặt
chẽ giữa các môn học với nội dung giáo dục
nhân quyền. Ngoài ra, các môn học độc lập
về quyền con người cũng chủ yếu dừng lại ở
các môn tự chọn.
2.2 Tiến hành các hoạt động nghiên
cứu khoa học và tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về quyền con người
Nghiên cứu khoa học: hoạt động
nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo nêu trên rất
đáng khích lệ, nó không chỉ dừng lại ở các
hoạt động đơn lẻ, tự thân mà đã có sự hợp tác,
hỗ trợ từ các đối tác quốc tế như Na-uy, Thụy
Điển, Đan Mạch, Australia, EU. Các hoạt
động nghiên cứu chủ yếu có thể kể đến như:
tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế, tổ
chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các chương
trình trao đổi học viên, chuyên gia, thực hiện
các đề tài/dự án trong khuôn khổ thực hiện
các khuyến nghị UPR do các đối tác truyền
thống hỗ trợ, biên soạn các giáo trình, sách
tham khảo, tài liệu hướng dẫn, hỏi-đápvề
vấn đề quyền con người. Kết quả của hoạt
động nghiên cứu nhằm củng cố thêm những
vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền con
người, đồng thời bổ sung thêm những nguồn
tri thức, luận cứ khoa học mới cho sự phát
triển của các nội dung quyền con người và
pháp luật về quyền con người; qua đó làm sâu
sắc hơn những nhận thức về vấn đề quyền con
người trong giới nghiên cứu, học giả. Những
giải pháp, đề xuất mà các công trình nghiên
cứu khoa học mang lại có thể trở thành nguồn
tham khảo rất hữu ích đối với các cơ quan
nhà nước trong quá trình xây dựng các chính
sách, pháp luật về vấn đề quyền con người tại
Việt Nam; và cung cấp nguồn học liệu phong
phú, đa chiều cho đội ngũ học sinh, sinh viên,
các nhà nghiên cứu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 8(384) T4/2019
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến các
nội dung của quyền con người. Các hoạt
động tuyên truyền, phổ biến kiến thức được
thực hiện thông qua các hình thức tổ chức hội
thảo, tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên
đề, sinh hoạt các câu lạc bộ, biên soạn và
phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến
nội dung pháp luật trong nước về quyền con
người tới các đối tượng phù hợp; phổ biến
trên phương tiện thông tin đại chúng, chuyên
trang, chuyên mục về pháp luật về quyền
con người; tủ sách pháp luật xã, phường, thị
trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường
học Nội dung tuyên truyền được lựa chọn
để xoay quanh các quyền cơ bản của con
người, các công cụ hỗ trợ, bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người; trách nhiệm, nghĩa vụ
mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện
nhằm đảm bảo việc tôn trọng các quyền con
người cơ bản. Ngoài ra, một trong những nội
dung tuyên truyền cũng được quan tâm là
các điều ước quốc tế về quyền con người mà
Việt Nam là thành viên, các thông tin liên
quan đến quy trình báo cáo UPR như: công
tác chuẩn bị, quy trình báo cáo, kết quả báo
cáo, các khuyến nghị và việc thực hiện các
khuyến nghị trên thực tế, những khó khăn
và thuận lợi Qua công tác tuyên truyền,
cán bộ, nhân dân đặc biệt là người dân từng
bước nắm bắt, hiểu được những quy định
pháp luật cụ thể liên quan đến quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của mình, cũng
như vai trò và trách nhiệm của mình đối với
vấn đề thực thi các nghĩa vụ của quốc gia về
quyền con người.
3. Sự tham gia của cơ sở nghiên cứu/đào
tạo vào quy trình xây dựng và phản biện
các báo cáo quốc gia về quyền con người
Hiện nay, sự tham gia của các cơ sở
nghiên cứu/đào tạo vào quá trình xây dựng
các báo cáo quốc gia còn khiêm tốn, nhưng
nếu được “trưng dụng”, với những kinh
nghiệm nghiên cứu và thực tiễn giáo dục, đào
tạo, những ý kiến đề xuất từ các cơ sở này sẽ
góp phần quan trọng cho việc hình thành báo
cáo quyền con người của quốc gia.
Bên cạnh đó, như đã biết, UPR là cơ
chế liên chính phủ của HĐNQ LHQ, có
nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân
quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ với
mục tiêu là cải thiện tình hình nhân quyền ở
tất cả các nước và giải quyết những vi phạm
nhân quyền diễn ra ở bất cứ đâu trên thế
giới; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia
và hỗ trợ nước đang kiểm điểm để thúc đẩy
và bảo vệ nhân quyền; khuyến khích hợp tác
toàn diện và gắn kết giữa các nhà nước và
các tổ chức phi chính phủ với HĐNQ. Để
thực hiện mục tiêu này, HĐNQ cũng xác lập
nguyên tắc cho toàn bộ quy trình UPR là đối
thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh
bạch. Chính vì vậy, các thông tin được đưa
ra đánh giá tại HĐNQ không chỉ là báo cáo
của các chính phủ, mà còn bao gồm những
thông tin được tổng hợp từ các cơ quan nhân
quyền quốc gia, các tổ chức phi chính phủ,
viện nghiên cứu, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực quyền con người Chính vì vậy,
báo cáo độc lập từ các trung tâm nghiên cứu
cũng có thể trở thành nguồn tham chiếu cho
quá trình đánh giá UPR của quốc gia tại
HĐNQ.
4. Thay lời kết
Nhìn chung, cho đến nay, các cơ sở
nghiên cứu đã tham gia khá chủ động và hiệu
quả trong việc thực hiện chức năng giáo dục,
tuyên truyền và phổ biến các nội dung của
quyền con người và pháp luật về quyền con
người, góp phần nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của từng cá nhân đối với vấn đề tôn
trọng quyền con người và các quyền tự do cơ
bản; giúp cho quá trình thực thi các khuyến
nghị UPR, đặc biệt là các khuyến nghị liên
quan trực tiếp đến hoạt động giáo dục nâng
cao nhận thức về quyền con người trở lên
thuận lợi và đạt mục tiêu nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa vai trò của
các cơ quan này trong thời gian tới, chúng
tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 8(384) T4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co_so_nghien_cuudao_tao_trong_thuc_hien_khuyen_nghi_upr1_ve.pdf