Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư

Hiện nay, ngành Toà án đã phải chịu một áp lực không nhỏ từ tình trạng gia tăng vụ án và tồn đọng còn nhiều. Để khắc phục tình trạng này, việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật những vụ án có nội dung đơn giản, rõ ràng, có giá ngạch thấp là điều rất cần thiết và hợp lý. Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là một bước chuyển biến mang tính cải cách quan trọng trong quá trình đổi mới thủ tục tố tụng dân sự ở nước ta, một thành công trong công tác lập pháp. Tuy nhiên, các quy định về thủ tục tố tụng rút gọn mới chỉ được đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và áp dụng từ ngày có hiệu lực (ngày 01/7/2016), các quy định hướng dẫn để áp dụng thủ tục này còn rất ít, trong khi việc giải quyết các vụ án xảy ra trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể “dễ dàng” để áp dụng thủ tục này. Hơn nữa, vì thủ tục rút gọn là quy định mới trong Pháp luật tố tụng dân sự, nên khi áp dụng vào thực tiễn giải quyết vụ án chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó, tâm lý chung của không ít thẩm phán dường như vẫn đang còn “e dè” trong việc áp dụng. Do vậy, để mục đích tốt đẹp của quy định giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn không bị triệt tiêu trong thực tiễn áp dụng, tác giả đề xuất trong thời gian tới, cần tiếp tục có những hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết hơn, đặc biệt là các quy định về điều kiện áp dụng để thủ tục rút gọn thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả trong thực tế giải quyết các vụ án dân sự.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 36 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ Trương Thế Côn1 Tóm tắt: Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, khi đầu tư dự án có thể đi theo hai chiều hướng. Một là, doanh nghiệp đầu tư dự án để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Hai là, doanh nghiệp đầu tư dự án để kinh doanh chuyển nhượng dự án nếu việc chuyển nhượng đem lại lợi ích hơn là sử dụng dự án. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số quan điểm khác nhau về hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư. Bài viết này phân tích bản chất pháp lý của hoạt động đầu tư, dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư; phân tích những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Từ khóa: đầu tư, dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Nhận bài: 05/02/2018; hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: In each enterprise’s business activity, project investment can be in 2 ways: Enterprise invests in project for its business production activity or interprise invests in project to transfer project if transferring project brings more profits than using it. However, now there have been different viewpoints on the activity of transferring investment project. This article analyzes legal nature of investment, investment project, transferring investment project; analyzing inadequacies in the existing legal regulations on contract of transferring investment project to make some recommendations, solutions to finalize law on contract of transferring investment project. Keywords: investment, investment projects, transfer of investment projects, contracts of investment transference, laws on contracts of investment project transference. Date of receipt: 05/02/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 Luật đầu tư năm 2014 cho phép nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật đầu tư năm 2014 kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án2. Đồng thời, điểm a khoản 2 Điều 37 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ thay đổi nhà đầu tư trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu thì phải nộp hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương để thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, Luật đầu tư năm 2014 đã cho phép nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư. Tuy nhiên, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ điều khoản nào quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư cũng như quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư. Mặc dù, Bộ luật dân sự năm 2015 đã có những quy định về giao dịch, hợp đồng dân sự và trong một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư nhưng chưa thực sự phù hợp gây khó khăn cho việc áp dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thực tế. Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, trước tiên cần phải hiểu rõ bản chất pháp lý của hoạt động đầu tư, dự án đầu tư và việc chuyển nhượng dự án đầu tư. 1 Thạc sỹ, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ, Học viện Tư pháp 2 Xem Điều 45 Luật đầu tư năm 2014 Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 37 1. Bản chất của dự án đầu tư và hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư 1.1. Bản chất của dự án đầu tư Luật đầu tư năm 2014 đã định nghĩa dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định3. Đồng thời, Luật đầu tư cũng xác định đầu tư kinh kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư4; còn vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh5. Bộ luật dân sự năm 2015 đã định nghĩa tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, trong đó tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai6. Bất động sản bao gồm: (i) Đất đai; (ii) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; (iii) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; (iv) Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản7. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác8. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu vốn đầu tư là bất kỳ cái gì có giá trị, có thể định giá được thành tiền. Quy định của pháp luật Việt Nam cũng phù hợp với nhiều quan điểm khoa học pháp lý và các hiệp định đầu tư quốc tế hiện nay về tài sản và vốn đầu tư. Theo PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa thì tài sản có thể hiểu là bất cứ thứ gì có giá trị, một khái niệm rộng và không giới hạn, luôn được bồi đắp thêm bởi những giá trị mới mà con người nhận thức ra9; còn quyền tài sản là được hiểu là tập hợp của rất nhiều quyền và lợi ích, trong đó có các quyền cơ bản như quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản, quyền thụ hưởng, lợi nhuận thu được từ việc sử dụng tài sản, các quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản10. Theo các hiệp định quốc tế về đầu tư thì nội hàm khái niệm về đầu tư, tài sản đầu tư hiện nay là rất rộng, chúng có thể là tiền, tài sản, các quyền tài sản hay các quyền của chủ đầu tư có được trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư. Một cách hiểu rộng, điển hình về đầu tư là định nghĩa được sử dụng trong điều 1 (3) Hiệp định của ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Định nghĩa này chỉ rõ độ rộng của thuật ngữ “đầu tư” như đã được sử dụng trong nhiều văn bản, với việc quy định rằng, trước hết, đầu tư bao gồm “bất kỳ loại tài sản nào”, trong khi cho rằng thuật ngữ này bao gồm bất cứ cái gì có giá trị kinh tế, gần như là không có giới hạn11. Tuy nhiên, bên cạnh việc bỏ vốn đầu tư bằng tiền, tài sản thì trên thực tế nhà đầu tư còn phải bỏ công sức, trí tuệ, nhân lực để thực hiện các hoạt động đầu tư của mình nhằm đạt được các mục tiêu mà nhà đầu tư đặt ra. Vì vậy, về mặt bản chất pháp lý thì đầu tư được hiểu là việc nhà đầu tư bỏ vốn, công sức, trí tuệ, nhân lực, theo các hình thức, cách thức do pháp luật quy định để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu đầu tư đã đặt ra. Dự án đầu tư chính là công cụ để nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư, nên dự án 3 Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014 4 Xem khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014. 5 Xem khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014. 6 Xem Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015. 7 Xem Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015. 8 Xem Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015. 9 TS. Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên khảo Luật Kinh tế (Chương trình sau đại học), Nxb Địa học Quốc gia, 2004 .Tr.145 10 TS. Phạm Duy Nghĩa, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên khảo Luật Kinh tế (Chương trình sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia, 2004 .Tr.147 11 Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Một số nội dung cơ bản của các hiệp định đầu tư quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003 tr. 52, 53 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 38 đầu tư phải chứa đựng bên trong các yếu tố cơ bản, phản ánh các nhân tố cấu thành của hoạt động đầu tư. Trước hết, dự án đầu tư phải thể hiện rõ mục tiêu đầu tư là gì. Mục tiêu đầu tư là những cái mà nhà đầu tư mong muốn đạt được trong tương lai thông qua hoạt động đầu tư của mình. Mục tiêu đầu tư có thể là một hoặc một tập hợp các mục tiêu; có thể là mục tiêu ngắn hạn, dài hạn hoặc trung hạn; có thể là mục tiêu chiến lược hoặc trước mắt. Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thông qua các chi tiêu kinh tế cụ thể như năng lực, quy mô sản xuất hay hiệu quả kinh tế; còn mục tiêu dài hạn có thể là những lợi ích kinh tế lâu dài mà dự án mang lại cho xã hội. Hai là, nguồn lực thực hiện và các cách thức để đạt được mục tiêu là gì. Dự án đầu tư bao gồm cả các điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện như nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, công nghệ, cách thức tổ chức thực hiện. Ba là, trong bao nhiêu lâu thì các mục tiêu có thể đạt được và cuối cùng là phân công, tổ chức thực hiện. Tức là ai có thể thực hiện hoạt động đầu tư và kết quả của dự án được đo như thế nào12. Vì vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì dự án là một tập hợp của những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một lô gíc, một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong những khoảng thời gian xác định. Điều này có nghĩa là dự án bao gồm một chuỗi những hoạt động và nhiệm vụ được sắp xếp một cách lô gíc, có liên hệ hữu cơ với nhau. Mặc dù Luật đầu tư cho rằng dự án đầu tư chỉ là tập hợp các đề xuất, các ý tưởng về việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư nhưng khi các ý tưởng của nhà đầu tư đã thể hiện ra bên ngoài, được tập hợp thành tài liệu, dự án, đề án rõ ràng cụ thể, nhất là đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, chấp thuận, đồng ý cho phép nhà đầu tư được thực hiện, triển khai thì có nghĩa là nhà đầu tư đã phải mất nhiều thời gian, chi phí tài chính, công sức, trí tuệ để lập, thực hiện dự án đầu tư. Trong nhiều trường hợp, dự án, đề án đầu tư còn thể hiện trí tuệ, bản sắc riêng, là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư đã bỏ vốn, công sức, trí tuệ để lập, thực hiện, triển khai dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải có quyền sở hữu, thực hiện, triển khai, khai thác, kinh doanh đối với dự án đầu tư để đạt được các mục tiêu mà nhà đầu tư đặt ra. Vì vậy, dự án đầu tư có thể được hiểu là tổng thể các hoạt động và các chi phí cần thiết của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian xác định, trên một địa bàn cụ thể để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Dự án đầu tư là tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư bao gồm tài sản hữu hình (như nhà máy, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, công trình xây dựng) và tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền tài sản khác) phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Như vậy, về bản chất pháp lý thì dự án đầu tư là tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nên nhà đầu tư được toàn quyền sở hữu đối với dự án đầu tư. Trước tiên, nhà đầu tư với tư cách là chủ sở hữu đối với dự án đầu tư sẽ có đầy đủ các quyền sở hữu theo quy định của pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. 1.2. Bản chất của chuyển nhượng dự án đầu tư Theo Từ điển Black’s Law: “Chuyển nhượng được hiểu là di chuyển hoặc loại bỏ một vật gì từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác; là chuyển hoặc bàn giao từ người này sang người khác, đặc biệt là thay đổi quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với một vật. Ngoài ra, chuyển nhượng còn có nghĩa là bán hoặc cho đi”13. Chuyển nhượng có 12 GS.TS. Lê Hồng Hạnh, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Đề tài xây dựng và hoàn thiện pháp luật đảm bảo lồng ghép yêu cầu phát triển bền vững trong các dự án đầu tư, 2012. tr15. 13 TS. Phan Thông Anh, Công ty Luật hợp danh Việt Nam và Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương, Đại học Bình Dương, Vai trò của pháp luật trong chuyển nhượng dự án bất động sản, đăng trên dien-dan-cong-tac-tu-phap.aspx?ItemID=135 Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 39 thể hiểu theo nghĩa thông thường là chuyển, nhượng lại những cái thuộc quyền sở hữu của mình hoặc quyền lợi mình đang được hưởng cho người khác, bù lại người chuyển nhượng được nhận tiền hoặc những lợi ích vật chất khác từ người nhận chuyển nhượng. Vì dự án đầu tư là tài sản của nhà đầu tư nên có thể hiểu chuyển nhượng dự án đầu tư là việc nhà đầu tư tự nguyện chuyển giao, chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc quyền sở hữu của mình cho người nhận chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án đầu tư phải trả cho bên chuyển nhượng dự án đầu tư một khoản tiền tương ứng với giá trị của dự án đầu tư theo thỏa thuận của các bên. Thực chất, chuyển nhượng dự án đầu tư là mua bán dự án đầu tư nên hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư chính là hợp đồng mua bán dự án đầu tư. Về mặt lý luận, bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự do, tự nguyện và bình đẳng. Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng là tự do ý chí. Quyền tự do hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thể hiện sự “thuận mua, vừa bán” của các bên tham gia giao dịch mà không có bất kỳ sự ép buộc, sự can thiệp nào từ bên ngoài. Thông qua việc thiết lập và thực hiện các hợp đồng, các chủ thể kinh doanh có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động, sáng tạo, đạt chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu hoạt động, sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, quyền tự do hợp đồng được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng, là biểu hiện sinh động nhất của quyền tự do kinh doanh. Việc ghi nhận và bảo đảm quyền tự do hợp đồng bằng pháp luật, có tác động to lớn tới quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Quyền tự do hợp đồng được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: - Thứ nhất, quyền tự do giao kết hợp đồng; - Thứ hai, quyền lựa chọn đối tác; - Thứ ba, quyền tự do thỏa thuận những nội dung của hợp đồng; - Thứ tư, quyền tự do thỏa thuận để thay đổi, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện14. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường thì pháp luật điều chỉnh về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư cũng phải hướng tới việc tôn trọng tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch để tạo điều kiện và thúc đẩy giao dịch được thực hiện nhanh nhất, hiệu quả nhất theo đúng thỏa thuận và ý chí của các bên. Pháp luật cần phải cho phép các bên tham gia giao dịch được quyền tự do thỏa thuận về giá chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên; thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền và nghĩa vụ, chuyển giao rủi ro; thời điểm có hiệu lực của hợp đồngmiễn là không vi phạm điều cấm của pháp luật. 2. Quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư Do Luật đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có bất kỳ điều khoản nào quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 với tư cách là luật gốc và các quy định của pháp luật chuyên ngành để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư15. Bộ luật dân sự năm 2015 đã định nghĩa hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự16. Để hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư phải đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch, các quy định về hợp đồng, chuyển nhượng 14 Tiến sỹ, Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004, Tr109,110 15 Xem Điều 1 và Điều 4 của Bộ luật dân sự năm 2015. 16 Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 40 quyền sở hữu được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể. Trước tiên, hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015 như: (i) Chủ thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án phải là chủ sở hữu dự án đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu dự án; phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; (ii) Chủ thể tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư phải hoàn toàn tự nguyện; (iii) Mục đích và nội dung của giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Về hình thức, Luật đầu tư năm 2014 không quy định rõ ràng, cụ thể về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư phải bằng văn bản. Luật đầu tư chỉ quy định trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nộp hồ sơ thay đổi kèm theo hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư để điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư17. Với quy định này thì những trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư mà dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư bắt buộc phải bằng văn bản. Đối với những trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư mà dự án không phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư có bắt buộc phải bằng văn bản hay không? Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật khoáng sản cũng quy định hình thức của hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản phải bằng văn bản. Vì vậy, với tính chất phức tạp của giao dịch chuyển nhượng, quy định hồ sơ thay đổi nhà đầu tư phải có hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương và để đảm bảo an toàn cho các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng thì chúng ta có thể hiểu hình thức của hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư phải bằng văn bản. Về nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng: do Luật đầu tư năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư nên các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự, về hợp đồng và các quy định khác của pháp luật về hợp đồng trong từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các nội dung có thể có của hợp đồng gồm: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp18. Do dự án đầu tư là tài sản phức tạp gồm nhiều loại tài sản, quyền tài sản khác nhau, tác động, ảnh hưởng đến nhiều bên có liên quan nên những quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng như trên chắc chắn sẽ chưa đầy đủ, chưa đảm bảo chặt chẽ, an toàn cho các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư. Vì vậy, để hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư được chặt chẽ, đảm bảo cho các bên tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp thì hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư cần phải có thêm những nội dung như: chủ thể ký kết hợp đồng; về dự án chuyển nhượng, các tài sản, quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ trong dự án chuyển nhượng hoặc liên quan đến dự án chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong triển khai công việc; việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ; thời điểm chuyển rủi ro; tiến độ thanh toán; thời điểm và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Pháp luật trong một số ngành, nghề, lĩnh vực, đã quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư như sau: 17 Xem khoản 2 Điều 45 Luật đầu tư năm 2014 18 Xem Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015. Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 41 - Về chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng phải thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật kinh doanh bất động sản. Đồng thời, Luật kinh doanh bất động sản còn quy định những nội dung cơ bản và mẫu hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư bất động sản19. Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư bất động sản phải có các nội dụng chính như sau: Tên, địa chỉ của các bên; Thông tin cơ bản của dự án đã được phê duyệt; Thông tin chi tiết về toàn bộ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng; Giá chuyển nhượng; Phương thức và thời hạn thanh toán; Thời hạn bàn giao toàn bộ hoặc một phần dự án và hồ sơ kèm theo; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Giải quyết tranh chấp; Các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và các biện pháp xử lý; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng20. - Về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản: bản chất việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản là chuyển nhượng nhượng dự án đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản. Luật khoáng sản năm 2010 và Nghị định 158/2016/NĐ-CP đã quy định việc chuyển nhượng như sau: + Đối với chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản: việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thực hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung cơ bản như: số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; giá trị chuyển nhượng và trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng21. + Đối với chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản: việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung cơ bản như: (i) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; giá trị chuyển nhượng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng; (ii) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng; (iii) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định22 (khoản 2 Điều 37). Như vậy, mặc dù Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư, nhưng Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật trong một số ngành, nghề, lĩnh vực đã có những điều khoản cụ thể quy định về hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. 3. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư Thứ nhất, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư... Dự án đầu tư là tài sản có nhiều đặc thù, phức tạp, gồm nhiều loại tài sản, quyền tài sản khác nhau, khác với các tài sản trong giao dịch dân sự thông thường, ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nên việc áp dụng các quy định của Bộ luật dân 19 Khoản 5 Điều 6 Nghị định 76/2015/NĐ-CP. 20 Điều 53 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014. 21 Khoản 2 Điều 27 Nghị định 158/2016/NĐ-CP 22 Khoản 2 Điều 37 Nghị định 158/2016/NĐ-CP HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 42 sự năm 2015 để điều chỉnh các giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư là chưa thật sự phù hợp với đối tượng, mục đích và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá chuyển nhượng dự án đầu tư. Trong một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật kinh doanh bất động sản, Luật khoáng sản có quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư nhưng chỉ phù hợp và chỉ áp dụng đối với giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư trong các lĩnh vực đó mà không thể áp dụng để điều chỉnh cho việc chuyển nhượng dự án đầu tư trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác. Thứ hai, một trong những điểm quan trọng trong chuyển nhượng dự án đầu tư là việc chuyển giao dự án đầu tư; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch; việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ có liên quan đến dự án đầu tư; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu Tuy nhiên, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có điều khoản nào quy định về vấn đề này. Bộ luật dân sự năm 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có quy định nhưng không phù hợp với các giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc chỉ phù hợp với giao dịch chuyển nhượng dư án đầu tư trong ngành, nghề, lĩnh vực đó mà không áp dụng cho các ngành, nghề, lĩnh vực khác được. Thứ ba, Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao rủi ro còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư. Bộ luật dân sự năm 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như sau: (i) Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác; (ii) Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật23. Nếu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm các bên hoàn thành việc ký kết vào văn bản của hợp đồng hoặc tại thời điểm các bên nhận được ý kiến bằng văn bản của nhau về việc chấp thuận, đồng ý hợp đồng hoặc tại thời điểm mà các bên thỏa thuận hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp luật như từ một ngày cụ thể hay phát sinh một sự kiện cụ thể được xác định chẳng hạn bên chuyển nhượng nhận được tiền đặt cọc từ bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Luật kinh doanh bất động sản quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực; trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng24. Tuy nhiên, pháp luật đất đai quy định việc chuyển quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính25. Điều này có nghĩa thời điểm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực cùng với thời điểm hoàn thành việc chuyển giao quyền sử dụng đất, thời điểm bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn thành việc đăng ký quyền sử dụng đất vào sổ địa chính. Với quy định của pháp luật đất đai thì thời điểm có hiệu lực đối với các hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư mà có sử dụng đất là thời điểm hoàn thành việc chuyển quyền sử dụng đất, thời điểm quyền sử dụng đất của bên nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ địa chính. Pháp luật đất đai quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là 23 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 24 Xem khoản 3 Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 25 Điều 503 Bộ luật dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013. Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 43 thời điểm đăng ký vào sổ địa chính là không phù hợp, không đúng với bản chất giao dịch trên thực tế vì sau khi hợp đồng có hiệu lực ràng buộc thì các bên tham gia giao dịch mới thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã cam kết với nhau. Tức là bên nhận chuyển nhượng sẽ thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng còn bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cùng các giấy tờ, tài sản cho bên nhận chuyển nhượng. Việc các bên đăng ký chuyển quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký đất đai chỉ là thủ tục hành chính để Nhà nước theo dõi, quản lý sự biến động của người sử dụng đất. Đặc biệt, việc đăng ký biến động người sử dụng đất vào sổ địa chính là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước sau khi các bên tham gia giao dịch đã thực hiện thành công giao dịch, nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Như vậy, giữa các quy định của pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản, chuyển giao quyền sử dụng đất có sự không thống nhất. Về mặt lý luận cũng như thực tế, trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng tài sản, quyền sở hữu tài sản nói chung, quyền sử dụng đất nói riêng thì thời điểm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng có hiệu lực và thời điểm chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản, chuyển giao rủi ro không diễn ra tại cùng một thời điểm. Khi hợp đồng có hiệu lực ràng buộc giữa các bên với nhau thì các bên mới thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau. Tức là bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản, quyền tài sản mới thực hiện việc chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản cho bên nhận chuyển giao. Thứ tư, pháp luật hiện nay quy định không thống nhất về thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư. Theo Luật kinh doanh bất động sản thì chủ thể chuyển nhượng và chủ thể nhận chuyển nhượng sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đồng ý bằng văn bản. Vì vậy, các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng có quyền quyết định, lựa chọn thời điểm chuyển giao dự án đầu tư, chuyển giao rủi ro, chuyển giao quyền, nghĩa vụ do việc chuyển nhượng dự án đầu tư đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, theo Luật đầu tư, Luật khoáng sản, Luật đất đai năm 2013 thì các bên sẽ ký hợp đồng sau đó mới tiến hành các thủ tục thay đổi nhà đầu tư, người sử dụng đất. Trong trường hợp này, các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư đã ký hợp đồng, thống nhất thời điểm chuyển giao dự án đầu tư nhưng có thể việc chuyển nhượng không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc thời điểm chuyển nhượng sẽ phải khác với thời điểm đã được các bên thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. Thứ năm, trong hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác như chuyển giao hợp đồng, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (chẳng hạn như: hợp đồng thi công, hợp đồng thiết kế, hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển giao công nghệ). Tuy nhiên, pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư nói chung và pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực này hiện nay vẫn chưa có các quy định tương ứng, cụ thể, chi tiết để điều chỉnh những vấn đề này. Pháp luật lao động hiện nay chưa có điều khoản nào quy định về việc chuyển nhượng, chuyển giao hợp đồng lao động. 4. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư Thứ nhất, để các giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư được thực hiện an toàn, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch cũng như các bên có liên quan, pháp luật cần phải được rà soát, chỉnh sửa một cách tổng thể. Pháp luật cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng, thống nhất, đồng bộ về hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư từ Bộ luật dân sự, Luật đầu tư cho đến các luật trong từng ngành, nghề lĩnh vực cụ thể. Có như vậy, pháp luật mới bảo đảm và thúc đẩy các giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư được thực hiện, qua đó mới thu hút được các nguồn lực vào đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội, tạo môi trường bình đẳng giữa các thủ thể trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 44 Thứ hai, Luật đầu tư cần quy định về việc chuyển nhượng dự án đầu tư; hình thức, nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch chuyển nhượng dự án để áp dụng cho các giao dịch chuyển nhượng dự án đầu tư. Các luật chuyên ngành như đất đai, kinh doanh bất động sản, khoáng sản chỉ quy định về những nội dung của hợp đồng mang tính đặc thù riêng biệt đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, pháp luật cần quy định cho phép các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền, nghĩa vụ, chuyển giao rủi ro... Thứ ba, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đất đai năm 2013 cần phải được sửa đổi để quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất độc lập với thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc do các bên thỏa thuận, thống nhất. Trường hợp pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực; còn quyền sử dụng đất được chuyển giao kể từ thời điểm đăng ký vào sổ đăng ký địa chính. Thứ tư, Bộ luật dân sự năm 2015, Luật đầu tư năm 2014 và một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cần có điều khoản quy định cho phép được chuyển giao hợp đồng vì chuyển nhượng dự án đầu tư có thể phải chuyển giao các hợp đồng có liên quan đến dự án. Thứ năm, Luật đầu tư cần có điều khoản quy định hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư có thể thay thế các hợp đồng chuyển nhượng tài sản, quyền tài sản trong các lĩnh vực khác nhau. Trong trường hợp này nhà đầu tư chỉ cần phải ký một hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư mà không cần phải ký các hợp đồng chuyển nhượng tài sản, quyền tài sản riêng biệt trong cùng dự án đầu tư./. Hiện nay, ngành Toà án đã phải chịu một áp lực không nhỏ từ tình trạng gia tăng vụ án và tồn đọng còn nhiều. Để khắc phục tình trạng này, việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn để giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật những vụ án có nội dung đơn giản, rõ ràng, có giá ngạch thấp là điều rất cần thiết và hợp lý. Việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là một bước chuyển biến mang tính cải cách quan trọng trong quá trình đổi mới thủ tục tố tụng dân sự ở nước ta, một thành công trong công tác lập pháp. Tuy nhiên, các quy định về thủ tục tố tụng rút gọn mới chỉ được đưa vào Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và áp dụng từ ngày có hiệu lực (ngày 01/7/2016), các quy định hướng dẫn để áp dụng thủ tục này còn rất ít, trong khi việc giải quyết các vụ án xảy ra trên thực tế không phải lúc nào cũng có thể “dễ dàng” để áp dụng thủ tục này. Hơn nữa, vì thủ tục rút gọn là quy định mới trong Pháp luật tố tụng dân sự, nên khi áp dụng vào thực tiễn giải quyết vụ án chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, chính vì lẽ đó, tâm lý chung của không ít thẩm phán dường như vẫn đang còn “e dè” trong việc áp dụng. Do vậy, để mục đích tốt đẹp của quy định giải quyết các vụ án theo thủ tục rút gọn không bị triệt tiêu trong thực tiễn áp dụng, tác giả đề xuất trong thời gian tới, cần tiếp tục có những hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết hơn, đặc biệt là các quy định về điều kiện áp dụng để thủ tục rút gọn thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả trong thực tế giải quyết các vụ án dân sự./. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN THI HÀNH (Tiếp theo trang 27)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphap_luat_ve_hop_dong_chuyen_nhuong_du_an_dau_tu.pdf