Việt Nam cần xây dựng luật tư pháp quốc tế

Liên quan đến xung đột thẩm quyền và công nhận, cho thi hành các quyết định dân sự nước ngoài: Nội dung này được quy định chủ yếu trong Bộ luật TTDS 2004 (Phần thứ 9 và Phần thứ 6) cũng như Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Việc pháp điển hóa các quy định này vào trong một đạo luật (hoặc bộ luật) không đặt ra nhiều khó khăn. Việc khiếm khuyết một số quy định chuyên biệt đòi hỏi phải pháp điển hóa về nội dung: Hiện nay, xung đột pháp luật trong nhiều lĩnh vực chuyên biệt (HNGĐ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phá sản, hành vi pháp lý đơn phương, ủy thác ) vẫn chưa được quy định hoặc có quy định nhưng chưa phù hợp. Các quy định về thẩm quyền tài phán quốc tế của Tòa án Việt Nam hiện nay cũng đang được nghiên cứu sửa đổi. Việc xây dựng các quy định mới và sửa đổi một số quy định hiện hành và pháp điển chúng vào trong một Bộ luật là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam cần xây dựng luật tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIÏåT NAM CÊÌN XÊY DÛÅNG LUÊÅT TÛ PHAÁP QUÖËC TÏË NGÔ QUỐC CHIẾN* 1. Sự cần thiết ban hành một đạo luật về tư pháp quốc tế Việc ban hành một đạo luật về TPQT tuy gặp một số khó khăn1, nhưng cho phép giải quyết được nhiều vấn đề hiện nay. 1.1. Hiện trạng tư pháp quốc tế của Việt Nam và một số nước Ngoài các nguyên tắc chung trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, các quy định của pháp luật trong nước hiện hành mang tính nền tảng điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được thể hiện tại Phần thứ 7 của Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005, Phần thứ 6 và Phần thứ 9 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) 2004 (sửa đổi năm 2011). Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều văn bản luật cũng điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, như Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ luật Lao động 2012, Luật Nuôi con nuôi 2010, Bộ luật Hàng hải 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Thương mại 2005, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 Cấu thành các quy định của TPQT Việt Nam còn có các văn bản dưới luật, như Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành 34 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * TS. Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương. 1 Xem chẳng hạn: Bành Quốc Tuấn, Không ban hành đạo luật TPQT: Xu thế tất yếu của TPQT Việt Nam trong giai đoạn sắp tới, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5 (285), tháng 3/2015, tr. 23-30. Hiện nay, các quy phạm cấu thành tư pháp quốc tế (TPQT) của Việt Nam còn nằm rải rác, có sự chồng chéo và chứa đựng một số mâu thuẫn. Không những thế, các văn bản có quy định về vấn đề này thường xuyên thay đổi, làm cho việc tiếp cận tổng thể các văn bản đã khó, việc hiểu và áp dụng các quy định trong các văn bản này còn khó hơn. Chúng tôi cho rằng, chúng ta có thể giải quyết các vấn đề trên thông qua việc xây dựng một đạo luật về TPQT để vừa loại bỏ các chồng chéo, mâu thuẫn, vừa sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp hơn. Bài viết phân tích sự cần thiết xây dựng một đạo luật về TPQT và đề xuất phạm vi điều chỉnh của đạo luật này. các quy định của BLDS về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (sửa đổi, bổ sung năm 2013) Hiện nay, có ít nhất 63 văn bản pháp luật của Việt Nam chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là thực trạng không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của rất nhiều nước trên thế giới2. Nhiều quốc gia đã cố gắng giải quyết vấn đề này thông qua hai cách: Thứ nhất, tham gia các điều ước quốc tế Ở quy mô quốc tế, số lượng các điều ước quốc tế (ĐƯQT) về TPQT chưa nhiều. Hội nghị La Hay về TPQT kể từ khi được tổ chức lần đầu tiên năm 1893 cho tới nay mới thông qua được 40 công ước và nghị định thư3. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ước này đều thành công, một số thậm chí còn chết yểu (do không được các quốc gia phê chuẩn) và hơn một phần tư chưa có hiệu lực. Trong số các công ước đã có hiệu lực, thì một vài trong số chúng lại chỉ có hiệu quả rất hạn chế. Một nghiên cứu do các giáo sư Bỉ4 thực hiện đã cho thấy, liên quan đến các công ước quốc tế về xung đột luật được xây dựng trong khuôn khổ của Hội nghị La Hay, trung bình mỗi công ước chỉ có 8 quốc gia tham gia. Còn liên quan đến ĐƯQT về xung đột thẩm quyền xét xử và công nhận, cho thi hành quyết định dân sự nước ngoài, tỷ lệ các quốc gia phê chuẩn cao hơn, nhưng cũng chỉ đạt trung bình khoảng 40. Những công ước quốc tế được nhiều quốc gia tham gia nhất là những công ước có phạm vi rất hẹp, chủ yếu liên quan đến vấn đề hôn nhân, gia đình và TTDS5. Ở cấp độ khu vực, Liên minh châu Âu đã thông qua một số ĐƯQT thống nhất luật thực chất để điều chỉnh trong EU một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhưng phần lớn trong số các ĐƯQT này điều chỉnh vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử. Về xung đột pháp luật, EU có ba văn bản đáng chú ý là Nghị định số 593/2008 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng (thường được gọi tắt là Nghị định Rome I); Nghị định số 864/2007 ngày 31/7/2007 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ ngoài hợp đồng (thường được gọi tắt là Nghị định Rome II) và Nghị định số 1259/2010 ngày 20/12/2010 về luật áp dụng cho ly hôn và ly thân (thường được gọi tắt là Nghị định Rome III). Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia xây dựng, ký kết các ĐƯQT để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên chủ yếu là các ĐƯQT song phương, thể hiện dưới dạng hiệp định tương trợ tư pháp (15 hiệp định, thỏa thuận), hiệp định về nuôi con nuôi (đã ký kết hơn 10 hiệp định), hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (hơn 60 Hiệp định) và các hiệp định thương mại6. Trong số các ĐƯQT đa phương, chúng ta mới chỉ tham gia Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế, Công ước quốc tế New York năm 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Như vậy, số ĐƯQT mà chúng ta tham gia chưa nhiều. 35NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 2 Sylvette Guillemard và Alain Prujiner, La codification internationale du droit international privé: un échec? (Pháp điển hóa TPQT trên quy mô quốc tế: một thất bại?), Les Cahiers de droit, vol. 46, n° 1-2, 2005, tr. 175-192. 3 Truy cập ngày 26/7/2015. 4 Báo cáo đề xuất Luật ban hành Bộ luật TPQT, tác giả: giáo sư M JNyssens và M. Willems, Cơ quan chủ trì Ủy ban Pháp luật Thượng viện Bỉ, công bố tháng 7 năm 2003. 5 C. Kessedjian, La codification en droit international privé, (pháp điển hóa TPQT), Hội thảo Aix-en-Provence, Nxb Pedone, 1998, tr. 101-107. 6 Báo cáo của Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, giải trình việc sửa đổi phần 7 BLDS 2005. Bản thân các ĐƯQT mà chúng ta tham gia cũng chỉ có phạm vi rất hẹp, chưa cho phép giải quyết triệt để tất cả các vấn đề của TPQT. Rõ ràng là, giải quyết các vấn đề của TPQT không thể chỉ dựa vào việc tham gia các ĐƯQT vốn rất mất thời gian và chứa đựng nhiều nhược điểm (rất khó đạt được đồng thuận do khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, vấn đề chủ quyền quốc gia...). Thứ hai, xây dựng các đạo luật hoặc bộ luật về TPQT Do cách giải quyết thứ nhất không mang lại nhiều hiệu quả, nên giải pháp phổ biến hiện nay vẫn là xây dựng các quy phạm quốc gia điều chỉnh TPQT. Nhiều quốc gia đã pháp điển hóa các quy phạm rải rác vào trong một luật hoặc bộ luật về TPQT: Ở châu Á có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan; ở châu Đại Dương có Úc; ở châu Âu có Bỉ, Italy, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức, Áo, Liechtenstein, Ucraina, Ba Lan, Séc, Bulgarie, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel; ở châu Mỹ có Venezuela. Ở châu Phi có Tunisie. Đúng là số lượng các quốc gia có một đạo luật hoặc Bộ luật về TPQT còn chưa nhiều (21 trong tổng số gần 200 quốc gia trên thế giới), nhưng xu hướng này đang gia tăng và xuất hiện ở khắp các châu lục. Nhiều quốc gia đã và đang xây dựng các dự án luật về TPQT. Ở Pháp đã từng có ba dự án luật về TPQT, đó là: Dự án Luật TPQT của Niboyet năm 1953 gồm 113 điều với phạm vi điều chỉnh rộng; Dự án Luật TPQT của Batifol năm 1959 cũng có phạm vi điều chỉnh rộng, nhưng chỉ nêu các nguyên tắc chung nhất (gồm 21 điều); Dự án Luật TPQT của Foyer năm 1967 có phạm vi điều chỉnh hẹp (37 điều). Tất cả các dự án này tuy đều thất bại, nhưng cũng cho thấy một mong muốn có thực về việc xây dựng một đạo luật về TPQT. Lý giải cho sự thất bại này là TPQT Pháp chủ yếu dựa trên án lệ. Các văn bản quy phạm pháp luật cấu thành TPQT Pháp không nhiều (điều 3, 14, 15 BLDS, các điều 42 và tiếp theo của Bộ luật TTDS, một số văn bản luật chuyên ngành và ĐƯQT). Các văn bản này được xây dựng đã lâu nên không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vốn đang ngày càng đa dạng và phức tạp do quá trình toàn cầu hóa không chỉ nền kinh tế mà cả văn hóa, xã hội Pháp. Chính vì thế, để bổ khuyết cho sự thiếu hụt của văn bản, Tòa tối cao Pháp (Cour de Cassation) đã đưa ra nhiều bản án có tính chất hướng dẫn các tòa cấp dưới áp dụng các quy phạm pháp luật chung vốn dành để điều chỉnh các quan hệ quốc nội của Pháp để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Như vậy, không giống như TPQT Việt Nam vốn cấu thành từ nhiều văn bản quy phạm pháp luật, TPQT của Pháp được cấu thành chủ yếu từ các án lệ, mà các án lệ lại không ổn định trong thời gian. Chính điều này đã làm cho các nỗ lực pháp điển hóa án lệ thành một bộ luật TPQT đã tạm thời không thành công tại Pháp7. Ở châu Âu, một nghiên cứu do Ủy ban về các vấn đề pháp luật của EU công bố ngày 11/10/20128 cho biết, hàng năm các công dân và doanh nghiệp EU bị thiệt hại gần 140 triệu euro do sự thiếu vắng, phức tạp, rải rác và chồng chéo của các quy phạm TPQT của EU. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, việc xây dựng một Bộ luật về TPQT trong khuôn khổ EU là có lợi về kinh tế và sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn giao lưu dân sự quốc tế. Ủy ban này đã đưa ra khuyến nghị EU xây dựng một Bộ luật về TPQT. 36 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Xem thêm: Paul Lagarde, Sur la non-codification du droit international privé français (Tại sao Pháp không pháp điển hóa tư pháp quốc tế), LexisNexis, 1998. 8 Báo cáo “Rapport sur le coût de la non-Europe : Un code européen du droit international privé”, mã số: CoNE 3/2013, tác giả: Blanca Ballester; Cơ quan chủ trì: Ủy ban pháp luật, Nghị viện châu Âu, công bố tháng 3/2013. 1.2. Việt Nam nên có luật riêng về tư pháp quốc tế Việc xây dựng một đạo luật về TPQT sẽ đặt ra một số khó khăn cả về kỹ thuật và nội dung, nhưng rất cần thiết vì chúng tạo ra nhiều ưu điểm: Thứ nhất, TPQT của Việt Nam sẽ dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn, từ đó góp phần giảm chi phí giao dịch cho các chủ thể. Một trong những lý do khiến cho các quy định của TPQT Việt Nam ít được các chủ thể biết đến và áp dụng là bởi vì chúng nằm rải rác, khó tiếp cận, khó hiểu, đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn. Việc có một bộ luật tập hợp tất cả các quy định của TPQT sẽ giúp các chủ thể dễ tiếp cận hơn, dễ hiểu và dễ có cái nhìn tổng quát về TPQT. Chính sự thuận lợi này sẽ giúp các chủ thể giảm được thời gian và chi phí giao dịch. Thứ hai, pháp điển hóa TPQT giúp loại bỏ mâu thuẫn và chồng chéo, tăng độ an toàn pháp lý, thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế. Chính việc pháp điển hóa các quy định nằm rải rác hiện nay vào trong một văn bản luật sẽ làm cho các quy định này trở nên rõ ràng hơn và không bị chồng chéo. Pháp điển hóa cũng là dịp để nhận diện và loại bỏ các mâu thuẫn đang tồn tại giữa các văn bản hiện hành. Khi các quy định của TPQT Việt Nam dễ tiếp cận hơn, rõ ràng và ổn định hơn thì các đối tác sẽ có niềm tin hơn để thiết lập các quan hệ dân sự với người Việt Nam và lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng sẽ tự tin hơn khi thiết lập các quan hệ dân sự với người nước ngoài. Thứ ba, tăng khả năng thích ứng của luật. Khi có một đạo luật riêng về TPQT thì sự sửa đổi, bổ sung các quy phạm của TPQT cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Trong thời gian qua, việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm của TPQT trong từng văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành một cách riêng rẽ. Muốn sửa đổi, bổ sung các quy phạm xung đột trong Luật HNGĐ phải tiến hành sửa đổi Luật HNGĐ. Muốn sửa đổi, bổ sung các quy phạm xung đột trong lĩnh vực đầu tư phải tiến hành sửa đổi Luật Đầu tư. Trong khi đó, các quy phạm xung đột chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ trong các đạo luật chuyên ngành nên rất khó để tiến hành sửa đổi một đạo luật vì sự bất cập của một hay một vài quy phạm xung đột. Vì vậy, nếu có một đạo luật tập trung các quy phạm xung đột của TPQT thì không chỉ nâng cao hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật, của thực tiễn áp dụng pháp luật, mà còn dễ dàng hơn cho việc sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 2. Cấu trúc Luật riêng về tư pháp quốc tế của Việt Nam 2.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật tư pháp quốc tế ở một số nước Trong số 21 luật hoặc bộ luật về TPQT nêu ở trên, thì có 8 luật có phạm vi điều chỉnh hẹp, 13 bộ luật có phạm vi điều chỉnh rộng. Các quốc gia có Luật TPQT có phạm vi điều chỉnh hẹp, tức chỉ điều chỉnh vấn đề xung đột pháp luật, là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Hà Lan, Úc. Các lý do được viện dẫn để giải thích cho phạm vi hẹp của các đạo luật này là: thứ nhất, xây dựng một Bộ luật TPQT với phạm vi rộng đòi hỏi một công sức rất lớn trong pháp điển hóa; thứ hai, gây ra sự xáo trộn lớn đối với hệ thống pháp luật hiện hành; thứ ba, một số quốc gia vẫn quan niệm TPQT có phạm vi hẹp, tức chỉ điều chỉnh vấn đề xung đột luật. Tuy nhiên, trong các báo cáo giải trình, các ban soạn thảo luật TPQT của các quốc gia này cũng để ngỏ, thậm chí khuyến nghị xây dựng một bộ luật TPQT với phạm vi rộng hơn9. 37NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 9 Sylvette Guillemard và Alain Prujiner, La codification internationale du droit international privé : un échec? (Pháp điển hóa TPQT trên quy mô quốc tế: một thất bại?), Les Cahiers de droit, vol. 46, n° 1-2, 2005, tr. 175-192. Các quốc gia có Bộ luật TPQT với phạm vi điều chỉnh rộng, tức điều chỉnh cả ba nội dung cơ bản của TPQT là xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền tài phán và công nhận, cho thi hành quyết định dân sự nước ngoài, là Bỉ, Italy, Thụy Sỹ, Áo, Liechtenstein, Ba Lan, Ucraina, Séc, Bulgarie, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Tunisie, Israel. Bỉ không phải là quốc gia tiên phong tại châu Âu trong việc xây dựng một Bộ luật về TPQT với phạm vi rộng, nhưng lại là nước có một Bộ luật về TPQT được đánh giá là thành công. Bộ luật TPQT Bỉ được đánh giá là vừa khiêm tốn vừa tham vọng. Khiêm tốn vì những người soạn thảo ban đầu là các giáo sư đại học đã không xây dựng Bộ luật thành một công trình học thuật kinh điển có tính cách mạng, lật đổ các nền tảng truyền thống, mà thành một công cụ có khả năng dễ dàng áp dụng trong thực tiễn. Tham vọng, vì Bộ luật đã tập hợp trong một tổng thể thống nhất các quy định và các nguồn pháp luật rải rác về TPQT tại Bỉ. Các tác giả cũng đã sử dụng các cách tiếp cận mới của TPQT hiện đại, tính đến tính thực tiễn nhiều hơn, thông qua việc đưa ra các quy định mềm dẻo về xác định pháp luật áp dụng. Bộ luật TPQT của Bỉ theo đuổi ba mục đích chính: rõ ràng, hiện đại, thúc đẩy giao lưu quốc tế10. Để đạt được mục đích thứ nhất - văn bản luật phải đủ rõ ràng để mọi người đều có thể tiếp cận được - Bộ luật đã tập hợp vào trong một văn bản duy nhất gần như tất cả các quy định về TPQT của Bỉ, mà trước đó vốn nằm rải rác trong các văn bản khác nhau, và viết lại các quy định này theo hướng đơn giản và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, Bộ luật còn được giải thích bởi các giáo sư hàng đầu về TPQT và cũng là những người soạn thảo dự án Bộ luật TPQT. Tất cả các tài liệu giải trình đều được công bố công khai trên trang web của Nghị viện Bỉ11. Để đạt được mục đích thứ hai - văn bản luật phải hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của toàn cầu hóa sâu rộng, đặc biệt khi Bỉ là trung tâm của châu Âu - Bộ luật đã thừa nhận các hệ thuộc luật được đa số các quốc gia tiên tiến áp dụng, đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguyên tắc về mối liên hệ gắn bó nhất và coi nơi cư trú/hoạt động thường xuyên, chứ không phải quốc tịch, là hệ thuộc luật quan trọng nhất trong các lĩnh vực về địa vị pháp lý của cá nhân và pháp nhân. Đồng thời Bộ luật cũng có một số quy định chuyên biệt cho các loại quan hệ dân sự mới phát sinh cùng với sự thay đổi của xã hội, như hôn nhân đồng giới và vấn đề tài sản chung của những người sống với nhau như vợ chồng nhưng không có hôn thú... Như vậy, Bộ luật TPQT Bỉ đã không chỉ là kết quả của quá trình pháp điển hóa hình thức, mà còn là kết quả của một quá trình pháp điển hóa nội dung. Để đạt được mục đích thứ ba - thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế - Bộ luật TPQT Bỉ đã đưa ra nhiều quy định về công nhận mặc nhiên các quyết định tư pháp nước ngoài và rộng hơn, các văn bản hoặc hành vi được thiết lập một cách hợp pháp ở nước ngoài ngay cả khi không được pháp luật Bỉ quy định. Bộ luật TPQT Bỉ điều chỉnh tất cả các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài cả về xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền tài phán và công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài. Bộ luật bao gồm mười ba chương chia thành các mục và tất cả các điều đều được đặt tên riêng để tóm tắt nội dung. Các quy định chung của TPQT Bỉ được nêu tại Chương I. Chương này quy định các nguyên tắc chung xác định các hệ thuộc luật: quốc tịch, nơi cư trú và nơi sinh sống thường xuyên (Điều 3 và 4). Sau đó là các quy định 38 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Tài liệu giải trình sáng kiến luật của Thượng viện viện Bỉ số 3-27/1, công bố năm 2003, tr. 3 và tiếp theo. 11 Xem chẳng hạn: publications/viewPub&COLL=S&PUID= 50331657&TID= 50331687&POS =1&LANG=fr chung về thẩm quyền tài phán dân sự quốc tế (các điều từ 5 đến 14), xung đột pháp luật (các điều từ 15 đến 21) và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự nước ngoài (các điều từ 22 đến 31)12. Các nội dung chuyên biệt của TPQT Bỉ được nêu tại các chương II đến XII quy định các nguyên tắc xác định pháp luật và xác định thẩm quyền tài phán và nguyên tắc công nhận bản án, quyết định dân sự nước ngoài liên quan đến từng lĩnh vực chuyên biệt: thể nhân (các điều từ 32 đến 41), HNGĐ (các điều từ 42 đến 57), quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng (các điều từ 58 đến 60), giữa cha mẹ và con cái (các điều từ 61 đến 72), nghĩa vụ cấp dưỡng (các điều từ 73 đến 76), thừa kế (các điều từ 77 đến 84), tài sản (các điều từ 85 đến 95), nghĩa vụ (các điều từ 96 đến 108), pháp nhân (các điều từ 109 đến 115), phá sản doanh nghiệp (các điều từ 116 đến 121) và ủy thác (các điều từ 122 đến 125). Chương XIII là chương cuối cùng chứa các quy định chuyển tiếp (Điều 126 và 127), sửa đổi (các điều từ 128 đến 138) và bãi bỏ (Điều 139) cũng như các nguyên tắc về thời gian bắt đầu hiệu lực của Bộ luật (Điều 140). Các kỹ thuật lập pháp được sử dụng tại chương này đã giúp cho việc tạo ra một Bộ luật mới không gây quá nhiều xáo trộn đối với các văn bản hiện hành. 2.2. Phạm vi điều chỉnh của Luật về tư pháp quốc tế Việt Nam Chúng tôi cho rằng, Việt Nam nên xây dựng luật về TPQT theo phạm vi rộng bởi xây dựng một đạo luật về TPQT với phạm vi điều chỉnh hẹp sẽ không có nhiều ý nghĩa và không giúp chúng ta đạt được các mục đích đã nêu ở trên. Hơn nữa, các vấn đề xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên nếu được tập hợp vào trong cùng một văn bản thì việc hiểu chúng sẽ dễ dàng hơn. Thật vậy, thông thường, khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án được yêu cầu giải quyết sẽ xem xét vấn đề xung đột thẩm quyền trước, sau đó khi đã xác định được mình có thẩm quyền thì mới xem xét đến vấn đề áp dụng pháp luật nước nào. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp, Tòa án phải xác định pháp luật áp dụng trước thì mới xác định được thẩm quyền của mình. Ví dụ: Công ty A của Pháp bán cho công ty B của Việt Nam một số thiết bị y tế. Hàng được chuyển qua đường biển, từ cảng Mar- seille đến cảng Hải Phòng. Trong quá trình vận chuyển một số hàng bị hỏng và hai bên có tranh chấp. Một bên kiện ra tòa án Việt Nam còn bên kia phản đối. Trong trường hợp này, để biết mình có thẩm quyền hay không, Tòa án Việt Nam phải áp dụng quy phạm xung đột của Việt Nam. Theo điểm e, khoản 2, Điều 410 Bộ luật TTDS, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử các “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, điểm mấu chốt cần phải xác định là nơi thực hiện hợp đồng. Theo khoản 2 Điều 284 BLDS, “trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự được xác định như sau: b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự không phải là bất động sản”. Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về cơ quan tài phán cũng như pháp luật áp dụng thì để biết Tòa án nước nào có thẩm quyền theo quy định trên thì cần phải biết hợp đồng được thực hiện tại đâu. Vì người mua là bên Việt Nam và là bên có quyền đối với số hàng có tranh chấp, nên nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi bên Việt Nam có trụ sở, ở đây là Việt Nam. Tuy 39NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 12 Về nội dung các quy định chung của Bộ luật TPQT Bỉ, xem chẳng hạn: Ngô Quốc Chiến, So sánh một số quy định chung của TPQT Bỉ và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8/2014. nhiên, theo điều 1247, BLDS Pháp thì “nghĩa vụ phải được thực hiện theo địa điểm thỏa thuận. Nếu địa điểm không được thỏa thuận, nghĩa vụ... phải được thực hiện ở nơi có vật vào thời điểm ký kết”. Như vậy, nếu áp dụng pháp luật của Pháp, thì địa điểm thực hiện hợp đồng khi không có thỏa thuận là ở Pháp, vì vào thời điểm ký kết hợp đồng số hàng có tranh chấp là ở Pháp. Vì hợp đồng trên có quan hệ với Việt Nam và với Pháp nên về nguyên tắc, pháp luật của cả hai nước đều có thể được áp dụng. Nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì chúng ta có kết quả là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, nếu áp dụng pháp luật của Pháp thì Tòa án Pháp có thẩm quyền. Như vậy, có hai kết quả khác nhau tùy thuộc vào luật áp dụng. Để giải quyết trường hợp này, tại châu Âu, thông thường Tòa án thụ lý vụ việc xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng theo TPQT của Tòa án. Đối với vụ việc đang được xem xét, nếu Tòa án Pháp được yêu cầu xử lý, thì Tòa án Pháp phải áp dụng TPQT Pháp để biết pháp luật của nước nào điều chỉnh hợp đồng. Sau khi biết được pháp luật điều chỉnh hợp đồng, Tòa án sẽ nghiên cứu xem theo pháp luật điều chỉnh hợp đồng, địa điểm thực hiện hợp đồng ở đâu để biết mình có thẩm quyền hay không. Đây là trường hợp rất đặc biệt về mối quan hệ giữa xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong TPQT13. Vấn đề xung đột pháp luật cũng có quan hệ chặt chẽ với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài. Thật vậy, một trong những lý do để không công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài mà TPQT của hầu hết tất cả các quốc gia đều quy định, đó là quyết định dân sự đó vi phạm trật tự công cộng, hoặc các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước nơi bản án, quyết định dân sự được yêu cầu công nhận và cho thi hành. Tại Việt Nam, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu bản án đó “trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”14. Tương tự, theo điểm b, khoản 2, Điều 370 Bộ luật TTDS, quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét thấy “việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Trong Dự thảo BLDS 2015, khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” đã được thay bằng khái niệm “trật tự công cộng”, nhưng trong thực tế, các quốc gia có những quan điểm không giống nhau về thế nào là trật tự công cộng. Một báo cáo so sánh luật của Tổng cục Chính sách nội khối của Nghị viện châu Âu15 về trật tự công trong khuôn khổ của Liên minh châu Âu cho thấy, bản thân các quốc gia thành viên của các Nghị định châu Âu có quy định về trật tự công16 cũng 40 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13 Về vấn đề này, xem thêm: Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam. Quan hệ dân sự, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 564 và tiếp theo. 14 Khoản 6 điều 356 Bộ luật TTDS quy định. 15 Nghị viện châu Âu, Interprétation de l’exception d’ordre public telle que prévue par les instruments du droit international privé et du droit procédural de l’Union européenne (Diễn giải khái niệm trật tự công nêu tại các quy phạm về tư pháp quốc tế và tố tụng của Liên minh châu Âu), 2011. 16 Đó là các Nghị định (CE) n° 44/2001 về thẩm quyền tài phán, công nhận và thi hành quyết định trong lĩnh vực dân sự và thương mại (thường được gọi tắt là Nghị định Bruxelles I); Nghị định (CE) n° 2201/2003 về thẩm quyền, công nhận và thi hành các quyết định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và trách nhiệm của cha mẹ (thường được gọi là Nghị định Bruxelles II bis); Nghị định (CE) n° 1346/2000 về thủ tục phá sản; Règlement (CE) n° 1206/2001 về hợp tác giữa tòa án của các quốc gia thành viên trong lĩnh vực thu thập chứng cứ dân sự hoặc thương mại; Nghị định (CE) n° 593/2008 (thường được gọi là Rome I) về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng; Nghị định (CE) n° 864/2007 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ ngoài hợp đồng (thường được gọi là Rome II). có cách hiểu khác nhau về hình thức biểu hiện của trật tự công (trật tự công về hình thức và trật tự công về nội dung)17 và nội hàm của khái niệm trật tự công18. Việc một bản án hay quyết định dân sự nước ngoài có được công nhận tại một quốc gia phụ thuộc vào quan niệm của quốc gia đó về khái niệm trật tự công. Chính vì các quốc gia có quan niệm không giống nhau về trật tự công, nên một bản án được công nhận tại nước A, nhưng có thể không được công nhận tại nước B, dù rằng cả hai nước A và B đều là thành viên của một ĐƯQT. Tương tự, vấn đề xung đột thẩm quyền cũng có mối quan hệ chặt chẽ với việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Thật vậy, một trong những lý do để bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, đó là “vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam” (khoản 3, Điều 356 Bộ luật TTDS 2004). Tương tự, phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu Toà án Việt Nam xét thấy “Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài” (điểm a, khoản 2, Điều 370 Bộ luật TTDS 2004). Như vậy, pháp điển hóa cả ba nội dung cơ bản của TPQT là xung đột pháp luật, xung đột thẩm quyền xét xử và công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài vào trong cùng một văn bản luật sẽ giúp cho việc tiếp cận các nội dung của luật trở nên dễ dàng và thống nhất hơn. Những quy định hiện hành nằm rải rác trong các luật khác nhau cho phép chúng ta nghĩ tới một pháp điển hóa hình thức. Liên quan đến xung đột pháp luật: Phần thứ 7 BLDS 2005 về luật áp dụng cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã được sửa đổi khá toàn diện. Phần này đã thiết lập được một số nguyên tắc cơ bản của TPQT hiện đại (tự do chọn luật áp dụng, xác định pháp luật áp dụng dựa trên mối liên hệ gắn bó nhất). Chúng tôi cho rằng, nhiều quy định của phần này đã gần gũi hơn với TPQT của các nước tiên tiến trên thế giới. Như vậy, phần khó nhất trong TPQT đã được chúng ta giải quyết tương đối tốt. Liên quan đến xung đột thẩm quyền và công nhận, cho thi hành các quyết định dân sự nước ngoài: Nội dung này được quy định chủ yếu trong Bộ luật TTDS 2004 (Phần thứ 9 và Phần thứ 6) cũng như Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Việc pháp điển hóa các quy định này vào trong một đạo luật (hoặc bộ luật) không đặt ra nhiều khó khăn. Việc khiếm khuyết một số quy định chuyên biệt đòi hỏi phải pháp điển hóa về nội dung: Hiện nay, xung đột pháp luật trong nhiều lĩnh vực chuyên biệt (HNGĐ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, phá sản, hành vi pháp lý đơn phương, ủy thác) vẫn chưa được quy định hoặc có quy định nhưng chưa phù hợp. Các quy định về thẩm quyền tài phán quốc tế của Tòa án Việt Nam hiện nay cũng đang được nghiên cứu sửa đổi. Việc xây dựng các quy định mới và sửa đổi một số quy định hiện hành và pháp điển chúng vào trong một Bộ luật là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay n 41NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 02+03 (306+307) T1+T2/2016 17 Nghị viện châu Âu, Interprétation de l’exception d’ordre public telle que prévue par les instruments du droit international privé et du droit procédural de l’Union européenne (Diễn giải khái niệm trật tự công trong các quy phạm về tư pháp quốc tế và tố tụng của Liên minh châu Âu), 2011, xem các trang từ 152-155. 18 Nghị viện châu Âu, Interprétation de l’exception d’ordre public telle que prévue par les instruments du droit international privé et du droit procédural de l’Union européenne (Diễn giải khái niệm trật tự công nêu tại các quy phạm về tư pháp quốc tế và tố tụng của Liên minh châu Âu), 2011, xem các trang từ 156-172.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviet_nam_can_xay_dung_luat_tu_phap_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan