KẾT LUẬN
CMCN 4.0 tạo đột phá công nghệ, thay đổi
cơ bản phương thức sản xuất với sự kết hợp giữa
hệ thống thực và hệ thống ảo; phá bỏ các giới
hạn về vật chất của quá trình phát triển; có thể
tạo ra quy mô và tốc độ phát triển nhanh và mạnh
chưa từng có tiền lệ trong lịch sử về kinh tế, xã
hội và môi trường trên toàn cầu, trong khu vực
và trong từng nền kinh tế. Nhận thức được tầm
quan trọng này, các nước trong khu vực cũng
đang đổi mới MHTT, tăng trưởng dựa nhiều hơn
vào công nghệ và đổi mới. Đối với Việt Nam,
Đảng và Nhà nước cũng đang nỗ lực thực hiện
đổi mới MHTT với nhiều biện pháp chính sách
đang được thực hiện với mục tiêu tăng trưởng
của Việt Nam phải dựa nhiều hơn vào công nghệ,
đổi mới sáng tạo để đảm bảo việc phát triển bền
vững, là một trong những trụ cột giúp Việt Nam
tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
136
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VỚI
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Hoàng Xuân Sơn*, Lê Thị Ái Nhân**
TÓM TẮT
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm gần đây, tăng trưởng của Việt Nam có phần chững lại. Việc
chững lại này là do mô hình tăng trưởng cũ không còn phù hợp với bối cảnh mới, bối cảnh của cuộc
cách mạng cộng nghiệp lần thư tư. Vì vậy, đổi mới mô hình tăng trưởng là tất yếu đối với nền kinh
tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, đổi mới mô
hình tăng trưởng (MHTT) của Việt Nam và cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết không tách rời
nhau vì cả hai quá trình này cùng cách thức và mục tiêu.
Từ khóa: mô hình tăng trưởng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mối quan hệ, phát triển kinh tế.
THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION WITH INNOVATION
OF THE MODEL OF ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM
ABSTRACT
After more than 30 years of renovation, Vietnam has achieved remarkable achievements in socio-
economic development. However, in recent years, Vietnam’s growth has been somewhat stalled. This
slowdown is because the old growth model is no longer in line with the new context, the context of the
communist public revolution. Therefore, innovation of growth model is indispensable for Vietnam’s
economy. In the context of the fourth industrial revolution today, innovating Vietnam’s growth model
and this revolution has an intimately separate relationship because both these processes are the same
way and objectives.
Key words: model of growth, fourth industrial revolution, relationship, economic development.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
* ThS. NCS. GVC. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.600.789;
Email: xuanson@ueh.edu.vn
∗∗ ThS. NCS. GVC. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Email: ainhan@ueh.edu.vn
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận trong
phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh
tế được duy trì liên tục, ở mức tương đối cao
trong hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.
Đi kèm với tăng trưởng kinh tế là việc huy
động các nguồn lực cho tăng trưởng đã làm
cho trình độ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, đời sống của người dân được
cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã vượt ngưỡng thu
nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung
bình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế
137
của Việt Nam thời gian gần đây không còn ấn
tượng như thời gian trước 1. Vì vậy, để tiếp tục
phát triển nền kinh tế, tránh nguy cơ rơi vào
bẫy thu nhập trung bình thì đổi mới mô hình
tăng trưởng (MHTT) đã trở thành vấn đề cấp
bách đối với Việt Nam hiện nay.
Chủ trương đổi mới MHTT của Việt Nam
được khẳng định lần đầu tiên tại Đại hội Đảng
lần thứ XI (2011) và tiếp tục được khẳng định
tại Đại hội Đảng lần thứ XII (2016). Trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(CMCN 4.0) đang phát triển mạnh mẽ hiện nay,
Đảng chủ trương tăng trưởng cần chuyển dần
sang dựa vào công nghệ, dựa vào đổi mới sáng
tạo. Trên tinh thần này, Đảng đã có chủ trương
đổi mới MHTT phải gắn với CMCN 4.0 bằng
Nghị quyết số 05-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ
tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp
tục đổi mới MHTT, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của
nền kinh tế đã đề ra những giải pháp lớn nhằm
tiếp tục đổi mới MHTT, nâng cao năng suất và
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Vậy, giữa đổi mới MHTT của Việt Nam với
cuộc CMCN 4.0 hiện nay liệu có mối quan hệ
với nhau? Và, liệu CMCN 4.0 có phải là động
lực, cơ hội cho Việt Nam đổi mới MHTT, việc
tận dụng thành tựu của CMCN 4.0 có giúp Việt
Nam đổi mới MHTT thành công?
2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỀ ĐỔI MỚI MHTT
Hiểu theo cách đơn giản thì tăng trưởng kinh
tế là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một
thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế là một nội
dung kinh tế cốt lõi của phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế hiện nay thường được
phân chia theo các nhân tố sản xuất. Dựa vào
cách thức phân chia này chúng ta có MHTT theo
chiều rộng và MHTT theo chiều sâu.
Đặc trưng của MHTT kinh tế chủ yếu theo
chiều rộng là: tổng sản phẩm trong nước tăng
nhờ huy động ngày càng nhiều các yếu tố sản
xuất như vốn tài chính, đất đai, tài nguyên được
khai thác thêm và lao động vào các lĩnh vực sản
xuất. Tăng trưởng theo chiều rộng bị giới hạn
bởi quy mô các nguồn lực đầu vào; trong khi đó
năng suất lao động không tăng hoặc tăng không
đáng kể.
Đặc trưng quan trọng nhất của MHTT chủ
yếu theo chiều sâu là: tăng trưởng kinh tế chủ
yếu vào năng xuất lao động nhờ lực lượng lao
động được đào tạo, có tay nghề cao, ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ. Trong tăng trưởng
theo chiều sâu, độ gia tăng nhiều hơn tổng phần
tăng của các yếu tố sản xuất đầu vào, do áp dụng
ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học - công
nghệ, tri thức quản lý kinh doanh, vốn và tài
nguyên được sử dụng có hiệu quả hơn và trình
độ lao động ngày càng cao nhờ đẩy mạnh giáo
dục và đào tạo.
Như vậy, đổi mới MHTT và cơ cấu lại nền
kinh tế có quan hệ chặt chẽ. Muốn đổi mới
MHTT, phải thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại nền
kinh tế; muốn cơ cấu lại nền kinh tế đúng hướng
và đạt hiệu quả phải thực hiện gắn liền với đổi
mới MHTT.
Sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất
nước, để phù hợp với tình hình mới, lần đầu
tiên Đảng đề cập tới đổi mới MHTT kinh tế là
tại Đại hội XI (2011), tại đây Đảng chủ trương:
chuyển đổi MHTT từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa
chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính
bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế,
trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch
vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và
điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp;
tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức
1 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1990-2000 đạt trung bình 7,6%; giai đoạn 2001-2010 là 6,8%; giai đoạn 2011-
2015 là 5,8% và giai đoạn 2016-2018 là 6,7%
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới ...
138
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của
cả nền kinh tế.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa
dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế
trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh
thủ ngoại lực cho phát triển. Khuyến khích đầu
tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công
nghệ, chế tạo sản phẩm mới tham gia ngày
càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công
đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao
trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu.
Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo
nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo
thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao
trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính
sách phát hiện, trọng dụng nhân tài. Phát huy
tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước,
nâng cao nhanh năng xuất lao động xã hội và
chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tăng
cường liên kết, khai thác, phát huy đúng tiềm
năng, thế mạnh của từng vùng kinh tế; tạo điều
kiện cho phát triển và phát huy vai trò đầu tàu
của vùng kinh tế trọng điểm, tạo sức lan tỏa, lôi
cuốn các vùng kinh tế khác1.
Như vậy, khi nhận thấy MHTT cũ mà Việt
Nam đang tiến hành trong hoàn cảnh mới không
còn phù hợp, Đảng đã nhanh chóng chuyển đổi
MHTT. Tuy nhiên, Đại hội XI cũng xác định
chưa rõ ràng, cụ thể MHTT mới mà Việt Nam
sẽ tiến hành.
Tiếp tục cụ thể hóa việc đổi mới MHTT
của Việt Nam, Đại hội XII của Đảng (2016) xác
định mục tiêu đổi mới MHTT của Việt Nam thời
gian tới: “MHTT trong thời gian tới kết hợp có
hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú
trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng
tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng
cao năng xuất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so
sánh và chủ dộng hội nhập quốc tế, phát triển
nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu
phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp
quốc); giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước
mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng, an ninh, giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”2.
Đổi mới MHTT với mục tiêu như trên, theo
chúng tôi, vừa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển
có hiệu quả, tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời
sống nhân dân, tránh rơi vào bẫy thu nhập trung
bình; vừa giải quyết được vấn đề xã hội và bảo
vệ môi trường sinh thái. Như vậy, định hướng
MHTT như trên là hoàn toàn phù hợp với xu
thế phát triển của thời đại, trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế và xu thế của CMCN 4.0, đồng
thời phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam
hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đại hội XII xác
định: nguồn lực tăng trưởng là “đổi mới MHTT
chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và
vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào
vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước.
Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng
thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất nông
nghiệp”3, còn động lực và cũng là điều kiện để
đổi mới MHTT là “đẩy mạnh nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ khoa học – công nghệ và đổi mới
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII,
IX, X, XI), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, tr.803-804
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc
gia – Sự Thật, Hà Nội, tr.87
3 Sđd, tr.87-88
139
sáng tạo để nâng cao năng xuất lao động, thúc
đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu
công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý,
quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con người
và khuyến khích tinh thần sản xuất kinh doanh
của mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi
thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tăng
nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả
vào chuỗi giá trị toàn cầu”1.
Quán triệt chủ trương của Đại hội XII, Nghị
quết 05 NQ/TW tại Hội nghị Trung ương lần
thứ tư khóa XII của Đảng xác định: Ưu tiên
phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ,
nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là
yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cụ thể: (i)
Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp; khuyến khích,
tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên
cứu, phát triển và chuyển giao khoa học - công
nghệ. Thực hiện cơ chế đối ứng hợp tác công
- tư để doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các
dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu
và phát triển; (ii) Tiếp tục phát triển mạnh các
khu công nghiệp, khu công nghệ cao; thúc đẩy
khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. Xây dựng và
thực hiện chính sách nhập khẩu công nghệ; (iii)
Xây dựng, vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở
dữ liệu và thực hành tốt nhất về năng suất lao
động để theo dõi tình hình thực hiện và phân
tích, đánh giá, dự báo2.
Như vậy, theo quan điểm mới này của Đảng,
nguồn lực và động lực của đổi mới MHTT cũng
chính là nguồn lực và động lực của cuộc CMCN
4.0 hiện nay. Vì thế, việc đổi mới MHTT kinh tế
của Việt Nam hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ
với cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra. Theo chúng
tôi, nếu nắm bắt tốt, tận dụng tối đa những thành
tựu của CMCN 4.0 Việt Nam sẽ thành công
trong việc đổi mới MHTT, không chỉ thành công
trong việc đổi mới MHTT mà thành công này
cũng góp phần giúp Việt Nam phát triển nhanh
và bền vững trong thời gian tới, đồng thời giúp
Việt Nam tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình.
3. VÀI NÉT VỀ CMCN 4.0
Khái niệm Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên
được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover
tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011.
Hai năm sau, năm 2013, từ khóa mới là “Công
nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất
phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề
cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược
công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất
mà không cần đến sự tham gia của con người,
nhằm giúp người Đức đuổi kịp người Mỹ về
công nghệ và kinh tế.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần
thứ 46, với chủ đề “Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn này,
Klaus Schwab đã đưa ra một định nghĩa mới,
mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của
Đức: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử
dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra
nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công
nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây
giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang
nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới
giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”3.
Như vậy, khi so sánh với các cuộc cách
mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 đang
tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải
là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ
hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc
1 Sđd, tr.88
2 https://dantri.com.vn/chinh-tri/toan-van-nghi-quyet-05-cua-dang-ve-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-kinh-
te-20161101201731867.htm; Ngày truy cập: 17/12/2019
3 https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html; Ngày truy cập: 17/12/2019
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới ...
140
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay
đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ
thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Về tổng quan, CMCN 4.0 đang diễn ra trên
3 lĩnh vực chính gồm: (i) Công nghệ sinh học
(nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt
trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến
thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái
tạo, hóa học và vật liệu); (ii) Kỹ thuật số (Trí
tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of
Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)) và (iii)
Vật lý (robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái,
các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và
công nghệ nano).
Đối với hoạt động công nghiệp, Công nghiệp
4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các
“nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong
các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật
lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật
lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý.
Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này
tương tác với nhau và với con người theo thời
gian thực, thông qua Dịch vụ kết nối - Internet
of Services (IoS) - người dùng sẽ được tham
gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các
dịch vụ này.
Như vậy, CMCN 4.0 đã và đang tạo ra sự
thay đổi mạnh mẽ về phân bố nguồn lực sản
xuất, cách thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ. Làn sóng công nghệ mới với sản xuất
thông minh sẽ giúp công nghệ phát triển và kéo
theo năng suất tăng cao. Với những biến đổi
nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu
dùng do tác động của CMCN 4.0 như hiện nay
thì đòi hỏi các quốc gia cần phải chuyển đổi
MHTT, thay vì dựa nhiều vào tài nguyên, vốn,
nhân công giá rẻ, các quốc gia muốn phát triển
nhanh và bền vững thì tất yếu phải ứng dụng
rộng rãi những thành tựu mà CMCN 4.0 đã,
đang và sẽ tạo ra, đồng thời phải tiếp tục đẩy
mạnh chuẩn bị những tiền đề cho CMCN 4.0
phát triển nhanh chóng, trên cơ sở đó mới có
thể nâng cao năng xuất lao động, tức là phát
triển kinh tế theo chiều sâu và bền vững.
4. CMCN 4.0 VÀ ĐỔI MỚI MHTT KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
CMCN 4.0 với xu hướng phát triển dựa
trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết
nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của
internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI)
đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của
thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng
một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa
và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ
mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại
các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra
tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc
thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất
của xã hội.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực hội
nhập quốc tế, CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội
trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng
cao năng lực sản xuất lao động và cạnh tranh
trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về
hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ
hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo
cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong
lĩnh vực công nghệ số và internet, đồng thời
cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với
trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến.
Như vậy, mục tiêu và cách thức mà CMCN
4.0 hướng tới cũng chính là mục tiêu và cách
thức mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang theo
đuổi nhằm đổi mới MHTT được đề cập lần đầu
tại Đại hội Đảng XI (2011) và tiếp tục được cụ
thể hóa tại Đại hội Đảng XII (2016).
Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát
triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải
đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực
như: tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất,
kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và
trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động
141
truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế
xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin,
xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực
trình độ cao. Mặt khác có khả năng xuất hiện
làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển và chậm phát
triển, khi đó Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành
nước chứa rác thải công nghệ của các quốc gia
tiên tiến, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường
và dẫn tới việc kìm hãm phát triển bền vững của
Việt Nam.
Do những thay đổi mang tính cách mạng về
khoa học và công nghệ dẫn tới thay đổi mạnh
mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, hệ thống quản
lý nhà nước, xã hội cũng như phương thức hoạt
động của các doanh nghiệp. CMCN 4.0 cũng
đặt ra những thách thức đối với một số ngành,
lĩnh vực cụ thể như: (i) yêu cầu về đổi mới
công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
đẩy mạnh khoa học phân tích, quản lý và xử lý
dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra
quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh; (ii) yêu cầu
về đổi mới mô hình quản lý, sản xuất, tối ưu hóa
mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và
hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá
trị toàn cầu và mô hình thuế quan mới; (iii) yêu
cầu về hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới, tốt
hơn trong thời đại số; (iv) yêu cầu cao hơn về
bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng.
Như vậy, trong bối cảnh của CMCN 4.0
hiện nay, nếu Việt Nam không có biện pháp
nhằm giải quyết tốt những vấn đề nêu trên thì
khó có thể đổi mới MHTT thành công và có thể
lún sâu vào bẫy thu nhập trung bình.
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các
giải pháp thiết thực, tận dụng tối đa các lợi thế,
đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực
của CMCN 4.0 đối với Việt Nam nhằm đổi mới
thành công MHTT kinh tế của đất nước trong
hoàn cảnh mới, Việt Nam cần phải quyết liệt
thực hiện các giải pháp sau:
y Một là, tập trung thúc đẩy phát triển, tạo
sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân
lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát
triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an
ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh
nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ
hội phát triển nội dung số.
y Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện
các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06
tháng 02 năm 2017, số 35/NQ-CP ngày 16
tháng 5 năm 2016 và số 36a/NQ-CP ngày 14
tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nhằm cải
thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ
và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.
Các bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây
dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà
soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn
phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên
ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ
tục hành chính.
y Ba là, rà soát lại các chiến lược, chương
trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và
các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp
với xu thế phát triển của CMCN 4.0. Xây dựng
chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông
minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ
số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh,
đô thị thông minh. Rà soát, lựa chọn phát triển
sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến
lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản
xuất mới, tích hợp những công nghệ mới để tập
trung đầu tư phát triển.
y Bốn là, tập trung thúc đẩy hệ sinh thái
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo
hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể,
phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo như: có cơ chế tài chính
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ
doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu
tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới ...
142
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng
đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở
nước ngoài và cộng đồng trong nước.
y Năm là, thay đổi mạnh mẽ các chính
sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy
nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng
tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới,
trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo
về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
(STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình
giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học,
dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề,
đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù.
Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng
thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao
động quốc tế.
y Sáu là, nâng cao nhận thức của lãnh đạo
các cấp, các ngành, các địa phương, doanh
nghiệp và toàn xã hội về CMCN 4.0. Tăng cường
hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo
hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc
trưng, các cơ hội và thách thức của CMCN 4.0
để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Tóm lại, việc chuyển đổi MHTT dựa trên
sáng tạo và đổi mới công nghệ diễn ra trong bối
cảnh thế giới có nhiều biến động, cuộc CMCN
4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, vừa
tạo ra cơ hội cho phát triển nhưng cũng nảy
sinh nhiều thách thức mới xuất hiện. Trong bối
cảnh đó, đòi hỏi phải có những đổi mới tư duy
và sáng tạo, có cam kết mạnh mẽ và chỉ đạo
quyết liệt, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương; phải có những cải cách mạnh mẽ về
thể chế thị trường của nền kinh tế để mở rộng
không gian và tạo động lực mới cho huy động
và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; khuyến
khích và tạo điều kiện để tất cả tầng lớp nhân
dân đều tham gia vào quá trình đổi mới và phát
triển đất nước.
Ngoài ra, để chuyển đổi MHTT thành công
thì cần dẩy mạnh việc tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt
là doanh nghiệp. Cần có những biện pháp cụ
thể hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp đầu tư
đổi mới công nghệ; thực hiện hiệu quả quyền
sở hữu trí tuệ để bảo vệ những doanh nghiệp,
cá nhân có đổi mới sáng tạo; khuyến khích
tăng hoạt động nghiên cứu và triển khai của
doanh nghiệp. Cần kiên quyết buộc các tổng
công ty, tập đoàn lớn cả nhà nước và tư nhân
(cả FDI) phải tăng cường nghiên cứu và cả tiến
ứng dụng công nghệ, tăng năng suất. Cuối cùng
là cần đào tạo nhân lực và tăng cường hợp tác
nghiên cứu công nghệ cả ở khu vực nghiên cứu
lẫn doanh nghiệp.
5. KẾT LUẬN
CMCN 4.0 tạo đột phá công nghệ, thay đổi
cơ bản phương thức sản xuất với sự kết hợp giữa
hệ thống thực và hệ thống ảo; phá bỏ các giới
hạn về vật chất của quá trình phát triển; có thể
tạo ra quy mô và tốc độ phát triển nhanh và mạnh
chưa từng có tiền lệ trong lịch sử về kinh tế, xã
hội và môi trường trên toàn cầu, trong khu vực
và trong từng nền kinh tế. Nhận thức được tầm
quan trọng này, các nước trong khu vực cũng
đang đổi mới MHTT, tăng trưởng dựa nhiều hơn
vào công nghệ và đổi mới. Đối với Việt Nam,
Đảng và Nhà nước cũng đang nỗ lực thực hiện
đổi mới MHTT với nhiều biện pháp chính sách
đang được thực hiện với mục tiêu tăng trưởng
của Việt Nam phải dựa nhiều hơn vào công nghệ,
đổi mới sáng tạo để đảm bảo việc phát triển bền
vững, là một trong những trụ cột giúp Việt Nam
tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn
kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội
nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
[3]. GS.TS. Phùng Hữu Phú - PGS.TSKH.
Nguyễn Văn Đặng - PGS.TS. Nguyễn Viết
Thông (đcb) (2016), Tìm hiểu một số thuật
ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật, Hà Nội
[4]. Hoàng Xuân Sơn, Hồ Thị Thanh Trúc
(2019), Tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh
tế tri thức ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế - Kỹ
thuật, số 26
[5]. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương (2018), Tác động của Cách mạng
công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân
lực của Việt Nam, Chuyên đề số 10
[6]. Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị
Trung ương lần thứ tư khóa XII, ngày
01/11/2016
[7]. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, ngày 04/5/2017
[8]. Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính
phủ, ngày 06/02/2017
[9]. Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ,
ngày 16/5/2016
[10]. Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ,
ngày 14/10/2015
[11]. Cổng thông tin của Tổng cục Thống kê
(https://www.gso.gov.vn)
[12]. https://news.zing.vn/cach-mang-cong-
nghiep-40-la-gi-post750267.html
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đổi mới ...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_voi_doi_moi_mo_hinh_ta.pdf