Cuộc phiêu lưu cuối cùng của Feynman

Tôi lôi ra một ấn bản của Đời sống Xô Viết mà tôi mang theo và chỉ cho ông ấy bài báo. “Tôi không nhớ là đã nói chuyện với ai của tạp chí này”, ông ấy nói. “Và tôi cũng chưa bao giờ nghe về người đưa tin đó. Tuy nhiên, thông tin này về cơ bản là đúng”. Vainshtein đưa ra một cách giải thích: người đưa tin chắc là đã xem một bài phỏng mà ông dành cho một ấn phẩm khác, và đơn giản là lấy thông tin từ đó. Ông đưa cho tôi một bản tiếng Phần Lan của “Trên Con đường Tơ lụa”, và nói, “Cuộc triển lãm này sẽ được tổ chức ở Göteborg, Thụy Điển, vào tháng 2 năm sau”. Tôi nhìn lại tờ tạp chí Đời sống Xô Viết và thấy bài báo về các nhà thực vật học người Mỹ ở Tuva. Tôi nhớ lời khuyên của Tù trưởng – rằng chúng ta phải tìm được cái cớ để đến Tuva (ngoài cái sự thật là vì thủ đô của nó đánh vần là K-Y-Z-Y-L) – và đột nhiên nhận ra rằng Vainshtein vừa chỉ cho chúng tôi cái cớ ấy. Tôi nâng một cốc rượu tưởng tượng và dõng dạc nói, “Sau Thụy Điển, cuộc triển lãm sẽ đến nước Mỹ – và với tư cách các thành viên của viện bảo tàng chủ nhà, Richard Feynman, Ralph Leighton và Glen Cowan sẽ đến thăm Tuva cùng Sevyan Vainshtein!”

pdf152 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cuộc phiêu lưu cuối cùng của Feynman, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn cho mọi người. Lều và túi ngủ của Liên Xô làm bằng vải bạt nặng lắm. Anh nên mang theo túi ngủ của mình”. 7 - 121 Tôi hỏi TS. Elias xem liệu nhóm của ông đã từng nghe hát giọng “họng” ở Tuva chưa. “Chưa”. Họ có ở trong những cái lều tròn không? “Không”. Thế họ có nhìn thấy ngôi sao nào có những ký tự Thổ cổ xưa không? “Không”. Đời sống thực vật có thú vị không? Khuôn mặt của TS. Elias sáng lên. “Ồ, có! Tôi chưa có thời gian để sắp xếp lại tất cả các mẫu mà chúng tôi mang về”. Tôi đang thèm muốn chết để được xem những thực vật Tuva đích thực (nhất là những cây việt quất có trong thực đơn của các phi hành gia), nhưng TS. Elias nói rằng, ông có một cuộc hẹn trong vài phút nữa. Khi chia tay, ông nói “Chúc may mắn”. Vào tháng Hai năm 1985, chúng tôi nhận được thư trả lời của ông Boslough. Ông thông báo rằng, Địa lý Quốc gia đã quyết định sẽ có một bài về Mông Cổ; Tuva thì cũng tương tự thôi. Tuy nhiên, người viết về Mông Cổ sẽ cố gắng vượt qua biên giới và tự mình nói về Tuva. Thế là chẳng còn hy vọng gì cho bức thư được gọt giũa cẩn thận và cơ hội tốt nhất của chúng tôi để đến được Tuva yêu dấu của mình. Tôi gọi điện và nói cho Glen biết tin này. Không nao núng, cậu ấy có một gợi ý. “Dù sao cũng phải đến Liên Xô. Năm nay kỷ niệm bốn mươi năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nếu chúng ta đi vào cuối tháng Tư, chúng ta có thể ở đó vào dịp lễ diễu hành ngày Lao động tháng Năm và cả lễ diễu hành Ngày Chiến thắng sau đó tám ngày”. 122 - R I C H A R D F E Y N M A N Tôi biết Richard sẽ không hưởng ứng việc này. Hơn nữa, ông lại đang giảng một giáo trình về lý thuyết computer mà ông rất tâm đắc. Tuy nhiên, tôi nghĩ, đây là cơ hội để thấy đôi điều của “Đế chế bất hạnh”, một cơ hội để trải nghiệm trực tiếp cái hệ thống mà chúng tôi buộc phải đương đầu để đến được Tuva. Tôi không nhất thiết phải đi theo một nhóm du khách; thay vào đó, tôi sẽ có một hướng dẫn viên riêng, nói tiếng Nga thành thạo. Đây là một dịp không nên để lỡ. Tôi nói, “Đồng ý!” Đại lý du lịch nói với chúng tôi rằng Moscow và Leningrad đã kín chỗ trong hai tuần đầu tiên của tháng Năm – chỉ có khách VIP mới được xem diễu hành ở các thành phố này. Tôi muốn đề xuất Akaban, nhưng tôi biết điều đó là không thể: một khi đã ở đó, tôi sẽ bị cám dỗ xông tới Tuva và điều đó có thể sẽ quẳng chúng tôi vào tù. “Thế Volgograd thì sao?” Glen gợi ý. “Trận Stalingrad [tên của thành phố này dưới thời Stalin] là điểm ngoặt quyết định của Liên Xô trong Thế Chiến thứ hai. Ngoài ra, việc xem một thành phố bậc trung ở trái tim của nước Nga cũng lý thú đấy”. Khi đó tôi đã học được rằng, ngay cả những nơi tầm tầm cũng rất thú vị, nên tôi đã đồng ý. “Volgograd còn chỗ”, đại lý du lịch cho biết. “Thế, các anh còn muốn đi đâu nữa?” “Caucasus được không?” tôi nói. Các học sinh Armeni ở những lớp tôi dạy đã làm tôi quan tâm đến phần đất này của thế giới. Glen đồng ý, và đề xuất là chúng tôi sẽ thư giãn vài ngày ở “Riviera Đỏ” (bờ Biển Đen) trên đường quay lại Moscow. Mặc dù các điểm cách xa nhau nhưng chúng tôi chỉ muốn đi bằng tàu hỏa. Cả hai chúng tôi đều không yên tâm đi bằng đường 7 - 123 không ở Liên Xô, vì các nhà chức trách chẳng bao giờ thông báo về các vụ tai nạn. “Hơn nữa, tàu hỏa ở Liên Xô khá dễ chịu”, Glen nói. “Đấy là nơi tuyệt vời để gặp và chuyện trò với mọi người”. Nhân viên đại lý du lịch nói với chúng tôi về các “trung chuyển” bổ sung – mỗi người thêm 50 đôla – vì taxi thường không dễ kiếm. Nhưng tiền vé máy bay tới Helsinki, nơi chúng tôi sẽ lên tàu để đi tiếp tới Liên Xô khá đắt. Khi quay lại Pasadena, tôi đến thư viện Caltech và tìm được mấy chỗ giá rẻ từ Heathrow đến Helsinki đăng trên tờ Times của London, tôi đặt mua vé qua điện thoại và trả bằng thẻ tín dụng. Chúng tôi đã đặt một chuyến bay tới London trên World Airways. Vào đầu tháng Ba, Konstatin Chernenko qua đời, như đã được dự đoán trước. Vậy là một lễ quốc tang nữa dự định sẽ lại diễn ra ở Quảng trường Đỏ. Ở Moscow lan truyền câu nói đùa rằng, một công dân Xô Viết chân thật hỏi, “Tôi có thể mua vé theo mùa không?” Trong những tuần trước đó, đã có lời đồn về tranh chấp quyền lực: cái ghế cao nhất, ghế Tổng bí thư, sẽ thuộc về nhân vật bảo thủ già Victor Grishin (người đã viết thư cho tôi một năm trước đây), hay nhân vật bảo thủ trẻ Grigoriy Romanov (người mà phái Kremlin đã từng cho là có ưu thế nhất), hay Mikhail Gorbachev, nhân vật thực dụng được Andropov bảo trợ? Trong đám tang Chernenko, thứ tự của các ủy viên Bộ chính trị xuất hiện trên lễ đài tại lăng Lenin cho thấy Mikhail Gorbachev là người thắng cuộc. (Romanov ở lại Bộ chính trị thêm bốn tháng nữa. Grishin thì ở lại đến tháng Giêng năm 1986, khi ông ta bị thay thế bởi Boris Yeltsin.) Để giúp tôi chuẩn bị cho chuyến đi Liên Xô, Richard cho tôi mượn một cuốn sách lấy từ giá sách của ông – cuốn sách của Hedrick Smith có tựa đề là Những người Nga. “Tôi nghĩ cậu sẽ thích cuốn sách này”, 124 - R I C H A R D F E Y N M A N ông ấy nói. Với tính cách coi khinh chính trị của Tù trưởng, tôi ngạc nhiên khi thấy ông thậm chí có cả một cuốn sách như vậy. Trong nhiều điều thú vị, cuốn sách nhắc đến một nghĩa trang ở Moscow (chỉ mở cửa cho các nhóm khách du lịch đặc biệt và người thân của những ai được chôn cất ở đây), trong đó đầy mộ các nhà khoa học và nhà văn Nga. Khrushchev cũng được chôn ở đây – không như Lenin, Stalin và Brezhnev, được chôn cất ở Quảng trường Đỏ. Tôi viết cẩn thận chữ NOVODEVICHI ở đầu danh sách những nơi tôi muốn thăm ở Moscow, trong khi nhớ lại một bài thơ của Marianne Moore mà tôi đã cắt ra từ tạp chí Đời Sống khi còn học trung học: Tôi có thể, tôi chắc, tôi phải Nếu bạn nói cho tôi biết vì sao đầm lầy dường như không thể vượt qua Thì tôi sẽ nói cho bạn biết vì sao tôi cho rằng tôi có thể vượt qua nó nếu tôi cố gắng. Cuối tháng Tư, Glen rời Oakland, còn tôi rời Los Angeles. Ngày hôm sau chúng tôi đến Helsinki trong gió tuyết. Glen rất hứng khởi – đây là lần đầu tiên cậu ấy nhìn thấy tuyết rơi. Rồi bầu trời chuyển sang màu xanh, và chúng tôi đi bộ loanh quanh ở Helsinki dưới ánh sáng của mặt trời phương bắc đang từ từ lặn xuống. Dường như chúng tôi đã ở trên đất Nga; bức tượng Nga Hoàng Alexander II mà đế chế của ông đã từng kéo dài từ Phần Lan đến Alaska, nổi bật giữa quảng trường nền đá cuội, bao quanh bởi những tòa nhà sơn màu nâu nhạt được thiết kế rất tinh tế; trên một quả đồi ở bên 7 - 125 cạnh là một tổ hợp nhà thờ Chính Thống giáo của Nga với mái vòm hình củ hành và những cây thánh giá vàng lấp lánh trông như những anten TV uốn cong. Sáng hôm sau chúng tôi mua vé đi Leningrad và tiếp tục hành trình trên đường tàu khổ rộng dẫn tới Liên Xô. Glen nhận xét rằng có lẽ đây chính là con đường mà theo đó Lenin đã lén về nước Nga Sa hoàng (trong một toa chở hàng) từ nơi đi đày ở Thụy Sỹ. Sau vài giờ chúng tôi dừng lại ngay trước biên giới. Đầu máy xe lửa Phần Lan tách ra khỏi đoàn tàu. Khi ngôi sao đỏ của đầu tàu Liên Xô hiện ra, tôi không thể cưỡng lại việc chụp một tấm hình. “Ralph!” Glen hoảng sợ nói thầm. “Cấm chụp ảnh các con tàu của Liên Xô!” “Nhưng chúng ta vẫn đang ở Phần Lan”, tôi phản đối. “Anh sẽ mang cuộn phim của mình vào Liên Xô”, Glen đáp trả. Tôi vẫn cứ chụp cái đầu tàu, nhưng rồi cất máy ảnh đi – đó là cách duy nhất để tôi có thể cưỡng lại việc chụp các dãy hàng rào biên giới mà các hành khách khác đang chụp một cách lén lút. Hai người bảo vệ biên giới của Liên Xô đi vào khoang tàu của chúng tôi và kiểm tra hành lý. Họ để ý nhất đến hai bản của cuốn Feynman, Chuyện thật như đùa, mới được xuất bản. Một bản dành tặng cho Sevyan Vainshtein; còn bản kia dành cho một nhà xuất bản của Liên Xô với hy vọng là những câu chuyện ngược đời của Feynman sẽ được dịch ra tiếng Nga. Glen giải thích gì đó với những người bảo vệ về “Feynman vật lý”, và “Nobel”. Người bảo vệ lớn tuổi hơn tìm thấy danh sách những nơi muốn tham quan của tôi. Chữ duy nhất được viết rõ ràng là tên nghĩa trang cấm ở Moscow mà tôi có thể phát âm một cách rất thô: NOVODEVICHI. 126 - R I C H A R D F E Y N M A N Anh ta chỉ vào đó và nhìn tôi, ánh mắt hỏi, “Tại sao là Novodevichi?” Trước khi Glen có thể giải thích điều gì, tôi nói, “Khrushchev”. Mặt của người bảo vệ đỏ ửng, nhưng ánh mắt của anh ta thể hiện sự thấu hiểu, thậm chí cảm thông. Anh ta trả lại tờ giấy cho tôi và ra hiệu cho người bảo vệ trẻ hơn rằng việc kiểm tra đã xong. Chúng tôi xếp đồ đạc và thư giãn. Glen chỉnh lại đồng hồ của mình, quay kim thêm sáu mươi phút, trong khi cảnh tượng bên ngoài mang suy nghĩ của tôi quay ngược lại sáu mươi năm trước: náu mình trong rừng bu-lô là những ngôi nhà nghỉ mát sơn màu sáng, hầu hết là màu xanh da trời, trang trí bằng những đường ốp gỗ rắc rối và những khung cửa sổ màu trắng; mỗi nhà có một cái giếng với trục tay quay, dây thừng, và xô. Người phục vụ khoang tàu mang cho chúng tôi những cốc trà Georgian rất ngon. Uống xong, tôi mang mấy cái cốc trả cho cô ấy. Cô ngay lập tức quẳng chúng vào một cái “bồn vi trùng” (theo cách gọi của Glen), một chậu nước chỉ hơi âm ấm. Trước khi chúng kịp khô, cô ấy đã đổ đầy nước trà vào mấy cái cốc mà chúng tôi vừa dùng để mang cho nhóm khách tiếp theo. Tôi không hề ngạc nhiên khi bị đau họng mấy ngày sau đó. Một taxi của Intourist đón chúng tôi ở ga xe lửa Leningrad và đưa chúng tôi ra ngoài thành phố, tới một nhà nghỉ lớn mà mục đích chính của nó là phục vụ đại trà những người Phần Lan với những điệu nhảy kiểu cũ và vodka rẻ tiền. Sau bữa chiều, chúng tôi đi xe buýt vào Leningrad. Khi màn đêm buông xuống, thành phố ba triệu rưỡi dân này đã quên bật đèn: Leningrad cứ như là đang trong tình trạng tắt đèn phòng không thời chiến – giao thông gần như ngưng trệ, mọi thứ đều yên ắng. Glen và tôi hạ giọng tới mức thầm thì để phù hợp với bóng đêm đang bao 7 - 127 quanh. Chỉ có tiếng lanh canh của tàu điện thi thoảng đập vào cái im lặng u buồn. Sáng hôm sau báo hiệu một ngày nắng đẹp. Chúng tôi đi bộ nhanh dọc theo các con kênh nổi tiếng, và nhớ về bác sĩ Anna Maenchen khi chúng tôi đi qua cổng vòm lịch sử nơi “Cách mạng tháng Mười” bắt đầu, vào quảng trường với bảo tàng Hermitage màu xanh nhạt chạy dọc suốt một phía (Chúng tôi quyết định không đi vào trong; đơn giản là vì có quá nhiều thứ để xem.) Phía bên ngoài căng những tấm băng rôn rất lớn màu đỏ, cao chừng 9m, với hình tượng búa liềm và chân dung Marx, Engels và Lenin. Ngày Quốc tế Lao Động 01 tháng Năm sắp tới. Phía dưới, nơi sông Neva, những người yêu thích thể thao mặc đồ bơi đang chơi bóng chuyền. Mặc dù có nắng, nhiệt độ vẫn chỉ vào khoảng ba mươi độ F1. Một người đàn ông mà chúng tôi gọi là Jack Lalanski2 đã thực hành bài chống đẩy truyền thống trên bãi cát trước khi lặng lẽ đầm vào nước lạnh để bơi giữa những tảng băng lớn đang nứt ra. Sau khi quay về nhà nghỉ ăn tối, chúng tôi được đưa tới ga xe lửa bằng xe “trung chuyển” và xuống xe ngay trước ga. Chúng tôi đi loanh quanh trong ga một vài tiếng đồng hồ. Khi chúng tôi lên chuyến tàu đêm đến Moscow, một người đàn ông đột nhiên xuất hiện và nói, “Ông Cowan, Ông Leighton?” “Vâng, vâng”, Glen nói. “Đây là tàu của các ông. Hãy theo tôi đến buồng của các ông”. Người đàn ông giới thiệu chúng tôi với người phụ trách toa, và biến mất vào đêm tối. 1. Tức khoảng dưới mười độ C - ND. 2. Jack Lalanne là vận động viên thể hình Bãi biển gốc Nam California 128 - R I C H A R D F E Y N M A N Glen đưa ra lời giải thích cho trải nghiệm nản lòng này: người đàn ông này đáng lẽ phải đón ta ở trước ga khi xe “trung chuyển” thả ta xuống đó. Nhưng người lái xe “trung chuyển” quá vội bỏ đi nên mối liên hệ đã bị đứt quãng. Tàu của chúng tôi đến Moscow vào lúc 8 giờ sáng. Lần này “trung chuyển” của chúng tôi là một chiếc ô tô Chaika màu đen giống như những chiếc được dùng cho các quan chức chính phủ. Xe riêng có màu nào cũng được trừ màu đen, giúp ta dễ dàng biết ai được quyền sử dụng làn đường ưu tiên ở giữa những đường phố lớn. Chúng tôi được đưa từ ga Leningrad tới Khách sạn Metropol, ngay chính giữa trung tâm thành phố. Chúng tôi sẽ có năm giờ đồng hồ để đi loanh quanh.(Chỉ còn bốn mươi tám tiếng nữa là đến ngày Quốc tế Lao động, những NVIP như chúng tôi không thể ở lại Moscow qua đêm.) Chúng tôi đi qua tấm biển ghi dòng chữ “Chủ nghĩa cộng sản sẽ thành công trên toàn thế giới” – giờ thì ít nguy hiểm hơn là tức cười – và bước vào Quảng trường Đỏ. Ở bên trái chúng tôi là GUM – Gosudarstvennyi Universal’nyi Magazin (Trung tâm thương mại gốc của Moscow), trang trí bằng những tấm vải bố cực lớn màu đỏ đầy những khẩu hiệu và biểu tượng, thế mà chúng vẫn bị lấn át bởi một băng rôn Lenin cao chừng 30m. Bên phải của chúng tôi là mộ Lenin, với bức tường Kremlin mờ mờ phía sau. Ở phía cuối xa của quảng trường nổi bật những mái vòm của Thánh đường St. Basil. Trong khi các kỹ thuật viên TV trên các bục đang kiểm tra thiết bị của họ, chúng tôi nhận ra là mình đang đi vào một phim trường lớn. Chúng tôi tưởng tượng ông Gorbachev và các ủy viên Bộ chính trị khác, xếp hàng trên lăng Lenin, duyệt các đội công nhân đang đi đều qua quảng trường đá ghép ở phía dưới, nơi chúng tôi đang đứng. 7 - 129 Một nhóm du khách đang đi ra từ một xe buýt đã làm tôi chú ý: hầu hết đàn ông đều đội những cái mũ rất đặc trưng được trang trí theo môtíp chính xác như mô tả trong cuốn sách của Vainshtein về nghệ thuật Tuva. “Glen!” tôi thốt lên, hào hứng chỉ về phía họ. “Những người Tuva!” Tôi lao tới và kịp gặp đoàn khách ngay trước khi họ đi vào Thánh đường St. Basil. Tôi bắt được ánh mắt một người đàn ông và nói “Ekii!” Người đàn ông giật mình nhưng không nói gì. Tôi chắc chắn là mình đã phát âm đúng lời chào bằng tiếng Tuva – vả lại, Ondar đã hiểu được nó qua đường điện thoại bập bõm từ Oakland tới Kyzyl. Đề phòng trường hợp tôi đã phát âm sai, tôi nói thêm, “Tuva – Kyzyl?” Người đàn ông mỉm cười. Tim tôi đập mạnh. “Kirghiz!” ông ta nói một cách tự hào.1 Người đàn ông bắt đầu nói với tôi bằng tiếng Nga. Tôi cậy Glen dịch giúp, nhưng cậu ấy đã biến đâu mất. Đến giờ hẹn, chúng tôi quay lại khách sạn Metropol, lên chiếc limo đang đợi sẵn, lướt ngang qua trụ sở KGB và nhà tù đáng ghét Lubyaka để tới nhà ga Kazan. Mọi việc đều trôi chảy: chúng tôi được một nhân viên của Intourist đón và dẫn về khoang tàu của mình. Hai mươi sáu tiếng sau, chúng tôi đến Volgodrad. Mặc dù thời tiết ấm áp và dễ chịu, cây cối ở ga đường sắt vẫn chưa cho thấy dấu hiệu nào của mùa xuân. Người của công ty du lịch ra đón, ngay lập tức nói với Glen bằng tiếng Nga. 1. Kirghiz là người Thổ mà tổ tiên của họ đã sinh sống ở Tuva trong vài thế kỷ. Ngày nay nơi sinh sống của họ ở khoảng một ngàn dặm về phía Tây-Nam, trong và lân cận vùng núi Pamir, dù vậy, tên của họ vẫn còn lại ở Tuva như tên của một bộ tộc: Kyrgys. 130 - R I C H A R D F E Y N M A N “Làm sao anh biết tôi nói tiếng Nga?” cậu ấy hỏi. “Moscow điện cho tôi biết, người cao hơn nói tiếng Nga, còn người kia thì không”. “Trung chuyển” của chúng tôi thật buồn cười: khách sạn ở ngay phía bên kia quảng trường chỉ cách ga xe lửa chưa đầy một trăm yard1. Thế mà, chúng tôi vẫn cứ đi bằng một xe buýt nhỏ do công ty du lịch bố trí. Khi chúng tôi vào căn phòng dành cho mình ở tầng bốn, chúng tôi nghe thấy tiếng nói ngay bên ngoài cửa sổ. Tôi nhìn ra ngoài và thấy vài người thợ đang buộc mấy tấm biểu ngữ rất lớn vào những ban công bên cạnh. Phía dưới, loa phóng thanh đang ra lệnh cho các nhóm người tham gia diễu hành huyên náo, họ đang đẩy đẩy, kéo kéo một chuỗi nối nhau các xe trang hoàng lớn ngang qua một quảng trường rộng, trước một dãy ảnh các ủy viên Bộ chính trị, mà ở giữa là ông Gorbachev – không có cái bớt lớn trên trán. Khi đi lòng vòng quanh Volgograd buổi chiều hôm đó, tôi nhận ra rằng vùng đất trung tâm của nước Nga nằm ở đầu phía tây của thảo nguyên Á-Âu rộng lớn. Chỉ cách Cộng hòa Tự trị Mongol Kalmyk ba mươi dặm và cách Kazakhstan chưa đầy một trăm dặm, khuôn mặt của nhiều người Nga ở đây có nét hao hao người Mông Cổ và người Thổ. Điều duy nhất làm tôi có thể quên được vẻ đẹp lạ lùng của một phụ nữ Volgograd là việc chiêm ngưỡng một phụ nữ Volgograd xinh đẹp khác. Ngày Quốc tế Lao động khá u ám và nhiều gió với những trận mưa rào bất chợt. Tôi nghĩ, ban công phòng chúng tôi là nơi thuận lợi nhất để xem buổi diễu hành, nhưng người dọn phòng lại yêu cầu chúng tôi đi xuống. Chúng tôi đi ra ngoài và xem hàng ngàn 1. Đơn vị chiều dài của Anh, bằng khoảng 0,91 mét – ND 7 - 131 người, từ các cháu thiếu niên đến các đội công nhân, tập hợp dọc theo ba đại lộ dẫn vào quảng trường. Số người tham gia vượt xa số khán giả – hầu hết là những quan chức trong Đảng – đứng dọc con đường dài chừng trăm yard. Khi cuộc diễu hành ngày Quốc tế Lao động bắt đầu, Glen và tôi tìm thấy một chỗ đứng đằng sau hàng rào cảnh sát. Mỗi đoàn diễu hành đều được loa phát thanh giới thiệu. Sau đó là một khẩu hiệu, ví như “Hãy hướng tới tương lai với chủ nghĩa cộng sản!” Cả đoàn sẽ hưởng ứng “U-RAAAH!” Cứ như thế khoảng một trăm đoàn. Một người Xô Viết trẻ và bạn gái của anh ta đến chỗ chúng tôi và nói vài từ tiếng Anh. Glen chuyển sang tiếng Nga, trong khi tôi bắt chuyện với một phụ nữ trẻ đứng cạnh họ, rõ ràng không phải người Xô Viết. Cô ấy là sinh viên trao đổi đến từ Madargascar, có thể nói tiếng Anh và tiếng Pháp cùng với tiếng Nga và Malagasy. Cô ấy đang học năm thứ ba chuyên ngành ngôn ngữ Nga ở Volgograd và sẽ không thể về nhà, ngay cả dịp nghỉ hè, trong vòng hai năm nữa. Khi mưa nặng hạt hơn, tất cả chúng tôi đi vào một quán cà phê. Mấy sinh viên y Xô Viết cũng quây lại với chúng tôi, và ngay lập tức đốt thuốc – thứ thuốc lá Xô Viết mùi nặng kinh khủng. Cuối cùng thì mưa tạnh – cũng là lúc buổi diễu hành vừa kết thúc – thế là chúng tôi tản bộ xuống chỗ sông Volga để xem một cảnh tượng thật vui vẻ: rất nhiều người đang uống và nhảy múa tập thể. Sáng hôm sau, vào bữa điểm tâm, Glen và tôi nhận thấy trong nhà hàng của khách sạn có mấy cái bàn dài được trang trí bằng cờ Liên Xô và Mỹ. Hai phái đoàn đi vào và ngồi vào chỗ của họ: phái đoàn Xô Viết gồm khoảng mười cựu chiến binh Xô Viết lớn tuổi, mặc quân phục gắn huân huy chương; hầu hết những người Mỹ trẻ hơn và ăn mặc ít trịnh trọng hơn – có mấy người mặc áo khoác vải 132 - R I C H A R D F E Y N M A N bông với biểu tượng chống bom. Sau bữa sáng, một hướng dẫn viên của Intourist thông báo rằng xe buýt đang đợi bên ngoài. Chúng tôi hỏi xem liệu chúng tôi có thể đi theo được không, và cô ấy đồng ý. Hóa ra đó là một tour đặc biệt cho một nhóm các cựu chiến binh Mỹ, họ vừa mới gặp các cựu chiến binh Xô Viết trong một buổi lễ ở sông Elbe, nơi quân Mỹ và Nga đã gặp nhau 40 năm về trước. Một người Mỹ đã chỉ cho tôi một bài trên Times viết về sự kiện này. Người Xô Viết đã hy vọng là tổng thống Reagan sẽ gặp Mikhail Gorbachev trong sự kiện này. Thay vì vậy, Reagan đã đến Anh và Pháp để kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy, rồi đến một nghĩa trang ở Bitburg, Đức, nơi chôn cất mấy người đàn ông trẻ trong đội SS của Hitler. Trong các bài diễn văn của mình, Reagan hầu như không nhắc đến công lao của Liên Xô trong cuộc chiến. Sau trải nghiệm sâu sắc của chuyến thăm các đài tưởng niệm chiến tranh Xô Viết, chúng tôi đến một công viên gần kề, nơi chúng tôi chứng kiến hai phái đoàn trồng một cây hữu nghị mang đến từ Kansas, quê hương của tướng Eisenhower1. Hôm sau chúng tôi khởi hành đi Baku. Con đường thuận hơn là qua Rostov, 200 dặm về phía tây. Nhưng vì đường thẳng tới Rostov không phải là “con đường của Intourist” nên chúng tôi phải di chuyển 600 dặm tới Moscow, đổi tàu, và sau đó đi 600 dặm nữa để đến Rostov – nghĩa là dôi ra tất cả là 1000 dặm. Chúng tôi giải thích cho hướng dẫn viên của Intourist rằng, chuyến tàu của chúng tôi tới Volgograd đã bị trễ mất 6 tiếng. Vì chúng tôi có chỉ năm tiếng để chuyển tàu ở Moscow, thế nhỡ tàu của chúng tôi lại bị trễ thì sao? 1. Dwight D. Eisenhower, 1890-1969, tướng 5-sao và là tổng thống thứ 34 (1953-1961) của Mỹ - ND 7 - 133 “Đừng lo”, cô ấy nói. “Tàu chỉ rời Moscow muộn, chứ không bao giờ đến Moscow muộn”. Sau này tôi học được rằng, người Nga có một cách diễn đạt dành cho kiểu nói dối hiển nhiên như thế: “chui ra khỏi nước mà vẫn khô nguyên”. Quy định của Intourist yêu cầu chúng tôi phải có mặt ở ga tàu một tiếng trước khi khởi hành. Vì ga tàu thực ra chỉ cách khách sạn một tầm ném, chúng tôi nói rằng chúng tôi thích đi bộ một trăm yard nên người lái xe buýt của Intourist có thể nghỉ. Nyet (không). Người phục vụ khách sạn để đồ đạc của chúng tôi vào một xe buýt nhỏ, trên đó chúng tôi ngồi khoảng một phút thì đến ga, rồi đứng ở sân ga với hướng dẫn viên Intourist thân thiện của mình – người sẽ không chịu rời chúng tôi cho đến khi chúng tôi lên tàu an toàn. Chuyến đi 24 tiếng tới Moscow khá dễ chịu, chỉ trừ mùi cá muối sấy khô mà những người Nga đồng hành cùng buồng đã hào phóng chia sẻ với chúng tôi. Glen hoàn thiện tiếng Nga của mình, còn tôi thì hoàn thiện kỹ năng chụp ảnh lén của mình. Đoàn tàu đến Moscow đúng giờ. Intourist chuyển chúng tôi từ ga Kazan tới ga Kiev, và chỉ cho chúng tôi tàu của mình. Khi bước đi dọc theo sân ga, chúng tôi được chiêm nghiệm một khóa học về kinh tế xã hội Xô Viết: Những toa tàu đến Kharkov và Rostov (thuộc Ukraine và Nga) đều mới và sạch sẽ; còn các toa tàu đi Baku (thủ đô của Azerbaijan Hồi giáo) thì cũ và bẩn. Tôi đùa, “Đây là toa của chúng ta, Glen. Tôi có thể tự đọc bảng hiệu, nó nói là ‘S-E-L-M-A.’” Những người cùng buồng với chúng tôi là một sinh viên Việt Nam đang học công nghệ dầu ở Baku, và một người lính Azeri – nhờ anh ta mà Glen đã học được khá nhiều thành ngữ Nga không 134 - R I C H A R D F E Y N M A N có trong sách giáo khoa. Điều ngạc nhiên duy nhất trong chuyến đi ba mươi sáu tiếng này của chúng tôi là sự xuất hiện bất ngờ của một người câm-điếc với râu mép rất rậm, ông ta chìa ra những tấm ảnh đen trắng mời hành khách mua: trong số năm bảy loại ảnh khác nhau (có cả một nữ thần Ấn Độ đẫy đà), phổ biến nhất là Joseph Stalin. Tàu chúng tôi lăn bánh qua Sumgait, tiền đồn cuối cùng của châu Âu, tiến vào Baku – cửa ngõ của châu Á và cựu thủ đô dầu mỏ của thế giới.1 Thời tiết nóng và đầy sương mù; không giống Moscow và Leningrad, đường phố đông nghẹt xe cộ. Tôi cảm thấy như ở nhà. Khi vào nhận phòng ở tầng chín trong một khách sạn hiện đại cao 16 tầng, chúng tôi thấy tầm nhìn từ phòng mình bị che khuất bởi một tấm ảnh Lenin vải bạt cực lớn bao phủ một diện tích 6 phòng chiều rộng và 8 tầng chiều cao. Tôi thích cảnh sương mù nên chúng tôi đã đổi phòng. Ở quảng trường rộng lớn phía dưới, một đội hành tiến đang chuẩn bị cho lễ mừng ngày Chiến thắng sắp đến. Vào chiều muộn, khi không khí mát dần, chúng tôi dạo quanh khu phố cũ ngang qua chỗ các trẻ em đang chơi đá bóng trong mấy cái ngõ quanh co. Tôi nghe thấy vài từ Armeni, điều đó làm tôi nhớ ra rằng Baku là quê hương của nhà vô địch cờ tướng trẻ tuổi khoa trương Garo Kasparian – tên khai sinh là Weinstein (tên của bố anh ta), nhưng lại thường được gọi là Gary Kasparov (tên của mẹ anh ấy theo cách gọi tiếng Nga). Chiều ngày mùng 8 tháng Năm (chưa phải ngày Chiến thắng, vì ở Liên Xô người ta tuyên bố chiến thắng phát xít Đức vào ngày 9 tháng 1. Thật buồn, những thành phố này rồi sẽ trở nên nổi tiếng vào 1988 và 1990 với các vụ thảm sát người Armeni bởi Azeris và người Azeris bởi quân đội Xô Viết. 7 - 135 Năm), chúng tôi được chuyển tới ga xe lửa cho một chuyến đi qua đêm đến Tbilisi. Tôi biết là chúng tôi đã đi qua vùng đất hàng xóm Georgia khi lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy bức chân dung quen thuộc trên một tòa nhà công cộng: chân dung Joseph Stalin (“Joe Steel”), hay Jozef Dzhugashvili, người con nổi tiếng của Georgia. Ở Tbilisi chiếc taxi Intourist đi qua hết ngã tư này rồi ngã tư khác trước khi đưa chúng tôi đến một khách sạn, cũng lại ở ngay quảng trường chính của thành phố. Buổi diễu hành ngày Chiến thắng đã bắt đầu. Ngoài các cháu thiếu nhi, các đội lính trẻ, các đoàn công nhân, còn có các nhóm đàn ông trông khá phiêu kỵ và các nhóm phụ nữ duyên dáng trong trang phục lộng lẫy, biểu diễn các điệu nhảy vùng Caucasus và hát những bài hát Georgia. Quan trọng nhất trong các khán giả đặc biệt đang đứng thành dãy trên ban công nhìn xuống quảng trường là thủ lĩnh của Đảng Cộng sản Georgia, ông Eduard Sheverdnadze. Hôm sau tôi đến bưu điện và gửi một bức điện cho Richard – sinh nhật của ông là ngày 11 tháng Năm cận kề. Trong khi Glen dưỡng sức ở khách sạn vì cảm cúm gì đó, tôi đi vơ vẩn quanh khu vực cổ của thành phố. Khác với Baku nóng, ẩm, và sương mù, không khí ở Tbisili tuy cũng nóng, nhưng khô và trong trẻo – các khu công nghiệp đều nằm ngoài thành phố. Một cụm các nhà thờ Armenia và Georgia mười hai mặt hãnh diện vươn lên bầu trời trong xanh. Chiều muộn tôi tình cờ đi qua một giáo đường Do Thái. Tôi nhìn vào đúng lúc hàng trăm người đủ mọi lứa tuổi, mặc đồ đen, đang đọc vội một lời cầu nguyện (hôm ấy là thứ Sáu) và lao ra cửa như chạy thi. Bên ngoài, khi mặt trời đang lặn, ném những tia sáng cuối cùng lên thành phố, một người đàn ông trẻ tuổi, cao, để râu – một hướng 136 - R I C H A R D F E Y N M A N đạo sinh Lutheran đến từ Estonia – tiến đến gần tôi và nói rằng anh ta muốn thực tập tiếng Anh. “Người Estonia chúng tôi thích tiếng Anh hơn tiếng Nga”, cậu ấy nói. Anh bạn trẻ này đã đi khắp Liên bang Xô Viết bằng tàu trong suốt hai tháng qua, “Nếu anh không nghỉ qua đêm ở khách sạn thì anh không phải trình báo giấy tờ gì hết”, cậu ta giải thích. Và thế, cậu ấy chỉ ngủ trên tàu hoặc là ở nhà những người dân địa phương nơi mà cậu ấy muốn ở lại hơn một ngày. Vào ngày Chủ nhật, Glen và tôi lên một tàu đường sắt leo núi để tới Công viên Stalin, cao hơn so với Tbisili cổ kính. Ngoài các khu vườn tuyệt đẹp và những con đường rợp bóng cho những cặp tình nhân đủ mọi lứa tuổi, còn có một công viên giải trí, một nhà hàng với khoảng nhìn tuyệt đẹp và rất nhiều điểm bán shish-kebab (chuỗi thịt nướng). Tôi thấy một quán kem. Trong khi tôi tứa nước miếng, Glen hỏi một cách lịch sự bằng tiếng Nga thuần thục rằng có những loại kem gì. Với phong cách đặc trưng Xô Viết, người phụ nữ bán hàng làm ngơ với Glen và tiếp tục buôn chuyện với đồng nghiệp của mình. Rồi cô ta định đi lau rửa gì đó. Tôi mỉm cười và nói với cô ấy bằng tiếng Anh, với cử chỉ thân thiện: “Xin chào, chúng tôi muốn mua kem”. Tôi chỉ vào Glen và nói, “Người Mỹ”. Ngay lập tức cô ấy phục vụ chúng tôi với nụ cười rất tươi. Buổi tối chúng tôi lên chuyến tàu đêm đi Yerevan, Armenia. Mặt trời nhô lên khi chúng tôi lạch bạch dọc theo dòng sông Arpa, từng là một phụ lưu không quan trọng của sông Araxes ở giữa vùng Đông Armenia, nhưng bây giờ nó là biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và NATO. Riêng lần này khách sạn của chúng tôi không nằm ở quảng trường chính. Thay vào đó, nó nằm ở một khu thực sự tồi tàn phía ngoài thành phố. Sau khi thăm đài tưởng niệm đau thương của vụ 7 - 137 thảm sát Armenia năm 1915, chúng tôi quay lại khách sạn để ngắm cảnh hoàng hôn. Trong khi các bà mẹ đang chuẩn bị bữa tối trong những căn bếp không có mái và những đứa trẻ chơi trên con đường đầy bụi ở phía dưới, hai đỉnh của núi Ararat ngoạn mục cao 5.181m, ngay bên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nhô lên từ làn sương mù mỏng của một ngày nóng nực nữa ở cái vùng đất thảm hại ấy. Sáng hôm sau, chúng tôi đi theo một nhóm du lịch tới Echmiadzin gần đó, trung tâm tôn giáo của Armenia. Cảnh tượng những thầy tu để râu với tất cả biểu tượng của dòng tu đã nhắc tôi rằng Armenia là nước đầu tiên đã chấp nhận Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính thức của mình. (Theo truyền thuyết thì Georgia và Ethiopia là các nước tiếp theo.) Trong khi nhóm du khách thăm nhà thờ, Glen và tôi đến một nghĩa trang gần đó. Hầu hết các mộ chí đều có khắc ảnh. Chúng tôi nhìn thấy ngay ảnh mấy đàn ông trẻ mặc quân phục đã mất vào đầu những năm 1980, chắc là ở Afghanistan. Sau nhiều nỗ lực, chiều hôm đó chúng tôi đã xác định được một số bức vẽ của Eduard Kazarian, một nghệ sĩ violin lập dị của Dàn nhạc giao hưởng Yerevan. Một số tác phẩm của ông đã được trưng bày ở một cuộc triển lãm lớn di chuyển khắp nước Mỹ để chào mừng những thành tựu của khoa học và công nghệ Xô Viết. Nhưng cái mà đám đông xếp hàng nhiều giờ để được xem – qua các kính phóng đại mạnh – là tác phẩm rối rắm của Kazarian, trong đó có bức tượng Charlie Chaplin (nhìn qua một lỗ kim), và đám các con thú làm xiếc vẽ trên chỉ một sợi tóc. Bút vẽ của ông là một sợi nỉ angora; các nét vẽ hiện lên giữa những nhịp đập trái tim. Ông đang quảng bá nét truyền thống được sinh ra từ thời Cơ Đốc giáo vẫn còn bị ngược đãi, thể hiện các công trình tôn giáo trong một tỷ xích rất nhỏ. 138 - R I C H A R D F E Y N M A N Những mẫu vẽ nhỏ của Kazarian mà chúng tôi tìm thấy ở Yerevan bao gồm một loạt những cảnh được vẽ trên các nhánh của một bông lúa mì. Những hộp kính “bảo vệ” các tác phẩm nghệ thuật đặc biệt này hứng bụi trên gờ của một tủ sách cao, sẵn sàng đổ xuống nền trong lần động đất tiếp theo. Tối hôm đó, chúng tôi tới thăm gia đình nhà vật lý mà Glen đã gặp ở Berkeley. Họ đã gửi “taxi” qua đón chúng tôi. Khi chiếc xe riêng đi vào khách sạn của mình, chúng tôi nhận ra là có rất ít xe taxi chính thức ở Yerevan. Tôi mặc nhận rằng bất kỳ chiếc xe riêng nào cũng có khả năng là một taxi. (Hai ngày sau chúng tôi thu thập được vài thông tin: Tôi đưa tay ra; trong vài giây một xe phanh rít lại để đón chúng tôi.) Khi tôi định trả tiền cho người lái xe, anh ta chùn lại cứ như tiền của chúng tôi bị nhiễm phóng xạ ấy. Từ các cử chỉ khác nhau, tôi phát hiện ra rằng khách nên vô tình để rơi một vài rúp xuống sàn. Gia đình đã làm mọi thứ để khách của mình hài lòng: sáu món ăn, hầu hết nguyên liệu được lấy từ vườn ở nhà nghỉ của gia đình, mỗi món đều được giới thiệu bằng một lần nâng cốc chúc mừng kèm một ngụm cognac Armenia. Theo phong tục địa phương, những người đàn ông ngồi ở bàn phải đứng dậy mỗi khi nâng cốc. Sau khi nâng cốc thì dứt khoát phải cạn chén. Glen khéo léo thoát ra khỏi tập tục này bằng cách xin lỗi về bẩm chất có tính di truyền đối với tác hại của rượu. Đến lượt mình, tôi nói một lời chúc ngắn bằng tiếng Nga và Armenia: “Granitsa – hisoon kilometer!” (Biên giới – 50 kilomet!) Tất cả chúng tôi nâng cốc vì sự quay trở lại Armenia của núi Ararat. Hôm sau, một người bạn của chủ nhà đưa chúng tôi đến một tu viện được xây trên vách đá của một thung lũng hẻo lánh. Nhiều khăn tay trắng và mảnh vải được buộc vào những bụi cây gần đó 7 - 139 như lễ vật dâng cho thần núi, một nghi lễ ngoại giáo còn sống sót bất chấp cả Cơ Đốc giáo lẫn chủ nghĩa Marx. Sáng hôm sau chúng tôi lên tàu và trở về Tbilisi. Chúng tôi đi qua các thành phố và thị trấn mà tên của chúng gắn liền với thảm họa trong trận động đất kinh hoàng ba năm rưỡi sau: Leninakan, Spitak, Kirovakan. Chúng tôi đến Sochi, một khu nghỉ dưỡng ở “Riviera Đỏ” vào lúc 6 giờ sáng. Lần duy nhất không có “trung chuyển” đón, chúng tôi vui vẻ gọi một taxi và đi vào thành phố. Các tòa nhà mọc lên khắp Sochi, trông chúng giống như những tòa nhà xếp hình cỡ lớn, với những tấm bê tông đúc sẵn xếp chồng lên nhau – tới tận 17 tầng. Phụ thêm vào nỗi lo của tôi, Glen chỉ những chiếc xe chở xi măng, thùng chứa của chúng không quay. Khi chúng tôi xuất hiện ở khách sạn, nhân viên phục vụ phát hoảng. “Chúng tôi tưởng tàu của các ngài đến vào 6 giờ tối”, cô ấy nói. Chỉ để xem thế nào, chúng tôi hỏi về việc hoàn lại tiền mà chúng tôi đã trả cho taxi. Không thể: những người “trung chuyển” của chúng tôi được chi trả bằng một loại phiếu không thể chuyển thành tiền (ít nhất là với chúng tôi.) Bờ Biển Đen là vùng nghỉ mát nổi tiếng của người Xô Viết, họ tới đây không phải cùng với gia đình, mà cùng với đồng nghiệp của mình (tiếc cho ai đó, giúp cho người khác) – một sự thật làm chúng tôi vừa ngỡ ra bởi cái nhìn lo lắng của hai phụ nữ Xô Viết ở phòng ăn của khách sạn. Khi chúng tôi đang thăm thú môi trường xung quanh của Sochi, chúng tôi nhận ra rằng Riviera Đỏ là một trại hè lớn. Có các mũi tên trên những con đường được đánh dấu cẩn thận, với những con số cho biết mức độ khó khăn. Những bảng hiệu lớn của Cơ quan Giải 140 - R I C H A R D F E Y N M A N trí và Tiêu khiển giải thích cách đi bộ: “Hãy vung tay như vậy và như vậy [bức hình chỉ rõ vung như thế nào], đứng thẳng, thở sâu” Chúng tôi đi vào một nhà hàng vắng khách – không có xe buýt du lịch nào đỗ ở đó vào thời điểm ấy – và quyết định dùng bữa trưa ở đây. Sau ba tuần ở Liên Xô, chúng tôi đã biết rõ thông lệ phục vụ ở nhà hàng: 1. Đừng ngạc nhiên nếu ba hoặc bốn người phục vụ bàn – những thanh niên trẻ khỏe hợp với công việc xây dựng – nhìn thẳng vào bạn trong khoảng 10 phút. Họ gặp khó khăn trong việc quyết định xem ai sẽ đến và nói với bạn rằng: “Bàn này không phục vụ”. 2. Sau khi bạn chuyển sang một bàn khác, đừng tức giận nếu những người phục vụ bàn quyết định rằng, nhiệm vụ cấp thiết nhất của họ là lau những cái ly uống rượu đã khô sẵn trên bàn dài được sắp đặt cho 30 người. 3. Khi mà rõ ràng là bạn sẽ không rời đi – điều này sẽ xảy ra nhanh nhất nếu bạn tỏ ra vui vẻ – thì cuối cùng bạn sẽ nhận được sự chú ý. 4. Đừng để tứa nước miếng vì tin vào menu. Mặc dù trong menu có một danh sách kha khá các món chính, thực ra thì chỉ có một món thôi. Chỉ cần hỏi, “Hôm nay bếp trưởng giới thiệu món gì?” 5. Đừng ngạc nhiên là món nào cũng có khoai tây. Còn với rau tươi thì tốt nhất là bạn nên thích củ cải và dưa chuột. 6. Nếu như bạn vẫn còn đói sau phần ăn đạm bạc mà bạn đã được phục vụ, hãy gọi thêm bánh mì. 7. Hiển nhiên là phải trả tiền cho từng lát bơ, nhưng không sao, nó rất rẻ thôi – bạn đang thưởng thức một phần nhỏ của cả một núi bơ do Cộng đồng Kinh tế châu Âu trợ cấp. 8. Hãy quen với giấy ăn – một tờ vuông hai lớp ban đầu được cắt chéo thành các tờ tam giác một lớp – chỉ đủ để lau miệng một lần. Cuối 7 - 141 cùng bạn sẽ phải dùng tới bốn cái, tương đương với một tờ giấy vuông ban đầu. 9. Nhớ mang theo các loại tiền xu và tiền giấy có thể; không hiểu sao nơi thu tiền luôn hết tiền lẻ ngay trước khi bạn trả tiền. Ngày hôm sau chúng tôi lại lên tàu một lần nữa, lần này là chuyến đi ba mươi tiếng đến Moscow. Chúng tôi chờ đợi một bữa ăn ngon trên tàu: súp, hầm hàng tiếng đồng hồ – thậm chí là hàng ngày – bê ra bốc hơi nghi ngút cùng với bánh mì, đó thực sự là một bữa tiệc. Khi chúng tôi nhận phòng khách sạn ở Moscow, ở đó đã có sẵn bưu thiếp của Sevyan Vainshtein và Lev Okun, một nhà vật lý xuất chúng, Glen đã sử dụng cuốn Leptons và Quarks của ông trong thời gian cao học. Mỗi người đều cho chúng tôi số điện thoại của mình. Chúng tôi đã liên lạc được ngay với Okun và sắp đặt một cuộc gặp với ông vào sáng hôm sau. Okun muốn xuất bản bằng tiếng Nga cuốn sách mới nhất của Feynman, QED: Lý thuyết kỳ lạ của Ánh sáng và Vật chất. Ông cũng muốn xuất bản bằng tiếng Nga cuốn Feynman, chuyện thật như đùa. “Dân chúng tôi cần làm quen với tâm trí Feynman”, ông nói. Tuy nhiên, việc xuất bản những câu chuyện hài hước thiếu trang nghiêm của Feynman ở Liên Xô là một việc hơi nhạy cảm. Tất cả những nhà xuất bản mà Okun đã liên hệ đều từ chối đề xuất của ông. Nhưng ông có một gợi ý: “Nếu các anh không ngại tự mình đi đến nhà xuất bản Mir. Tôi tin rằng họ sẽ rất vui được gặp các anh”. Đúng như vậy. Chúng tôi đã có được cuộc hẹn vào ba giờ chiều hôm đó. Okun khéo léo từ chối đi cùng chúng tôi; có lẽ sự trang trọng của cuộc gặp với người nước ngoài này – trong mắt của ban chủ biên Mir – sẽ bị giảm đi khi có mặt nhà vật lý Xô Viết xuất chúng. 142 - R I C H A R D F E Y N M A N Chúng tôi đi tàu điện ngầm và taxi tới tòa soạn của nhà xuất bản Mir, nằm bên cạnh các dinh thự bề thế một thời. Tiếp chúng tôi là hai chủ biên lâu năm, họ tặng chúng tôi mấy cái ghim ve áo. Người thư ký chuẩn bị trà. Chúng tôi được biết rằng, bản dịch tiếng Nga bộ Những bài giảng về Vật lý của Feynman do Mir xuất bản là thành công lớn nhất của họ – hơn một triệu bản được ấn hành trong hơn hai mươi năm qua. Tôi nói rằng giáo sư Feynman có thể sẽ thăm Liên Xô trong một hai năm tới. (Tôi cố nén không nhắc tới Tuva, phòng khi những người ở Mir không quan tâm đến nơi đó như chúng tôi.) Các chủ biên nói rằng Mir có thể thu xếp ít tiền rúp cho Feynman – một kiểu trả tiền nhuận bút bị trì hoãn – mặc dù họ không buộc phải làm như vậy. (Bản dịch tiếng Nga này đã được xuất bản trước khi Liên Xô tham gia Công ước Bản quyền Quốc tế.) Chúng tôi đưa ra một bản cuốn Feynman, chuyện thật như đùa. Các chủ biên đọc nó một cách thích thú, nhưng họ không dám chắc về việc xuất bản cuốn sách. “Chúng tôi chỉ xuất bản sách chuyên môn”. Họ nói. Sau buổi gặp với Mir, chúng tôi đến tu viện Novodevichi, đang mở cửa cho công chúng, rồi đến cổng của nghĩa trang Novodevichi hy vọng sẽ thấy mộ của Khrushchev. Tôi thử đi vào cùng với một nhóm đang được vẫy cho vào, nhưng bị bảo vệ chặn lại. Bị ngăn cản, tôi quyết định thử một trải nghiệm khiêm tốn hơn. Từ ngày đầu tiên ở Liên Xô tôi đã hoảng sợ quan sát hết người nọ đến người kia dùng chung một cái cốc để uống nước từ máy bán nước khoáng dùng tiền xu. Giờ đây, khi đã uống không biết bao nhiêu cốc trà bẩn trên tàu, tôi đã sẵn sàng nhập cuộc. Giống như một người bản xứ, tôi đứng đằng sau một người đàn ông chưa gặp 7 - 143 bao giờ, và kiên nhẫn đợi ông ta uống xong. Ông ấy úp ngược cái cốc xuống và ấn nó lên một cái giá nhỏ, làm cho nước từ vòi phun vào bên trong cốc. Khi ông ta rời đi, tôi đến chỗ cái máy và thả đồng 3-kopek vào lỗ. Không chần chừ, tôi uống cốc nước sủi bọt lăn tăn ấy (hơi mặn một chút), và ấn cái cốc xuống giá. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Khi tôi đi ra, tôi nghĩ, rất có thể những cái cốc dùng chung giúp tăng cường hệ miễn dịch của mọi người. Sau khoản đầu tư ban đầu bằng mấy lần đau họng, bạn sẽ có thể chống lại cảm cúm của mùa đông. (Trong tuần sau không có chuyện gì xảy ra – ngay cả một lần đau họng.) Hôm sau, cuối cùng thì Glen và tôi cũng liên lạc được với Sevyan Vainshtein bằng điện thoại ở một trạm điện thoại công cộng ngay gần Quảng trường Đỏ. Ông ấy đề nghị gặp nhau ở ga tàu điện ngầm Akademia. Chúng tôi đã gặp Vainshtein đúng giờ hẹn. Ông ấy có nụ cười ấm áp và đôi mắt sáng lấp lánh làm tôi nhớ tới Feynman. Về sau chúng tôi nhận ra rằng còn có nhiều điểm giống nhau nữa: cả hai đều sinh ra trong gia đình Do Thái nhưng không sùng đạo: cả hai đều có vợ không phải là người Do Thái. Gia đình Vainshtein đã lập nghiệp từ lâu ở Riga; ông bà của Feynman vốn đã từng sống ở Minsk. Veinshtein đưa chúng tôi vòng qua góc phố, xuống một đoạn đến Viện Dân tộc học, tọa lạc trong tòa nhà vốn là một trường cấp hai tư thục cũ: một tòa nhà gỗ bốn tầng chiếu sáng rất khiêm tốn; sàn hành lang kêu cọt kẹt. Hầu hết các nhà dân tộc học ở viện là người Nga, nhưng cũng có mấy người châu Á – Kazakh, Kirghiz, và những nơi khác. Sau khi giới thiệu chúng tôi với mọi người như những “đồng nghiệp” từ Mỹ (nhưng không hề chỉ cho chúng tôi văn 144 - R I C H A R D F E Y N M A N phòng của giám đốc,) Vainshtein mời chúng tôi ngồi tham dự một buổi bảo vệ luận án phó tiến sĩ với đề tài về người Ket ở Siberia. Vainshtein đưa cho Glen một bản luận án. Nó không dễ đọc lắm, bởi vì nó đã được gõ bằng một máy chữ gõ tay – dưới ít nhất là hai lớp giấy than đã dùng quá nhiều lần. Sau một hồi bị những người khác tra hỏi khá khắc nghiệt về tầm quan trọng đáng ngờ của việc nghiên cứu một bộ tộc chỉ có ba trăm người, cậu nghiên cứu sinh bất hạnh đã có được sự đánh giá cảm thông của Vainshtein, ông cho rằng những nhóm người nhỏ có thể nắm giữ chìa khóa của những bí ẩn lịch sử. (Dù vậy, nghiên cứu sinh đó đã không qua được kỳ bảo vệ.) Xong việc, Vainshtein mời chúng tôi qua nhà ông vào tối hôm sau. Hôm sau khoảng 5 giờ chiều, chúng tôi gặp lại Vainshtein ở Viện Dân tộc học – ông ấy cho rằng chúng tôi sẽ không dễ tự mình tìm được căn hộ của ông. Khi chúng tôi cùng ông đi vào ga tàu điện ngầm Akademia, ông ấy hỏi, đi tàu điện ngầm ở California mất bao nhiêu tiền. Quen với hệ thống Trung chuyển nhanh Vùng Vịnh, Glen nói, “Một hay hai đôla, tùy thuộc quãng đường đi”. Vainshtein lôi từ túi ra một nắm các đồng xu và thả ba đồng 5 kopek vào các ổ cửa xoay khi mỗi chúng tôi đi qua. “Vẫn giá thế này từ khi có metro”. Ông nói một cách tự hào. Tôi đã cố giải thích rằng, một cái giá rẻ như vậy rõ ràng có nghĩa là người dân ở các tỉnh đang phải trợ cấp nặng nề cho hệ thống tàu điện ngầm Moscow – nhưng vốn tiếng Đức trung học phổ thông không đủ giúp tôi trong trường hợp này, mà Glen thì không chịu dịch câu nhận xét của tôi sang tiếng Nga. Trong non một giờ đi trên con tàu rất ồn, tôi khó mà định thần được mình đang nghĩ gì. Trong khi đó, Glen có một cuộc nói chuyện 7 - 145 tuyệt vời với Vainshtein, thậm chí còn hiểu được cả các câu đùa của ông ấy. Sau khi ra khỏi ga tàu cuối cùng, chúng tôi đi xe buýt khoảng 15 phút và xuống xe ở một khu chung cư năm tầng không có nét gì đáng để ý. Khoảng 7 giờ tối chúng tôi về đến căn hộ của Vainshtein ở tầng ba. Vainshtein giới thiệu chúng tôi với vợ và mẹ của ông, cụ cũng sống trong căn hộ đó. Con gái của ông (đứa con duy nhất của họ) không có ở nhà; cô ấy sống ở một trường đại học xa Moscow. Chúng tôi đi vào phòng làm việc. Vainshtein chỉ cho chúng tôi nhiều hiện vật Tuva, kể cả bộ sưu tập những mẫu vật chạm khắc đá của mình. Trên tường là một bức tranh sơn dầu rất đẹp, rực rỡ màu đỏ và tím – bức tranh hoàng hôn ở núi Sayan. Vainshtein đã tự vẽ bức tranh này. “Tuwa ist sehr schon”, (Tuva rất đẹp) ông nói, phát âm từ “schon” theo cái cách như Wayne Newton phát âm khi ông ta hát, “Dan-ku shane, I said dan-ku shane ”1. Vainshtein không cần phải thuyết phục chúng tôi rằng Tuva rất đẹp. Tôi muốn hỏi ông ấy tin tức về việc ông và giám đốc viện của ông dàn xếp thế nào cho chuyến đi của Feynman đến Tuva. Nhưng tôi hiểu là việc ấy không có kết quả – nếu không thì lúc này Vainshtein đã nói điều gì đó rồi – chẳng ai đi đánh một con ngựa đã chết. Vainshtein lôi xuống từ giá sách của mình một cuốn catalog các viện bảo tàng, viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Ông nói bằng tiếng Đức, “Tôi đã gửi một bản của catalog này cho giáo sư Feynman, ông ấy đã nhận được chưa?” 1. Wayne Newton là ca sĩ và diễn viên hài nổi tiếng ở Las Vegas – ND 146 - R I C H A R D F E Y N M A N Tôi gãi đầu, nói không. Rồi ông lại lôi xuống một catalog bảo tàng khác, cuốn này bằng tiếng Phần Lan và tiếng Anh, và nói “Tôi cũng đã gửi một bản của catalog này cho giáo sư Feynman. Ông ấy có nhận được không?” Lại không. Vainshtein kể rằng các cuốn catalog này được lấy từ cuộc triển lãm do Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô tổ chức ở Nhật năm 1982 và ở Phần Lan đầu năm 1985. Với tên gọi “Trên Con đường Tơ lụa”, triển lãm có tới vài ngàn hiện vật khảo cổ, nhiều hiện vật do chính Vainshtein khai quật ở Tuva. Đã đến giờ ăn tối. Chúng tôi vào phòng ăn và thấy ba vị khách nữa. Có hai phụ nữ trẻ, một là người Nga và một là người châu Á – gốc Buryatia, một vùng gần hồ Baikal, nơi sinh sống của những người có quan hệ huyết thống với người Mông Cổ. Người phụ nữ trẻ đến từ Buryatia vừa bảo vệ xong luận án phó tiến sỹ dưới sự hướng dẫn của Vainshtein. Bữa tối này là dành để chúc mừng cô, nhưng Vainshtein chẳng để ý gì đến cô ấy mà cứ nói chuyện với chúng tôi suốt. May là, có một anh bạn người Nga đẹp trai và rất có duyên (một trong những đồng nghiệp của Vainshtein ở Viện Dân tộc học) quan tâm chăm sóc hai phụ nữ trẻ. Anh ta khuếch khoác với những câu chuyện làm quà về Feynman – về những ngày thủy thủ của ông, về những trải nghiệm của ông ở Úc, ở các Biển phía Nam, ở Anh, và ở Nhật. Chúng tôi cùng ngồi vào bàn. Bàn ăn đầy những món được cắt tỉa vừa miệng: ba loại trứng cá, dưa chuột được cắt gọt đẹp mắt, xúc xích cắt lát, cà chua thái mỏng, một loại bánh trứng, bánh pudding gạo, kem sữa bột ngô, 7 - 147 bánh quy và những thứ khác – tất cả được bổ sung bằng vài loại vodka và cognac. Cuộc trò chuyện – bằng tiếng Đức, Nga và Anh – thường xuyên bị ngắt quãng bởi việc nâng cốc chúc của mỗi người đàn ông. Vainshtein mở đầu bằng việc nâng cốc dành cho Feynman. Sau vài câu chuyện, Glen đứng dậy nghiêng mình cảm ơn phu nhân Vainshtein về bữa ăn tuyệt vời mà bà đã chuẩn bị. Rồi Vainshtein kể một câu chuyện. Khi còn là giám đốc của một bảo tàng ở Kyzyl, ông đã gặp một người con gái Nga, được cử đến Tuva làm giáo viên tiểu học. Cô ấy nói ba hôm nữa sẽ là sinh nhật của mình, và có lẽ ông sẽ muốn đến nhà cô để tham dự một bữa tiệc nho nhỏ do cô chuẩn bị. Đến ngày, Vainshtein tới một cửa hàng bánh gần đó tìm mua một chiếc bánh sinh nhật. Người bán hàng chỉ cho Vainshtein chiếc bánh duy nhất còn lại trong cửa hàng, do một người đàn ông đặt để ngỏ lời cầu hôn vào tối hôm ấy. “Nếu người khách này không đến lấy bánh trước giờ đóng cửa thì nó sẽ là của ông”, người bán hàng nói. Đến giờ đóng cửa, Vainshtein quay lại. Chiếc bánh vẫn còn đó. “Tôi thay dòng chữ thành CHÚC MỪNG SINH NHẬT nhé?” người bán bánh hỏi. “À, vâng”, Vainshtein trả lời. “Oh mà nghĩ lại thì, cứ để nó thế đi; ngỏ lời cầu hôn với cô ấy đâu phải là một ý tồi!” “Và tôi đã bị mắc kẹt với ông ấy từ ngày đó!” Bà Vainshtein ngắt lời với một nụ cười hạnh phúc, đặt điểm nút cho câu chuyện mà chắc hẳn bà đã nghe cả trăm lần. Nhấm nháp thêm chút nữa, đến lượt tôi đứng lên nâng cốc. Tôi cảm thấy hơi bất tiện là Glen và tôi nhận được quá nhiều sự quan 148 - R I C H A R D F E Y N M A N tâm vào cái dịp dành để chúc mừng cô sinh viên sau đại học của Vainshtein. Nó làm tôi nhớ đến một câu chuyện đùa mà tôi đã thấy trên tạp chí MAD, trong câu chuyện đó một đứa trẻ trong “Tầm nhìn của Berg” nói rằng, “Cậu chỉ như một vết phồng dưới da tay: cậu chỉ xuất hiện khi công việc nặng nhọc đã xong!” Vấn đề là, tôi không dịch được chuyện đùa này sang tiếng Đức. Tôi nhờ Glen dịch sang tiếng Nga, nhưng cậu ấy nói thầm, “Đừng, Ralph, vớ vẩn. Họ sẽ chẳng bao giờ hiểu cả”. Tôi không thể nghĩ được gì khác cho lần nâng cốc của mình, nên tôi nài nỉ. Cuối cùng Glen phải hỏi người đồng nghiệp của Vainshtein, anh ấy biết tiếng Anh khá tốt, xem từ “vết phồng rộp” trong tiếng Nga là gì. Anh ta nói là mình không biết. Rồi tôi mô tả vết phồng rộp cho Vainshtein bằng tiếng Đức, và ông ấy hiểu, nhưng cũng nói rằng không biết từ tiếng Nga tương ứng. Phải chăng đây là một kiểu kiêng kỵ của giới kinh viện – nếu biết từ phồng rộp thì có nghĩa là anh đã từng lao động chân tay. Tôi đã cố gắng hết sức để giải thích câu chuyện đùa – nhưng như Glen đã cảnh báo – nó quá tối tăm, và những người bạn Xô Viết chẳng hiểu gì cả. Thêm những câu chuyện bằng ba thứ tiếng, đến lượt người đồng nghiệp của Vainshtein đứng lên nâng cốc. Anh ta ca ngợi đức hạnh của phụ nữ làm cho cánh đàn ông cười thoải mái còn cánh phụ nữ thì đỏ mặt vì bối rối. Trong khi anh ta tiếp tục nâng cốc chúc, tôi bắt đầu ngạc nhiên về con người này – anh ta thật khéo léo và tự nhiên. Tôi đã đọc thấy là bất kỳ cuộc gặp nào của một người Xô Viết với một người nước ngoài đều phải thông báo cho KGB. Liệu có phải để tránh rắc rối cho bản thân, Vainshtein đã mời một người của KGB đến cùng dùng bữa tối? 7 - 149 Khi bài diễn văn của người đàn ông lịch lãm kết thúc, tôi vẫn tỉnh táo và sẵn sàng uống tiếp. Chúng tôi lại nâng cốc và cạn chén. Sau bữa tối tôi lôi ra một bản của cuốn Feynman chuyện thật như đùa đưa cho Vainshtein xem, và kể lại chuyến thăm của Glen và tôi ở nhà xuất bản Mir. “Giáo sư Feynman rất nổi tiếng ở đất nước chúng tôi”, Vainshtein đáp lời. Ông kể lại chuyến đi về miền tây Tuva mới đây, ở đó ông đã gặp một cô gái Tuva ngồi bên ngoài căn lều tròn. Tên cô là Marx Kyrgys. (Tôi đồ rằng bố mẹ cô ấy đã nghe người ta bàn tán về cái tên “Marx” nên đã đặt cho cô cái tên của một người hùng da trắng – giống như nhiều nô lệ được trả tự do đã lấy tên theo tên của các tổng thống.) Marx đang học để trở thành cô giáo. Và cuốn sách cô ấy đang đọc là cuốn gì? Các bài giảng về Vật lý của Feynman! “Tù trưởng chắc sẽ thích câu chuyện này lắm đây”, tôi nói với Glen, khi tất cả chúng tôi nâng cốc rượu mùi sau bữa tối để chúc Richard. Trong câu chuyện tiếp theo, tôi hỏi Vainshtein, có đúng là ông đang viết một cuốn sách về pháo đài Uighur trên hòn đảo ở hồ Tere-Khol không. “Đúng thế”, ông ấy nói. “Làm sao anh biết?” Tôi lôi ra một ấn bản của Đời sống Xô Viết mà tôi mang theo và chỉ cho ông ấy bài báo. “Tôi không nhớ là đã nói chuyện với ai của tạp chí này”, ông ấy nói. “Và tôi cũng chưa bao giờ nghe về người đưa tin đó. Tuy nhiên, thông tin này về cơ bản là đúng”. Vainshtein đưa ra một cách giải thích: người đưa tin chắc là đã xem một bài phỏng mà ông dành cho một ấn phẩm khác, và đơn giản là lấy thông tin từ đó. 150 - R I C H A R D F E Y N M A N Ông đưa cho tôi một bản tiếng Phần Lan của “Trên Con đường Tơ lụa”, và nói, “Cuộc triển lãm này sẽ được tổ chức ở Göteborg, Thụy Điển, vào tháng 2 năm sau”. Tôi nhìn lại tờ tạp chí Đời sống Xô Viết và thấy bài báo về các nhà thực vật học người Mỹ ở Tuva. Tôi nhớ lời khuyên của Tù trưởng – rằng chúng ta phải tìm được cái cớ để đến Tuva (ngoài cái sự thật là vì thủ đô của nó đánh vần là K-Y-Z-Y-L) – và đột nhiên nhận ra rằng Vainshtein vừa chỉ cho chúng tôi cái cớ ấy. Tôi nâng một cốc rượu tưởng tượng và dõng dạc nói, “Sau Thụy Điển, cuộc triển lãm sẽ đến nước Mỹ – và với tư cách các thành viên của viện bảo tàng chủ nhà, Richard Feynman, Ralph Leighton và Glen Cowan sẽ đến thăm Tuva cùng Sevyan Vainshtein!”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcuoc_phieu_luu_cuoi_cung_cua_feynman_pdf_p1_3292_2100538.pdf
Tài liệu liên quan