Đa dạng sinh học ở Việt Nam - Thực trạng giải pháp

MỞ ĐẦU Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô . tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.  Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật.  Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguôn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.  Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Cụ thể, hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống. Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Ngành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới lần đầu tiên phát hiện trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật của Việt Nam.

doc28 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đa dạng sinh học ở Việt Nam - Thực trạng giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguôn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Cụ thể, hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373  loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống. Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Ngành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới lần đầu tiên phát hiện trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật của Việt Nam. A: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: Vào thời điểm mà ai cũng có thể tin rằng toàn bộ động vật trên thế giới đã được khoa học mô tả hết, con Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), một loài sừng rỗng cổ, và hoẵng lớn (Megamuntiacus vuquangensis), to gần gấp 2 lần con hoẵng thường, cho thấy rằng mặc cho con người đã sử dụng quá mức sinh sản tự nhiên của Việt Nam, công tác bảo vệ hữu hiệu có thể giúp bảo quản những loài đặc hữu và có giá trị. Cùng với việc xác định loài bò xám, một loài bò hoang, đầu thế kỷ này, Việt Nam là một nước có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao được quốc tế biết đến. Tuy nhiên, số lớn những loài thú, chim và bò sát bị đe doạ hoặc nguy cấp được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (MOSTE, 1992) là một vấn đề rất được quan tâm. Tổng số lượng những loài bị đe doạ là cao đối với một nước và phản ánh tình trạng nghiêm trọng về sự đe dọa đối với sinh cảnh hoang dại ở Việt Nam. Những loài như là trâu rừng, hươu Eld, tê giác Sumatra và trĩ Edwards đã trở nên tuyệt trủng ở Việt Nam thế kỷ này, và không có hành động bảo tồn khẩn cấp, voi châu Á, tê giác Java và loài sao la mới được phát hiện cũng có một tương lai tương tự không xa. Vào thời điểm mà ai cũng có thể tin rằng toàn bộ động vật trên thế giới đã được khoa học mô tả hết, con Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), một loài sừng rỗng cổ, và hoẵng lớn (Megamuntiacus vuquangensis), to gần gấp 2 lần con hoẵng thường, cho thấy rằng mặc cho con người đã sử dụng quá mức sinh sản tự nhiên của Việt Nam, công tác bảo vệ hữu hiệu có thể giúp bảo quản những loài đặc hữu và có giá trị. Cùng với việc xác định loài bò xám, một loài bò hoang, đầu thế kỷ này, Việt Nam là một nước có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao được quốc tế biết đến. Tuy nhiên, số lớn những loài thú, chim và bò sát bị đe doạ hoặc nguy cấp được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam (MOSTE, 1992) là một vấn đề rất được quan tâm. Tổng số lượng những loài bị đe doạ là cao đối với một nước và phản ánh tình trạng nghiêm trọng về sự đe dọa đối với sinh cảnh hoang dại ở Việt Nam. Những loài như là trâu rừng, hươu Eld, tê giác Sumatra và trĩ Edwards đã trở nên tuyệt trủng ở Việt Nam thế kỷ này, và không có hành động bảo tồn khẩn cấp, voi châu Á, tê giác Java và loài sao la mới được phát hiện cũng có một tương lai tương tự không xa. Rừng cũng là tài nguyên kinh tế trực tiếp của đất nước. Khoảng 1,4 triệu m3 gỗ được các lâm trưởng quốc doanh khai thác hàng năm. Tuy vậy, một số lượng lớn hơn được các lâm trường địa phương khai thác mà chúng ta không có con số chính xác, ước tính khoảng 3 triệu m3 một năm. Thu hái khoảng 30 triệu bó củi hàng năm trong phạm vi sản lượng lý thuyết 22 - 23 triệu tấn có thể khai thác từ rừng tự nhiên, nhưng gỗ củi không chỉ được thu hái vừa phải ở những khu rừng mà nó thường xuyên được khai thác quá mức ở các địa phương, dẫn đến thu hẹp diện tích rừng và rừng bị xuống cấp. Các vùng nước ven biển và cửa sông của Việt Nam là nơi tụ hội rất nhiều nguồn cá lớn. Sự giàu có này được thể hiện bởi một thực tế là ngành thuỷ sản cung cấp một nửa lượng chất đạm động vật của quốc gia . Mặc dầu 1.07 triệu tấn sản lượng hải sản thu hoạch năm 1992 nằm trong sản lượng ước tính tối đa cho phép là 1,2 - 1,3 triệu tấn, thực tế là tổng năng lực tàu đánh cá của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 1983 là một bằng chứng cho thấy nguồn tài nguyên này đang có thể đương đầu với việc sử dụng không được quản lý hợp lý. I: ĐA DẠNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: 1: ĐIÊU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM: Việt Nam có tổng diện tích là 330.541 km2 và trải dài suốt dọc bờ biển đông nam Châu á với chiều dài khoảng 100 km từ 8030' vĩ độ Bắc xuống tận cực Nam ở 230 vĩ độ Bắc Bắc bán cầu. Ba phần tư lãnh thổ là núi đồi với những đỉnh cao trên 300m trên mặt nước biển trung bình. Nước Việt Nam có hình chữ S với những đồng bằng châu thổ rộng lớn ở miền Nam (sông Mê Kông) và miền Bắc (sông Hồng) nối với nhau bởi phần miền Trung ven biển, nhiều núi và hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ có 50km rộng và Việt Nam có đường biên giới dài (3700 km). Hầu hết trên lãnh thổ sông đổ trực tiếp ra biển chỉ riêng một số phần ở cao nguyên miền Trung đổ sang phía Tây vào lưu vực sông Mê Kông của Cămpuchia. Khí hậu thay đổi theo độ cao . Nhiệt độ trung bình ở miền Nam là 270C trong khi ở miền Bắc chỉ có 210C. Cứ 100m độ cao nhiệt độ giảm khoảng 0,50C. Hầu hết cả nước nhận khoảng 2000 mm mưa hàng năm, chỉ có một vài nơi miền Trung lượng mưa lên tới 3000. Lượng mưa bị tác động bởi ba đợt gió mùa chính. Gió mùa đông khá lạnh và khô thổi từ hướng đông bắc và chỉ tác động đến vĩ độ 160 Bắc về phía Nam. Gió mùa đông nam và gió mùa tây thổi vào các tháng mùa hè mang mưa từ biển vào. Lượng nắng chiếu khá cao, trung bình khoảng 130 kcal/cm2/năm mang lại cho đất nước này sản lượng nông nghiệp và thiên nhiên cao. Hầu hết vùng núi là đất đỏ, trên núi cao có đất mùn và thung lũng sông và đồng bằng châu thổ có đất phù sa phì nhiêu. Các vùng đá vôi có đất bazan và ở một vài vùng ven biển đất cát nhiều. Ở một vài vùng đồng bằng có đất chua phèn. Với sự biến đổi lớn về vĩ độ, đọ cao và tính đa dạng về kiểu đất, thay đổi từ đầm lầy, đồng bằng đến vỉa đá vôi và núi cao đã mang lại cho đất nước sự biến đổi lớn về môi trường tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao. Mật độ dân cư tạo nên áp lực nghiêm trọng đối với đất. 2: CÁC LOÀI THỰC VẬT TRÊN ĐẤT LIỀN: Việt Nam rất phong phú về các loài thực vật tự nhiên. Trong một vài trường hợp hầu như tất cả chúng đều bị hoạt động của con người làm cho thay đổi. Chúng gồm có: Rừng ngập mặn: Những hệ thống phức tạp nguyên gốc xuất phát từ miềm Nam và các hệ thống đã bị khai thác khá nhiều trở nên đơn giản ở miền Bắc. Rừng chàm: Phát triển trên đất than bùn ở đồng bằng sông Mê Kông. Có thể trước đây đã được thấy ở đồng bằng sông Hồng. Những khu rừng này đã tự thay thế bằng rừng thứ sinh và những khu rừng trên đầm lầy than bùn đã trở nên phong phú hơn do những chồi non mới mọc lên trên gốc cây của những khu rừng già cỗi. Rừng đầm lầy trên những vùng đất nước ngọt: Những khu rừng ngập nước theo chu kỳ ở những khu đất thấp miền nam Việt Nam và một số mảng rừng nhỏ ở miền Bắc. Rừng mưa mùa: Bao gồm rừng khộp cao nguyên miền Trung cũng như một số rừng khô ven biển ở miền đông nam bộ. Rừng lá rộng thường xanh/nửa rụng lá đất thấp: Rừng nhiệt đới ở miền Nam, á nhiệt đới ở miền Bắc. Một số khu vẫn còn trong điều kiện nguyên thuỷ. Rừng thường xanh trên núi/rừng lá rộng nửa thường xanh: Còn tìm thấy những cánh rừng lẻ ở một vài tỉnh. Rừng trên hệ núi đá vôi: Rừng thuần loại kết hợp với đất pha đá vôi. Hầu hết còn lại những khu đá tai mèo không thích hợp cho canh tác nông nghiệp ở nhiều nơi rừng đã bị xuống cấp do cháy rừng, khai thác gỗ và khai khoáng. Rừng thường xanh trên núi cao và rừng thông hỗn giao: Phần lớn phân bố ở cao nguyên Đà Lạt, vùng núi miền trung và phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn với những khoảnh rừng thay đổi mang dấu ấn địa phương và tính đặc hữu của khu vực cao. Thực vật ở khu: xen kẽ ở những đỉnh núi cao nhất, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn bắc Việt Nam. Trên những triền dốc cao ở Hoàng Liên Sơn nơi núi nhấp nhô bị mây che phủ những vùng rộng, những loài thực vật ở đây đặc biệt ưa nước. 3: CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA SINH HỌC: Có thể dễ dàng chia Việt Nam thành một số các đơn vị địa sinh học đất liền (đơn vị sinh học) trên cơ sở sự khác nhau về tổ hợp loài và các giới hạn phân bố các loài chỉ thị. Dải núi chính Trường Sơn đóng vai trò như một vật cản ngăn cách hai vùng rừng ẩm hơn ở miền Đông và khô hơn ở miền Tây đổ xuống đơn vị sinh học lưu vực sông Mê Kông. Các phần cao hơn của dải núi bao gồm một số loài đặc hữu và những loài phụ mà bản thân chúng đã có thể coi là một đơn vị sinh học và vì thế có thể tiếp tục chia chúng thành đơn vị nhỏ đặc thù như Cao nguyên Đà Lạt và Cao nguyên miền Trung. Ở miền nam, đồng bằng châu thổ sông Mê Kông vẫn còn những nét rất đặc thù về phương diện sinh học trải từ những vùng đồi núi ra mãi tận phía đông. Một đơn vị tự nhiên khác được xem xét là đèo Bạch Mã - Hải Vân, đèo này đã chia tách vùng nhiệt đới nam trung bộ Việt Nam ra khỏi vùng cận nhiệt đới bắc trung bộ. Đèo tạo nên một đơn vị khí hậu và động vật được phản ánh trong sự phân bố của các loài. Bắc Việt Nam (được biết về sinh học là Bắc bộ) cho thấy một vài khu vực ở những mức độ khác nhau được phân chia bởi các con sông lớn (sông Đà, sông Mã, sông Cả, v.v...). Sự phân bố các loài thú linh trưởng và một số loài chim đặc hữu cho thấy tầm quan trọng của những con sông này làm ranh giới cho các loài động vật. Cuối cùng là dãy Hoàng Liên Sơn với những ngọn núi cao ở Tây Bắc đất nước cũng là một đơn vị đặc thù nối với dãy núi Hengduan của Trung Quốc, phía đông dải Hymalaya . Những dãy núi này cao hơn dãy nũi nối ở lãnh thổ Việt Nam rất nhiều và cho ta thấy một hệ động thực vật hoàn toàn khác biệt. 4: MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ VEN BIỂN: Địa hình và thuỷ văn: Với bờ biển dài trên 3260km trải dài suốt 13 vĩ độ từ bắc xuống nam, môi trường biển của Việt Nam được đặc trưng bởi một dải rộng về sự đa dạng hình dạng loài theo địa lý, khí hậu, thuỷ văn, kinh tế và địa chính trị. Trên 3000 đảo trong khơi và ngoài khơi rải rác khắp lãnh thổ Việt Nam, gồm cả những quần đảo, Trường Sa và Hoàng Sa. Tổng diện tích ngoài các đặc khi kinh tế (EEZ) lên tới khoảng một triệu km2. Thềm lục địa phản ánh đúng hình thể đất nước, rộng và nông ở Bắc và Nam, nhưng hẹp và sâu ở miền Trung từ Đà Nẵng đi Mũi Dinh. Cả hai thềm lục địa Bắc và Nam nông và có nhiều mảng cát lầy. Phía Bắc có độ sâu kém phía nam khoảng 90m và phía Nam có 50 đằng áp rộng 360 km dọc bờ biển. Nhiều đảo đá vôi rải rác trong các khu vực này, đặc biệt ở bắc vịnh bắc bộ. Dọc bờ biển từ miền Bắc và miền Trung là những thềm cát, trải rộng đến tận tổ hợp những hệ đầm phá ở Huế. Từ Đà Nẵng xuống phía Nam là bờ đá ngầm. Ba khu vực riêng biệt có thể chia theo điều kiện thuỷ văn khác nhau; Vịnh Bắc Bộ, Trung và Nam Việt Nam. Miền Trung và miền Nam Việt Nam chỉ đặc trưng bởi hai mùa - gió màu tây nam (mùa hè) và gió mùa đông bắc (mùa đông). Vịnh Bắc bộ có 4 mùa riêng biệt. Nhiệt độ mặt biển trong mùa đông (tháng 1 đến tháng 3) thay đổi từ 18-240C trong khi mùa hè (tháng 7 đến 9) thay đổi quanh 300C. Mùa xuân và mùa thu nhiệt độ trung chuyển. Sông Hồng chịu tác động mạnh mẽ theo màu về độ mặn và độ xoáy dòng chảy của Vịnh Bắc Bộ độ mặn bề mặt trong mùa hè giảm xuống 12ppm gần cửa sông. Hướng dòng chính chảy hiện nay là đông nam - tây bắc trong mùa hè và đông bắc - tây nam trong mùa đông nhưng có sai khác theo từng khu vực. Trong khi gió mùa tây nam thổi, gió thổi cuộn trên mặt biển và trộn xáo lùa nước trên mặt biển ra khơi mang nước giàu dinh dưỡng dưới đáy biển lên trên bề mặt, làm cho nhiệt độ giảm xuống còn 22-230C. Hiện tượng này xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9 ở những vùng ven bờ khu vực nam trung bộ, chủ yếu qunh đảo Phủ Quý và dọc tỉnh Bình Thuận. Khu vực ven biển nam bộ từ Vũng Tàu đến Cà Mau chịu ảnh hưởng mạnh của sông Mê Kông. Ngoài ra, các khu trung và bắc hàng năm phải chịu từ 6 đến 8 trận bão từ phía Đông đổ vào, hầu hết vào tháng 6 đến tháng 10, mỗi trận từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió khoảng 40 đến 50m/giây. II: ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ HỆ SINH THÁI VÀ LOÀI Ở VIỆT NAM: 1: ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI CỦA VIỆT NAM: Hệ sinh thái trên cạn: Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn. Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm ướt nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng tręn núi đá vôi. Hệ sinh thái đất ngập nước: Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp". Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hình và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao: Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát). Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đầm phá: thường thấy ? vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt. Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xã rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon. Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển... Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long: ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước. ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông. Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên. c) Hệ sinh thái biển: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau. d) Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam: Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái. Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới. Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng (sinh vật tięu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nước khác trên thế giới không có được. Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài. Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vě vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bęn ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của con người. 2: ĐA DẠNG LOÀI Ở VIỆT NAM: Tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu, điều tra cơ bản đã có từ trước đến nay, thành phần loài thực vật, động vật ở Việt Nam được thống kê thì nhóm sinh vật vi tảo ở vùng nước ngọt được xác định là 1.438 loài chiếm 9,6% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 15.000); thực vật bậc cao có khoảng 11.400 loài chiếm 5% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 220.000); bò sát có 296 loài chiếm 4,7% so với thế giới (số loài có trên thế giới là 6.300)... Theo các tài liệu thống kê, Việt Nam là một trong 25 nước có mức độ ĐDSH cao trên thế giới với dự tính có thể có tới 20.000-30.000 loài thực vật. Việt Nam được xếp thứ 16 về mức độ ĐDSH (chiếm 6,5% số loài có trên thế giới). a) Đa dạng loài trong hệ sinh thái trên cạn: Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đă ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam. Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Trong số đó có 10 % số loài thực vật là đặc hữu. Khu hệ động vật: cho đến nay đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú. Trong hệ thống các khu bảo vệ vùng Đông Dương - Mã Lai của IUCN, Việt Nam được xem là nơi giàu về thành phần loài và có mức độ đặc hữu cao so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú đặc hữu. Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đã được ghi nhận thì ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam - Cămpuchia. b) Đa dạng loài trong hệ sinh thái đất ngập nước nội địa: Các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam rất đa dạng về hệ thực vật cũng như hệ động vật, bao gồm các nhóm vi tảo, rong, các loài cây cỏ ngập nước và bán ngập nước, động vật không xương sống và cá. Vi tảo: đã xác định được có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành. Cho đến nay đã thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống. Trong đó, đáng lưu ý là trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 giống lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương. Điều đó cho thấy sự đa dạng và mức độ đặc hữu của khu hệ tôm, cua, trai, ốc nước ngọt nội địa Việt Nam là rất lớn. Theo các dẫn liệu thống kê, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Đa dạng loài trong các hệ sinh thái biển và ven bờ. Đặc tính của khu hệ sinh vật biển Việt Nam thể hiện rő ở đặc tính nhiệt đới, đặc tính hỗn hợp, đặc tính ít đặc hữu và đặc tính khác biệt bắc - nam. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình và thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có hai vùng biển: Móng Cái - Đồ Sơn, Hải Vân - Vũng Tàu có mức độ đa dạng sinh học cao hơn các vùng còn lại. Đặc biệt, tại vùng thềm lục địa có 9 vùng nước trồi có năng suất sinh học rất cao, kèm theo là các bãi cá lớn. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài... Các nghiên cứu về biến động nguồn lợi đã cho thấy danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1/2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới. Một số loài sinh vật mới được phát hiện trong thời gian gần đây ở Việt Nam: Trong khoảng 10 năm trở lại đây, từ các kết quả điều tra cơ bản các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam, một số loài mới được phát hiện và mô tả, trong đó nhiều chi, loài mới cho khoa học. Một số các nhóm sinh vật trước đây chưa được nghiên cứu, nay đã có những dẫn liệu bước đầu như nhóm giáp xác bơi nghiêng ở biển, dơi, kiến, ốc ở cạn... Một số kết quả điều tra cơ bản gần đây về các loài quý hiếm cũng cho thấy quần thể loài Rái cá lông mũi - loài tưởng đã tuyệt chủng, nay lại thấy ở khu bảo tồn U Minh thượng (Kiên Giang). Các loài mới được phát hiện đã làm phong phú thêm cho sinh giới của Việt Nam, trong khi một số loài khác, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế đã biết lại có xu hướng giảm số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam: Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới. Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hěnh, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh. B: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: VN là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, vì vậy cần phải có những cách tiếp cận và đầu tư sáng tạo để bảo vệ và sử dụng một cách bền vững những tài sản tự nhiên quý giá. Báo cáo năm nay đánh giá trung thực hiện trạng và xu hướng của đa dạng sinh học, làm nổi bật những vấn đề quan trọng, xác định những kinh nghiệm và bài học giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các hành động ưu tiên trong thời gian tới nhằm cải thiện công tác quản lý các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gen của Việt Nam. Các báo cáo trước tập trung phân tích các điều kiện môi trường nói chung (2002), tài nguyên nước (2003) và chất thải rắn (2004). Báo cáo nêu rõ để giải quyết những thách thức đang gặp phải trong bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ những giải pháp như cải thiện hệ thống khu bảo tồn và hiệu quả quản lý của hệ thống này; tăng cường quyền và năng lực của các cộng đồng để quản lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện việc lồng ghép các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học vào khu vực phát triển kinh tế; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đặc biệt trong kiểm soát buôn bán phi pháp động vật hoang dã; và tăng cường quản lý hiệu quả việc cung cấp tài chính cho việc bảo tồn. 1: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: Đã có những cuộc họp đàm luận giữa các đại diện của các cấp Nhà nước, những nhà chuyên môn, khoa học quốc tế và trong nước, các nhà lập kế hoạch, các nhà quản lý, dân địa phương, những người sử dụng tài nguyên trong quá trình lập kế hoạch này. Dựa trên những thông tin tư vấn này, những hành động được khuyến nghị cho rất nhiều tổ chức bao gồm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo những bước đầu tiên quan trọng. Công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học hữu hiệu cũng đòi hỏi những thay đổi và phân cấp trách nhiệm của các tổ chức có liên quan đến môi trường ở Việt Nam. BAP khuyến nghị rằng việc nghiên cứu toàn diện về trách nhiệm tổ chức có thể tiến hành để nâng cao sự phối hợp liên ngành và mối quan hệ gắn bó giữa các cấp trung ương, tỉnh và huyện. BAP đề xuất rằng những văn bản luật môi trường cần phải được tăng cường, bao gồm các văn bản dưới luật và việc đơn giản hoá các quy chế, xây dựng thủ tục và hướng dẫn đánh giá tình hình môi trường, làm cho những cơ quan thi hành luật và quần chúng hiểu rõ hơn về các quy định về môi trường, nêu lên nhiều vấn đề về môi trường và xã hội, tăng cường tổ chức và cải thiện lương cho các cán bộ thi hành luật. Cũng phải có những đóng góp của Chính phủ khuyến khích quần chúng tham gia trực tiếp và bảo tồn rừng và bảo vệ môi trường tại mọi cấp. Những biện pháp này phải tạo điều kiện cho khả năng tự cải thiện cách thức, xây dựng những khuyến khích về kinh tế đối với những người tiên phong trong lĩnh vực môi trường, và cơ hội để quản lý và sử dụng bền vững tài sản đa dạng sinh học quốc gia. 2: NHỮNG THAY ĐỔI ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ SINH CẢNH THIÊN NHIÊN: Việc quản lý các khu rừng đặc dụng phải được tăng cường thông qua những phương thức quản lý mới, đào tạo cán bộ, và sự tham gia ngày càng tăng của cộng động địa phương vào quản lý rừng đặc dụng. Việc sử dụng những kỹ thuật thống nhất đối với việc quản lý rừng đạc dụng, kể cả những vùng đệm và sinh thái cảnh quan đã bị sửa đổi, cũng được khuyến nghị. BAP cũng chỉ ra rằng ngày nay, những khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đã được xây dựng mở rộng để bảo quản những hệ sinh thái rừng. Một hệ thống rừng đặc dụng để bảo vệ toàn bộ tính đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng phải bao gồm đất ướt, các hệ thống vùng nước ven biển, và những sinh cảnh biển. 3: NHỮNG HÀNH ĐỘNG TOÀN ĐIỆN CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC: Phương pháp kỹ thuật mới nhất để bảo tồn tính đa dạng sinh học là việc sử dụng công nghệ khoa học và những phương pháp ngoại vi để bảo quản những thông tin về gen của tính đa dạng sinh học. Những phương pháp này bao gồm việc xây dựng những ngân hàng gen, đặc biệt để bảo quản những đa dạng sinh học trong nông nghiệp, vườn thú và bách thảo, kiểm soát kinh doanh các loài hoang dại, ngăn chặn cháy rừng, kiểm soát ô nhiễm và tái tạo tự nhiên những sinh cảnh thiên nhiên. 4: NHỮNG HÀNH ĐỘNG ĐƯỢC ĐÈ XUẤT: Những hành động được khuyến nghị trong BAP thể hiện trong các đề cương dự án cụ thể thông qua những biện pháp về chính sách, quản lý rừng, và những hoạt động toàn diện được vạch ra trong ba chương trình của BAP về chính sách và chương trình về đa dạng sinh học, những thay đổi được đề xuất trong việc quản lý những sinh cảnh thiên nhiên, và những hành động toàn diện để bảo tồn đa dạng sinh học. Những hoạt động được đề xuất không có nghĩa là tổng hợp và chỉ có thể thấy từng phần nào được yêu cầu để bảo tồn tính đa dạng sinh học được tối ưu. Những khái niệm dự án được xây dựng trên cơ sở những ý kiến đóng góp, và những sáng kiến hiện nay đang được Nhà nước và các tổ chức quốc tế tiến hành. II: CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: Vườn quốc gia đầu tiên được thành lập từ năm 1962 và rất nhiều bộ luật, quy tắc, quy chế, thông tư chỉ thị phản ánh rằng nhà nước đã, cam kết về bảo tồn đa dạng sinh học. Chính sách về đa dạng sinh học đã được xác định trong Chiến lược bảo tồn quốc gia (NCS) được xây dựng năm 1985 với các mục tiêu sau: Đáp ứng những nhu cầu cơ bản về văn hoá, tinh thần và vật chất của người dân Việt Nam (cả thế hệ hiện tại và tương lai) thông qua việc quản lý khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Xác định và xây dựng các chính sách, kế hoạch, tổ chức và hành động, sao cho việc sử dụng ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoàn toàn thống nhất với mọi phương diện phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Năm 1991, các nguyên tắc đề ra trong NCS đã được sàng lọc lại trong kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền, kết hợp với các chính sách liên quan về kế hoạch tập trung và vấn đề chính các Bộ quan tâm. Chủ tịch Uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước được giao trách nhiệm thực hiện phối hợp kế hoạch này. Năm 1992, uỷ ban này đã được tổ chức lại thành Bộ Khoa Học, Công nghệ và môi trường (MOSTE). Năm 1993 cục môi trường quốc gia được thành lập là một trong những Cục Vụ của MOSTE . Danh mục sau tóm tắt những chính sách môi trường chính trên nhiều lĩnh vực: Chính sách Lâm nghiệp đã được xem xét lại trong quá trình thảo chương tình hành động lâm nghiệp nhiệt đới và đã được sửa đổi rất nhiều . Có một vài chỉ thị mới là kết quả của Nghị định 327 quan trọng của hội đồng Bộ trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng, phục hồi đất trống để sản xuất có hiệu quả và canh tác trên đất dốc. Sự thay đổi lớn trong chính sách đã trở thành quyết định hướng dẫn người dân địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Có mục tiêu hoàn thành chương trình sau vào năm 2000: 6 triệu ha hệ thống rừng phòng hộ. Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên (rừng đặc dụng) tổng diện tích lên tới 2 triệu ha. Các khu này sẽ được quy hoạch địa lý và nhấn mạnh công tác xây dựng vùng đệm để hỗ trợ cho người dân địa phương. Quan tâm đến việc tuyển mộ cán bộ từ người địa phương. 11 triệu ha rừng sản xuất bao gồm 5 ha rừng mới trồng. 40% diện tích đất nước có rừng che phủ. Việc sử dụng rừng phải bền vững và lâm nghiệp sẽ trở nên thống nhất hơn với nông nghiệp và ngư nghiệp. Người địa phương sẽ tham gia nhiều hơn. Chính sách giáo dục nhằm vào việc giới thiệu việc nghiên cứu môi trường ở mọi cấp đối với việc giáo dục chính thức và sinh học được động viên tham gia vào các chương trình trồng cây. Mục tiêu của chính sách dân số là giảm tốc độ gia tăng dân số xuống 1,8% vào năm 2000 và đạt được sự ổn định về dân số vào năm 2050. Mục tiêu của chính sách ngư nghiệp là xây dựng những phương thức ổn định tăng số lương cá và khai thác. Việc xây dựng các khu bảo vệ biển đang được xem xét để tăng cường bảo vệ các cửa sông và các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là các khu rừng ngập mặn và việc bảo vệ san hô. Sử dụng đất: Tất cả đất đai ở Việt Nam thuộc về nhà nước. Đất rừng và đất trống có thể cấp giấy phép giao cho cá nhân và cộng đồng bảo vệ, quản lý và sử dụng. Theo tinh thần nghị định 327 cho phép giao trọn đất rừng theo các giấy phép sử dụng đất dài hạn để khuyến khích đầu tư dài hạn vào khôi phục rừng và người dân địa phương được trực tiếp hưởng lợi trong ngành lâm nghiệp. Một số người dân địa phương sẽ ký hợp đồng quản lý rừng. Có những cố gắng cấm du canh. Một chương trình dài hạn về canh tác trên đất dốc đang được tiến hành nhưng đang được những tổ chức quốc tế quan tâm. Đất canh tác nông nghiệp có thể chuyển giao cho sử dụng dài hạn và điều này có thể là chuyển biến cho phép người nông dân tiến hành tự đầu tư và quyết định mô hình nuôi trồng thích hợp. Bằng cách này, nông dân có thể tiến hành nông lâm kết hợp và duy trì và loại hình truyền thống qua đó bảo vệ được tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nông nghiệp địa phương. Sự lựa chọn ngược lại người dân tộc thiểu số bị cấm tuyệt đối và mỗi dân tộc có quyền sử dụng ngôn ngữ riêng và chữ viết (nếu họ có) của mình và tôn trọng truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của riêng họ. Nhà nước nhằm mục đích phát triển đời sống tinh thần và vật chất của người dân tộc thiểu số. Ô nhiễm: Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường đang từng bước đưa ra một loạt các tiêu chuẩn công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm cũng như các quy chế đánh giá tác động đến môi trường trong việc thực hiện các kế hoạch cơ bản. Các tổ chức phi chính phủ: Rất nhiều tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam, Hội nông dân, Hội làm vườn, Đoàn thanh niên, v.v.. đang động viên mọi người tham gia vào trồng cây gây rừng xung quanh làng quê của họ. III: ĐỀ XUẤT VỀ NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HOC: 1: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: Công tác bảo tồn đa dạng sinh học hữu hiệu sẽ đòi hỏi những thay đổi và xác định rõ trách nhiệm của tổ chức Nhà nước và phi chính phủ có tác động đến môi trường. Cần phải tiến hành việc nghiên cứu toàn diện về trách nhiệm của các tổ chức trước khi đề xuất có cải tiến về tổ chức, và đó cũng là một trong những dự án đề ra trong kế hoạch này (dự án P1). Trong khi thảo BAP, đã có những cuộc họp tổ chức để trao đổi giữa các đại diện của mọi cấp chính quyền, các nhà khoa học, hàn lâm trong nước và quốc tế, và các nhà lập kế hoạch và quản lý cùng với dân địa phương và những người sử dụng tài nguyên. Dựa trên những ý kiến đóng góp, những hành động sau được xác định là những bước đi đầu hướng về cải tiến tổ chức: Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước: Xác định trách nhiệm cho những chương trình đa dạng sinh học mới. Điều phối sự giúp đỡ của các nhà tài trợ cho lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Giúp Cục Môi trường quốc gia trong việc điều hành công việc của mình. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Chọn lựa một tổ chức có trách nhiệm hướng dẫn cộng đồng vùng đệm lập kế hoạch và thực hiện. Thành lập một đơn vị riêng điều phối các vấn đề về đa dạng sinh học. Hoạt động như một tổ chức khoa học cho công ước CITES, RAMSAR, và các công ước bảo tồn khác mà Việt Nam đã ký. Định kỳ xem xét lại và sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường như Luật môi trường, Luật đánh giá đến tác động môi trường (EIA), kiểm soát kinh doanh trong các loài hoang dại và kiểm soát ô nhiễm. Thành lập một uỷ ban riêng giám sát bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam bao gồm hiệp hội các vườn bách thú và hiệp hội các vườn bách thảo. Đẩy mạnh các chương trình toàn diện và rộng lớn nghiên cứu về các vấn đề thực tế bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nhiều tổ chức khoa học trong cả nước. Xây dựng và điều phối một mạng lưới các trung tâm quản lý dữ liệu điều tra về tình trạng đa dạng sinh học của đất nước. Phát động một chiến dịch truyền thông quốc gia để nâng cao nhận thức chung cho dân chúng và cán bộ về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và ổn định dân số. Xem xét lại mức ô nhiễm, tiêu chuẩn xây dựng nhà máy và tiêu chuẩn về loại chất thải. Vấn đề quy chế kiểm soát phù hợp và quy mô điều tra ô nhiễm trong cả nước. Bộ Lâm nghiệp: Đáp ứng nhu cầu gỗ, nhiên liệu và các lâm sản khác trên cơ sở lâu bền. Phục hồi đất trống trong phạm vi lâm nghiệp để bảo vệ môi trường và sản lượng, lưu ý rằng trên diện tích đất này giá trị bảo vệ nguồn nước trong cả nước lớn hơn giá trị sản xuất gỗ rất nhiều. Xây dựng 6 triệu ha rừng phòng hộ và 2 triệu ha rừng đặc dụng. Chịu trách nhiệm sửa đổi định kỳ quy chế về các loài hoang dại bao gồm săn bắn, nuôi trồng và kinh doanh các loài hoang dại kể cả thuỷ sinh. Hoạt động như một cơ quan quản lý trong khuôn khổ CITES và các công ước quốc tế khác Việt Nam tham gia cho mục đích bảo tồn các loài hoang dại. Hợp tác chặt chẽ với cộng đồng khoa học trong việc đánh giá tình trạng bảo tồn các loài hoang dại, xác định các hoạt động ưu tiên cho bảo tồn và quyết định các kỹ thuật tiên tiến áp dụng trong khôi phục rừng, sử dụng lâu bền và quản lý các loài hoang dại Hợp tác chặt chẽ với các cộng đồng địa phương trong việc nâng cao sự tham gia của nhân dân vào những nhiệm vụ quan trọng về bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia. Điều tra quy mô và hiện trạng tài nguyên rừng và các loại động vật hoang dại của đất nước. Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm: Bảo vệ các giống vật nuôi cây trồng, màu đặc sản và truyền thống. Bằng cách đó giúp bảo quản đa dạng văn hoá dân tộc. Bộ Y tế: Tăng cường chương trình kiểm soát sinh đẻ quốc gia với mục đích tăng nhanh tốc độ tiếp cận tỉ lệ phát triển dân số 0 vào thời gian sớm nhất. Tiến hành chương trình truyền thông cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để đạt được ổn định dân số và cân bằng với môi trường. Việc sửa đổi hệ thống rừng đặc dụng, chương trình biển được đề xuất và chương trình đất ướt được đề xuất có thể đòi hỏi phải xây dựng những cơ quan quản lý mới hoặc sửa đổi những văn phòng hiện có. BAP có đề nghị dứt khoát bằng vấn đề một cơ quan quản lý thích hợp phải được Nhà nước đề cập. Cải thiện sự phối hợp giữa các ngành: Mặc dù đã có một số uỷ ban liên ngành, các tổ chức Nhà nước ở Việt Nam vẫn còn hoạt động trên cơ sở từng lĩnh vực. Trong một vài lĩnh vực điều này có thể không sao nhưng đối với môi trường thì vấn đề liên ngành là quan trọng và cần phải có sự thống nhất giữa các ngành và các nhóm quan tâm khác nhau. Những mối quan hệ liên ngành phải làm ở các cấp quốc gia, tỉnh và huyện. Nhiều tổ chức khác nhau của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã cung cấp một cơ sở thích hợp cho việc quyết định liên ngành ở cấp Nhà nước. ở cấp địa phương, Nhà nước cần phải cải tổ lại những Uỷ ban môi trường thành các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Những Sở này sẽ là bộ khung giúp cho việc phối hợp liên ngành ở cấp tỉnh. MOSTE phải xây dựng một cơ quan quản lý để phối hợp các vấn đề về đa dạng sinh học, cả ở quy mô quốc gia, tỉnh và huyện. 2: SỬA ĐỔI LUẬT VÀ QUY CHẾ, TĂNG CƯỜNG VIỆC THI HÀNH LUẬT: Việc thi hành luật ở Việt Nam được xem như yếu, rất nhiều luật và quy chế hiện tại thường bị lờ đi. Cải thiện tính thực thi của luật là yếu tố cơ bản thành công của quá trình phát triển khoẻ mạnh cho đất nước. Thông thường thì luật bị thay đổi đi bởi những người dân địa phương, các phiên toà xử mức phạt vi phạm của dân địa phương về những vụ nhỏ như chặt cây lấy củi và gây cháy rừng thường bị buông lơi vì nghèo đói. Điều này làm cho luật kém hiệu lực và vì thế được đề xuất rừng dân không nộp được phạt thì phải bị bắt đi lao động công ích cho các dự án môi trường thay cho hình phạt. Chính sách của Bộ Lâm nghiệp cho khuyến khích thuê dân địa phương làm công tác bảo vệ. Những cán bộ bảo vệ như thế thì quen thuộc với rừng và những điều kiện sở tại hơn, khi họ làm việc hầu như vẫn là ở nhà, họ hiểu về những vấn đề của địa phương và bằng cách tuyển chọn những nhân viên như thế ở khu bảo tồn thiên nhiên mang lại lợi ích rõ ràng cho cộng đồng địa phương. Mặc dầu vậy, có những mặt yếu đối với những cán bộ bảo vệ địa phương là họ không muốn bắt những người họ biết. Có đề xuất cần có cả cán bộ địa phương và cán bộ tuyển từ nơi khác đến. Khi Bộ thuỷ sản có quyền hạn lập luật đánh bắt cá, đánh giá trữ lượng và tiềm năng khai thác thông qua việc cộng tác với các chuyên gia, và kiểm soát việc thả lại và phát triển nuôi các loài nhập ngoại, thì nhiệm vụ của luật việc thi hành quy chế để cho Ban bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và chi nhanh của nó ở các tỉnh và huyện. Do Ban này mới được thành lập năm 1993, năng lực quản lý rất yếu. IV: CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC: Một chương trình kiểm tra đa dạng sinh học cần được quyết định xem có áp dụng những quy chế và phương thức quản lý tiên tiến tác động tích cực đến bảo tồn đa dạng sinh học hay không. Chương trình kiểm tra bao gồm bảy nhân tố chính sau: Giám sát môi trường sống: Viện điều tra quy hoạch (FIPI) sẽ tiếp tục giám sát những thay đổi hàng năm về độ che phủ rừng và mật độ rừng trên toàn đất nước bằng phương pháp điều tra viễn thám. Chương trình điều tra viễn thảm này kiểm chứng lại hàng loạt điều tra trên mặt đất của hơn 5000 khu vực điều tra phương vị trên toàn quốc. Để công việc này thành công. Viện điều tra quy hoạch rừng cần phải hợp tác và phối hợp với rất nhiều bộ và cơ quan điều tra các lĩnh vực có liên quan. Giám sát các điều kiện trên mặt đất: Mỗi khu bảo tồn chính sẽ tiến hành một chương trình điều tra riêng theo chỉ đạo quốc gia. Một chương trình điều tra rừng trên 5000 khu vực mẫu đang được triển khai và phải được tiếp tục. Loại hình giám sát này vì thế là một bộ phận của những dự án rừng đặc dụng cá thể được trình bày trong BAP. Giám sát về các loài chỉ thị: Việc điều tra các loài cụ thể phải được tiếp tục tiến hành về tình trạng và phân bố của các loài chủ yếu và bức xúc. Những điều tra như thế sẽ được phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp và Viện điều tra quy hoạch rừng nhưng sẽ được tiến hành bởi các nhà khoa học. Một danh mục những yếu tố điều tra phải được xây dựng. Giám sát các dữ liệu: Một chương trình cần phải được vạch ra cùng với rất nhiều loại thông tin khác nhau và kết quả phân tích dữ liệu cho một cái nhìn sâu vào xu hướng và những chỉ dẫn về quản lý. Vì vậy cần phải xây dựng trung tâm dữ liệu đa dạng sinh học (dự án C6) đảm bảo duy trì cơ sở dữ liệu về tổng thể các loài, môi trường sống, vị trí gắn với việc lập bản đồ và khả năng của hệ thống thông tin địa lý. Một bộ phận đặc biệt có thể là cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học biển như mô tả trong dự án C7. Trung tâm này sẽ bao gồm một mạng lưới gắn những cơ sở hiện có tại Viện Điều tra quy hoạch rừng, Bộ Tài chính, Viện sinh thái và tài nguyên sinh học và một văn phòng điều phối mới phải được thành lập trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ba dự án quốc tế sẽ là phương tiện giúp đõ xây dựng mạng lưới này - việc đào tạo hệ thống thông tin địa lý trong khuôn khổ dự án GEF; được hỗ trợ thông qua dự án của ngân hàng thế giới xem xét lại hệ thống các khu vực bảo vệ của khu vực Indonexia, Malayan; và vùng RAS/93/102 với bộ phận chung dữ liệu xuyên biên giới của nó. Giám sát về quản lý: Cần phải Giám sát kỹ hơn và đánh giá về hiệu quả quản lý. Mỗi luận chứng kinh tế kỹ thuật phải bao gồm một chương trình phù hợp cho việc Giám sát như thế và xem xét lại quá trình khi nào những thủ tục hành chính được xem xét lại và sửa đổi nếu cần thiết. Trong hầu hết mọi trường hợp, hình thức Giám sát mạnh nhất phải được thiết kế trên cơ sở tuần tra định kỳ và báo cáo chức năng của lực lượng kiểm lâm. Kiểm lâm phải thường xuyên tuần tra khảo sát và các mẫu báo cáo phải được lập để ghi chép lại ba loại thông tin chính - thông tin về điều kiện sống, thông tin về sự phong phú và vị trí của các loài động vật hoang dại và thông tin về mức độ hoạt động của con người . Giám sát về trữ lượng cá: Trong khi Ban bảo vệ tài nguyên thuỷ sản tiến hành điều tra về sản lượng đánh bắt cả toàn diện ở quy mô địa phương, thì sẽ có hiệu quả hơn nếu các nhà khoa học cũng tích cực tham gia vào việc điều tra về ngư nghiệp, tập trung vào các loài bị khai thác quá mức hoặc bị suy giảm và tại các khu vực dễ bị thương tổn nơi làm ngư nghiệp rất dễ tác động bất lợi do khai thác quá độ hoặc làm suy giảm môi trường. Điều này phải được gắn với Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học biển được đề xuất xây dựng dự án C7. Giám sát về các thông số vật chất: Cục môi trường quốc gia trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ điều phối một chương trình Giám sát quốc gia để Giám sát về các biểu hiện vật chất của môi trường. Một chương trình như vậy phải gồm: Giám sát khí hậu gồm những dự báo địa cầu, mức độ CO2, khí nhà kính, mưa a xít. Ô nhiễm không khí - bụi và khí: Nước tải phù sa ra sông và vừng nước ven biển. Ô nhiễm nước - kim loại, chất độc, dẫn điện. Các mô hình dòng chảy, mạch nước ngầm. Các phòng ban và tổ chức khác nhau phải tham gia vào việc làm mẫu và thu thập dữ liệu nhưng những thông tin như thế phải được tập hợp lại để phân tích tại trung tâm quy hoạch dữ liệu môi trường trong tương lai Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Chương trình này không phải là một bộ phận của BAP, nhưng kiểm soát ô nhiễm được bao trùm trong dự án P4. V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC: Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Với trên 70% dân số cả nước tham gia và hàng năm đóng góp khoảng 24% GDP và 30% giá trị xuất khẩu của cả nước. Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trưởng tương đối ổn định khoảng 4,5% năm đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, giúp xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống cho người dân và cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được là vấn đề môi trường nảy sinh gây bức xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi trường nông thôn. Đặc biệt các điểm nóng về môi trường như tài nguyên rừng và biển bị xuống cấp; đa dạng sinh học bị suy giảm; dịch cúm gia cầm; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản; suy thoái môi trường đất do xói mòn và canh tác quá mức trong sản xuất nông nghiệp; môi trường ao hồ, sông bị ô nhiễm do chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề; ô nhiễm rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn... Theo Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 5.000 nhà máy chế biến với quy mô công nghiệp các sản phẩm nông, lâm sản. Hàng năm, các nhà máy này thải vào môi trường khối lượng lớn các chất thải ở cả 3 dạng khí, lỏng, rắn sinh ra trong quá trình sản xuất tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước và các chất bị loại bỏ trong quá trình chế biến, đóng gói. Chất lượng nước ở nhiều cơ sở chế biến nông lâm sản bị ô nhiễm nghiêm trọng, một số nơi đã ở mức báo động. Nguyên nhân chính là do bất cập trong công tác quy hoạch sản xuất; tổ chức thực hiện pháp luật liên quan còn yếu; các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường trong chế biến nông lâm sản không đáp ứng nhu cầu. Một nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, Đại học Bách Khoa cho thấy: ô nhiễm nước thải ở các làng nghề là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rõ rệt tới sức khoẻ của người lao động, dân cư và một số khu vực xung quanh. Các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da... gia tăng thậm chí dẫn tới các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại nặng. Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây các bệnh từ vật nuôi sang người ngày càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nước ta còn lạc hậu, nhỏ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư. Nguyên nhân do khả năng đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế ở đa số nông dân nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thường bị bỏ qua... Việt Nam nằm trong khu hệ rừng mưa nhiệt đới nên rừng nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, diện tích rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, hàng năm có khoảng 100.000 ha rừng bị mất. Rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rặng san hô bị đe doạ huỷ hoại nghiêm trọng. Do mất nơi cư trú nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị suy thoái như: heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, trĩ, gỗ đỏ (La Ngà, Đồng Nai), gụ mật (Kỳ Thượng), táu (Hương Sơn), nghiến (Chí Linh) và nhiều loài khác như sao, sến, trò chỉ, hoàng đàn... Trong sách đỏ Việt Nam đã ghi 407 loài động vật và 448 loài thực vật là những loài quý hiếm đang bị đe doạ. Áp lực ô nhiễm môi trường nông nghiệp từ phân bón đang có xu hướng gia tăng; việc sử dụng phân bón tuy chưa gây những ảnh hưởng nghiêm trọng cho chất lượng môi trường nông nghiệp, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ tích luỹ một số kim loại nặng độc hại (Cu, Cd, Zn, Pb...) Áp lực ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và chất lượng nông sản bị suy giảm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Suy thoái môi trường đất do sa mạc hoá khá nghiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docda_dang_sinh_hoc_o_viet_nam_0865.doc
Tài liệu liên quan