Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác
định kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen ADH1C*1
là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
nguyên phát (OR tương ứng 2,34 và 1,87).
Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu
của tác giả người Đức và cộng sự (2006) là
kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen ADH1C*1 là yếu
tố nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên
phát với OR tương ứng 3,56 và 2,14. Nghiên
cứu của tác giả này được thực hiện trên 818
bệnh nhân da trắng nghiện rượu nặng và có
các bệnh lý liên quan đến rượu (bao gồm 123
ca ung thư thực quản, 84 ca ung thư đầu cổ,
86 ca ung thư tế bào gan nguyên phát liên
quan đến rượu và 117 ca viêm tụy do rượu,
217 ca xơ gan rượu, 17 ca viêm tụy và xơ gan
rượu, 174 ca nghiện rượu nhưng không có
tổn thương cơ quan tiêu hóa) phát hiện rằng
tần số alen ADH1C*1 và kiểu gen ADH1C*1/
*1 cao hơn có ý nghĩa ở các bệnh nhân có
các ung thư liên quan đến rượu so với nhóm
người nghiện rượu mà không mắc ung thư.
OR đối với kiểu gen ADH1C*1/*1 đối với sự
phát triển ung thư thực quản, ung thư tế bào
gan nguyên phát và ung thư đầu cổ lần lượt là
2,93 (CI ;1,84 - 4,67); 3,56 (CI ;1,33 - 9,53) và
2,2 (CI; 1,11 - 4,36), đồng thời cũng chỉ ra
rằng kiểu gen ADH1C*1/*1 là một yếu tố nguy
cơ độc lập với sự phát triển của các khối u
liên quan đến rượu trong số những người
nghiện rượu [9].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa hình thái đơn gen ADH1C trong ung thư tế bào gan nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 109 (4) - 2017 1
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh, Trường
Đại học Y Hà Nội
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 26/9/2017
Ngày được chấp thuận: 26/11/2017
ĐA HÌNH THÁI ĐƠN GEN ADH1C
TRONG UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
Uông Thị Thu Hương1, Trần Huy Thịnh1,
Trần Vân Khánh1, Nguyễn Thanh Bình1, Vũ Trường Khanh2
1Trường Đại Học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Bạch Mai
Enzyme có liên quan đến chuyển hóa rượu là alcohol dehydrogenase (ADH). ADH có nhiều isozyme
được mã hóa bởi nhiều gen khác nhau. Các alen ADH1C mã hóa cho các enzyme ADH có hoạt tính khác
nhau và kết quả là tốc độ phản ứng từ rượu chuyển thành acetaldehyde sẽ khác nhau. Alen ADH1C*1 của
gen ADH1C mã hóa cho enzym có khả năng tạo nồng độ acetaldehyde rất cao. Hơn nữa, có mối liên quan
giữa alen ADH1C*1 và một số loại ung thư có liên quan đến sử dụng rượu hiện vẫn còn đang bàn cãi.
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiểu gen và alen của gen ADH1C trên bệnh nhân
ung thư gan nguyên phát. Đa hình ADH1C được xác định bằng kỹ thuật PCR-RFLP (PCR-Restriction
fragment length polymorphism). Kết quả tỉ lệ kiểu gen ADH1C*1/*1, ADH1C*1/*2, ADH1C*2/*2 của nhóm
ung thư tế bào gan nguyên phát là 90%, 8,0%, 2,0% và nhóm chứng là 79,3%, 20,0%,0,7%. Kiểu gen
ADH1C*1/*1 và Alen ADH1C*1 trong nhóm bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát cao hơn trong
nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR 2,34 (CI, 1,2 - 4,55), 1,87 (1,02 - 3,41). Bước
đầu khẳng định kiểu gen ADH1C*1/*1 và Alen ADH1C*1 là yếu tố nguy cơ độc lập với ung thư gan
nguyên phát ở bệnh nhân có sử dụng rượu.
Từ khóa: gen ADH1C, đa hình kiểu gen, ung thư gan tế bào gan nguyên phát
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát là một trong
những bệnh lý ác tính phổ biến nhất trên thế
giới, bệnh thường được phát hiện muộn, tiên
lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong cao, thời gian
sống của người bệnh kể từ thời điểm phát
hiện bệnh ngắn [1; 2]. Nghiện rượu mạn tính
là nguyên nhân chính gây ung thư gan [3; 4].
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra cùng lượng rượu
tiêu thụ nhưng nguy cơ ung thư là khác nhau
giữa mỗi cá thể, vậy ngoài yếu tố rượu tác
động gián tiếp gây ung thư thì yếu tố di truyền
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
các loại hình ung thư [5; 6]. Gen ADH1C có
các đa hình thái đơn (SNP) tạo ra các isoen-
zym có thuộc tính động học khác nhau. Đa
hình thái của gen mã hóa cho các enzym
ADH1C làm cho các enzym có hoạt tính thay
đổi nên nồng độ acetaldehyde (AA) tạo ra
khác nhau. Chất AA là chất trung gian được
tạo ra trong quá trình chuyển hóa rượu, đây
là chất độc và được chứng minh là chất gây
ung thư [5; 7]. Đã có nhiều nghiên cứu về
các đa hình kiểu gen ADH1C trên các loại
hình ung thư khác nhau, được thực hiện trên
thế giới [8 - 10]. Tại Việt Nam, nghiên cứu đa
hình thái gen ADH1C trên bệnh nhân ung thư
gan chưa được tìm hiều một cách đồng bộ
và bài bản. Vì vậy, nghiên cứu được thực
hiện với mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiểu gen và
alen của gen ADH1C trên bệnh nhân ung thư
gan nguyên phát.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
2 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
150 bệnh nhân được chẩn đoán xác định
và được theo dõi điều trị ung thư gan nguyên
phát tại Bệnh viện K Trung ương từ tháng
1/2014 đến tháng 9/2014.
150 người mắc một số bệnh mạn tính
khám tại phòng khám Nội tại Bệnh viện Xanh
Pôn Hà Nội. Đối tượng này được lựa chọn có
sử dụng rượu được khám kết luận không mắc
ung thư gan nguyên phát hay bất kỳ ung thư
nào khác, tình nguyện tham gia nghiên cứu,
được phỏng vấn và lấy mẫu cùng thời điểm
thực hiện nghiên cứu.
Các đối tượng nghiên cứu đều được khai
thác tiền sử sử dụng rượu. Phương pháp đo
lượng rượu tiêu thụ là hỏi trực tiếp bằng bảng
câu hỏi QF [11].
Dựa vào số lần sử dụng rượu trong tháng,
thể tích cốc sử dụng, số gram rượu quy đổi
của từng loại rượu sẽ tính được lượng rượu
tiêu thụ trong tháng và theo ngày.
Mức độ tiêu thụ rượu được phân loại theo
hàm lượng tiêu thụ trong ngày: uống ít (nam ≤
40g, nữ ≤ 20g), uống vừa (nam 41 - 60g, nữ
21 - 40g), nghiện rượu (nam ≥ 61g, nữ ≥ 41g).
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại Học Y
Hà Nội.
2. Phương pháp
Thiết kết nghiên cứu: nghiên cứu bệnh
chứng.
2.1. Thu thập mẫu
- Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung
thư tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng.
2.2. Tách chiết DNA
- DNA được tách chiết theo phương pháp
phenol/chloroform từ bạch cầu máu ngoại vi
của bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên
phát và người lành đối chứng.
- Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của
DNA được tách chiết bằng phương pháp đo
quang trên máy Nanodrop, dựa vào tỷ lệ
A260nm/A280nm = 1,8 ÷ 2,0.
2.3. Kỹ thuật PCR-RFLP (PCR- Restric-
tion Fragment Length Polymorphism)
Khuyếch đại đoạn gen ADH1C bằng máy
PCR với cặp mồi đặc hiệu.
Mồi xuôi: ADH3 ex8F: AAT AAT TAT TTT
TCA GGC TTT AAG AGT AAA TAT TCT GT.
Mồi ngược: ADH3 ex8R: AAT CTA CCT
CTT TCC AGA GC.
Phản ứng PCR được tiến hành với thể tích
20μl gồm: 10 μl Taq polymerase, 1μl mồi xuôi,
1μl mồi ngược, 2μl DNA và 6μl H2O. Chu trình
nhiệt của phản ứng PCR: [94oC/30 giây,
54oC/30 giây, 72oC/30 giây] 37 chu kỳ. Bảo
quản mẫu ở 15oC.
Sản phẩm PCR được điện di trên gel
agarose 3% kiểm tra, sau đó được tiến hành
giải trình tự theo quy trình thường quy. Kết
quả được so với trình tự Genebank.
Đoạn gen được khuếch đại với cặp mồi
đặc hiệu ADH3ex8F và ADH3ex8R là một
đoạn dài 162 bp trên exon 8 của gen ADH1C,
chứa SNP rs698. Vị trí SNP rs698 cách đầu
5' một đoạn 99 bp, cách đầu 3' một đoạn 62bp
và cách vị trí cắt đối chứng của enzym SspI
một đoạn 68 bp. Sản phẩm PCR sau khi
enzym SspI cho hình ảnh đoạn gen trên
điện di.
Alen ADH1C*2: 2 đoạn gen kích thước
31bp và 131bp. Alen ADH1C*1: 3 đoạn gen
kích thước 31bp và 68bp, 63bp, trong đó đoạn
68bp và 63bp trùng nhau cho hình ảnh 1 băng
TCNCYH 109 (4) - 2017 3
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
điện di.
Kiểu gen ADH1C*1/*1: 2 băng tương ứng
đoạn gen 63bp, 68bp và 31bp. Kiểu gen
ADH1C*1/*2: 3 băng tương ứng đoạn gen
63bp, 68bp và 31bp, 131bp. Kiểu gen
ADH1C*2/*2: 2 băng tương ứng đoạn gen
131bp và 31bp.
2.4. Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0
để phân tích số liệu. Dùng kiểm định χ2 để so
sánh tỷ lệ kiểu gen ADH1C của hai nhóm ung
thư tế bào gan nguyên phát và nhóm chứng.
Để ước tính mối liên quan giữa các kiểu gen
và khả năng mắc ung thư tế bào gan nguyên
phát dùng tỷ suất OR với khoảng tin cậy 95%.
Các kiểm định có ý nghĩa khi p < 0,05.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ đạo đức
nghiên cứu trong Y học theo Quyết định
số 188/HĐĐĐ-ĐHYHN, ngày 31/01/2013
của Hội đồng Đạo đức Y học Trường Đại học
Y Hà Nội. Đối tượng tham gia nghiên cứu
hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút khỏi
nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục tham
gia. Các thông tin cá nhân sẽ được đảm bảo
bí mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 150 bệnh nhân
ung thư tế bào gan nguyên phát và 150 người
bình thường làm đối chứng. Kết quả cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05) về độ tuổi và giới tính giữa hai
nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều này cho
thấy với việc nhóm bệnh và nhóm chứng khá
tương đồng nhau về tuổi và giới.
Trong nhóm bệnh, tỉ lệ nam mắc bệnh cao
hơn nữ (tỉ lệ nam/nữ 4,18/1). Sử dụng rượu
với mức độ vừa và nghiện trong nhóm bệnh
chiếm tỉ lệ cao (tương ứng 40%, 36%). Tỷ lệ
bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có
HBV dương tính là khá cao chiếm tỉ lệ 66%
(bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Bệnh Chứng
p
n % n %
Giới
Nam 121 80,7 131 87,3
0,12
Nữ 29 19,3 19 12,7
Tuổi
≤ 40 20 13,3 11 7,3
0,0640 - 60 93 62,0 86 57,3
≥ 60 37 24,7 53 35,3
Sử dụng
rượu
Nghiện 54 36,0 57 38,0
0,69Uống vừa 60 40,0 53 35,3
Uống ít 36 24,0 40 26,7
Nhiễm HBV 99 66,0 84 56,0 0,08
4 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đánh giá mối liên quan gen ADH1C với ung thư tế bào gan nguyên phát
Kết quả kiểu gen ADH1C bằng phương pháp PCR-RFLP. Sau khi cắt sản phẩm khuếch đại
của đoạn gen ADH1C, đem điện di trên gel agarose 3% thấy các băng rõ nét và phân tách rõ
ràng, kích thước phù hợp với các đoạn gen bị cắt (hình 1).
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn gen ADH1C bằng enzym SspI
mẫu bệnh nhân ung thư gan nguyên phát
M: Marker 100bp; kiểu gen ADH1C*1/*1(K21- K29 và K31, K61, K64- K71), kiểu gen
ADH1C*1/*2 (K30), kiểu gen ADH1C*2/*2 (K63).
Sản phẩm cắt đoạn gen ADH1C bởi enzym SspI gồm các đoạn DNA có kích thước khác nhau
gồm 131bp, 63 - 68bp, 31bp chứng tỏ sản phẩm PCR được cắt hoàn toàn bởi enzym SspI. Mẫu
mang kiểu gen ADH1C*1/*1 gồm 2 băng DNA có kích thước 63 - 68bp và 31bp. Mẫu mang kiểu
gen ADH1C*1/*2 gồm 3 băng DNA có kích thước 131bp và 63 - 68bp, 31bp. Mẫu mang kiểu gen
ADH1C*2/*2 gồm 2 băng DNA có kích thước 31bp, 131bp.
Nghiên cứu trên 300 mẫu trong đó 150 mẫu chứng và 150 mẫu bệnh được kết quả như sau:
Kiểu gen ADH1C*1/*1 chiếm tỷ lệ cao trong cả nhóm bệnh (90,0%) và nhóm chứng (79,3%),
trong khi tỷ lệ kiểu gen dị hợp ADH1C*1/*2 kiểu gen đồng hợp ADH1C*2/*2 tỷ lệ thấp. Kiểu gen
đồng hợp ADH1C*2/*2 tỷ lệ rất thấp, nhóm bệnh gặp 3 trường hợp (2,0%) và nhóm chứng 1
trường hợp (0,7%) (bảng 2).
K21 K22 K23 K24 K25 K26 K27 K28 K29 K30 K31 M
131bp
63 - 68bp
31pb
K61 K62 K63 K64 K65 K66 K67 K68 K69 K70 K71 M
131bp
63 - 68bp
31pb
TCNCYH 109 (4) - 2017 5
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Tỷ lệ kiểu gen ADH1C của nhóm bệnh và nhóm chứng
Kiểu gen Nhóm bệnh (n = 150) Nhóm chứng (n = 150) Nhóm nghiên cứu (n = 300)
ADH1C*1/*1 135 (90,0%) 119 (79,3%) 254 (84,7%)
ADH1C*1/*2 12 (8,0%) 30 (20,0%) 42 (14,0%)
ADH1C*2/*2 (2,0%) 1,0 (0,7%) 4 (1,3%)
Bảng 3. Tỷ lệ kiểu gen và alen ADH1C của nhóm bệnh và nhóm chứng
Kiểu gen Nhóm bệnh Nhóm chứng p OR CI 95%
ADH1C*1/*1 135 (90,0%) 119 (79,3%) 0,01 2,34 1,2 - 4,55
ADH1C*1/*2 và
ADH1C*2/*2
15 (10,0%) 31 (20,7%) 1,00
Tổng 150 (100%) 150 (100%)
Alen
ADH1C*1 282 (94,0%) 268 (89,3%) 0,039 1,87 1,02 - 3,41
ADH1C*2 18 (6,0%) 32 (10,7%) 1,00
Tổng 300 (100%) 300 (100%)
Tỷ lệ kiểu gen ADH1C*1/*1 ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với kiểu gen ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 với p = 0,01 và OR = 2,34; CI 95%
(1,2 - 4,55).
Alen ADH1C*1 có nguy cơ bị ung thư tế bào gan nguyên phát cao hơn alen ADH1C*2, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,039; OR = 1,87 CI 95% (1,02 - 3,41).
Hình 2. Kết quả giải trình tự sản phẩm PCR đoạn gen ADH1C
của bệnh nhân ung thư gan nguyên phát K131 và K132
Đoạn gen được khuếch đại là đoạn dài 162bp trên exon 8 của gen ADH1C, từ nucleotide vị trí
thứ 1033 đến 1195, đa hình thái (SNP rs698) ở vị trí nucleotide 1133 trên phân tử mARN. Tại vị
6 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trí nucleotide 1133 nếu nucleotide là A sẽ cho bộ ba mã hóa là ATT (mã trên mARN là AUU) mã
hóa cho acid amin Isoleucine và được quy ước là alen ADH1C*1. Tại vị trí nucleotide 1133 nếu
nucleotide là G sẽ cho bộ ba mã hóa là GTT (mã trên mARN là GUU) mã hóa cho acid amin
Valine và được quy ước là alen ADH1C*2.
Kết quả giải trình tự DNA của bệnh nhân cho thấy hoàn toàn phù hợp với kết quả cắt enzym
giới hạn.
IV. BÀN LUẬN
Sử dụng phương pháp PCR - RFLP,
chúng tôi phát hiện 3 kiểu gen của ADH1C
trong nhóm nghiên cứu ADH1C*1/*1, ADH-
1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 với tỷ lệ tương ứng
84,7% -14,0% - 1,3%. Như vậy, kiểu gen đồng
hợp ADH1C*1/*1 chiếm tỷ lệ cao, còn dạng dị
hợp và đồng hợp ADH1C*2/*2 tỷ lệ rất thấp.
Tỷ lệ kiểu gen ADH1C đặc trưng cho từng
chủng tộc, địa lý khác nhau. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ kiểu gen phù hợp với
nghiên cứu trên chủng tộc người châu Á
95,0% - 5,0% - 1,0%. Ngược lại, chủng tộc
người da trắng tỷ lệ kiểu gen 34,0% - 48,9% -
16,6%, chủng tộc người Mỹ da đen 64,0% -
32,0% - 4,0%. Ở hai nhóm chủng tộc da trắng
và da đen thì tỷ lệ ADH1C*1/*1 thấp hơn và tỷ
lệ dị hợp tử cao hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi [12]. Kết quả kiểu gen ADH1C của
nhóm nghiên cứu được so sánh với kiểu gen
của một số dân tộc người châu Á cũng cho
kết quả tương tự. Hai nghiên cứu được thực
hiện trên một số dân tộc Trung Quốc và Đài
Loan cho thấy tỷ lệ ADH1C*1/*1 cao 59,0 -
88,0% [13].
Nhiều nghiên cứu chứng minh đa hình thái
đơn của gen ADH1C có liên quan đến nhiều
loại hình ung thư. Enzym chuyển hóa rượu
được mã hóa kiểu gen ADH1C*1/*1 tạo ra
nồng độ AA cao gấp 2,5 lần enzym mã hóa
kiểu gen dị hợp ADH1C*1/*2 và kiều gen đồng
hợp ADH1C*2/*2. Chất trung gian AA được tạo
ra trong quá trình chuyển hóa rượu là chất gây
ung thư [7]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về
mối liên quan gen ADH1C cho kết quả khác
nhau. Một nghiên cứu năm 2003 đã kết luận
những người mang kiểu gen ADH1C*1/*1 và
sử dụng rượu (> 10 cốc/1 tuần) có nguy cơ
ung thư đại trực tràng cao hơn những người
sử dụng rượu (< 1cốc/1 tuần), sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (OR = 1,76; CI 95%, 1,0 -
3,11). Ảnh hưởng của lượng rượu tiêu thụ và
nguy cơ ung thư đại trực tràng là thấp với
những người mang kiểu gen ADH1C*1/*2 và
ADH1C*2/*2 [8]. Một nghiên cứu khác (2007)
cho kết quả trái ngược lại là không nhận thấy
mối liên quan giữa sự đa hình thái của gen
ADH1C với ung thư đại trực tràng trên bệnh
nhân nghiện rượu [14].
Một nghiên cứu mối liên quan giữa gen
ADH1C với ung thư đầu cổ trên 2 nhóm gồm
137 bệnh nhân có tiền sử ung thư đầu cổ và
146 đối tượng nhóm chứng đã chứng minh
yếu tố nguy cơ của ung thư đầu và cổ liên
quan đến mức độ tiêu thụ rượu ở những
người mang kiểu gen ADH1C*1/*1 là cao hơn
người mang kiểu gen dị hợp tử ADH1C*1/*2
và đồng hợp tử ADH1C*2/*2 [15]. Một số tác
giả khác thì cho thấy người mang kiểu gen
ADH1C*2/*2 có nguy cơ ung thư đầu cổ cao
hơn nhóm những người mang kiểu gen ADH-
1C*1/*1 và ADH1C*1/*2 [16; 17].
TCNCYH 109 (4) - 2017 7
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác
định kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen ADH1C*1
là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan
nguyên phát (OR tương ứng 2,34 và 1,87).
Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu
của tác giả người Đức và cộng sự (2006) là
kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen ADH1C*1 là yếu
tố nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên
phát với OR tương ứng 3,56 và 2,14. Nghiên
cứu của tác giả này được thực hiện trên 818
bệnh nhân da trắng nghiện rượu nặng và có
các bệnh lý liên quan đến rượu (bao gồm 123
ca ung thư thực quản, 84 ca ung thư đầu cổ,
86 ca ung thư tế bào gan nguyên phát liên
quan đến rượu và 117 ca viêm tụy do rượu,
217 ca xơ gan rượu, 17 ca viêm tụy và xơ gan
rượu, 174 ca nghiện rượu nhưng không có
tổn thương cơ quan tiêu hóa) phát hiện rằng
tần số alen ADH1C*1 và kiểu gen ADH1C*1/
*1 cao hơn có ý nghĩa ở các bệnh nhân có
các ung thư liên quan đến rượu so với nhóm
người nghiện rượu mà không mắc ung thư.
OR đối với kiểu gen ADH1C*1/*1 đối với sự
phát triển ung thư thực quản, ung thư tế bào
gan nguyên phát và ung thư đầu cổ lần lượt là
2,93 (CI ;1,84 - 4,67); 3,56 (CI ;1,33 - 9,53) và
2,2 (CI; 1,11 - 4,36), đồng thời cũng chỉ ra
rằng kiểu gen ADH1C*1/*1 là một yếu tố nguy
cơ độc lập với sự phát triển của các khối u
liên quan đến rượu trong số những người
nghiện rượu [9].
V. KẾT LUẬN
Đã xác định tỷ lệ kiều gen và alen ADH1C
trên bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên
phát và kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen
ADH1C*1 trong nhóm bệnh nhân ung thư tế
bào gan nguyên phát cao hơn trong nhóm
chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p = 0,01 và p = 0,039).
Lời cảm ơn
Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ kinh
phí của đề tài nhánh cấp nhà nước “Đánh giá
sự phân bố kiểu gen của một số gen liên quan
đến ung thư phổi và ung thư gan” thuộc đề tài
nhiệm vụ Quỹ gen “Đánh giá đặc điểm di
truyền người Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu
trân trọng cảm ơn Bệnh viện K Trung ương,
Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein đã tạo
điều kiện giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. El-Serag. HB, Rudolph.KL (2007).
Hepatocellular carcinoma: Epidemiology and
molecular carcinogenesis. Gastroenterology;
132, 2557 - 2576.
2. Helmut K. Seitz, M.D., and Peter
Becker (2007). Alcohol Metabolism and Can-
cer Risk, Alcohol Research & Health, 30 (1),
38 - 47.
3. Yu MC., Yuan JM., Lu SC
(2008). Alcohol, cofactors and the genetics of
hepatocellular carcinoma. J Gastroenterol He-
patol, 23(1), 92 - 97.
4. Iain H. McKillop, Laura W Schrum
(2009). Role of Alcohol in Liver Carcinogene-
sis. Allergy and Immunology, 29(2), 222 - 232.
5. Howard J. Edenberg (2007). The Ge-
netics of Alcohol Metabolism, Role of Alcohol
Dehydrogenase and Aldehyde Dehydro-
genase Variants. Alcohol Reseach Health, 30
(1), 5 - 12.
6. Vijay A. Ramchandani (2013). Genetics
of Alcohol Metabolism. Alcohol, Nutrition,
Health Consequences, 2, 15 - 25.
7. Helmut K. Seitz and Felix Stickel
(2010). Alcetaldehyde as an underestimated
risk factor for cancer development: role of ge-
netics in ethanol metabolism. Gen & Nutrition.
5(2), 121 - 128.
8 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
8. Tiemersma (2003). Alcohol consump-
tion, alcohol dehydrogenase 3 polymorphism,
and colorectal adenomas. Cancer Epidemiol-
ogy, Biomarkers & Prevention. 12, 419 - 425
9. Homann N., Stickel F (2006). Alcohol
dehydrogenase 1C*1 allele is a genetic
marker for alcohol-associated cancer in heavy
drinkers. International Journal of Cancer. 118
(8), 1998 - 2002
10. Terry M.B., Gammon M.D, Zhang F.F
(2006). ADH3 genotype, alcohol intake and
breast cancer risk. Carcinogenesis 27(4), 840
- 847.
11. World Health Organization (2000).
International guide for monitoring alcohol
consumption and related harm. World Health
Organization Global Status Report on Alcohol,
WHO, Geneva.
12. Li, T.K (2001). Genetic and environ-
mental influences on alcohol metabolism in
humans. Alcoholism: Clinical and Experimen-
tal Research, 25(1),136 - 144.
13. Eng M.Y., Luczak S.E., Wall T.L
(2007). ALDH2, ADH1B, and ADH1C geno-
types in Asians: a literature review. Alcohol
Research & Health, 30(1), 22 - 27.
14. Yin (2007). Alcohol dehydrogenase and
aldehyde dehydrogenase polymorphisms and
colorectal cancer: The Fukuoka Colorectal Can-
cer Study. Cancer Science. 98(8), 1248 - 1253.
15. Harty LC (1997). Alcohol dehydro-
genase 3 genotype and risk of oral cavity and
pharyngeal cancers. National Cancer Institute,
89 (22),1698 - 1705.
16. Peters, E.S (2005). ADH1C polymor-
phism modifies the risk of squamous cell carci-
noma of the head and neck associated with
alcohol and tobacco use. American Associa-
tion for Cancer Research. 14, 476 - 482.
17. Schwartz SM (2001). Oral squamous
cell cancer risk in relation to alcohol consump-
tion and alcohol dehydrogenase-3 genotypes.
Cancer Epidemiol Biomarkers Prev; 10, 1137 -
1144.
Summary
ADH1C SINGLE NUCLEOTIDE POLYMORPHISM
IN HEPATOCELLULAR CARCINOMA STUDY
The primary enzyme involed in alcohol metabolism is alcohol dehydrogenase (ADH). ADH oc-
cur in several forms that are encoded by different genes. ADH1C alleles encode particulaly active
ADH enzymes, resulting in more rapid conversion of alcohol to acetaldehyde. The allele ADH1C*1
of ADH1C encodes for an enzyme with a high capacity to generate acetaldehyde. So far, the as-
sociation between the ADH1C*1 allele and alcohol-related cancers among drinkers is controver-
sial. Objectives: Study on the ADH1C polymorphism in patients with hepatocellular carcinoma
(HCC). Study is carried out in 150 samples of HCC patients and 150 control samples. The
ADH1C polymorphism is determined by PCR-RFLP (PCR-Restriction fragment length
polymorphism). the frequency ADH1C*1/*1, ADH1C*1/*2, ADH1C*2/*2 genotype of HCC group
was 90%, 8.0%, 2.0% and the control group was 79.3%, 20.0%, 0.7%, respectively. The
ADH1C*1 allele and genotype ADH1C*1/1 were significantly more frequent in patients with
alcohol-related HCC than that in individuals with nonmalignant alcohol. The odds ratio for
genotype ADH1C*1/1 and ADH1C*1 allele regarding the development of hepatocellular were 2.34
(CI, 1.2 - 4.55), 1.87 (1.02 - 3.41), respectively. The data identify genotype ADH1C*1/1 as an
independent risk factor for the development of alcohol-associated HCC.
Key words: gene ADH1C, polymorphisms, hepatocellular carcinoma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da_hinh_thai_don_gen_adh1c_trong_ung_thu_te_bao_gan_nguyen_p.pdf