Patients had 37.1 weeks in average, low birth weight (2181gr) with 87.0% below 50th percentile for
gestational age. Mothers were nulliparous in 78.2% and 73.9% from age 20 − 25. Before transfer: just wet gauze
wraps had be done in 82.6% , 73.9% not received intravenous fluids, and 91.3% had no nasogastric sonde.
Status at admission: hypothermia 78.3%, shock 30.4%, polycythemia 34.8%, pneumonia on chest Xray 30.4%
and gastric perforation 8.7%. The newborns were warmed and wrapped in a sterile bag, and had a infusion
intravenous at mean 6.4 ml/kg/h. Post−operation: baby needed assisted ventilation for 6.8 days, had first feeds at
day 10.1 and reached full feeds by 15.7 days; were discharged by 22.9 days (all medians). There were 5 (21.7%)
deaths: necrose intestinal (2), sepsis (2) and necrotizing enterocolitis (1).
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh lý hở thành bụng bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 229
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ HỞ THÀNH BỤNG BẨM SINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
Hồ Tấn Thanh Bình*, Huỳnh Thị Duy Hương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng và điều trị nội trẻ sơ sinh hở thành bụng nhằm góp phần nâng cao
chất lượng điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiền cứu 23 ca hở thành bụng nhập viện phẫu thuật đóng thành bụng
một thì từ 5/2006 − 3/2007.
Kết quả: Tuổi thai 37,1 tuần, CNLS 2181g với tỉ lệ CN so với tuổi thai < bách phân vị 50 là 87,0%. Tuổi
mẹ 20 – 25 chiếm đa số 73,9%, 78.2% là lần mang thai đầu tiên. Trước chuyển: 82,6% trường hợp chỉ được đắp
gạc ẩm lên khối thoát vị, 73,9% không được truyền dịch đường tĩnh mạch, 91,3% không được đặt sonde dạ dày.
Tình trạng lúc nhập viện: 78,3% bị hạ thân nhiệt, 30,4% có sốc, 34,8% đa hồng cầu, 65,2% cần hỗ trợ hô hấp,
30,4% tổn thương viêm phổi trên Xquang, và 8,7% thủng dạ dày. Trẻ được nằm warmer, bọc túi thoát vị trong
túi nhựa vô trùng và bù dịch tốc độ trung bình là 6.4 ml/kg/g. Sau mổ trẻ được hỗ trợ hô hấp trung bình là 6,8
ngày, bắt đầu tập ăn trung bình vào ngày 10,1 và đạt dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường tiêu hóa vào ngày 15,7.
Thời gian nằm viện trung bình là 22,9 ngày. Tỉ lệ tử vong là 21,7% do các biến chứng: hoại tử ruột (2 ca),
nhiễm trùng huyết (2 ca) và viêm ruột hoại tử (1 ca).
Kết luận: Tỉ lệ tử vong còn cao hơn các nước Âu Mỹ. Cần chú trọng các sơ cứu trước khi chuyển và kiểm
soát nhiễm trùng bệnh viện. Phẫu thuật 2 thì các trường hợp áp lực ổ bụng quá cao sau đóng thành bụng.
Từ khóa: hở thành bụng bẩm sinh.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF NEWBORN WITH GASTROSCHISIS IN CHILDREN HOSPITAL No1
Ho Tan Thanh Binh, Huynh Duy Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 229 - 234
Objective: Describe characteristics of intensive care in newborn with gastroschisis contributed to improve
efficiency of treatment.
Methods: A prespective case−series of 23 newborns with gastroschisis from 5/2006 to 3/2207.
Results: Patients had 37.1 weeks in average, low birth weight (2181gr) with 87.0% below 50th percentile for
gestational age. Mothers were nulliparous in 78.2% and 73.9% from age 20 − 25. Before transfer: just wet gauze
wraps had be done in 82.6% , 73.9% not received intravenous fluids, and 91.3% had no nasogastric sonde.
Status at admission: hypothermia 78.3%, shock 30.4%, polycythemia 34.8%, pneumonia on chest Xray 30.4%
and gastric perforation 8.7%. The newborns were warmed and wrapped in a sterile bag, and had a infusion
intravenous at mean 6.4 ml/kg/h. Post−operation: baby needed assisted ventilation for 6.8 days, had first feeds at
day 10.1 and reached full feeds by 15.7 days; were discharged by 22.9 days (all medians). There were 5 (21.7%)
deaths: necrose intestinal (2), sepsis (2) and necrotizing enterocolitis (1).
Conclusions: Our overall mortality rate is higher than developed countries. Need to pay more attention to
stable patient before transferring and control nosocomial infection. Staged silo clossure should be used in high
*Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y dược TPHCM
Tác giả liên lạc : BS. Hồ Tấn Thanh Bình, Điện thoại: 0908 440 550 Email: httbinh80@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 230
pressure abdominal case after primary surgical closure.
Key words: gastroschisis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hở thành bụng là một dị tật bẩm sinh tương
đối hiếm gặp, biểu hiện bằng tình trạng ruột
chui qua một khiếm khuyết thành bụng trước và
không có túi thoát vị bao bọc, với tỉ lệ ngày càng
gia tăng được ghi nhận nhiều nơi trên thế giới
cũng như tại bệnh viện Nhi Đồng I(10,6,7,4,13). Là
một trong hai bất thường bẩm sinh thành bụng
thường gặp, nhưng khác với thoát vị cuống rốn,
các trẻ sơ sinh hở thành bụng thường ít kèm
theo bất thường nhiễm sắc thể và các dị tật bẩm
sinh nặng (10% so với 50%), nếu có chủ yếu ở
đường tiêu hóa, nên có dự hậu tốt hơn(12,1,13,11).
Tuy nhiên cho đến nay, vấn đề điều trị nội
khoa ở trẻ hở thành bụng bẩm sinh trước và
sau mổ vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,
chưa có phác đồ thống nhất, tỉ lệ tử vong
chung còn cao (# 25%) so với các nước đã phát
triển từ những năm 1980 (5 – 10%)(12,5,15,13). Do
đó chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu
“Đặc điểm bệnh lý hở thành bụng bẩm sinh tại
bệnh viện Nhi Đồng I” tập trung vấn đề hồi
sức nội khoa trước và sau phẫu thuật nhằm hy
vọng góp phần nâng cao chất lượng điều trị,
giảm tỉ lệ tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, điều trị nội khoa và kết quả điều trị của trẻ
sơ sinh hở thành bụng bấm sinh tại bệnh viện
Nhi Đồng I từ tháng 5/2006 đến 3/2007.
Mục tiêu chuyên biệt
- Khảo sát các đặc điểm dân số học (tuổi mẹ,
số lần sanh, nơi chuyển) của trẻ hở thành bụng
bẩm sinh.
- Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và điều trị
nội khoa trẻ hở thành bụng bẩm sinh.
- Khảo sát kết quả điều trị (thời gian nằm
viện, tỷ lệ tử vong) của trẻ hở thành bụng bẩm
sinh tại bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 5/2006
đến tháng 3/2007.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả tiền cứu hàng loạt các trường hợp.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn vào nghiên cứu trẻ sơ sinh chẩn đoán
xác định hở thành bụng bẩm sinh: bất thường
hở thành bụng (lỗ thoát vị) bên cạnh cuống rốn,
ngăn cách bởi cầu da và khối thoát vị không có
màng bao bọc(10,7). Loại khỏi nghiên cứu các
trường hợp đã phẫu thuật trước nhập viện hay
thân nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu không xác xuất tất cả những trẻ
sơ sinh thỏa các tiêu chuẩn chọn vào và loại trừ
của nghiên cứu nhập điều trị tại khoa Hồi sức sơ
sinh BV Nhi Đồng I từ 05/2006 đến 03/2007.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Một số đặc điểm dân số học của trẻ hở thành
bụng bẩm sinh
Đặc điểm Số ca (tỉ lệ)
< 20 5 (21,7%)
20 −25 17 (73,9%) Tuổi mẹ
> 25 1 (4,4%)
Lần 1 18 (78,2%)
Số lần sanh
Lần ≥ 2 5 (21,8%)
Tp Hồ Chí Minh 6 (26,1%)
Nơi chuyển
Tỉnh khác 17 (73,9%)
Bảng 2: Tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, điều trị nội khoa
trẻ hở thành bụng bẩm sinh
Đặc điểm Số ca (tỉ lệ)
Sanh thường 22 (95,7%) Cách sanh
Sanh mổ 1 (4,3%)
< 10 th 9 (39,1%)
< 25 th 6 ( 26,1%)
< 50 th 5 (21,7%)
CN / tuổi thai
≥ 50 th 3 (13,0%)
Đắp gạc ẩm trước chuyển 19 (82,6%)
Không truyền dịch trước chuyển 17 (73,9%)
Không đặt sonde dạ dày trước chuyển 21 (91,3%)
Hạ thân nhiệt lúc nhập viện 18 (78,3%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 231
Đặc điểm Số ca (tỉ lệ)
Sốc lúc nhập viện 7 (30,4%)
Đa hồng cầu lúc nhập viện 8 (34,8%)
Suy hô hấp lúc nhập viện 15 (65,2%)
Viêm phổi trên Xquang lúc nhập viện 7 (30,4%)
Thủng dạ dày lúc nhập viện 2 (8,7%)
I 1 (4,3%)
II 16 (69,6%)
Mức độ tổn
thương ruột
III 6 (26,1%)
Tim bẩm sinh 8 (34,8%)
Teo ruột non 0 (0%)
Bảng 3: Trung bình các đặc điểm lâm sàng, điều trị
nội khoa trẻ hở thành bụng bẩm sinh
Đặc điểm Số trung bình
Tuổi thai 37,1 ± 2,7 tuần
Cân nặng lúc sanh 2181 ± 296 g
Tốc độ bù dịch trước mổ 6,4 ± 3,0 ml/kg/g
Thời gian hỗ trợ hô hấp sau mổ 6,8 ± 3,3 ngày
Thời gian bắt đầu tập ăn tiêu hóa 10,1 ± 2,0 ngày
Thời gian đạt dinh dưỡng qua đường
tiêu hóa hoàn toàn
15,7 ± 2,7 ngày
Thời gian nằm viện 22,9 ± 11,7 ngày
Bảng 4: Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh hở thành bụng bẩm
sinh
Đặc điểm Số ca (tỉ lệ)
Tử vong 5 (21,7%)
BÀN LUẬN
Từ 5/2006 – 3/2007, chúng tôi điều trị tất cả
27 trẻ sơ sinh hở thành bụng bẩm sinh. Loại khỏi
nghiên cứu 4 trường hợp: 1 trường hợp được
phẫu thuật tai tuyến tỉnh sau đó chuyển bệnh
viện Nhi Đồng I vào ngày hậu phẫu thứ 9, 2
trường hợp là dị tật hở thanh bụng đóng (ruột
nằm ngoài ở bụng, lỗ thoát vị đã đóng), trường
hợp còn lại được điều trị phẫu thuật đóng thành
bụng 2 thì. Như vậy lô nghiên cứu chúng tôi bao
gồm 23 trường hợp thỏa các tiêu chuẩn của
nghiên cứu.
Một số đặc điểm dân số học của trẻ hở
thành bụng bẩm sinh
Tuổi mẹ
Trong nghiên cứu chúng tôi, tuổi mẹ < 20
chiếm 21,7%, 20 – 25 chiếm 73,9% và > 25 chỉ có
4,4%. Tỉ lệ này tương tự kết quả của tác giả Tiến
thực hiện hồi cứu từ năm 1998 – 2002 tại bệnh
viện Nhi Đồng I và số liệu của trẻ hở thành bụng
tại Nhật Bản từ 1975 – 1997 với lứa tuổi mẹ từ 20
– 25 chiếm đa số(7,13). Tuy nhiên tuổi mẹ trung
bình trong nghiên cứu chúng tôi thấp hơn so với
của tác giả Huỳnh Công Tiến (21,0 ± 2,5 so với
24,7 ± 4,3)(10). So với các nghiên cứu tại các nước
đã phát triển tuổi mẹ chiếm đa số là < 20, ví dụ
tại bang Newyork, Mỹ từ 1992 – 1999, trẻ hở
thành bụng bẩm sinh có mẹ < 20 tuổi chiếm
43,8%(4). Như vậy có thể nhận thấy tuổi mẹ có trẻ
hở thành bụng bẩm sinh có xu hướng giảm dần
giống các nước Âu Mỹ. Điều này có thể giải
thích là do sự thay đổi lối sống hay sự khác
nhau của đỉnh cao lứa tuổi sinh đẻ.
Số lần sanh
Trong nghiên cứu chúng tôi, 78,2% các
trường hợp là lần mang thai đầu tiên. Kết quả
này giống với kết quả của tác giả Netta D. (78%),
và tác giả Huỳnh Công Tiến (85,3%). Theo y văn
mang thai lần đầu cũng là một yếu tố nguy cơ
của hở thành bụng bẩm sinh(2,7).
Nơi chuyển bệnh
Các trẻ trong nghiên cứu chúng tôi được
nhận hầu hết từ các tỉnh chuyển đến, chỉ có
26,1% các trường hợp chuyển đến từ bệnh viện
sản tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó vấn đề
vận chuyển bệnh nhi sơ sinh cần phải được
quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo an toàn cho
bệnh nhi, tránh tai biến, và góp phần nâng cao
hiệu quả điều trị.
Các đặc điểm lâm sàng, điều trị nội khoa
trẻ sơ sinh hở thành bụng bẩm sinh
Tuổi thai và cân nặng
Tuổi thai trung bình của nghiên cứu chúng
tôi là 37,1 ± 2,7 tuần cao hơn các nghiên cứu
khác: tác giả Huỳnh Công Tiến là 35,6 tuần, tác
giả Sing, Úc là 26 tuần, tác giả Vegunta, Texas là
35,6 tuần(7,14,11). Sự khác biệt này có thể do cách
xác định tuổi thai có khác nhau. Nghiên cứu
chúng tôi xác định tuổi thai chủ yếu dựa theo
ngày kinh cuối và phối hợp với chẩn đoán của
bệnh viện sản chuyển (nếu có). Cân nặng trung
bình trong nghiên cứu chúng tôi là 2181 ± 296 gr
nhẹ hơn các nghiên cứu khác (của tác giả Huỳnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 232
Công Tiến là 2306 ± 390 gr, trong các nghiên cứu
nước ngoài là 2400 gr)(12,6,7,11). Số trẻ có cân nặng
so với tuổi thai dưới bách phân vị 10 là 39,1%,
dưới bách phân vị 50 là 87,0% tương tự các kết
quả nghiên cứu khác. Các nghiên cứu trong y
văn cũng ghi nhận một tỉ lệ 30 – 70% trẻ hở
thành bụng có tình trạng chậm tăng trưởng
trong tử cung(3). Như vậy trẻ hở thành bụng
trong nghiên cứu chúng tôi có tuổi thai cao hơn,
cân nặng thấp hơn, có thể do tình trạng chậm
phát triển trong tử cung nặng hơn trẻ trong các
nghiên cứu khác.
Cách sanh
95,7% các trường hợp trong nghiên cứu
được sanh thường. Cho đến hiên nay vẫn chưa
có chứng cớ chứng tỏ có sự khác biệt về kết
quả sau cùng ở 2 nhóm sanh thường và sanh
mổ(1,4,3).
Tỉ lệ sơ cứu trước chuyển, tình trạng lúc nhập
viện và hồi sức nội khoa trước mổ
82,6% trường hợp chỉ được đắp gạc ẩm
normal saline lên khối thoát vị, 73,9% không
được truyền dịch đường tĩnh mạch, và có 91,3%
không được đặt sonde dạ dày trước khi chuyển.
Đối với cách xử trí đắp gạc ẩm lên khối thoát vị
theo quan điểm hiện nay là cần nên tránh vì sự
bốc hơi có thể làm mất nước và đặc biệt là mất
nhiệt nhiều hơn, và một khuyết điểm nữa là khó
theo dõi được khối thoát vị. Khuyến cáo phương
pháp đơn giản và hiệu quả nhất để khối thoát vị
bên ngoài được bảo vệ, mất nước và mất nhiệt
được giảm thiểu tối đa là trẻ nằm warmer, khối
thoát vị được đặt trong túi nhựa trong suốt và
vô trùng(1). Hiện nay tại khoa Hồi sức sơ sinh
bệnh viện Nhi Đồng 1 ứng dụng túi nước tiểu
vô trùng để bọc khối thoát vị, và nhỏ giọt
Normal saline ẩm, tránh mất nước, mất nhiệt,
tránh tổn thương ruột thêm, và rất dễ theo dõi
tình trạng tưới máu tạng thoát vị. Ngoài ra có 2
trường hợp thủng dạ dày do sang chấn khi vận
chuyển. Đây là tai biến có thể tránh được nếu trẻ
được vận chuyển an toàn, khối thoát vị được che
chở trong túi nhựa vô trùng. Chỉ có 26,1% các
trường hợp được bù dịch tĩnh mạch, có thể do
viêc thiết lập đường truyền tĩnh mạch ở trẻ sơ
sinh khó khăn. Theo y văn lượng dịch mất từ
tạng thoát vị và dịch dạ dày thường đến 30
ml/kg/ngày.Để ngừa giảm thể tích, cần cung cấp
ít nhất 20 ml/kg Normalsaline hoặc Albumin
ngay sau sanh.Trẻ cần tổng dịch 90 – 200
ml/kg/ngày để duy trì nước tiểu(4,3). Do đó hậu
quả là 78,3% các trường hợp nhập viện trong
tình trạng hạ thân nhiệt, 30,4% có sốc, 34,8% có
tình trạng đa hồng cầu. Khi nhập viện, trẻ được
nằm warmer, hỗ trợ hô hấp (oxy hoặc thở máy)
trong trường hợp suy hô hấp, bọc túi thoát vị
trong túi vô trùng và bù dịch tốc độ trung bình
là 6,4 ml/kg/giờ, gấp đôi nhu cầu dịch của trẻ
bình thường. Tất cả 100% trẻ được ổn định về
thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn trước cuộc phẫu
thuật. Chỉ có 1 tỉ lệ rất thấp được đặt sonde dạ
dày cho trẻ hở thành bụng bẩm sinh trước khi
chuyển. Việc đặt sonde dạ dày là rất cần thiết
nhằm dẫn lưu dịch dạ dày tránh tình trạng hít
sặc gây viêm phổi hít, đồng thời làm ruột xẹp,
giảm chướng hơi giảm cản trở hô hấp và giúp
việc phẫu thuật đưa tạng vào ổ bụng dễ dàng
hơn(1,4,3). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 65,2%
trường hợp suy hô hấp trước mổ cần được hỗ
trợ hô hấp trước mổ gồm oxy qua canula, thở
máy. Vấn đề suy hô hấp ở trẻ hở thành bụng
bẩm sinh có thể do non tháng, do khối thoát vị
cản trở hô hấp, hoặc do viêm phổi hít. Nghiên
cứu chúng tôi ghi nhận 7 trường hợp (30,4%) có
hình ảnh tổn thương phổi trên Xquang trong 24
giờ đầu sau nhập viện. Nguyên nhân được nghĩ
nhiều nhất là do tình trạng hít sặc dịch dạ dày.
Những biến chứng này làm kéo dài thời gian hỗ
trợ hô hấp sau mổ. Thời gian hỗ trợ hô hấp sau
mổ trong nghiên cứu chúng tôi là 6,8 ± 3,3 ngày.
Mức độ tổn thương ruột và và tỉ lệ dị tật bẩm
sinh khác kèm theo
Trong nghiên cứu chúng tôi, tổn thương
ruột độ I chiếm 4,3%, độ II chiếm 69,6%, độ III
chiếm 26,1%. Theo y văn, tổn thương ruột là yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng kết quả điều trị.
Tổn thương ruột trong hở thành bụng bẩm sinh
được nghĩ là do sự tiếp xúc với nước ối, do lỗ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 233
thoát vị chèn ép ruột, mạch máu và sang chấn
tổn thương sau mổ(1,3). Dị tật bẩm sinh kèm theo
được tầm soát trong nghiên cứu chúng tôi gồm
dị tật tim phát hiện bằng siêu âm, dị tật tiêu hóa
nhờ khảo sát của phẫu thuật viên trong lúc phẫu
thuật. Kết quả có 8 trường hợp (34,8%) có tim
bẩm sinh gồm các tật: tồn tại lỗ bầu dục, thông
liên nhĩ, hẹp động mạch phổi phù hợp y văn(8,4).
Đây đều là những dị tật không nặng, không ảnh
hưởng huyết động trong thời kỳ sơ sinh. Không
có trường hợp nào có dị tật teo ruột non đi kèm.
Theo y văn tỉ lệ này là 10%(12,5,1). Teo ruột non là
một trong các nguyên nhân làm chậm thời gian
nuôi ăn qua đường tiêu hóa, kéo dài thời gian
nằm viện(2).
Thời gian dinh dưỡng qua đường tiêu hóa
Ngày bắt đầu tập ăn tiêu hóa trong nghiên
cứu chúng tôi trung bình là 10,1 ± 2,0 ngày (7 –
15 ngày). Kết quả này tương tự kết quả của tác
giả Tiến với 9,7 ± 1,8 ngày và của tác giả Sigh với
11 ngày (4 – 91 ngày)(7,11). Ngày đạt dinh dưỡng
qua đường tiêu hoàn toàn là 15,7 ± 2,7 ngày, sớm
so với y văn (19 ngày)(14). Lượng sữa cần tăng
chậm để trẻ có khả năng hấp thu và tránh biến
chứng viêm ruột hoại tử.
Thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong
Thời gian nằm viện trung bình là 22,9 ± 11,7
ngày. Thời gian nằm viện trung bình của các
nghiên cứu khác là từ 22 – 27 ngày(14,11), có
nghiên cứu đến 42 – 45 ngày(5). Như vậy nhóm
trẻ hở thành bụng trong nghiên cứu chúng tôi có
thời gian nằm viện ngắn hơn. Có thể giải thích
do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, nghiên cứu chúng
tôi gồm những trẻ được phẫu thuật đóng thành
bụng một thì, không có trường hợp nào kèm teo
ruột non.Theo y văn teo ruột non là nguyên
nhân của tái phẫu thuật, kéo dài thời gian nằm
viện(2). Thứ hai có thể do tiêu chuẩn xuất viện
khác nhau giữa các nghiên cứu, các trẻ trong
nghiên cứu chúng tôi được xuát viện khi ngưng
được dịch truyền tĩnh mạch và trẻ bú được > 100
ml/kg/ngày.
Tỉ lệ tử vong chung trong nghiên cứu
chúng tôi là 21,7%. Tỉ lệ này thấp hơn so với
nghiên cứu tại Brazil (50%)(15) nhưng cao hơn
các nước đã phát triển (5 – 10%)(12,5,15,13). Trong
bệnh lý hở thành bụng bẩm sinh, theo Molike
nguyên nhân tử vong được chia làm 2 nhóm
chính gồm tử vong sớm sau mổ do hội chứng
chèn ép khoang bụng và tử vong muộn gồm
nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột hoại
tử Nghiên cứu chúng tôi gồm 21 trường
hợp, có 5 trường hợp tử vong. Trong đó 2
trường hợp hoại tử ruột sau mổ chiếm 40% số
tử vong. Trẻ tử vong trong vòng 48 −72 giờ sau
mổ do hội chứng chèn ép khoang bụng cấp. 2
trường hợp tử vong (40% số tử vong) được
đánh giá là tử vong do sốc nhiễm trùng với 1
trường hợp cấy máu dương tính với E.coli, 1
trường hợp cấy máu không mọc. Trường hợp
tử vong thứ 5 xảy ra trong bệnh cảnh viêm
ruột hoại tử, vàng da ứ mật nặng, suy kiệt.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tử vong ở trẻ hở thành bụng bẩm sinh
còn cao hơn các nước Âu Mỹ. Cần chú trọng các
sơ cứu trước khi chuyển và kiểm soát nhiễm
trùng bệnh viện để cải thiện kết quả điều trị.
Phẫu thuật 2 thì các trường hợp áp lực ổ bụng
quá cao sau đóng ổ bụng 1 thì để giảm các
trường hợp tử vong do hội chứng chèn ép
khoang bụng cấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aspelund G, Langer JC. (2006), “Abdominal wall defects”.
Current Pediatrics, Vol 16: 192 – 8.
2. Baerg J., G. Kaban, J. Tonita, P. Pahwa, D. Reid (2003).
“Gastroschisis: a sixteen year review”. J. Pediatr Surg, Vol 38:
771 – 4.
3. Chabra S (2006). “Management of gastroschisis: prenatal,
perinatal, and neonatal”. Neoreviews, Vol 7, No 3: 419 – 26.
4. Drewett M, Michailidis GD., Burge D (2006). “The perinatal
management of gastroschisis”. Early Human Development, Vol
82: 305 – 12.
5. Driver C.P., Bruce J., Bianchi A., Doig C.M. et al (2000). ”The
contemporary outcome of gastroschisis” . J. Pediatr Surg, Vol
35: 1719 – 23.
6. Hannie Eggink B., Richardson CJ, Malloy MH., Angel CA.
(2006). “Outcome of gastroschisis: A 20 year case review of
infants with gastroschisis born in Galveston, Texas”. J. Pediatr
Surg, Vol 41: 1103 – 8.
7. Huỳnh Công Tiến (2003). “Kết quả phẫu thuật một thì cho trẻ
hở thành bụng bẩm sinh”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y khoa
trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 234
8. Kunz LH., Gilbert WM., Towner DR. (2005). “Increased
incidence of cardiac anomalies in pregnancies complicated by
gastroschisis”. American journal of Obstetrics and Gynecology,
Vol 193: 1248 – 52.
9. Logghe HL., Mason GC., Thornton JG., Stringer MD. (2005). “A
randomized controlled trial of elective preterm delivery of
fetuses with gastroschisis”. J. Pediatr Surg, Vol 40: 1726 – 31.
10. Salihu HM., Bosny JPL, Druschel CM., Kirby RS (2003).
“Omphalocele and gastroschisis in the state of New york, 1992
– 1999”. Birth defects research (part A): clinical and molecular
teratology, Vol 67: 630 – 6.
11. Singh SJ., Fraser A., Leditscheke JE. et al (2003). ”Gastroschisis:
Determinants of neonatal outcome”. Pediatric Surgery
International, Vol 19: 260 – 5.
12. Snyder CL. (1999). “Outcome analysis for gastroschisis”. J.
Pediatr Surg, Vol 34: 1253 – 6.
13. Suita S, Okamatsu T, Yamamoto T et al (2000). “Changing
profile of abdominal wall defects in Japan: results of a national
survey”. J. Pediatr Surg, Vol 35: 66 – 72.
14. Vegunta RK., Wallace LJ., Leonardi MR. et al (2005). “Perinatal
management of gastroschisis: Analysis of a newly established
clinical pathway”. J. Pediatr Surg, Vol 40: 528 – 34.
15. Viela PC, de Amorim MMR, Falbo GH, Santos LC (2001). “Risk
factors for adverse outcome of newborns with gastroschisis in
Brazilian hospital”. J. Pediatr Surg, Vol 36: 559 – 64.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_ly_ho_thanh_bung_bam_sinh_tai_benh_vien_nhi_do.pdf