Đối chiếu với kết quả chẩn đoán sau mổ cho thấy tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính
xác sỏi túi mật 100%.
Để chẩn đoán bệnh sỏi túi mật ở người cao tuổi, siêu âm vẫn là biện pháp an toàn,
phổ biến và có giá trị cao. Tất cả BN trong nghiên cứu đều được siêu âm ổ bụng. Đối chiếu
với kết quả chẩn đoán sau phẫu thuật cho thấy tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính xác sỏi
túi mật 100%. Lê Trung Hải nghiên cứu trên 71 BN, tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính xác
sỏi túi mật đạt 100% (có đối chiếu với phẫu thuật) [3], tỷ lệ này trong nghiên cứu của
Phan Thị Tuyết Lan là 98,5% [4], của Diêm Đăng Bình là 100% [1].
Kết quả siêu âm trước mổ trong nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy: 26,2% BN có
hình ảnh túi mật to; túi mật teo nhỏ 4,8%,
đa phần BN có số lượng sỏi ≥ 2 viên.
Đáng chú ý, có tới 33,3% BN có hình ảnh
dày thành túi mật > 3 mm qua siêu âm.
Theo Yang T.F [10], Lau và CS [7],
hình ảnh thành túi mật dày > 3 mm qua
siêu âm trước mổ là một trong những yếu
tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ chuyển mổ mở.
Philip R.J và CS cho rằng thành túi mật
dày > 4 - 5 mm trên siêu âm là biểu hiện
của viêm túi mật cấp tính, là một trong
những yếu tố tiên lượng gây khó khăn
trong phẫu thuật và làm tăng nguy cơ
chuyển mổ mở, do khó xác định rõ ràng
các mốc giải phẫu quanh túi mật [8].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh lý, yếu tố tiên lượng sỏi túi mật ở người cao tuổi tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ 12-2015 đến 10-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
13
ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ, YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SỎI TÚI MẬT
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG
TỪ 12 - 2015 ĐẾN 10 - 2017
Cao Minh Tiệp*; Bùi Tuấn Anh**; Dương Mạnh Hùng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm bệnh lý, yếu tố tiên lượng sỏi túi mật ở người cao tuổi tại Bệnh viện
Việt Tiệp Hải Phòng từ 12 - 2015 đến 10 - 2017. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu
và tiến cứu 42 bệnh nhân cao tuổi được mổ nội soi sỏi túi mật. Kết quả và kết luận: tuổi trung
bình 69,19 ± 7,99, hay gặp ở nhóm 60 - 70 tuổi (66,7%), nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam 29/13.
Đa số bệnh nhân có bệnh kết hợp kèm theo (88,1%). Phân loại ASA độ 2 chiếm đa số (83,4%).
Tất cả bệnh nhân vào viện do đau bụng, đau âm ỉ là chủ yếu (97,6%). Triệu chứng rối loạn tiêu
hóa 83,3%, điểm túi mật đau 83,3%. Túi mật to 9,5%. Phản ứng thành bụng 2,4%. Siêu âm phát
hiện 100% trường hợp có sỏi trong túi mật. 23,8% trường hợp có số lượng bạch cầu tăng.
* Từ khoá: Sỏi túi mật; Cắt túi mật nội soi; Đặc điểm bệnh lý; Yếu tố tiên lượng.
Pathologic Features, Prognostic Factors for Gallstones in Elderly
Patients at Viettiep Hospital from 12 - 2015 to 10 - 2017
Summary
Objectives: To describe the pathologic features, prognostic factors for gallstones in elderly
patients at Viettiep Hospital from 12 - 2015 to 10 - 2017. Subjects and methods: Retrospective
and prospective study, included 42 patients with gallstones treated by surgery for gallstones.
Results and conclusions: The average age was 69.19 ± 7.99 years old, frequently in 60 - 70 year
group (66.7%), more females than males, female/male ratio 29/13. The majority of patients had
comorbidity (88.1%). ASA classification of 2nd degree presented 83.4%. All patients had
abdominal pain, mainly moderate pain (97.6%). Digestive trouble presented 83.3%, murphy pain
83.3%. Enlarged gallbladder was 9.5%. Abdominal reaction presented 2.4%. Abominal ultrasound
revealed 100% of gallstones. There were 23.8% of patients with hyperleucocytosis.
* Keywords: Gallstones; Laparoscopic cholecystectomy; Pathologic features; Prognostic factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi túi mật là bệnh lý khá phổ biến trên
thế giới, đặc biệt ở các nước châu Âu,
Mỹ và gặp nhiều ở nữ. Tại Mỹ, khoảng
20 triệu người có sỏi túi mật (10% dân số),
mỗi năm có thêm khoảng một triệu trường
hợp mắc mới sỏi túi mật được phát hiện [8].
Ở các nước châu Âu, tỷ lệ sỏi túi mật
chiếm 80 - 90% tổng số sỏi đường mật
nói chung và thành phần cấu tạo sỏi thường
là sỏi cholesterol [1]. Tại Việt Nam, bệnh
lý sỏi túi mật có xu hướng gia tăng, chiếm
từ 22 - 36% tổng số sỏi mật [1, 2].
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
** Bệnh viện Quân y 103
*** Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, Quảng Ninh
Người phản hồi (Corresponding): Cao Minh Tiệp (caominhtiepbsn9@gmail.com)
Ngày nhận bài: 10/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 02/08/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
14
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và yếu tố liên quan sỏi túi mật ở người
cao tuổi đã được quan tâm nghiên cứu.
Tuy nhiên, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Hải Phòng đề tài này còn ít được quan tâm.
Để có được bức tranh đầy đủ về lâm sàng,
xét nghiệm và yếu tố liên quan đến sỏi túi
mật ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm: Phân tích đặc điểm
bệnh lý, yếu tố tiên lượng ở người cao
tuổi được điều trị phẫu thuật nội soi cắt túi
mật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải
Phòng từ 12 - 2015 đến 10 - 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian
nghiên cứu.
Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán sỏi
túi mật, > 60 tuổi, đã phẫu thuật nội soi
cắt túi mật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Tiệp Hải Phòng từ tháng 12 - 2015 đến
10 - 2017.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- BN > 60 tuổi mắc sỏi túi mật, được
phẫu thuật nội soi cắt túi mật.
- BN không có chống chỉ định với phẫu
thuật nội soi.
- Sỏi túi mật ở BN cao tuổi có các bệnh
lý kèm theo:
+ Tăng huyết áp: độ 1 và 2, huyết áp điều
trị ổn định trước mổ ở mức ≤ 160/90 mmHg.
+ Suy tim: giai đoạn 1 và 2.
+ Viêm phế quản mạn: điều trị kháng
sinh ổn định trước khi phẫu thuật.
+ Tiểu đường: đường huyết trên BN
tiểu đường được điều trị duy trì ổn định
trong giới hạn từ 7 - 10 mmol/l.
- Phân độ ASA: 1, 2, 3.
- Hồ sơ bệnh án có đầy đủ thông tin
cần nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- < 60 tuổi, sỏi túi mật kết hợp với sỏi
đường mật ở vị trí khác.
- Sỏi túi mật không được điều trị bằng
phẫu thuật nội soi cắt túi mật: mổ mở, điều
trị nội khoa.
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do bệnh
lý khác của túi mật: polýp túi mật.
- BN có chống chỉ định mổ nội soi: xơ
gan giai đoạn cuối, ung thư túi mật, rối loạn
đông máu.
- BN có sẹo mổ bụng cũ ở vùng trên
rốn (mổ mở khâu lỗ thủng dạ dày, mổ mở
lấy sỏi ống mật chủ, dẫn lưu Kehr).
- BN > 60 tuổi được cắt túi mật nội soi
nhưng phối hợp với phẫu thuật khác.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu
và tiến cứu qua 2 giai đoạn:
- Hồi cứu: 17 BN từ 1 - 12 - 2015 đến
31 - 12 - 2016.
- Tiến cứu: 25 BN từ 1 - 1 - 2017 đến
31 - 10 - 2017.
* Cỡ mẫu và chọn mẫu:
Cỡ mẫu được lựa chọn theo phương
pháp thuận tiện. Chúng tôi đã thu thập
được 42 BN phẫu thuật nội soi cắt túi mật
đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đặc điểm bệnh lý, các yếu tố tiên lượng:
+ Đặc điểm BN: BN được chia theo các
độ tuổi: 60 - 70 tuổi, 71 - 80 tuổi, 81 - 90 tuổi;
tuổi trung bình; giới: nam và nữ.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
15
+ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
sỏi túi mật ở người cao tuổi:
. Tiền sử bệnh nội khoa kết hợp: tăng
huyết áp: phân loại theo JNC VI (1997):
huyết áp được điều trị ổn định duy trì
trước, trong và sau mổ ≤ 160/90 mmHg.
Đái tháo đường: týp 1, týp 2. BN mắc bệnh
tiểu đường, cần điều trị ổn định trước
phẫu thuật và duy trì mức đường huyết
trong giới hạn 7 - 10 mmol/l. Các bệnh lý
tim mạch khác: suy tim, thiểu năng mạch
vành. Di chứng tai biến mạch máu não.
Bệnh về tiết niệu: sỏi tiết niệu, viêm đường
tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến. Bệnh về tiêu
hóa khác: viêm tụy, xơ gan, viêm dạ dày
tá tràng. Nhóm các bệnh khác: thoái hoá
cột sống, viêm khớp
. Tiền sử phẫu thuật.
. Nghiên cứu thời gian mắc bệnh: chia
theo các mốc thời gian: < 6 tháng, 6 tháng -
1 năm, > 1 - 3 năm, > 3 - 5 năm và > 5 năm.
. Triệu chứng cơ năng: đau bụng: vị trí,
tính chất đau. Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn
nôn, khó tiêu, ỉa lỏng.
. Triệu chứng thực thể: điểm túi mật
đau, phản ứng thành bụng hạ sườn phải,
túi mật căng to, dấu hiệu Murphy.
. Triệu chứng toàn thân: nhiệt độ: có sốt
(≥ 3705) và không sốt (< 3705); vàng da,
vàng mắt nhẹ.
. Đặc điểm cận lâm sàng sỏi túi mật ở
người cao tuổi: siêu âm chẩn đoán: kích
thước túi mật (bình thường, to, teo nhỏ),
thành túi mật (bình thường, dày), số lượng
sỏi (không có, 1 viên, nhiều viên). Đối chiếu
kết quả siêu âm với trong phẫu thuật.
Huyết học: số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch
cầu đa nhân trung tính. Sinh hoá máu:
glucose, ure, creatinin, bilirubin toàn phần,
bilirubin trực tiếp, SGOT, SGPT. Điện tim:
bình thường, block nhánh, rối loạn nhịp
tim, rối loạn khác Đặc điểm giải phẫu
bệnh lý sau mổ: túi mật bình thường,
viêm niêm mạc túi mật, viêm túi mật cấp,
viêm túi mật mạn, viêm túi mật hoại tử.
- Phân loại theo ASA:
+ Phân loại BN theo ASA: sau khi
thăm khám, khai thác bệnh sử và kết quả
cận lâm sàng, phân loại BN theo tiêu chuẩn
ASA (American Society of Anesthesiologist).
. ASA 1: người có sức khoẻ bình thường.
. ASA 2: BN có một số bệnh toàn thân
nhẹ: đái tháo đường nhẹ, cao huyết áp
kiểm soát được, thiếu máu nhẹ, viêm phế
quản mạn tính, bệnh béo phì.
. ASA 3: BN có bệnh toàn thân nặng
ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt: đau
thắt ngực, COPD, nhồi máu cơ tim cũ.
. ASA 4: BN có bệnh lý thường xuyên
đe doạ tính mạng: suy tim xung huyết,
suy thận, xơ gan mất bù
. ASA 5: BN không có hy vọng sống
quá 24 giờ: vỡ phình động mạch chủ,
chấn thương sọ não tăng áp lực nội sọ,
hôn mê do tai biến mạch máu não.
BN có phân loại ASA 4 và ASA 5
không có chỉ định phẫu thuật nội soi,
ASA 3 có thể phẫu thuật sau khi điều trị
ổn định hoặc đã kiểm soát được các bệnh
kết hợp đang mắc.
* Thu thập số liệu:
- Từ ngày 1 - 12 - 2015 đến 31 - 12 -
2016 (hồi cứu): dữ liệu được thu thập từ
hồ sơ bệnh án của BN phẫu thuật nội soi
cắt túi mật lưu giữ tại Phòng Kế hoạch
tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
Hải Phòng.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
16
- Từ ngày 1 - 1 - 2017 đến 31 - 10 -
2017 (tiến cứu): dữ liệu được ghi vào bệnh
án mẫu.
Thông tin về đặc điểm bệnh lý và các
yếu tố liên quan đến sỏi túi mật ở người
cao tuổi tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
* Phương pháp xử lý số liệu: số liệu
được phân tích bằng phần mềm SPSS
phiên bản 20.0. Phân tích t-test student
sử dụng kiểm định các biến định lượng
tuân theo luật phân phối chuẩn. Kiểm định
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng.
Trong thời gian nghiên cứu 42 BN mắc
sỏi túi mật, tuổi 60 - 70 chiếm tỷ lệ cao
nhất (66,7%), 69% là nữ.
* Tiền sử bệnh nội khoa kết hợp:
22 BN (52,4%) tăng huyết áp; 18 BN
(42,9%) viêm dạ dày - tá tràng; 7 BN
(16,7%) mắc bệnh tim mạch khác; 6 BN
(14,3%) đái tháo đường týp 2; 6 BN mắc
bệnh tiết niệu; 3 BN (7,1%) viêm tụy;
2 BN (4,8%) di chứng tai biến mạch máu
não và 1 BN xơ gan. Như vậy, bệnh tăng
huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất, bệnh xơ
gan chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đa phần BN
có bệnh lý kết hợp (88,1%). Trong đó,
52,4% BN có 1 bệnh kết hợp; 26,2% BN
có 2 bệnh kết hợp và 9,5% BN có 3 bệnh
kết hợp.
Suy giảm và rối loạn các chức năng
sinh lý ở người cao tuổi, cùng với mắc
nhiều bệnh một lúc làm cơ thể càng kém
chịu đựng trước gây mê toàn thân và
phẫu thuật, dẫn tới nguy cơ trong và sau
phẫu thuật rất cao, gây không ít khó khăn
trong chỉ định và lựa chọn phương pháp
phẫu thuật.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với
các tác giả khác cùng nghiên cứu trên
B N cao tuổi bị bệnh sỏi túi mật. Theo
Phan Thị Tuyết Lan, trung bình mỗi BN
có 1,2 bệnh kết hợp [4]. Số lượng bệnh
kết hợp trung bình/BN trong nghiên cứu
của Diêm Đăng Bình là 1,3 [1]. Theo Lê
Trung Hải và CS, bệnh kết hợp bao gồm:
bệnh tim mạch 49,3%; bệnh tiêu hóa 38%;
bệnh tiết niệu 15,5%; bệnh thần kinh 7%;
bệnh hô hấp 4,2%; bệnh máu 2,8%;
bệnh nội tiết 1,4% [3]. Trần Văn Phơi,
Nguyễn Hoàng Bắc nghiên cứu trên
100 BN ≥ 60 tuổi bị sỏi túi mật thấy
60% BN có bệnh kết hợp (cao hơn rõ rệt
so với nhóm tuổi < 60 (39,6% có bệnh
kết hợp), trong đó bệnh tim mạch 35%,
bệnh về phổi 2%, bệnh tiểu đường 3%,
bệnh khác 20% [5].
Theo Tika R.B và CS, 35,9% BN cao
tuổi có các bệnh kết hợp, trong đó tăng
huyết áp 9%; bệnh tim mạch 6,4%; đái
tháo đường 11,5%; bệnh hô hấp 5,1%;
bệnh thận 2,4%; bệnh lý thần kinh 1,3%.
Cũng theo tác giả, sự xuất hiện của các
bệnh kết hợp là một yếu tố nguy cơ độc
lập đối với biến chứng sau phẫu thuật.
BN cao tuổi có bệnh kết hợp trong nghiên
cứu của tác giả đều không có biến chứng
sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật [9].
* Thời gian mắc bệnh:
Thời gian mắc bệnh trung bình 26,33 ±
22 tháng. Trong đó, BN có thời gian mắc
bệnh từ > 1 - 3 năm chiếm cao nhất (50%);
BN có thời gian mắc bệnh < 6 tháng và
> 5 năm chiếm thấp nhất (4,8%); 11 BN
(26,2%) mắc bệnh từ 6 tháng - 1 năm;
6 BN (14,3%) từ > 3 - 5 năm.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
17
Trong nghiên cứu này, thời gian có
triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi phát hiện
có sỏi túi mật đến khi vào viện điều trị
phẫu thuật ngắn nhất 4 tháng, dài nhất
10 năm. BN mắc bệnh được điều trị phẫu
thuật nội soi cắt túi mật ngay trong 6 tháng
đầu của bệnh chỉ có 4,8%. Như vậy, số BN
bị sỏi túi mật được điều trị ngoại khoa
còn muộn, phù hợp với kết quả của
Diêm Đăng Bình: thời gian từ lúc có triệu
chứng đến khi phẫu thuật tập trung nhiều
nhất từ khoảng > 1 - 3 năm (44,4%) [1].
Thời gian mắc bệnh kéo dài cùng với tái
diễn nhiều đợt dẫn đến nguy cơ túi mật
viêm dày, dính, gây khó khăn cho phẫu
thuật [1].
Bảng 1: Triệu chứng đau bụng.
Triệu chứng đau bụng
n Tỷ lệ
%
Hạ sườn phải 29 69
Vị trí đau Hạ sườn phải và
thượng vị
13 31
Âm ỉ 41 97,6
Tính chất đau Cơn đau quặn gan 1 2,4
Tất cả BN đều vào viện có triệu chứng
đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc đau
hạ sườn phải và thượng vị. Biểu hiện đầu
tiên của sỏi túi mật là đau bụng vùng hạ
sườn phải hoặc đau hạ sườn phải và
thượng vị, đây là lý do chính khiến BN
đến viện khám và điều trị. Chủ yếu đau
âm ỉ, kéo dài vài ngày, đau tăng lên sau
ăn. Trong nghiên cứu, chúng tôi gặp 1 BN
(2,4%) có biểu hiện đau dữ dội ở vùng hạ
sườn phải kèm theo phản ứng thành bụng
và các biểu hiện khác như: sốt, viêm túi
mật hoại tử khi phẫu thuật. Đây là BN duy
nhất trong nghiên cứu có viêm phúc mạc
sau viêm phúc mạc hoại tử. Kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Diêm Đăng
Bình [1] và Phan Thị Tuyết Lan [4]. Yokoe
M và CS công bố trong Tokyo Guidelines
13, dấu hiệu lâm sàng tiêu biểu của viêm
túi mật do sỏi là đau bụng (98%), có tới
83,3% trường hợp có rối loạn tiêu hoá với
các triệu chứng buồn nôn, nôn, đầy bụng,
khó tiêu và ỉa lỏng.
Bảng 2: Triệu chứng cơ năng khác.
Triệu chứng cơ
năng khác (n = 42)
n Tỷ lệ
(%)
Không 41 97,6
Sốt
Có 1 2,4
Không 7 16,6
Có 35 83,4
Đầy bụng,
khó tiêu 15 35,7
Buồn nôn,
nôn
19 45,2
Rối loạn tiêu hóa
Ỉa lỏng 1 2,4
Triệu chứng sốt gặp 2,4% BN. 83,3% BN
có rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng buồn
nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu và ỉa lỏng.
Bảng 3: Triệu chứng thực thể.
Triệu chứng thực thể
(n = 42)
n
Tỷ lệ
(%)
Có 4 9,5
Túi mật căng to
Không 38 90,5
Có 2 4,8
Dấu hiệu Murphy (+)
Không 40 95,2
Có 35 83,3
Điểm túi mật đau
Không 7 16,7
Có 1 2,4 Phản ứng thành bụng hạ
sườn phải Không 41 97,6
Có 1 2,4
Vàng da, vàng mắt nhẹ
Không 41 97,6
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
18
Thăm khám thực thể, có 9,5% túi mật
to sờ thấy dưới bờ sườn, điểm túi mật đau
83,3%, dấu hiệu Murphy (+) gặp 2 BN (4,8%).
2 BN có dấu hiệu Murphy (+) có kết quả
siêu âm túi mật teo nhỏ. Đáng chú ý, 1 BN
có dấu hiệu phản ứng thành bụng, đây là
trường hợp được ghi nhận trong mổ viêm
túi mật hoại tử. Theo Kama N.A và CS,
phản ứng thành bụng vùng hạ sườn phải
là một yếu tố quan trọng giúp tiên lượng
tình trạng viêm, dính hay hoại tử túi mật,
gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật,
tăng tỷ lệ biến chứng và chuyển mổ mở
[6]. Phan Thị Tuyết Lan nghiên cứu trên
nhóm người cao tuổi bị sỏi túi mật thấy
100% có đau hạ sườn phải, rối loạn tiêu
hoá 66,7% [4]. Lê Trung Hải [3] nghiên
cứu trên 71 BN cao tuổi được phẫu thuật
nội soi cắt túi mật, 100% BN có đau bụng,
trong đó đau vùng hạ sườn phải 83,1%;
rối loạn tiêu hóa 48,1% và 73,2% có triệu
chứng thực thể, bao gồm 73,2% ấn đau
điểm túi mật, dấu hiệu Murphy (+) 43,7%,
túi mật căng to 11,3% và 26,8% BN
không có biểu hiện triệu chứng thực thể.
Những năm trước đây, BN có sỏi túi mật
thường được phát hiện muộn do nhận
thức của người bệnh về chăm sóc sức
khoẻ chưa cao, phương tiện chẩn đoán
bằng siêu âm chưa phổ biến nên BN đến
viện phẫu thuật khi sỏi túi mật đã có triệu
chứng hoặc biến chứng.
2. Đặc điểm cận lâm sàng.
Bảng 4: Kết quả siêu âm đối chiếu với trong mổ.
Siêu âm (n = 42) Phẫu thuật (n = 42)
Kết quả
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Bình thường 29 69 29 69
To 11 26,2 11 26,2
Kích thước túi mật
Teo nhỏ 2 4,8 2 4,8
Dày 14 33,3 18 42,9
Thành túi mật Bình thường 28 66,7 24 57,1
Không có 0 0 0 0
1 viên 10 23,8 10 23,8
Số lượng sỏi
Nhiều viên (≥ 2 viên) 32 76,2 32 76,2
Đối chiếu với kết quả chẩn đoán sau mổ cho thấy tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính
xác sỏi túi mật 100%.
Để chẩn đoán bệnh sỏi túi mật ở người cao tuổi, siêu âm vẫn là biện pháp an toàn,
phổ biến và có giá trị cao. Tất cả BN trong nghiên cứu đều được siêu âm ổ bụng. Đối chiếu
với kết quả chẩn đoán sau phẫu thuật cho thấy tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính xác sỏi
túi mật 100%. Lê Trung Hải nghiên cứu trên 71 BN, tỷ lệ siêu âm chẩn đoán chính xác
sỏi túi mật đạt 100% (có đối chiếu với phẫu thuật) [3], tỷ lệ này trong nghiên cứu của
Phan Thị Tuyết Lan là 98,5% [4], của Diêm Đăng Bình là 100% [1].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
19
Kết quả siêu âm trước mổ trong nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy: 26,2% BN có
hình ảnh túi mật to; túi mật teo nhỏ 4,8%,
đa phần BN có số lượng sỏi ≥ 2 viên.
Đáng chú ý, có tới 33,3% BN có hình ảnh
dày thành túi mật > 3 mm qua siêu âm.
Theo Yang T.F [10], Lau và CS [7],
hình ảnh thành túi mật dày > 3 mm qua
siêu âm trước mổ là một trong những yếu
tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ chuyển mổ mở.
Philip R.J và CS cho rằng thành túi mật
dày > 4 - 5 mm trên siêu âm là biểu hiện
của viêm túi mật cấp tính, là một trong
những yếu tố tiên lượng gây khó khăn
trong phẫu thuật và làm tăng nguy cơ
chuyển mổ mở, do khó xác định rõ ràng
các mốc giải phẫu quanh túi mật [8].
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm máu.
Kết quả xét nghiệm máu
(n = 42)
n Tỷ lệ
(%)
Bình thường 32 76,2
Số lượng bạch cầu Tăng 10 23,8
Bình thường 40 95,2
Ure Tăng 2 4,8
Bình thường 39 92,9
Creatinin Tăng 3 7,1
Bình thường 41 97,6
Bilirubin toàn phần Tăng 1 2,4
Bình thường 41 97,6
Bilirubin trực tiếp Tăng 1 2,4
Bình thường 41 97,6
SGOT Tăng 1 2,4
Bình thường 41 97,6
SGPT Tăng 1 2,4
Bình thường 36 85,7
Glucose Tăng 6 14,3
10 bệnh nhân có số lượng bạch cầu
tăng > 10 G/L. 1/42 BN (2,4%) tăng bilirubin
toàn phần. 14,3% BN tăng đường máu
> 6,4 mmol/l.
* Phân loại theo ASA:
35 BN (83,4%) có phân loại ASA 2; 4 BN
(9,5%) có phân loại ASA 1 và 3 BN (7,1%)
có phân loại ASA 3.
KẾT LUẬN
* Yếu tố tiên lượng:
Tuổi trung bình 69,19 ± 7,99, hay gặp
ở nhóm 60 - 70 tuổi (66,7%), nữ nhiều
hơn nam, tỷ lệ nữ/nam 29/13. Đa số BN
có bệnh kết hợp kèm theo (88,1%). Phân
loại ASA độ 2 chiếm đa số (83,4%).
* Đặc điểm bệnh lý:
Tất cả BN vào viện do đau bụng, chủ
yếu đau âm ỉ (97,6%). Triệu chứng rối loạn
tiêu hóa 83,3%; điểm túi mật đau 83,3%.
Túi mật to 9,5%. Phản ứng thành bụng
2,4%. Siêu âm phát hiện 100% BN có sỏi
trong túi mật. 23,8% BN có số lượng bạch
cầu tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diêm Đăng Bình. Nghiên cứu chỉ định
và kết quả điều trị viêm túi mật mạn do sỏi ở
người cao tuổi bằng phẫu thuật cắt túi mật nội
soi. Học viện Quân y. 2009.
2. Lê Trung Hải. Đặc điểm bệnh lý túi mật,
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: các kỹ thuật và
tiến bộ mới. NXB Y học. 2010, tr.10-20.
3. Lê Trung Hải. Phẫu thuật nội soi cắt túi
mật do sỏi túi mật đơn thuần ở người cao
tuổi. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2010, 3,
tr.132-139.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
20
4. Phan Thị Tuyết Lan. Nghiên cứu một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá
kết quả phẫu thuật sỏi túi mật đơn thuần ở
người cao tuổi tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng.
Học viện Quân y. 2006.
5. Trần Văn Phơi, Nguyễn Hoàng Bắc.
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi ở người cao
tuổi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
2003, 7 (1), tr. 35-38.
6. Kama N.A et al. A risk score for
conversion from laparoscopic to open
cholecystectomy. Am J Surg. 2001, 181 (6),
pp.520-525.
7. Lau H et al. Early versus delayed interval
laparoscopic cholecystectomy for acute
cholecystitis: A meta-analysis. Surg Endosc.
2006, 20, pp.82-87.
8. Philip R.J et al. Preoperative risk factors
for conversion of laparoscopic cholecystectomy
to open surgery - a systematic review and
meta-analysis of observational studies. Dig Surg.
2016, 33 (5), pp.414-423.
9. Tika R.B et al. Laparoscopic
cholecystectomy in the elderly: An experience
at a tertiary care hospital in Western Nepal.
Surgery Research and Practice. 2017, pp.1-5.
10. Yang T.F, Guo L, Wang Q. Evaluation
of preoperative risk factor for converting
laparoscopic to open cholecystectomy:
A meta-analysis. Hepatogastroenterology.
2014, 61 (132), pp.958-965.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_ly_yeu_to_tien_luong_soi_tui_mat_o_nguoi_cao_t.pdf