Tỉ lệ tử vong của bệnh nhi viêm phổi nhập
Khoa Hô Hấp là 135%. Nhóm tuổi từ 2 đến < 12
tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 667%. Đa số đều có
bệnh đi kèm 968 gặp nhiều nhất là suy dinh
dưỡng 787% kế đến là thiếu máu 443% tiêu
chảy cấp 197% bại não 18% tim bẩm sinh
148% và nhiễm khuẩn huyết 131%. Tác nhân
gây bệnh được phân lập chủ yếu là
Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Staphylococcus
coagulase negative và những loại vi khuẩn này
đã kháng với nhiều loại KS. KS khởi đầu chủ
yếu là Cephalosporin thế hệ III với 841%
trong đó Cefotaxim chiếm 667%. Thời gian tử
vong kể từ lúc nhập viện trung bình là 239 ±
31 ngày với nguyên nhân tử vong chính gặp
nhiều nhất là suy hô hấp do viêm phổi 905%.
Vì vậy Khi tiếp nhận và điều trị viêm phổi cần
chú ý các trường hợp trẻ < 12 tháng có bệnh đi
kèm đặc biệt là có nhiều bệnh đi kèm. Cần cân
nhắc sử dụng KS hợp lý nhất là những trường
hợp đã được điều trị trước nhập viện.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh nhi tử vong có viêm phổi nhập khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 286
ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHI TỬ VONG CÓ VIÊM PHỔI NHẬP KHOA HÔ HẤP
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phan Hữu Nguyệt Diễm, Chung Hữu Nghị
TÓM TẮT
Mở đầu:Viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc trưng của nó thay
đổi qua các quốc gia. Hiện tại, tử vong do viêm phổi rất ít ở những nước đã phát triển nhưng nó là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở các trường hợp tử vong
có viêm phổi nhập Khoa Hô Hấp Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 1
năm 2010.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 63 trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi
được chẩn đoán viêm phổi và tử vong tại Khoa hô hấp hoặc tử vong sau khi chuyển các khoa khác của Bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010.
Kết quả: Có 63 trường hợp được nhận vào lô nghiên cứu, chiếm 1,35% trong tổng số 4.670 trường hợp
viêm phổi nhập Khoa hô hấp. Tuổi trung bình là 18,7 ± 4,3 tháng và tỉ lệ nam/nữ là 1,1/1. Có 44,4% trường hợp
cần hỗ trợ oxy ngay lúc nhập viện. Đa số đều có bệnh đi kèm với 96,8%, trong đó, gặp nhiều nhất là suy dinh
dưỡng 78,7%, thiếu máu 44,3%, tiêu chảy cấp 19,7 và bại não 18%. X quang phổi: thâm nhiễm phế nang chiếm
65,1%. Loại vi khuẩn gặp chủ yếu khi cấy máu là Staphylococcus coagulase negative 50% và Klebsiella spp
33,3%; khi cấy dịch khí quản (NTA) là Acinetobacter spp 41% và Klebsiella spp 33,3%. Các vi khuẩn này đã đề
kháng với nhiều loại kháng sinh. Kháng sinh khởi đầu chủ yếu là Cephalosporin thế hệ III với 84,1%, trong đó
Cefotaxim chiếm 66,7%. Thời gian tử vong kể từ lúc nhập viện trung bình là 23,9 ± 3,1 ngày.
Kết luận: Khi tiếp nhận và điều trị viêm phổi cần chú ý các trường hợp trẻ < 12 tháng có bệnh đi kèm, đặc
biệt là có nhiều bệnh đi kèm. Tác nhân gây bệnh được phân lập chủ yếu là Acinetobacter spp, Klebsiella spp,
Staphylococcus coagulase negative và những loại vi khuẩn này đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Do đó, khi
điều trị cần cân nhắc sử dụng KS hợp lý, đặc biệt là những trường hợp đã được điều trị trước nhập viện.
Từ khóa: viêm phổi, tử vong, tử vong liên quan viêm phổi.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS OF CHILDHOOD DEATHS ASSOCIATED WITH PNEUMONIA H
OSPITALIZED IN THE RESPIRATORY DEPARTMENT OF THE CHILDREN’S HOSPITAL NO 1,
HCM CITY
Phan Huu Nguyet Diem Chung HuuNghi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 286 - 293
Background: pneumonia is one of the most common diseases in children younger than 5 years and its
features vary among countries. Death from pneumonia is currently rare in developed countries, but it is the
leading cause of mortality in developing countries.
Objective: To discribe the epidemiological, clinical, laborator, characteristics and therapeutic methods of
dead cases associated with pneumonia hospitalized in the respiratory department of the Children’s Hopital no 1
* Bộ môn Nhi ĐHYD Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS BS Phan Hữu Nguyệt Diễm ĐT: 0908858904 Email: cocabechuong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 287
from 1/2009 to 1/2010.
Materials and Methods: A case–series study of 63 patients’ age from 2 months to 15 years hospitalized
with pneumonia and death in repiratory deparment or death after transfering to other deparments of the
Children’s Hopital no 1 from 1/2009 to 1/2010.
Results: A total of 63 patients were enrolled, death occurred in 1.35% of 4,670 patients who with
pneumonia hospitalized in the respiratory deparment. The average age was 18.7 ± 4.3 months and the rate
of boys to girls was 1.1/1. Having 44.4% of cases needed oxygen support at admission. Most children
with pneumonia had associated other diseases 96.8%, in which, the most common disease was malnutrition
78.7%, anemia 44.3%, acute diarrhea 19.7% and cerebral palsy 18%. Chest X – ray: alveolar infiltrate
65.1%. The major bacteria, as the result of blood culture, were Staphylococcus coagulase negative 50% and
Klebsiella spp 33.3%; as the result of nasal tracheal aspiration culture were Acinetobacter spp 41% and
Klebsiella spp 33.3%. These bacteria resist many antibiotics. The most common antibiotics were the third
generation cephalosporin for the first time of treatment 84.1%, in which, Cefotaxim occupied 66.7%. The
average of time from admission to death was 23.9 ± 3.1 days.
Conclusions: As receiving and treating of pneumonia, pay attention to children younger than 5
months who have associated other diseases, particularly, when having many other diseases. Keep the
information that the most common pathogen in childhood deaths associated with pneumonia was
Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Staphylococcus coagulase negative and these bacteria resist many antibiotics.
In mind when choosing antibiotic in treatment of these conditions, particularly the cases are taken for
care before admission.
Keywords: pneumonia, mortality, deaths associated pneumonia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu đưa
đến nhập viện và tử vong ở trẻ em < 5 tuổi đặc
biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi. Theo WHO năm
2004 có khoảng 106 triệu trẻ < 5 tuổi tử vong
trên toàn thế giới. Trong đó tử vong do viêm
phổi chiếm 19% hay khoảng 2 triệu trẻ/năm
trung bình 5.500 trẻ tử vong/ngày và 90% xảy ra
ở các nước đang phát triển 70% xảy ra ở các
nước Đông Nam Á và Châu Phi < 2% ở Châu
Âu < 3% ở Châu Mỹ(27811).
Ở Việt Nam (2004) có khoảng 4.000 trẻ < 5
tuổi tử vong do viêm phổi/năm chiếm 12% tổng
số trẻ tử vong (11). Hiện tại đặc điểm về tử vong
ở bệnh nhi có viêm phổi đã được một số nghiên
cứu nuớc ngoài đề cập nhưng tại Việt Nam chưa
có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này ở trẻ
em. Từ thực tế đó câu hỏi được đặt ra: Đặc điểm
dịch tễ học lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ở
các trường hợp tử vong có viêm phổi như thế
nào? Đây cũng là câu hỏi mà chúng ta cần trả lời
để có được hình ảnh khái quát về các trường
hợp tử vong có viêm phổi từ đó góp phần vào
công tác điều trị và dự phòng với các mục tiêu
cụ thể như sau:
1. Xác định tỉ lệ tử vong của viêm phổi nhập
Khoa Hô Hấp.
2. Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ học của các
trường hợp tử vong có viêm phổi.
3. Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng cận
lâm sàng của các trường hợp tử vong do viêm
phổi đơn thuần và viêm phổi có bệnh lý đi kèm.
4. Xác định tỉ lệ hỗ trợ hô hấp và sử dụng kháng
sinh ở các trường hợp tử vong có viêm phổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số nghiên cứu
Tất cả bệnh nhi từ 2 tháng đến ≤ 15 tuổi
nhập vào Khoa Hô Hấp được chẩn đoán viêm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 288
phổi và tử vong tại Khoa Hô Hấp hoặc tử vong
sau khi chuyển các khoa khác của Bệnh Viện
Nhi Đồng 1 trong khoảng thời gian từ 01/2009
đến 01/2010.
Tiêu chí chọn mẫu
+ Tuổi: từ 2 tháng đến ≤ 15 tuổi.
+ Chẩn đoán viêm phổi (113):
- Trẻ 2 tháng đến ≤ 5 tuổi: ho/khó thở + thở
nhanh ± RLLN dấu hiệu nặng (RLLN nặng tím
tái phập phồng cánh mũi thở rên ngưng thở
từng cơn không thể bú hoặc ăn dấu mất nước
suy dinh dưỡng nặng) ran phổi + X quang có
tổn thương nhu mô phổi (được xác định bởi Bác
sĩ chuyên khoa X quang).
- Trẻ > 5 tuổi: ho/khó thở ± co kéo liên sườn
sốt ran phổi nhịp thở nhanh dấu hiệu nặng
(tím tái khó thở nặng dấu mất nước) + X quang
có tổn thương nhu mô phổi.
+ Tử vong: được xác định bởi bác sĩ điều và
có hồ sơ lưu trữ tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1.
Công cụ thu thập dữ kiện
Sử dụng bệnh án mẫu.
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi-data
3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 01/2009 đến
01/2010 chúng tôi có 63 trẻ được nhận vào lô
nghiên cứu với các đặc điểm như sau:
Đặc điểm chung
Từ 01/2009 đến 01/2010 chúng tôi có 63 trẻ
tử vong chiếm 135% trong tổng số 4.670 trẻ từ 2
tháng đến 15 tuổi nhập Khoa Hô Hấp. Có 762%
trẻ tử vong tại Khoa Hô Hấp 222% tại Khoa
Hồi Sức và 16% tại Khoa Tim Mạch.
Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi trung bình: 187 ± 43 tháng (trung vị là
61 tháng nhỏ nhất là 2 tháng lớn nhất là 15
tuổi) trong đó tuổi từ 2 tháng đến < 12 tháng
667% 12 tháng đến < 5 tuổi 27% và ≥ 5 tuổi
63%. Trong 63 trường hợp có 33 nam (524%) và
30 nữ (476%); 62% trẻ ở tỉnh và 38% trẻ ở TP. Hồ
Chí Minh. Thời điểm nhập viện cao nhất là ở các
tháng 8 9 10 và thấp nhất ở các tháng 1 2.
Đặc điểm lâm sàng
Số ngày bệnh trung bình trước nhập viện là
9 ± 15 ngày (1 - 60 ngày). Trong 63 trường hợp
nghiên cứu có 13 trường hợp nhập viện do bệnh
viện tuyến trước chuyển và 50 trường hợp bệnh
nhi tự nhập viện với các lý do nhập viện chính
chiếm tỉ lệ cao là khó thở 26% ho 20% sốt và ho
16% sốt 8% tím tái 8% ho và khò khè 8%.
Về sinh hiệu lúc nhập viện: tri giác có 841% trẻ
tỉnh 127% bứt rứt 32% hôn mê; 825% thở nhanh;
571% sốt; 413% tím tái; 444% trẻ có SpO2 < 90%.
Bệnh nhi nhập viện với bệnh chính là viêm phổi
952% (trong đó 619% là viêm phổi nặng) và chỉ có
48% nhập viện do bệnh không phải viêm phổi.
Trong 56 trường hợp được xác định tiền sử có 29
trẻ là con đầu (518%) và 11 trẻ sinh non và/nhẹ cân
(197%). Có 61 trường hợp (968%) viêm phổi có
bệnh đi kèm. Số trường hợp viêm phổi có ≥ 2 bệnh
lý đi kèm nhiều hơn số trường hợp có 1 bệnh lý đi
kèm (p < 00005).
Bảng 1. Tần suất các bệnh đi kèm.
Bệnh đi kèm với viêm phổi Tần số
(n = 61)
Phần trăm (%)
Suy dinh dưỡng 48 78,7
Thiếu máu 27 44,3
Dị tật bẩm sinh 17 27,9
Tiêu chảy cấp 12 19,7
Bại não 11 18
Tim bẩm sinh 9 14,8
Nhiễm trung huyết 8 13,1
Trào ngược dạ dày – thực quản 7 11,5
Động kinh 6 9,8
Cường cận giáp 5 8,2
Bệnh thần kinh cơ 4 6,6
Còi xương 4 6,6
Nhiễm HIV 3 4,9
Loạn sản phế quản – phổi 3 4,9
Mềm sụn thanh quản 2 3,3
Suy thận mạn 2 3,3
Xuất huyết tiêu hóa trên 2 3,3
Rubella bẩm sinh 2 3,3
Tiêu chảy kéo dài 1 1,6
Sởi 1 1,6
Bệnh cấp, mãn tính khác (*) 9 14,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 289
(*) Bệnh cấp mãn tính khác: 1 viêm cầu thận
cấp (16%) 1 viêm cơ tim (16%) 1 nhịp nhanh
thất (16%) u não (16%) 1 viêm màng não mủ
(16%) 1 suy giảm miễn dịch tiên phát (16%) 1
nhiễm khuẩn vết mổ (16%) 1 neuroblastoma
bụng (16%) và 1 di chứng sinh ngạt (16%).
Bảng 2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp.
Viêm phổi Triệu chứng lâm
sàng Có bệnh đi
kèm (n = 61),
N (%)
Đơn thuần
(n = 2), N
Tổng số
(n = 63) N
(%)
Thở nhanh 61 (100) 2 63 (100)
RLLN/co kéo cơ liên
sườn
61 (100) 2 63 (100)
Phổi có ran 60 (98,4) 2 62 (98,4)
Ho 59 (96,7) 2 61 (96,8)
Tím tái 59 (96,7) 2 61 (96,8)
Sốt 56 (91,8) 2 58 (92,1)
Khó thở 32 (52,5) 0 32 (50,8)
Khò khè 28 (45,9) 1 29 (46)
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm BC máu ở cả 63 trường hợp (có 1
trường hợp mất số liệu) kết quả như bảng 3.
Bảng 3. Phân bố bạch cầu (BC) máu.
Viêm phổi Số lượng BC
máu (Tb/mm3) Có bệnh đi kèm
(n = 60), N (%)
Đơn thuần
(n = 2), N
Tổng số (n
= 62) N (%)
< 5.000 2 (3,3) 0 2 (3,2)
5.000 - < 15.000 23 (38,3) 1 24 (38,7)
≥ 15.000 35 (58,4) 1 36 (58,1)
Tổng số 60 (100) 2 62 (100)
Bảng 4. Phân bố giá trị CRP máu.
Viêm phổi CRP (mg/L)
Có bệnh đi kèm (n
= 54), N (%)
Đơn thuần
(n = 2), N
Tổng số
(n = 56) N
(%)
< 10 18 (33,3) 2 20 (35,7)
10 - < 20 9 (16,7) 0 9 (16,1)
≥ 20 27 (50) 0 27 (48,2)
Tổng số 54 (100) 2 56 (100)
Thực hiện khí máu động mạch ở 50 trường
hợp Kết quả được ghi nhận qua bảng 5 6.
Bảng 5. Tình trạng toan – kiềm máu.
Viêm phổi Tình trạng toan –
kiềm Có bệnh đi kèm
(n = 49), N (%)
Đơn thuần
(n = 1), N
Tổng số
(n = 50)
N (%)
Toan hô hấp 22 (44,9) 1 23 (46)
RL hỗn hợp 13 (26,5) 0 13 (26)
Bình thường 8 (16,3) 0 8 (16)
Toan chuyển hóa 4 (8,2) 0 4 (8)
Kiềm hô hấp 1 (2) 0 1 (2)
Kiềm chuyển hóa 1 (2) 0 1 (2)
Tổng số 49 (100) 1 50 (100)
Bảng 6. Phân bố giá trị AaDO2.
Viêm phổi Giá trị AaDO2
Có bệnh đi kèm
(n = 49), N (%)
Đơn thuần
(n = 1), N
Tổng số (n
= 50) N (%)
< 100 4 (8,16) 0 4 (8)
≥ 100 45 (91,84) 1 46 (92)
Tổng số 49 (100) 1 50 (100)
Bảng 7. Tổn thương phổi trên X quang ngực thẳng.
Viêm phổi Loại tổn thương
Có bệnh đi
kèm (n = 61),
N (%)
Đơn
thuần
(n = 2), N
Tổng số
(n = 63) N
(%)
Thâm nhiễm phế
nang
40 (65,6) 1 41 (65,1)
Thâm nhiễm phế
nang và mô kẽ
16 (26,2) 1 17 (27)
Xẹp phổi 14 (23) 0 14 (22,2)
Ứ khí phế nang 7 (11,5) 0 7 (11,1)
Tràn dịch màng phổi 6 (9,8) 0 6 (9,5)
Đông đặc thùy/ phân
thùy
5 (8,2) 0 5 (7,9)
Tràn khí màng phổi 3 (4,9) 1 4 (6,4)
Tràn khí trung thất 0 (0) 1 1 (1,6)
Tỉ lệ cấy máu dương tính là 194% (6/31
trường hợp) trong đó có 1 trường hợp vừa
cấy máu duong tính vừa cấy dịch khí quản
duong tính.
Bảng 8. Tần suất các vi khuẩn phat hiện qua cấy máu
Loại vi khuẩn Tần số (n = 6)
Staphylococcus coagulase nagative 3
Klebsiella spp 2
Acinetobacter spp 1
P.aeruginosa 1
Tỉ lệ cấy dịch khí quản (NTA) dương tính là
316% (12/38 trường hợp) kết quả như bảng 9.
Bảng 9. Tần suất các vi khuẩn phat hiện qua cấy dịch
khí quản (NTA).
Loại vi khuẩn Tần số (n = 12)
Acinetobacter spp 5
Klebsiella spp 4
E.coli 3
Enterobacter spp 1
M.morganii 1
Proteus mirabilis 1
Candida albicans 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 290
Có 18 trường hợp được làm kháng sinh đồ
(bao gồm cả cấy máu và cấy dịch khí quản).
Bảng 10. Kháng sinh đồ.
Vi khuẩn Kháng sinh nhạy Kháng sinh bị đề
kháng
Klebsiella spp (6
trường hợp)
Imipenem 5/6,
Polymicin B 4/6
Ceftazidime 5/6,
Pefloxacin 5/6,
Cefepime 5/6,
Timentin 4/6,
Chloramphenicol 4/6.
Acinetobacter
spp (6 trường
hợp)
Polymicin B 6/6 Imipenem 5/6,
Ciprofloxacin 5/6,
Pefloxacin 5/6,
Gentamycin 5/6,
Chloramphenicol 5/6.
Staph.
Coagulase
negative (3
trường hợp)
Vancomycin 3/3,
Rifamycin 3/3
Co-trimoxazole 1/3,
Gentamycin 1/3
E.coli (3 trường
hợp)
Imipenem 3/3,
Polymicin B 3/3,
Chloramphenicol 3/3
Gentamycin 2/3
Thực hiện huyết thanh chẩn đoán ở 3 trường
hợp kết quả có 1 bệnh nhi 95 tuổi dương tính
với C.pneumonia. Xét nghiệm HIV (Rapid
antibody test: tìm kháng thể HIV nhanh) ở 33
trường hợp tỉ lệ dương tính là 9.1% (3/33 trường
hợp). Và 8 trường hợp (tuổi từ 2 – 102 tháng)
được làm siêu âm kết quả xác định 875% có
trào ngược dạ – thực quản (7/8 trường hợp).
Các biện pháp điều trị
100% được hỗ trợ hô hấp: cannula 984%
NCPAP 81% máy thở 27% và mặt nạ 96%.
Khởi đầu hỗ trợ hô hấp qua cannula 984% và
qua mặt nạ 16%. Có 100% các trường hợp
được sử dụng kháng sinh (KS) khi nhập viện
KS được sử dụng nhiều nhất là Cephalosporin
thế hệ III với 53 trường hợp (841%) trong đó
Cefotaxim chiếm 667%. Chỉ có 2 /18 trường
hợp sử dụng KS khởi đầu phù hợp với kết quả
kháng sinh đồ sau đó. Thời gian sử dụng KS
khởi đầu trung bình là: 56 ± 04 ngày (1 - 27
ngày). Thời gian tử vong kể từ lúc nhập viện
trung bình là 239 ± 31 ngày (1 - 130 ngày). Có
16% tử vong trong 24 giờ đầu 412% từ 1 đến
< 14 ngày và 575% từ 14 đến 130 ngày.
Bảng 11. Liên quan giữa thời gian tử vong kể từ lúc
nhập viện và các yếu tố liên quan.
Yếu tố Tần số Thời gian tử vong
kể từ lúc nhập
viện trung bình
(ngày)
P
Nam 33 25,8 Giới
Nữ 32 21,7
0,95
< 12 tháng 42 28
12 th - < 5 t 17 15
Nhóm tuổi
≥ 5 tuổi 4 23
0,10
Có 61 24,3 Bệnh đi kèm
Không 2 13
0,68
Có 36 16,8 Sốt lúc nhập
viện Không 27 33,4
0,01
< 90% 28 19,2 SpO2 lúc
nhập viện ≥ 90% 35 27,7
0,04
Chúng tôi nhận thấy thời gian tử vong kể từ
lúc nhập viện trung bình ở những bệnh nhi có
sốt lúc nhập viện (168 ngày) ngắn hơn những
bệnh nhi không sốt lúc nhập viện (334 ngày) và
bệnh nhi có SpO2 lúc nhập viện < 90% (192
ngày) ngắn hơn những bệnh nhi có SpO2 lúc
nhập viện ≥ 90% (277 ngày) (bảng 11).
Nguyên nhân tử vong chính gặp ở hầu hết là
suy hô hấp nặng do viêm phổi 905%; kế đến là
nhiễm khuẩn huyết – sốc nhiễm khuẩn 63% và
cuối cùng là viêm cơ tim – sốc tim 32%.
BÀN LUẬN
Về tỉ lệ tử vong
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tử
vong của trẻ viêm phổi nhập Khoa Hô Hấp là
135%. Nghiên cứu của Nascimento - Cavalho
Cristina MC tỉ lệ tử vong của trẻ viêm phổi
nhập viện là 31% (6) Sigauque B là 11% (10)
Lupisan SP là 24% (5). Như vậy tỉ lệ tử vong
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn
so với các nghiên cứu của các tác giả khác. Điều
này có thể lý giải do đối tượng trong nghiên cứu
của Nascimento - Cavalho Cristina MC có thực
hiện trên cả trẻ < 2 tháng và nơi thực hiện là
khoa cấp cứu của Sigauque B là trẻ 0 – 23 tháng
viêm phổi nặng và của Lupisan SP là trẻ từ 2 –
59 tháng có viêm phổi nặng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 291
Về đặc điểm dịch tễ học
Tuổi trung bình là 187 ± 43 tháng lứa tuổi
từ 2 tháng đến < 12 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất
trong dân số nghiên cứu với 667%. Tương
đương với nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung
bình trong nghiên cứu của Nascimento -
Cavalho Cristina MC là 22 tháng và nhóm tuổi 2
tháng đến < 12 tháng chiếm 50%. Nghiên cứu
của Sigauque B: lứa tuổi 2 - 11 tháng chiếm
60%(10) và nghiên cứu của Lupisan SP: lứa tuổi 2
đến 5 tháng chiếm 50%(5).
Trong nghiên cứu chúng tôi có 524% nam
và 476% nữ. Nghiên cứu của Nascimento -
Cavalho Cristina MC: nam 541% và nữ 459% (6)
Hildenwall H: tỉ lệ nam/nữ là 1/1 (3) Sigauque B:
nam 55% và 45% (10) Lupisan SP: nam 557% và
nữ 443% (5).
Về đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận số
ngày bệnh trung bình trước nhập viện là 9 ± 15
ngày có thể lý giải do đặc điểm của mẫu nghiên
cứu có đến 62% bệnh nhi đến từ các tỉnh và đa
số bệnh nhi đã có điều trị tuyến trước 698%. Ba
lý do chính đưa trẻ nhập viện là: khó thở 26%
ho 20% sốt và ho 16% các lý do còn lại chiếm tỉ
lệ thấp. Đa số trẻ nhập trong tình trạng tỉnh táo
841% chỉ có 44% trẻ nhập viện trong tình trạng
suy hô hấp cần hỗ trợ oxy ngay.
Về tiền sử có 518% là con đầu và 197% sinh
non và/nhẹ cân. Theo Spooner con đầu là 1
trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến
tiên lượng tử vong ở trẻ viêm phổi nặng (9). Sinh
nhẹ cân là yếu tố tiên đoán viêm phổi kém đáp
ứng với KS bước đầu nên cần bắt đầu bằng KS
bước 2 để giảm thời gian nằm viện cho trẻ viêm
phổi nhập viện(12).
Có đến 968% viêm phổi có bệnh đi kèm. Tỉ
lệ này trong nghiên cứu của Nascimento -
Cavalho Cristina MC là 633%(6) thấp hơn trong
nghiên cứu của chúng tôi lý do trong nghiên
cứu của Nascimento - Cavalho Cristina MC
bệnh nền mãn tính không tính đến suy dinh
dưỡng mà suy dinh dưỡng được tính riêng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 762% suy
dinh dưỡng (48/63 trường hợp) trong nghiên
cứu của Nascimento - Cavalho Cristina là
455%(6) Lupisan SP 433% (5). Suy dinh dưỡng là
yếu tố có liên quan đến nguy cơ tử vong do suy
dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng tăng khả
năng nhiễm khuẩn và có thể viêm phổi không có
sốt dẫn đến chẩn đoán chậm trễ(569). Ngoài suy
dinh dưỡng các bệnh đi kèm chiếm tỉ lệ cao là
thiếu máu 443% dị tật bẩm sinh 279% tiêu
chảy cấp 197% bại não 18% tim bẩm sinh
148% nhiễm khuẩn huyết 131% và trào ngược
dạ dày - thực quản 115%. Nghiên cứu của
Nascimento - Cavalho Cristina MC: bệnh tim
50% bệnh thần kinh 214% hen phế quản 7.1%
trào ngược dạ dày thực quản 71% thiểu năng
giáp 71% nhiễm khuẩn bẩm sinh 71%(6).
Nghiên cứu của Hildenwall H: HIV/suy dinh
dưỡng chiếm 36% thiếu máu chiếm 26% sốt rét
chiếm 9% và tiêu chảy 7%(3) Sigauque B ghi
nhận: thiếu máu chiếm 65% (trong đó thiếu máu
nặng chiếm 14%) suy dinh dưỡng nặng 32%
HIV dương tính 81% (16 trường hợp được làm
xét nghiệm HIV) nhiễm khuẩn huyết 26% sốt
rét 27%. Sigauque B cũng xác định: thiếu máu
nặng suy dinh dưỡng nặng nhiễm HIV nhiễm
khuẩn huyết là những yếu tố làm tăng nguy cơ
tử vong ở trẻ viêm phổi nặng(10).
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng
lâm sàng hay gặp nhất là thở nhanh 100%
RLLN hoặc co kéo cơ liên sườn 100% phổi có
ran 984% ho 964% tím tái 968% sốt 921%
khó thở 508% và khò khè 463%. Nghiên cứu
của Nascimento - Cavalho Cristina MC: Thở
nhanh chiếm 909% và rút lõm ngực chiếm
682% các trường hợp và đây cũng là 2 triệu
chứng có liên quan đến tử vong(6). Nghiên cứu
của Sigauque B: Ran ẩm chiếm 59% sốt 49% hạ
oxy máu 47% và khò khè 20%(10). Lupisan SP ghi
nhận: Thở nhanh chiếm 967% sốt ≥ 3950C có
267% khò khè 267% và co giật 33%(5).
Về đặc điểm cận lâm sàng
Có 581% trường hợp có BC máu ≥ 15.000
Tb/mm3 và chỉ có 32% trường hợp có BC máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ - Trẻ Em 292
giảm < 5.000 Tb/mm3. Theo BTS trong viêm
phổi do nguyên nhân vi khuẩn: BC máu > 15.000
Tb/mm3 có độ nhạy là 33% và độ đặc hiệu là
60% (1). Các nghiên cứu hiện tại cho thấy BC máu
giảm là yếu tố có liên quan đến tiên lượng tử
vong ở trẻ viêm phổi nặng(912).
CRP máu ≥ 10 mg/L chiếm 643% số trường
hợp trong đó 50% số trường hợp có CRP máu ≥
20 mg/L. Trong viêm phổi cấp tính khi CRP > 20
mg/L gợi ý nguyên nhân vi khuẩn(4). Các nghiên
cứu hiện tại cho thấy không có sự liên quan giữa
CRP và tử vong ở trẻ viêm phổi.
Rối loạn toan - kiềm thường gặp nhất là
toan hô hấp 46% kế đó là rối loạn hỗn hợp
26%. Toan hô hấp là biểu hiện của tình trạng
giảm thông khí hoặc tăng khoảng chết quá khả
năng bù trừ của hệ hô hấp (phù hợp với trẻ
viêm phổi nặng). Tình trạng rối loạn hỗn hợp
có thể được giải thích do phần lớn trẻ viêm
phổi trong nghiên cứu của chúng tôi đều có
bệnh đi kèm (tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn
huyết suy thận mạn..). AaDO2 tăng ≥ 100
chiếm 92% số trường hợp. Ở những trường
hợp không có bệnh tim đi kèm nó phản ánh sự
bất thường trong sự trao đổi khí tại phổi.
X quang phổi cho thấy thâm nhiễm phế
nang chiếm 651% trường hợp; các tổn thương ít
gặp hơn là thâm nhiễm phế nang và mô kẽ 27%
đông đặc thùy/phân thùy 794%. Trong nghiên
cứu của Nascimento - Cavalho Cristina MC có
979% trường hợp có thâm nhiễm phổi (bao gồm
thâm nhiễm phế nang thâm nhiễm mô kẽ thâm
nhiễm phế nang và mô kẽ)(6). Nghiên cứu của
Lupisan SP: thâm nhiễm phổi chiếm 533% (bao
gồm đông đặc khu trú hoặc thâm nhiễm lan
tỏa)(5).
Tỉ lệ cấy máu dương tính là 194% vi khuẩn
chiếm chủ yếu là Staphylococcus coagulase negative
(3/6 trường hợp) và Klebsiella spp (2/6 trường
hợp). Tỉ lệ dương tính trong nghiên cứu của
Lupisan SP là 167%; cấy máu dương tính là yếu
tố nguy cơ gây tử vong ở trẻ viêm phổi nặng(5).
Tỉ lệ cấy dịch khí quản dương tính là 316% loại
vi khuẩn gặp nhiều nhất là Acinetobacter spp (5/6
trường hợp) kế đến là Klebsiella spp (4/6 trường
hợp) và E.coli (3/6 trường hợp). Kháng sinh đồ
cho thấy hầu hết các tác nhân gây bệnh đã đề
kháng vơi nhiều loại KS (bảng 10). Klebsiella spp
đã đề kháng Timentin 4/6 Chloramphenicol 4/6
Ceftazidime 5/6 Pefloxacin 5/6 và Cefepime 5/6;
Acinetobacter spp đề kháng Imipenem 5/6
Ciprofloxacin 5/6 Pefloxacin 5/6
Chloramphenicol 5/6 và Gentamycin 5/6;
Staphylococcus Coagulase negative đề kháng Co-
trimoxazole 1/3 và Gentamycin 1/3; E.coli đề
kháng với Gentamycin 2/3.
Huyết thanh chẩn đoán chỉ có 1 trường hợp
dương tính với C.pneumonia. C.pneumonia, đây là
tác nhân gây viêm phổi không điển hình thường
gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Xét nghiệm HIV có tỉ lệ
dương tính là 9.1% chiếm 492% số trường hợp
có bệnh đi kèm. Trong nghiên cứu của Sigauque
B tỉ lệ dương tính là 81% (13/16 trường hợp)(10).
Tỉ lệ phát hiện trào ngược dạ dày - thực
quản khi làm siêu âm bụng 875% (7/8 trường
hợp) chiếm 115% số trường hợp có bệnh đi
kèm cao hơn trong nghiên cứu của Nascimento
- Cavalho Cristina MC 71%(6).
Về các biện phấp điều trị
Trong nghiên cứu chúng tôi 100% trường
hợp được hỗ trợ hô hấp. Trong đó hỗ trợ hô hấp
qua cannula được dùng nhiều nhất 984% kế
đến là NCPAP 81% máy thở 269% và mặt nạ
96%. Có 4 bệnh nhi tím tái lúc nhập viện được
thở máy. Theo Tiewsoh K những trường hợp có
tím tái lúc nhập viện sẽ tăng nhu cầu thở máy(12).
100% các trường hợp được sử dụng KS ngay
sau nhập viện. KS được sử dụng nhiều nhất là
Cephalosporin thế hệ III với 53 trường hợp
(841%) trong đó Cefotaxim chiếm 667%. Có
651% khởi đầu bằng 1 loại KS và 349% có phối
hợp KS ngay từ đầu. Thời gian sử dụng kháng
sinh khởi đầu trung bình là 56 ± 04 ngày (1 - 27
ngày). Số lần đổi KS nhiều nhất là 5 lần.
Thời gian tử vong kể từ lúc nhập viện trung
bình: 239 ± 31 ngày (1 - 130 ngày). Chỉ có 16%
tử vong trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 293
412% từ 1 đến < 14 ngày và 572% trong thời
gian ≥ 14 ngày. Ở bệnh nhi có sốt hoặc SpO2 <
90% lúc nhập viện thường có thời gian tử vong
kể từ lúc nhập viện ngắn hơn những bệnh nhi
không có sốt hoặc SpO2 ≥ 90% lúc nhập viện (p <
005). Theo Tiewsoh K trẻ tím tái lúc nhập viện
là yếu tố tiên đoán thời gian nằm viện kéo dài và
tử vong cao hơn 5 - 10 lần so với nhóm chứng(12).
Hầu hết bệnh nhi tử vong với nguyên nhân
chính là do viêm phổi nặng chỉ một số ít trường
hợp bệnh nhi tử vong do nguyên nhân chính là
bệnh đi kèm.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tử vong của bệnh nhi viêm phổi nhập
Khoa Hô Hấp là 135%. Nhóm tuổi từ 2 đến < 12
tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 667%. Đa số đều có
bệnh đi kèm 968 gặp nhiều nhất là suy dinh
dưỡng 787% kế đến là thiếu máu 443% tiêu
chảy cấp 197% bại não 18% tim bẩm sinh
148% và nhiễm khuẩn huyết 131%. Tác nhân
gây bệnh được phân lập chủ yếu là
Acinetobacter spp, Klebsiella spp, Staphylococcus
coagulase negative và những loại vi khuẩn này
đã kháng với nhiều loại KS. KS khởi đầu chủ
yếu là Cephalosporin thế hệ III với 841%
trong đó Cefotaxim chiếm 667%. Thời gian tử
vong kể từ lúc nhập viện trung bình là 239 ±
31 ngày với nguyên nhân tử vong chính gặp
nhiều nhất là suy hô hấp do viêm phổi 905%.
Vì vậy Khi tiếp nhận và điều trị viêm phổi cần
chú ý các trường hợp trẻ < 12 tháng có bệnh đi
kèm đặc biệt là có nhiều bệnh đi kèm. Cần cân
nhắc sử dụng KS hợp lý nhất là những trường
hợp đã được điều trị trước nhập viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 British Thoracic Society (2002) “British Thoracic Society
Guidelines for the Management of Community Acquired
Pneumonia in Childhood” Thorax 57 supp 1 pp. 1 - 24.
2 Bryce J Pinto CB (2005) “WHO estimates of the causes of
death in children” Lancet 365 (9465) pp. 1147 - 1152.
3 Hildenwall H et al (2008) “Delayed care seeking for fatal
pneumonia in children aged under five years in Uganda: a
case - series study” Bulletin of the World Health Organization
86 (5) pp. 332 - 338.
4 Phạm Thị Minh Hồng (2007) “Viêm phổi” Nhi khoa tập I
Nxb Y học Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh tr.
271 - 289.
5 Lupisan SP Ruutu P et al (2007) “Predictors of death from
severe pneumonia among children 2–59 months old
hospitalized in Bohol Philippines: implications for referral
criteria at a first - level health facility”. Trop Med Int Health 12
(8) pp. 962 - 971.
6 Nascimento - Cavalho Cristina MC et al (2002) “Childhood
pneumonia: Clinical aspects associated hospitalization or
death” The Brazillian J of Infect diseases 6 (1) pp. 22 - 28.
7 Rudan I et al (2008) “Epidemiology and etiology of childhood
pneumonia” Bulletin of the World Health Organization 86
(5) pp. 408 - 416.
8 Rudan I Tomaskovic L (2004) “Global estimate of the
incidence of clinical pneumonia among children under five
years of age” Bulletin of the World Health Organization 82
(12) pp. 895 - 903.
9 Ruvinski R Balanzat M (1999) “Viral and bacterial
pneumonias” Respiratory Infections in Children pp. 205 - 238.
10 Sigauque B Roca A et al (2009) “Severe pneumonia in
Mozambican young children: Clinical and radiological
characteristics and risk factors” J Trop Pediatr 55 (6) pp. 379 -
87.
11 The United Nations Children’s Fund World Health
Organization (2006) Pneumonia: The forgotten killer of
children WHO Geneva pp. 1 - 34.
12 Tiewsoh K Lodha R et al (2009) “Factors determining the
outcome of children hospitalized with severe pneumonia”
BMC Pediatrics 9 (1) pp. 15.
13 Zar HJ et al (2009) “Diagnosis and management of
community-acquired pneumonia in childhood – South African
Thoracic Society guidelines” South Afr J Epidemiol Infect 24
(1) pp. 25 - 36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_nhi_tu_vong_co_viem_phoi_nhap_khoa_ho_hap_benh.pdf