Tăng cường công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe cho người dân trên các phương tiện
thông tin đại chúng về chương trình tiêm chủng
quốc gia để người dân tự nguyện đưa con, cháu
tiêm chủng đầy đủ.
Phổ biến rộng rãi kiến thức bệnh sởi cho
người dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng để người dân kịp thời đưa trẻ đến các cơ
sở y tế khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh sởi.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bệnh sởi trẻ em điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 75
ĐẶC ĐIỂM BỆNH SỞI TRẺ EM ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trần Thị Minh Nguyệt*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh Sởi trẻ em điều trị nội trú tại
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang, mô tả 510 bệnh nhi mắc bệnh sởi nhập viện tại Bệnh
viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2014.
Kết quả: Đa số trẻ sởi dưới 5 tuổi (77,5%). Có 14% trẻ < 9 tháng mắc bệnh sởi nhập viện. Lứa tuổi nhỏ
nhất: 4 tháng tuổi, lớn nhất: 14 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ gần tương đương. Trẻ mắc bệnh sởi không chích ngừa hoặc
chích ngừa không đủ hai mũi theo chương trình tiêm chủng quốc gia chiếm tỉ lệ cao (65,6%). Triệu chứng lâm
sàng thường gặp: sốt (92,4%), phát ban dạng sởi (80,4%), ho (76,9%). Biến chứng thường gặp: tiêu chảy cấp
(50,2%), viêm phổi (41,1%), viêm phế quản (14,7%),viêm hô hấp trên (20%). Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh sởi
đều khỏi bệnh (98,9 %).
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ không được chich ngừa sởi cao, đa số trẻ mắc
sởi dưới 5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng là sốt, phát ban sởi, ho, ói, tiêu lỏng. Biến chứng là tiêu chảy cấp, viêm
phổi,viêm phế quản, viêm kết mạc mắt. Do đó cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về chương trình tiêm chủng quốc gia.
Từ khóa: Sởi.
ABSTRACT
THE CHARACTERISTICS EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL, AND TREATMENT OF SUBCLINICAL
MEASLES CHILDREN INPATIENT TREATMENT AT THE GENERAL HOSPITAL IN BINH DUONG
PROVINCE
Tran Thi Minh Nguyet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 75 - 80
Objectives: Identify the characteristics epidemiological, clinical, and treatment of subclinical measles
children inpatient treatment at the General Hospital in Binh Duong Province.
Methods: Cross – sectional described study 510 patients hospitalized with measles in Pediatrics, Hospital of
Binh Duong Province from April /2014 to June//2014.
Results: Most children under 5 years of age accounted for measles 77.5%. Up to 14% of children < 9 months
measles hospitalizations. Minimum age is 4 months old, the largest is 14 years old. Percentage of male / female
nearly equivalent. Children had not received measles vaccine before the illess 61%. Clinical symptoms: fever
(92.8%), Skin rashes (80.4%), cough (76.9%). Complications: acute diarrheal disease (50.2%), pneumonia
(41.1%), bronchitis (14.7%), upper respiratory infection (20%).
Conclusions: To the results of the research we found out rates are not high measles immunization, most
children under 5 years old suffering from measles. Clinical symptoms mainly: rashes, fever, cough, diarrrhoea.
Complications: acute diarrheal disease, acute respiratory infection. So should advertise on the mass media in
national immunization programs.
* Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương.
Tác giả liên hệ: BS CKII Trần Thị Minh Nguyệt, ĐT: 0918907909, Email: mnguyet70@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 76
Key words: Measles.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
rút sởi gây ra. Là bệnh có tốc độ lây nhiễm cao
nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử
vong ở trẻ em.
Trên thế giới, năm 2012 có 122.000 trẻ tử
vong do sởi. Năm 2013, Tây Thái Bình Dương số
trẻ em mắc sởi cao gấp 3 lần so với năm 2012,
đặc biệt tại Trung Quốc, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, tính từ tháng 1/2014 đến tháng
8/ 2014 cả nước nghi nhận 34.368 trường hợp sốt
phát ban nghi do sởi tại 63/63 tỉnh/thành phố,
trong đó có 5.751 trường hợp mắc sởi xác định,
147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi.
Bệnh Sởi diễn biến phức tạp, thu hút sự quan
tâm, chỉ đạo phòng chống dịch của Chính phủ,
Bộ Y Tế, các ngành và sự lo lắng của người dân.
Tuy nhiên tại Bình Dương, cho đến nay vẫn
chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về
vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
điều trị bệnh sởi trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh
viện đa khoa Tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh sởi trẻ em điều trị nội trú tại Bệnh viện đa
khoa Tỉnh Bình Dương.
Xác định đặc điểm điều trị bệnh sởi trẻ em
điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình
Dương
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả.
Thời gian
Từ 1/4/2014 đến 30/6/2014.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Bệnh nhi sởi nhập viện tại
Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương.
Dân số chọn mẫu: Bệnh nhi sởi nhập Bệnh
viện đa khoa Tỉnh Bình Dương từ 1/4/2014 đến
30/6/2014.
Cỡ mẫu
Lấy toàn bộ.
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhi được chẩn đóan bệnh sởi theo
hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng của Bộ Y Tế
2014(1).
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhi được chuyển lên tuyến trên điều
trị.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập của mỗi bệnh nhân sẽ nhập
trên phần mềm Epi data 3.1 và phân tích trên
phần mềm Stada 11.0. Thống kê mô tả các biến
định tính.
KẾT QUẢ
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu từ
1/4/2014 đến 30/6/2014, tại Bệnh viện đa khoa
Tỉnh Bình Dương có 510 trẻ bệnh sởi nhập viện
thỏa mãn các tiêu chí nghiên cứu. Như vậy có
tổng số 510 bệnh nhân được đưa vào nghiên
cứu.
Đặc điểm lâm sàng
Giới
Nam: 264 (51,7%).
Nữ: 246 (48,2%).
Tuổi
Tuổi trung bình là 3,25. Độ lệch chuẩn là
3,02. Đa số trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi, chiếm 77,5%.
Trong đó có 14% trẻ < 9 tháng mắc bệnh sởi phải
nhập viện. Lứa tuổi nhỏ nhất là 4 tháng tuổi, lớn
nhất là 14 tuổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 77
14 17 6,9
39,6
22,5
0
50
< 9th 9-12th 12-18
th
18-5
tuổi
>5 tuổi
Tỷ lệ %
tuổi
Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi
Địa dư
Bảng 1: Phân bố theo địa dư
Địa dư N Tỷ lệ ( % )
TP Thủ Dầu Một 85 16,7
Tx Thuận An 181 35,5
Tx Bến cát 94 18,4
TX Tân Uyên 107 21
TX Dĩ An 10 1,9
Phú Gíáo 11 2,2
Dầu Tiếng 3 0,5
Ngoài tỉnh 19 3,8
Tổng số 510 100
Nhận xét: Bệnh nhân sởi phân bố gần khắp
địa phương trong tỉnh, tuy nhiên tập trung cao
nhất tại Thị xã Thuận An, tiếp đến là Thị xã Bến
Cát, TP Thủ Dầu Một. Có 3,8% từ tỉnh khác
chuyển đến.
Đặc điểm tiêm phòng bệnh sởi
Bảng 2. Đặc điểm tiêm phòng sởi
Đặc điểm tiêm phòng bệnh sởi N Tỷ lệ ( % )
Không tiêm phòng hoặc tiêm chưa
đủ hai mũi
311 75,4
Tiêm phòng đủ hai mũi sởi 8 1,9
Thân nhân không nhớ 93 22,7
Tổng số 412 100
Nhận xét: Trẻ mắc bệnh sởi không chích
ngừa hoặc chích ngừa không đủ hai mũi theo
chương trình tiêm chủng quốc gia chiếm tỉ lệ cao
(75,4%).
Lý do nhập viện
Lý do nhập viện thể hiện nỗi lo lắng của bố
mẹ khi có dịch sởi xảy ra. Trong 510 bệnh nhân,
lý do Sốt + ho + phát ban chiếm cao nhất 51,4%,
kế tiếp là lý do Sốt + phát ban (19%), Sốt + ho
(15,3%).
51,4
19
15,3
6,1
5,5
2,7
0 20 40 60
Ho, sốt, phát ban
Sốt, phát ban
Sốt, ho
Sốt, tiêu chảy
Sốt, ho, tiêu chảy
Lý do khác Tỷ lệ %
Lý do
Biểu đồ 2: Lý do nhập viện
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng sốt
Triệu chứng sốt N %
Sốt <38°C 56 11
Sốt 38°C- 39°C 240 47,1
Sốt >39 °C 177 34,7
Không sốt 37 7,2
Tổng số 510 100
Nhận xét: Triệu chứng sốt chiếm 92,8%,
trong đó sốt cao trên 39°C chiếm 34,7%.
Các triệu chứng khác
Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng khác
Triệu chứng N %
Phát ban sởi 410 80,4
Ho 392 76,9
Đau họng 102 20
Tiêu lỏng, ói 265 52
Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là
sốt, phát ban sởi, ói-tiêu lỏng.
Biến chứng
Bảng 5: Biến chứng
Biến chứng N %
Tiêu chảy cấp 256 50,2
Viêm phổi 210 41,1
Viêm phế quản 75 14,7
Viêm họng 102 20
Viêm kết mạc mắt 82 16
Viêm thanh khí phế quản cấp 9 1.8
Nhận xét: Biến chứng chủ yếu là viêm phổi,
tiêu chảy cấp, viêm kết mạc mắt.
Bệnh nền
Tim bẩm sinh: 6 (1,2%).
Bại não: 8 (1,6%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 78
Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi
Bảng 6: Phân bố theo số lượng bạch cầu trong máu
ngoại vi
Mức độ bạch cầu N %
Bình thường 332 65
Tăng 91 18
Gỉảm 87 17
Tổng số 510 100
Nhận xét: Tỷ lệ bạch cầu tăng chiếm 18%.
CRP
Bảng 7: Phân bố theo CRP
Mức độ CRP Số lượng Tỷ lệ (%)
Dương 109 21,4
Âm 309 60,6
Không làm 92 18
Tổng số 510 100
Nhận xét: Tỷ lệ CRP dương tính chiếm
21,4%.
Điều trị
Hỗ trợ hô hấp
Thở Oxy: 7(1,4%). Thở CPAP: 5 (1%). Không
có trường hợp nào thở máy.
Kháng sinh
Bảng 8: Kháng sinh
Kháng sinh n %
Đường tĩnh mạch, tiêm bắp 207 40,5
Đường uống 236 46,2
Không sử dụng kháng sinh 67 13,3
Tổng số 510 100
Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng kháng sinh là 86,7%.
Viatamin A: 510 (100%).
Thời gian nằm viện
Thời gian < 10 ngày: 464 (91%).
Thời gian > 10 ngày: 46 (9%).
Thời gian nằm viện trung bình là 6,13 ngày.
Độ lệch chuẩn là 2,57.
Kết quả điều trị
Khỏi bệnh: 504 (98,9%).
Chuyển viện: 5 (0,9%).
Tử vong: 1 (0,2%).
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh sởi
đều khỏi bệnh (98,9%), một số ít trường hợp
chuyển lên bệnh viện tuyến trên theo yêu cầu
của người nhà (0,9%).
Trường hợp tử vong
Bệnh nhân Võ Kim Th, 5 tuổi, địa chỉ: số nhà
60, Bình Phú, Bình Chuẩn, Thị Xã Thuận An,
Tỉnh Bình Dương, vào viện lúc 20 giờ ngày
3/5/2014. Tình trạng lúc nhập viện: Mê, Glasgow
= 8 điểm, không yếu liệt, đồng tử hai bên đều, có
phản xạ ánh sáng, thở co lõm lồng ngực, khò
khè, phổi nghe ran ẩm, ngày, bụng mềm, gan 2
cm dưới bờ sườn phải, lách không to, toàn thân
có dạng ban sởi đang bay. Tiền căn: Điều trị tại
BV Nhi Đồng 2 hai lần với chẩn đoán: Chậm
phát triển tâm thần, vận động / Bệnh não chất
trắng.
Chẩn đoán: Viêm phổi nặng biến chứng suy
hô hấp độ 2/ Sởi/ Chậm phát triển tâm thần vận
động/Bệnh não chất trắng.
Điều trị: Hỗ trợ hô hấp, dịch truyền, kháng
sinh tĩnh mạch
Bé tử vong vào 23 giờ 45 phút cùng ngày
(3/5/2014). Thời gian nằm viện: 3 giờ 45 phút.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, bệnh nhi sởi có tỉ lệ
nam/nữ tương đương nhau. Kết quả tương tự
như nghiên cứu của Chika O.Duru, et al năm
2013 (2), Đinh Thị Diễm Thúy năm 2010 (3).
Đa số trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi (38,%). Trong
đó có 14% trẻ < 9 tháng mắc bệnh sởi phải nhập
viện, thấp hơn so với 23,1% trong nghiên cứu
của Chika O.Duru et al (2).
Nguyên nhân mắc sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi
có thể liên quan đến trẻ không nhận được kháng
thể chống sởi từ mẹ cho con do các bà mẹ của
những trẻ này cũng không được chích ngừa sởi
thời trẻ hoặc trẻ được nhận không đủ kháng thể
do các bà mẹ không được chích đủ hai mũi sởi
của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Một giả thuyết khác cũng cho rằng trẻ sinh ra từ
mẹ đã tiêm phòng sởi có thể có nồng độ miễn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 79
dịch thấp không đủ để phòng bệnh, so với trẻ
sinh ra từ người mẹ đã mắc bệnh sởi tự nhiên.
Số bệnh nhi sởi tập trung cao nhất ở Thị xã
Thuận An, Bến Cát, TP Thủ Dầu Một. Đây là
những đia dư có dân cư đông đông nên bệnh sởi
lây truyền cao.
Có 75,4% trẻ không được tiêm phòng hoặc
tiêm phòng sởi không đủ hai mũi, tỉ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu của Đinh Thị Diễm Thúy
tai Bệnh viên Nhi Đồng 2 năm 2010 (47%)(3),
thấp hơn tác giả Chika O.Duru et al năm 2013
(81,2%)(2).
Tỉ lê trẻ không được tiêm phòng sởi cao có
thể do trong năm 2013 một số trường hợp tai
biến sau khi tiêm ngừa được đăng trên các
phương tiện thông tin đại chúng và đã vô tình
gây hoang mang cho thân nhân bệnh nhi
Lý do vào viện do ho + sốt + phát ban chiếm
tỉ lệ cao nhất (51,4%), điều này cho thấy thân
nhân bệnh nhi lo lắng khi trẻ có biểu hiện phát
ban dạng sởi và bác sĩ đã quyết định cho trẻ
nhập viện khi trẻ có biểu hiện biến chứng của
bệnh (viêm đường hô hấp).
Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt
(92,8%), phát ban sởi (80,4%), ho (76,9%), thấp
hơn nghiên cứu của Chika O.Duru et al với sốt
(100%), phát ban sởi (100%), ho (85,5%%) (2).
Triệu chứng ói- tiêu lỏng (52%) cao hơn
Chika O.Duru et al (40,2%) (2).
Trong biến chứng gồm: viêm phổi (41,1%),
tiêu chảy cấp (50,2%), viêm thanh phí quế quản
cấp (1,8%). Tỷ lê này cao hơn so với nghiên cứu
của Chika O.Duru et al với 32,5% tiêu chảy cấp,
thấp hơn so với nghiên cứu của Onoja, A.B với
biến chứng viêm phổi là 60%; 59% biến chứng
viêm phổi, 3,4% viêm thanh phí quế quản cấp
trong nghiên cứu của Chika O.Duru et al (2).
Tuy nhiên, viêm kết mạc mắt cao có tỷ lệ cao
hơn (16%) trong nghiên cứu của Chika O.Duru
(0,85%),
Nghiên cứu của Maria Consuelo R.Enriquez
cho thấy các yếu tố nguy cơ viêm phổi trên bệnh
nhi sởi bao gồm: tuổi nhỏ, suy dinh dưỡng thể
teo đét, thể phù (4).
Đa số bệnh nhi sởi vào bệnh viện điều trị
nội trú biến chứng hô hấp và tiêu hóa nên
được sử dụng kháng sinh qua đường tĩnh
mạch hoặc uống.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ tử vong thấp
(0,2%). Trẻ tử vong do trẻ vào viện trong tình
trạng nặng: Sởi có biến chứng viêm phổi nặng
trên nền bệnh lý não chất trắng sinh gây chậm
phát triển tâm thần, vận động.
KẾT LUẬN
Đa số trẻ sởi dưới 5 tuổi, trong đó 14% trẻ < 9
tháng mắc bệnh sởi phải nhập viện. Lứa tuổi nhỏ
nhất là 4 tháng tuổi, lớn nhất là 14 tuổi. Tỉ lệ
nam/nữ gần tương đương nhauTrẻ mắc bệnh sởi
không chích ngừa hoặc chích ngừa không đủ hai
mũi theo chương trình tiêm chủng quốc gia
chiếm tỉ lệ cao.
Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt, phát
ban sởi, ho, tiêu lỏng-ói. Biến chứng chủ yếu là
viêm phổi, tiêu chảy cấp.
Số bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp thấp, không
có bệnh nhân sởi phải thở máy.
Phần lớn bệnh nhi mắc bệnh sởi đều khỏi
bệnh (98,9 %), một số ít trường hợp chuyển lên
bệnh viện tuyến trên theo yêu cầu của người nhà
(0,9%), tỷ lệ tử vong thấp (0,2%).
KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe cho người dân trên các phương tiện
thông tin đại chúng về chương trình tiêm chủng
quốc gia để người dân tự nguyện đưa con, cháu
tiêm chủng đầy đủ.
Phổ biến rộng rãi kiến thức bệnh sởi cho
người dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng để người dân kịp thời đưa trẻ đến các cơ
sở y tế khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh sởi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2014). “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi”.
2. Duru CO, Peterside O and Adeyemi OO (2014). “A 5 year
review of childhood measles at the Niger Delta University
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 80
Teaching Hospital, Bayelsa state, Nigeria”, Journal of
Medicine and Medical Sciences 5(4), pp.78-86.
3. Đinh Thị Diễm Thúy (2010). “Kiến thức phòng ngừa bệnh sởi
của thân nhân tại khoa nhiễm bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng
11/2009 đến tháng 4/2010”, Hội nghị khoa học kỹ thuật điều
dưỡng mở rộng BV Nhi Đồng 2-lần V, tr.35-41.
4. Maria C, Enriquez R (2004). “Risk factors associsted with
measles pneumonia”, PIDSP Journal Vol 8 . pp. 33-37
5. Onoja AB (2013). “Measles complications in a Nigerian
hospital setting “, Clinical Reviews and Opinions Vol. 5(2),
pp.18-23.
Ngày nhận bài báo: 09/02/15.
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/02/15.
Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_benh_soi_tre_em_dieu_tri_noi_tru_tai_benh_vien_da_k.pdf