Đặc điểm các trường hợp cấp cứu hàng loạt vào khoa cấp cứu bệnh viện chợ Rẫy

Về kết quả cấp cứu: 61,0% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu nhập viện điều trị, 10,0% phẫu thuật và 22,0% xuất viện tại cấp cứu cũng tương tự như số liệu bệnh nhân nhập viện hàng ngày tại cấp cứu. Tuy nhiên, số lượng tử vong và nặng về chiếm 7,0% trong nhóm nghiên cứu cao hơn so với tỉ lệ tử vong thông thường là 1%(5). Điều này có thể do tình trạng 7 bệnh nhân này nặng, các tổn thương trong tai nạn hàng loạt thường nghiêm trọng hoặc do tình trạng cấp cứu hàng loạt làm hạn chế chất lượng chăm sóc bệnh nhân nặng. Nghiên cứu của Ball C.G và cộng sự năm 2006 cho thấy khi có 3 nạn nhân chấn thương trở lên vào Khoa cấp cứu trong vòng 3 giờ làm chậm thời gian gian phẫu thuật, tăng thời gian nằm viện và kéo dài thời gian điều trị tại Cấp cứu(2). Tuy nhiên, trong nhóm 7 bệnh nhân tử vong và nặng về từ Khoa Cấp cứu là do đa chấn thương rất nặng, điểm ISS ≥ 25, tri giác khi vào viện thấp, sốc kéo dài và tử vong chủ yếu là do chấn thương sọ não. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong điều kiện có cấp cứu hàng loạt với số lượng nạn nhân tối đa là 11 người nhập viện trong 1 giờ, khả năng đáp ứng của Khoa Cấp cứu vẫn đảm bảo và vẫn duy trì được chất lượng điều trị như những ngày không có cấp cứu hàng loạt. Có hai vụ tai nạn hàng loạt với số lượng nạn nhân cao nhất trong nhóm nghiên cứu, một do tai nạn giao thông trên đường cao tốc, một do tai nạn lao động nổ bình gas gây phỏng hàng loạt công nhân. Những trường hợp này được cấp cứu kịp thời và bệnh nhân được nhập viện điều trị theo chuyên khoa, tuy nhiên thời gian nằm viện kéo dài và một số tử vong sau đó. Bên cạnh đó, có các trường hợp nạn nhân bị tai nạn hàng loạt sau khi được cấp cứu ở y tế địa phương tự đến Khoa Cấp cứu để khám lại và phần lớn được cho xuất viện, điều đó chứng tỏ người bệnh vẫn đặt niềm tin rất cao vào chất lượng phục vụ y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy đồng thời cũng cho thấy hệ thống cấp cứu cơ sở chưa đáp ứng được mong muốn của người dân

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp cấp cứu hàng loạt vào khoa cấp cứu bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 316 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU HÀNG LOẠT VÀO KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình trạng quá tải thường xuyên tại Khoa cấp cứu đòi hỏi các quy trình cấp cứu phải được cập nhật thường xuyên và đầy đủ đặc biệt là khi có những trường hợp cấp cứu hàng loạt. Tìm hiểu đặc điểm các vụ cấp cứu hàng loạt và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu là việc làm cần thiết để thiết lập các quy trình cấp cứu và có kế hoạch sẵn sàng cấp cứu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm các trường hợp cấp cứu hàng loạt vào Khoa cấp cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu bệnh nhân Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các vụ tai nạn có từ 3 nạn nhân trở lên vào khoa cấp cứu trong cùng một thời điểm hoặc trong khoảng thời gian 1 giờ được đưa vào nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả, phân tich hàng loạt ca. Kết quả: Có 23 vụ cấp cứu hàng loạt vào Khoa cấp cứu trong thời gian nghiên cứu đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, vụ nhiều nhất có 11 bệnh nhân với tổng số 100 bệnh nhân, trung bình 4,34 bệnh nhân trong 1 vụ, tuổi trung bình là 34,5; tỉ lệ nam/ nữ là 2,2, tai nạn giao thông chiếm 61% các trường hợp với tổn thương chủ yếu là vùng đầu mặt và đa thương hoặc tổn thương da do bỏng toàn thân. Tỉ lệ tử vong và nặng về tại cấp cứu là 7,0%, phẫu thuật cấp cứu 10,0% và 60,0% bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Các yếu tố thời điểm nhập viện, số lượng nạn nhân trong một vụ và tổn thương không ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu (p=0,014), tuy nhiên tỉ lệ tử vong trong nhóm cấp cứu hàng loạt cao hơn so với nhóm bệnh nhân được cấp cứu thường ngày. Kết luận: Bệnh nhân trong các vụ tai nạn hàng loạt chủ yếu là người trẻ tuổi trung bình là 34,5; nam gấp 2,2 lần nữ và nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông chiếm 61,0% trường hợp. Các quy trình và kế hoạch tiếp nhận cấp cứu hàng loạt tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy hiện tại đáp ứng được các tình huống cấp cứu hàng loạt với số lượng bệnh nhân tối đa 11 người trong 1 vụ tai nạn. Kiến nghị: Tiếp tục hoàn thiện các quy trình tiếp nhận cấp cứu hàng loạt, thường xuyên diễn tập cấp cứu hàng loạt để sẵn sàng tiếp nhận hiệu quả bệnh nhân cấp cứu. Từ khóa: Cấp cứu hàng loạt, Khoa cấp cứu. ABSTRACT CHARACTERISTICS OF MASS CASAULTY INCIDENTSTO EMERGENCY DEPARTMENT – CHO RAY HOSPITAL Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 316 - 320 Background: Emergency service need to be ready in all conditions, especially in mass casualty. Incidents: To understand the characteristics of mass casualty incidents is very important in order to prepare everything to response well. Aim of study: Describe the characteristics of mass casualty incidents and identify the factors which can be affected to the emergency treatment. * Khoa Cấp cứu, Bệnh Viện Chợ Rẫy ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: Ths.Bs Tôn Thanh Trà ĐT: 0903673451 Email: tonthanhtra@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc 317 Method and participants: Prospective, case series study. Patients who admitted emergency department with 3 or over in an accident per 1 hour were enrolled. Result: 23 events with 100 patients in our research. Mean age was 34.5, men to women 2.2 with 61% due to traffic accident. The most injuries were head and neck. The result of emergency treatment was the same daily activities but the mortality was much higher than normal (7%). The number of victims, time to emergency department and sites of injuries were not affected to emergency treatment. Conclusion: The victims in mass casualty incidents were men than women at young age and the most reason was traffic accident. The protocols to receive mass casualty incidents in emergency department were suitable for maximum number of patient were 11 in an event. Key word: MCI, Emergency department, Cho Ray hospital . ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế phát triển của nền y học cấp cứu đòi hỏi Khoa cấp cứu phải có các quy trình hoạt động chuẩn, đặc biệt là các quy trình tiếp nhận cấp cứu hàng loạt và cấp cứu thảm họa. Hàng ngày, Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy thường xuyên tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân từ 250 - 270 với rất nhiều bệnh nhân nặng. Do vậy, việc xảy ra sự cố cấp cứu hàng loạt như là giọt nước đầy ly làm xáo trộn hoạt động cấp cứu, ảnh hưởng đến chất lượng cấp cứu. Nghiên cứu của Abir và cộng sự năm 2012 cho thấy những bệnh nhân nhập viện trong những vụ tai nạn hàng loạt có thời gian nằm viện dài hơn, chi phí điều trị nhiều hơn so với những bệnh nhân nhập viện trong điều kiện bình thường(1). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực hiện tại Việt Nam để tìm hiểu vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả đặc điểm nhân khẫu học, cơ chế, thương tổn và kết quả xử trí cấp cứu của các trường hợp cấp cứu hàng loạt vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các trường hợp cấp cứu từ 3 nạn nhân trở lên trong một vụ, vào Khoa Cấp cứu trong cùng một thời điểm hoặc trong 1 giờ. Thời gian Từ ngày 1/1/2014 đến 31/08/2014. Địa điểm Khoa cấp cứu– Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Quy trình nghiên cứu Tất cả các trường hợp cấp cứu từ 3 nạn nhân trở lên trong cùng một vụ nhập viện tại một thời điểm hoặc trong khoảng thời gian 1 giờ sẽ được tiếp nhận cấp cứu và đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân sẽ được phân loại ưu tiên tùy theo mức độ nặng, dán ký hiệu cấp cứu hàng loạt và hồ sơ sẽ được lưu chung tại một vị trí dễ tìm kiếm. Bệnh nhân sẽ được Bác sĩ cấp cứu tiếp nhận, khám bệnh, điều trị cấp cứu, cho các chỉ định cận lâm sàng và mời hội chẩn các chuyên khoa nếu cần. Sau khi có kết quả cấp cứu, bệnh nhân sẽ được chỉ định nhập viện điều trị, phẫu thuật cấp cứu, thực hiện các thủ thuật tại cấp cứu hoặc xuất viện nếu tình trạng bệnh ổn. Các thông tin về tuổi, giới, cơ chế chấn thương, tổn thương, kết quả cấp cứu sẽ được ghi nhận và xử lý bằng phần mềm thống kê y học SPSS 18.0. KẾT QUẢ Có 23 vụ cấp cứu hàng loạt vào Khoa Cấp cứu thỏa mãn các tiêu chí được đưa vào nghiên cứu với tổng số 100 nạn nhân. Đặc điểm bệnh nhân như sau: Tuổi trung bình là 34,5 ± 15,9; lớn nhất 76, nhỏ nhất 4 tuổi. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 318 Bảng 01: Phân bố theo tuổi như sau: Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) <16 8 8,0 16-40 60 60,0 41-60 26 26,0 60 6 6,0 Tổng 100 100 Biểu đồ 1: Giới tính, Nam/nữ: 2,2 Số nạn nhân trung bình trong một vụ 4,34. Biểu đồ 2: Thời điểm bị tai nạn Bảng 02: Nguyên nhân tai nạn Nguyên nhân Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tai nạn giao thông 61 61,0 Tai nạn lao động 28 28,0 Tai nạn sinh hoạt 8 8,0 Đả thương 3 3,0 Tổng 100 100 Bảng 03: Thời điểm vào cấp cứu Thời điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 6giờ -14giờ 10 10,0 14giờ – 22giờ 43 43,0 22giờ – 6giờ 47 47,0 Tổng 100 100 Bảng 04: Tổn thương Cơ quan bị tổn thương Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đầu, mặt, cổ 31 31,0 Ngực 3 3,0 Bụng 2 2,0 Tứ chi 11 11,0 Da 29 29,0 Đa thương 19 19,0 Khác 5 5,0 Tổng 100 100,0 Bảng 05: Kết quả cấp cứu Kết quả cấp cứu Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Ổn về 22 22,0 Nhập viện 61 61,0 Phẩu thuật cấp cứu 10 10,0 Nặng về và tử vong tại cấp cứu 7 7,0 Tổng 100 100 Bảng 06: Mối liên quan giữa thời điểm vào cấp cứu và các dạng tai nạn hàng loạt Thời điểm vào cấp cứu Nguyên nhân Tổng % Tai nạn giao thông (%) Tai nạn lao động (%) Tai nạn sinh hoạt (%) Đả thương (%) 6 giờ -14giờ 50,0 30,0 0,0 20,0 100 14giờ - 22giờ 58,1 30,2 9,3 2,3 100 22giờ - 6giờ 66,0 25,5 8,5 0,0 100 P=0,049 Bảng 07: Mối liên quan giữa thời điểm vào cấp cứu và vị trí tổn thương Thời gian vào cấp cứu Tổn thương Đầu, mặt, cổ Ngực Bụng Tứ chi Da Đa thương Khác 6gờ - 14giờ 6,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 20,0% 20,0% 14giờ - 22giờ 18,6% 2,3% 2,3% 4,7% 39,5% 27,9% 4,7% 22giờ - 6giờ 36,2% 4,3% 2,1% 19,1% 25,5% 10,6% 2,1% P =0,014 Bảng 08: Mối liên quan giữa thời điểm vào cấp cứu và kết quả cấp cứu Thời gian vào cấp cứu Kết quả cấp cứu Tổng Ổn về Nhập viện Phẩu thuật cấp cứu Nặng về và tử vong tại cấp cứu 6giờ -14giờ 40,0% 40,0% 20,0% 0,0% 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Hồi Sức - Cấp Cứu – Chống Độc 319 Thời gian vào cấp cứu Kết quả cấp cứu Tổng Ổn về Nhập viện Phẩu thuật cấp cứu Nặng về và tử vong tại cấp cứu 14giờ - 22giờ 11,6% 72,1% 4,7% 11,6% 100% 22giờ - 6 giờ 27,7% 55,3% 12,8% 4,3% 100% P=0,082 BÀN LUẬN Bình thường khoa Cấp cứu làm việc theo 3 ca 4 kíp với số lượng bệnh nhân mỗi ngày từ 250 - 270 bệnh nhân, khoảng 100.000 bệnh nhân mỗi năm. Khi có một sự cố xảy ra với số lượng nạn nhân một vụ từ 3 trở lên làm công việc vốn đã quá tải lại càng thêm quá tải đồng thời tâm lý của bệnh nhân, thân nhân thường rất hỗn loạn trong các vụ tai nạn hàng loạt cộng với việc cung cấp thông tin cho thân nhân, cho chính quyền và cơ quan báo chí làm cho môi trường cấp cứu vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn. Mặt khác, tâm lý nhân viên cấp cứu cũng căng thẳng và phải giải quyết nhiều công việc hành chính, chuyên môn cùng một thời điểm. Quy trình cấp cứu khi có sự cố cấp cứu hàng loạt đã được triển khai. Tuy nhiên, để tập trung nguồn nhân lực tăng cường thường mất thời gian và chúng ta cũng không có sẵn nguồn lực dự trữ để tăng cường. Khái niệm cấp cứu hàng loạt không giới hạn số lượng nạn nhân mà dựa vào khả năng đáp ứng của một cơ sở y tế. Có nhiều cách phân chia cấp độ khác nhau và với số lượng 3 nạn nhân trong cùng một vụ tai nạn vào cấp cứu trong một giờ thường được xếp vào cấp độ 1 với khả năng đáp ứng tại chỗ. Đặc điểm nhân khẫu học của nhóm nghiên cứu: bệnh nhân bị các vụ tai nạn hàng loạt trong nhóm nghiên cứu chủ yếu là chấn thương mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tai nạn giao thông chiếm 61,0%. Do đó, đặc điểm nạn nhân cũng giống như các bệnh nhân chấn thương với tuổi trung bình là 34,5; độ tuổi từ 16 - 60 chiếm 86,0% và tỉ lệ nam/nữ là 2,2. Các thông số về nhân khẩu học cũng tương tự như nghiên cứu của chúng tôi năm 2014 những bệnh nhân tử vong do chấn thương có tuổi trung bình là 36,5 và tỉ lệ nam/nữ là 3,3/1(4). Nam giới ở độ tuổi lao động vẫn là đối tượng tham gia giao thông nhiều hơn do đó là nhóm có tỉ lệ cao trong nhóm bệnh nhân cấp cứu hàng loạt. Trong số 23 vụ tai nạn hàng loạt trong thời gian nghiên cứu có đến 15 vụ do tai nạn giao thông mà phần lớn xảy ra khi đi trên đường cao tốc và quốc lộ. Ngược lại, những vụ tai nạn hàng loạt do hành động giết người hàng loạt thường xảy ra tại nhà với tỉ lệ là 47,2% theo nghiên cứu của Erin Nekvasin và cộng sự năm 2011(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tai nạn giao thông thường xảy ra vào ban đêm chiếm tỉ lệ cao hơn còn đả thương thì thường xảy ra vào ban ngày và thời điểm từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau (p = 0,049) và cũng ở thời điểm này, tổn thương vùng đầu mặt mà chủ yếu là chấn thương sọ não chiếm tỉ lệ cao hơn (p = 0,0014). Về kết quả cấp cứu: 61,0% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu nhập viện điều trị, 10,0% phẫu thuật và 22,0% xuất viện tại cấp cứu cũng tương tự như số liệu bệnh nhân nhập viện hàng ngày tại cấp cứu. Tuy nhiên, số lượng tử vong và nặng về chiếm 7,0% trong nhóm nghiên cứu cao hơn so với tỉ lệ tử vong thông thường là 1%(5). Điều này có thể do tình trạng 7 bệnh nhân này nặng, các tổn thương trong tai nạn hàng loạt thường nghiêm trọng hoặc do tình trạng cấp cứu hàng loạt làm hạn chế chất lượng chăm sóc bệnh nhân nặng. Nghiên cứu của Ball C.G và cộng sự năm 2006 cho thấy khi có 3 nạn nhân chấn thương trở lên vào Khoa cấp cứu trong vòng 3 giờ làm chậm thời gian gian phẫu thuật, tăng thời gian nằm viện và kéo dài thời gian điều trị tại Cấp cứu(2). Tuy nhiên, trong nhóm 7 bệnh nhân tử vong và nặng về từ Khoa Cấp cứu là do đa chấn thương rất nặng, điểm ISS ≥ 25, tri giác khi vào viện thấp, sốc kéo dài và tử vong chủ yếu là do chấn thương sọ não. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong điều kiện có cấp cứu hàng loạt với số lượng nạn nhân tối đa là 11 người nhập viện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 320 trong 1 giờ, khả năng đáp ứng của Khoa Cấp cứu vẫn đảm bảo và vẫn duy trì được chất lượng điều trị như những ngày không có cấp cứu hàng loạt. Có hai vụ tai nạn hàng loạt với số lượng nạn nhân cao nhất trong nhóm nghiên cứu, một do tai nạn giao thông trên đường cao tốc, một do tai nạn lao động nổ bình gas gây phỏng hàng loạt công nhân. Những trường hợp này được cấp cứu kịp thời và bệnh nhân được nhập viện điều trị theo chuyên khoa, tuy nhiên thời gian nằm viện kéo dài và một số tử vong sau đó. Bên cạnh đó, có các trường hợp nạn nhân bị tai nạn hàng loạt sau khi được cấp cứu ở y tế địa phương tự đến Khoa Cấp cứu để khám lại và phần lớn được cho xuất viện, điều đó chứng tỏ người bệnh vẫn đặt niềm tin rất cao vào chất lượng phục vụ y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy đồng thời cũng cho thấy hệ thống cấp cứu cơ sở chưa đáp ứng được mong muốn của người dân. KẾT LUẬN Tai nạn giao thông chiếm 61,0% trong tổng số các vụ tai nạn hàng loạt trong nhóm nghiên cứu, bệnh nhân nam gấp 2,2 lần nữ, tuổi 34,5; tỉ lệ nhập viện là 61,0%. Tỷ lệ xuất viện tại cấp cứu là 22,0% và tử vong, nặng về tại cấp cứu chiếm 7 % chủ yếu là do chấn thương sọ não. Các yếu tố về số lượng nạn nhân, thời điểm nhập viện, vị trí tổn thương không ảnh hưởng đến kết quả cấp cứu. Tuy nhiên, tai nạn giao thông thường xảy ra về đêm và tổn thương chủ yếu là chấn thương đầu mặt gây tử vong có sự khác biệt so với các thời điểm khác trong nhóm nghiên cứu. KIẾN NGHỊ Cần hoàn thiện quy trình cấp cứu hàng loạt và cấp cứu thảm họa tại khoa cấp cứu đồng thời xây dựng và triển khai hệ thống cấp cứu ở các tuyến nhằm đáp ứng tốt với các trường hợp cấp cứu hàng loạt, giảm tình trạng bệnh nhân lên tuyến trên không cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abir M C, Hoi H, Cooke CR, Wang SC, MM D (2012), "Effect of a mass casualty incident: clinical outcomes and hospital charges for casualty patients versus concurrent inpatients". Acad Emerg med, Mar(19), 280-286. 2. Ball CG, Kirkpatrick AW, Mulloy RH, Gmora S, Findlay C, SM H (2006), "The impact of multiple casualty incidents on clinical outcomes". J Trauma Nov 61(5), 1036-1039. 3. Erin Nekvasil, Dewey Cornell (2011), "Prevalence and Characteristics of Multiple Casualty Homicides ". Curry School of Education, University of Virginia virginia.edu 4. Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2014), "Đặc điểm dịch tễ học và tổn thương của các bệnh nhân tử vong tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương". Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, Chuyên đề ngoại khoa, tập 18, phụ bản số 1, 324- 328. 5. Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2014), "Mô hình bệnh nhân vào Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong 5 năm từ 2010 -2014 ". Hội nghị cấp cứu 2014. Ngày nhận bài báo: 27/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cac_truong_hop_cap_cuu_hang_loat_vao_khoa_cap_cuu_b.pdf
Tài liệu liên quan