Đặc điểm các trường hợp thiếu máu nhập khoa nội tổng hợp 4 bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2005 đến 6/2006

Lượng máu sử dụng Trong nhóm bệnh nhân được truyền hồng cầu lắng (60 trường hợp), tỷ lệ hồng cầu lắng sử dụng từ 10 đến 20 ml/kg chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%, kế đến là tỷ lệ hồng cầu lắng sử dụng ≤ 10 ml/kg chiếm 38,3%. Lượng hồng cầu lắng trung bình được sử dụng là 13,1 ml/kg, lượng hồng cầu lắng tối thiểu được sử dụng là 2,7 ml/kg, và lượng hồng cầu lắng tối đa được sử dụng là 35,7 ml/kg. Điều này phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng lượng máu sử dụng ≤ 20 ml/kg chiếm tỷ lệ cao nhất (34,3%), lượng máu sử dụng > 20 ml/kg chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). Trong nhóm bệnh nhân được truyền máu toàn phần (3 trường hợp), tỷ lệ máu toàn phần sử dụng ≤ 10 ml/kg là 66,6% (2 trường hợp), tỷ lệ máu toàn phần sử dụng từ 10 đến 20 ml/kg là 33,3 ml/kg (1 trường hợp). Lượng máu toàn phần trung bình được sử dụng là 10,2 ml/kg, lượng máu toàn phần tối thiểu được sử dụng là 7,6 ml/kg, lượng máu toàn phần tối đa được sử dụng là 13,8 ml/kg. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 62 bệnh nhân được truyền máu nhưng lại có 60 trường hợp truyền hồng cầu lắng và 3 trường hợp được truyền máu toàn phần là do có 1 trường hợp vừa truyền hồng cầu lắng vừa truyền máu toàn phần.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các trường hợp thiếu máu nhập khoa nội tổng hợp 4 bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2005 đến 6/2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nhi Khoa 153 ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP THIẾU MÁU NHẬP KHOA NỘI TỔNG HỢP 4 BV NHI ĐỒNG 2 TPHCM TỪ THÁNG 6/2005 ĐẾN 6/2006 Nguyễn Thành Đạt*, Lê Thị Ngọc Dung ** TÓM TẮT Mục tiêu:Mô tả đặc điểm các trường hợp thiếu máu nhập khoa nội tổng hợp 4 bv nhi đồng 2 tphcm từ tháng 6/2005 đến 6/2006. Phương pháp: Mô tả loạt ca. Kết quả: Nghiên cứu này thực hiện trên 143 trường hợp thiếu máu nhập khoa nội tổng hợp 4 bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/6/2005 đến 31/5/2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy: xác định nguyên nhân thiếu máu đạt 91,9%, chỉ định truyền máu đạt 43,4%. Tần suất thiếu máu cao nhất ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi (64,3%), nam gặp nhiều hơn nữ. Các nguyên nhân thiếu máu thường gặp là thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng (24,9%), Thalassemia (28,7%). Thiếu máu mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%) và thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc chiếm 86%. Hồng cầu lắng là chế phẩm truyền máu chiếm tỷ lệ cao nhất 41,3%, máu toàn phần chỉ chiếm 1,4%. Kết luận: Thiếu máu là một hội chứng thường gặp ở trẻ em,có thể gây chậm phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Nó còn có thể để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. SUMMARY CHARACTERISTICS OF THE ANEMIC CASES ADMITTED TO GENERAL INTERNAL DEPARTMENT N 0 4 IN THE CHILDREN ’ S HOSPITAL N 0 2 HCM CITY FROM JUNE 2005 TO JUNE 2006 Nguyen Thanh Dat, Le Thi Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 153 – 160 Objective: Observe to characteristics of the anemic cases admitted to general internal department N 0 4 in the children ’ s hospital N 0 2 hcm city from june 2005 to june 2006 Method: Described by case series Result: This study included 143 anemic cases who were admitted to general internal Department N 0 4 in the Children ’ s Hospital N 0 2 HCM City from 1 th june 2005 to 31 th may 2006. The result showed that the successful rate of the causal identification was about 91.1%, the rate of indication for transfusion was 43.3%. Children from 6 months – 6 years were the highest group getting anemia (64.3%), male was more than female, common causes of anemia were iron deficiency (29.4%), Thalassemia (28.7%). Moderate anemia was the highest group (45.5%) and 86% patients had weak colour- small erythrocyte anemia. 41.3% patients were given packed red cells, whereas only 1.4% received whole blood transfusion. Conclusion: Anemia is a common syndrome in children, which will retard the physical and mental development of the child and may cause complications or death if it is not detected at early period. Therefore, this study aims to contribute in the diagnostic and therapy of this syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu là một hội chứng huyết học thường gặp ở trẻ em và do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau gây ra nên đòi hỏi bác sĩ cần nắm rõ tình trạng lúc nhập viện, để từ đó có thái độ chẩn đoán và điều trị phù hợp như: chọn lọc các xét * Trung Tâm Y tế Q3 ** Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 154 nghiệm cần thiết, nhanh chóng chẩn đoán nguyên nhân và quyết định truyền máu chính xác an toàn nhằm giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện và giảm tai biến sau điều trị. Nhằm góp phần chẩn đoán và điều trị thiếu máu hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm các trường hợp thiếu máu nhập khoa Nội tổng hợp 4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/6/2005 đến tháng 31/5/2006”. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân, và xử trí truyền máu trên các trường hợp thiếu máu nhập khoa Nội tổng hợp 4 Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh từ 1/6/2005 đến 31/5/2006. Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỷ lệ các đặc điểm về: tuổi, giới, nơi cư ngụ, tiền sử bệnh lý huyết học gia đình và bản thân. 2. Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng: lý do nhập viện, mức độ thiếu máu, gan to, lách to, hạch to ngoại biên, hội chứng tán huyết và hội chứng xuất huyết. 3. Xác định tỷ lệ các loại thiếu máu theo hình dạng hồng cầu: hồng cầu nhỏ nhược sắc, hồng cầu đẳng sắc đẳng bào, hồng cầu to. 4. Xác định tỷ lệ các nguyên nhân gây thiếu máu. 5. Xác định tỷ lệ các trường hợp được truyền máu, loại chế phẩm máu, và khối lượng máu trung bình được sử dụng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu mô tả các ca bệnh. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Bệnh nhi trên 1 tháng tuổi bị thiếu máu. Dân số chọn mẫu Bệnh nhi trên 1 tháng tuổi bị thiếu máu nhập khoa Nội tổng hợp 4 BVNĐ 2 từ tháng 1/6/2005 đến tháng 31/ 5/2006. Cỡ Mẫu Lấy trọn Phương pháp chọn mẫu - Tiêu chí chọn mẫu Các bệnh nhi nhập khoa NTH 4 BV Nhi Đồng 2 từ tháng 1/6/2005 đến tháng 31/5/2006 được xác định thiếu máu dựa trên tiêu chuẩn WHO-2001 (1,2) TUỔI CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU HB (G/DL) HCT (%) 2 THÁNG – 6 THÁNG < 9,5 < 28,5 6 THÁNG – 6 TUỔI < 11,0 < 33 6 TUỔI – 12 TUỔI < 11,5 < 34,5 > 12 TUỔI NAM < 13,0 < 39 NỮ < 12,0 < 36 - Tiêu chí loại trừ Các trường hợp thiếu máu được chẩn đoán thiếu máu theo tiêu chuẩn WHO-2001 nhưng được truyền máu trong vòng 2 tháng trước nhập viện. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nhi Khoa 155 KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1: Phân bố tuổi, giới, nơi cư ngụ TS-DD (N) THAL (N) TC (N) HEMO (N) G6PD (N) ST (N) KHÁC (N) KXĐ (N) TỔNG N (%) Tuổi 2-5TH 1 2 15 1 1 0 0 0 20 (14%) 6TH-6T 33 33 12 6 0 1 1 6 92 (64,3%) 7-12T 6 5 1 0 2 2 2 6 24 (16,8%) >12T 2 1 1 0 0 1 1 1 7 (4,9%) Giới NAM 32 20 19 7 3 3 1 7 92 (64,3%) NỮ 10 21 10 0 0 1 3 3 51 (35,7%) Nơi ở TP.HCM 23 24 17 4 0 1 1 6 76 (53,1%) KHÁC 19 17 12 3 3 3 3 7 67 (46,9%) TỔNG 42 41 29 7 3 4 4 13 143 Ghi chú: Chữ viết tắt ở các bảng kết quả: TS-DD: Thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng; THAL: Thalassemia; TC: Bệnh lý tiểu cầu; HEMO: Hemophilia; G6PD: Thiếu men G6PD; ST: Suy tủy; KHÁC: Bệnh khác; KXĐ: Không xác định Bảng 2: Phân bố tiền sử bệnh huyết học bản thân và gia đình TS-DD (N) THAL (N) TC (N) HEMO (N) G6PD (N) KHÁC (N) KXĐ (N) TỔNG N (%) bản thân 1 18 5 6 2 2 2 36 (25,2%) gia đình 1 3 1 1 6 (4,2%) Đặc điểm lâm sàng Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng thường gặp TS-DD (N) THAL (N) TC (N) HEMO (N) G6PD (N) ST (N) KHÁC (N) KXĐ (N) TỔNG N (%) LDNV xanh xao 25 28 0 0 1 2 1 9 66 (46,2%) vàng da 0 3 0 0 1 0 1 2 7 (4,9%) xuất huyết 0 2 27 6 0 1 1 0 37 (25,9%) khác 17 8 2 1 1 1 1 2 33 (23,1) Mức độ TM > 9 (G/DL) 14 4 23 3 0 1 2 0 47 (32,9%) 6 -9 (G/DL) 17 27 5 4 2 2 0 8 65 (45,5%) < 6 (G/DL) 11 10 1 0 1 1 2 5 31 (9,1%) Gan to có 6 23 0 0 0 0 2 6 37 (25,9%) không 36 18 29 7 3 4 2 7 106 (74,1%) Lách to có 1 26 0 0 1 0 1 4 33 (23,1%) không 41 15 29 7 2 4 3 9 110 (76,9%) Hạch to có 1 1 0 0 0 0 0 1 3 (2,1%) không 41 40 29 7 3 4 4 12 140 (97,9%) tán huyết cấp 0 0 0 0 1 0 2 5 8 (5,6%) mãn 0 16 0 0 1 0 0 1 18 (12,6%) không 42 25 29 7 1 4 2 7 117 (81,8%) xuất huyết da 0 0 20 3 0 2 2 1 28 (19,6%) niêm 0 1 9 2 1 1 1 2 17 (11,9%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 156 TS-DD (N) THAL (N) TC (N) HEMO (N) G6PD (N) ST (N) KHÁC (N) KXĐ (N) TỔNG N (%) nơi khác 0 0 0 2 0 0 0 0 2 (1,4%) không 42 40 0 0 2 1 1 10 96 (67,1%) TỔNG 42 41 29 7 3 4 4 13 143 Phân loại thiếu máu theo hình dạng hồng cầu Bảng 4: Phân loại thiếu máu theo hình dạng hồng cầu TS- DD THA L TC HE MO G6P D ST KH ÁC KX Đ TỔNG N (%) Hình dạng HC Nhỏ, NS 39 41 23 7 1 0 2 10 123 (86%) ĐS, ĐB 3 0 6 0 2 3 1 2 17 (11,9%) TO 0 0 0 0 0 1 1 1 3 (2,1%) TỔNG 42 41 29 7 3 4 4 13 143 Nguyên nhân thiếu máu Bảng 5: Phân bố các nguyên nhân thiếu máu Nguyên nhân thiếu máu Số bệnh nhân Tỷ lệ % Thiếu sắt- dinh dưỡng Thalassemia (@) Bệnh tiểu cầu ($) Hemophilia (#) Thiếu men G6PD Suy tủy Bệnh khác (&) Không xác định (*) 42 41 29 7 3 4 4 13 29,4 28,7 20,3 4,9 2,1 2,8 2,8 9,1 Tổng số 143 100 Ghi chú: (trường hợp) (@) Thalassemia: β-Thalassemia (29), β-Thalassemia – Hb E (9), β-Thalassemia trait (2), α-Thalassemia (1). (#) Hemophilia: hemophilia A (5), hemophilia B (2). ($) Bệnh lý tiểu cầu: xuất huyết giảm tiểu cầu (24), giảm chất lượng tiểu cầu (5). (&) Bệnh khác: hội chứng thực bào máu (1), afibrinogen (1), thiếu máu huyết tán miễn dịch (1), Henoch Schonlein purpura (1). (*) Không xác định: thiếu máu tán huyết chưa rõ nguyên nhân (6), thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc chưa rõ nguyên nhân (1), thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào chưa rõ nguyên nhân (2), thiếu máu hồng cầu to chưa rõ nguyên nhân (1), theo dõi bệnh máu ác tính (1). Đặc điểm điều trị Bảng 6: Các trường hợp được truyền máu và loại máu sử dụng TS- DD TH AL TC HE MO G6P D ST KH ÁC KX Đ TỔNG N (%) T r u y e àn m a ùu HCL 10 34 1 1 1 2 3 7 59 (41,3%) MTP 0 0 0 0 0 1 0 1 2 (1,4%) HCL+ MTP 0 0 0 0 0 0 0 1 1 (0,7%) KHÔN G 32 7 28 6 2 1 1 4 81 (56,6%) TỔNG 42 41 29 7 3 4 4 13 143 Ghi chú: HCL: Hồng cầu lắng; MTP: Máu toàn phần; HCL+MTP: Hồng cầu lắng + máu toàn phần Bảng 7: Phân bố lượng hồng cầu lắng và máu toàn phần sử dụng hồng cầu lắng máu toàn phần không truyền ≤ 10 (ml/kg) > 10 – 20 (ml/kg) > 20 (ml/kg) 83 (58%) 23 (16,1%) 26 (18,2%) 11 (7,7%) 140 (97,9%) 2 (1,4%) 1 (0,7%) 0 tổng số 143 143 Bảng 8: Lượng hồng cầu lắng trung bình sử dụng trong từng nhóm nguyên nhân TS- DD THA L TC HEM O G6P D ST KHÁ C KXĐ H C L ( M L /K G ) N 10 34 1 1 1 2 3 8 trung bình 11,5 12,4 7,5 9,1 25 10,7 28,9 12,6 tối thiểu 5,5 2,7 7,5 9,1 25 10,4 20,8 5,5 tối đa 27,1 26,6 7,5 9,1 25 11 35,7 22,2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nhi Khoa 157 Bảng 9: Lượng máu toàn phần trung bình sử dụng trong từng nhóm nguyên nhân ST N= 1 KXĐ N=2 MTP (ML/KG) trung bình 9,3 10,7 tối thiểu 9,3 7,6 tối đa 9,3 13,8 BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân có tuổi từ 6 tháng-6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (64,3%), điều này phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ cũng cho rằng lứa tuổi ≤ 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (53,9%) (3) . Nhóm bệnh nhân có tỷ lệ thấp nhất là > 12 tuổi (4,9%), điều này không phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng nhóm tuổi ≤ 6 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất (8,6%)(3). Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt về dân số nghiên cứu và thời điểm tiến hành nghiên cứu. Giới Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy giới nam chiếm ưu thế hơn nữ (64,3% so với 35,7%). Giới nam cũng chiếm ưu thế hơn giới nữ trong hầu hết các nguyên nhân gây thiếu máu ngoại trừ Thalassemia tỷ lệ nam và nữ như nhau. kết quả này phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng giới nam chiếm ưu thế hơn giới nữ trong đa số các nguyên nhân (3) . Nơi cư ngụ Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân cư ngụ tại TP.HCM và các tỉnh thành khác là tương đương nhau. Điều này không phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng bệnh nhân đến từ các tỉnh thành khác (73,4%) chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân cư ngụ tại TP.HCM (26,5%) (3) . Sự khác biệt này có thể do địa điểm tiến hành làm nghiên cứu của chúng tôi (khoa NTH 4 BVNĐ2) khác với địa điểm tiến hành làm nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Mỹ (BVNĐ1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Villalpando S và cộng sự khi cho rằng tần suất thiếu máu ở trẻ dưới 2 tuổi là 50% và không có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng (10) . Tiền sử bệnh lý huyết học bản thân và gia đình Phần lớn các trường hợp có tiền sử bệnh huyết học bản thân đều được chẩn đoán cùng loại với bệnh huyết học đã mắc trước đó và hầu hết các trường hợp có tiền sử bệnh huyết học gia đình đều là bệnh bẩm sinh di truyền. Đặc điểm lâm sàng Lý do nhập viện Xanh xao là lý do nhập viện thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi (46,2%), kế đến là xuất huyết bao gồm xuất huyết da, xuất huyết niêm (chảy máu chân răng, chảy máu mũi,...) (25,9%)  có tới 53,8% các trường hợp thiếu máu nhập viện không phải vì xanh xao vì thế chúng ta cần lưu ý các xét nghiệm thường qui về thiếu máu để tránh bỏ sót bệnh. Mức độ thiếu máu Thiếu máu trung bình (Hb 6-9 g/dl) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,5%, kế đến là thiếu máu nhẹ (Hb > 9g/dl) chiếm 32,9%, và thiếu máu nặng (Hb < 6 g/dl) chiếm 21,7%. Thiếu máu nặng và trung bình chủ yếu gặp trong bệnh thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng và Thalassemia. Thiếu máu nhẹ chủ yếu gặp trong bệnh lý tiểu cầu, thiếu máu thiếu sắt- dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Lâm Thị Mỹ có sự khác biệt, tác giả Lâm Thị Mỹ cho rằng thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất trong thiếu máu nhẹ, bạch huyết cấp và thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp nhất trong thiếu máu trung bình, và suy tủy là nguyên nhân thường gặp nhất trong thiếu máu nặng. Sự khác biệt này có thể do chúng tôi lấy vào nghiên cứu cả các trường hợp Thalassemia cũ (18 trường hợp đã được chẩn đoán xác định ở lần nhập viện trước đó) và mới chẩn đoán (23 trường hợp mới được xác định chẩn đoán trong lần nhập viện này), còn tác giả Lâm Thị Mỹ chỉ lấy vào nghiên cứu các trường hợp Thalassemia mới chẩn đoán (3) . Chính sự khác biệt này làm cho tỷ lệ bệnh Thalassemia trong nhóm bệnh nhân thiếu máu nặng và trung bình của chúng tôi tăng lên. So với các tác giả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 158 Siegel EH (thiếu máu nặng rất hiếm gặp: ít hơn 2%) (9) , Ahmed F (thiếu máu nặng ở cộng đồng dân cư Banglades thì hiếm gặp, chỉ khoảng 2-3% dân số) (4) , Rawat CM (thiếu máu nhẹ 55,2%, chỉ có 4% là thiếu máu nặng) (8) , Barduagni P (Chỉ 12% trẻ bị thiếu máu và không có trường hợp nào bị thiếu máu nặng) (5) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp. Điều này có lẽ do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu. Phân loại thiếu máu theo hình dạng hồng cầu Trong nghiên cứu của chúng tôi, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc chiếm tỷ lệ cao nhất (86%), kế đến là thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào (11,9%), và thiếu máu hồng cầu to (2,5%). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi không phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ, tác giả Lâm Thị Mỹ cho rằng thiếu máu hồng cầu đẳng bào chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5%), kế đến là thiếu máu hồng cầu nhỏ (37,5%). Sự khác biệt này có thể là do mẫu nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Mỹ chỉ có các trường hợp Thalassemia mới chẩn đoán và không có các trường hợp thiếu máu do bệnh lý tiểu cầu. Chính hai nhóm bệnh nhân này làm cho tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc của chúng tôi cao hơn so với tác giả Lâm Thị Mỹ. Nguyên nhân thiếu máu Các nguyên nhân thiếu máu thường gặp trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm: thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng chiếm 29,4%, kế đến là Thalassemia 28,7% (41 trường hợp: 29 trường hợp β-Thalassemia, 9 trường hợp β-Thalassemia + Hb E, 2 trường hợp β-Thalassemia trait, 1 trường hợp α-Thalassemia), bệnh lý tiểu cầu 20,3% (29 trường hợp: 24 trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu, 5 trường hợp giảm chất lượng tiểu cầu). Một số các nguyên nhân còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp như không xác định 9,1%, hemophilia 4,9% (7 trường hợp: 5 trường hợp hemophilia A, 2 trường hợp hemophilia B), suy tủy 2,8%, bệnh khác 2,8% (4 trường hợp: 1 trường hợp hội chứng thực bào máu, 1 trường hợp afibrinogen, 1 trường hợp thiếu máu tán huyết miễn dịch, và 1 trường hợp Henoch Schonlein), và thiếu men G6PD 2,1%. Điều này tương đối phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất (24,2%). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng có sự khác biệt với tác giả Lâm Thị Mỹ: trong nghiên cứu của chúng tôi Thalassemia là nguyên nhân thường gặp đứng hàng thứ hai sau thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng, trong khi đó Thalassemia (7,8%) là nguyên nhân đứng hàng thứ năm trong nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Mỹ sau thiếu máu thiếu sắt- dinh dưỡng, bạch huyết cấp 19,5%, suy tủy 14,8%, không xác định 12,5% (3). Sự khác biệt này có thể do chúng tôi đưa vào nghiên cứu nhóm bệnh lý tiểu cầu và 18 trường hợp Thalassemia cũ, còn tác giả Lâm Thị Mỹ không đưa vào nghiên cứu nhóm bệnh lý tiểu cầu và các trường hợp Thalassemia cũ. Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất suy tủy và bạch huyết cấp rất thấp, chính điều này cũng góp phần vào sự khác biệt về kết quả giữa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Lâm Thị Mỹ. Theo Derman O và cộng sự: thiếu máu thiếu sắt (47,7%), thiếu máu kết hợp với nhiễm trùng (43,1%), -Thalassemia (6,8%) và bạch huyết cấp (2,2%) (6) . Điều này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu và bạch huyết cấp là nguyên nhân không gặp). El Ati J. Gaigi và cộng sự cho rằng thiếu máu thiếu sắt chiếm đa số (70%), thiếu máu do thiếu folate và sinh tố B12 thì không đáng kể, thiếu máu do viêm nhiễm mãn tính khoảng 3%, thiếu máu do Thalassemia (5%) (7) . Điều này khác biệt với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Thalassemia là nguyên nhân thường gặp nhất). Nhưng chúng tôi và El Ati J. Gaigi cũng có điểm tương đồng khi cho rằng thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Đặc điểm điều trị Truyền máu và loại máu sử dụng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nhi Khoa 159 Tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu là 43,4%, trong đó hồng cầu lắng được sử dụng phổ biến nhất. Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng hồng cầu lắng là 41,3%, máu toàn phần là 1,4%, hồng cầu lắng+máu toàn phần là 0,7%, các sản phẩm máu khác không được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này tương đối phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng: tỷ lệ sử dụng hồng cầu lắng (30,6%), máu tươi (14%), hồng cầu lắng+máu tươi (21,1%), không truyền máu (34,3%) (3) . Điều khác biệt nếu có ở đây là tỷ lệ sử dụng máu toàn phần và hồng cầu lắng+máu toàn phần trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với tác giả Lâm Thị Mỹ. Trong các nhóm nguyên nhân thiếu máu, Thalassemia là bệnh có tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu cao nhất (82,9%, 34 trường hợp được truyền máu trên tổng số 41 trường hợp Thalassemia), kế đến là suy tủy 75%, 3 trường hợp trên tổng số 4 trường hợp suy tủy). Nguyên nhân thiếu máu có tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu thấp nhất là bệnh lý tiểu cầu (3,4%, 1 trường hợp được truyền máu trên tổng số 29 trường hợp bệnh lý tiểu cầu, cụ thể là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu). Điều này có sự khác biệt với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng: thiếu máu viêm nhiễm có tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu cao nhất (85,7%), kế đến là suy tủy (84,2%), Thalassemia có tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu đứng hàng thứ tư. Sự khác biệt này có thể do Thalassemia trong nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Mỹ là các trường hợp Thalassemia mới chẩn đoán, còn trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả các trường hợp Thalassemia mới chẩn đoán và Thalassemia đã được chẩn đoán trước đo (18 trường hợp). Chính điều này làm cho tỷ lệ bệnh nhân Thalassemia được truyền máu trong nghiên cứu của chúng tôi tăng lên. Lượng máu sử dụng Trong nhóm bệnh nhân được truyền hồng cầu lắng (60 trường hợp), tỷ lệ hồng cầu lắng sử dụng từ 10 đến 20 ml/kg chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%, kế đến là tỷ lệ hồng cầu lắng sử dụng ≤ 10 ml/kg chiếm 38,3%. Lượng hồng cầu lắng trung bình được sử dụng là 13,1 ml/kg, lượng hồng cầu lắng tối thiểu được sử dụng là 2,7 ml/kg, và lượng hồng cầu lắng tối đa được sử dụng là 35,7 ml/kg. Điều này phù hợp với tác giả Lâm Thị Mỹ khi cho rằng lượng máu sử dụng ≤ 20 ml/kg chiếm tỷ lệ cao nhất (34,3%), lượng máu sử dụng > 20 ml/kg chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,3%). Trong nhóm bệnh nhân được truyền máu toàn phần (3 trường hợp), tỷ lệ máu toàn phần sử dụng ≤ 10 ml/kg là 66,6% (2 trường hợp), tỷ lệ máu toàn phần sử dụng từ 10 đến 20 ml/kg là 33,3 ml/kg (1 trường hợp). Lượng máu toàn phần trung bình được sử dụng là 10,2 ml/kg, lượng máu toàn phần tối thiểu được sử dụng là 7,6 ml/kg, lượng máu toàn phần tối đa được sử dụng là 13,8 ml/kg. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 62 bệnh nhân được truyền máu nhưng lại có 60 trường hợp truyền hồng cầu lắng và 3 trường hợp được truyền máu toàn phần là do có 1 trường hợp vừa truyền hồng cầu lắng vừa truyền máu toàn phần. KẾT LUẬN Thiếu máu là một hội chứng thường gặp ở trẻ em, có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể gây biến chứng hay tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Để tăng hiệu quả chẩn đoán và điều trị, cần lưu ý đến bệnh lý này trong thăm khám trẻ thường ngày. Cần thực hiện rộng rãi xét nghiệm thường qui về huyết học (huyết đồ) nhằm mục đích phát hiện sớm những trường hợp thiếu máu (vì có tới 53,8% trường hợp thiếu máu nhập viện không phải vì lý do xanh xao) nhất là ở những trẻ từ 6 tháng-6 tuổi, từ đó có thể can thiệp sớm nhằm tránh cho trẻ khỏi những hậu quả do thiếu máu nặng, giảm chi phí điều trị về sau. Thiếu máu thiếu sắt-dinh dưỡng là nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là lứa tuổi từ 6 tháng-6 tuổi. Đây là bệnh có thể được điều trị khỏi với chi phí thấp nếu được phát hiện sớm. Do đó trong tương lai, nếu chúng ta có thể tiến hành những nghiên cứu tiếp theo trong Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Bà Mẹ – Trẻ Em 160 cộng đồng thì hy vọng sẽ có những kết quả mang tính bao quát và thiết thực hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed F, (2000), "Anemia in Bangladesh: a review of prevalence and aetiology", Public Health Nutr, 3 (4), pp. 385- 393. 2. Barduagni P, Ahmed AS, Curtale F, Raafat M, Mansour E, (2004), "Anemia among schoolchildren in Qena Governorate, Upper Egypt", East Mediterr Health J, 10 (6), pp. 916-920. 3. Derman O, Okstuz Kanbur N, Yenicesu I, Klink E, (2005), "Iron deficiency anemia in a group of Turkish adolescents: frequency and contributing factors", Int J Adolesc Med Health, 17 (2), pp. 179-186. 4. El Ati J, Gaigi S, Beji C,Haddad S, Cherif S, Farhat A, Fattoum S, Ben Abdeladhim A, (2005), "Prevalence and causal factors of anemia in children in Tunisia", Tunis Med, 83 (9), pp. 511-518. 5. Hoàng Trọng Kim, (2004), “Hội chứng thiếu máu”, Thực hành lâm sàng Nhi khoa, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 210-214. 6. Hoàng Trọng Kim, (2004), “Bệnh lý huyết học”, Nhi khoa chương trình đại học tập II, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 155- 232. 7. Lâm Thị Mỹ, (2003), “Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân thiếu máu tại BVNĐ 1”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, NXB Y Học, tập 7 (1), tr. 27-32. 8. Rawat CM, Garg SK, Singh JV, Bhatnagar M, Chopra H, Bajpai SK, (2001), "Prevalence of anemia among aldolescent girls in rural area of District Meerut, U.P." Indian J Public Health, 45 (1), pp. 24-26. 9. Siegel EH, Stoltzfus RJ, Khatry SK, Leclerq SC, Katz J, Tielsch JM, (2006), "Epidemiology of anemia among 4-17 month old children living in south central Nepal", Eur J Clin Nutr, 60 (2), pp. 228-235. 10. Villalpando S, Shamah Levy T, Ramirer Silva CI, Mejia Rodriguez F, Rivera JA, (2003), "Prevalence of anemia in children 1 to 12 years of old. Results from a nationwide probabilistic survey in Mexico", Salud Publica Mex, 45 (4), pp. 490-498.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cac_truong_hop_thieu_mau_nhap_khoa_noi_tong_hop_4_b.pdf
Tài liệu liên quan