Đặc điểm của suy thận cấp ở người cao tuổi được điều trị nội khoa

Đặc điểm của suy thận cấp điều trị nội khoa ở người cao tuổi: ít gặp suy thận cấp do nhiễm khuẩn nặng, thường gặp hơn là do nguyên nhân thiếu dịch. Giai đoạn toàn phát chủ yếu là thể bảo tồn nước tiểu, biểu hiện toàn thân nhẹ hơn với tỷ lệ thấp có hạ huyết áp và suy hô hấp. Ure, creatinin huyết thanh không khác biệt có ý nghĩa thống kê, kali cao hơn và tăng natri máu nặng hơn so với suy thận cấp được điều trị nội khoa ở người trẻ. Hai yếu tố độc lập giúp tiên lượng STC có thể điều trị nội khoa thành công là STC do nguyên nhân thiếu dịch và STC không kèm theo suy hô hấp.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm của suy thận cấp ở người cao tuổi được điều trị nội khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  25 ĐẶC ĐIỂM CỦA SUY THẬN CẤP Ở NGƯỜI CAO TUỔI   ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA  Nguyễn Bách*, Vũ Đình Hùng*, Nguyễn Đức Công*  TÓM TẮT  Mở đầu và mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy thận cấp ở người cao tuổi  được chọn điều trị theo phương pháp nội khoa kinh điển. Xác định các yếu tố giúp tiên lượng suy thận cấp có thể  điều trị nội khoa được.  Đối  tượng  ‐ phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu, quan sát và mô tả. 45 bệnh nhân  (BN) STC ≥ 60 tuổi điều trị nội khoa (nhóm 1) được đưa vào nghiên cứu với 2 nhóm chứng là 79 BN STC cao  tuổi được điều trị bằng lọc máu (nhóm 2) và 28 BN STC trẻ tuổi được điều trị nội khoa (nhóm 3) tại Bệnh Viện  Thống Nhất, TP. HCM từ tháng 10/2006 đến 10/ 2011. Phương pháp xử lý và phân tích các số liệu: các số liệu  được nhập và xử lý với các thuật toán thông thường bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 for Window.  Kết quả: Nguyên nhân STC do nhiễm khuẩn nặng ở nhóm 1 so với nhóm 2 chiếm tỷ  lệ 26,67% so với  59,49%; p<0,05. Tỷ lệ STC do thiếu dịch ở nhóm 1 so với nhóm 3 là 44,44% so với 18,99%; p<0,05. ‐ STC có  thiểu niệu ở nhóm 1 so với nhóm 3 chiếm tỷ lệ 22,22% so với 60,71% (p<0,05). Tỷ lệ STC có hạ huyết áp và suy  hô hấp ở nhóm 1 so với nhóm 2 lần lượt là 17,78% so với 40,51% (p<0,05) và 2,22% so với 49,37% (p<0,05). ‐  Nồng độ ure (mmol/L), creatinin (μmol/L), kali (mmol/L), natri (mmol/L) huyết thanh của bệnh nhân STC nhóm  1 so với nhóm 3 lần lượt là 23,67±12,66 so với 20,81±9,29 (p>0,05); 358,56±200 so với 349,53±283,41 (p>0,05),  4,82±0,99 so với 4,22±1,18 (p<0,05), 138,24±7,47 so với 132,41±7,49 (p<0,05). ‐ Ở NCT, yếu tố tiên lượng STC  được điều trị nội khoa: STC do nguyên nhân thiếu dịch (OR: 2,71; CI 95%: 1,03‐7,16; p<0,05) và STC không  kèm theo SHH (34,19; CI: 4‐292,23; p<0,05).  Kết luận: Đặc điểm của suy thận cấp điều trị nội khoa ở người cao tuổi: về nguyên nhân suy thận cấp: ít  gặp suy thận cấp do nhiễm khuẩn nặng, thường gặp hơn là do nguyên nhân thiếu dịch. Giai đoạn toàn phát chủ  yếu  là thể bảo tồn nước tiểu, biểu hiện  toàn  thân nhẹ hơn với  tỷ  lệ  thấp có hạ huyết áp và suy hô hấp. Ure,  creatinin huyết thanh không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kali cao hơn và tăng natri máu nặng hơn so với suy  thận cấp được điều trị nội khoa ở người trẻ. ‐ Hai yếu tố độc lập giúp tiên lượng STC có thể điều trị nội khoa  thành công là STC do nguyên nhân thiếu dịch và STC không kèm theo suy hô hấp.  Từ khoá: suy thận cấp, người lớn tuổi, điều trị nội khoa  ABSTRACT  CHARACTERISTICS OF ACUTE RENAL FAILURE TREATED BY CONSERVATIVE TREATMENT   IN THE ELDERLY  Nguyen Bach, Vu Dinh Hung, Nguyen Duc Cong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 25 ‐ 30  Background and objectives:  Investigating some  feature of elderly AKI patients  treated by conservative  method. ‐ Identifying prognotic factors for conservative treatment.  Patients and methods: This is a prospective and cross‐sectional study. 45 AKI patients aging ≥ 60 years  old  (group  1)  treated  by  conservative  treatment,  75 AKI  patients  aging  ≥  60  years  old  treated  hemodialysis  * Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS BSCKII Nguyễn Bách   ĐT: 0918209808   Email: bachnguyen32@yahoo.com   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 26 (group 2) and 27 young AKI patients treated by conservative method (group 3) were enrolled  the study  from  10/2006 to 10/ 2011 in Thong Nhat Hospital, HCM City. Statistical analysis: SPSS 13.0.  Results: Prevalence  of AKI  caused  by  severe  infection  in  group  1  vs  group  2 was  26.67%  vs  59.49%;  p<0.05. AKI caused by dehydration in group 1 vs group 3 was 44.44% vs 18.99%; p<0.05. ‐ Percentage of AKI  with oliguria and anuria  in group 1 vs group 3 was 22.22% vs 60.71% (p<0.05). AKI with hypotension and  respiratory  failure  in group 1 vs group 2 was 17.78% vs 40.51%  (p<0.05)  and 2.22% vs 49.37%  (p<0.05),  respectively.  ‐ Serum ure  (mmol/L),  creatinin  (μmol/L), potasium  (mmol/L)  and  sodium  (mmol/L)  of AKI  in  group 1 vs group 3 were 23.67±12.66 vs 20.81±9.29 (p>0.05), 358.56±200 vs 349.53±283.41 (p>0.05), 4.82±0.99  vs 4.22±1.18 (p<0.05), 138.24±7.47 vs 132.41±7.49 (p<0.05), respectively.  ‐ Prognotic factors for conservative  treatment in the elderly AKI patients were AKI caused by dehydration (OR: 2.71; CI 95%: 1.03‐7.16; p<0.05)  and AKI without respiratory failure (34.19; CI: 4‐292.23; p<0.05).  Conclusions: Feature of elderly AKI patients treated by conservative treatment were as  following: severe  infection was  less common and dehydration was more common cause of AKI. Most of AKI patients were non  oliguria,  less  severe  general manifestations with  low  rate  of  hypotension  and  respiratory  failure. Serum ure,  creatinin were  not  different  significiantly  from AKI  treated  by  conservative  treatment  in  the  young.  Serum  potassium was  higher  and  hypernatremia was more  severe  than AKI  in  the  young.  ‐  Prognotic  factors  for  conservative treatment in the elderly AKI were AKI caused by dehydration and AKI without respiratory failure.  Key words: acute renal failure, elderly, conservative treatment  MỞ ĐẦU  Trong điều trị suy thận cấp (STC) đặc biệt ở  bệnh nhân cao tuổi, điều trị nội khoa luôn là nền  tảng và có thể là cách tiếp cận tốt giúp giảm tỷ lệ  tử vong và chi phí điều  trị. Tuy nhiên, chưa có  nhiều nghiên cứu về điều trị STC bằng nội khoa  ở bệnh nhân lớn tuổi.  Để  có  thể điều  trị nội khoa  tốt  cần phải  có  chẩn đoán sớm STC, nguyên nhân gây STC và  cần xác định được các dấu hiệu giúp tiên lượng  điều  trị nội khoa  thành công. Điều  trị nội khoa  hiện  tại  chủ  yếu  vẫn  dựa  vào  các  nguyên  tắc  kinh  điển  như  cân  bằng  nước,  điện  giải,  toan  kiềm  và  loại  bỏ  nguyên  nhân  gây  STC.  Các  thuốc khác đang  được nghiên cứu  thử nghiệm  nhưng chưa được chứng minh có hiệu quả trên  người như fenoldopam, ANP (Atrial Natriuretic  Peptid), ananitide, recombinant human  insuline  like growth factor 1 Các nghiên cứu mới trong  điều trị STC hiện nay đang tập trung nhiều vào  các  thuốc  điều  trị  đặc hiệu và  các kỹ  thuật  lọc  máu  Người  ta  cũng  ghi  nhận  rằng  STC  ở  người cao tuổi (NCT) tỷ lệ tử vong do tất cả các  nguyên nhân vẫn  còn  cao  cho dù  đã  áp dụng  nhiều kỷ thuật lọc máu.  Để  tìm hiểu  các  đặc  điểm  của  STC  ở NCT  được  chỉ  định  điều  trị  nội  khoa,  chúng  tôi  so  sánh với 2 nhóm chứng là STC được điều trị nội  khoa ở người trẻ và STC được lọc máu ở NCT.   Mục tiêu nghiên cứu  ‐ Tìm hiểu  các  đặc  điểm  lâm  sàng và  cận  lâm  sàng  của  suy  thận  cấp  ở  người  cao  tuổi  được chọn điều trị theo phương pháp nội khoa  kinh điển.  ‐ Xác  định  các  yếu  tố  giúp  tiên  lượng  suy  thận cấp có thể điều trị nội khoa được.  BỆNH NHÂN ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Bệnh nhân: 45 bệnh nhân (BN) STC ≥ 60 tuổi  điều trị nội khoa (nhóm 1) được đưa vào nghiên  cứu với  2 nhóm  chứng  là  79 BN  STC  cao  tuổi  được điều trị bằng  lọc máu (nhóm 2) và 28 BN  STC trẻ tuổi được điều trị nội khoa (nhóm 3) tại  Bệnh  Viện  Thống  Nhất,  Tp  HCM  từ  tháng  10/2006 đến 10/ 2011.  ‐ Tiêu chuẩn chọn bệnh đối với nhóm nghiên  cứu: (1) Chẩn đoán STC, tuổi ≥ 60; (2) Được chỉ  định điều trị nội khoa; (3) BN và gia đình đồng ý  tham gia nghiên cứu.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  27 ‐  Tiêu  chuẩn  nhóm  chứng:  như  trong  tiêu  chuẩn chọn bệnh nhưng có thêm (1) Độ tuổi: 18‐ 59  đối với nhóm người  trẻ;  (2) Nhóm STC  cao  tuổi được điều trị bằng  lọc máu: tuân  thủ phác  đồ lọc máu.  ‐  Tiêu  chuẩn  loại  trừ:  (1)  Không  xác  định  được  nguyên  nhân  STC;  (2)  Tiền  sử  suy  thận  mạn (creatinin huyết thanh 3 tháng trước > 176,8  μmol/L) và đợt cấp của suy thận mạn.  Phương pháp nghiên cứu  Tiến cứu, quan sát, mô tả.  Các  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  và  điều  trị  sử  dụng trong nghiên cứu   ‐ Tiêu  chuẩn  về  người  cao  tuổi:  lấy mốc  ≥  60(2)  ‐  Chẩn  đoán  STC:  creatinin  huyết  thanh  tăng và xác định được  ít nhất 1 nguyên nhân  gây ra STC(7).  ‐ Chỉ định điều trị nội khoa khi STC chưa có  các biến chứng cần phải lọc máu(7).   ‐ Phác đồ điều trị nội khoa STC kinh điển áp  dụng  chung  cho  cả  bệnh  nhân  cao  tuổi  và  trẻ  tuổi(7) gồm: Loại bỏ nguyên nhân gây STC (thiếu  nước, thuốc độc thận, tắt nghẽn đường niệu).  Nâng  huyết  áp  (HA)  nếu  HA  tâm  thu  <  90  mmHg. Thuốc lợi tiểu khi BN còn thiểu, vô niệu  và đã bù dịch đủ, HA áp tâm thu ≥ 100 mmHg.  Điều  trị  tăng kali máu  (nếu kali > 6,5 mmol/L)  bằng  calcium  gluconate,  furosemide,  kayexate,  truyền  bicarbonate.  Truyền  bicarbonate  khi  HCO −3  <16  mmol/L.  Chế  độ  ăn,  lượng  nước  uống dựa vào cân bằng nitơ và cân bằng dịch.  ‐ Chỉ  định  lọc máu  cấp  cứu  trong  STC  có  một trong các biến chứng sau: hội chứng nhiễm  độc  ure  huyết;  viêm màng  ngoài  tim  do  STC;  qúa  tải  thể  tích  tuần  hoàn  đáp  ứng  kém  với  thuốc  lợi  tiểu  đặc  biệt  có  biểu  hiện  phù  phổi;  tăng K + máu nặng (K + huyết thanh > 6,5 mEq/l  hoặc 5,5‐6.5mEq/L và có biểu hiện tăng K + máu  trên  ECG);  toan  chuyển  hóa  nặng  (pH  <  7,2)  không đáp ứng điều trị nội khoa(7).   Tuỳ theo tình trạng lâm sàng và xét nghiệm  của  từng  BN  sẽ  được  chỉ  định  lọc máu  hằng  ngày, cách ngày hoặc chuyển sang lọc máu.  ‐ Tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  thiếu dịch: về  lâm  sàng  có  nguyên  nhân  gây mất  nước, máu;  da  khô, mạch nhanh, HA thấp, CVP <5 cm nước(6).  ‐ Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng  (theo hội hồi  sức Hoa Kỳ(8):  triệu  chứng  toàn  thân: nhiệt độ > 38 0C hoặc   90 lần/ phút; thở nhanh > 20 lần/ phút; thay đổi  tri giác. Triệu chứng viêm: tăng bạch cầu máu  ngoại biên  >  12.000  /mm 3 ,  đa  số  là  bạch  cầu  trung tính; giảm bạch cầu < 4000 /mm 3  và có ổ  nhiễm khuẩn.  ‐  Tiêu  chuẩn  hạ HA: HA  tâm  thu  ≤  80/60  mmHg(5).  ‐ Tiêu  chuẩn  suy  hô  hấp  cấp:  khi  có một  trong  những  rối  loạn  sau  (theo  tiêu  chuẩn  Knaus(5)):  nhịp  thở    49  lần/phút; áp  lực oxy  trong máu  động mạch <  60 mmHg, paCO 2 ≥ 50 mmHg, phải thông khí  nhân tạo.  Xử lý số liệu thống kê  Dựa  theo  các  thuật  toán  thống  kê  y  học  thông thường với phần mềm SPSS 13.0.  KẾT QUẢ  Bảng 1. Đặc điểm của bệnh nhân STC cao tuổi trong  nghiên cứu   Đặc điểm Nhóm STC điều trị nội khoa (n = 45) Nhóm STC điều trị bằng lọc máu (n = 79) p Tuổi trung bình ( X ± SD) 77,96 ± 6,25 75,59±8,41 >0,05 Có bệnh nền, n(%) 44(97,78) 76(96,20) >0,05 Giới nam, n(%) 36(80) 56(70,89) >0,05 STC tại bệnh viện, n(%) 12(26,67) 21(26,58) >0,05 STC điều trị tại các khoa hồi sức, n(%) 6(13,33) 49(62,03) <0,05 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 28 Bảng 2. Nguyên nhân STC ở người cao tuổi được  điều trị nội khoa  Nguyên nhân chính gây STC Số BN (n=45) Tỷ lệ (%) Thiếu dịch nặng 9 20 Sốc tim 4 8,89 Nhiễm khuẩn nặng 12 26,67 Thuốc độc thận 11 24,44 Các nguyên nhân sau thận 9 20 Bảng 3. So sánh đặc điểm lâm sàng của STC ở NCT  và ở người trẻ được điều trị bằng nội khoa.  Đặc điểm lâm sàng Nhóm STC điều trị nội khoa ≥ 60 tuổi (n = 45) Nhóm STC điều trị nội khoa <60 tuổi (n = 28) p STC kết hợp nhiễm khuẩn nặng, n(%) 12(26,67) 10(35,71) >0,05 Có biểu hiện lâm sàng thiếu dịch, n(%) 20(44,44) 5(17,86) <0,05 Thiểu, vô niệu, n(%) 10(22,22) 17(60,71) <0,05 Hạ huyết áp, n(%) 8(17,78) 1(3,57) Suy hô hấp, n(%) 1(2,22) 1(3,57) Bảng 4. So sánh đặc điểm lâm sàng STC cao tuổi  được điều trị bằng nội khoa và lọc máu.  Đặc điểm lâm sàng (giai đoạn toàn phát) Nhóm STC điều trị nội khoa ≥ 60 tuổi (n = 45) Nhóm STC điều trị bằng lọc máu <60 tuổi (n = 79) p STC có kết hợp nhiễm khuẩn nặng, n(%) 12(26,67) 47(59,49) <0,05 Có biểu hiện lâm sàng thiếu dịch, n(%) 20(44,44) 15(18,99) <0,05 Thiểu-vô niệu, n(%) 10(22,22) 34(43,04) <0,05 Hội chứng tăng ure huyết, n(%) 2(4,44) 28(35,44) <0,05 Hạ huyết áp, n(%) 8(17,78) 32(40,51) <0,05 Suy hô hấp, n(%) 1(2,22) 39(49,37) <0,05 Tử vong, n(%) 2(4,44) 41(51,90) <0,05 Bảng 5. So sánh đặc điểm cận lâm sàng STC ở NCT  và STC ở người trẻ được điều trị bằng nội khoa.  Xét nghiệm huyết thanh (giai đoạn toàn phát) Nhóm STC ≥ 60 tuổi điều trị nội khoa (n = 45) Nhóm STC điều trị bằng lọc máu <60 tuổi (n = 28) p Ure (mmol/L) 23,67±12,66 20,81±9,29 >0,05 Creatinin (µmol/L) 358,56±200 349,53±283,41 >0,05 K + (mmol/L) 4,82±0,99 4,22±1,18 <0,05 Na + (mmol/L) 138,24±7,47 132,41±7,49 <0,05 Hb (g/dL) 11,59±2,13 10,85±3,49 <0,05 Bảng 6. So sánh đặc điểm cận lâm sàng STC cao tuổi  được điều trị bằng nội khoa và lọc máu.  Đặc điểm cận lâm sàng (giai đoạn toàn phát) Nhóm STC điều trị nội khoa (n = 45) Nhóm STC điều trị bằng lọc máu (n = 79) p Ure huyết thanh (mmol/L) 23,67±12,66 29,50±14,51 <0,05 Creatinin huyết thanh (µmo/L) 358,56±200 444,40±268,35 <0,05 K + huyết thanh (mmo/L) 4,82±0,99 4,74±1,01 >0,05 Na + huyết thanh (mmo/L) 138,24±7,47 131,76±21,81 <0,05 Hb (g/dL) 11,59±2,13 10,50±2,48 <0,05 pH 7,40±0,09 7,33±0,12 <0,05 HCO −3 (mmol/L) 20,86±5,58 17,28±5,89 <0,05 pCO 2 (mmHg) 33,24±7,95 31,95±10,27 >0,05 Bảng 7. Các yếu tố tiên lượng STC ở NCT được điều  trị nội khoa (phân tích đa biến)  Yếu tố khảo sát OR CI 95% p STC không do nhiễm khuẩn nặng 0,96 0,38-2,4 >0,05 STC do thiếu dịch nặng 2,71 1,03-7,16 <0,05 STC thể bảo tồn nước tiểu 1,99 0,81-4,89 >0,05 STC không có hạ huyết áp 1,21 0,36-4,05 >0,05 STC không kèm theo SHH 34,19 4-292,23 <0,05 BÀN LUẬN  Nguyên nhân gây STC là yếu tố quan trọng  nhất giúp tiên lượng khẳ năng điều trị và tỷ lệ tử  vong. Bảng 2 mô tả các nguyên nhân gây STC ở  NCT được điều  trị nội khoa  trong nghiên cứu.  Nhóm  nguyên  nhân  trước  thận  thường  gặp  nhất, gồm thiếu dịch, nhiễm khuẩn nặng và sốc  tim. Nhiễm độc thận do thuốc ở NCT là nguyên  nhân STC tại thận thường gặp đứng hàng thứ 2.  Các  thuốc  thường  gặp  là  kháng  sinh  nhóm  aminoglycoside,  kháng  viêm  không  steroid  và  hoá chất điều trị ung thư... STC sau thận vẫn còn  phổ  biến  ở NCT,  thường  gặp  là  u  xơ  tiền  liệt  tuyến, u vùng  tiểu khung chèn ép hệ niệu. Kết  quả này phù hợp với tác giả Chronopoulos A(3).  Điều trị sớm các nguyên nhân trên khi STC chưa  có biến chứng nặng sẽ giúp phục hồi chức năng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  29 thận và tránh phải lọc máu. So với nhóm chứng  là STC ở người trẻ điều trị nội khoa, tỷ lệ STC do  nguyên  nhân  nhiễm  khuẩn  nặng  không  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  nhưng  tỷ  lệ  STC  do  thiếu dịch ở NCT cao hơn (bảng 3). So sánh với  nhóm  chứng  là  STC  ở NCT  điều  trị  bằng  lọc  máu,  kết  quả  bảng  4  cho  thấy  ở  các  BN  STC  được  chọn  điều  trị  nội  khoa  có  tỷ  lệ  STC  do  nhiễm  khuẩn  nặng  thấp  hơn  và  tỷ  lệ  có  biểu  hiện lâm sàng thiếu dịch cao hơn. Điều này cho  thấy tình  trạng  thiếu dịch rất cần được  lưu ý ở  NCT. Giảm cảm giác khát nước, biểu hiện  lâm  sàng thiếu dịch khó nhận biết và giảm khẳ năng  cô  đặc nước  tiểu  ở NCT  làm  cho BN dễ bị  rơi  vào tình trạng thiếu dịch và đây chính là yếu tố  thúc đẩy STC. Phát hiện sớm và bù dịch kịp thời  giúp cải thiện chức năng thận mà không cần lọc  máu. Nếu chẩn đoán thiếu dịch trễ, STC đã hình  thành và khi đó bù dịch sẽ nguy hiểm vì gây quá  tải tuần hoàn.  Về đặc điểm  lâm sàng của STC ở giai đoạn  toàn phát. So sánh với nhóm chứng STC điều trị  nội khoa  ở người  trẻ,  STC  điều  trị nội  khoa  ở  NCT có tỷ lệ thiểu niệu‐vô niệu thấp hơn và tỷ lệ  có biểu hiện lâm sàng thiếu dịch cao hơn (bảng  3). So sánh với nhóm STC ở NCT điều trị bằng  lọc máu,  bảng  4  cho  thấy  tình  trạng  lâm  sàng  toàn thân của BN cao tuổi STC được điều trị nội  khoa nhìn chung “nhẹ” hơn. Cụ thể tỷ lệ STC có  hạ HA, suy hô hấp thở máy thấp hơn. Tỷ lệ BN  STC có biểu hiện vô niệu cũng  thấp hơn, phần  lớn  là  thể còn nước  tiểu. Kết quả này phù hợp  với tác giả Chronopoulos A(4). Phân tích đa biến  các yếu tố tiên lượng điều trị STC bằng nội khoa  cho  thấy STC có biểu hiện  lâm sàng  thiếu dịch  trong  giai  đoạn  toàn  phát  và  STC  không  kèm  SHH thở máy là 2 yếu tố giúp điều trị nội khoa  thành công (bảng 7).  Trong  giai  đoạn  toàn  phát,  mức  ure,  creatinin  huyết  thanh  ở  nhóm  STC  cao  tuổi  không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với STC  ở người  trẻ  (bảng 5) và  thấp hơn  so với nhóm  STC điều trị lọc máu (bảng 6). Về rối loại ion K:  nhóm STC  ở NCT  điều  trị nội khoa  có mức K  cao hơn so với nhóm trẻ (bảng 5). Điều này cho  thấy NCT khi STC dễ xảy  ra  tăng K máu. Kết  quả  này  phù  hợp  với  đặc  điểm  thận  học  ở  NCT(1).  Tăng  Na  máu  thường  gặp  hơn  trong  nhóm BN STC cao tuổi điều trị nội khoa do tình  trạng thiếu nước. Nồng độ Hb trong nhóm STC  cao  tuổi điều  trị nội khoa cũng cao hơn  so với  nhóm BN trẻ tuổi và nhóm BN cao tuổi phải lọc  máu, có  lẽ do  tình  trạng  thiếu dịch gây cô  đặc  máu. Kết quả xét nghiệm này phù hợp với đặc  điểm  lâm  sàng  thường gặp  là  thiếu dịch  trong  STC ở NCT điều trị nội khoa.  KẾT LUẬN  Đặc điểm của suy thận cấp điều trị nội khoa  ở người cao tuổi:  ít gặp suy thận cấp do nhiễm  khuẩn nặng, thường gặp hơn là do nguyên nhân  thiếu dịch. Giai  đoạn  toàn phát  chủ yếu  là  thể  bảo tồn nước tiểu, biểu hiện toàn thân nhẹ hơn  với tỷ lệ thấp có hạ huyết áp và suy hô hấp. Ure,  creatinin huyết thanh không khác biệt có ý nghĩa  thống kê, kali cao hơn và  tăng natri máu nặng  hơn so với suy thận cấp được điều trị nội khoa ở  người trẻ.  Hai yếu  tố độc  lập giúp  tiên  lượng STC  có  thể  điều  trị  nội  khoa  thành  công  là  STC  do  nguyên nhân thiếu dịch và STC không kèm theo  suy hô hấp.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Chronopoulos A., Rosner M.H., Cruz D.N., Ronco C. (2010),  “Acute  kidney  injury  in  the  elderly:  a  review”,  Contrib  Nephrol, 165 (20), pp. 315‐321.  2. Davenport A,  Steven P  (2008),  “Clinical Practice Guideline.  Acute Kidney Injury”, Kidney International, Supplement, pp.  111‐168. (kdigo.org/clinical‐practice‐guidelines 3.php).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 30 3. Elhassan EA, Schrier RW  (2010), “Disorders of  extracellular  volume”,  Comprehensive  Clinical Nephrology.  4th  Edition,  pp. 85‐100. Elsevier Sauders  4. Knaus W.A (1985), “Prognosis in acute organ system failure”,  Ann Surg, 202 (6), pp. 685‐693.  5. Mardoff  L.C.,  Kasper  D.L.  (2002),  “Heart  Failure”.  In:  Isselbacher  KJ,  Braunwald  E  (eds) Harrison’s  principles  of  internal  medicine,  14th  Edition,  CD‐  ROM,  pp.  749‐753.  McGraw‐ Hill, Inc, International edition, New York.   6. Pháp  lệnh  người  cao  tuổi  (2000),  Bộ  Y  tế  số  23/2000/PL‐ UBTVQH, ra ngày 28/04/2000.  7. Rule AD, Amer H, Cornell LD, Taler SJ, Cosio FG, Kremers  WK, Textor SC, Stegall MD. (2010), “The association between  age  and  nephroslerosis  on  renal  biopsy  among  healthy  aldults”, Ann. Intern. Med, 152, pp. 561‐567.  8. Schrier  RW  (2004),  “Acute  renal  failure  and  sepsis”, New  England Journal Medicine, 351, pp. 159‐169.  Ngày nhận bài báo              01‐07‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  10‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:   01–08‐2013 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_cua_suy_than_cap_o_nguoi_cao_tuoi_duoc_dieu_tri_noi.pdf
Tài liệu liên quan