Hình ảnh X quang
Hình ảnh X quang thu được từ kết quả
nghiên cứu phù hợp với nhận xét của tác giả
Trần Văn Trường(11)và Randall Wilk(9). Tuy vậy, “
Sự di chuyển của mầm răng dưới tác dụng của
UMM” được ghi nhận hầu hết trong các phim X
quang của chúng tôi nhưng không thấy các tác
giả đề cập tới. Theo chúng tôi, đây cũng chính là
điểm chuyên biệt có giá trị về chẩn đoán phân
biệt hình ảnh của UMMXH ở trẻ em so với
người lớn.
DSA
DSA giúp khảo sát chính xác mạch máu do
kỹ thuật chụp chọn lọc từng nhánh mạch máu
có liên quan đến u mạch máu, đánh giá chính
xác các nhánh mạch máu cấp máu và hồi lưu,
các nhánh thông nối. Cho thấy hình ảnh sự
phân bố mạch máu trong và ngoài khối u, kích
thước và vị trí của mạch máu bất thường, so
sánh được cấu trúc mạch máu bình thường và
bệnh lý. Quan sát trực tiếp sự lưu chuyển của
dòng máu và sự di chuyển của đầu ống thông
qua màn huỳnh quang. Phân biệt được động
mạch và tĩnh mạch và có thể can thiệp tắc
mạch cùng lúc.
CT scanner
CT scanner giữ vai trò quan trọng để xác
định đặc điểm của UMM trong cấu trúc của
xương hàm:
Xác định được vị trí, kích thước tổn thương
theo 3 chiều trong không gian.
Xác định bản chất của tổn thương: độ đặc của
u, phản ứng hủy xương, phản ứng của màng
xương, độ xâm lấn của u máu đến các cơ quan
lân cận (như xoang hàm, ống răng dưới, mầm
răng ) và mô mềm bao bọc quanh xương hàm.
Giúp đánh giá mức độ tưới máu của tổn
thương u máu.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng u mạch máu xương hàm ở trẻ em nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng I trong 10 năm (2003 -2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 116
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG U MẠCH MÁU
XƯƠNG HÀM Ở TRẺ EM NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I
TRONG 10 NĂM (2003 -2014)
Nguyễn Văn Đẩu*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. Nhằm giúp các
bác sỹ dễ dàng nhận diện bệnh, tránh được những tai biến chết người như chảy máu không cầm được sau nhổ
răng.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu: tất cả trẻ em nhập viện Bệnh
viện Nhi Đồng 1 được chẩn đoán là u mạch máu xương hàm, từ năm 2003 đến 2014.
Kết quả - Bàn luận: Có 20 bệnh nhân được đưa vào lô nghiên cứu. Về dịch tễ học: bệnh thường gặp ở độ
tuổi từ 7-12 tuổi. Phân bố bệnh rãi rác, không đặc thù về địa lý. Tỷ lệ nam nữ là 1/1. Bệnh gặp ở cả hai hàm,
thường gặp ở xương hàm dưới (70%), ít gặp ở xương hàm trên (30%). Với xương hàm dưới, vị trí u thường ở
cành ngang (42%), góc hàm (33%), cành cao (12%). Với xương hàm trên, u khu trú chuyên biệt ở phần xương
hàm phía sau và xoang hàm (100%), không gặp ở xương hàm phía trước. Về lâm sàng: Bệnh tiến triển chậm, âm
thầm, khó phát hiện. Không gây đau (100%). Người bệnh thường nhập viện trong tình trạng cấp cứu do u máu
bị vỡ gây chảy máu ồ ạt (25% trường hợp), do chảy máu kéo dài không cầm được sau nhổ răng (10% trường
hợp), hoặc do chảy máu miệng tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân (15% trường hợp), và phổ biến nhất là
đến khám vì lý do bị biến dạng mặt - xương hàm (50% trường hợp). Thăm khám u, thấy các dấu hiệu rung miu
(40% trường hợp), mạch đập (60% trường hợp), đặc biệt là dấu hiệu sờ nóng (100% trường hợp). Xương hàm bị
biến dạng (100% trường hợp). Hiện tượng răng lung lay gặp ở tất cả trường hợp (100% trường hợp), cả răng
sữa và răng vĩnh viễn, mức độ lung lay thay đổi tùy thuộc độ tiêu của xương ổ răng. Nướu và niêm mạc
đáy hành lang miệng phù nề, sưng đỏ, chảy máu và lỡ loét (100% trường hợp). Về cận lâm sàng: Hình ảnh X
quang và CT cho thấy sang thương dạng 1 hốc (45% trường hợp),dạng nhiều hốc liên kết nhau (25% trường
hợp), nhiều hốc rời nhau (30% trường hợp). Cấu trúc bên trong có dạng bè xương (25% trường hợp), bọt xà
phòng (15% trường hợp), tổ ong (20% trường hợp) và dạng không đồng nhất (40% trường hợp). Chân răng
trong u bị mòn ngót, ống răng dưới bị dãn rộng. Hình ảnh chụp mạch máu xóa nền (DSA): cho thấy có sự dãn
rộng và phân bố bất thường của mạch máu ở trong và ngoài khối u (100% trường hợp). Chọc dò khối u ra máu
đỏ tươi, tự đông sau 10 phút theo dõi (100% trường hợp).
Kết luận: U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, biểu hiện bệnh đa dạng từ dịch tễ, lâm sàng
và cận lâm sàng, có khả năng gây những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Từ khóa: U mạch máu xương hàm, trẻ em.
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGIC, CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES OF INTRAOSSEOUS HEMANGIOMA OF
THE JAWS IN CHILDREN-A STUDY IN CHILDREN’S HOSPITAL 1 IN 10 YEARS (2003 -2014)
Nguyen Van Dau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 116 - 123
Objective: Study the epidemiological, clinical, and paraclinical features of introsseous hemangioma of the
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: Bs CK2 Nguyễn Văn Đẩu ĐT: 0903787304 Email: drdau60@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 117
jaws in the children. The purpose of it is to helped the doctors esier on diagnosis, to prevent some death
complications as continuted severe bleeding after tooth extraction.
Methods: A descriptive retrospective study was carried out in 20 patients admitted to Odonto-Maxillo-
Facial Department of Children’s hospital 1 during the period of 2003-2014.
Results and Discussion: Epidemiology: There were 10 males and 10 females with vascular lesion of the
jaws. The ratio of male/female is 10/10. The age of the patients changed from 2- 14 year old, the frequent incidence
occurs during the early mixed dentition period with the peak age of 10 years old. The tumor affected both in the
maxillary and mandibular jaws. The mandible was more acquired than the maxilla, especially at body (43%)
angle (33%) and ramus (12%) of mandible. With maxilla, all of the tumor is located at back body and maxillary
sinus (100%). Clinical features: The tumor developed with a slow and gradually increasing swelling, destroyed
the structure of normal bone and created blood hallow. The lesions were asymptomatic, without pain (100%). The
patients usually admitted with the situation as severe bleeding from a broken tumor (25%), continued severe
bleeding after tooth extraction (10%), idiopathic recurrent bleeding from mouth (15%), malformation of the face
(50%). On tumor examination, feel thrill (40%), feel pulse (60%), heat (100%), malformation of the jaw (100%),
loose teeth (100 %,) gingival bleeding (100%), Radiological features: from X-Ray and CT, radiolucent lesions
were found with unilocular (45%), linking multilocular (25%), separate multilocular (30%). Inside flocculate
appearances are trabecular (25%), soap bubble (15%), and honey-combs (20%). Displacement of tooth and tooth
germ, dental roots wear flat, inferior alveolar canal deviation. Digital subtraction Angiography (DSA) patterns
showed dilatation of abundant vascular network in this region, and having an anomalies distribution of the blood
vessels. Needle puncture got fresh blood, complete coagulation after 10minutes.
Conclusions: Intraosseous hemangioma of the jaws in children is a rarely diseases. The features of it are not
so clear. It can cause many dangerous vital affects.
Keywords: Intraosseous hemangioma of the jaws, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các bệnh lý về xương của cơ thể con
người, u mạch máu xương hàm (UMMXH) là
một bệnh lý khá hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ em.
Về sinh bệnh học, bướu hình thành do sự tăng
sinh, dãn ra, hoặc do thông nối bất thường của
các mạch máu trong tủy xương hàm, và kết quả
là cấu trúc xương hàm bị phá hủy dần là tạo
thành những hốc trống chứa đầy máu trong
xương hàm.
Đặc điểm đáng chú ý của bệnh là phát triển
âm thầm trong xương hàm nên khó nhận diện,
diễn biến bệnh phức tạp, thể hiện lâm sàng đa
dạng và đặc biệt là u có thể đột ngột vỡ ra gây
chảy máu ồ ạt, bệnh nhân có thể chết nhanh
chóng nếu không được xử trí phù hợp.
Trong thực tế, tuy là bệnh lý mang tính chất
đặc biệt nhưng do số lượng bệnh khá hiếm,
phân bố bệnh rãi rác và việc xử lý phức tạp nên
ít có đủ cơ hội để các tác giả đầu tư nghiên cứu
một cách có hệ thống về bệnh lý này(12), đặc biệt
là ở đối tượng trẻ em thì điều kiện này càng khó,
chính vì thế cho đến nay nhiều đặc điểm bệnh lý
UMMXH trên đối tượng trẻ em như dịnh tể học,
lâm sàng và cận lâm sàng vẫn chưa được làm rõ.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã thực hiện trước đây
thường khảo sát chung cho cả người lớn và trẻ
em cũng cho thấy bệnh UMMXH xuất hiện với
tỷ lệ cao ở trẻ em(7,11) nhưng cũng chưa có nghiên
cứu nào dành riêng cho đối tượng này cả.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Răng
Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Đồng I trên tất cả các
bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UMMXH
trong 10 năm từ 2003 đến 2014.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân tuổi từ sơ sinh đến 15 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 118
- Được chẩn đóan xác định có bệnh lý
UMMXH.
- Đã được điều trị và theo dõi chặt chẽ từ lúc
tiến hành phẫu thuật cho đến khi xương hàm
lành thương hoàn toàn.
- Có hồ sơ lưu trữ đáp ứng được yêu cầu của
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lọai trừ
- Bệnh án không đáp ứng được yêu cầu của
nghiên cứu.
- Không theo dõi được bệnh nhân
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu tối thiểu dự kiến trong nghiên cứu
này được xác định theo công thức tính cỡ mẫu là
15. Đến thời điểm kết thúc nghiên cứu và sau khi
loại đi các trường hợp không đạt tiêu chuẩn,
mẫu thu thập được gồm có 20 bệnh nhân.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu
cắt ngang mô tả.
Thu thập số liệu
Bằng cách khai thác bệnh sử, thăm khám lâm
sàng và các kết quả cận lâm sàng. Dữ liệu được
lấy từ hồ sơ bệnh án tính từ khi nhập vào khoa
cho đến khi ra viện dựa trên một mẫu bệnh án
nghiên cứu đã được chuẩn bị sẵn. Nhân viên
Khoa đã được huấn luyện trực tiếp để thu thập
thông tin, sau đó kiểm tra dữ liệu và nhập liệu,
cuối cùng là phân tích dữ liệu.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS Epi info phiên bản 16.0. Các phép
kiểm thống kê được sử dụng với mức ý nghĩa
thống kê 0,05. Kết quả được trình bày dưới
dạng bảng, biểu đồ và sơ đồ. Các biến số định
tính được tính theo phân phối tần suất, tỷ lệ
phần trăm. Các biến số định lượng: tính trung
bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và độ lệch
chuẩn.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tể học
Tuổi
Phân bố tuổi của 20 bệnh nhân nghiên cứu
như sau.
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Tuổi bệnh nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Từ sơ sinh - 6 T 2 10
Từ 7 T- 12 T 16 80
Từ 13 T- 16 T 2 10
Tổng cộng 20 bệnh nhân 100%
Tuổi bệnh nhân phân bố không đều, độ
tuổi trung bình là 10, số trung vị về tuổi là 11.
Nhóm tuổi từ 7 -12 chiếm đa số gồm 16 ca
bệnh (80% trường hợp), về phương diện phát
triển răng, độ tuổi này là tuổi răng hỗn hợp, có
sự hiện diện và thay thế lẫn nhau của cả răng
sữa và răng vĩnh viễn.
Giới tính
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới tính Số lượng Tỷ lệ %
Nữ 10 50
Nam 10 50
Tổng cộng 20 bệnh nhân 100%
Có 10 bệnh nhân nam và 10 bệnh nhân nữ,
tỷ lệ nam/ nữ là 1/1.
Địa phương
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo địa giới hành chánh
Địa
phương
Trung
Trung bộ
Tây
Nguyên
Đông
Nam bộ
Tp
HCM
Tây Nam
bộ
Số lượng
bệnh
6 2 2 1 9
Tỷ lệ % 30% 10% 10% 5% 45%
Bệnh phân bố tản mạn, rải rác ở các vùng địa
lý khác nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa
về yếu tố địa phương.
Tiền sử bệnh
Khảo sát xem bệnh xuất hiện là bẩm sinh hay
do đã có bị chấn thương hoặc đã phẫu thuật tại
vùng bị UMMX.
Bảng 4: Tiền sử bệnh có liên quan
Tiền sử bệnh Bị chấn thương Đã phẫu thuật Bẩm sinh
Số lượng ca 1 0 19
Tỷ lệ% 5% 0% 95%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 119
Kết quả, 19 trường hợp bệnh là bẩm sinh, có
1 trường hợp có tiền sử bị chấn thương tại vùng
có u mạch máu sau này, không có trường hợp
nào u mạch máu xuất hiện tại vùng đã có can
thiệp phẫu thuật trước đây.
Vị trí u
Bảng 5: Phân bố theo vị trí xương hàm
Vị trí Xương hàm trên Xương hàm dưới
Số lượng ca 6 14
Tỷ lệ % 30% 70%
U ở xương hàm dưới gặp nhiều hơn xương
hàm trên,với tỷ lệ XHD/XHT là 14/6 = 2,3 lần.
Bảng 6: Phân bố theo vị trí xương hàm trên
Vị trí xương
HT
Xương phía
trước
Xương phía
sau
Xoang
hàm
Số lượng 0 6 6
% 0% 100% 100%
Với xương hàm trên: u chủ yếu liên quan
đến cấu trúc phần sau của xương và cầu trúc
xoang hàm, không gặp u ở phần trước của
xương hàm trên.
Bảng 7: Phân bố theo vị trí xương hàm dưới
Vị trí XHD Cằm Cành
ngang
Góc
hàm
Cành
cao
Lồi
cầu
Mõm
vẹt
Số lượng 2 12 8 3 2 1
% 7% 42% 33% 12% 7% 3,5%
Có 28 vị trí xương hàm dưới bị tổn thương/
20 bệnh nhân. Có 8 bệnh nhân có sang thương
liên quan đến 2 vị trí giải phẫu của xương hàm.
U phân bố nhiều ở cành ngang (42%), góc hàm
(33%). Gặp ít ở cành cao (12%), cằm (7%), lồi cầu
(7%) và mõm vẹt(3,5).
Đặc điểm lâm sàng
Lý do nhập viện
Bảng 8: Lý do nhập viện
Tình trạng lúc
nhập viện
Chảy máu miệng ồ ạt
do u bất ngờ bị vỡ
Chảy máu nhiều và kéo
dài sau nhổ răng
Chảy máu miệng kéo dài
không rõ nguyên nhân
Phát hiện tình cờ khi
chụp film Răng hàm mặt
Số ca 5 2 3 10
Tỷ lệ % 25% 10% 15% 50%
Lý do nhập viện thường gặp nhất là do phát
hiện tình cờ khi bệnh nhân được chụp film về
răng hàm mặt (50%). Đặc biệt, các ca nhập viện
do u bất ngờ bị vỡ (25%) và chảy máu kéo dài
sau nhổ răng (25%) luôn luôn ở tình trạng cấp
cứu khẩn do tính mạng bệnh nhân bị đe dọa vì
mất máu nặng.
Biến dạng mặt và xương hàm
Gặp ở tất cả 20 bệnh nhân, đạt tỷ lệ 100 %
trường hợp
Các dấu hiệu sờ nóng, rung miu, mạch đập,
tiếng thổi.
Bảng 9: Các triệu chứng khi khám bằng động tác sờ
và nghe
Triệu chứng Sờ nóng Rung miu Mạch đập Tiếng thổi
Số lượng ca 20 8 12 0
% 100% 40% 60% 0%
Sờ nóng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh
(gặp ở 100% trường hợp), dấu hiệu mạch đập
(60% trường hợp) và rung miu (40% trường hợp)
thường gặp ở u đã bị phá hủy nhiều có vỏ
xương mỏng.
Răng lung lay
Bảng 10: Tình trạng R lung lay
Răng lung lay R vĩnh viễn R sữa R vĩnh viễn + R sữa
Số lượng ca 2 2 16
% 10% 10% 80%
Tất cả các răng trên u đều bị lung lay bất
thường (100%). Mức độ lung lay giữa các răng có
khác nhau phụ thuộc độ tiêu của xương ổ răng.
Trên mỗi cá thể bệnh nhi, răng lung lay có thể là
răng vĩnh viễn (10%), răng sữa (10%), hoặc cả R
vĩnh viễn và răng sữa (80%), đây chính là điểm
khác biệt có ý nghĩa giữa UMMXH ở trẻ em và
người lớn.
Dấu hiệu: phù nề, sưng đỏ, chảy máu, lỡ loét
nướu và niêm mạc
Là triệu chứng rất phổ biến, gặp ở 100% ca
bệnh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 120
Các đặc điểm cận lâm sàng MMXH
Kết quả chọc dò khối u
Thực hiện chọc dò 15/20 ca khối u mạch máu
(ngoại trừ 5 ca u đã vỡ trước khi nhập viện).
Bảng11. Kết quả chọc dò UMMXH
Tính chất Màu sắc dịch Quan sát dịch chảy qua kim khi chọc dò Thời gian đông
Đặc điểm Đỏ tươi Màu khác không chảy chảy chậm chảy nhanh 10’ 15’ 20’
SSố ca 115 ca (100%) 0 1 02 ca 13 ca 115 ca (100%) 0 0
Tất cả dịch thu được đều là máu đỏ tươi, tự
đông sau 10 phút
Hình ảnh X quang và CT Scanner
Bảng 12: Hình ảnh u mạch máu xương hàm trên film
tia x và CT
Đặc
điểm
1
hốc
Nhiều hốc rời
nhau
Nhiều hốc liên kết có
vách
Số ca 9 6 5
Tỷ lệ % 45 30 25
Hình ảnh UMMXH trên X quang và CT phổ
biến là dạng 1 hốc (45% trường hợp), dạng gồm
nhiều hốc rời nhau (30% trường hợp), dạng gồm
nhiều hốc liên kết nhau và có vách chung chiếm
tỷ lệ thấp hơn (25% trường hợp).
Bảng 13: Cấu trúc bên trong của các hốc
Đặc
điểm
Hình bè
xương
Hình bọt
xà phòng
Hình tổ
ong
Hình tia
mặt trời
Không
đồng nhất
Số ca 5 3 4 0 8
Tỷ lệ % 25 15 20 0 40
Về hình ảnh bên trong các hốc, thường gặp
nhất là dạng không đồng nhất (40%), dạng bè
xương (25%), tổ ong (20%), bọt xà phòng (15%).
Bảng 14: Tình trạng răng lân cận u trên film tia x và
CT
Đặc
điểm
R bị xô
lệch
R bị tiêu
chân
Mầm R bị đẩy
lệch
Sai khớp
cắn
Số ca 8/20 5/20 6/20 4/20
Tỷ lệ % 40% 25% 30% 20%
Răng bị đẩy lệch (40% trường hợp) và xoay
theo nhiều hướng khác nhau, chân răng bị tiêu
ngót (25% trường hợp), mầm răng bị đẩy dạt
theo hướng phát triển của u (30% trường hợp).
Kết quả của sự di lệch răng là khớp cắn của bệnh
nhân bị sai lệch (20 trường hợp).
Chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA
Cho thấy hình ảnh sự phân bố bất thường
(100% trường hợp) của mạch máu trong và ngoài
khối u, thường có dạng từng búi mạch máu xoắn
lại nhau.
BÀN LUẬN
Tuổi
Tuổi của bệnh nhân thấp nhất là 2 tuổi, cao
nhất là 14 tuổi.
Độ tuổi trung bình là = 202 / 20 =10 tuổi. Các
cá thể chiếm số lượng cao lần lượt là: 10 tuổi (5
ca), 12 tuổi (5 ca) 11 tuổi (2 ca).
Đây là nhóm tuổi đang có sự xáo trộn
nhiều về cấu trúc răng do việc thay răng sữa
và mọc răng vĩnh viễn, còn gọi là nhóm tuổi
răng hỗn hợp.
Theo GS Hoàng Tử Hùng(2) “ trẻ em ở vào
lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi về giải phẫu và
sinh lý của xương hàm liên quan đến việc phát
triển mầm răng, việc thay răng, và mọc răng,
song song với sự thay đổi về cấu trúc xương
hàm”. Một giả thiết được đưa ra là liệu: Quá
trình này có thể đã tạo ra những xáo trộn trong cấu
trúc của hệ thống mạch máu trong xương hàm để tạo
nên UMMXH.
Ngoài ra độ tuổi trẻ em cũng liên quan đến
những chấn thương do té ngã trong sinh hoạt
thường ngày. Điều này có thể là nguyên nhân
kích thích để tạo nên u mạch máu xương hàm
Về độ tuổi xuất hiện UMMXH:
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả
KACKER A, HEIER L, JONE A cho thấy
UMMXH thường gặp ở bệnh nhân tuổi từ 10
đến 20(3).
Lê Đình Giáp(6) thực hiện trên 13 bệnh nhân
người Việt Nam tại bệnh viện Việt Đức ta thấy
có 8 bệnh nhân thuộc độ tuổi « 15, chiếm 61,5%
tổng số bệnh nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của
nhóm trẻ em này là 8,75.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 121
Giới tính
Kết quả bảng phân bố cho thấy nam nữ mắc
bệnh như nhau, tỷ lệ nữ/ nam = 10/10. Điều này
không phù hợp với nghiên cứu của Hayward,
Yih và Lê đình Giáp là nữ nhiều hơn nam.
- Theo Randall Wilk(9) “Tỷ lệ nữ bị u mạch
máu trong xương nhiều gấp 3 lần nam”
- Theo tác giả Lê Đình Giáp(6) “ Nữ mắc bệnh
nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/ nam = 8/5=1,6” khác với
tỷ lệ nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Địa giới
20 bệnh nhân trẻ em phân bố ở 12 địa
phương khác nhau, số lượng từ 1 đến 3 bệnh
nhân/ tỉnh, thành và trãi qua thời gian thu thập
mẫu là 10 năm. Như vậy rõ ràng UMMXH là
bệnh lý phân bố rãi rác và rất ít gặp ở trẻ em.
Điều này cũng phù hợp với nhận định qua Y
văn: “U mạch máu xương hàm là một bệnh lý
khá hiếm ở trẻ em”(1).
Tình trạng lúc nhập viện
Tình trạng lúc nhập viện cũng chính là lý do
để bệnh nhân đến khám tại bệnh viện. trong 20
bệnh nhân, 10 bệnh nhân (50%) phải nhập viện
trong tình trạng cấp cứu vì chảy máu, trong số
đó có 5 bệnh nhân trong trạng thái tối cấp do u
bất ngờ bị vỡ trong đêm, mất máu trầm trọng,
tính mạng bị đe dọa, đây chính là điểm đặc biệt
nguy hiểm mang tính bất ngờ của UMMXH. Có
10 trường hợp (50%) bệnh chỉ được phát hiện
tình cờ khi chụp X quang thể hiện đặc điểm tiến
triển thầm lặng và khó phát hiện của u.
Tổn thương xương hàm
Xương hàm dưới bị tổn thương nhiều hơn
xương hàm trên với tỷ lệ 2,3 lần. Xương hàm bị
phồng chủ yếu ở bản xương ngoài nhiều hơn
bản trong có lẻ do bản xương ngoài thường
mõng hơn bản trong. Ở vùng xương bị phồng
khi ấn vào sẽ cho cảm giác không đều: vùng
xương còn dầy cảm giác ấn cứng, vùng xương
mỏng tạo cảm giác đàn hồi như khi ấn vào quả
bóng nhựa, vùng xương đã bị phá thủng chỉ còn
lớp niêm mạc bao phủ sẽ tạo cảm giác phập
phều. Vùng bờ xương hàm dưới thương ít bị
biến dạng có lẻ nhờ vào tính chất cứng rắn của
bờ xương.
Vị trí tổn thương.
Đối với xương hàm dưới, gặp ở tất cả vị trí
theo thứ tự từ cành ngang, góc hàm, cành đứng
và cằm. Với xương hàm trên UMM thường tập
trung ở phần thân xương và xoang hàm. Nhìn
chung UMM có thể xuất hiện ở mọi vị trí giải
phẫu của xương hàm và không có tính chuyên
biệt cho một vị trí nào.
Răng lung lay
Răng lung lay là triệu chứng rất phổ biến.
Với người lớn, răng vĩnh viễn lung lay là triệu
chứng thông thường của nhiều bệnh lý về răng
mà phổ biến nhất là bệnh nha chu viêm, nhưng
nếu bệnh nhân là trẻ em thì R vĩnh viễn bị lung
lay là một bất thường có giá trị gợi ý cao để chẩn
đoán UMMXH.
Theo nevlle(7), “răng bị lung lay là một dấu
hiệu lâm sàng có giá trị gợi ý để chẩn đoán
UMMXH”.
Về xử trí răng lung lay, theo Lê Đình Giáp(6),
“để tránh nguy cơ gây vỡ UMM không được
nhổ răng lung lay ở một bệnh nhân có tiền sử
chảy máu tự nhiên ở cổ răng hoặc nghi ngờ răng
đó nằm trong vùng một khối u xương hàm”.
Răng lung lay có thể gặp ở nhiều mức độ
khác nhau, thông thường răng ở gần vị trí trung
tâm u sẽ lung lay nhiều hơn do vùng trung tâm
u là vùng mà sự hủy xương thường diễn ra với
mức độ cao hơn.
Phù nề nướu
Phù nề nướu sưng đỏ, chảy máu, lỡ loét
nướu và niêm mạc phủ trên u là 4 triệu chứng
rất phổ biến của UMMXH. Gặp ở tất cả 20 bệnh
nhân nghiên cứu. Tuy vậy khi u còn nhỏ, chưa
gây biến dạng xương hàm thì rất dễ nhầm triệu
chứng này với bệnh lý viêm nướu hoại tử lỡ loét
là một bệnh do nhiễm trùng gây ra.
Chọc dò u
15/20 mẫu chọc dò đều cho kết quả là máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 122
đỏ tươi và tự đông sau 10 phút. Theo kinh
nghiệm lâm sàng cho thấy, chọc dò giúp xác
định bản chất dịch, và đặc biệt sáng kiến lưu kim
chọc dò để theo dõi máu chảy qua kim giúp xác
định áp lực của dòng máu lưu chuyển trong u là
áp lực cao hay thấp. Theo chúng tôi chọc dò là
một phương pháp chẩn đoán không những hiệu
quả mà cũng rất an toàn nếu được thực hiện
theo đúng phương pháp với chỉ các trang bị đơn
giản thông thường, chọc dò không quá nguy
hiểm như một số tác giả nhận định:“Trước khi
tiến hành chọc dò cần chuẩn bị phương tiện như
một ca cắt đoạn xương hàm để kịp thời xử trí
nếu u máu vỡ ra”(1).
Hình ảnh X quang
Hình ảnh X quang thu được từ kết quả
nghiên cứu phù hợp với nhận xét của tác giả
Trần Văn Trường(11)và Randall Wilk(9). Tuy vậy, “
Sự di chuyển của mầm răng dưới tác dụng của
UMM” được ghi nhận hầu hết trong các phim X
quang của chúng tôi nhưng không thấy các tác
giả đề cập tới. Theo chúng tôi, đây cũng chính là
điểm chuyên biệt có giá trị về chẩn đoán phân
biệt hình ảnh của UMMXH ở trẻ em so với
người lớn.
DSA
DSA giúp khảo sát chính xác mạch máu do
kỹ thuật chụp chọn lọc từng nhánh mạch máu
có liên quan đến u mạch máu, đánh giá chính
xác các nhánh mạch máu cấp máu và hồi lưu,
các nhánh thông nối. Cho thấy hình ảnh sự
phân bố mạch máu trong và ngoài khối u, kích
thước và vị trí của mạch máu bất thường, so
sánh được cấu trúc mạch máu bình thường và
bệnh lý. Quan sát trực tiếp sự lưu chuyển của
dòng máu và sự di chuyển của đầu ống thông
qua màn huỳnh quang. Phân biệt được động
mạch và tĩnh mạch và có thể can thiệp tắc
mạch cùng lúc.
CT scanner
CT scanner giữ vai trò quan trọng để xác
định đặc điểm của UMM trong cấu trúc của
xương hàm:
Xác định được vị trí, kích thước tổn thương
theo 3 chiều trong không gian.
Xác định bản chất của tổn thương: độ đặc của
u, phản ứng hủy xương, phản ứng của màng
xương, độ xâm lấn của u máu đến các cơ quan
lân cận (như xoang hàm, ống răng dưới, mầm
răng) và mô mềm bao bọc quanh xương hàm..
Giúp đánh giá mức độ tưới máu của tổn
thương u máu.
Hình 1- Hình CT tái tạo u mạch máu phá hủy xương hàm trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 123
Định hướng được các nhánh động mạch lớn
vào cấp máu cho u từ động mạch cảnh cùng bên
và các nhánh thông nối lớn từ đối bên, điều này
rất quan trọng giúp nhà lâm sàng dễ dàng xác
đinh tên động mạch và vị trí thích hợp để tiến
hành phẫu thuật thắt mạch hoặc gây thuyên tắc
mạch.
Định hướng được các nhánh tĩnh mạch hồi
lưu của u máu.
Hình ảnh tái tạo 3D giúp đánh giá mức độ
biến dạng hình thái khuôn mặt, hình thái xương
hàm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Nhổ răng – Tiểu phẫu thuật (1988), “U máu”, Phẫu
thuật khối u vùng hàm mặt. Khoa RHM Đại học Y Dược Tp
HCM, trang 5-12
2. Hoàng Tử Hùng (2001), “Sự mọc răng và thay răng”, Mô phôi
răng miệng, NXB Y học, trang 50-65.
3. Kacker, Heier L, Jones J (2000), “Large intraosseous
arteriovenous malformation of the maxilla: a case report with
review of literateur, Pediatric Otorhinolaryngol,52(1):89-92.
4. Lâm Ngọc Ấn (1993),”Hai trường hợp u máu xương hàm
dưới thể trung tâm hiếm gặp”. Kỷ yếu công trình khoa học 1975-
1993. Bệnh viện Răng hàm Mặt trung ương, Bộ Y tế, trang
242-247.
5. Lâm Ngọc Ấn (2000),”Điều trị bảo tồn xương hàm dưới trong
trường hợp u máu lớn xương hàm”, Kỷ yếu công trình khoa học
1994-2000, Bệnh viện Răng hàm Mặt trung ương, Bộ Y tế,
trang 239-242.
6. Lê Đình Giáp (1993), “Một số nhận xét qua 13 trường hợp u
máu xương hàm”, Kỷ yếu công trình khoa học 1975-1993, Bệnh
Viện RHM trung ương,Bộ Y tế, trang 235-241
7. Nevlle, Damm, Allen, Bouquot (1995), “Hemangioma of
bone”, Oral & Maxillofacial Pathology, 14:478.
8. Nguyễn Văn Thụ (1994),” U máu xương hàm”, Lâm sàng hàm
mặt, Bệnh viện Răng hàm Mặt trung ương, Bộ Y tế, trang 105-
111.
9. Randall Wilk (2003), “Oral Hemangioma”, E- medicine
10. Stefan H, Alfred, Ashoff, Stefan Kunze (2002), “Carvenomas
of the skull, reviewof the literature 1975-2000”,Neurosurgical
review,DOI 10. 1007/s 101430100180.
11. Trần Văn Trường (2002),” U máu xương hàm”, Nang và u lành
tính vùng miệng-hàm mặt, Nhà xuất bản Y Học, trang 149-151.
12. Van Der WI (1991),”Non odontogenic cyst. Diseases of the
jaws”. Textbook & Atlas. Munksgaard, 6:71
13. Weiliang C (2005), “Comprehensive Treatment of
Arteriovenous Malformations in the Oral and Maxillofacial
Region”, America Association of Oral and Maxillofacial
Surgeons.
14. World Health Organization Classification of tumors (2002),
“Pathology and Genetics of Tumors of Soft Tissue and Bone”
Vascular Tumors, IARC Press, 1:11.
Ngày nhận bài báo: 1/7/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 10/7/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_hoc_lam_sang_va_can_lam_sang_u_mach_mau_xuo.pdf