KẾT LUẬN
Tuổi trung bình là 47,82 ± 13,21, thấp nhất là
7 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Tuổi trung bình ở nữ
là 49,76 ± 12,34, nam là 45,88 ± 8,57, không có sự
khác biệt giữa hai nhóm tuổi nam và nữ.
Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi: nhóm
tuổi cao niên (>60 tuổi) chiếm cao nhất 32,4%, kế
đến là nhóm tuổi trung niên 29%, thanh niên là
21,3%, trẻ em 17,3%.
Có 51,3% bệnh nhân ở thành thị và 48,7% ở
nông thôn
Bệnh nhân hen hầu hết đều có yếu tố khởi
phát, thường gặp là thay đổi thời tiết 47,3%, các
loại bụi khói 17%, nhiễm trùng hô hấp, lạnh
12%, khói thuốc lá 8%.
Dạng hen theo mùa chiếm 58,3%, kế đến là
dạng hen ở người lớn tuổi 20%, dạng hen khó
thở đơn thuần chiếm tỷ lệ khá cao 10%.
Hen bậc 4 chiếm 36,7%, bậc 3 chiếm 35%, bậc
2 chiếm 23,3%, bậc 1 chiếm 5%.
PEF là chỉ số chủ yếu trong việc chẩn đoán
và theo dõi bệnh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, hô hấp ký bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 133
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, HÔ HẤP KÝ BỆNH NHÂN HEN PHẾ
QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG
Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Cơ sở: Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang triển khai thực hiện chẩn đoán, xử trí và quản lý hen theo GINA vào
năm 2008
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, hô hấp ký bệnh nhân hen phế quản điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Tiền Giang.
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ới một nhóm chứng (trước sau)
Kết quả: Tuổi trung bình 47,82 ± 13,21. Có 51,3 % ở thành thị và 48,7 % ở nông thôn. Bệnh nhân hen hầu
hết đều có yếu tố khởi phát, thường gặp là thay đổi thời tiết 47,3%. Dạng hen theo mùa chiếm tỉ lệ cao nhất
58,3%. Hen bậc 4 chiếm tỉ lệ 36,7%. PEF là chỉ số chủ yếu trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh.
Kết luận: Áp dụng quản lý hen theo GINA tại BVĐK Tiền Giang có hiệu quả cao.
Từ khoá: hen, chiến lược toàn cầu về hen.
ABSTRACT
CHARACTERS OF EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND SPIROMETRIC ASPECTS OF ASTHMATIC
PATIENTS IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL
Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 133- 137
Background: The application GINA to asthma manage in the community in Tien Giang General
Hospital was done in 2008
Objective: To investigate the characters of epidemiology, clinical and spirometric aspects of asthmatic
patients in Tien Giang General Hospital
Method: Clinical experiment
Results: The mean age is 47.82 ± 13.21. 51.3% living in the urban and 48.7% in the countryside. The most
common precipitants of asthma exacerbations were changes in weather (47.3%). There were 58.3% of seasonal
form. Asthma with step 4 had high frequency (36.7%). PEF is the major value for diagnosis and asthma control
Conclusion: The application GINA in the asthma management at Tien Giang General Hospital showed
high efficiency.
Key words: asthma, GINA.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một rối loạn viêm mạn tính
của đường dẫn khí, là bệnh phổ biến và có xu
hướng ngày càng tăng ở trên thế giới cũng như
ở Việt Nam(8). “Tiêu chuẩn vàng” trong chẩn
đoán hen là các triệu chứng hồi phục hoặc tự
nhiên hoặc nhờ điều trị. Thập niên vừa qua
được cho là đã đạt được những thành tựu to lớn
trong nghiên cứu hen. Ngoài những nghiên cứu
về lâm sàng còn có nhiều nghiên cứu quan trọng
về dịch tễ học và bệnh sử tự nhiên của hen thực
hiện khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, đã có
một số nghiên cứu về độ lưu hành hen hay triệu
∗Bệnh viện đa khoa Tiền Giang
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm ĐT: 0913 771 779 Email: tavantram@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 134
chứng hen. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
chỉ tập trung ở một số nơi như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và định nghĩa hen
trong các nghiên cứu cũng không đồng nhất.
Phòng khám chuyên về hô hấp tại Bệnh viện
Đa khoa Tiền Giang mới được triển khai trong
năm 2008 và mới bắt đầu thực hiện chẩn đoán,
xử trí và quản lý hen theo GINA. Chúng tôi thực
hiện đề tài này nhằm khảo sát đặc điểm dịch tễ,
lâm sàng và hô hấp ký của bệnh nhân được chẩn
đoán hen theo hướng dẫn GINA đang điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Từ đó rút ra
kinh nghiệm hữu ích trong chẩn đoán hen cũng
như triển khai chương trình trên vào các cơ sở y
tế trong tỉnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả BN ≥7 tuổi đến khám, được chẩn đoán
xác định hen và điều trị ngoại trú theo hướng
dẫn GINA tại phòng khám hô hấp BVĐK Tiền
Giang từ 15/01/2009 đến 15/5/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
BN được chẩn đoán xác định hen theo
GINA.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN có bệnh phổi khác kèm theo (lao,
COPD), có thai và đang cho con bú, có bệnh lý
tim mạch kèm theo (suy tim, tăng huyết áp, loạn
nhịp tim), không đo được hô hấp ký có thử
thuốc giãn phế quản, không đồng ý nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Công thức: Thử nghiệm lâm sàng với một
nhóm (trước sau)
n = Z2(1-α/2) x {((1-P1)/P1) + ((1-P0)/P0)}/(ln(1- ε))
2
+ P1: tỷ lệ bệnh nhóm tiếp xúc với yếu tố
nguy cơ (nhóm bệnh sau can thiệp).
+ P0: tỷ lệ bệnh nhóm không tiếp xúc với yếu
tố nguy cơ (nhóm trước can thiệp).
+ ε: độ chính xác mong muốn (chênh lệch
giữa RR của quần thể và RR của mẫu).
+ Tỷ số 2 nhóm = 1 tức số người nhóm tiếp
xúc và nhóm chứng bằng nhau
+ RR = 10 (do dự kiến kết quả sau can thiệp
rất tốt).
+ Tỷ suất nhóm chứng (trước can thiệp) tức
tỷ suất bệnh là 0,4.
+ α = 0,05 và β = 0,7 D Cỡ mẫu = 257. Chúng
tôi thực hiện nghiên cúu trên 300 BN, được thu
thập bằng cách lấy mẫu tiếp liền nhau.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng
với một nhóm (trước sau). Xử lý và phân tích dữ
liệu: phần mềm SPSS for Windows 15.0.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 300 bệnh nhân:
Đặc điểm về dịch tễ học bệnh hen
Tuổi và giới
Bảng 1: Phân bố tuổi trung bình của BN theo giới
Giới N %
Tuổi trung bình
(năm)
Độ lệch
chuẩn
Nam 162 54 45,88 8,57
Nữ 138 46 49,76 12,34
Bảng 2: Phân bố tỉ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tỷ lệ (%)
< 16t 17,3
16 – 35t 21,3
36 – 60t 29,0
> 60t 32,4
Nơi cư trú
Bảng 3: Phân bố BN theo nơi cư trú
Nơi cư trú Số lượng Tỉ lệ %
Thành thị 154 51,3
Nông thôn 146 48,7
Tiền sử gia đình có bệnh hen
Bảng 4: Phân bố tiền sử gia đình có bệnh hen
Bệnh hen Bệnh
Tiền sử (+) (-)
(+) 66 8
Tiền sử gia đình có bệnh hen
(-) 182 44
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 135
Tiền sử bản thân có dị ứng
Bảng 5: Phân bố tiền sử bản thân có dị ứng
Bệnh hen Bệnh
Tiền sử (+) (-)
(+) 32 13
Tiền sử bản thân có dị ứng
(-) 190 65
Yếu tố kích phát (YTKP) cơn hen
Bảng 6: Phân bố tỉ lệ các YTKP cơn hen
YTKP Tần số Tỉ lệ %
Thay đổi thời tiết 142 47,3
Khói thuốc lá 24 8,0
Gắng sức 09 3,0
Bụi 50 17
Lạnh 37 12,2
Viêm hô hấp 36 12,0
Cảm xúc 09 3,0
Thú có lông 02 0,7
Rượu bia 26 8,7
Hóa chất 04 1,4
Thức ăn 06 2,0
Các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hen
phế quản
Triệu chứng lâm sàng
35
28.6
14.7 13.7
8
0
5
10
15
20
25
30
35
Ho Khoø
kheø
Khoù
thôû
Khaïc
ñaøm
Naëng
ngöïc
Tæ leä %
Biểu đồ 1: Phân bố triệu chứng lâm sàng
Bảng 7: Triệu chứng thực thể khi khám phổi.
Triệu chứng n %
Không triệu chứng 59 19,67
Ran rít 143 47,67
Ran ngáy 95 31,67
Ran ẩm 2 0,67
Ran nổ 1 0.32
Phân bậc nặng của hen theo GINA khám lần
đầu tiên
Bảng 8: Phân bố tần suất bậc nặng của hen
Bậc suyễn n %
Bậc 1 15 5,0
Bậc suyễn n %
Bậc 2 70 23,3
Bậc 3 105 35
Bậc 4 110 36,7
Các dạng hen
Bảng 9: Phân bố tần suất dạng hen
Dạng hen n %
Theo mùa 174 58
Lớn tuổi 60 20
Khó thở 30 10
Nghề nghiệp 24 8
Ho 12 4
Mức độ kiểm soát
Bảng 10: Phân bố BN theo mức độ kiểm soát trước
điều trị
Mức độ kiểm soát n %
Không kiểm soát 189 63
Kiểm soát một phần 111 37
Kiểm soát hoàn toàn 00 00
Đặc điểm các kết quả hô hấp ký
Bảng 11: Giá trị trung bình các chỉ số hô hấp
Chỉ số hô hấp Giá trị trung bình
FVC (Mean ± SD) 78,1 ± 11,6
FEV1 (Mean ± SD) 70,0 ± 15,6
TIFFENEAU (Mean ± SD) 66,4 ± 8,9
PEF (Mean ± SD) 62,3 ± 12,3
Bảng 12: Phân bố theo đáp ứng của các chỉ số hô hấp
ký với thuốc giãn phế quản
Chỉ số hô hấp có đáp ứng n %
FEV1 134 44,6
PEF 220 73,3
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học bệnh hen
Giới tính
Tỉ lệ BN nam cao hơn so với nữ (54%/46%),
nam/nữ là 1,17. Sự khác biệt về nhóm tuổi giữa
nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
Trong nhóm 36 – 60 tuổi có 29,0%, trong đó tỷ lệ
nam (49,4%) mắc bệnh ít hơn nữ (50,6%), không
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nhóm > 60
tuổi, nam có 32,4%, nữ 44,6%, sự khác biệt về tỷ
lệ giữa BN nữ và nam có ý nghĩa thống kê
(p< 0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 136
Tuổi
Tuổi trung bình là 47,82 ± 13,21, tuổi thấp
nhất là 7 tuổi, tuổi cao nhất là 78 tuổi. Trong đó
tuổi trung bình ở nữ là 49,76 ± 12,34, tuổi trung
bình của nam là 45,88 ± 8,57, không có sự khác
biệt giữa hai nhóm tuổi nam và nữ (p > 0,05). Sự
phân bố BN theo nhóm tuổi cho thấy nhóm tuổi
cao niên (>60 tuổi) chiếm tỉ lệ cao nhất 32,4%, kế
đến là nhóm tuổi trung niên (tuổi từ 36 – 60)
29%, thanh niên là 21,3%, trẻ em 17,3%. Với kết
quả trên phù hợp với đề tài nghiên cứu của hai
tác giả Lương Thị Thuận(4), Nguyễn Năng An(7).
Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc
chẩn đoán đúng và điều trị sớm là là hết sức cần
thiết nhằm phục hồi sức lao động và giảm gánh
nặng cho xã hội về bệnh hen.
Nơi cư trú
Trong số 300 BN hen có 51,3% ở thành thị và
48,7% ở nông thôn, và theo tác giả Lương Thị
Thuận, nghiên cứu 1.646 BN đến khám tại
phòng khám Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy có > 50% tập trung trong thành
phố(4). Theo Nguyễn Hữu Thành, nghiên cứu
124 BN tại tỉnh Đồng Tháp có 75,9% BN đến từ
thành thị(1). Kết quả này cũng phù hợp với y văn
thế giới là độ lưu hành bệnh hen gia tăng tập
trung nhiều ở những vùng đô thị(5).
Các đặc điểm khác
Tiền sử gia đình mắc bệnh hen: có 24,6% có
tiền sử gia đình mắc bệnh hen, không có sự
tương quan giữa tiền sử gia đình và với độ
nặng của bệnh cũng như các YTKP với p= 0,27.
Tiền sử dị ứng: có 15,6% BN có tiền sử dị ứng,
trong đó có > 50% viêm mũi dị ứng, không có
sự tương quan giữa tiền sử dị ứng và YTKP
cơn hen với p= 0,29.
Yếu tố khởi phát cơn hen
Có 100% BN đều có YTKP. YTKP thường
gặp nhất là thay đổi thời tiết (47,3%), tỉ lệ này
phù hợp với nghiên cứu của Lương Thị Thuận
là 36,3%(4), nhưng còn thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thành là 76,6%,
Nguyễn Đình Hường và cộng sự là 70,5%(6). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). YTKP
là bụi chiếm tỷ lệ 17%, tương tự như nghiên cứu
của Lương Thị Thuận, Nguyễn Đình Hường(4,6).
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Thành, YTKP cơn hen là bụi có tỷ lệ cao hơn rất
nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (42,7%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Lạnh,
viêm hô hấp là YTKP cũng thường gặp với tần
suất 12%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu
của Lương Thị Thuận thấp hơn so với nghiên
cứu của Nguyễn Đình Hường và cộng sự 42%(6).
Gắng sức thể lực cũng là YTKP, tỷ lệ này là 12%
gần như phù hợp với nghiên cứu của Lê Minh
Đức(2), Lương Thị Thuận(4), thấp hơn nghiên cứu
của Nguyễn Hữu Thành (59,7%) và Nguyễn
Đình Hường và cộng sự 39%(6), Cycar D (50%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Khói
thuốc lá là YTKP chiếm 8% số BN nghiên cứu,
gồm cả tình trạng hút thuốc chủ động và thụ
động. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hường và
cộng sự cho thấy có 60% trẻ em hen có bố hút
thuốc lá(6). Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong
nghiên cứu của chúng tôi có 4 BN (1,4%) lên cơn
hen sau khi dùng thuốc đau khớp NSAID. Có
tác giả cho rằng cơn hen do phản ứng thuốc
chiếm tỷ lệ 10,5% BN, trong đó 50% là do
Aspirin. Thức ăn, thức uống cũng là YTKP
thường gặp có tỉ lệ tương tự như kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Năng An, Phan Văn Đoàn và
cộng sự(8).
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân hen
phế quản
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng phát hiện khi khám phù
hợp với các thể hen. Triệu chứng ho chiếm đa số
35%, khò khè 28,6%, khó thở 14,7%, sau đó là các
triệu chứng không điển hình khác. Triệu chứng
thực thể khi khám lồng ngực: 80% BN đều có
triệu chứng, nhiều nhất là ran ngáy, ran rít 79%.
Chẩn đoán theo độ nặng
Hen bậc 4 chiếm ưu thế (36,7%), bậc 3 (35%).
Kết quả hen bậc 4 phù hợp với Nguyễn Năng
An 47,6%(8), Lê Minh Đức 51,6%(2), thấp hơn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 137
Lương Thị Thuận 86,6%(4). Do tần suất nhóm BN
nghiên cứu đa số là cán bộ công chức và có trình
độ trung cấp, cao đẳng-đại học nên một phần
nào có có ý thức trong điều trị và đối với hai
nghiên cứu trên được thực hiện tại Bệnh viện
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, chỉ khi
BN nặng mới tìm đến khám. Vì vậy, tỷ lệ hen
bậc 4 của nghiên cứu chúng tôi thấp hơn.
Về các dạng hen
Có 58% dạng hen theo mùa, kế đến là hen ở
người lớn tuổi 20%, dạng khó thở đơn thuần
10%, cuối cùng là dạng ho và dạng nghề nghiệp.
Các dạng hen không điển hình của chúng tôi cao
hơn Lương Thị Thuận(4) có lẽ do sự khác nhau về
đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Mức độ kiểm soát hen
Ngay lần khám đầu tiên tỉ lệ không kiểm
soát được hen là 63%, có 37% kiểm soát một
phần. Sau 12 tháng điều trị mức độ kiểm soát
hoàn toàn từ 0% tăng lên 59,7 %, kiểm soát một
phần tăng lên 40,3%, không có trường hợp nào
không kiểm soát, sự khác biệt trước và sau điều
trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Các kết quả về hô hấp ký của bệnh nhân
Chỉ số trung bình FVC lần 1 là 78,1 % so dự
đoán. Chỉ số trung bình của Tiffeneau lần đầu là
66,4 % so dự đoán. Chỉ số trung bình FEV1 lần
đầu là 70 % so dự đoán. Chỉ số trung bình PEF
lần đầu là 62,3 % so dự đoán. Chỉ số PEF có tỉ lệ
BN đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản cao
nhất, chỉ số FEV1 có đáp ứng thấp hơn
KẾT LUẬN
Tuổi trung bình là 47,82 ± 13,21, thấp nhất là
7 tuổi, cao nhất là 78 tuổi. Tuổi trung bình ở nữ
là 49,76 ± 12,34, nam là 45,88 ± 8,57, không có sự
khác biệt giữa hai nhóm tuổi nam và nữ.
Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi: nhóm
tuổi cao niên (>60 tuổi) chiếm cao nhất 32,4%, kế
đến là nhóm tuổi trung niên 29%, thanh niên là
21,3%, trẻ em 17,3%.
Có 51,3% bệnh nhân ở thành thị và 48,7% ở
nông thôn
Bệnh nhân hen hầu hết đều có yếu tố khởi
phát, thường gặp là thay đổi thời tiết 47,3%, các
loại bụi khói 17%, nhiễm trùng hô hấp, lạnh
12%, khói thuốc lá 8%.
Dạng hen theo mùa chiếm 58,3%, kế đến là
dạng hen ở người lớn tuổi 20%, dạng hen khó
thở đơn thuần chiếm tỷ lệ khá cao 10%.
Hen bậc 4 chiếm 36,7%, bậc 3 chiếm 35%, bậc
2 chiếm 23,3%, bậc 1 chiếm 5%..
PEF là chỉ số chủ yếu trong việc chẩn đoán
và theo dõi bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Kim Thoa (2004). Khảo sát tần suất hen và các bệnh dị
ứng ở trẻ em 13- 14 tuổi tại các trường trung học cơ sở thuộc
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Minh Đức (2008). Áp dụng chương trình Chiến lược toàn
cầu về hen hen tại phòng khám hô hấp Bệnh viện Đa khoa
Tiền Giang. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y khoa. Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Thị Tuyết Lan (2007). Chiến lược toàn cầu về quản lý và phòng
ngừa hen”. Nhà xuất bản Y học.
4. Lương Thị Thuận, Lê Thị Tuyết Lan (2007). Khảo sát một số
đặc điểm hen dạng khó thở tại Bệnh viện Đại Học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,
tập 11, phụ bản số 1- 2007: 198- 202.
5. National Institute of Health, Heart, Lung, and Blood Institute
(2003). Global strategy for asthma management and prevention.
National Institutes of Health, National Heart, Lung, and
Blood Institute, NIH Publication No. 02-3659, Bethesda,
Maryland, USA.
6. Nguyễn Đình Hường, Vương Thị Tâm, Nguyễn Thị Chỉnh,
(1991). Tình hình hen phế quản trong cộng đồng. Nội san Lao
và Bệnh phổi, tập 9: 115.
7. Nguyễn Năng An (2005). Kết quả chương trình kiểm soát hen
phế quản theo GINA 2002 tại cộng đồng ở nước ta. Tạp chí Y
học thực hành số 513: 47-54.
8. Nguyễn Năng An, Trần Thuý Hạnh (2008). Tình hình kiểm
soát hen và những trở ngại cần được khắc phục. Hội nghị khoa
học hưởng ứng ngày hen toàn cầu, Hà Nội, 5/2008.
9. Nguyễn Việt Cồ, Vương Thị Tâm, Lương Thị Tuyết, Lê Thị
Luyến (2001). Điều tra tình hình mắc hen phế quản người lớn
ở xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Tây. Nội san Lao và Bệnh
phổi, tập 33.
10. Tôn Kim Long (2004). Nghiên cứu tình hình hen - viêm mũi
dị ứng ở học sinh một số trường trung học phổ thông nội
thành Hà Nội năm 2003. Luận văn thạc sỹ y học. Trường Đại
học Y Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_dich_te_lam_sang_ho_hap_ky_benh_nhan_hen_phe_quan_t.pdf