Về mô mềm
Ở tầng mặt trên, giá trị tung độ của Glabella
ở nữ lớn hơn ở nam (nam: 91,46%, nữ: 94,32%; p
< 0,0001). Vậy điểm nhô nhất của trán của nữ có
vị trí cao hơn trán nam. Tung độ của điểm
Pronasale không có sự khác biệt giữa hai giới
nhưng hoành độ có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai giới (nam: 94,34%, nữ: 92,93%;
p = 0,02). Như vậy, khi xét trên sơ đồ lưới, theo
chiều trước sau thì mũi của nam ở về phía trước
hơn hay nhô hơn mũi của nữ. Nhận xét này phù
hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lệ -
Hoàng Tử Hùng(17) trong “Phân tích sự cân đối
của nét nhìn nghiêng mô mềm trên người
trưởng thành có khớp cắn bình thường”, Hồ Thị
Thùy Trang - Hoàng Tử Hùng(10) khi nghiên cứu
“Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua
ảnh chụp và phim sọ nghiêng”.
Ở tầng mặt dưới, điểm chân mũi (Subnasale)
của nam có vị trí cao hơn ở nữ (47,64% ở nam và
47,22% ở nữ, p=0,036). Điểm Labrale superius
của nam có vị trí ra trước hơn so với nữ (hoành
độ điểm Labrale superius: 86,56% ở nam và
84,89% ở nữ; p=0,023). Điểm Stomion ở nam có tỉ
lệ theo chiều trước sau (hoành độ) ở nam lớn
hơn so với ở nữ (nam: 81,44%; nữ: 79,86% với
p=0,033). Như vậy, tầng mặt dưới của nam có tỉ
lệ về kích thước cao hơn ở nữ (do sự khác biệt về
độ cao chân mũi). Từ đó cũng cho thấy khoảng
cách từ Nasion đến Subnasale của nam có tỉ lệ về
chiều cao so với toàn bộ chiều cao mặt thấp hơn
tỉ lệ này ở nữ (do vị trí của điểm Nasion trên mô
mềm có tỉ lệ như nhau ở cả hai giới (tung độ của
Na có tỉ lệ ở nam là 79,47%, ở nữ là 79,15%,
p=0,234). Môi trên của nam nhô hơn môi trên ở
nữ kéo theo điểm Stomion ở nam cũng có vị trí ở
trước hơn. Vậy tầng mặt dưới của nam có tỉ lệ
lớn hơn so với nữ trên tổng thể của độ cao lưới,
sự khác biệt này chủ yếu tập trung ở vị trí từ
Subnasale đến Stomion hay nói cách khác là tỉ lệ
độ cao của mô mềm vùng môi trên ở nam lớn
hơn nữ.
Các điểm mốc trên mô mềm vùng môi dưới
và cằm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa hai giới.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích sơ đồ lưới trên người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 14
PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng sơ đồ lưới chuẩn ở người Việt Nam từ 18 - 25
tuổi với khuôn mặt hài hòa, so sánh hai sơ đồ lưới chuẩn giữa hai giới với vị trí các điểm mốc trong lưới
được tính theo tỉ lệ.
Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu gồm 100 người Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi có khuôn mặt hài
hòa và thỏa mãn một số tiêu chuẩn chọn mẫu. Tất cả các bản vẽ nét phim sọ nghiêng được scan vào máy tính theo
tỉ lệ 1:1 và dùng phần mềm AutoCAD để đo đạc tìm ra tọa độ của từng điểm mốc. Xử lý thống kê tìm các giá trị
trung bình của tọa độ để thiết lập sơ đồ lưới chuẩn cho mẫu, đồng thời cũng so sánh các giá trị này giữa hai giới
theo tỉ lệ.
Kết quả: Ngoài việc thiết kế được hai lưới phân tích cho từng giới, đề tài còn rút ra một số kết luận như sau:
kích thước sơ đồ lưới ở nam lớn hơn ở nữ (p<0,05), tuy nhiên vị trí các điểm mốc tính theo tỉ lệ (xác định trong
mối tương quan giữa chiều cao mặt trên và chiều dài nền sọ trước) gần như không có sư khác biệt giữa hai giới.
Kết luận: Kích thước đầu nam thanh niên Việt Nam lớn hơn kích thước đầu nữ dẫn đến kích thước sơ đồ
lưới ở nam lớn hơn nữ (cả ở chiều cao lẫn chiều ngang). Tuy nhiên, khi so sánh theo tỉ lệ về chiều cao với chiều
ngang của sơ đồ lưới không có sự khác biệt, đầu nữ có thể xem là hình ảnh thu nhỏ của đầu nam. Các giá trị tọa
độ theo tỉ lệ gần như không có sự khác biệt. Để đạt sự hài hòa, đòi hỏi các thành phần sọ mặt phải nằm trong
những vị trí nhất định.
Từ khóa: Sơ đồ lưới, phân tích sọ mặt, thẩm mỹ.
ABSTRACT
THE MESH ANALYSIS ON VIETNAMESE ALDULTS
Nguyen Thi Bich Ngoc, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 14 - 21
Objectives: The aim of this study was to design the norm mesh diagram for Vietnamese adults from 18 to 25
years old with harmonious face; and to compare the difference between males and females in ratio.
Methods: This study was conducted on 100 Vietnamese, fitting some certain standard samples. All of their
cephalometric tracing were scanned with the ratio of 1:1, using AutoCAD program for measuring each co –
ordinate. Statistic measurements were used to determine the means that help build the norm mesh diagram for
males and females.
Results: In addition to designing two meshes for males and females, the thesis also draws some of the
following conclusions: the dimension of the mesh diagram in men are significantly larger than in women (p<0.05);
the landmarks in ratio (determined in the correlation between the upper face height and anterior skull base length)
showed no differences between male and female.
Conclusion: The landmarks in ratio (determined in the correlation between the upper face height and
anterior skull base length) showed no differences in gender. To achieve the harmonious combination, it requires
craniofacial components to be located within the given positions.
* Trường đại học Y dược Cần Thơ **Bộ môn CHRM - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc ĐT: 0917273663 Email: ntbngoc77@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 15
Key words: Mesh analysis, craniofacial analysis, and aesthetics.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị thẩm mỹ mặt là một khoa học và
nghệ thuật(1,7). Việc hoạch định kế hoạch điều trị
cần dựa theo một chuẩn mực nào đó có cơ sở
khoa học(2,3,4,16). Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhà
lâm sàng không áp dụng một cách quá cứng
nhắc các tiêu chí thẩm mỹ vì mỗi cá nhân được
sinh ra với một sự hài hòa riêng, và nét đẹp thật
sự phải có bản sắc: không có nét đẹp hoàn toàn
giống nhau giữa hai người, hai dân tộc(6,8,10,11).
Nhiều phương pháp phân tích phim đo sọ ra
đời và được ứng dụng trong chẩn đoán và lập kế
hoạch điều trị CHRM(11,12,13). Các phương pháp
nghiên cứu đang được sử dụng chủ yếu dựa
trên các phương pháp đo sọ kinh điển: chủ yếu
nghiên cứu các yếu tố thuộc mô xương, một số
phương pháp chỉ đơn thuần phân tích mô mềm,
rất ít nghiên cứu kết hợp hai yếu tố trên theo hai
chiều trong không gian. Mặt khác, nếu không có
sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính thì nhà lâm
sàng cần phải đầu tư nhiều thời gian khi sử
dụng các phân tích(7).
Với mong muốn đóng góp thêm chuẩn phân
tích phim đo sọ cho người Việt Nam và hỗ trợ
các nhà lâm sàng dễ dàng hơn trong việc xác
định nhanh vị trí bất hài hòa hàm mặt, đề tài
được thực hiện với các mục tiêu (1) thiết lập sơ
đồ lưới chuẩn cho khuôn mặt nhìn nghiêng của
người Việt Nam cũng như xác định vị trí và elip
giới hạn của các điểm mốc, (2) bước đầu đưa ra
hướng ứng dụng sơ đồ lưới trong điều trị
CHRM trên người Việt Nam(5,6,8,9,14,15).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân
tích trên mẫu gồm 50 nam và 50 nữ từ 18 đến 25
tuổi, có cha mẹ và ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh. Đối tượng có gương mặt hài
hòa, có khớp cắn Angle I, còn đầy đủ răng cửa,
răng cối lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới, có
độ cắn phủ - cắn chìa bình thường, không có
chấn thương hàm mặt, dị hình hàm mặt, không
qua điều trị chỉnh hình răng mặt hoặc phẫu
thuật thẩm mỹ.
Tất cả các đối tượng được đánh giá qua ảnh
chụp mặt nghiêng với đầu ở tư thế tự nhiên.
Nhóm đánh giá gồm 6 bác sĩ RHM thuộc bộ môn
CHRM - Đại học Y Dược Tp.HCM. Thang điểm
đánh giá từ 1 đến 5, trong đó (1) khuôn mặt xấu,
(2) khuôn mặt không hài hòa, (3) khuôn mặt
tương đối hài hòa, (4) khuôn mặt khá hài hòa, (5)
khuôn mặt rất hài hòa. 100 đối tượng trong mẫu
nghiên cứu phải đạt số điểm từ 3 trở lên.
Phương pháp tiến hành
Các đối tượng được chụp phim sọ nghiêng
bởi duy nhất một kỹ thuật viên tại bộ môn tia X
khoa RHM ĐHYD Tp.HCM nhằm giảm thiểu sai
số do thay đổi kỹ thuật chụp phim.
Tất cả các phim đều do một người vẽ nét trên
giấy scan 0,003 matte với viết chì đường kính
nhỏ 0,5 mm theo phương pháp vẽ nét được
thống nhất trên thế giới. Sau đó tiến hành xác
định 9 điểm mốc trên mô mềm và 24 điểm mốc
trên mô cứng.
Xử lý hình ảnh và thiết lập sơ đồ lưới
100 phim sọ nghiêng của bệnh nhân (50 nam
và 50 nữ) với đầu ở tư thế tự nhiên được vẽ nét,
xác định điểm mốc và scan vào máy vi tính theo
tỉ lệ 1:1. Thiết lập sơ đồ lưới bằng phần mềm
AutoCAD 2004 theo các bước sau:
Thiết lập hình chữ nhật lõi
Kẻ một đường thẳng đứng qua N song song
với đường tham chiếu ngoài sọ (đường thẳng
đứng dọc thật của bệnh nhân). Kẻ hai đường
ngang vuông góc với đường thứ nhất, sao cho
một đường qua điểm N và một đường qua ANS.
Kẻ đường thứ tư song song với đường thứ nhất
và cách đường thứ nhất một khoảng bằng với độ
dài NS. Chiều cao mặt trên là khoảng cách từ N
đến điểm chiếu vuông góc của ANS lên đường
thẳng đứng qua N. Chiều dài của nền sọ trước là
khoảng cách S-N. Các giá trị dài và rộng này xác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 16
định kích thước của “hình chữ nhật lõi” nằm bên
trong (Hình 1) lưới.
Hình 1: “Hình chữ nhật lõi”
Thiết kế sơ đồ lưới
Chia cạnh đứng của hình chữ nhật lõi thành
hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần gọi
là “đơn vị V”. Chia cạnh ngang của hình chữ
nhật lõi thành hai phần bằng nhau, chiều dài của
mỗi phần gọi là “đơn vị H”.
Hình 2: Sơ đồ lưới hoàn chỉnh
Dựa trên độ dài của đơn vị V, kẻ về phía trên
hình chữ nhật một đường thẳng song song và
cách đều; tương tự như vậy về phía dưới của
hình chữ nhật cũng lần lượt xác định ba đường
thẳng song song và cách đều. Dựa trên độ dài
của đơn vị H, kẻ về phía trước hình chữ nhật
một đường thẳng song song và cách đều; kẻ về
phía sau của hình chữ nhật một đường thẳng
song song và cách đều. Các đường này giao
nhau tạo thành 24 hình chữ nhật trên cấu trúc sọ
mặt của đối tượng (Hình 2).
Đo đạc
Tính giá trị của các điểm mốc theo hệ tọa
độ xy, với gốc tọa độ O là góc dưới trái của
mỗi bản vẽ. Với mỗi phim, xác định (1) hai số
đo về chiều dài (cạnh ngang và đứng của hình
chữ nhật tạo nên sơ đồ lưới), (2) vị trí tính theo
tỉ lệ của 33 điểm mốc (giá trị hoành độ chia
cho chiều ngang của lưới – giá trị tung độ chia
cho cạnh đứng của lưới).
Số liệu được công bố trong nghiên cứu này là
số liệu trên phim, không hiệu chỉnh. Tất cả các số
liệu đo đạc sẽ được trả về kích thước thật nếu trừ
đi độ phóng đại (9,5%).
Xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích thống kê với phần
mềm SPSS 16.0.
Thống kê mô tả
Biến số độc lập là giới tính. Biến số phụ
thuộc là độ dài và rộng của sơ đồ lưới; tọa độ của
các điểm mốc mô mềm và mô cứng được xác
định theo hệ trục tọa độ xy và theo tỉ lệ (với gốc
tọa độ là góc dưới trái của sơ đồ lưới).
Xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
khoảng tin cậy 95% của số trung bình, giá trị lớn
nhất và nhỏ nhất của các biến số. Các giá trị này
được tính riêng cho từng giới.
Thiết lập được sơ đồ lưới chuẩn cho mẫu
(với vị trí của các điểm mốc xác định theo các giá
trị hoành độ và tung độ trung bình của chúng,
với gốc tọa độ là góc dưới trái).
Từ giá trị trung bình và khoảng tin cậy 95%
của số trung bình của từng điểm mốc trong mẫu
thiết lập được elip giới hạn vị trí của chúng.
Thống kê suy lý
So sánh số trung bình của từng số liệu giữa
hai giới bằng t-test.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 17
KẾT QUẢ
Chiều cao và chiều ngang của sơ đồ lưới
Bảng 1: Phân tích về chiều cao và chiều ngang của sơ
đồ lưới (mm).
Các giá trị
(mm)
Nam Nữ Mức
khác
biệt
Giá trị p
TB ĐLC TB ĐLC
Chiều cao
lưới
173,22 9,78 162,17 7,29 *** p<0,0001
Chiều ngang
lưới
140,74 7,86 134,56 5,32 *** p<0,0001
Tọa độ của các điểm mốc trong sơ đồ lưới
tính theo tỉ lệ
Trên sơ đồ lưới và với gốc tọa độ là góc dưới
trái, xác định vị trí các điểm mốc theo tỉ lệ tương
đối với chiều cao và chiều ngang của lưới.
Tọa độ các điểm mốc trên mô mềm (tính theo tỉ lệ với gốc tọa độ chung)
Bảng 2: Tọa độ các điểm mốc trên mô mềm (tính theo tỉ lệ %, gốc tọa độ chung).
Điểm mốc Tọa độ Nam Nữ Mức khác biệt Giá trị p
TB ĐLC TB ĐLC
Glabella x ,8269 ,0137 ,8280 ,0148 ns 0,709
y ,9146 ,0211 ,9432 ,0227 *** p<0,0001
Nasion x ,7909 ,0107 ,7876 ,0074 ns 0,084
y ,7947 ,0149 ,7915 ,0123 ns 0,234
Pronasale x ,9434 ,0337 ,9293 ,0255 * 0,020
y ,5462 ,0132 ,5453 ,0111 ns 0,722
Subnasale x ,8361 ,0441 ,8250 ,0271 ns 0,135
y ,4764 ,0097 ,4722 ,0100 * 0,036
Labrale superius x ,8656 ,0373 ,8489 ,0346 * 0,023
y ,3977 ,0147 ,3975 ,0170 ns 0,950
Stomion x ,8144 ,0367 ,7986 ,0365 * 0,033
y ,3352 ,0188 ,3309 ,0139 ns 0,200
Labrale inferius x ,8300 ,0396 ,8147 ,0408 ns 0,061
y ,2630 ,0244 ,2576 ,0204 ns 0,241
Supramental x ,7779 ,0385 ,7637 ,0393 ns 0,070
y ,2275 ,0298 ,2222 ,0224 ns 0,324
Pogonion x ,7791 ,0417 ,7689 ,0431 ns 0,231
y ,1625 ,0357 ,1583 ,0240 ns 0,491
Tọa độ các điểm mốc trên mô cứng (tính theo tỉ lệ với gốc tọa độ chung)
Bảng 3: Tọa độ các điểm mốc trên mô cứng (tính theo tỉ lệ %, gốc tọa độ chung).
Điểm mốc Tọa độ Nam Nữ Mức khác biệt Giá trị p
TB ĐLC TB ĐLC
GLABELLA x ,7854 ,0111 ,7861 ,0146 ns 0,787
y ,9251 ,0198 ,9417 ,0214 *** p<0,0001
ANS x ,7593 ,0285 ,7531 ,0253 ns 0,257
y ,5004 ,0010 ,5002 ,0006 ns 0,273
A x ,7308 ,0310 ,7243 ,0333 ns 0,316
y ,4743 ,0082 ,4709 ,0080 * 0,041
I x ,7664 ,0354 ,7585 ,0368 ns 0,276
y ,3269 ,0173 ,3214 ,0150 ns 0,092
I apex x ,6905 ,0308 ,6859 ,0263 ns 0,432
y ,4716 ,0269 ,4695 ,0159 ns 0,647
i x ,7461 ,0351 ,7381 ,0360 ns 0,260
y ,3438 ,0190 ,3396 ,0165 ns 0,242
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 18
Điểm mốc Tọa độ Nam Nữ Mức khác biệt Giá trị p
TB ĐLC TB ĐLC
i apex x ,6594 ,0351 ,6483 ,0361 ns 0,124
y ,2340 ,0265 ,2313 ,0238 ns 0,597
R6 x ,5684 ,0345 ,5570 ,0327 ns 0,093
y ,3760 ,0192 ,3767 ,0161 ns 0,851
R6’ x ,5644 ,0349 ,5526 ,0330 ns 0,085
y ,3610 ,0205 ,3616 ,0158 ns 0,864
B x ,6835 ,0423 ,6755 ,0356 ns 0,312
y ,2224 ,0274 ,2228 ,0253 ns 0,937
Bs x ,6301 ,0359 ,6223 ,0333 ns 0,261
y ,2528 ,0503 ,2427 ,0262 ns 0,213
POGONION x ,6922 ,0393 ,6798 ,0398 ns 0,120
y ,1507 ,0312 ,1518 ,0250 ns 0,844
POGONIONs x ,5906 ,0380 ,5788 ,0405 ns 0,139
y ,1684 ,0360 ,1662 ,0328 ns 0,754
MENTON x ,6398 ,0401 ,6264 ,0439 ns 0,115
y ,1009 ,0360 ,1018 ,0258 ns 0,894
GONION x ,1525 ,0298 ,1432 ,0246 ns 0,091
y ,3131 ,0321 ,3218 ,0341 ns 0,193
RAMUSt x ,3711 ,0261 ,3664 ,0244 ns 0,358
y ,4390 ,0237 ,4413 ,0188 ns 0,588
RAMUSs x ,1368 ,0280 ,1279 ,0218 ns 0,080
y ,4377 ,0236 ,4401 ,0191 ns 0,581
PNS x ,3875 ,0260 ,3765 ,0193 * 0,018
y ,5223 ,0185 ,5231 ,0195 ns 0,836
ARTICULAIREt x ,1980 ,0208 ,2001 ,0171 ns 0,585
y ,6506 ,0245 ,6558 ,0252 ns 0,294
ARTICULAIRE x ,1225 ,0219 ,1208 ,0192 ns 0,689
y ,6096 ,0289 ,6204 ,0312 ns 0,076
BASION x ,0637 ,0240 ,0505 ,0226 ** 0,006
y ,5681 ,0329 ,5739 ,0322 ns 0,374
SELLA TURCICA x ,2533 ,0028 ,2522 ,0028 ns 0,054
y ,8028 ,0280 ,8084 ,0256 ns 0,302
ORBITALE x ,6557 ,0181 ,6616 ,0164 ns 0,090
y ,6739 ,0121 ,6714 ,0115 ns 0,297
PORION x ,0886 ,0192 ,0801 ,0184 * 0,027
y ,6924 ,0280 ,7026 ,0296 ns 0,082
BÀN LUẬN
Các giá trị về mô mềm và mô cứng trong sơ
đồ lưới
Sơ đồ lưới giới hạn khối sọ mặt của nam có
chiều cao và chiều ngang đều lớn hơn kích thước
sơ đồ lưới ở nữ (p < 0,001). Hay nói cách khác
trên sơ đồ lưới đầu nam có kích thước lớn hơn
đầu nữ cả về chiều cao lẫn chiều trước sau. Mặt
khác, chiều ngang của sơ đồ lưới bằng 2 lần
chiều dài của nền sọ trước (2*SN). Vậy có thể kết
luận kích thước nền sọ trước ở nam lớn hơn nữ.
Tương tự như trên, chiều cao của lưới bằng 3 lần
chiều cao mặt trên (3* N-ANS). Vậy, chiều cao
mặt trên (N - ANS) ở nam cũng lớn hơn ở nữ.
Tỉ lệ giữa chiều ngang (X) và chiều đứng (Y)
của sơ đồ lưới không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai giới (nam: X/Y = 0,8161, nữ:
X/Y = 0,8313, p = 0,192). Đây chính là tỉ lệ của 2
lần nền sọ trước (2*NaS) chia cho 3 lần chiều cao
tầng mặt trên (3*Na-ANS). Vậy, về mối tương
quan giữa nền sọ trước và chiều cao tầng mặt
trên được xem là như nhau ở cả hai giới. Như
vậy, trên một tổng thể của khối sọ mặt để có một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 19
sự hài hòa thì dù có là kích thước to hay nhỏ, vẫn
phải tuân thủ theo một tỉ lệ nhất định.
So sánh các giá trị tọa độ các điểm mốc tính
theo tỉ lệ, ở đa số vị trí các điểm mốc ở cả mô
mềm và mô xương, không có sự khác biệt về tỉ lệ
của các tọa độ theo chiều cao và chiều ngang của
lưới, hay nói cách khác có sự tương ứng về vị trí
các điểm mốc giữa nam và nữ. Vậy, để có một
gương mặt hài hòa thì đa số vị trí của những
điểm mốc trong lưới gần như có một tỉ lệ nhất
định đối với chiều cao và chiều ngang của lưới.
Tuy nhiên, vẫn có một số sự khác biệt như sau:
Về mô mềm
Ở tầng mặt trên, giá trị tung độ của Glabella
ở nữ lớn hơn ở nam (nam: 91,46%, nữ: 94,32%; p
< 0,0001). Vậy điểm nhô nhất của trán của nữ có
vị trí cao hơn trán nam. Tung độ của điểm
Pronasale không có sự khác biệt giữa hai giới
nhưng hoành độ có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai giới (nam: 94,34%, nữ: 92,93%;
p = 0,02). Như vậy, khi xét trên sơ đồ lưới, theo
chiều trước sau thì mũi của nam ở về phía trước
hơn hay nhô hơn mũi của nữ. Nhận xét này phù
hợp với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lệ -
Hoàng Tử Hùng(17) trong “Phân tích sự cân đối
của nét nhìn nghiêng mô mềm trên người
trưởng thành có khớp cắn bình thường”, Hồ Thị
Thùy Trang - Hoàng Tử Hùng(10) khi nghiên cứu
“Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua
ảnh chụp và phim sọ nghiêng”.
Ở tầng mặt dưới, điểm chân mũi (Subnasale)
của nam có vị trí cao hơn ở nữ (47,64% ở nam và
47,22% ở nữ, p=0,036). Điểm Labrale superius
của nam có vị trí ra trước hơn so với nữ (hoành
độ điểm Labrale superius: 86,56% ở nam và
84,89% ở nữ; p=0,023). Điểm Stomion ở nam có tỉ
lệ theo chiều trước sau (hoành độ) ở nam lớn
hơn so với ở nữ (nam: 81,44%; nữ: 79,86% với
p=0,033). Như vậy, tầng mặt dưới của nam có tỉ
lệ về kích thước cao hơn ở nữ (do sự khác biệt về
độ cao chân mũi). Từ đó cũng cho thấy khoảng
cách từ Nasion đến Subnasale của nam có tỉ lệ về
chiều cao so với toàn bộ chiều cao mặt thấp hơn
tỉ lệ này ở nữ (do vị trí của điểm Nasion trên mô
mềm có tỉ lệ như nhau ở cả hai giới (tung độ của
Na có tỉ lệ ở nam là 79,47%, ở nữ là 79,15%,
p=0,234). Môi trên của nam nhô hơn môi trên ở
nữ kéo theo điểm Stomion ở nam cũng có vị trí ở
trước hơn. Vậy tầng mặt dưới của nam có tỉ lệ
lớn hơn so với nữ trên tổng thể của độ cao lưới,
sự khác biệt này chủ yếu tập trung ở vị trí từ
Subnasale đến Stomion hay nói cách khác là tỉ lệ
độ cao của mô mềm vùng môi trên ở nam lớn
hơn nữ.
Các điểm mốc trên mô mềm vùng môi dưới
và cằm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa hai giới.
Về mô cứng
Về tỉ lệ chiều cao, độ cao của điểm Glabella ở
nam (92,51%) nhỏ hơn nữ (94,17%) có ý nghĩa
thống kê (p < 0,0001). Như vậy có sự tương ứng
giữa mô mềm và mô cứng vùng trán. Vị trí nhô
nhất của xương trán ở nữ cao hơn ở nam. Giá trị
tung độ điểm A ở nam lớn hơn ở nữ có ý nghĩa
thống kê (nam: 47,43%, nữ: 47,09%; p = 0,041).
Vậy, vị trí vùng lõm xương ổ răng hàm trên của
nam cao hơn ở nữ.
Về tỉ lệ theo chiều trước sau, điểm PNS của
nam có vị trí ở trước điểm PNS của nữ. Hoành
độ của điểm này có giá trị ở nam lớn hơn nữ
(nam: 38,75%, nữ: 37,65%; p = 0,018). Nhưng
theo chiều trước sau không có sự khác biệt về
giá trị tỉ lệ của điểm ANS ở nam và nữ. Vậy
xương hàm trên của nam có tỉ lệ về độ dài nhỏ
hơn xương hàm trên của nữ. Hoành độ điểm
Basion ở nam (6,37%) lớn hơn nữ (5,05%) (p =
0,006). Tỉ lệ điểm S không có sự khác biệt theo
cả hai chiều trong không gian, mặt khác khi so
sánh theo tỉ lệ thì tỉ lệ điểm Nasion (mô
xương) ở nam và nữ như nhau. Như vậy, nền
sọ sau (BaS) ở nam dốc hơn ở nữ.
Vị trí điểm Porion của nam cũng có tỉ lệ theo
chiều trước sau lớn hơn ở nữ (nam: 8,86%, nữ:
8,01%; p = 0,027). Vậy điểm Porion ở nam có vị
trí tương đối nằm về phía trước hơn so với ở nữ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 20
Vậy, nhìn chung kích thước đầu của nữ nhỏ
hơn kích thước đầu nam dẫn đến sự khác biệt về
kích thước của hai lưới phân tích. Tuy nhiên, khi
tính toán dựa trên tỉ lệ, chúng ta thấy một điều
quan trọng là khối sọ mặt của nữ và nam có rất
nhiều tỉ lệ giống nhau. Việc chồng phim của
chúng ta theo những nghiên cứu trước đây đưa
ra nhiều nhận định về sự khác biệt giữa hai giới
nam nữ, nhưng điều này đã thật sự chính xác
chưa? Nếu trên sơ đồ lưới chúng ta chỉ đơn
thuần phân tích theo kích thước thì kết quả cũng
chưa hoàn toàn chính xác. Phân tích bằng tỉ lệ
cho một cái nhìn chính xác, rõ ràng hơn những
mối liên hệ của các thành phần sọ mặt và sự
khác biệt giữa hai giới.
Sử dụng sơ đồ lưới
Hình 4: Hai sơ đồ lưới cho hai giới (hình ảnh thu nhỏ
- giá trị kích thước ghi trên bản vẽ tính theo mm).
Đối với những cá thể có kích thước nền sọ
trước và chiều cao tầng mặt trên nằm trong giới
hạn của mẫu, xác định vị trí có sự bất hài hòa
bằng cách áp lưới chuẩn vào bản vẽ nét hay
phim sọ nghiêng của bệnh nhân tại điểm Na, với
mặt phẳng ngang thật là mặt phẳng tham chiếu.
Nếu cá thể cần nghiên cứu có các kích thước
trên lớn hoặc nhỏ hơn kích thước chuẩn của
mẫu; xác định một lưới riêng theo kích thước của
nền sọ trước NS và chiều cao mặt trên N-ANS
của đối tượng. Sau đó, dựa vào bảng tính tọa độ
các điểm mốc theo tỉ lệ % (bảng 2 và 3) xác định
các vị trí chuẩn của từng điểm trên mô mềm và
mô xương. Đây là lưới chuẩn riêng cho bệnh
nhân. So sánh các vị trí giải phẫu của bệnh nhân
với vị trí của các điểm mốc trên sơ đồ lưới chuẩn
của chính họ để tìm ra các vị trí bất hài hòa.
Đối với những cá thể có sự kém phát triển
của hàm trên, dựa trên tỉ lệ X/Y (nam: X/Y =
0,8161, nữ: X/Y = 0,8313) để biết chiều cao mặt
trên cần đạt được là bao nhiêu và lập được lưới
chuẩn riêng cho cá thể.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu ứng dụng phân tích sơ đồ lưới
trên mẫu được chọn gồm 50 nam và 50 nữ ở
độ tuổi từ 18 đến 25 với gương mặt hài hòa và
thỏa mãn đầy đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu đã
rút ra kết luận sau: (1) vị trí các điểm mốc tính
theo tỉ lệ (xác định trong mối tương quan giữa
chiều cao mặt trên và chiều dài nền sọ trước)
gần như không có sư khác biệt giữa hai giới,
(2) để đạt sự hài hòa, đòi hỏi các thành phần
sọ mặt phải nằm trong những vị trí nhất định.
Đề tài bước đầu tạo được hai lưới phân
tích trên người Việt Nam với ellipse giới hạn
vị trí các điểm chuẩn, đưa ra hướng phân tích
sọ mặt theo tỉ lệ cả ở mô mềm và mô xương
ứng dụng dựa trên sơ đồ lưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bass N.M. (1991). “The aesthetic analysis of the face”. European
journal of orthodontics, 13, p.343-350.
2. Bosch C., Athanasiou A.E. “Landmarks, variables and norms
of various numerical cephalometric analyses – Cephalometric
morphologic and growth data references”. Orthodontic
cephalometry. Mosby – Wolfe.
3. Bộ môn Chỉnh hình răng mặt: Chỉnh hình răng mặt (2004). Sách
giáo khoa, Nhà xuất bản Y học.
4. Downs W.B. (1956). “Analysis of the Dentofacial Profile”. The
Angle Orthodontist, 4, p.191 – 212.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 21
5. Evanko A.M, Freeman K, Cisneros G.J. (1997). “Mesh diagram
analysis: Developing a norm for Puerto Rican American”. The
Angle Orthodontist (5), p.381 - 388.
6. Faustini M.M, Hale C, Cisneros G.J. (1997). “Mesh diagram
analysis: Developing a norm for African American”. The Angle
Orthodontist, (2), p.121 - 128.
7. Ferrario V.F, Sforza C, Dalloca L.L, Defranco D.J. (1996).
“Assessment of facial form modifications in orthodontics:
Proposal of a modified computerized mesh diagram analysis”.
American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics,
p.263 - 270.
8. Ghafari J. (1987). “Modified use of the Moorrees mesh
diagram analysis”. American Journal of Orthodontics and
Dentofacial Orthopedics, 91, p.475 - 482.
9. Jiuhiu J, Tianmin X, Jiusang L, Harris EF (2007). “Proportional
analysis of longitudinal craniofacial growth using modified
mesh diagrams”. The Angle Orthodontist, 77, p.794 – 802.
10. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (1999). Những đặc trưng
của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ nghiêng. Luận văn
Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Dược Tp. HCM.
11. Lunstrom A., Forsberg C.M., Peck S., MC Wiliam J. (1992). “A
proportional analysis of the soft tissue facial profile in young
adults with normal occlusion”. The Angle Orthodontist, 62,
p.127 - 133.
12. Moorres C.F.A. (1992). “Commentary Analysis of the facial
profile”. The Angle Orthodontist, 2, p.121 – 128.
13. Moorres C.F.A. “Natural head position: The key to
cephalometry”. Radiographic cephalometry: From basic to
videoimaging. Quintessence Publishing Co, Inc, p.175-184.
14. Moorres C.F.A., Kalpins R.I., Ghafari J. “Proportional analysis
of the human face in a Mesh coordinate system”. Radiographic
cephalometry: From basic to videoimaging. Quintessence
Publishing Co, Inc, p.197-215.
15. Moorres C.F.A., Le L. (1962). “The mesh diagram and
cephalometrics”. The Angle Orthodontist, 32, p.214-231.
16. Muller Louis, Cephalométrie et orthodontie. SNPMD éditeur
Paris, p.128 - 139, p.231 – 244.
17. Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Hoàng Tử Hùng (1999). Phân tích sự cân
đối của nét nhìn nghiêng mô mềm trên người trưởng thành có khớp
cắn bình thường. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại
học Y Dược Tp. HCM.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_so_do_luoi_tren_nguoi_viet_nam_truong_thanh.pdf