Đặc điểm định lượng của tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ

Sự biến động, thay đổi liên tục của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB giai đoạn 2009 đến 2018 cho thấy hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB chưa mang lại những kết quả rõ nét khi tình hình nhóm tội luôn có sự tăng giảm thất thường trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố mang tính khách quan về điều kiện địa lý tự nhiên khu vực Tây Nam Bộ, nhất là các điều kiện khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Tình trạng quy hoạch riêng lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết vùng giữa các địa phương đã tạo nên những điểm nghẽn cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ. Hạ tầng giao thông kém phát triển, quy hoạch dân cư thiếu hợp lý, tình trạng di cư xảy ra phổ biến dẫn đến gia tăng áp lực giao thông một cách đột biến. Hay những nguyên nhân mang tính chủ quan như chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ chưa phù hợp, còn những hạn chế, thiếu sót. Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGTĐB chưa cao, chạy theo chỉ tiêu, số lượng chứ chưa có quan tâm đến chất lượng. Đội ngũ các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB chưa cân xứng với thực tiễn công tác, việc thực hiện phòng ngừa còn xảy ra sai sót, thậm chí vi phạm pháp luật. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể chưa rõ ràng, trách nhiệm người đứng đầu chưa được đặt ra, đã làm cho công tác thiếu tính thống nhất, định hướng hoạt động. Tóm lại, mức độ và diễn biến tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ từ năm 2009 đến năm 2018 có số lượng không nhiều, chiếm tỷ lệ thấp so với tình hình tội phạm khác trên địa bàn nhưng diễn biến, động thái của tình hình rất phức tạp có sự thay đổi không đồng đều và theo một quy luật nhất định. Do đó, khi nghiên cứu, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình nhóm tội cần quan tâm, làm rõ những đặc điểm mang tính định lượng của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn để thấy được mức độ, diễn biến, động thái tình hình sẽ có ý nghĩa quan trọng, cơ sở đưa ra các kết luận về hiệu quả công tác phòng ngừa đã thực hiện thời gian qua, giúp cho các cơ quan chức năng, chủ thể có nhiệm vụ phòng ngừa xác đinh rõ đối tượng, địa bàn, biện pháp phòng ngừa cụ thể thời gian tiếp theo./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm định lượng của tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 Tây Nam Bộ là khu vực có tất cả 13 tỉnh, thành phố với trung tâm là thành phố Cần Thơ. Với diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 18 triệu người, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ tiếp giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây nên Tây Nam Bộ có điều kiện phát triển đa dạng, với vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội thì những hệ luỵ, mặt trái của sự phát triển đang để lại những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho xã hội. Trong đó, tình hình các tội phạm xâm phạm TTATGTĐB đã và đang có những diễn biến hết sức phức tạp. Việc nghiên cứu làm rõ những đặc điểm của tình hình tội phạm sẽ giúp đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cụ thể và thực tiễn. 1. Mức độ của tình hình Mức độ của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB được thể hiện qua các con số về số vụ phạm tội và số người phạm các tội xâm phạm TTATGTĐB, bao gồm số vụ, số người đã phát hiện, chưa phát hiện và không thể phát hiện. Mức độ này luôn biến động theo thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như tình hình phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế, chính sách, hiệu quả quản lý xã hội, ý thức của cộng đồng dân cư đối với việc phát hiện và thông báo đến cơ quan ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ NguyễN ANh VăN* * Thạc sĩ, Đại học Cảnh sát nhân dân Nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) khu vực các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ giúp làm rõ được các đặc điểm thể hiện mức độ, cơ cấu và tính chất của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn. Đây là cơ sở quan trọng để chủ thể phòng ngừa đưa ra giải pháp phòng ngừa một cách thiết thực và hiệu quả. Có nhiều tiêu chí đánh giá về tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB, trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập những tiêu chí mang tính định lượng của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ giai đoạn 2009-2018. Từ khóa: Định lượng, xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Tây Nam Bộ. Studying on offences against regulations on road traffic safety in the Southwest area may clarify characteristics of these crimes including their level, structure and nature. It is an important basis for preventing entities give preventing solutions practically and effectively. There are criteria to assess situations of offences against regulations on road traffic safety, within this paper, the author mentions quantitative criteria of these crimes in the Southwest area from 2009 to 2018. Keywords: Quantitative, offences against regulations on road traffic safety, the Southwest area. 37Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN ANh VăN chức năng về tội phạm; do đó, việc đưa ra con số chính xác về mức độ của tình hình nhóm tội này trên địa bàn Tây Nam Bộ giai đoạn 2009 đến 2018 là rất khó khăn. Đánh giá về mức độ của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB được thể hiện qua các con số sau: Thứ nhất, qua số lượng các tội phạm và những người đã bị xét xử và tuyên là có tội. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2009 đến năm 2018 trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ xảy ra 7.973 vụ với 8.199 bị cáo, trung bình mỗi năm xét xử 797 vụ và 820 bị cáo. Năm 2012 có số vụ án và bị cáo bị xét xử là cao nhất, năm 2018 có số vụ và số bị cáo là thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Đây chỉ là những con số được thống kê, phản ánh về con số những vụ án được Tòa án đưa ra xét xử nhưng mức độ tuyệt đối của tình hình các tội này trên địa bàn Tây Nam Bộ còn cao hơn nữa, bởi những vụ án bị đình chỉ điều tra tại các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc có những vụ án đang trong giai đoạn điều tra chưa đủ điều kiện đưa ra xét xử hay vì những lý do khác nhau, vẫn còn các tội phạm xảy ra nhưng không được điều tra, truy tố, xét xử. Trong phạm vi bài viết này, tác giả không nghiên cứu, đánh giá mức độ ẩn của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ. Thứ hai, qua mức độ tổng quan tương đối, được thể hiện ở chỉ số so sánh giữa số vụ án thuộc nhóm tội này với các vụ án hình sự trên địa bàn và chỉ số so sánh số bị cáo xét xử về các tội danh này trên tổng số dân hàng năm trên địa bàn. - So sánh mức độ tương quan giữa tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ và cả nước được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây. Năm Số vụ (vụ) Tỷ lệ (%) Số bị cáo (người) Tỷ lệ (%) 2009 710 100% 731 100% 2010 830 117% 864 118% 2011 947 133% 975 133% 2012 1.046 147% 1.083 148% 2013 889 125% 914 125% 2014 804 113% 830 114% 2015 724 102% 737 101% 2016 765 108% 775 106% 2017 656 92% 677 93% 2018 602 85% 613 84% Tổng cộng 7.973 8.199 Trung bình/năm 797 820 Bảng 1: Số vụ và số bị cáo đã xét xử giai đoạn 2009-2018 38 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 Bảng 2 đã cho thấy trung bình hàng năm, số vụ án xâm phạm TTATGTĐB chiếm tỷ lệ 9,7% so với số vụ án hình sự khu vực Tây Nam Bộ và khoảng 1,3% so với số vụ án hình sự cả nước, tức là cứ 10 vụ án hình sự được xét xử trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ và khoảng 77 vụ án hình sự được xét xử trên cả nước thì có 1 vụ án xét xử về các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. Như vậy, tình hình nhóm tội này là chiếm tỷ lệ không cao. Giai đoạn từ 2009 đến 2018, số vụ án được đưa ra xét xử về các tội nhóm này là 7.973 vụ với 8.199 bị cáo trong tổng số 81.906 vụ án và 131.234 bị cáo đã xét xử. Tỷ lệ vụ án so với tổng số vụ án hình sự trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ không có nhiều thay đổi, trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 6% và dao động trong khoảng từ 1-2%. Thời điểm năm 2012 tỷ lệ này là cao nhất, chiếm tới 11,62% và thấp nhất vào năm 2015 chiếm 8,42%. Xét trong giai đoạn nghiên cứu, năm bắt đầu 2009 tỷ lệ này là 9,06% và năm kết thúc nghiên cứu 2018 tỷ lệ là 8,54%. Đánh giá về tỷ lệ bị cáo cũng chiếm tỷ lệ thấp, trung bình khoảng 6,2% so với số bị cáo nói chung trên địa bàn Tây Nam Bộ và khoảng 0,8% so với số bị cáo trên địa bàn cả nước. Điều này có nghĩa là, trung bình cứ khoảng 16 bị cáo được đưa xét xử về các tội phạm hình sự trên địa bàn Tây Nam Bộ và khoảng 125 bị cáo được đưa ra xét xử trên phạm vi cả nước thì có 01 bị cáo được đưa ra xét xử về các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, khi đánh giá tỷ lệ bị cáo trong giai đoạn từ 2009 đến 2018 thì năm 2010 tỷ lệ này là cao nhất chiếm 7,5% và năm 2015 Năm (1) Số vụ/bị cáo xâm phạm TTATgTĐB ở Tây Nam Bộ (2) Số vụ/bị cáo phạm tội hình sự ở Tây Nam Bộ (3) Số vụ/bị cáo phạm tội hình sự cả nước (4) Tỷ lệ % (2/3) Tỷ lệ % (2/4) 2009 710/731 7.834/12.735 57.146/96.803 9,1/5,7 1,2/0,8 2010 830/864 7.167/11.486 52.53/89.072 11,6/7,5 1,6/1,0 2011 947/975 8.212/13.471 60.637/105.408 11,5/7,2 1,6/0,9 2012 1.046/1.083 9.001/15.366 65.154/117.11 11,6/7,0 1,6/0,9 2013 889/914 9.381/15.642 65.998/117.402 9,5/5,8 1,4/0,8 2014 804/830 9.177/15.119 64.292/116.178 8,8/5,5 1,3/0,7 2015 724/737 8.597/14.153 59.684/105.783 8,4/5,2 1,2/0,7 2016 765/775 8.079/12.302 60.494/101.536 9,5/6,3 1,3/0,8 2017 656/677 7.410/10.711 57.879/95.141 8,9/6,3 1,1/0,7 2018 602/613 7.048/10.249 57.027/93.044 8,5/6,0 1,1/0,7 Tổng 7.973/8.199 81.906/131.234 60.0841/1.037.477 9,7/6,2 1,3/0,8 Bảng 2: Tỷ lệ số vụ/bị cáo xâm phạm TTATgTĐB ở Tây Nam Bộ so với các tội phạm hình sự khác ở Tây Nam Bộ và so với cả nước giai đoạn 2009-2018 39Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN ANh VăN là thấp nhất chiếm 5,2% trong phạm vi các tỉnh Tây Nam Bộ, còn trên phạm vị cả nước thì năm 2010 có tỷ lệ cao nhất là 1%. Như vậy, số bị cáo xét xử về các tội xâm phạm TTATGTĐB chiếm tỷ lệ không cao, luôn giữ mức khoảng 6,2% so với số bị cáo được xét xử về các tội phạm khác (dao động 0,1-1,3%) và khoảng 0,8% so với số bị cáo xét xử trên cả nước (dao động 0-0,2%). Như vậy, đánh giá tỷ lệ số vụ, số bị cáo xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ là không cao, dao động trong phạm vi từ 1% - 1,5%, điều này cũng phản ảnh quá trình kiểm soát tình hình tội phạm là tương đối tốt. Tuy nhiên có sự biến động lên xuống thất thường, không theo quy luật, điều này cho thấy tình hình các tội chưa thật sự ổn định; do đó cần có các biện pháp cần thiết kéo giảm tình hình trong thời gian tới trên địa bàn Tây Nam Bộ. - So sánh đánh giá tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ thì thấy rằng: Đông Nam Bộ có dân số gần giống nhau nhưng diện tích lớn hơn, giao thông vận tải phức tạp hơn nhiều nhưng tỷ lệ số vụ và bị cáo ở Tây Nam Bộ lại cao hơn. Đối với khu vực Nam Trung Bộ có diện tích lớn hơn và dân số thấp hơn nhưng tỷ lệ số vụ và bị cáo thấp hơn so với Tây Nam Bộ. Như vậy, đánh giá ở 3 khu vực trên thì khu vực Tây Nam Bộ có số vụ án và bị cáo là cao nhất, cho thấy rõ mức độ phức tạp về tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB khu vực Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này chỉ phản ánh một phần phức tạp của tình hình, bởi việc đánh giá sự tương quan này chỉ mang tính khái quát chung, thấy được mức độ tội phạm ở các vùng, miền với nhau. Còn thực chất, tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB ở mỗi khu vực có những đặc thù riêng, các yếu tố tác động, quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển hay loại trừ còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Năm Số vụ/bị cáo ở Tây Nam Bộ Số vụ/bị cáo ở Đông Nam Bộ Số vụ/bị cáo ở Nam Trung Bộ 2009 710/731 755/790 763/810 2010 830/864 833/888 761/799 2011 947/975 838/896 824/871 2012 1.046/1.083 840/884 775/818 2013 889/914 807/832 761/795 2014 804/830 764/789 626/647 2015 724/737 665/698 545/561 2016 765/775 717/742 546/562 2017 656/677 618/626 407/413 2018 602/613 529/547 373/395 Tổng 7.973/8.199 7.366/7.692 6.381/6.671 Bảng 3: So sánh số vụ/bị cáo ở Tây Nam bộ so với Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ 40 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 - Xác định mức độ tương đối của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ chính là xác định số bị cáo đã bị xét xử trên 100.000 dân (đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự) và đây chính là cơ số của tình hình nhóm tội xâm phạm TTATGTĐB. Như vậy, trong giai đoạn nghiên cứu thì cơ số tình hình các tội nói chung là 127 và cơ số tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB là 8, điều này có nghĩa trong vòng 10 năm từ năm 2009 đến năm 2018 cứ 100.000 người dân trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có 127 người phạm tội và 8 người phạm tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ. Xem xét riêng cơ số các tội xâm phạm TTATGTĐB thì cơ số các tội có tính ổn định, trong khoảng từ 6 đến 10 bị cáo trên 100.000 người dân. Tuy nhiên, để đánh giá được tình hình cần có sự đánh giá so sánh cơ số của tình hình tội phạm theo cơ cấu hành chính lãnh thổ và dân số giữa các khu vực với nhau. Trong phạm vi này, tác giả sẽ so sánh giữa khu vực Tây Nam Bộ, khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Xét về số dân, thấy được rằng mức độ tội phạm khu vực Tây Nam Bộ là thấp nhất với 1.293 người dân đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có 1 bị cáo phạm tội xâm phạm TTATGTĐB, tiếp đó là khu vực Đông Nam Bộ với 1.201 người dân, cao nhất là khu vực Nam Trung Bộ với 826 người dân. Xét theo cơ cấu diện tích, khu vực Đông Nam Bộ có mật độ cao nhất (0,33 bị cáo/km2), tiếp đến là khu vực Tây Nam Bộ (với 0,2 bị cáo/km2) và cuối cùng là khu vực Nam Trung Bộ (0,15 bị cáo/ km2). Sử dụng phương pháp xác định hệ đặc điểm chuyên biệt của PGS. TS. Phạm Văn Tỉnh để xác định thứ tự cấp độ nguy hiểm của 3 khu vực, cụ thể, Tây Nam Bộ Năm Số dân (người) Số bị cáo xâm phạm TTATgTĐB (người) Tổng số bị cáo (người) Cơ số các tội nói chung Cơ số các tội xâm phạm TTATgTĐB 2009 10.046.100 731 12.735 127 7 2010 10.128.700 864 11.486 113 9 2011 10.238.300 975 13.471 132 10 2012 10.362.700 1.083 15.366 148 10 2013 10.322.900 914 15.642 152 9 2014 10.288.600 830 15.119 147 8 2015 10.334.600 737 14.153 137 7 2016 10.374.600 775 12.302 119 7 2017 10.596.600 677 10.711 101 6 2018 10.634.200 613 10.249 96 6 Cơ số trung bình 127 8 Bảng 4: Cơ số các tội xâm phạm TTATgTĐB so với các tội nói chung 41Khoa học Kiểm sátSố 03 - 2019 NguyễN ANh VăN thấp nhất, khu vực Nam Trung Bộ đứng thứ hai và nguy hiểm nhất đó là khu vực Đông Nam Bộ. 2. Diễn biến tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ Ngoài những con số thể hiện mức độ của tình hình nhóm tội thì việc làm rõ diễn biến, động thái sẽ cho thấy xu hướng vận động của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian 2009-2018. Hay nói cách khác, tình hình nhóm tội này có tính chất ổn định hay chỉ mang tính thời điểm nhất thời thì việc nghiên cứu làm rõ diễn biến của tình hình sẽ làm rõ vấn đề này. Trên cơ sở số liệu phản ánh về số lượng các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ giai đoạn 2009 - 2018 cho thấy, tình hình nhóm tội này biến động không đều, có sự tăng giảm thất thường và chia làm 4 giai đoạn cụ thể. Nếu lấy năm 2009 làm mốc để so sánh (định gốc) thấy rằng các năm tiếp theo số vụ án xảy ra và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm TTATGTĐB có sự tăng, lên và giảm đi khác nhau. Từ bảng số liệu cho thấy tình hình nhóm tội này biến động không đều, có sự tăng giảm thất thường, ở giai đoạn 4 năm đầu từ 2009 đến 2012, số vụ án và bị cáo có xu hướng tăng, từ 710 vụ, 731 bị cáo năm 2009 tăng lên 1.046 vụ, 1.083 bị cáo năm 2012. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, tình hình nhóm tội lại có xu hướng giảm xuống từ 1.046 vụ, 1.083 bị cáo năm 2012 giảm xuống 724 vụ, 737 bị cáo năm 2015. Tuy nhiên, bước qua năm 2016, tình hình lại có chiều hướng tăng trở lại, năm 2015 đã có 724 vụ và 737 bị cáo được đem ra xét xử, đến năm 2016 con số này đã tăng lên với 765 vụ và 775 bị cáo. Nhưng từ năm 2017 đến nay, tình hình nhóm tội có xu hướng giảm xuống còn 602 vụ và 613 bị cáo năm 2018. Đánh giá cả giai đoạn 2009- 2018 thì thấp nhất là năm 2018 xảy ra 602 vụ với 613 bị cáo và cao nhất là năm 2012 với 1.046 vụ và 1.083 bị cáo. Ngoài ra, để thấy được rõ hơn diễn biến phức tạp của tình hình nhóm tội này, cần dùng phép so sánh các giai đoạn của tình hình nhóm tội trong quá trình nghiên cứu từ năm 2009 đến 2018, thấy được rằng có sự tăng và giảm cả về số vụ và số bị cáo ở mỗi giai đoạn. Cụ thể, hình thành rõ các giai đoạn: năm 2009-2012 tình hình nhóm tội tăng liên tục với mức trung bình 112 vụ và 117 bị cáo một năm; giai đoạn 2012-2015 thì tình hình nhóm tội có xu hướng giảm xuống với mức trung bình là 107 vụ và 115 bị cáo một năm; giai đoạn 2015-2016 tình hình nhóm tội có sự tăng nhẹ, mức 41 vụ và 38 bị cáo và giai đoạn 2016-2018 thì tình hình nhóm tội lại giảm, với mức trung bình 82 vụ và 81 bị cáo. Bảng 5: Cơ số tình hình tội phạm TTATgTĐB theo cơ cấu lãnh thổ Khu vực Diện tích (km2) Số dân (nghìn người) Số bị cáo (người) Số bị cáo/1 km2 (người) Số dân/1 bị cáo (người) hệ số tiêu cực (Thứ bậc diện tích + dân số) Cấp độ nguy hiểm Nam Trung Bộ 44.538,5 5.508,2 6.671 0,15 826 4 2 Đông Nam Bộ 23.552,6 9.240,5 7.692 0,33 1.201 3 1 Tây Nam Bộ 40.816,3 10.601,3 8.199 0,2 1.293 5 3 42 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH LƯỢNG CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ... Khoa học Kiểm sát Số 03 - 2019 Sự biến động, thay đổi liên tục của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB giai đoạn 2009 đến 2018 cho thấy hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB chưa mang lại những kết quả rõ nét khi tình hình nhóm tội luôn có sự tăng giảm thất thường trong giai đoạn nghiên cứu. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố mang tính khách quan về điều kiện địa lý tự nhiên khu vực Tây Nam Bộ, nhất là các điều kiện khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ. Tình trạng quy hoạch riêng lẻ, thiếu đồng bộ, thiếu tính liên kết vùng giữa các địa phương đã tạo nên những điểm nghẽn cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ. Hạ tầng giao thông kém phát triển, quy hoạch dân cư thiếu hợp lý, tình trạng di cư xảy ra phổ biến dẫn đến gia tăng áp lực giao thông một cách đột biến. Hay những nguyên nhân mang tính chủ quan như chất lượng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ chưa phù hợp, còn những hạn chế, thiếu sót. Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGTĐB chưa cao, chạy theo chỉ tiêu, số lượng chứ chưa có quan tâm đến chất lượng. Đội ngũ các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB chưa cân xứng với thực tiễn công tác, việc thực hiện phòng ngừa còn xảy ra sai sót, thậm chí vi phạm pháp luật. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể chưa rõ ràng, trách nhiệm người đứng đầu chưa được đặt ra, đã làm cho công tác thiếu tính thống nhất, định hướng hoạt động. Tóm lại, mức độ và diễn biến tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn Tây Nam Bộ từ năm 2009 đến năm 2018 có số lượng không nhiều, chiếm tỷ lệ thấp so với tình hình tội phạm khác trên địa bàn nhưng diễn biến, động thái của tình hình rất phức tạp có sự thay đổi không đồng đều và theo một quy luật nhất định. Do đó, khi nghiên cứu, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình nhóm tội cần quan tâm, làm rõ những đặc điểm mang tính định lượng của tình hình các tội xâm phạm TTATGTĐB trên địa bàn để thấy được mức độ, diễn biến, động thái tình hình sẽ có ý nghĩa quan trọng, cơ sở đưa ra các kết luận về hiệu quả công tác phòng ngừa đã thực hiện thời gian qua, giúp cho các cơ quan chức năng, chủ thể có nhiệm vụ phòng ngừa xác đinh rõ đối tượng, địa bàn, biện pháp phòng ngừa cụ thể thời gian tiếp theo./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_dinh_luong_cua_tinh_hinh_cac_toi_xam_pham_trat_tu_a.pdf
Tài liệu liên quan