Theo nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh
lý được điều trị đau sau phẫu thuật bao gồm: teo
thực quản, teo ruột non, thoát vị hoành, tồn tại
ống động mạch, tắc tá tràng, bất sản hậu môn –
trực tràng, Hirschsprung, vỡ dạ dày, hở thành
bụng và thủng ruột. Phần lớn trẻ sơ sinh được
giảm đau sau phẫu thuật. Mức độ đau dựa theo
thang điểm CRIES giảm dần trong vòng 72 giờ
sau phẫu thuật. Cách thức sử dụng thuốc giảm
đau chủ yếu là dùng morphine đơn thuần, kế
đến là acetaminophen đơn thuần và bên cạnh
đó, có những trường hợp được giảm đau bằng
cách phối hợp morphine và acetaminophen. Liều
morphine truyền giảm dần qua các ngày hậu
phẫu Các thủ thuật gây đau như lấy máu và thay
băng gặp ở tất cả các trường hợp được nghiên
cứu.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm giảm đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 87
ĐẶC ĐIỂM GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT Ở TRẺ SƠ SINH
Nguyễn Đức Toàn*, Hồ Tấn Thanh Bình*, Phạm Thị Thanh Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giảm đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 73 trẻ sơ sinh được giảm đau trong vòng 72 giờ sau phẫu
thuật ngực bụng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Kết quả: Trong tổng số 73 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1. Tỷ lệ tử vong là 4,1%. Non
tháng chiếm 39,7%, nhẹ cân chiếm 41,1%. Tuổi lúc nhập khoa trung bình là 5,5 ngày. Tuổi lúc được phẫu thuật
trung bình là 7,7 ngày. Bệnh lý gặp nhiều nhất là teo thực quản 16,4%. Điểm số đau trung bình theo thang điểm
CRIES ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 4,2; 3,4 và 2,2. Tổng cộng có 70 trường hợp
(95,9%) được giảm đau sau phẫu thuật. Trong đó có 38 trường hợp được giảm đau bằng morphine (54,3%), 16
trường hợp giảm đau bằng acetaminophen (22,9%) và 14 trường hợp phối hợp morphine và acetaminophen
(20%). Liều morphine truyền liên tục trung bình ở ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 36,1; 32,0 và
23,5 µg/kg/giờ. Lấy máu và thay băng là thủ thuật gây đau thường được thực hiện trong giai đoạn hậu phẫu.
Kết luận: Phần lớn trẻ sơ sinh được giảm đau sau phẫu thuật. Mức độ đau dựa theo thang điểm CRIES
giảm dần trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau là morphine và
acetaminophen.
Từ khóa: Đau sau phẫu thuật, thang điểm đau CRIES, morphine, acetaminophen.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF POSTOPERATIVE PAIN MANAGEMENT IN NEONATES
Nguyen Duc Toan, Ho Tan Thanh Binh, Pham Thi Thanh Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 87 - 94
Objective: The aim of this study was to describe characteristics of postoperative pain management in
neonates
Methods: We collected data of 73 neonates for the 72 hours after surgical operation at Children’s Hospital 1
in Vietnam.
Results: Among 73 studied neonates, male/female ratio was 1.7. Mortality rate was 4.1%. Preterm (39.7%).
Low birth weight (41.1%). Mean age of admission and receiving surgical operation was 5.5 and 7.7 days. The
most common condition was esophageal atresia (16.4%). Mean pain scores using CRIES pain scale at
postoperative day 1, day 2 and day 3 were 4.2, 3.4 and 2.2 respectively. Among 70 cases (95.9%) received
analgesia, morphine was used in 38 cases (54.3%), acetaminophen in 16 cases (22.9%) and 14 cases received the
combination of morphine and acetaminophen (20%). Mean doses of continuously infused morphine at
postoperative day 1, day 2 and day 3 were 36.1, 32.0 and 23.5 µg/kg/hou respectively. Blood sampling and
dressing change are common painful procedures within 72 hours after surgery.
Conclusions: Most neonates received postoperative analgesia and pain scores using CRIES pain scales
decreased in the 72-hour postoperative period. Pharmacologic interventions were morphine and acetaminophen.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên hệ: ThS. BS. Nguyễn Đức Toàn ĐT: 0902409480 Email: nicukids@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 88
Key words: Postoperative pain management, CRIES pain scale, morphine, acetaminophen.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiệp Hội Quốc Tế Nghiên Cứu Về
Đau, đau là một kinh nghiệm khó chịu về
cảm giác và cảm xúc đi kèm với tổn thương
mô thực sự hoặc tiềm tàng, được mô tả trong
thuật ngữ của những tổn thương đó(14).
Được làm dịu cơn đau là một quyền cơ
bản của con người, không phân biệt tuổi tác.
Tuy vậy, trong quá khứ, việc phòng ngừa và
kiểm soát đau ở trẻ sơ sinh chưa được quan
tâm đúng mức do các nhận thức sai lầm sau
đây: đường dẫn truyền cảm giác đau ở trẻ sơ
sinh vì chưa được myelin hóa hoặc chưa
trưởng thành nên không thể dẫn truyền kích
thích đau đến não, không có phương cách
nào có thể thay thế cho lời nói, nói vốn được
xem là “tiêu chuẩn vàng” trong biểu hiện
những vấn đề mang tính chủ quan như đau,
nhận thức về đau chỉ được khu trú ở vùng
vỏ não và sự liên hệ vỏ não - đồi thị phải
được phát triển đầy đủ thì mới nhận thức
được tình trạng đau, trẻ sơ sinh chưa có bối
cảnh tâm lý để xác định bất kỳ kinh nghiệm
nào về đau và điều này không phát triển cho
đến hai năm hoặc sau đó, trẻ sơ sinh có nguy
cơ bị tác dụng phụ của các thuốc giảm đau
hoặc an thần cao hơn, hoặc các loại thuốc
này có tác dụng phụ ảnh hưởng lâu dài đến
sự phát triển của não và hành vi (3).
Sau khi những quan niện sai lầm nêu
trên được làm sáng tỏ, từ những năm 1980,
cộng đồng y học đã xác định rằng, trẻ sơ sinh
có đầy đủ khả năng tiếp nhận phản ứng đau.
Sơ sinh đủ tháng hay non tháng đều có
cấu tạo về phương diện giải phẫu, sinh lý
thần kinh và thể dịch cần thiết để cảm nhận
đau (3). Đặc biệt, việc điều trị giảm đau sau
phẫu thuật thực sự cần thiết, giúp giảm biến
chứng, giảm ngày điều trị và giảm tỷ lệ tử
vong.
Đối với trẻ sơ sinh, điều trị giảm đau sau
phẫu thuật có mục đích làm dịu cơn đau và
giảm thiểu tác động sinh học của nó. Để điều
trị giảm đau sau phẫu thuật, có 2 phương
pháp được áp dụng, phương pháp dùng
thuốc và phương pháp không dùng thuốc.
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế
giới, việc điều trị đau sau phẫu thuật cho trẻ
sơ sinh cũng hết sức đa dạng và không
thống nhất.
Trên thế giới, vào năm 2006, Viện hàn
lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Hội Nhi khoa
Canada xuất bản những hướng dẫn mới và
khuyến cáo mỗi cơ sở y tế chăm sóc cho trẻ
sơ sinh cần thiết lập một chương trình kiểm
soát đau ở sơ sinh (neonatal pain control
program). Tuy nhiên, những hướng dẫn lâm
sàng hiện nay chưa đề cập một cách đầy đủ
về vấn đề giảm đau sau phẫu thuật ở trẻ sơ
sinh. Số lượng những bài báo khoa học
nghiên cứu về vấn đề này cũng rất ít. Tại
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện về vấn đề điều trị đau sau phẫu
thuật ngực bụng ở trẻ sơ sinh.
Hiện tại, ở Khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh
viện Nhi Đồng 1, mặc dù đã có phác đồ điều
trị đề cập đến vấn đề điều trị đau sau phẫu
thuật cho trẻ sơ sinh nhưng việc áp dụng
vẫn còn mang tính chủ quan và chưa triệt để.
Nghiên cứu này được thực hiện là phù hợp
với tình hình nhận thức về đau ở trẻ sơ sinh
đang được cải thiện trong cộng đồng y học
và tính nhân văn của ngành y, đặc biệt là vấn
đề đau sau phẫu thuật. Với nghiên cứu này,
chúng tôi muốn trả lời câu hỏi nghiên cứu:
Đặc điểm giảm đau trong vòng 72 giờ sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 89
phẫu thuật ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi
Đồng 1 là gì ?
Mục tiêunghiên cứu
Khảo sát đặc điểm giảm đau sau phẫu thuật
ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả loạt ca.
Cỡ mẫu
Lấy trọn mẫu N = 73.
Dân số nghiên cứu
Trẻ sơ sinh có biểu hiện đau trong vòng 72
giờ sau phẫu thuật ngực bụng tại Khoa hồi sức
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1: tuổi thai ≥ 28
tuần, được phẫu thuật ngực hoặc bụng, gây mê
tại phòng mổ và hồi sức trong vòng 72 giờ sau
phẫu thuật tại khoa hồi sức sơ sinh, phẫu thuật
lần đầu, có biểu hiện đau sau phẫu thuật theo
thang điểm CRIES.
Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu trực tiếp từ trẻ sơ sinh có các
biểu hiện đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật
ngực bụng tại Khoa hồi sức sơ sinh của Bệnh
viện Nhi Đồng 1. Tác giả ghi nhận một cách
khách quan đặc điểm điều trị đau sau phẫu
thuật. Tác giả trực tiếp chấm điểm số đau theo
thang điểm CRIES ở đầu ngày hậu phẫu thứ 1,
thứ 2 và thứ 3. Thời điểm này trẻ sơ sinh không
bị đau do các thủ thuật gây đau sau phẫu thuật
ngực bụng. Việc điều trị đau được thực hiện bởi
tất cả các bác sĩ làm việc tại khoa. Tác giả không
can thiệp và không thay đổi quá trình điều trị
đau của các bác sĩ khác trong khoa.
Số liệu được thu thập bằng bệnh án nghiên
cứu với các số liệu được mã hóa, sau đó được
nhập bằng phần mềm EpiData 3.1. và phân tích
bằng phần mềm Stata 10.0. Các biến số định
lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn. Các
biến số định tính: tính tỷ lệ phần trăm.
Thang điểm CRIES (Crying, Requires Oxygen
Saturation, Increased Vital Signs, Expression,
Sleeplessness) (9)
Thông số Dấu hiệu Điểm
Đánh giá giấc ngủ
trong 1 giờ trước
khi chấm điểm
Ngủ liên tục 0
Ngủ chập chờn 1
Không ngủ 2
Vẻ mặt
Bình thường 0
Nhăn mặt 1
Nhăn mặt và rên rỉ 2
Khóc
Không khóc hoặc khóc
nhỏ
0
Khóc lớn, có thể dỗ nín 1
Khóc lớn, không thể dỗ
nín
2
Nhịp tim
Bằng nhịp tim trước mổ 0
≤ 20% nhịp tim trước mổ 1
> 20% nhịp tim trước mổ 2
FiO2
21% (khí trời) 0
≤ 30% 1
> 30% 2
Nhịp tim trước mổ là nhịp tim cơ bản được
ghi nhận trước khi trẻ được phẫu thuật và ở thời
điểm trẻ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố
gây stress nào.
Điểm tối đa là 10 điểm. Điểm càng cao thì trẻ
càng đau nhiều.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ của trẻ sơ sinh được giảm
đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật
Giới tính: nam chiếm (46) 63%, nữ chiếm (27)
37%. Tỷ số nam/nữ = 1,7.
Tuổi thai: tuổi thai trung bình là 36,4 ± 3,7 (28
– 41), trung vị 38 tuần. Như vậy, non thángchiếm
(29) 39,7% còn đủ tháng chiếm (44) 60,3%.
Cân nặng lúc sanh: cân nặng lúc sanh
trung bình là 2585 ± 690 (600 – 3800) gram,
trung vị 2700 gram. Cân nặng lúc sanh thấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 90
chiếm (30) 41,1%, cân nặng lúc sanh bình
thường chiếm (43) 58,9%.
Tuổi lúc nhập khoa: tuổi lúc nhập khoa
trung bình là 5,5 ± 6,9 (1 – 28) ngày, trung vị 3
ngày.
Tuổi lúc được phẫu thuật: tuổi lúc được
phẫu thuật trung bình là 7,7 ± 8,5 (1 – 34) ngày,
trung vị 4 ngày.
Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ
sinh: Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ
sinh trung bình là 12,5 ± 7,5 (3 – 31) ngày,
trung vị 11 ngày.
Tỷ lệ tử vong lúc xuất khoa: có 3 trường hợp,
chiếm tỷ lệ 4,1%.
Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng
72 giờ sau phẫu thuật.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 68,7 ± 31,6
(25 – 240) phút, trung vị 60 phút.
Bảng 1: Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng
72 giờ sau phẫu thuật
Loại phẫu thuật N = 73 %
Teo thực quản 12 16,4
Teo ruột non 10 13,7
Các bệnh lý khác (thoát vị bẹn, thoát vị
rốn, ruột xoay bất toàn,) 10 13,7
Thoát vị hoành 8 10,9
Tồn tại ống động mạch 8 10,9
Tắc tá tràng 7 9,7
Bất sản hậu môn – trực tràng 6 8,3
Hirschsprung 4 5,5
Vỡ dạ dày 4 5,5
Hở thành bụng 2 2,7
Thủng ruột 2 2,7
Xác định điểm số đau trong vòng 72 giờ sau
phẫu thuật ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ
1, thứ 2 và thứ 3 theo thang điểm CRIES.
Bảng 2: Điểm số đau ở thời điểm hậu phẫu ngày 1,
ngày 2 và ngày 3 theo thang điểm CRIES
Điểm số đau
Hậu phẫu
ngày 1
(điểm)
Hậu phẫu
ngày 2
(điểm)
Hậu phẫu
ngày 3
(điểm)
Trung bình ± Độ lệch
chuẩn 4,2 ± 0,8 3,4 ± 0,7 2,2 ± 0,9
Thấp nhất – Cao nhất 2 – 6 2 – 5 1 – 5
Trung vị 4 3 2
Các phương pháp điều trị đau trong vòng
72 giờ sau phẫu thuật ngực bụng.
Đặc điểm chung của giảm đau hậu phẫu
Bảng 3: Đặc điểm chung của giảm đau hậu phẫu
N = 73 %
Giảm đau hậu phẫu 70 95,9
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 1 60 82,1
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 2 63 86,3
Giảm đau ở ngày hậu phẫu 3 49 67,1
Bảng 4: Cách sử dụng thuốc trong giảm đau hậu
phẫu
Cách sử dụng thuốc N = 73 %
Dùng morphine đơn thuần 38 54,3
Dùng acetaminophen đơn thuần 16 22,9
Dùng morphine và acetaminophen 14 20,0
Giảm đau hậu phẫu bằng morphine
Bảng 5: Đặc điểm sử dụng morphine ở các ngày hậu
phẫu
N = 73 %
Giảm đau hậu phẫu bằng morphine 52 71,2
Giảm đau bằng morphine ở ngày
hậu phẫu 1
50 68,5
Giảm đau bằng morphine ở ngày
hậu phẫu 2
37 50,7
Giảm đau bằng morphine ở ngày
hậu phẫu 3
28 38,4
Bảng 6: Cách morphine được sử dụng trong giảm
đau
Sử dụng
morphine
Hậu phẫu
ngày 1
N = 73 (%)
Hậu phẫu
ngày 2
N = 73 (%)
Hậu phẫu
ngày 3
N = 73 (%)
Truyền liên tục 31 (62) 30 (81,1) 23 (82,1)
Chích cữ 19 (38) 7 (18,9) 5 (17,9)
Bảng 7: Liều morphine được sử dụng trong giảm đau
Liều morphine
truyền liên tục
Hậu phẫu
ngày 1
(µg/kg/giờ)
Hậu phẫu
ngày 2
(µg/kg/giờ)
Hậu phẫu
ngày 3
(µg/kg/giờ)
Trung bình ± Độ
lệch chuẩn 36,1 ± 8,0 32,0 ± 9,9 23,5 ± 7,7
Thấp nhất –
Cao nhất 20 – 40 20 – 40 20 – 40
Trung vị 40 40 20
Giảm đau hậu phẫu bằng acetaminophen
Bảng 8: Đặc điểm sử dụng acetaminophen ở các ngày
hậu phẫu
N = 73 %
Giảm đau hậu phẫu bằng
acetaminophen
30 41,1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 91
N = 73 %
Giảm đau bằng acetaminophen ở
ngày hậu phẫu 1
9 12,3
Giảm đau bằng acetaminophen ở
ngày hậu phẫu 2
26 35,6
Giảm đau bằng acetaminophen ở
ngày hậu phẫu 3
19 26,0
Các loại thủ thuật gây đau trong vòng 72
giờ sau phẫu thuật
Bảng 9: Các thủ thuật gây đau thường gặp sau phẫu
thuật
Các thủ thuật N = 73 %
Lấy máu 73 100,0
Thay băng 73 100,0
Đặt catheter 6 8,2
Đặt ống dẫn lưu 3 4,1
Bảng 10: Số lần thực hiện các thủ thuật
Số lần Trung bình ± Độ
lệch chuẩn
Thấp nhất –
Cao nhất Trung vị
Lấy máu 3,5 ± 1,7 1 – 9 3
Thay băng 2,4 ± 1,7 1 – 9 2
Tổng các thủ
thuật 6,2 ± 3,2 1 – 18 5
Những thủ thuật đặt catheter và đặt ống dẫn
lưu được thực hiện sau 1 lần.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của trẻ sơ sinh được giảm
đau trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu này, tỷ số nam/nữ = 1,7.
Tuổi thai trung bình là 36,4 tuần. Trẻ non tháng
chiếm tỷ lệ 39,7% trong khi trẻ đủ tháng chiếm tỷ
lệ 60,3%. Vệc đánh giá đau ở trẻ non tháng có thể
khó khăn hơn khi so sánh với trẻ đủ tháng.
Cân nặng lúc sanh trung bình là 2585 gram.
Cân nặng lúc sanh thấp chiếm 41,1% trong khi
cân nặng lúc sanh bình thường chiếm 58,9%.
Tuổi lúc nhập khoa trung bình là 5,5 ngày.
Tuổi lúc được phẫu thuật trung bình là 7,7 ngày.
Thời gian hậu phẫu tại khoa hồi sức sơ sinh
trung bình là 12,5 ngày. Có 3 trường hợp tử
vong, chiếm tỷ lệ 4,1%.
Các loại bệnh lý cần điều trị đau trong vòng
72 giờ sau phẫu thuật.
Trong nghiên cứu này, thời gian phẫu thuật
trung bình là 68,7 ± 31,6 (25 – 240) phút, trung vị
60 phút. Những yếu tố cần được xem xét khi xây
dựng kế hoạch điều trị đau sau phẫu thuật bao
gồm cả mức độ nặng của phẫu thuật (mức độ
xâm lấn, thời gian gây mê, phạm vi tổn thương).
Theo nghiên cứu của chúng tôi, những
bệnh lý được điều trị đau sau phẫu thuật bao
gồm: teo thực quản, teo ruột non, thoát vị
hoành, tồn tại ống động mạch, tắc tá tràng, bất
sản hậu môn – trực tràng, Hirschsprung, vỡ dạ
dày, hở thành bụng và thủng ruột. Tổn thương
mô, xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau trong
tất cả các loại phẫu thuật đều gây ra những
đáp ứng sinh lý nhất định ở trẻ sơ sinh.
Những đáp ứng sinh lý với phẫu thuật càng rõ
rệt thì tình trạng hậu phẫu của trẻ càng nặng
nề. Vì thế, giảm thiểu những đáp ứng nội tiết
và chuyển hóa với phẫu thuật bằng cách giảm
đau được chứng minh là cải thiện rõ rệt dự
hậu sau phẫu thuật ở trẻ sơ sinh(11).
Xác định điểm số đau trong vòng 72 giờ sau
phẫu thuật ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ
1, thứ 2 và thứ 3 theo thang điểm CRIES.
Điểm số đau trung bình theo thang điểm
CRIES qua các ngày hậu phẫu lần lượt là: 4,2 ±
0,8 điểm ở ngày thứ nhất, sau đó 3,4 ± 0,7 điểm ở
ngày tứ hai và 2,2 ± 0,9 điểm ở ngày hậu phẫu
thứ ba.
Đánh giá đau một cách chính xác ở trẻ sơ
sinh vẫn còn là một thách thức vì trẻ không thể
tự thông báo cho người khác về vấn đề mình gặp
phải. Vì đánh giá đau là điều tiên quyết phải
thực hiện để có thể điều trị đau một cách tối ưu,
nhiều công cụ tính điểm đã được thiết lập vì
mục đích này. Hiện nay có nhiều công cụ được
sử dụng để đánh giá đau, có thể chỉ có một tham
số, có thể có nhiều tham số (gồm sinh lý, hành vi,
tình trạng)(7). Nhiều công cụ đang được sử dụng
ở khoa Hồi sức sơ sinh để đánh giá đau có nhiều
tham số với giá trị, độ tin cậy, và tiện ích lâm
sàng đã được chứng minh (7,13,12). Các công cụ phổ
biến nhất được sử dụng ở NICU để đánh giá đau
cấp tính bao gồm các thang điểm sau đây: PIPP –
Premature Infant Pain Profile (13), N–PASS –
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 92
Neonatal Pain Agitation and Sedation Scale (10),
NIPS – Neonatal Infant Pain Scale (4), CRIES –
Crying, Requires Oxygen Saturation, Increased
Vital Signs, Expression, Sleeplessness (9). Trong
đó CRIES là thang điểm đáng tin cậy, có giá trị
và được sử dụng rộng rãi để đánh giá đau sau
phẫu thuật ở trẻ sơ sinh.
Các phương pháp điều trị đau trong vòng
72 giờ sau phẫu thuật ngực bụng
Đặc điểm chung của giảm đau hậu phẫu
Theo nghiên cứu của chúng tôi, có 70 trường
hợp được giảm đau hậu phẫu, chiếm tỷ lệ 41,1%.
Cụ thể là số trường hợp được giảm đau ở các
ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là
60 (82,1%), 63 (86,3%) và 49 (67,1%).
Cách thức sử dụng thuốc giảm đau chủ yếu
là dùng morphine đơn thuần với 38 trường hợp
(54,3%), kế đến là acetaminophen đơn thuần với
16 trường hợp (22,9%). Bên cạnh đó, có 14
trường hợp (20%) được giảm đau bằng cách phối
hợp morphine và acetaminophen.
Mục tiêu điều trị đau sau phẫu thuật là
“giảm đau dự phòng” (preventive analgesia).
Nguyên tắc điều trị gồm: hạn chế những can
thiệp hoặc thủ thuật gây đau sau phẫu thuật,
giảm đau bằng phương pháp dùng thuốc, giảm
đau bằng phương pháp không dùng thuốc.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập
đến các phương pháp dùng thuốc. Việc dùng các
thuốc giảm đau ngay sau phẫu thuật (trước giai
đoạn trẻ “tỉnh dậy” sau gây mê hệ thống) có thể
dự phòng được tình trạng tăng kích thích ở tủy
sống và trên tủy sống do cảm giác đau gây ra, từ
đó có thể làm giảm mức độ và thời gian dùng
thuốc giảm đau(8).
Giảm đau hậu phẫu bằng morphine
Có 52 trường hợp được giảm đau bằng
morphine (71,2%). Bên cạnh đó có thể nhận thấy
việc sử dụng morphine để giảm đau giảm dần
qua các ngày hậu phẫu. Cụ thể là số trường hợp
dùng morphine ở các ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2
và thứ 3 lần lượt là 50 (68,5%), 37 (50,7%) và 28
(38,4%). Opioid là liệu pháp hiệu quả nhất cho
các trường hợp đau vừa đến đau nặng đối với
mọi lứa tuổi. Những thuốc này có cả tác dụng
giảm đau và an thần với cửa sổ điều trị rất rộng
và có thể làm giảm các đáp ứng sinh lý với tình
trạng đau.. Morphine là opioid phổ biến nhất
được sử dụng để giảm đau ở trẻ sơ sinh. Thuốc
này thường được truyền liên tục ở trẻ sơ sinh thở
máy sau phẫu thuật lớn, hoặc không liên tục để
giảm đau cấp tính liên quan đến các thủ thuật
xâm lấn. Mặc dù đây là thuốc giảm đau hiệu quả
và an toàn ở trẻ sơ sinh trong những trường hợp
đã nêu nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm vì
có nhiều dữ liệu trái nhau về khả năng của
morphine trong việc giảm đau cấp do thủ thuật.
Opioids là thuốc điều trị đau sau phẫu thuật cơ
bản cho những phẫu thuật mức độ trung bình
hoặc lớn. Morphine và fentanyl có khả năng
giảm đau tương đương nhau. Morphine có hiệu
quả an thần cao hơn, ít ảnh hưởng đến độ đàn
hồi của thành ngực nhưng lại ít dung nạp hơn.
Fentanyl tác dụng nhanh hơn, thời gian tác dụng
ngắn hơn, ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ niệu
cũng như huyết động của bệnh nhân. Ngoài ra,
morphine được sử dụng dưới dạng truyền liên
tục nhiều hơn so với dạng chích. Tuy nhiên điều
này phụ thuộc vào đánh giá trên lâm sàng của
bác sĩ như độ nặng của bệnh lý, mức độ an thần
và thời gian thở máy (8).
Liều morphine truyền giảm dần qua các
ngày hậu phẫu. Cụ thể liều truyền morphine qua
các ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt
là 36,1 ± 8,0 µg/kg/giờ, 32,0 ± 9,9 µg/kg/giờ và
23,5 ± 7,7 µg/kg/giờ. Điều này có thể giải thích là
do mức độ đau của bệnh nhân giảm dần. Tuy
nhiên, trong một số bệnh lý, bác sĩ có thể giảm
dần liều morphine để phục vụ cho mục đích cai
máy thở.
Giảm đau hậu phẫu bằng acetaminophen
Có 30 trường hợp được giảm đau bằng
acetaminophen, chiếm tỷ lệ 41,1%. Cụ thể là số
trường hợp dùng acetaminophen ở các ngày hậu
phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 9 (12,3%),
26 (35,6%) và 19 (26%). Acetaminophen được sử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 93
dụng thường quy kết hợp với opioids ở giai
đoạn ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bằng
chứng về việc sử dụng acetaminophen đường
tiêu hóa có hiệu quả trong việc giảm đau cũng
như làm giảm mức độ sử dụng opioids sau phẫu
thuật ở trẻ sơ sinh còn hạn chế. Giảm đau trong
vòng 6 giờ sau cắt bao quy đầu đã được báo cáo.
Sử dụng acetaminophen đường tĩnh mạch có thể
có hiệu quả nhưng chưa được phép sử dụng trên
trẻ sơ sinh ở Mỹ. Acetaminophen được sử dụng
trong điều trị đau do thủ thuật mức độ nhẹ đến
trung bình hoặc đau sau phẫu thuật. Ở trẻ sơ
sinh non tháng và đủ tháng, sự thanh thải
acetaminophen chậm hơn so với trẻ lớn, do đó
không nên sử dụng thường xuyên.
Acetaminophen đơn thuần không hiệu quả để
giảm cơn đau cấp tính khi cắt bao quy đầu hoặc
lấy máu gót chân, nhưng khi kết hợp với các
biện pháp giảm đau khác, nó có thể có hiệu quả
với các trường hợp đau sau phẫu thuật hoặc các
loại đau kéo dài khác(5,6,1).
Thuốc an thần (như benzodiazepines) không
mang lại sự gảm đau nhưng được sử dụng để
kiểm soát tình tạng cử động nhiều có thể ảnh
hưởng những yếu tố khác như thở máy. Có thể
kết hợp an thần và giảm đau sau phẫu thuật để
làm giảm mức độ sử dụng opioids cũng như
những tác dụng phụ kèm theo. Cần lưu ý khi sử
dụng benzodiazepines ở bệnh nhân nhỏ hơn 35
tuần tuổi sau kinh chót do có thể gây ra rung giật
cơ giống như co giật. Chưa có bằng chứng về tác
dụng cũng như ảnh hưởng của benzodiazepines
khi sử dụng kéo dài. Giảm đau sau phẫu thuật
được tiếp tục cho đến khi đánh giá đau theo
thang điểm và nhận định lâm sàng cho thấy
không cần giảm đau nữa(8).
Các loại thủ thuật gây đau trong vòng 72
giờ sau phẫu thuật
Các thủ thuật gây đau như lấy máu và thay
băng gặp ở tất cả các trường hợp được nghiên
cứu. Ngoài ra, đặt catheter với 6 trường hợp
(8,2%) và đặt ống dẫn lưu với 3 trường hợp
(4,1%) là những thủ thuật được thực hiện trong
nghên cứu của chúng tôi.
Số lần thực hiện thủ thuật cũng là một yếu tố
gây đau hậu phẫu ở trẻ sơ sinh. Tính trung bình,
số lần lấy máu và thay băng ở mỗi trẻ lần lượt là
3,5 ± 1,7 lần và 2,4 ± 1,7 lần. Nếu tính chung cho
tất cả các trường hợp được nghiên cứu, trung
bình mỗi trẻ phải chịu 6,2 ± 3,2 lần thực hiện thủ
thuật. Số thủ thuật nhiều nhất mà trẻ chịu đựng
là 18 thủ thuật.
Do đó việc can thiệp trên những thủ thuật
gây đau là việc hết sức cần thiết và góp phần vào
việc giảm đau hậu phẫu cho trẻ sơ sinh. số lượng
các thủ thuật có thể giảm nhờ những việc sau
đây (7,2): Tính toán thời gian cá can thiệp hàng
ngày (quá trình thăm khám lâm sàng của bác sĩ)
và những loại chăm sóc khác (thay tã hoặc hút
đàm nhớt). Dự đoán lượng máu cần thiết cho xét
nghiệm để hạn chế tối đa số lần lấy máu. Các
phương tiện hiện đại có thể phân tích cùng lúc
nhiều thông số (pH, PaO2, thành phần điện giải
và bilirubin) từ một mẫu máu nhỏ duy nhất, do
đó làm giảm số lần tiêm tĩnh mạch hoặc lấy máu
gót chân để xét nghiệm. Đối với trẻ sơ sinh cần
nhiều hơn 2-3 lần lấy máu gót chân một ngày,
một catheter động mạch ngoại biên có thể được
đặt để lấy máu thường xuyên và/hoặc một
catheter tĩnh mạch trung nếu cần đường truyền
tĩnh mạch. Những thủ tục này nên được thực
hiện với thuốc giảm đau phù hợp. Nếu có thể
nên sử dụng các biện pháp theo dõi không xâm
lấn qua da để theo dõi độ bão hòa oxy hoặc
bilirubin, để tránh phải lấy máu chỉ để theo dõi
không cần thiết.
KẾT LUẬN
Theo nghiên cứu của chúng tôi, những bệnh
lý được điều trị đau sau phẫu thuật bao gồm: teo
thực quản, teo ruột non, thoát vị hoành, tồn tại
ống động mạch, tắc tá tràng, bất sản hậu môn –
trực tràng, Hirschsprung, vỡ dạ dày, hở thành
bụng và thủng ruột. Phần lớn trẻ sơ sinh được
giảm đau sau phẫu thuật. Mức độ đau dựa theo
thang điểm CRIES giảm dần trong vòng 72 giờ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015
Chuyên Đề Nhi Khoa 94
sau phẫu thuật. Cách thức sử dụng thuốc giảm
đau chủ yếu là dùng morphine đơn thuần, kế
đến là acetaminophen đơn thuần và bên cạnh
đó, có những trường hợp được giảm đau bằng
cách phối hợp morphine và acetaminophen. Liều
morphine truyền giảm dần qua các ngày hậu
phẫu Các thủ thuật gây đau như lấy máu và thay
băng gặp ở tất cả các trường hợp được nghiên
cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alano MA, Ngougmna E, Ostrea EM Jr, Konduri GG (2001).
Analysis of nonsteroidal antiinflammatory drugs in
meconium and its relation to persistent pulmonary
hypertension of the newborn. Pediatrics; pp.107:519.
2. Anand KJ, Aranda JV, Berde CB, et al (2006). Summary
proceedings from the neonatal pain-control group. Pediatrics;
pp.117:S9.
3. Anand KJ, Hickey PR (1987). Pain and its effects in the human
neonate and fetus. N Engl J Med; pp.317:1321.
4. Anand KJ (2007). Pain assessment in preterm neonates.
Pediatrics; pp.119:605.
5. Anderson BJ, van Lingen RA, Hansen TG, et al (2002).
Acetaminophen developmental pharmacokinetics in
premature neonates and infants: a pooled population analysis.
Anesthesiology; pp.96:1336.
6. Anderson BJ, Woollard GA, Holford NH (2000). A model for
size and age changes in the pharmacokinetics of paracetamol
in neonates, infants and children. Br J Clin Pharmacol;
pp.50:125
7. Carbajal R, Rousset A, Danan C, et al (2008). Epidemiology
and treatment of painful procedures in neonates in intensive
care units. JAMA; pp.300:60.
8. Hall RW, Shbarou RM (2009). Drugs of choice for sedation
and analgesia in the neonatal ICU. Clin Perinatol; pp.36:215.
9. Holsti L, Grunau RE, Oberlander TF, et al (2005). Body
movements: an important additional factor in discriminating
pain from stress in preterm infants. Clin J Pain; pp.21:491.
10. Lawrence J, Alcock D, McGrath P, et al (1993). The
development of a tool to assess neonatal pain. Neonatal Netw;
pp.12:59.
11. Porter FL, Wolf CM, Miller JP (1999). Procedural pain in
newborn infants: the influence of intensity and development.
Pediatrics; pp.104:e13.
12. Stevens B, Yamada J, Ohlsson A (2001). Sucrose for analgesia
in newborn infants undergoing painful procedures. Cochrane
Database Syst Rev (4):CD001069, pp.15:57.
13. Taylor BJ, Robbins JM, Gold JI, et al (2006). Assessing
postoperative pain in neonates: a multicenter observational
study. Pediatrics; pp.118:e992.
14. Tuấn TD. Đau ở trẻ em. Nhi khoa chương trình đại học. Tập 1.
Nhà xuất bản Y học; 2007: tr.387.
Ngày nhận bài báo: 09/02/15.
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/02/15.
Ngày bài báo được đăng: 22/06/15.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_giam_dau_sau_phau_thuat_o_tre_so_sinh.pdf