Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ cây viễn chí Việt Nam (polygala karensium kurz) thuộc họ viễn chí (polygalaceae)

BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu tương đối hoàn chỉnh về hình thái (rễ, thân, lá, hoa), giải phẫu (rễ, thân, lá) và đặc điểm vi học bột rễ dược liệu. Kết quả này phù hợp với các tài liệu ở trong và ngoài nước đã công bố về cây Viễn chí [1, 3, 4, 5, 6]. Tuy nhiên, những công bố trước đây mới chỉ tập trung mô tả hình thái mà không có hình ảnh rõ ràng. Trong chuyên luận của Dược điển Việt Nam IV [1] chưa có loài Polygala karensium. Chúng tôi lần đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu và bột dược liệu của phần thân và rễ cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.), góp phần hoàn thiện dược liệu này trong Dược điển Việt Nam. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu về hình thái (rễ, thân, lá, hoa), giải phẫu (rễ, thân, lá) và vi phẫu bột dược liệu (rễ) của cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.), phục vụ công tác giám định và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Viễn chí được nhận dạng bởi các đặc điểm: cây thân thảo, rễ thắt từng đoạn như ruột gà, lá đơn mọc so le, lá ở gốc hình elip, lá phía trên hình mác; phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình lông chim, mép lá thường lượn sóng, có gai rất nhỏ và cách nhau không đều; cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; cánh hoa có màu trắng phớt tím đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy. Bột rễ có mảnh mang màu đỏ nâu; hạt tinh bột, mô cứng, nhiều mảnh mô mềm gồm những TB đa giác xếp sát nhau; lông che chở đa bào có TB ở đầu dài và thuôn nhọn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm hình thái và giải phẫu của rễ cây viễn chí Việt Nam (polygala karensium kurz) thuộc họ viễn chí (polygalaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 5 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA RỄ CÂY VIỄN CHÍ VIỆT NAM (POLYGALA KARENSIUM KURZ.) THUỘC HỌ VIỄN CHÍ (POLYGALACEAE) Trần Văn Quang*; Nguyễn Thượng Dong** Nguyễn Quỳnh Nga**; Nguyễn Thế Thanh Hà*** TÓM TẮT Mục tiêu: mô tả và hệ thống hóa các dữ liệu về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và đặc điểm vi học bột dược liệu của cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.). Phương pháp: mô tả hình thái và vi học. Kết quả và kết luận: Viễn chí là cây thân thảo, lá đơn mọc so le, lá ở gốc hình elip, lá phía trên hình mác, hình phiến lá hình mũi giáo hẹp; phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình lông chim, mép lá thường lượn sóng, có gai rất nhỏ và cách nhau không đều; cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; cánh hoa có màu trắng phớt tím đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy; rễ thắt từng đoạn như ruột gà, bột rễ dược liệu có mảnh mang màu đỏ nâu; hạt tinh bột, TB mô cứng, nhiều mảnh mô mềm gồm những tế bào (TB) đa giác xếp sát nhau; lông che chở đa bào có TB ở đầu dài và thuôn nhọn. * Từ khóa: Cây Viễn chí; Hình thái; Giải phẫu. Botanical Characteristics of Polygala Karensium Kurz Summary Objectives: To describe and systemize the data and characteristics of Polygala karensium Kurz. Methods: Using the methods of morphology and microscopy. Results and conclusion: Polygala karensium Kurz is a herbaceous plant. Root is tied into sections like these of coil. Alternate: simple foliums, lower leaves are elliptically shaped, upper leaves are lancelate. Leaf blade is slender, even, upper surface is green, lower one is green or purple. The nerve is feather shaped. The leaf border is usually wavy with very small irregulary spaced thorns. Flowers grow dense on the top of branches or crevice. The pental is purple-white or pink, slim and devided into 2 lobes. Root powder has red-brown fragment, inncluding polygonal shaped tissues. The above features are important data to consult for standardization of medical plant Polygala karensium Kurz. * Key words: Polygala karensium Kurz; Morpholoical; Microscopy. * Học viện Quân y ** Viện Dược liệu TW *** Bệnh viện Quân y 175 Người phản hồi (Corresponding): Trần Văn Quang (quangtran2108@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016 Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Viễn chí là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng lâu đời để chữa trị các chứng bệnh như: ho có đờm, kém trí nhớ, hồi hộp... Viễn chí thường phối hợp với các vị khác để chữa suy nhược thần kinh, hay quên, sợ hãi, là thành phần chính trong nhiều bài thuốc cổ phương như: Thiên vương bổ tâm, Định chí hoàn... Việt Nam có 23 loài thuộc chi Viễn chí (Polygala), phân bố ở nhiều địa phương như Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Lạt... Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu cụ thể về các loài Viễn chí ở Việt Nam còn hạn chế [1, 2, 4]. Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Viễn chí, tuy nhiên mới chủ yếu tập trung ở các loài Polygala như: P. tenuifolia, P. sibirica, P. japonica, P. vulgaris, P. fallax, P. senega, P. glomerata, P. arillata, P. sibirica, P. watersii... Nhiều loài Viễn chí ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ về hình thái và giải phẫu. Đặc biệt, Dược điển Việt Nam IV chưa đề cập đến loài Polygala karensium Kurz. Để phục vụ cho công tác giám định, tiêu chuẩn hóa dược liệu và cho những nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học, dược lý và tác dụng sinh học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu của dược liệu này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. Loài Viễn chí (Polygala karensium Kurz), thuộc họ Viễn chí (Polygalaceae). Mẫu nghiên cứu được thu hái tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tiêu bản mang số hiệu DL 060315 được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật, Khoa Tài nguyên Sinh thái, Viện Dược liệu Trung ương. 2. Phương pháp nghiên cứu. Áp dụng phương pháp hình thái so sánh để xác định loài. Mẫu nghiên cứu được so sánh và đối chiếu với khóa phân loại và bản mô tả trong các tài liệu [2, 4, 5, 6]. Áp dụng phương pháp hiển vi để nghiên cứu cấu tạo giải phẫu và đặc điểm bột dược liệu các bộ phận rễ, thân, lá của loài [3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xác định tên khoa học và mô tả đặc điểm hình thái của loài Viễn chí. Căn cứ vào mẫu nghiên cứu, có so sánh, đối chiếu với khóa phân loại và bản mô tả trong tài liệu tham khảo [2, 5, 6, 7], chúng tôi xác định tên khoa học của loài Viễn chí như sau: - Tên khoa học: Polygala karensium Kurz. - Tên đồng âm: Polygala tricornis Gagnep. - Tên tiếng Việt phổ thông: Viễn chí. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 7 - Tên tiếng Việt khác: Giả ba kích. - Họ thực vật: họ Viễn chí (Polygalaceae). * Mô tả đặc điểm hình thái: - Cây bụi cao 0,5 - 1 m. Thân non có cạnh, hơi vặn. Cành non nhẵn, không lông. - Lá đơn, mọc so le, rất đa dạng, lá gốc hình elip, lá phía trên hình mác; cuống lá dài 1 - 2,5 cm, nhẵn hoặc có lông ngắn; phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình lông chim, có 6 - 7 cặp gân phụ, phân chia đến tận mép lá. Mép lá thường lượn sóng, có gai rất nhỏ và cách nhau không đều. - Cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; hoa xếp dày, nhiều, dài 2,5 - 4 cm; đài 5, không đều, sớm bị rụng; ngoài cùng có 3 lá đài nhỏ, hơi cụp vào trong, dài 8 - 10 mm, rộng 4 - 5 mm, đỉnh tù; hai lá đài phía trong mỏng, giống cánh hoa, hình trứng ngược, lớn, dài 12 - 15 mm, rộng khoảng 8 mm; cánh hoa có màu trắng phớt tím đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy. - Bộ nhị 8, chỉ nhị dài 2 - 2,4 cm; vòi nhụy dài khoảng 1,2 - 1,4 cm, rộng và cong dần từ dưới lên đỉnh; núm nhụy hình môi; bầu dẹt, ở trên, chia 2 ô; hạt màu nâu đen, hình trứng, lông tơ; rễ củ dạng chùm, thắt lại từng đoạn giống ruột gà, có lõi bên trong, nhìn qua như rễ cây Ba kích; đường kính rễ tươi khoảng 0,5 - 1,2 cm, dài 20 - 30 cm, có thể tới 50 cm. 1 2 3 4 7 5 6 8 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 8 Hình 1: Một số đặc điểm hình thái cây Viễn chí. 1. Toàn cây; 2. Cành mang cụm hoa; 3. Lá (mặt trên), 4. Lá (mặt dưới); 5. Gân chính (mặt trên); 6. Gân chính (mặt dưới); 7. Mép lá mặt dưới; 8. Hoa nguyên vẹn; 9. Hoa cắt dọc; 10. Lá đài; 11. Cánh hoa; 12. Bộ nhị; 13. Bao phấn; 14. Vòi nhụy; 15. Núm nhụy; 16. Bầu nguyên vẹn; 17. Bầu cắt ngang; 18. Hạt; 19. Rễ; 20. Thân. 2. Đặc điểm vi học của cây Viễn chí. * Thân: Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào trong có: lớp biểu bì mỏng bao quanh (1), sát trong lớp bần là mô dày (2) gồm những TB hình đa giác nhỏ, thành dày xếp đều đặn; mô mềm vỏ (3) được cấu tạo bởi những TB đa giác lớn hơn, có thành mỏng; lớp mô cứng (4) mỏng gồm những TB có thành dày, khoang rộng; lớp libe (5) tương đối mịn nằm gần phần gỗ (6); trong cùng là mô mềm ruột (7), gồm những TB hình lục giác, to, thành mỏng, xếp sát nhau. 7 10 11 12 13 15 9 14 16 17 18 19 20 T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 9 Hình 2: Ảnh đặc điểm vi phẫu thân Viễn chí. * Rễ: Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào trong có lớp bần gồm 3 - 5 hàng TB (1); mô mềm vỏ (2) gồm những TB đa giác tương đối lớn, thành mỏng; tinh thể canxi oxalat (3) nhỏ, nằm xen kẽ với mô mềm vỏ; lớp libe (4) mỏng nằm sát lớp gỗ (5). Hình 3: Đặc điểm vi phẫu rễ Viễn chí. * Lá: Gân lá phía trên lõm, phía dưới lồi; lông che chở (1) cấu tạo bởi 1 TB, tiếp đến là lớp biểu bì (2) gồm 1 hàng những TB hình chữ nhật nhỏ xếp đều nhau; mô mềm (3) gồm những TB hình đa giác to, có thành mỏng; lớp libe - gỗ (4) tạo thành một đường cung, trong đó phần libe bên ngoài bao bọc lấy phần gỗ phía trong. Bao quanh lớp libe - gỗ là lớp mô cứng (5), mỏng, gồm những TB có thành dày hóa gỗ. Hình 4: Đặc điểm vi phẫu gân chính của lá Viễn chí. 3. Đặc điểm bột rễ dược liệu. Bột màu xám, không mùi, vị hơi đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy mảnh mang màu đỏ nâu (1); hạt tinh bột hình tròn (2) đứng riêng lẻ hoặc tụ lại thành đám; TB mô cứng (8) có thành dày, khoang rộng; nhiều mảnh mô mềm (6) gồm những TB đa giác xếp sát nhau; lông che chở đa bào (4, 5) có TB ở đầu dài và thuôn nhọn. Các bó sợi (3) và tinh thể canxi oxalat hình khối. 1 2 3 4 5 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 10 Hình 5: Các đặc điểm của bột rễ Viễn chí. Mảnh mang màu (1), hạt tinh bột (2), bó sợi (3), lông che chở (4, 5), mô mềm (6), tinh thể canxi oxalat hình khối (7), mô cứng (8). BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu tương đối hoàn chỉnh về hình thái (rễ, thân, lá, hoa), giải phẫu (rễ, thân, lá) và đặc điểm vi học bột rễ dược liệu. Kết quả này phù hợp với các tài liệu ở trong và ngoài nước đã công bố về cây Viễn chí [1, 3, 4, 5, 6]. Tuy nhiên, những công bố trước đây mới chỉ tập trung mô tả hình thái mà không có hình ảnh rõ ràng. Trong chuyên luận của Dược điển Việt Nam IV [1] chưa có loài Polygala karensium. Chúng tôi lần đầu tiên mô tả đặc điểm giải phẫu và bột dược liệu của 1 2 3 4 5 6 7 8 T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 11 phần thân và rễ cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.), góp phần hoàn thiện dược liệu này trong Dược điển Việt Nam. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu, chúng tôi đã xây dựng được bộ dữ liệu về hình thái (rễ, thân, lá, hoa), giải phẫu (rễ, thân, lá) và vi phẫu bột dược liệu (rễ) của cây Viễn chí (Polygala karensium Kurz.), phục vụ công tác giám định và tiêu chuẩn hóa dược liệu. Viễn chí được nhận dạng bởi các đặc điểm: cây thân thảo, rễ thắt từng đoạn như ruột gà, lá đơn mọc so le, lá ở gốc hình elip, lá phía trên hình mác; phiến lá mỏng, nhẵn, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu xanh hoặc tía; gân lá hình lông chim, mép lá thường lượn sóng, có gai rất nhỏ và cách nhau không đều; cụm hoa dày, mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá; cánh hoa có màu trắng phớt tím đến hồng, mỏng, xẻ 2 thùy. Bột rễ có mảnh mang màu đỏ nâu; hạt tinh bột, mô cứng, nhiều mảnh mô mềm gồm những TB đa giác xếp sát nhau; lông che chở đa bào có TB ở đầu dài và thuôn nhọn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. 2009. 2 Nguyễn Tiến Bân. Danh mục các loài thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp Việt Nam. 2000, 2, tr.1054. 3. Nguyễn Viết Thân. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. 2000. 4. Phạm Hoàng Hộ. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. TP. Hồ Chí Minh. 2003, quyển 2, tr.351. 5. Võ Văn Chi. Từ điển Cây thuốc Việt Nam. NXB Y học. Hà Nội. 2012, 1, tr.988. 6. Shu- Kun Chen, Haiying Ma, John AN Parnell. Polygalaceae. 2009. 7. Wu Zhenqyi, Peter H Raven, Hong Deyuan. Flora of China. Science Press. Beijing. Vol 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_hinh_thai_va_giai_phau_cua_re_cay_vien_chi_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan