KẾT LUẬN
Viêm não tủy hậu nhiễm là bệnh viêm mất
myelin cấp tính của hệ thần kinh trương ương
thường xảy ra sau nhiễm trùng hay chủng ngừa.
Triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên MRI
phù hợp với chức năng của vùng tổn thương tại
não hay tủy sống. Chẩn đoán sớm được xác định
nhờ thăm khám lâm sàng và chụp MRI. Viêm
não tủy hậu nhiễm không phải là một bệnh phổ
biến với tần suất khoảng 4,6/10000 (theo y văn),
tần suất này tăng gấp 4 lần trong những năm
gần đây (theo báo cáo của Leake và cộng sự năm
2004 ở Mỹ). Tuy nhiên, bệnh gây tổn thương
quan trọng đến hệ thần kinh trung ương nên cần
được quan tâm chẩn đoán và điều trị.
Việc điều trị với Corticoide có phối hợp hoặc
không với Immunoglobulin mang lại hiệu quả
đáng khích lệ (phục hồi hoàn toàn 64,1%), trong
điều trị cần có phối hợp với tập vật lý trị liệu.
KIẾN NGHIỊ
- Cần quan tâm đúng mức đến nhóm bệnh
gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Hỗ
trợ phương tiện chẩn đoán hữu hiệu là MRI
não–tủy.
- Điều trị với Corticoide liều cao ngay khi
có chẩn đoán, theo dõi đáp ứng và chỉ định
điều trị Immunoglobulin thích hợp, hạn chế
thấp nhất di chứng.
- Nghiên cứu về yếu tố tiên lượng để có thể
phòng ngừa nguy cơ viêm não tủy xảy ra sau
một bệnh nhiễm nào đó.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kết quả điều trị bệnh viêm não tủy hậu nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi Khoa 1
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM NÃO TỦY HẬU NHIỄM
Lê Thị Khánh Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; xác định tiêu chuẩn chẩn đoán và kết quả
điều trị bệnh viêm não tủy hậu nhiễm.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả.
Kết quả: viêm não tủy hậu nhiễm gặp ở 39 bệnh nhi trong mọi lứa tuổi, nhỏ nhất là 7 tháng và lớn nhất là
14 tuổi với tần suất mắc như nhau ở hai giới và không chịu ảnh hưởng của phân bố địa dư. 71,8% có nhiễm
trùng trước đó. Triệu chứng lâm sàng đa dạng trong đó 56,4% có rối loạn tri giác, 51,3% có co giật và 20,5% có
tổn thương ngoại tháp phù hợp với chức năng giải phẫu của vùng bệnh lý trên MRI. 48,7% điều trị Corticoide
đơn thuần và 51,3% điều trị phối hợp với Immunoglobulin. Đáp ứng tốt, phục hồi hoàn toàn sau sáu tháng là
64,1% và 30,8% phục hồi một phần.
Kết luận: Viêm não tủy hậu nhiễm là một bệnh viêm mất myelin cấp tính của hệ thần kinh trung ương
thường xảy ra sau nhiễm trùng hay chủng ngừa. Biểu hiện tổn thương chất trắng dưới vỏ hay vài cấu trúc khác
của hệ thần kinh trung ương xác định rõ trên MRI và có triệu chứng lâm sàng phù hợp chức năng vùng mô bệnh
lý. Chẩn đoán sớm bằng thăm khám lâm sàng và chụp MRI. Điều trị đáp ứng tốt với Corticoides phối hợp hoặc
không với Immunoglobulin.
ABSTRACT
INVESTIGATION THE CLINICAL, LABORATORY FEATURES, DIAGNOSIS
AND TREATMENT OF POST-INFECTIOUS ENCEPHALOMYELITIS (PIEM)
Le Thi Khanh Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 8 – 13
Objective: The main aim of our study is to investigate the clinical and laboratory features of post-infectious
encephalomyelitis (PIEM), as well as to get insight into the diagnosis and treatment of this disease.
Methods: prospective, crossective, descriptive study.
Result: PIEM was diagnosed in 39 patients with the age of onset ranging from 7 months to 14 years old.
None of the gender or geographic factors considerably affected the disease incidence. PIEM followed an antecedent
infection in 74.4% of patients. The clinical features of this disorder were well diversified. Consciousness
disturbance, seizure and extra-pyramidal signs, which significantly correlated with the MRI lesions, were
documented in 56.4%, 51.3% and 20.5% of patients, respectively. 48.7% were treated with Corticoid only and
the rest received Corticoid + Immunoglobulin combine therapy. The disease fortunately associated with good
prognosis, with complete recovery in 64.1% and marked improvement in 30.8% six months after discharge.
Conclusion: Post-infectious encephalomyelitis (PIEM) is an acute demyelinating disorder of the central
nervous system, which is commonly triggered by an infection or vaccination. MRI scans would reveal the lesions
in the central nervous system with typical clinical manifestations. Early diagnosis can be achieved by clinical
examination, together with MRI scanning. In general, the response to Corticoid with/without Immunoglobulin
treatment was good.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm não tủy hậu nhiễm là một bệnh viêm
mất myelin cấp tính của hệ thần kinh trung
ương gây tổn thương chất trắng nhiều ổ tại não
và tủy sống. Bệnh thường xảy ra sau nhiễm
trùng (vi trùng hoặc siêu vi trùng) hay chủng
ngừa trước đó. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh vai trò của phản ứng miễn dịch trong tổn
thương mô thần kinh. Bệnh thường gặp với tần
suất cao hơn ở trẻ em và người lớn tuổi.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, thường có
* Bệnh viện Nhi Đồng 2
Chuyên đề Nhi Khoa 2
nhiễm trùng (hô hấp, tiêu hóa ) trước đó.
Triệu chứng thần kinh xảy ra 1-2 tuần sau đó,
gồm: rối loạn tri giác, co giật, thất điều, rối loạn
vận động, yếu liệt vận động, liệt thần kinh sọ
Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và
hình ảnh học (MRI). Điều trị gồm có điều trị hỗ
trợ và điều trị đặc hiệu với Corticoide liều cao
phối hợp hoặc không với Immunoglobulin giúp
tăng tỷ lệ và mức độ hồi phục một cách đáng kể.
Nghiên cứu về hiệu quả điều trị của
Corticoide và Immunoglobulin trong viêm não
tủy hậu nhiễm đã được nhiều nước thực hiện và
báo cáo với tỷ lệ thành công đáng khích lệ. Ở
Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về điều trị
bệnh lý này.
Đề tài này được thực hiện nhằm xác định
khả năng chẩn đoán chính xác nhóm bệnh viêm
não tủy hậu nhiễm, đánh giá khả năng và hiệu
quả điều trị để hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong
và di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhân điều trị tại khoa thần kinh bệnh
viện Nhi Đồng II từ 12/2006 đến 07/2008 được
chẩn đoán Viêm não tủy hậu nhiễm.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Dựa vào 2 tiêu chuẩn chính:
- Có biểu hiện tổn thương thần kinh tại não
hoặc tủy sống.
- Tổn thương não - tủy xác định trên MRI
hoặc CT Scanner.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bất thường thần kinh trước đó (bại não, dị
tật não, chậm phát triển).
– Bệnh cảnh viêm não cấp do siêu vi như
viêm não Nhật Bản, Enterovirus hay Herpes.
Cở mẫu
39
Thu thập số liệu
Lập phiếu thu thập dữ liệu (đính kèm) cho
mỗi bệnh nhân
KẾT LUẬN
Dịch tễ
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học
Đặc tính Tần số %
Tuổi
< 3 tuổi
4 – 10 tuổi
> 10 tuổi
Giới
Nam
Nữ
Địa phương cư trú
Thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh
19
14
6
19
20
17
22
48,7
35,9
15,4
48,7
51,3
43,6
56,4
Tổng cộng 39 100
Trong nhóm nghiên cứu ghi nhận bệnh lý
viêm não tủy hậu nhiễm gặp ở mọi lứa tuổi,
nhỏ nhất là 7 tháng và lớn nhất là 14 tuổi.
Nhóm tuổi có tần suất gặp cao nhất là nhỏ hơn
3 tuổi (19/39 = 48,8%) (Bảng 1). Điều này phù
hợp với báo cáo của Weng và cộng sự (2006) ở
Thái Lan trên 20 trẻ em với tuổi khởi phát từ 4
tháng đến 15 tuổi. Trong khi đó 132 trẻ em mắc
bệnh ở một trung tâm nhi ở Pháp trong báo cáo
của Mikaeloff và cộng sự (2007) có độ tuổi
trung bình là 6±3,3 tuổi. Số liệu này tương đối
giống với báo cáo của Singhi và cộng sự (2006)
tại Bắc Ấn trên 52 trẻ, với độ tuổi trung bình là
6,14±3,17 tuổi và với báo cáo của Tenembaum
và cộng sự (2002) tại Argentina trên 84 trẻ, với
độ tuổi trung bình là 5,3±3,9 tuổi. Nghiên cứu
của Samile và Hassan (2007) ở hai bệnh viện tại
Iran lại cho thấy đa số bệnh nhân mắc bệnh từ 9
-14 tuổi (trên 50%), và viêm não tủy hậu nhiễm
hiếm gặp ở trẻ từ 1 – 5 tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất
mắc ở hai giới không khác nhau (nam: nữ = 19:
20) (Bảng 1). Điều này phù hợp với Y Văn (Theo
Y Văn, tuổi lớn tần suất gặp ở nữ cao hơn). Tỷ lệ
mắc bệnh như nhau ở hai giới cũng được quan
sát thấy ở Iran trong báo cáo của Samile và
Hassan (2007), ở Thái Lan trong báo cáo của
Chuyên đề Nhi Khoa 3
Weng và cộng sự (2006) và ở USA trong báo cáo
của Leake và cộng sự (2004). Tuy nhiên, theo
Singhi và cộng sự (2006), ở Bắc Ấn và theo
Tenembaum và cộng sự (2002), ở Argentina, hầu
hết trẻ mắc bệnh là nam.
Sự phân bố về địa dư không có ý nghĩa với
tỷ lệ trẻ mắc bệnh ở thành phố Hồ Chí Minh
và địa phương tương đương nhau (17:22)
(Bảng 1). Nghiên cứu của Leake và cộng sự
(2004) ở USA cũng kết luận yếu tố địa lý,
chủng tộc không ảnh hưởng đến bệnh cảnh
viêm não tủy hậu nhiễm. Theo báo cáo của
Singhi và cộng sự (2006), ở Ấn Độ, biểu hiện
lâm sàng của bệnh này không khác nhau giữa
các nước phát triển và đang phát triển.
Tiền căn
64%
3%
5%
28%
Nhieãm truøng hoâ haáp
Nhieãm truøng hoâ haáp +
tieâu hoùa
Nhieãm truøng tieâu hoùa
Khoâng coù nhieãm truøng
Hình 1: Tiền căn nhiễm trùng trước khi phát bệnh
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 29/39
trẻ (74,4%) có nhiễm trùng trước đó. Loại nhiễm
trùng thường gặp nhất là đường hô hấp (26/39 =
66,7%) với những biểu hiện lâm sàng như sốt,
ho, sổ mũi. Do điều kiện tại chỗ, chúng tôi
không thể xác nhận chính xác loại tác nhân gây
bệnh lý nhiễm trùng này. Nhiễm trùng đường
tiêu hóa gặp trong 3 ca và chỉ một trẻ mắc cả
nhiễm trùng tiêu hóa và nhiễm trùng hô hấp
(Hình 1). Chỉ một ca duy nhất xuất hiện triệu
chứng ngay trong giai đoạn lui bệnh quai bị. Tuy
nhiên, chúng tôi không ghi nhận ca nào mắc
viêm não tủy hậu nhiễm sau chích ngừa.
Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm trùng mới đây của
chúng tôi (74,4%) gần giống với nghiên cứu
của Tenembaum và cộng sự (2002) ở Argentina
(74%). Ở Thái Lan, trong báo cáo của Weng và
cộng sự (2006), 85% trẻ có nhiễm trùng trước
đó. Tuy nhiên, báo cáo của Singhi và cộng sự
(2006) ở Bắc Ấn lại chỉ ghi nhận được 17/52 trẻ
(32,7%) có tiền căn nhiễm trùng hay chích
ngừa. Bên cạnh đó, trong khi nhiễm trùng hô
hấp chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng
tôi, Samile và Hassan (2007) ở Iran báo cáo có
tỷ lệ trẻ em có tiền căn nhiễm trùng đường hô
hấp thấp hơn (46,4%). Tiền căn nhiễm trùng
phong phú hơn trong báo cáo của hai tác giả
này với nhiễm thủy đậu (Varicella Zoster
Virus) và nhiễm trùng đường tiểu. Tiền căn
chích ngừa cũng được ghi nhận.
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng toàn thân gồm sốt nhẹ, nhức
đầu, ói được ghi nhận trong 30/39 bệnh nhi
(76,9%).
22/39 trẻ (56,4%) có biểu hiện rối loạn tri giác
(Hình 2). Biểu hiện rối loạn tri giác thường thấy,
xuất hiện sớm và là lý do khiến trẻ được nhập
viện sớm. Biểu hiện của rối loạn tri giác gồm ngủ
nhiều, lơ mơ, bứt rứt, nói nhảm và hôn mê. Số
liệu của chúng tôi giống với trong báo cáo của
Singhi và cộng sự (2006) ở Bắc Ấn, với 55,8% trẻ
bị rối loạn tri giác. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại cao
hơn ở Thái Lan và Argentina: lần lượt là 70% và
69% trong nghiên cứu của Weng và cộng sự
(2006) và Tenembaum và cộng sự (2002).
Co giật gặp trong 20/39 bệnh nhi (51,3%)
(Hình 2). Co giật là biểu hiện của tổn thương não
cấp, thường giật nhiều cơn liên tiếp, sau cơn trẻ
không tỉnh táo hoàn toàn và thường phải cắt cơn
bằng thuốc đường tĩnh mạch hay hậu môn. Tuy
nhiên, tỷ lệ trở thành bệnh động kinh thấp, chỉ
có 3 trẻ (7,7%) phải điều trị động kinh sau đó. Tỷ
lệ co giật của chúng tôi trùng khớp với nghiên
cứu ở Thái Lan, theo Weng và cộng sự (2006)
(50%). Trong nghiên cứu này, cũng chỉ có một
bệnh nhi tiến triển thành bệnh động kinh. Trong
khi đó, Singhi và cộng sự (2006) ở Bắc Ấn báo
cáo tỷ lệ co giật tương đối thấp hơn (36,5%).
Chuyên đề Nhi Khoa 4
30
9
22
17
33
6
20
19
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Trieäu
chöùng
toaøn thaân
Roái loaïn
tri giaùc
Trieäu
chöùng
thaàn kinh
ñònh vò
Co giaät
Khoâng
Coù
Hình 2: Đặc điểm lâm sàng
Biểu hiện tổn thương thần kinh: Vị trí tổn
thương đa dạng gồm:
- Tổn thương tháp 16/39 = 41,0%
- Tiểu não 4/39 = 10,3%
- Dấu hiệu ngoại tháp 8/39 = 20,5%
- Tổn thương dây sọ 4/39 =
10,3%
- Tổn thương tủy 7/39 = 17,9%
Đặc điểm cận lâm sàng
Huyết thanh chẩn đoán viêm não (Nhật Bản,
Herpes, Enterovirus) làm trong 30/39 ca, trong
đó 21/30 âm tính, 9 ca dương tính nhưng hầu hết
đều là IgG.
Có 25/39 được chọc dò dịch não tủy. Kết quả
bình thường trong 22/25. 3 bất thường dịch não
tủy với tăng bạch cầu trong dịch não tủy mức độ
vừa, từ 30 → 200, trong đó 90% lympho, sinh
hóa bình thường.
Biểu hiện tổn thương trên MRI: Có 37/39 ca
được chỉ định MRI
Vị trí tổn thương ghi nhận
Chất trắng dưới vỏ (đỉnh, trán) 14/37 = 37,8%
Nhâm xám 8/37 = 21,7%
Thân não 4/37 = 10,8%
Đồi thị 2/37 = 5,4%
Tủy 7/37 = 18,9%
Chất xám vỏ 2/37 = 5,4%
Kết quả xác định tổn thương trên MRI phù
hợp với vị trí giải phẫu chức năng và triệu
chứng trên lâm sàng của mỗi bệnh nhân (Hình
3)
- Hình ảnh tổn thương đặc trưng là tăng
tín hiệu trên T2W, Flair, có hoặc không có bắt cản
từ
37.8%
21.6%
10.8%
5.4%
18.9% 5.4%
Chaát traéng döôùi voû
Nhaâm xaùm
Thaân naõo
Ñoài thò
Tuûy
Chaát xaùm voû
Hình 3: Vị trí tổn thương trên MRI
Theo Singhi và cộng sự (2006), ở Bắc Ấn, tỷ
lệ tổn thương ở đồi thị, nhâm xám đáy sọ và thể
chai lần lượt là 30,76%, 17,3% và 13,46%. Weng
và cộng sự (2006), ở Thái Lan, ghi nhận được tổn
thương thường ở chất trắng dưới vỏ (80%), tiểu
não (45%), đồi thị (40%), và chất trắng ven não
thất (35%). Báo cáo này phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi: kết quả MRI tổn thương thường ở
chất trắng dưới vỏ, đa số vùng đỉnh và trán.
Nghiên cứu của Tenembaum và cộng sự (2002) ở
Argentina lại chia tổn thương MRI thành 4
nhóm: tổn thương nhỏ (62%), tổn thương lớn
(24%), tổn thương ảnh hưởng đến đồi thị hai bên
(12%) và tổn thương chảy máu cấp tính (2%).
CT Scanner được chúng tôi chỉ định trên 8/39
ca, trong đó có 4 ca bình thường, 2 ca giảm đậm
độ khu trú và 2 ca vôi hóa tuyến tùng.
Điều trị
Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán là
viêm não tủy hậu nhiễm, chúng tôi chỉ định điều
trị đầu tiên với Corticoides: Solumedrol (Methyl
Prednisolone) liều 30/mg/kg/ngày x 5 ngày liên
tiếp (liều tối đa 1g/ngày). Sau đó chuyển
prednison uống liều 1 mg/kg/ngày trong 2 đến 4
tuần. Giảm liều trong 2 tuần.
Bệnh nhân được điều trị với
Immunoglobulin là bệnh nhân không đáp ứng
hoàn toàn với điều trị corticodes (trong nghiên
cứu này chúng tôi không gặp bệnh nhân chống
chỉ định điều trị Corticodes). Có 19/39 bệnh nhân
(48,7%) được chỉ định với Immunoglobulin
(Hình 4). Tỷ lệ này tương đương với báo cáo của
Khurana và cộng sự (2005), ở USA, với 50% trẻ
em không đáp ứng với methylprednisolone và
Chuyên đề Nhi Khoa 5
phải chỉ định Immunoglobulin. Trong khi đó, ở
Argentina, Tenembaum và cộng sự (2002) ghi
nhận hầu hết trẻ em đáp ứng tốt với điều trị
corticoide và chỉ định Immunoglobulin với tỷ lệ
thấp hơn.
48.7%
51.3%
Corticoide
Corticoide +
Immunoglobulin
Hình 4: Điều trị đặc hiệu với Corticoide và
Immunoglobulin
Liều Immunoglobulin dùng có 2 cách :
- 0,4g/kg/ngày trong 2 ngày liên tiếp, nếu
đáp ứng tốt dùng liều thứ 3 vào tuần thứ 2.
Dùng tiếp liều thứ 4, sau 1 tháng khi bệnh nhân
cải thiện triệu chứng không hoàn toàn.
- 0,4g/kg/ngày trong 5 ngày liên tiếp trong
trường hợp bệnh nặng, đáp ứng kém trong 1-2
ngày đầu.
Kết quả điều trị
Lúc ra viện
+ Phục hồi hoàn toàn 18/39
+ Phục hồi một phần 19/39
+ Không phục hồi 2/39
Sau 1 tháng
+ Phục hồi hoàn toàn 20/39
+ Phục hồi một phần 17/39
+ Không phục hồi 2/39
Sau 6 tháng
+ Phục hồi hoàn toàn 25/39
+ Phục hồi một phần 12/39
+ Không phục hồi 2/39
Lúc ra viện, tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 18/39
(46,15%) và phục hồi một phần là 19/39 (48,7%).
Sau sáu tháng tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 25/39
(64,1%) và phục hồi một phần là 12/39 (30,8%).
Số ca thất bại là 2/39 chiến 5,1% (Hình 5). Trong
đó một trường hợp tái phát sau 2 tháng, diễn
tiến xấu dần. Không có tử vong trừ một trường
hợp xin về trong tình trạng xấu khi đang điều trị.
18 19
2
20
17
2
25
12
2
0
5
10
15
20
25
Luùc ra vieän Sau 1 thaùng Sau 6 thaùng
Hoaøn toøan
Khoâng hoaøn toaøn
Khoâng thay ñoåi
Hình 5: Kết quả điều trị
Nhìn chung, viêm não tủy hậu nhiễm là một
bệnh có tiên lương tốt. Tỷ lệ tử vong thường là
thấp. Ở Iran, theo Samile và Hassan (2007), tỷ lệ
này là 6,6%. Singhi và cộng sự (2006) ở Bắc Ấn
báo cáo 26,9% trẻ hồi phục hoàn toàn và 51,9%
trẻ hồi phục một phần khi xuất viện. Theo dõi 6
tháng sau, các tác giả trên ghi nhận có 61,3%
bệnh nhi không có bất thường nào. 15,9% xuất
hiện bất thường vận động và 9% có nhiều bất
thường. Như vậy, kết quả điều trị của chúng tôi
cũng tương đối phù hợp so với các nghiên cứu ở
nhiều nơi trên thế giới.
Việc điều trị với Corticoide liều cao sau đó có
hoặc không dùng Immunoglobulin tùy đáp ứng
lâm sàng mang lại kết quả khả quan cho bệnh
nhân viêm não tủy hậu nhiễm. Theo nghiên cứu
của Ravaglia và cộng sự (2007), ở Ý, hiệu quả của
Immunoglobulin đáng kể nhất ở những rối loạn
về vận động. Những trẻ không phục hồi vận
động hoàn toàn được chỉ định tập vật lý trị liệu
phối hợp sau đó.
Do điều kiện kinh tế, chỉ 2 bệnh nhân làm lại
MRI sau 6 tháng. Ở nhóm trẻ phục hồi hoàn toàn
thì MRI biến mất hoàn toàn tổn thương. Trong 2
ca không đáp ứng, sang thương không thay đổi
trên MRI.
Do điều kiện thời gian chưa đủ, chúng tôi
chưa thể tiến hành theo dõi và nghiên cứu tỷ lệ
tái phát của bệnh này. Viêm não tủy hậu
nhiễm được ghi nhận là có tái phát trong một
số công trình nghiên cứu. Mikaeloff và cộng sự
(2007) báo cáo có 18% bệnh nhi bị tái phát,
trong đó có những yếu tố nguy cơ như viêm
tủy thị thần kinh (optic neuritis), tiền sử gia
đình có bệnh viêm nhiễm mất myelin ở hệ
Chuyên đề Nhi Khoa 6
thần kinh trung ương hay bị xơ cứng rải rác
(multiple sclerosis). Tỷ lệ tái phát ở Thái Lan
và Bắc Ấn đều là 10%, theo Weng và cộng sự
(2006) và Singhi và cộng sự (2006).
KẾT LUẬN
Viêm não tủy hậu nhiễm là bệnh viêm mất
myelin cấp tính của hệ thần kinh trương ương
thường xảy ra sau nhiễm trùng hay chủng ngừa.
Triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên MRI
phù hợp với chức năng của vùng tổn thương tại
não hay tủy sống. Chẩn đoán sớm được xác định
nhờ thăm khám lâm sàng và chụp MRI. Viêm
não tủy hậu nhiễm không phải là một bệnh phổ
biến với tần suất khoảng 4,6/10000 (theo y văn),
tần suất này tăng gấp 4 lần trong những năm
gần đây (theo báo cáo của Leake và cộng sự năm
2004 ở Mỹ). Tuy nhiên, bệnh gây tổn thương
quan trọng đến hệ thần kinh trung ương nên cần
được quan tâm chẩn đoán và điều trị.
Việc điều trị với Corticoide có phối hợp hoặc
không với Immunoglobulin mang lại hiệu quả
đáng khích lệ (phục hồi hoàn toàn 64,1%), trong
điều trị cần có phối hợp với tập vật lý trị liệu.
KIẾN NGHIỊ
- Cần quan tâm đúng mức đến nhóm bệnh
gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Hỗ
trợ phương tiện chẩn đoán hữu hiệu là MRI
não–tủy.
- Điều trị với Corticoide liều cao ngay khi
có chẩn đoán, theo dõi đáp ứng và chỉ định
điều trị Immunoglobulin thích hợp, hạn chế
thấp nhất di chứng.
- Nghiên cứu về yếu tố tiên lượng để có thể
phòng ngừa nguy cơ viêm não tủy xảy ra sau
một bệnh nhiễm nào đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bennetto L, Scolding N. Inflammatory/post-infectious
encephalomyelitis. Journal of Neurology, Neurosurgery and
Psychiatry 2004 Mar;75 Suppl 1:i22-8.
2. Garg RK. Acute disseminated encephalomyelitis.
Postgraduate Medical Journal 2003 Jan;79(927):11-7.
3. Khurana DS, Melvin JJ, Kothare SV, Valencia I, Hardison HH,
Yum S, Faerber EN, Legido A. Acute disseminated
encephalomyelitis in children: discordant neurologic and
neuroimaging abnormalities and response to plasmapheresis.
Pediatrics 2005 Aug;116(2):431-6.
4. Leake JA, Albani S, Kao AS, Senac MO, Billman GF, Nespeca
MP, Paulino AD, Quintela ER, Sawyer MH, Bradley JS. Acute
disseminated encephalomyelitis in childhood: epidemiologic,
clinical and laboratory features. The Pediatric Infectious
Disease Journal 2004 Aug;23(8):756-64.
5. Mihai C, Jubelt B. Post-infectious encephalomyelitis. Current
Neurology and Neuroscience Reports 2005 Nov;5(6):440-5.
6. Mikaeloff Y, Caridade G, Husson B, Suissa S, Tardieu M;
Acute disseminated encephalomyelitis cohort study:
prognostic factors for relapse. European Journal of Paediatric
Neurology 2007 Mar;11(2):90-5.
7. Ravaglia S, Piccolo G, Ceroni M, Franciotta D, Pichiecchio A,
Bastianello S, Tavazzi E, Minoli L, Marchioni E. Severe
steroid-resistant post-infectious encephalomyelitis: general
features and effects of IVIg. Journal of Neurology 2007
Nov;254(11):1518-23.
8. Samile N, Hassan T. Acute disseminated encephalomyelitis in
children. A descriptive study in Tehran, Iran. Saudi Medical
Journal 2007 Mar;28(3):396-9.
javascript:PopUpMenu2_Set(Menu17334467);
9. Singhi PD, Ray M, Singhi S, Kumar Khandelwal N. Acute
disseminated encephalomyelitis in North Indian children:
clinical profile and follow-up. Journal of Child Neurology
2006 Oct; 21(10): 851-7. javascript: PopUp Menu2 Set (Menu
17005100);
10. Tenembaum S, Chamoles N, Fejerman N. Acute disseminated
encephalomyelitis: a long-term follow-up study of 84
pediatric patients. Neurology 2002 Oct 22;59(8):1224-31.
11. Weng WC, Peng SS, Lee WT, Fan PC, Chien YH, Du JC, Shen
YZ. Acute disseminated encephalomyelitis in children: one
medical center experience. Acta Paediatrica Taiwanica 2006
Mar-Apr;47(2): 67-71.
javascript:PopUpMenu2_Set(Menu16927630);
Chuyên đề Nhi Khoa 7
Chuyên đề Nhi Khoa 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_chan_doan_va_ket_qua_dieu_tri.pdf