Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy thận mạn tính trên 60 tuổi

KẾT LUẬN Khảo sát một số đặc điểm ở 85 bệnh nhân STMT tuổi trên 60 so sánh với 50 bệnh nhân STMT tuổi dưới 60 thuộc nhóm chứng có kết luận sau: + Nguyên nhân viêm thận - bể thận mạn, đái tháo đường typ 2, THA chiếm tỷ lệ cao hơn, viêm cầu thận mạn chiếm tỷ lệ thấp hơn. + Tỷ lệ suy thận mạn tính giai đoạn II, IIIa cao hơn, giai đoạn I, IIIb tương đương, giai đoạn IV thấp hơn. + Tỷ lệ một số triệu chứng liên quan đến hội chứng tăng ure máu, thiếu máu, rối loạn bài xuất nước tiểu cao hơn. + Giá trị trung bình protein, albumin, HDL-c máu thấp hơn, cholesterol, triglycerid cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân giảm protein, albumin, HDL-c, tăng cholesterol, triglycerid, GOT, GPT, thiếu máu cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có THA nói chung, THA tâm thu đơn độc nói riêng cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có giảm kích thước thận, nhu mô tăng âm, mất ranh giới giữa nhu mô và đài bể thận thấp hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có tăng gánh thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ; quai động mạch chủ vòng, tim to trên Xquang; biến chứng suy tim mạn tính, nhồi máu cơ tim cũ, đột quỵ não cũ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam, ung thư cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có phì đại thất trái trên siêu âm tim cao hơn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân suy thận mạn tính trên 60 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 245 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH TRÊN 60 TUỔI Hoàng Thị Thu Hiền*, Vũ Thị Thu Hương**, Hoàng Trung Vinh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng ở 85 bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) trên 60 tuổi so sánh với 50 BN STMT dưới 60 tuổi thuộc nhóm chứng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả: Giai đoạn suy thận thường gặp ở BN > 60 tuổi là giai đoạn IIIa, trong khi đó ở BN < 60 tuổi là giai đoạn IV. Có 90% BN STM >60 tuổi có THA phối hợp, trong khi chỉ có 68% BN STM < 60 tuổi có THA phối hợp. Tỉ lệ thiếu máu mạn ở BN > 60T STM là 74,1% còn ở BN 60 tuổi có suy tim mạn tính kèm theo trong khi tỉ lệ này ở BN STM < 60 tuổi là 12%. Kết luận: Nguyên nhân gây STMT hay gặp là viêm thận - bể thận mạn tính (VTBTMT), đái tháo đường typ 2 (ĐTĐ typ 2), tăng huyết áp (THA). Bệnh nhân STMT mức độ nhẹ, vừa chiếm tỷ lệ cao hơn song các biểu hiện liên quan đến tăng ure máu, thiếu máu, thiểu dưỡng, tăng cholesterol, triglycerid lại cao hơn. Tỷ lệ THA, THA đơn độc tâm thu cao hơn. Tỷ lệ BN có biểu hiện biến đổi bệnh lý trên siêu âm thận thấp hơn. Tỷ lệ BN có biểu hiện bệnh lý trên điện tâm đồ, X-quang, siêu âm tim cao hơn. Một số bệnh kết hợp, biến chứng cũng cao hơn. Từ khóa: Suy thận mạn tính, bệnh nhân cao tuổi, thận ở người cao tuổi. ABSTRACT THE CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF CHRONIC RENAL FAILURE IN PATIENTS ABOVE 60 YEARS Hoang Thi Thu Hien, Vu Thi Thu Huong, Hoang Trung Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 245-251 Objectives: Studying of some clinical characteristics was on 85 patients above 60 years with chronic renal failure compared to 50 patients below 60 years with chronic renal failure in control group Methods: A cross - sectional study Results: Most patients over 60 with kidney failure are stay at Grade IIIa while most patients under 60 with kidney failure are stay at Grade IV. In patients over 60yrs with renal failure, there is about 90% has hypertension, 74,1% has anemia, 56% has heart failure. In patients under 60yrs with renal failure, there is about 68% has hypertension, 56% has anemia, and only 12% has heart failure Conclusions: The common reasons of chronic renal failure are chronic pyelonephritis, type 2 diabetes mellitus, essential hypertension. The mild, moderate degree of chronic renal failure have higher proportion however the changes related to hyperuremia, anemia, malnutrition, hypercholesterolemia, hypertriglyceridemia was higher. The proportion of hypertensive patients,systolic isolated hypertension was higher. The proportion of patients with pathophysiologic features on kidney sonography lower. The proportion of patients with pathophysiologic features on ECG, X-ray and cardiac sonography was higher. The some co-morbidity, complications was higher than in control group. Keywords: chronic renal failure, elderly patients, aging kidney. * Bệnh viện Đa khoa Nam Định ** Bệnh viện Đa khoa Lào Cai *** Học viện Quân y Tác giả liên lạc: Hoàng Trung Vinh ĐT: 0838643791 Email: drhoangvinh_hvqy@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 246 ĐẶT VẤN ĐỀ Số lượng BN STMT đang gia tăng nhanh chóng ở mọi lứa tuổi. Hậu quả của STMT để lại rất nặng nề cho BN, gia đình và xã hội. Cùng với sự gia tăng của BN STMT nói chung thì số trường hợp BN STMT thuộc đối tượng cao tuổi cũng ngày càng nhiều. Do tuổi cao cho nên STMT có một số biểu hiện khác biệt so với đối tượng trẻ tuổi thể hiện trên các khía cạnh như nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng, bệnh kết hợp, tiên lượng và hiệu quả điều trị. Vì vậy nhận biết một số đặc điểm của STMT ở người cao tuổi là một công việc cần thiết, làm cơ sở cho điều trị, tiên lượng bệnh phục vụ thực hành lâm sàng thận học trong lão khoa hiện đại. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ và đặc điểm biến chứng, bệnh kết hợp ở bệnh nhân STMT trên 60 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng + 135 BN STMT chia làm 2 nhóm: 85 BN tuổi ≥ 60 thuộc nhóm nghiên cứu và 50 BN tuổi < 60 thuộc nhóm chứng. + Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng thuộc 2 nhóm. - Suy thận mạn tính thuộc các giai đoạn. - Nguyên nhân gây STMT khác nhau. - Chẩn đoán lần đầu hoặc đã được điều trị. - Tuổi tại thời điểm nghiên cứu phù hợp với đối tượng của nhóm tương ứng. + Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng thuộc 2 nhóm. - Suy thận cấp tính hoặc đợt cấp của suy thận mạn tính. - Bệnh nhân đang có biến chứng nặng như hôn mê, suy hô hấp cấp, đột quỵ não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim cấp tính. Phương pháp + Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh. + Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Thận - Lọc máu Viện Quân y 103 từ tháng 1 đến tháng 06/2013. + Nội dung nghiên cứu: - Khai thác bệnh sử. - Hỏi, phát hiện các triệu chứng lâm sàng. - Xét nghiệm: Công thức máu, hóa sinh máu, nước tiểu, X-quang tim phổi, điện tâm đồ 12 đạo trình cơ bản, siêu âm thận - tiết niệu, siêu âm Doppler tim. + Các tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại sử dụng trong nghiên cứu. - Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại giai đoạn suy thận mạn tính theo Nguyễn Văn Xang. - Phân loại THA theo JNC VI - Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo Hội Tim mạch học Việt Nam. - Phân chia mức độ thiếu máu theo WHO. - Chẩn đoán ĐTĐ theo WHO - 1998 - Phân độ chỉ số khối cơ thể (BMI) theo Hội Nội tiết - Đái Tháo Đường châu Á-TBD. - Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD-2006. - Phân độ suy tim mạn tính theo NYHA - 1964. + Xử lý số liệu bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0 KẾT QUẢ Bảng 1: So sánh tỷ lệ giới, nguyên nhân gây bệnh giữa hai nhóm Giới và nguyên nhân ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Nam 52 61,2 32 64,0 > 0,05 Nữ 33 38,8 18 36,0 VCTM 5 5,9 37 74,0 < 0,01 VTBTM 28 32,9 7 14,0 < 0,05 Tăng HA 29 34,1 3 6,0 < 0,01 ĐTĐ 23 27,1 3 6,0 < 0,01 Bảng 2: So sánh thời gian phát hiện suy thận mạn giữa 2 nhóm Thời gian phát hiện bệnh (năm) ≥ 60tuổi (n=85) < 60tuổi (n=50) p n % n % < 1 17 20,0 21 42,0 < 0,05 1 - 5 40 47,1 19 38,0 > 0,05 > 5 28 32,9 10 20,0 > 0,05 - Tỷ lệ bệnh nhân nam, nữ giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 247 - Ở BN ≥ 60 tuổi tỷ lệ nguyên nhân VTBTM, THA, ĐTĐ đều cao hơn, VCTM thấp hơn so với nhóm chứng bệnh. - Tỷ lệ BN ≥ 60 tuổi có thời gian phát hiện STM < 1 năm thấp hơn so với nhóm chứng bệnh. - Thời gian phát hiện STM 1-5 năm và > 5 năm giữa 2 nhóm tương đương nhau. Bảng 3: So sánh tỷ lệ một số triệu chứng lâm sàng chung giữa 2 nhóm Triệu chứng LS ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Mệt mỏi 59 69,4 23 46,0 < 0,05 Chán ăn 51 60,0 20 40,0 < 0,05 Nôn 29 34,1 8 16,0 < 0,05 Buồn nôn 40 47,1 14 28,0 < 0,05 Đau ngực trái 35 41,2 11 22,0 < 0,05 Khó thở khi gắng sức 39 45,9 12 24,0 < 0,05 Cơn khó thở kịch phát ban đêm 10 11,8 4 8,0 > 0,05 Ho khan 20 23,5 7 14,0 > 0,05 Ho ra máu 2 2,6 1 2,0 > 0,05 Ỉa lỏng 3 3,5 1 2,0 > 0,05 Đau vùng thượng vị 9 10,6 3 6,0 > 0,05 Ngứa ngoài da 40 47,1 17 34,0 > 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn, đau ngực trái, khó thở khi gắng sức có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Các triệu chứng khác như cơn khó thở kịch phát ban đêm, ho khan.ở BN ≥ 60 tuổi tương đương với nhóm chứng bệnh. Bảng 4: So sánh triệu chứng cơ năng thận - tiết niệu giữa 2 nhóm Triệu chứng ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Tiểu ít (< 500ml/ngày) 15 17,6 18 36,0 < 0,05 Tiểu khó 13 15,3 1 2,0 < 0,05 Tiểu buốt 8 9,4 1 2,0 > 0,05 Tiểu rắt 15 17,6 2 4,0 < 0,05 Tiểu máu 2 2,4 0 0 > 0,05 Cơn đau quặn thận 2 2,4 0 0 > 0,05 Đau vùng hố thắt lưng 25 29,4 10 20,0 > 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi các triệu chứng: tiểu khó, tiểu rắt có tỷ lệ cao hơn;tiểu ít thấp hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Các triệu chứng khác như: Tiểu buốt, tiểu máu ở BN ≥ 60 tuổi tương đương với nhóm chứng bệnh. Bảng 5: So sánh triệu chứng thực thể thận - tiết niệu,tim mạch giữa 2 nhóm Triệu chứng cơ năng ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Da xanh 65 76,5 29 58,0 < 0,05 Niêm mạc nhợt 60 70,6 26 52,0 < 0,05 Phù 40 47,1 14 28,0 > 0,05 Tĩnh mạch cổ nổi 15 5,9 17,6 6,0 < 0,05 Nhịp tim ≥ 90 ck/p 44 51,7 19 38,0 > 0,05 Tiếng thổi tâm thu tại tim 29 34,1 8 16,0 < 0,05 Nhịp ngựa phi tại tim 3 3,5 1 2,0 > 0,05 Ran ẩm ở phổi 25 29,4 6 12,0 < 0,05 Gan to 14 16,5 2 4,0 > 0,05 Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) 12 14,1 1 2,0 < 0,05 Thận to 3 3,5 0 0 > 0,05 Rung thận (+) 5 5,9 0 0 > 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi các triệu chứng: da xanh, niêm mạc nhợt, phù, tiếng thổi tâm thu tại tim, ran ẩm ở phổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng bệnh. - Các triệu chứng khác như: tĩnh mạch cổ nổi, gan to, thận toở BN ≥ 60 tuổi tương đương với nhóm chứng bệnh. Bảng 6. So sánh tỷ lệ giai đoạn suy thận mạn giữa 2 nhóm dựa vào mức lọc cầu thận Giai đoạn ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % I 2 2,4 1 2,0 > 0,05 II 21 24,7 3 6,0 < 0,05 IIIa 24 28,2 5 10,0 < 0,05 IIIb 20 23,5 19 38,0 > 0,05 IV 18 21,2 22 44,0 < 0,01 - Ở BN ≥ 60 tuổi tỷ lệ STMT giai đoạn II, IIIa cao hơn; STMT giai đoạn IV thấp hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Tỷ lệ BN STMT giai đoạn I, IIIb ở 2 nhóm là tương đương nhau. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 248 Bảng 7: So sánh giá trị trung bình một số thông số sinh hóa máu giữa 2 nhóm Chỉ số ≥ 60tuổi (n=85) < 60tuổi (n=50) p Protein (g/l) 65,3 ± 10,7 69,4 ± 9,35 < 0,05 Albumin (g/l) 35,1 ± 6,32 39,0±7,00 < 0,05 Cholesterol (mmol/l) 4,96±1,42 4,45±1,35 < 0,05 Triglycerid (mmol/l) 2,79±1,41 2,28±1,32 < 0,05 LDL - C (mmol/l) 2,83±1,20 2,68±0,76 > 0,05 HDL - C (mmol/l) 0,84±0,47 1,01±0,36 < 0,05 Na+ (mmol/l) 134,2±4,70 135,4±4,22 > 0,05 Ca++ (mmol/l) 2,01±3,7 2,01±0,35 > 0,05 K+ (mmol/l) 4,43±0,79 4,20±0,80 > 0,05 Cl- (mmol/l) 100,1±12,5 116,0±125,1 > 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi giá trị trung bình protein, albumin, HDL-C thấp hơn; giá trị trung bình cholesterol, triglycerid cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Giá trị trung bình LDL-c, Na+, Ca++, K+, Cl- ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 8: So sánh tỷ lệ rối loạn nồng độ của một số thông số sinh hóa máu giữa 2 nhóm Chỉ số (Giá trị bình thường) ≥ 60tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Giảm Protein (<60 g/l) 27 31,7 7 14,0 < 0,05 Albumin (<30g/l) 20 23,5 4 8,0 < 0,05 HDL-c (< 0,9 mmol/l) 38 44,7 13 26,0 > 0,05 Tăng Cholesterol (> 5,2 mmol/l) 30 35,3 8 16,0 < 0,05 Triglycerid (> 2,3 mmol/l) 42 49,4 15 30,0 > 0,05 LDL-c (> 3,4 mmol/l) 19 22,4 6 12,0 > 0,05 SGOL (< 40U/l) 15 17,6 2 4,0 < 0,05 SGPT (<40 U/l) 17 20,0 3 6,0 <0,05 GGT ( 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi,tỷ lệ giảm protein, albumin, HDL-c; tăng cholesterol, triglycerid cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Tỷ lệ BN ≥ 60 tuổi có tăng LDL-c, GGT so với nhóm chứng bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Bảng 9: So sánh tỷ lệ bệnh nhân dựa vào huyết áp giữa 2 nhóm Huyết áp ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p HATT (mmHg) 157,4 ± 24,4 147,6 ± 23,8 < 0,05 HATTr (mmHg) 93,6 ± 13,8 88,5 ± 13,2 < 0,05 n % n % THA 77 90,6 34 68,0 < 0,01 Độ I 25 29,4 12 35,3 > 0,05 Độ II 36 42,4 11 32,4 < 0,05 Độ III 16 18,8 7 20,6 > 0,05 THATT đơn độc 23 27,1 4 11,8 < 0,05 Ở BN ≥ 60 tuổi giá trị trung bình HATT, HATTr; tỷ lệ THA, THA độ II và THA tâm thu đơn độc đều cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. Bảng 10: So sánh tỷ lệ thiếu máu giữa 2 nhóm Đặc điểm ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Không thiếu máu 22 25,9 22 44,0 < 0,05 Thiếu máu 63 74,1 28 56,0 Nhẹ 22 34,9 5 17,9 < 0,05 Vừa 23 36,5 5 17,9 < 0,05 Nặng 8 12,7 8 28,6 < 0,05 Rất nặng 10 15,9 10 35,7 < 0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi, tỷ lệ thiếu máu cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Ở BN ≥ 60 tuổi, tỷ lệ thiếu máu mức độ nhẹ và vừa cao hơn, mức độ nặng, rất nặng thấp hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. Bảng 11: So sánh đặc điểm siêu âm thận giữa 2 nhóm Đặc điểm ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Kích thước thận giảm 49 57,6 38 76,0 < 0,05 Nhu mô tăng âm 51 60,0 44 88,0 < 0,01 Mất ranh giới nhu mô và ĐBT 50 58,8 42 84,0 < 0,01 Tỷ lệ BN ≥ 60 tuổi có: kích thước thận giảm, nhu mô thận tăng âm và mất ranh giới nhu mô và đài bể thận trên siêu âm đều thấp hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 249 Bảng 12: So sánh đặc điểm điện tâm đồ và X-quang tim phổi giữa 2 nhóm Đặc điểm ≥ 60 tuổi (n=85) < 60 tuổi (n=50) p n % n % Tần số ≥ 90 ck/p 44 51,7 19 38,0 > 0,05 Tăng gánh thất trái 36 42,4 12 24,0 < 0,05 Thiếu máu cơ tim 12 14,1 1 2,0 < 0,05 Rối loạn nhịp tim 18 21,2 2 4,0 < 0,05 Quai ĐMC vồng 49 57,6 9 18,0 < 0,01 Hình ảnh ứ huyết phổi 12 14,1 4 8,0 > 0,05 Chỉ số tim/ngực > 0,5 22 25,9 5 10,0 < 0,05 - Tỷ lệ BN ≥ 60 tuổi trên điện tâm đồ có tăng gánh thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim; trên X-quang có quai ĐMC vồng và chỉ số tim/lồng ngực > 0,5 đều cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Tỷ lệ BN có tần số tim ≥ 90 ck/p và hình ảnh ứ huyết phổi ở BN ≥ 60 tuổi tương đương so với nhóm chứng bệnh. Bảng 13: So sánh GTTB một số chỉ số hình thái, chức năng tim trên siêu âm giữa 2 nhóm Thông số ≥ 60 tuổi(n=60) ( SDX ± ) < 60tuổi (n=60) ( SDX ± ) p LA (mm) 35,0 ± 5,1 34,6 ± 5,2 >0,05 A0 (mm) 32,7 ± 4,3 31,2 ± 3,0 <0,05 Dd (mm) 50, 1± 5,7 45,8 ± 4,7 <0,05 Ds (mm) 34,1 ± 6,6 29,4 ± 4,0 <0,05 RVD (mm) 36,8± 4,9 34,4 ± 8,7 >0,05 EF (%) 66,2 ± 7,6 63,1 ± 11,8 >0,05 IVSd (mm) 10,5 ± 2,4 9,5 ± 1,9 <0,05 IVSs (mm) 15,5 ± 3,1 13,8 ± 2,7 <0,05 LPWd (mm) 9,6 ± 2,4 9,4 ± 1,8 >0,05 LPWs(mm) 13,9 ± 2,6 12,7 ± 2,8 <0,05 LVM (g) 247,85 ± 92,0 202, 16± 69,9 <0,05 LVMI (g/m2) 140,182 ± 48,67 108,42 ± 39,06 <0,05 - Các thông số: Ao, Dd, Ds, IVSd, IVSs, LPWz; LVM, LVMI ở BN ≥ 60 tuổi cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Không có sự khác biệt về các thông số LA, RVD, EF, LPWd ở 2 nhóm BN nghiên cứu. Bảng 14: So sánh tỷ lệ một số biến chứng và bệnh kết hợp giữa 2 nhóm Biến chứng và bệnh kết hợp ≥ 60tuổi (n=85) < 60tuổi (n=50) p n % n % Suy tim mạn tính 24 28,2 6 12,0 < 0,05 Nhồi máu cơ tim cũ 13 15,3 1 2,0 <0,05 Đột quỵ não cũ 15 17,6 1 2,0 <0,05 Gút mạn tính 11 12,9 2 4,0 >0,05 COPD 12 14,1 1 2,0 <0,05 U phì đại tuyến tiền liệt (n = 52/32) 11 12,9 1 3,1 <0,05 Loét dạ dày tá tràng 8 9,4 2 4,0 >0,05 Ung thư 12 14,1 1 2,0 <0,05 - Ở BN ≥ 60 tuổi, tỷ lệ: suy tim mạn tính, nhồi máu cơ tim cũ, đột quỵ não cũ, COPD, u phì đại tuyến tiền cao hơn so với nhóm chứng bệnh có ý nghĩa thống kê. - Tỷ lệ gút mạn tính, loét hành tá tràng ở BN giữa hai nhóm tương đương nhau. BÀN LUẬN Suy thận mạn tính là biến chứng khá phổ biến của bệnh thận mạn. Suy thận mạn tính là biểu hiện không thể đảo ngược, tiến triển không ngừng cuối cùng dẫn đến suy thận mạn tính giai đoạn cuối phải áp dụng các biện pháp điều trị thay thế thận để kéo dài cuộc sống. Về sinh lý, bản thân người cao tuổi kể cả khi không có bệnh thực tổn cũng đã có biểu hiện suy giảm chức năng thận theo sự gia tăng của tuổi. Ở lứa tuổi trên 60 dù đã mắc bệnh thận mạn trước đây hoặc mới phát hiện bệnh lần đầu thì biểu hiện và diễn biến của STMT đều có tính đặc thù, khác biệt so với lứa tuổi dưới 60(2,7). Sự khác biệt đó thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết đó là nguyên nhân gây suy thận mạn tính trong nghiên cứu này 3 nguyên nhân bao gồm viêm thận - bể thận mạn tính, THA, ĐTĐ typ 2 gây suy thận mạn tính ở người cao tuổi cao hơn, còn viêm cầu thận mạn tính thì thấp hơn so với nhóm chứng bệnh(1). Annamaria T và CS khảo sát ở 602 BN cao tuổi cũng nhận thấy nguyên nhân suy thận mạn tính do ĐTĐ là cao nhất: 28,2%; THA - 25%; viêm cầu thận mạn, viêm thận - bể thận mạn tính là tương đương nhau, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 250 đều là 22,3%. Đặc điểm trên đây có thể đóng góp có giá trị về dịch tễ học khi xác định nguyên nhân STMT ở người cao tuổi(4). Thời gian phát hiện STMT ở người cao tuổi nhỏ hơn 1 năm lại thấp hơn so với nhóm chứng, còn hai khoảng thời gian phát hiện bệnh 1 - 5 năm và trên 5 năm thì tương đương nhau. Có lẽ đặc điểm này chủ yếu bị chi phối do số BN viêm cầu thận mạn ở lứa tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Một số triệu chứng lâm sàng chung ở BN cao tuổi cao hơn so với nhóm chứng bệnh có thể là do khả năng thích nghi, bù trừ của đối tượng nghiên cứu thấp hơn so với nhóm chứng bệnh. Triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt ở BN cao tuổi cao hơn có thể là do số lượng BN nam ở nhóm này chiếm tỷ lệ cao hơn và liên quan đến một loại bệnh khá phổ biến là phì đại lành tính tuyến tiền liệt(5). Tương tự những triệu chứng liên quan đến thiếu máu và tim mạch trình bày tại bảng 6 cũng đều cao hơn có ý nghĩa cũng là đặc thù ở BN cao tuổi STMT. Có thể liên quan đến nguyên nhân gây STMT mà ở BN cao tuổi tỉ lệ STMT giai đoạn 2,3a cao hơn, giai đoạn 4 thấp hơn so với nhóm chứng. Cũng có thể nói chính ở BN cao tuổi thì mức độ STMT lại nhẹ hơn so với lứa tuổi < 60. Ngược lại ở BN cao tuổi do liên quan đến lão hóa cho nên giá trị trung bình protein, albumin, HDL-C thấp hơn, cholesterol, triglycerid cao hơn cũng là kết quả phù hợp(8). Bệnh nhân cao tuổi có tỷ lệ thiếu máu chung cao hơn song chủ yếu là thiếu máu mức độ nhẹ và vừa có thể chủ yếu liên quan đến nguyên nhân và giai đoạn STMT. Các biểu hiện bệnh lý liên quan đến STMT trên siêu âm thận đều có tỷ lệ thấp hơn so với nhóm chứng bệnh(3). Tuy vậy những biểu hiện bệnh lý trên điện tâm đồ, X-quang tim phổi lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng trong đó có tăng gánh thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, quai động mạch chủ vồng và bóng tim to. Những biến đổi trên là hậu quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân trong đó có bệnh thận mạn gây suy thận, các biến chứng, bệnh kết hợp và sự lão hóa do tuổi cao. Trên siêu âm tim cũng nhận thấy giá trị trung bình của nhiều chỉ số hình thái đều cao hơn so với nhóm chứng(7). Tuy mức độ, giai đoạn suy thận mạn đều nhẹ hơn song ở BN cao tuổi lại nhận thấy một số biến chứng và bệnh kết hợp chiếm tỷ lệ cao hơn. Tất cả những đặc điểm trên đây đã phác họa một bức tranh chung về STMT ở BN cao tuổi, làm cơ sở cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh(8,7). KẾT LUẬN Khảo sát một số đặc điểm ở 85 bệnh nhân STMT tuổi trên 60 so sánh với 50 bệnh nhân STMT tuổi dưới 60 thuộc nhóm chứng có kết luận sau: + Nguyên nhân viêm thận - bể thận mạn, đái tháo đường typ 2, THA chiếm tỷ lệ cao hơn, viêm cầu thận mạn chiếm tỷ lệ thấp hơn. + Tỷ lệ suy thận mạn tính giai đoạn II, IIIa cao hơn, giai đoạn I, IIIb tương đương, giai đoạn IV thấp hơn. + Tỷ lệ một số triệu chứng liên quan đến hội chứng tăng ure máu, thiếu máu, rối loạn bài xuất nước tiểu cao hơn. + Giá trị trung bình protein, albumin, HDL-c máu thấp hơn, cholesterol, triglycerid cao hơn. Tỷ lệ bệnh nhân giảm protein, albumin, HDL-c, tăng cholesterol, triglycerid, GOT, GPT, thiếu máu cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có THA nói chung, THA tâm thu đơn độc nói riêng cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có giảm kích thước thận, nhu mô tăng âm, mất ranh giới giữa nhu mô và đài bể thận thấp hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có tăng gánh thất trái, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ; quai động mạch chủ vòng, tim to trên X- quang; biến chứng suy tim mạn tính, nhồi máu cơ tim cũ, đột quỵ não cũ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở nam, ung thư cao hơn. + Tỷ lệ bệnh nhân có phì đại thất trái trên siêu âm tim cao hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 251 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Canaud B, Tong L, Tentori F et al (2011), "Clinical Practices and Outcomes in Elderly Hemodialysis: Results from the Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS)", Clin J Am Soc Nephrol, 6, 1651-1622. 2. Hà Hoàng Kiệm (2010), “Thận ở người cao tuổi”. Thận học lâm sàng, NXBYH, 54-66. 3. Hoàng Văn Ngoạn (2004), Nghiên cứu kích thước thận qua siêu âm và một số chức năng thận ở người cao tuổi tại Huế, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y. 4. Kausz AT, Khan SS et al (2001), "Management of patients with chronic renal insufficiency in the Northeastern United States", Am I Soc Nephrol, (12), 1501-07. 5. Lin MY, Hwang SJ, Mau LW, Chen HC, Hwang SC, Wu LC, Chiu HC (2010), "Impact of late-stage CKD and aging on medical utilization in the elderly population: a closed-cohort study in Taiwan", Nephrol Dial Transplant, 25:3230-3235. 6. Nguyễn Văn Xang (2002), "Suy thận mạn", Bài giảng bệnh học nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, 326-327. 7. Prakash S, O' Hare AM (2009), "Interaction of Aging and CKD", Semin Nephrol, 29 (5): 497-503. 8. Weiss JW, Petrik AF, Thorp ML (2011), "Identification and Management of Chronic Kidney Disease in Older Adults", Clinical Geriatrics, 19 (2): 33-37. Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_o_benh_nhan_suy_than_man_tinh.pdf