KẾT LUẬN
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tại xã Thanh và xã Xy có bệnh SLGN lưu
hành, tỷ lệ nhiễm chung 2 xã là 11,39%, trong đó
tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy là 11,18%.
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở nam cao gấp 3,3 lần ở
nữ;
Tỷ lệ nhiễm SLGN tăng dần theo nhóm tuổi,
lứa tuổi nhiễm cao nhất là 40 ‐ 49 tuổi;
Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là 33,38
trứng/g và tại xã Xy là 29,52 trứng/g phân;
Nhiễm SLGN chủ yếu là nhiễm nhẹ và vừa;
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN tại 2 xã trên cá
trắng là 1,22%, trên cá mác là 1,63%. Chưa tìm
thấy ấu trùng sán trên vật chủ trung gian ốc.
Một số yếu tố nguy cơ nhiễm SLGN
Tại hai điểm nghiên cứu, ăn gỏi cá và mức
độ ăn gỏi cá sống là nguy cơ nhiễm SLGN.
Về khuyến nghị, vì tính nguy hại của bệnh
gây các bệnh lý gan mật và ung thư nên cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao
kiến thức phòng chống bệnh SLGN cho cộng
đồng tại 2 xã, đặc biệt phối hợp liên ngành và
các cơ quan chức năng trong việc vận động
người dân từ bỏ tập quán ăn gỏi cá, tăng tỷ lệ hộ
có hố xí hợp vệ sinh.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis Viverrini ở người tại một số điểm tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 525
THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ
OPISTHORCHIS VIVERRINI Ở NGƯỜI TẠI MỘT SỐ ĐIỂM
TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Văn Chương*, Bùi Văn Tuấn*, Huỳnh Hồng Quang*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Opistorchis viverrini là một loài ký sinh trùng quan trọng và bị lãng quên, đang ảnh hưởng
khoảng 9 triệu người trong vùng Đông Nam Á. Ký sinh trùng có một chu kỳ phức tạp liên quan đến một vật chủ
trung gian là các loài cá trong cá nước ngọt. O. viverrini là một tác nhân gây ung thư biểu mô đường mật trực
tiếp đến 70% số ca nhiễm bệnh trong vùng lưu hành.
Phương pháp: Với thiết kế cắt ngang với cỡ mẫu gần 300, nghiên cứu đánh giá thực trạng nhiễm và một số
yếu tố nguy cơ nhiễm O. viverreni tại hai xã của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm chung của O. viverrini là 11,4%, có sự khác biệt theo giới với nam chiếm tỷ lệ cao hơn
nữ 3,3 lần, tập trung cao nhất ở nhóm tuổi 40 ‐ 49; Phần lớn số ca có cường độ nhiễm nhẹ và vừa theo phân loại
của Tổ chức Y tế thế giới; tỷ lệ phát hiện ấu trùng trên cá trắng Cyclocheilichthys armatus là 1,2% và cá mác
Onychostoma elongatum là 1,6%, chưa thấy ấu trùng trên các ốc thu thập.
Kết luận: Cả bệnh nhân và các mẫu cá nước ngọt thu thập từ sông đều nhiễm ấu trùng và sán trưởng
thành O. viverrini, ăn gỏi cá sống dẫn đến nhiễm bệnh – Tất cả như một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe cộng
đồng.
Từ khóa: Opistorchis viverrini, yếu tố nguy cơ.
ABSTRACTS
THE SITUATION AND RISK FACTORS OF LIVER FLUKE INFECTION
OPISTHORCHIS VIVERRINI IN HUMAN AT TWO COMMUNES IN QUANG TRI PROVINCE
Nguyen Van Chuong, Bui Van Tuan, Huynh Hong Quang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 525 – 532
Backgrounds: Opistorchis viverrini is an important parasite neglected, affectings around 9 million people in
South‐East Asia. The parasite has a complex life‐cycle which involves an intermediate host of freshwater fishes. O.
viverrini is an agent that causes direct biliary epithelial carcinogenic, accounting for 70% of infected cases in
endemic areas.
Methods: A cross‐sectional study was used with 300 subjects. This study evaluated the situation and risk
factors of O. viverrini infection in 2 communes of Huong Hoa district, Quang Tri province.
Result: The prevalence of infected O. viverrini at Thanh and Xy communes were 11.4%. There was a
relationship between the prevalence of O. viverrini infection and gender, in which males were infected 3.3 times
higher than females. The prevalence of O. viverrini infection was highest in age‐group of 40 ‐ 49 years old. The
majority of cases were mild or moderate infectious intensity by WHO criteria. The prevalence of infected
metacercariae of freshwater fishes as followed: Cyclocheilichthys armatus fish was 1.2%, Onychostoma elongatum
fish was 1.6%, and metacercariae in snails was not found.
Conclusion: Both of patients and specimens of freswater fishes in rivers were infected O. viverrini and
metacercaria, eating raw fish was caused parasitic infection. The results should considered as a warning signs for
* Viện Sốt rét KST‐CT Quy Nhơn
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Hồng Quang ĐT: 0905103496 Email: huynhquangimpe@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 526
public health.
Key words: Opistorchis viverrini, risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sán lá gan nhỏ (SLGN) ‐ một trong
những bệnh ký sinh trùng lây truyền qua qua
thức ăn quan trọng, với 2 loài chính Opisthorchis
viverrini (O.viverrini), Clonorchis sinensis (C.
sinensis) hay gặp ở Việt Nam(4,7,10,8), gây ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, đặc
biệt dẫn đến ung thư biểu mô đường mật. Bệnh
lưu hành ở các quốc gia Đông Nam Á và Đông
Âu, với khoảng 600 triệu người trên phạm vi
toàn cầu có nguy cơ nhiễm. Tại Việt Nam, bệnh
SLGL nhỏ lưu hành ít nhất 25 tỉnh, thành. Hầu
hết người bệnh SLGN không có triệu chứng, chỉ
có 5‐10% số ca nhiễm nặng xuất hiện các triệu
chứng không đặc hiệu, song nhiễm nặng và kéo
dài có liên quan đến một số bệnh gan mật, thậm
chí gây ung thư biểu mô đường mật(9).
Người bị mắc bệnh SLGN là do ăn phải một
số loài cá nước ngọt có chứa ấu trùng chưa được
nấu chín, hoặc ăn sống dạng gỏi (cá trắm, cá trôi,
cá mè, cá chép, cá giếc). Với tập quán và thói
quen của một số vùng ven biển miền Trung,
trong đó có Quảng Trị thích ăn các món cá nước
ngọt dưới dạng “shasimi” (ăn với mù tạt hoặc
dạng gỏi) như một yếu tố nguy cơ cao nhiễm
bệnh. Huyện Hướng Hóa với 6 xã vùng lìa giáp
với biên giới Lào qua sông Sepon với đa dạng
loài cá nước ngọt(8) có thể là nguồn thực phẩm
hàng ngày cho người dân, nên khả năng có lưu
hành bệnh SLGN là rất lớn. Với mục đích xác
định thực trạng nhiễm SLGN trên người và ấu
trùng nhiễm trên vật chủ trung gian, góp phần
bổ sung dữ liệu về dịch tễ học, đề tài này tiến
hành nhằm mục tiêu:
‐ Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN trên
bệnh nhân và ấu trùng trên các vật chủ trung
gian;
‐ Mô tả một số yếu tố nguy cơ nhiễm SLGN.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Địa điểm và thời gian
Xã Thanh và Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị (xã giáp với biên giới Lào);
Từ tháng 3/2012 đến tháng 12/ 2012.
Đối tượng nghiên cứu
Người dân trong 2 xã được chọn, chọn từ 5
tuổi trở lên;
Mẫu SLGN thu thập được trên người và trên
vật chủ trung gian cá.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu.
Theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang
mô tả.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ nhiễm SLGN,
công thức:
p.(1 ‐ p)
n = Z2(1‐ /2)
d2
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được;
p: Tỷ lệ nhiễm SLGN từ điều tra thăm dò
(pilot survey) trước = 13,5%
d: Sai số tuyệt đối, chọn 0,04.
Z(1 ‐ /2): Hệ số tin cậy = 1,96 (với = 0,05, độ
tin cậy CI = 95% )
Vậy cỡ mẫu sẽ là: n ≈ 280,3 cho mỗi điểm
nghiên cứu.
Cộng thêm những người mất mẫu + 10% số
ca, vậy cỡ mẫu cuối cùng là 300 cho mỗi điểm.
Tính trung bình mỗi hộ 4 người, chọn 75 hộ cho
mỗi điểm.
Cỡ mẫu cho nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
nhiễm SLGN.
Trong số người được chọn trên, phỏng vấn
tất cả đối tượng từ 15 tuổi trở lên về kiến thức và
thực hành bệnh SLGN.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 527
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tỷ lệ, cường độ nhiễm SLG bằng
kỹ thuật Kato‐katz;
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở vật chủ
trung gian là ốc, cá;
Kỹ thuật nghiên cứu
Xét nghiệm phân Kato‐Katz: các mẫu phân
thu thập được;
Xét nghiệm ốc tìm ấu trùng trên ốc(3)
Parafossarulus striatulus (vật chủ trung gian của
Clonorchis sinensis) và ốc Melanoides tuberculatus,
Bythinia siamensis (vật chủ trung gian của
Opisthorchis viverriniI);
Định loại loài cá và xét nghiệm cá tìm nang
trùng từ các phần đầu, mang, cơ, vây, vảy;
Kỹ thuật điều tra yếu tố nguy cơ qua bộ câu
hỏi soạn sẵn.
Phân tích và xử lý số liệu
Nhập số liệu vào phần mềm Epidata và xử
lý trên chương trình Stata.
Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Các đối tượng được lựa chọn ngẫu nhiên, xét
nghiệm phân miễn phí và điều trị bằng
Praziquantel (nếu trong phân có trứng sán);
Các đối tượng được thỏa thuận và ký bản
chấp thuận tham gia nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm SLGN tại các điểm nghiên cứu
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm SLGN chung ở 2 xã
Địa điểm Số XN Số (+) Tỷ lệ % p
Thanh 302 35 11,59
> 0,05
Xy 304 34 11,18
Cộng 606 69 11,39
Tỷ lệ nhiễm SLGN tại 2 xã là 11,39%, trong
đó tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy là 11,18%. Sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở giới nam tại 2 xã là
17,11%, ở nữ là 5,84%. Nguy cơ nhiễm sán ở nam
cao gấp 3,3 lần ở nữ, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm SLGN theo giới ở 2 xã
Địa điểm
xã Giới Số XN Số (+) Tỷ lệ %
p
OR
Thanh
Nam 149 26 17,45 P < 0,01
OR = 3,3Nữ 153 9 5,88
Xy
Nam 149 25 16,78 P < 0,01
OR = 3,2Nữ 155 9 5,81
Cộng Nam 298 51 17,11 P < 0,01OR = 3,3Nữ 308 18 5,84
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm SLGN theo nhóm dân tộc ở 2
điểm
Địa điểm Dân tộc Số XN Số (+) Tỷ lệ %
Thanh
Vân Kiều 287 34 11,85
Kinh 15 1 6,67
Xy
Vân Kiều 278 32 11,51
Kinh 26 2 7,69
Cộng Vân Kiều 565 66 11,68
Kinh 41 3 7,32
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở dân tộc Vân Kiều tại 2
xã là 11,68%, ở dân tộc Kinh là 7,32%.
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm SLGN theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Xã Thanh Xã Xy
Số XN Số (+) (%) Số XN Số (+) (%)
6 - 14 103 2 1,94 99 2 2,02
15 - 19 25 2 8,0 34 2 5,88
20 - 29 49 5 10,2 41 5 12,19
30 - 39 39 6 15,38 44 8 18,18
40 - 49 26 8 30,77 34 8 23,53
50 - 59 32 7 21,87 25 5 20,0
≥ 60 28 5 17,86 27 4 14,81
Nhiễm SLGN tăng theo tuổi, nhiễm cao nhất
ở nhóm từ 40‐49 (23,53‐30,77%).
Cường độ nhiễm SLGN tại các điểm nghiên cứu
Bảng 5. Cường độ nhiễm SLGN tại các điểm nghiên
cứu
Địa điểm Số XN Số (+) Số trứng TB trên 1 gam phân (epg)
Thanh 302 35 33,38
Xy 304 34 29,52
Cộng 606 69 31,4
Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là 33,38
trứng/g phân, xã Xy là 29,52 trứng/g phân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 528
Bảng 6. Phân loại cường độ nhiễm SLGN ở điểm
nghiên cứu
Địa
điểm
Số
(+)
Cường độ nhiễm theo phân loại TCYTTG
Nhẹ Vừa Nặng
Thanh 35 34 1 0
Xy 34 32 2 0
Cộng 69 66 (95,65%) 3 (4,35%) 0
Nhiễm SLGN chủ yếu là nhiễm nhẹ
(95,65%), nhiễm vừa là 4,35%, không có trường
hợp nào nhiễm nặng (theo phân loại của
TCYTTG).
Điều tra SLGN ở vật chủ trung gian
Bảng 7. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở các loài cá
Địa
điểm
Loài cá Số
XN
Số
nhiễm
Tỷ lệ
%
Xã
Thanh
Cá trắng (Cyclocheilichthys
armatus)
302 5 1,65
Cá mác (Onychostoma spp) 380 8 2,11
Xã Xy
Cá trắng (Cyclocheilichthys
armatus)
350 3 0,85
Cá mác (Onychostoma sp) 355 4 1,13
Cộng
Cá trắng (Cyclocheilichthys
armatus)
652 8 1,22
Cá mác (Onychostoma sp) 735 12 1,63
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở nhóm cá trắng
tại 2 xã là 1,22%, ở cá mác là 1,63%.
Bảng 8. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở các ốc
Địa điểm Loài ốc Số XN Số nhiễm Tỷ lệ %
Xã Thanh
Bythinia sp 560 0 0
Metaloides
tuberculata
420 0 0
Xã Xy
Bythinia sp 550 0 0
Metaloides
tuberculata
610 0 0
Thu thập 1.110 ốc Bithinia sp và 1.030
Metaloides tuberculata tại 2 xã nhưng XN chưa
thấy được ấu trùng SLGN.
Kết quả điều tra một số yếu tố nguy cơ
Kết quả điều tra về tập quán ăn gỏi cá
Bảng 9. Tỷ lệ ăn gỏi cá của người dân tại các điểm
nghiên cứu
Địa điểm Số điều tra Số ăn gỏi cá Tỷ lệ %
Thanh 199 85 42,71
Xy 205 82 40,0
Cộng 404 167 41,34
Tỷ lệ ăn gỏi cá chung tại 2 điểm là 41,34%.
Trong đó xã Thanh là 42,71% và Xy là 40%.
Bảng 10. Mức độ ăn gỏi cá của người dân tại các
điểm nghiên cứu
Xã Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Thanh (n = 85)
> 5 lần/năm 41 48,24
≤ 5 lần/năm 44 51,76
Xy (n = 82)
> 5 lần/năm 39 47,56
≤ 5 lần/năm 43 52,44
Cộng (n = 167) > 5 lần/năm 80 47,90
≤ 5 lần/năm 87 52,10
Mức độ ăn gỏi cá tại 2 xã trên 5 lần trong 1
năm là 47,9%, từ 5 lần trở xuống là 52,1%.
Bảng 11. Lý do đối tượng ăn gỏi cá
Lý do
Xã Thanh (n = 85) Xã Xy (n = 82)
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Thói quen, tập
quán
53 62,35 50 60,97
Ngon, hợp khẩu vị 25 29,41 24 29,27
Mát, bổ cho sức
khoẻ
5 5,88 7 8,54
Lý do khác 2 2,35 1 1,21
Tổng cộng 85 100,0 82 100,0
Lý do đối tượng ăn gỏi cá chủ yếu là do thói
quen, tập quán (60,97‐62,35%); tiếp theo là do
món này ngon và hợp khẩu vị (29,27‐29,41%).
Bảng 12. Lý do đối tượng không ăn gỏi cá
Lý do Xã Thanh (n = 114) Xã Xy (n = 123)
Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %
Không thích ăn 82 71,92 89 72,35
Trong gia đình
không ai ăn
21 18,42 16 13,01
Sợ mắc bệnh 10 8,77 15 12,19
Lý do khác 1 0,87 3 2,44
Tổng cộng 114 100,0 123 100,0
Lý do không ăn gỏi cá có thể do không thích
ăn (71,92‐72,35%), do trong gia đình không ai ăn
(13,01‐18,42%). Tỷ lệ không ăn gỏi cá vì lý do sợ
ăn sống mắc bệnh chiếm 8,77‐12,19%.
Mối liên quan giữa ăn gỏi cá và nhiễm
SLGN
Có mối liên quan giữa ăn gỏi cá và nhiễm
SLGN, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 529
Bảng 13. Liên quan giữa ăn gỏi cá và nhiễm SLGN
Địa điểm Ăn gỏi cá Nhiễm SLGN
Không
nhiễm
Tổng
cộng
Thanh
(n = 199)
Có ăn 35 50 85
Không ăn 0 114 114
p < 0,00001
Xy
(n = 205)
Có ăn 34 48 82
Không ăn 0 123 123
p < 0,00001
Bảng 15. Liên quan giữa mức độ ăn gỏi cá và nhiễm
SLGN
Địa điểm Mức độ ăn gỏi cá
Nhiễm
SLGN
Không
nhiễm
Tổng
cộng
Thanh
(n = 85)
> 5 lần/năm 22 19 41
≤ 5 lần/năm 13 31 44
X2 = 5,03 p < 0,05 OR = 2,7
Xy
(n = 82)
> 5 lần/năm 21 18 39
≤ 5 lần/năm 13 30 43
X2 = 4,64 p < 0,05 OR = 2,6
Nhận xét: Có mối liên quan giữa mức độ ăn
gỏi cá và nhiễm SLGN. Tại xã Thanh, nguy cơ
nhiễm SLGN ở những người ăn gỏi cá trên 5 lần
trong 1 năm cao gấp 2,7 lần người ăn gỏi cá từ 5
lần trở xuống trong 1 năm, tại xã Xy nguy cơ này
cao gấp 2,6 lần.
BÀN LUẬN
Bệnh SLGN gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe con người, đến nay nước ta có ít
nhất 25 tỉnh thành có bệnh SLGN lưu hành với
tỷ lệ nhiễm tùy vùng (0,2‐37%), nhưng hoạt
động phòng chống vẫn chưa được triển khai
rộng khắp và hiệu quả. Bệnh lưu hành ở những
địa phương có tập quán ăn gỏi cá nước ngọt,
điều kiện vệ sinh môi trường kém (không có nhà
vệ sinh, phóng uế bừa bãi, tập quán lạc hậu). Xã
Thanh và Xy, là 2 xã giáp với biên giới Lào, dân
tộc chủ yếu Vân Kiều. Việc quản lý phân chưa
tốt vì tỷ lệ có hố xí chỉ khoảng 50%, nhưng đa số
là hố xí đào chưa hợp vệ sinh. Thích ăn gỏi cá có
từ lâu và xem như món khoái khẩu, nên nguy cơ
nhiễm bệnh cao.
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở các điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu tình trạng nhiễm SLGN của
người dân tại xã Thanh và Xy cho thấy tỷ lệ
nhiễm SLGN chung là 11,39%, trong đó tại xã
Thanh là 11,59% và xã Xy là 11,18%, không có sự
khác biệt nhiễm SLGN tại 2 xã. So với kết quả
nghiên cứu tại Phú Yên (36,97%) và năm 2002 tại
Bình Định (20,17%)(4,5) thì kết quả của chúng tôi
thấp hơn, điều này cũng phù hợp vì tỷ lệ ăn gỏi
cá của người dân trong nghiên cứu này thấp hơn
tỷ lệ ăn gỏi cá của người dân tại Phú Yên và Bình
Định. Nhưng so với nghiên cứu tại xã Đăk Môn,
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum với tỷ lệ nhiễm
SLGN là 10,45% thì kết quả này cao hơn(5).
Theo kết quả, tỷ lệ nhiễm SLGN ở nam tại 2
xã là 17,11%, ở nữ là 5,84%. Nguy cơ nhiễm
SLGN ở nam cao gấp 3,3 lần ở nữ, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, nguy cơ nhiễm ở nam giới cao
gấp 3,3 lần nữ giới, thấp hơn kết quả nghiên cứu
ở tại Phù Mỹ, Bình Định(4) nguy cơ nhiễm ở nam
cao gấp 4,7 lần so với nữ, cao hơn so với nghiên
cứu ở Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa(2) nguy cơ
nhiễm ở nam cao hơn nữ gấp 2,05 lần và cũng
cao hơn kết quả ở Đăk Môn(5) nguy cơ nhiễm ở
nam cao hơn nữ gấp 2,3 lần, điều này có thể liên
quan đến tập quán ăn gỏi cá của từng địa
phương. Kết quả nghiên cứu tại xã Thanh và xã
Xy thấp hơn tại Phú Yên và Bình Định là do
người dân thường ăn gỏi cá kèm với uống rượu,
nên chủ yếu là nam giới ăn, trong khi đó món
gỏi cá tại Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa thường
được đưa vào trong bữa cơm gia đình nên các
thành viên trong gia đình kể cả nam và nữ đều
có nguy cơ nhiễm SLGN như nhau, vì vậy tại
Nga An(2) nguy cơ nhiễm sán ở nam cao hơn ở
nữ nhưng ở mức thấp hơn nghiên cứu của
chúng tôi.
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở dân tộc Vân Kiều tại 2
xã là 11,68% ở dân tộc Kinh là 7,32%. Người
Kinh sống tại 2 xã này rất ít, chủ yếu vào buôn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 530
bán và một số cán bộ công chức được tăng
cường. Tỷ lệ nhiễm ở người Kinh là 7,32%, tuy
nhiên do cỡ mẫu người Kinh quá thấp nên
không thể khẳng định và so sánh giữa 2 nhóm
Vân Kiều và người Kinh được. Xét tỷ lệ nhiễm
theo nhóm tuổi, số liệu tại xã Thanh và Xy cho
thấy tỷ lệ nhiễm SLGN tăng dần theo nhóm
tuổi, lứa tuổi nhiễm cao nhất là ở nhóm từ 40‐
49 tuổi (23,53 ‐ 30,77%). Từ 50 tuổi trở đi tỷ lệ
nhiễm có xu hướng giảm dần, kết quả này
cũng tương tự như kết quả điều tra tại Phú
Yên(4). Trong nghiên cứu này gặp một ca
nhiễm SLGN có tuổi nhỏ nhất là 10 tuổi nhưng
theo nghiên cứu tại Phú Yên, tuổi nhỏ nhất
nhiễm SLGN là nhóm 5 ‐ 9 tuổi (3 trường hợp).
Cường độ nhiễm SLGN ở các điểm nghiên cứu
Theo kết quả, cường độ nhiễm SLGN tại xã
Thanh là 33,38 trứng trên 1 gam phân, tại xã
Xy là 29,52 trứng trên 1 gam phân. Cường độ
nhiễm trung bình của 2 xã trong nghiên cứu là
31,4 trứng/g phân. Khi so sánh với kết quả tại
Bình Định và Thanh Hóa(4,2) cho thấy cường
độ nhiễm trung bình trong tại xã Thanh và xã
Xy thấp hơn cường độ nhiễm ở Phù Mỹ, Bình
Định (228 trứng/g phân), An Mỹ (225 trứng/g
phân) và Nga An (229,5 trứng/g phân). Điều
này cũng phù hợp vì tần số ăn gỏi cá của các
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi
cũng thấp hơn tần số ăn gỏi cá tại các điểm
nghiên cứu trên(1,2,4,5).
Trong số 69 trường hợp nhiễm SLGN thì có
đến 66 ca nhiễm nhẹ (95,65%), chỉ có 3 trường
hợp nhiễm vừa (4,35%), không có ca nào
nhiễm nặng. Tương tự, trong nghiên cứu Đỗ
Thái Hòa tại Nga An cũng chỉ có 1 ca nhiễm
mức độ vừa, còn lại là nhiễm nhẹ (93 ca),
không có ca nhiễm nặng.
Ấu trùng SLGN trên các vật chủ trung gian
Dựa vào thói quen của người dân chỉ ăn
gỏi cá trắng và cá mác, chúng tôi điều tra 652
cá trắng (Cyclocheilichthys armatus) và 735 cá
mác (Onychostoma sp) tại 2 điểm nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở cá trắng
tại 2 xã là 1,22%, ở cá mác là 1,63%. Kết quả
của chúng tôi thấp hơn hiều so với nghiên cứu
tại xã An Mỹ, Phú Yên(4) và Viện Sốt rét‐KST‐
CT Trung ương vùng đồng bằng Bắc Bộ(6).
Điều tra 4 loài cá (cá giếc, cá chuối, cá rô, cá
chạch trấu) ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh
Phú Yên chỉ thấy có cá giếc nhiễm Metacercaria
28,57%, điều tra ở vùng đồng bằng Bắc bộ, trên
10 loài cá nước ngọt thì có 7 loài nhiễm
Metacercaria (cá mè, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá
giếc, cá rô, cá rô phi), cao nhất là cá mè 44,47%.
Điều này cũng phù hợp, vì tại xã Thanh và xã
Xy có một con sông lớn là ranh giới giữa Việt
Nam và Lào, nước sông chảy mạnh, cá ở đây
là cá tự nhiên nên khả năng cá nhiễm thấp hơn
vùng đồng bằng Bắc Bộ (cá nuôi trong ao, hồ).
Thu thập được 1.110 ốc Bithinia sp và 1.030
Metaloides tuberculata tại 2 điểm nghiên cứu
nhưng xét nghiệm chưa thấy được ấu trùng sán.
Kết quả nghiên cứu điều tra 13 loại ốc nước ngọt
ở một số tỉnh miền Bắc, 2 loài ốc mang ấu trùng
SLGNlà ốc mút Melanoides tuberculatus (4,7‐7,5%)
và ốc đá nhỏ xanh Parafossarulus striatulus (4,6‐
5,3%). Điều tra 4 loài ốc ở miền Trung(4) chỉ thấy
loài ốc mút Melanoides tuberculatus có nhiễm
Cercaria với tỷ lệ 2,6%. Việc chưa phát hiện ấu
trùng SLGN trên ốc cũng là một hạn chế, có thể
trong 2 đợt thu thập vào tháng 8 và tháng 11,
giai đoạn này chưa phát hiện nhiều loại ốc khác,
cũng có thể loài ốc là vật chủ trung gian của
SLGN là loài khác vì đây là biên giới Việt‐Lào.
Yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng
nhiễm bệnh SLGN.
Tập quán ăn gỏi cá
Tập quán ăn gỏi cá là hành vi tác động trực
tiếp đến tình trạng nhiễm bệnh SLGN. Tỷ lệ ăn
gỏi cá chung tại 2 điểm là 41,34%. Tỷ lệ ăn gỏi cá
của một số địa phương ở miền Bắc(6,7) từ 4,7%
(Hòa Bình) đến 84% (Nam Định) thì tỷ lệ ăn gỏi
cá trong nghiên cứu này ở mức trung bình. Nếu
so với kết quả nghiên cứu tại An Mỹ, Phú Yên tỷ
lệ ăn gỏi cá là 61,3%(4) thì tỷ lệ ăn gỏi cá của các
đối tượng tại đây thấp hơn. Kết quả cũng cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 531
thấy mức độ ăn gỏi cá tại 2 xã trên 5 lần trong 1
năm là 47,9%, từ 5 lần trở xuống là 52,1%. Kết
quả nghiên cứu tại Nga Sơn(2) thì số lần ăn gỏi cá
của đối tượng trong 1 năm dưới 10 lần là 87,5%,
từ 10 đến 50 lần là 8,2%, không nhớ hay không
trả lời là 4,3%.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ ăn
gỏi cá càng cao, mức độ ăn càng nhiều thì tỷ lệ
nhiễm càng cao. Theo kết quả trên có mối liên
quan giữa tiền sử ăn gỏi cá và tỷ lệ nhiễm SLGN
(p <0,0001). Điều này, ngoài các yếu tố là có ăn
gỏi cá và tần số ăn gỏi cá thì tỷ lệ nhiễm SLGN
còn phụ thuộc vào tỷ lệ và mức độ nhiễm ấu
trùng ở cá tiêu thụ.Hình thức ăn gỏi cá tại xã
Thanh và xã Xy cũng giống như tại xã Đăk Môn,
huyện Đăk Glei(5). Cá được ăn gỏi chủ yếu là cá
trắng và cá mác. Cá được băm nhỏ, vắt chanh
vào và ăn cùng với một số rau thơm. Cách ăn
này khác với cách ăn gỏi vùng Phú Yên và Bình
Định cũng như vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Khi được phỏng vấn về lý do ăn gỏi cá, số
liệu cho thấy lý do đối tượng ăn gỏi cá chủ yếu
là do thói quen, tập quán (60,97 ‐ 62,35%); tiếp
theo là ngon và hợp khẩu vị (29,27 ‐ 29,41%),
mát và tốt cho sức khỏe (5,88 ‐ 8,54%). Đây là
những nhận thức chưa đúng về bệnh SLGN,
điều này sẽ làm cho nhiều người tham gia ăn
gỏi cá. Tỷ lệ đưa ra lý do ăn gỏi cá trong
nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu tại Nga An,
cụ thể có 92,4% ăn gỏi cá do thói quen, tập
quán; 45,4% do thấy ngon và hợp khẩu vị,
61,3% cho rằng món gỏi cá mát và bổ.
Khi tìm hiểu về lý do không ăn gỏi cá, thấy
lý do đưa ra nhiều nhất là không thích ăn (71,92 ‐
72,35%); tiếp theo là do trong gia đình không ai
ăn nên họ cũng không ăn (13,01 ‐ 18,42%). Tỷ lệ
không ăn gỏi cá vì lý do sợ mắc bệnh chiếm tỷ lệ
thấp từ 8,77‐12,19%, chính điều này cần can
thiệp các biện pháp phòng chống. Tỷ lệ người
dân không ăn gỏi cá cao hơn nghiên cứu tại Nga
An (19,8%), song vẫn cần tăng cường công tác
truyền thông để người dân hiểu đầy đủ, hiểu
đúng hơn về nguy cơ nhiễm SLGN khi ăn gỏi cá,
tác hại của bệnh, loại bỏ tập quán ăn gỏi cá và
những suy nghĩ không đúng, sai lầm ra khỏi
cộng đồng.
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan
nhỏ
Có mối liên quan giữa ăn gỏi cá và nhiễm
SLGN. Những người không ăn gỏi cá thì không
bị nhiễm SLGN. Kết quả này cũng giống như kết
quả tại An Mỹ và tại Nga An. Có mối liên quan
giữa mức độ ăn gỏi cá và nhiễm SLGN: tại xã
Thanh, nguy cơ nhiễm sán ở những người ăn gỏi
cá trên 5 lần trong 1 năm cao gấp 2,7 lần người
ăn gỏi cá từ 5 lần trở xuống trong 1 năm, tại xã
Xy nguy cơ này cao gấp 2,6 lần. Với kết quả đó,
việc nâng cao kiến thức là một trong những hoạt
động quan trọng đầu tiên cần thực hiện tại điểm
nghiên cứu, đặc biệt là các kiến thức về nguyên
nhân, tác hại của SLGN, kiến thức về quản lý
phân và các biện pháp phòng bệnh đồng thời
nâng cao tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh cũng có vai
trò quan trọng.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ, cường độ nhiễm SLGN tại các điểm
nghiên cứu
Tại xã Thanh và xã Xy có bệnh SLGN lưu
hành, tỷ lệ nhiễm chung 2 xã là 11,39%, trong đó
tại xã Thanh là 11,59% và xã Xy là 11,18%.
Tỷ lệ nhiễm SLGN ở nam cao gấp 3,3 lần ở
nữ;
Tỷ lệ nhiễm SLGN tăng dần theo nhóm tuổi,
lứa tuổi nhiễm cao nhất là 40 ‐ 49 tuổi;
Cường độ nhiễm SLGN tại xã Thanh là 33,38
trứng/g và tại xã Xy là 29,52 trứng/g phân;
Nhiễm SLGN chủ yếu là nhiễm nhẹ và vừa;
Tỷ lệ nhiễm ấu trùng SLGN tại 2 xã trên cá
trắng là 1,22%, trên cá mác là 1,63%. Chưa tìm
thấy ấu trùng sán trên vật chủ trung gian ốc.
Một số yếu tố nguy cơ nhiễm SLGN
Tại hai điểm nghiên cứu, ăn gỏi cá và mức
độ ăn gỏi cá sống là nguy cơ nhiễm SLGN.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 532
Về khuyến nghị, vì tính nguy hại của bệnh
gây các bệnh lý gan mật và ung thư nên cần đẩy
mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao
kiến thức phòng chống bệnh SLGN cho cộng
đồng tại 2 xã, đặc biệt phối hợp liên ngành và
các cơ quan chức năng trong việc vận động
người dân từ bỏ tập quán ăn gỏi cá, tăng tỷ lệ hộ
có hố xí hợp vệ sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chai JY. Murrell KD. Lymbery AJ (2005). Fish‐borne parasitic
zoonoses: status and issues.Int J Parasitol.35:1233–54 .
2. Đỗ Thái Hoà (2005). Một số yếu tố liên quan tới thực trạng
nhiễm sán lá gan nhỏ tại xã Nga An. huyện Nga Sơn. Thanh
Hoá. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng. Đại học Y tế công cộng.
3. Jae‐Hwan P, Sang‐Mee G, Tae‐Yun K et al (2004). Clonorchis
sinensis metacercarial infection in the pond smelt Hypomesus
olidus and the minnow Zacco platypus collected from the
Soyang and and Daechung Lakes. Korean J Parasitol.42(1):41‐4.
4. Nguyễn Văn Chương và cs (2007). Kết quả nghiên cứu các bệnh
giun sán tại khu vực miền Trung‐Tây Nguyên giai đoạn 1989‐
2006. định hướng chiến lược phòng chống giun sán 2007‐2010.
Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 2001‐2006.Tr. 402‐409.
5. Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn (2011). Thực trạng nhiễm
sán lá gan nhỏ tại xã Đak Môn. huyện ĐakGlei, tỉnh Kon Tum.
Tạp chí Y học thực hành. số 796. 165‐168.
6. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2004). Giám định Metacercaria
loài sán lá gan Clonorchis sinensis ký sinh trên cá nước ngọt ở
Hà Nội và Nam Định bằng phương pháp sinh học phân tử hệ
gen ty thể . Tạp chí Y học Thực hành. số 477. 57 ‐ 61.
7. Nguyễn Văn Đề, Lê Thanh Hoà (2007). Xác định thành phần
loài sán lá thường gặp ở Việt Nam bằng sinh học phân tử. Tạp
chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 11(2)80 ‐ 88.
8. Sithithaworn P, Andrews RH, Nguyen VD, Wongsaroj T,
Sinuon M, Odermatt P (2012). The current status of
opisthorchiasis and clonorchiasis in the Mekong basin.Parasitol
Int.61:10–6.
9. Sriamporn S, Pisani P, Pipitgool V, Suwanrungruang K, Kamsa‐
ard S, et al, (2004). Prevalence of Opisthorchis viverrini infection
and incidence of cholangiocarcinoma in Khon Kaen. Northeast
Thailand. Trop Med Int Health. 9: 588–594.
10. Trung DD, Van DN, Waikagul J, Dalsgaard A, Chai JY, Sohn
WM (2007). Fishborne zoonotic intestinal trematodes in
Vietnam.Emerg Infect Dis.13:1828–33.
Ngày nhận bài báo: 9/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_yeu_to_nguy_co_nhiem_san_la_gan_nho_opisthorch.pdf