KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 225 trường hợp viêm phổi
rất nặng nhũ nhi nhập phòng Cấp cứu khoa Hô
hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 chúng tôi đã đạt
được các mục tiêu nghiên cứu và rút ra các kết
luận chính như sau:
1. Tuổi trung bình là 4,4 tháng, (đa số < 6
tháng tuổi), nam nhiều hơn nữ, 88% trường hợp
là chuyển viện từ tuyến trước.
2. Về lâm sàng, đa số bệnh nhân có ho, 57,8%
trường hợp có sốt, 85% xuất hiện khó thở/ thở
mệt trong tuần đầu của bệnh, 76 ca có bệnh cảnh
nhiễm trùng huyết, 7 ca có biểu hiện sốc nhiễm
trùng, 10 ca có biểu hiện suy đa cơ quan bao
gồm hô hấp (8/10), tim mạch (5 ca), huyết học (4
ca), thận (3 ca), gan (1ca). Bệnh nền chủ yếu là
nhóm bệnh hô hấp, thần kinh, cơ địa sanh non,
suy dinh dưỡng và bệnh kèm theo thường gặp
là trào ngược dạ dày thực quản. Về cận lâm
sàng: trên phim X quang: tổn thương phổi rải
rác chiếm đa số (60,9%), kế đến là tổn thương
lan tỏa (gần 1/3 trường hợp), 50% trường hợp có
CRP và bạch cầu/máu bình thường, khí máu chủ
yếu là toan hô hấp và toan chuyển hóa.
3. Kết quả phân lập vi khuẩn được 120 lượt
vi khuẩn bao gồm cấy máu (22 lượt), ETA (6
lượt), NTA (98 lượt), Vi khuẩn phân lập nhiều
nhất là Acinetobacter spp, (chiếm 29,2%), kế đến
là Klebsiella (chiếm 20,8%), Pseudomonas (chiếm
20%). Các tác nhân đều có tỉ lệ đề kháng cao với
các kháng sinh, Acinetobacter spp, và
Pseudomonas aeruginosa đề kháng rất cao với
nhóm carbapenem. Đa số vi khuẩn phân lập
được là đa kháng và kháng phổ rộng (83,3%),
không đa kháng chỉ chiếm 13,3%.
4. Về kết quả điều trị: có 177 ca xuất viện chiếm
78,6%; tử vong 43 trường hợp (19%), chuyển viện:
5 ca (4 ca nghi lao, 1 ca xác định lao: Xpert gen
dương tính). Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị
là vi khuẩn đa kháng phổ rộng (tăng 39 ngày), vi
khuẩn tiết men ESBL (tăng 20 ngày), viêm phổi
bệnh viện (tăng 35 ngày).
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là
suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện,
PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng
phổ rộng, bệnh nền.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân vi khuẩn và kết quả điều trị trong viêm phổi rất nặng ở trẻ nhũ nhi tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 248
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÁC NHÂN
VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG VIÊM PHỔI RẤT NẶNG
Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Phạm Văn Hoàng*, Phan Hữu Nguyệt Diễm*, Trần Anh Tuấn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn phân lập được và các yếu tố ảnh
hưởng đến tử vong của các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu mô tả tiền cứu trên 225
trường hợp viêm phổi rất nặng ở trẻ từ >1 tháng đến 12 tháng tuổi nhập phòng cấp cứu khoa Hô hấp Bệnh viện
Nhi đồng 1 từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013.
Kết quả: Kết quả phân lập được 120 lượt vi khuẩn bao gồm cấy máu (22 lượt), ETA (6 lượt), NTA (98
lượt). Vi khuẩn phân lập nhiều nhất là Acinetobacter spp. (chiếm 29,2%), kế đến là Klebsiella (chiếm 20,8%),
Pseudomonas (chiếm 20%). Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa đề kháng rất cao với nhóm
carbapenem. Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị là vi khuẩn đa kháng phổ rộng (tăng 39 ngày), vi khuẩn tiết
men ESBL (tăng 20 ngày). Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện,
PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng phổ rộng, bệnh nền.
Kết luận: Các vi khuẩn đề kháng cao với kháng sinh. Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị là vi khuẩn đa
kháng phổ rộng, vi khuẩn tiết men ESBL. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là suy dinh dưỡng, viêm phổi
bệnh viện, PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng phổ rộng, bệnh nền.
Từ khóa: Viêm phổi rất nặng nhũ nhi
ABSTRACT
EPIDEMIOLOGICAL, CLINICAL, LABORATORY, BACTERIAL CHARACTERISTICS
AND OUTCOMES OF TREATMENT IN INFANTILE VERY SEVERE PNEUMONIA CASES
IN RESPIRATORY DEPARTMENT OF THE CHILDREN’S HOSPITAL 1
Pham Van Hoang, Phan Huu Nguyet Diem, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 248 ‐ 255
Objectives: Determine the epidemiological, clinical and laboratory characteristics; the factors affecting the
mortality of the very severe cases of pneumonia in infants in Respiratory Department of the Children’s Hospital
1.
Method: descriptive crossectional study, sample size is 225 infantile very severe pneumonia cases admitted
respiratory department of Children’s Hospital 1 from 5/2012 to 4/2013.
Result: We found 120 positive isolated cases from blood culture 22 cases, ETA 6 cases, NTA 98 cases. The
highest frequency isolated bacteria are Acinetobacter spp. (29.2%), Klebsiella (20.8%), Pseudomonas (20%).
Acinetobacter spp. and Pseudomonas aeruginosa are very high resistance to carbapenem. The factors that
increased the hospital admitted day are extended spectrum resistance and positive ESBL enterobacteriaceae. The
factors that increased risk mortality are malnutrition, hospital acquired pneumonia, PaO2/FiO2 < 200, pH máu <
7.2, extensively drug‐resistance and underlying diseases.
Conclusion: Isolated bacteria have high resistance to antibiotic. The factors that increased the hospital
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS.Phạm Văn Hoàng ĐT: 0169.8558819 Email: dtnbvnd1@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 249
admitted day are extensively drug‐resistance and positive ESBL enterobacteriaceae. The factors that increased risk
mortality are malnutrition, hospital acquired penumonia, PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7.2, extended spectrum
resistance and underlying diseases.
Key words: very severe cases of pneumonia in infants
MỞ ĐẦU
Viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ
em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê của
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG)(2), hàng năm có
khoảng 156 triệu ca viêm phổi mới trên toàn thế
giới ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, trong đó có khoảng
151 triệu ca là ở các nước đang phát triển.
Đặc biệt, viêm phổi là nguyên nhân tử vong
hàng đầu, chiếm 19% tất cả các trường hợp tử
vong của trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới, 70%
trường hợp tử vong do viêm phổi xảy ra ở các
nước đang phát triển, đặc biệt là tại Châu Phi và
Đông Nam Á. Trong năm 2000: có 3,92 triệu ca
tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi thì đã có
2,6 triệu ca tử vong là dưới 1 tuổi, 1,32 triệu ca tử
vong từ 1‐5 tuổi.
Về tình hình nghiên cứu bệnh lý viêm
phổi ở trẻ em: phần lớn nghiên cứu là viêm phổi
cộng đồng ở trẻ dưới 5 tuổi, ít có nghiên cứu
riêng về viêm phổi nặng và rất nặng ở các nước
đang phát triển.
Theo 1 nghiên cứu tại Uganda năm 2008(3):
157 trẻ 2‐59 tháng tuổi viêm phổi nặng, xét
nghiệm là cấy máu và cấy đàm từ phương pháp
khí dung tạo đàm: cấy máu dương tính trong
15.9% trường hợp (Staphylococcus aureus (36%)
và Streptococcus pneumoniae (28%) là 2 tác nhân
thường gặp nhất. Vi khuẩn cấy phân lập từ đàm
chiếm 50% trường hợp, thường gặp nhất là
Streptococcus pneumoniae (45,9%), Haemophilus
influenzae (23,5%) và Klebsiella species (22,4%).
Tại Việt Nam có các nghiên cứu của các BS
Lê Hoàng Sơn, Nguyễn Phúc Trương Nhật
Phương, Huỳnh Văn Tường(1) về viêm phổi
nặng và rất nặng ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng
nghiên cứu riêng về viêm phổi rất nặng ở nhũ
nhi chưa có.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 viêm phổi có tỉ lệ
nhập viện cao thứ 2 sau tiêu chảy. Năm 2011, có
3526 ca viêm phổi nhập khoa Hô hấp, chiếm tỉ lệ
cao nhất trong tổng số bệnh lý hô hấp nằm viện:
40%.
Do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu viêm phổi
rất nặng ở tuổi nhũ nhi, dạng viêm phổi nặng
nhất, điều trị khó khăn nhất và ở lứa tuổi có tỉ lệ
tử vong cao nhất.
Vấn đề nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác
nhân vi khuẩn gây viêm phổi rất nặng nhũ nhi
tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
‐ Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng,
tác nhân vi khuẩn và kết quả điều trị trong
viêm phổi rất nặng ở trẻ nhũ nhi từ 1 đến 12
tháng tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.
Mục tiêu chuyên biệt
‐ Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ các trường
hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp
Bệnh viện Nhi đồng 1.
‐ Xác định tỉ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi
tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.
‐ Xác định tỉ lệ của các vi khuẩn phân lập
được bằng phương pháp cấy máu, NTA và
mức độ đề kháng kháng sinh trong các trường
hợp trên.
‐ Xác định tỉ lệ kết quả điều trị các trường
hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại khoa Hô hấp
Bệnh viện Nhi đồng 1.
‐ Xác định, mối liên quan giữa các đặc điểm
dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và tử vong của
các trường hợp viêm phổi rất nặng nhũ nhi tại
khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 250
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp viêm phổi rất nặng ở trẻ từ
>1 tháng đến 12 tháng tuổi nhập phòng cấp cứu
khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng
5/2012 đến tháng 4/2013.
‐ Cỡ mẫu: 225 ca trường hợp, được tính theo
công thức: 2
2/1
2 )1(
d
PPZN
‐ Tiêu chuẩn chọn mẫu: theo định nghĩa ca
bệnh viêm phổi rất nặng nhũ nhi (phân loại
của WHO).
Trẻ ≤ 1 tuổi có ho, khó thở và có 1 trong các
dấu hiệu sau đây: tím tái, SpO2
70 lần/ph, co lõm ngực nặng, đầu gật gù, kích
thích hoặc li bì, rên rỉ và X quang có tổn thương
nhu mô phổi (viêm phổi thùy, viêm phổi mô kẽ,
viêm phế quản phổi).
‐ Tiêu chuẩn loại trừ: viêm tiểu phế quản bội
nhiễm, tim bẩm sinh.
‐ Sau khi được cung cấp oxy liệu pháp,
bệnh nhân được làm các xét nghiệm CTM,
CRP, X quang phổi (nếu chưa có), cấy máu và
làm NTA.
‐ Thực hiện hồ sơ bệnh án mẫu: ghi nhận
bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng, xét nghiệm cận
lâm sàng, điều trị, đáp ứng điều trị và kết quả
sau khi kết thúc quá trình điều trị.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 17.0, sử dụng phép
kiểm chi bình phương để so sánh tỉ lệ giữa các
nhóm, dùng phép kiểm T để so sánh 2 số trung
bình, ngưỡng có ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu được
237 ca, có 225 ca thỏa đầy đủ tiêu chuẩn chọn
mẫu, loại 12 ca khỏi nghiên cứu vì: 9 ca được
chẩn đoán là viêm tiểu phế quản, 3 ca có bệnh lý
tim bẩm sinh. Như vậy, lô nghiên cứu là 225 ca
viêm phổi rất nặng nhũ nhi, kết quả như sau:
Đặc điểm dịch tễ viêm phổi rất nặng nhũ nhi
Độ tuổi
Trung bình là 4,4 tháng, dưới 6 tháng chiếm
76%, tuổi nhỏ nhất 31 ngày tuổi, tuổi lớn nhất 12
tháng tuổi.
Giới tính
Nam chiếm 58,7% (132 ca), nữ chiếm 41,3%
(93 ca).
Địa phương
Bệnh nhi nhập phòng Cấp cứu khoa Hô
hấp chủ yếu là từ các tỉnh (chiếm >3/4 trường
hợp), trong đó 88% các trường hợp là chuyển
viện từ bệnh viện tuyến trước, 12 % là bệnh
nhân tự đến.
Tiền căn
Có 60 ca sanh non (26,7%), 26 ca sanh nhẹ
cân (11,6%), bú mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 12%
(27 ca).
Điều trị tuyến trước
Có 119 trường hợp được chích kháng sinh từ
BV tuyến trước, trung bình mỗi bệnh nhi được
sử dụng # 3 loại kháng sinh, gần 50% bệnh nhi
được sử dụng từ 3 đến 7 loại kháng sinh.
Đặc điểm lâm sàng
Triệu chứng khởi bệnh
Đa số bệnh nhân có ho, chỉ có 57,8% trường
hợp thân nhân ghi nhận có sốt, triệu chứng khò
khè ít gặp; triệu chứng tiêu chảy, co giật tuy ít
gặp nhưng có thể gây nhầm lẫn các bệnh lý
khác. 12,4% các trường hợp là suy hô hấp sau
sinh từ các bệnh viện chuyển đến (có thể nhập
khoa sơ sinh rồi chuyển khoa hô hấp).
Thời điểm xuất hiện triệu chứng suy hô hấp
85% xuất hiện khó thở/ thở mệt trong 7 ngày
đầu, nhiều nhất là ngày thứ 3 sau khởi bệnh.
Bệnh cảnh nhiễm trùng huyết
76 ca có bệnh cảnh nhiễm trùng huyết: hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân + bạch cầu máu >
12.000/Bạch cầu máu < 4000 và hoặc CRP tăng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 251
>20 mg/l, 7 ca có biểu hiện sốc nhiễm trùng.
Suy đa cơ quan
10 ca có biểu hiện suy đa cơ quan bao gồm
hô hấp (8/10), tim mạch (5 ca), huyết học (4 ca),
thận (3 ca), gan (1 ca), thần kinh (1 ca).
Bệnh nền và bệnh phối hợp
Chủ yếu là nhóm bệnh hô hấp: 13,4% (mềm
sụn thanh quản, loạn sản phế quản phổi,
CCAM), thần kinh: 13,8% (di chứng ngạt,
chậm phát triển, bại não), cơ địa sanh non:
15,1%, suy dinh dưỡng nhẹ ‐ trung bình: 24,4%,
suy dinh dưỡng nặng: 10,2% và bệnh kèm theo
thường gặp là trào ngược dạ dày thực quản (33
ca chiếm 14,7%).
Đặc điểm cận lâm sàng
Tổn thương trên phim Xquang
Tổn thương phổi rải rác chiếm đa số (60,9%),
kế đến là tổn thương lan tỏa (gần 1/3 trường
hợp), đông đặc thùy chiếm gần 1/10 trường hợp.
CRP
50% trường hợp có CRP bình thường
(<5mg/L), 50% trường hợp CRP tăng cao và rất
cao, CRP nhỏ nhất 0,1 mg/L, CRP lớn nhất
3401 mg/L
Bạch cầu máu
Gần 50% trường hợp bạch cầu/máu bình
thường, 50% trường hợp là tăng vừa hoặc rất
cao, chỉ 2% trường hợp là bạch cầu giảm. Trị số
nhỏ nhất 3.300, lớn nhất là 49.400.
Khí máu
Rối loạn khí máu chủ yếu là toan hô hấp
(48% trường hợp) và toan chuyển hóa (23%
trường hợp).
Tác nhân vi khuẩn phân lập
Qua NTA
Có 283 lượt NTA được thực hiện với 260
mẫu đạt chuẩn (chiếm 91,8%), có 84 mẫu
dương tính với 92 lượt vi khuẩn phân lập (có 8
mẫu dương tính 2 tác nhân). Tỉ lệ dương tính
84/260= 32,3%.
Qua ETA
34 lượt ETA được thực hiện trên bệnh nhân
đặt nội khí quản với 32 mẫu đạt chuẩn (chiếm
94,1%), có 6 mẫu dương tính với 6 lượt vi khuẩn
phân lập. Tỉ lệ dương tính 6/34 = 18,8 %.
Cấy máu
Có 76 ca có bệnh cảnh nhiễm trùng huyết
(8,4%) trong đó sốc nhiễm trùng huyết 7 ca
(3,1%) và được thực hiện cấy máu: 15 ca được
cấy máu trước khi dùng kháng sinh, trước khi
dùng kháng sinh tại BV nhưng đã dùng tại
tuyến trước: 45 ca, sau khi dùng kháng sinh tại
BV: 16 ca (do trước đó chưa nghĩ đến nhiễm
trùng huyết). Cấy máu dương tính 22 ca/76 ca
(28,9%) (7 ca sốc nhiễm trùng đều cấy máu âm
tính).
Tác nhân vi khuẩn phân lập qua cấy máu
bao gồm 6 ca Acinetobacter sp., 4 ca
Streptococcus pneumoniae; Staphylococcus,
Klebsiella pneumoniae, E.coli: 2 ca, Pseudomonas
aeruginosa, Burkholderia: 1 ca (đã loại trừ 12 ca
Staph coagulase negative nghĩ do cấy máu
ngoại nhiễm: nghĩ là ngoại nhiễm nếu dùng
kháng sinh không điều trị Staph. coagulase âm
tính mà vẫn đáp ứng).
Mức độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh
của các vi khuẩn được phân lập (NTA,
ETA, cấy máu)
Có 120 lượt vi khuẩn được phân lập, nhiều
nhất là Acinetobacter baumanni (chiếm 29,2 %),
kế đến là Klebsiella (chiếm 20,8%), Pseudomonas
(chiếm 20%), E.coli (10%), Staphylococcus aureus
(chiếm 6,7%). 5 tác nhân này chiếm 86,7 %
trường hợp phân lập và là những tác nhân
thường gặp nhất trong nhiễm trùng bệnh viện.
Pseudomonas aeruginosa: 24 mẫu
* Pseudomonas có tỉ lệ đề kháng rất cao với
các kháng sinh, đặc biệt là với nhóm
carbapenem, nhóm kháng sinh tốt nhất điều trị
Pseudomonas, tỉ lệ nhạy cảm chỉ còn 45‐ 60%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 252
79.2
12.5
37.5
62.5
43.5
56.5
59.1
40.9
45.8
50
87.5
12.5
52.2
47.8
50
45.8
34.8
60.9
50
41.7
29.2
66.7
50
41.7
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
ce
fo
ta
xi
m
ce
fta
zid
im
ce
fe
pi
m
ce
fp
od
ox
im
ci
pr
o
co
tri
m
ge
nt
a
im
ip
en
em
m
er
op
en
em
pe
flo
x
po
ly
m
yx
in
tic
ar
ci
lli
n
Nhạy
Trung gian
Kháng
Biểu đồ 1: Độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
Acinetobacter sp: 35 mẫu dương tính
100
0
94.3
2.9
85.7
14.3
82.9
17.1
96.9
3.1
65.7
20
74.2
22.9
84.8
15.2
91.2
8.8
68.6
31.4
62.9
37.1
60.6
36.4
65.8
34.2
54.3
40
0
20
40
60
80
100
Am
pic
illi
n
ce
fta
zid
im
ce
fp
od
ox
im
co
tri
m
ge
nt
a
m
er
op
en
em
po
ly
my
xi
n
Nhạy
Trung gian
Kháng
Biểu đồ 2: Độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của Acinetobacter sp.
* Acinetobacter có tỉ lệ đề kháng rất cao đối
với các kháng sinh còn hơn cả Pseudomonas,
đặc biệt là với nhóm carbapenem, chỉ còn 31‐37
% và polymyxin, kháng sinh sử dụng khi là
kháng sinh nhạy cảm duy nhất: độ nhạy cảm chỉ
còn 34,2%.
Klebsiella sp. 25 mẫu dương tính :
100 91.7
8.3
87.5
8.3
80
20
95.5
4.2
70.8
29.2
60
28
87.5
12.5
70.8
29.2
8
92
4
96
56
20
84
12
40
36
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
am
pi
cil
lin
ce
fta
zid
im
ce
fp
od
ox
im
cip
ro
ge
nt
a
m
er
op
en
em
po
ly
my
xi
n
Nhạy
Trung gian
Kháng
Biểu đồ 3: Độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của Klesiella
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 253
* Klebsiella có tỉ lệ đề kháng rất cao với
ceftazidim và cefepim (cao hơn cả Acinetobacter),
do đó trong các trường hợp nhiễm 2 tác nhân vi
khuẩn này (chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên
cứu này) thì điều trị với ceftazidim và cefepim
thường không đáp ứng. Klebsiella vẫn còn nhạy
cảm cao với nhóm carbapenem.
Phân loại mức độ kháng thuốc (14, 34, 43, 51)
Không đa kháng (không kháng hoặc kháng
với 1‐2 kháng sinh thuộc các nhóm khác nhau):
16 ca (13,3%).
Đa kháng (multidrug‐resistant‐MDR: kháng
từ 3 loại kháng sinh trở lên thuộc 3 nhóm kháng
sinh khác nhau): 46 ca (38,3%).
Kháng phổ rộng (Extensively drug‐resistant‐
XDR: kháng hầu hết kháng sinh và chỉ còn nhạy
với 1 hoặc 2 kháng sinh thuộc 2 nhóm khác
nhau): 54 ca (45%).
Siêu kháng thuốc (Pandrug‐resistant‐ PDR:
kháng với tất cả các kháng sinh hiện có): 4 ca
(3,3%).
Điều trị
‐ Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ
67 ca (gần 1/3 số trường hợp) được đặt nội
khí quản: trong đó 5 ca (7,4%) được đặt nội khí
quản (NKQ) tại tuyến trước, 11 ca (16,4%) được
đặt NKQ trong 24 giờ đầu nhập viện (6 ca đặt
NKQ tại khoa cấp cứu).
‐ Kháng sinh
Các kháng sinh mạnh (hầu hết là điều trị
viêm phổi bệnh viện) được sử dụng, nhiều nhất
là cefotaxim, ceftazidim, imipenem, vancomycin
và nhóm quinolones; các kháng sinh khác được
sử dụng ít hơn là cefepim, ticarcillin‐
clavuclanic, chloramphenicol...
Thời gian thở máy ( hoặc bóp bóng qua NKQ)
Có 67 trường hợp đặt nội khí quản, ngày
đặt NKQ trung bình 11 ngày, 41 % đặt NKQ >
7 ngày.
Kết quả điều trị
Có 177 ca xuất viện chiếm 78,6%; tử vong 43
trường hợp (19%) trong đó tử vong tại khoa Hồi
sức là 18 ca, tử vong tại khoa Hô hấp là 25 ca.
Chuyển viện: 5 ca (4 ca nghi lao, 1 ca xác định
lao: Xpert gen dương tính).
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị
Mức độ kháng thuốc
‐Nhóm đa kháng phổ rộng có ngày điều trị
trung bình nhiều hơn # 39 ngày so với nhóm
không đa kháng và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p=0,0001).
‐ Nhóm đa kháng phổ rộng có ngày điều trị
trung bình nhiều hơn # 23 ngày so với nhóm đa
kháng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,019).
Vi khuẩn tiết ESBL và không tiết ESBL.
* Ngày điều trị trung bình của nhóm vi
khuẩn tiết ESBL là 42,06 ngày nhiều hơn 20 ngày
so với nhóm không tiết ESBL. Sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê (p=0,007)
Phân tích tử vong
Có 43 trường hợp tử vong: tử vong tại khoa
Hô hấp 25 ca, tử vong tại khoa Hồi sức (khoa Hô
hấp chuyển) 18 ca. Tỉ lệ tử vong chung là 19,1%.
Phân tích các yếu tố dự hậu tử vong:
Bảng 1: Phân tích các yếu tố dự hậu tử vong:
Yếu tố khảo sát 2 P value Odds ratio
Giới 0,373 0,541
Sanh non 0,032 0,858
Suy dinh dưỡng 5,127 0,024 2,154
Suy dinh dưỡng nặng 9,285 0,002 3,566
Tuổi ≤ 4 tháng 4,380 0,036 2,180
Viêm phổi bệnh viện 3.992 0.046 3,992
Thời gian điều trị >21 ngày
>42 ngày
0,001
1,649
0,98
0,199
PaO2/FiO2 < 200 5,11 0,024 6,154
pH máu < 7,2 10,559
Vi khuẩn đa kháng phổ rộng so
với không đa kháng 6,799 0,001 1,5
Bệnh nền 55,380 0,001 20,629
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 254
Survival Functions
NGAYDT
160140120100806040200-20
C
um
S
ur
vi
va
l
1.2
1.0
.8
.6
.4
.2
DAKHANG1
sieu khang thuoc
sieu khang thuoc
-censored
khangphorong
khangphorong
-censored
dakhang
dakhang-censored
khong da khang
khong da khang
-censored
Hình 1
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 225 trường hợp viêm phổi
rất nặng nhũ nhi nhập phòng Cấp cứu khoa Hô
hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 chúng tôi đã đạt
được các mục tiêu nghiên cứu và rút ra các kết
luận chính như sau:
1. Tuổi trung bình là 4,4 tháng, (đa số < 6
tháng tuổi), nam nhiều hơn nữ, 88% trường hợp
là chuyển viện từ tuyến trước.
2. Về lâm sàng, đa số bệnh nhân có ho, 57,8%
trường hợp có sốt, 85% xuất hiện khó thở/ thở
mệt trong tuần đầu của bệnh, 76 ca có bệnh cảnh
nhiễm trùng huyết, 7 ca có biểu hiện sốc nhiễm
trùng, 10 ca có biểu hiện suy đa cơ quan bao
gồm hô hấp (8/10), tim mạch (5 ca), huyết học (4
ca), thận (3 ca), gan (1ca). Bệnh nền chủ yếu là
nhóm bệnh hô hấp, thần kinh, cơ địa sanh non,
suy dinh dưỡng và bệnh kèm theo thường gặp
là trào ngược dạ dày thực quản. Về cận lâm
sàng: trên phim X quang: tổn thương phổi rải
rác chiếm đa số (60,9%), kế đến là tổn thương
lan tỏa (gần 1/3 trường hợp), 50% trường hợp có
CRP và bạch cầu/máu bình thường, khí máu chủ
yếu là toan hô hấp và toan chuyển hóa.
3. Kết quả phân lập vi khuẩn được 120 lượt
vi khuẩn bao gồm cấy máu (22 lượt), ETA (6
lượt), NTA (98 lượt), Vi khuẩn phân lập nhiều
nhất là Acinetobacter spp, (chiếm 29,2%), kế đến
là Klebsiella (chiếm 20,8%), Pseudomonas (chiếm
20%). Các tác nhân đều có tỉ lệ đề kháng cao với
các kháng sinh, Acinetobacter spp, và
Pseudomonas aeruginosa đề kháng rất cao với
nhóm carbapenem. Đa số vi khuẩn phân lập
được là đa kháng và kháng phổ rộng (83,3%),
không đa kháng chỉ chiếm 13,3%.
4. Về kết quả điều trị: có 177 ca xuất viện chiếm
78,6%; tử vong 43 trường hợp (19%), chuyển viện:
5 ca (4 ca nghi lao, 1 ca xác định lao: Xpert gen
dương tính). Các yếu tố làm gia tăng ngày điều trị
là vi khuẩn đa kháng phổ rộng (tăng 39 ngày), vi
khuẩn tiết men ESBL (tăng 20 ngày), viêm phổi
bệnh viện (tăng 35 ngày).
5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong là
suy dinh dưỡng, viêm phổi bệnh viện,
PaO2/FiO2 < 200, pH máu < 7,2, vi khuẩn kháng
phổ rộng, bệnh nền.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhi Khoa 255
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Tường (2011), Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của
viêm phổi cộng đồng nặng ở trẻ từ 2‐59 tháng tại khoa Hô
hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận án tốt nghiệp, Bộ môn Nhi,
ĐH Y Dược TP. HCM, tr. 23‐36.
2. Rudan I (2000), ʺEpidemiology and etiology of childhood
pneumoniaʺ, www.who.int/.
3. Sectish TC, Sandora TJ (2011), ʺCommunity‐ Acquired
Pneumoniaʺ, Nelson Textbook of pediatrics, 19th Elsevier
Saunder, chap.392, pp. 5330‐5335.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_tac_nhan_vi_khuan_va_ket_qua.pdf