Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan

KẾT LUẬN Nguyên nhân dẫn đến suy đa cơ quan ở bệnh nhân hậu sản thường gặp nhất là tăng huyết áp thai kỳ, tiếp theo đó là băng huyết sau sanh. Bệnh cảnh của nhóm băng huyết sau sanh là nặng nề nhất và tử vong trong nhóm này là cao nhất (50%). Số cơ quan suy trung bình 3,3 ± 1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC tương ứng là 21,9 ± 9,3 và 12,7 ± 3,8. Suy chức năng gan, thận gặp hầu hết ở tất cả bệnh nhân và chiếm tỉ lệ cao nhất 92% và 72%. Tỉ lệ tử vong 24%. CRRT được thực hiện ở 40% số bệnh nhân, trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC, kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá suy đa cơ quan trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định chỉ định CRRT ở nhóm bệnh nhân hậu sản có SĐCQ.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 476 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN LIÊN TỤC Ở BỆNH NHÂN HẬU SẢN SUY ĐA CƠ QUAN Trần Thanh Linh*, Trần Đình Phùng*, Phan Thị Xuân* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục (CRRT) ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan (SĐCQ). Đối tượng: Bệnh nhân hậu sản nhập khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (HSCC-BVCR) được chẩn đoán suy đa cơ quan trong 2 năm 2009 và 2010. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Kết quả: Trong 2 năm có 30 bệnh nhân hậu sản nhập khoa HSCC-BVCR, 25 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn SĐCQ đưa vào nhóm nghiên cứu, trong đó 10 bệnh nhân được điều trị bằng CRRT. Nguyên nhân dẫn đến SĐCQ thường gặp ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ (48%), kế đến là băng huyết sau sanh (24%) và nguyên nhân phối hợp của tăng huyết áp thai kỳ và băng huyết sau sanh (20%). Số cơ quan suy trung bình 3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC khá cao tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8. CRRT được thực hiện với kỹ thuật CVVH ở 40% số bệnh nhân, thời điểm bắt đầu lọc máu được tiến hành hầu hết trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC (14,3±7,1 giờ), thời gian lọc trung bình 48,5±14,8 giờ, tuổi thọ trung bình quả lọc 25,8±7,2 giờ. Kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá SĐCQ trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa. Tỉ lệ tử vong 24%, băng huyết sau sanh có bệnh cảnh nặng nhất với tỉ lệ tử vong lên đến 50%. Kết luận: Nguyên nhân dẫn đến SĐCQ nhiều nhất ở bệnh nhân hậu sản là tăng huyết áp thai kỳ và băng huyết sau sanh. Số cơ quan suy trung bình 3,3±1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất vào HSCC tương ứng là 21,9±9,3 và 12,7±3,8. CRRT được thực hiện ở 40% số bệnh nhân, trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC. Tỉ lệ tử vong 24%. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định chỉ định CRRT ở nhóm bệnh nhân hậu sản có SĐCQ. Từ khóa: Suy đa cơ quan, điều trị thay thế thận liên tục. ABSTRACT CLINICAL CHARACTERISTICS, LABORATORY AND EFFECT OF CONTINUOUS RENAL REPLACEMENT THERAPY FOR POSTPARTUM PATIENTS WITH MULTIPLE ORGAN DYSFUNCTION SYNDROME. Tran Thanh Linh, Tran Dinh Phung, Phan Thi Xuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 476 - 481 Objective: To observe clinical, laboratory characteristics and effect of Continuous Renal Replacement Therapy for postpartum patients with Multiple Organ Dysfunction Syndrome. Patients: Postpartrum patients were admitted to the ICU at Cho Ray hospital and diagnosed with MODS in 2009-2010. * Khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BSCK1.Trần Thanh Linh ĐT: 0918168846 Email: thanhlinhcr@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 477 Methods: Retrospective observational study. Results: For two years, there were 30 postpartum patients who were admitted to the ICU at Cho Ray hospital, of them 25 met inclusion criteria and 10 patients in this group were received CRRT. The most common cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension (48%), then postpartum hemorrhage (24%) and combination of pregnancy hypertension and postpartum hemorrhage (20%). The average number of organ failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8, respectively. 40% of patients received CRRT with CVVH mode, most of the patients were initiated CRRT on the first 24 hours of ICU admission (14.3±7.1), median time of hemofiltration was 48.5± 14.8 hours, median life- time of a filter was 25.8±7.2 hours. The results showed a significant improvement on clinical and laboratory criteria evaluating MODS at the time of pre-CRRT and post-CRRT. Mortality rate was 24%, postpartum hemorrhage had the most serious illness with mortality rate was 50%. Conclusions: The most common cause of MODS in postpartum patients was pregnancy hypertension and then postpartum hemorrhage, the average number of organ failure was 3.3±1.2. APACHE II and SOFA score on the day of ICU admission were 21.9±9.3 and 12.7±3.8, respectively. CRRT was performed on the first 24 hours of ICU admission at 40% of the patients. Mortality rate was 24%. Further trials are needed to determine indications and timing of CRRT in postpartum patients with MODS. Key words: Multiple organ dysfunction syndrome, Continuous renal replacement therapy. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉ lệ bệnh nhân hậu sản điều trị tại khoa HSCC ở các nước phát triển chỉ chiếm ≤ 2%, nhưng tỉ lệ này lên đến ≥ 10% ở các nước đang phát triển và có tỉ lệ tử vong cao(1,8,9). Tử vong mẹ không những để lại ảnh hưởng nặng nề cho gia đình và cộng đồng, mà còn phản ánh thực trạng chăm sóc sức khỏe thai phụ và tình trạng kinh tế xã hội của quốc gia. Hàng năm, khoa HSCC- BVCR tiếp nhận một số bệnh nhân hậu sản nặng từ các bệnh viện phụ sản, phần lớn là bệnh nhân SĐCQ. Trong những năm qua, điều trị thay thế thận liên tục (CRRT) được khuyến cáo áp dụng sớm cho những bệnh nhân suy đa cơ quan(2,4), tuy nhiên thời điểm cũng như chỉ định chưa được xác định rõ. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu này như bước khảo sát đầu tiên, làm cơ sở cho việc thực hiện những nghiên cứu tiếp theo, nhằm đưa ra các chỉ định của CRRT dựa trên y học bằng chứng cho nhóm bệnh nhân hậu sản SĐCQ. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của CRRT ở bệnh nhân hậu sản suy đa cơ quan. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân hậu sản nhập vào khoa HSCC-BVCR trong 2 năm 2009 và 2010 đáp ứng đủ tiêu chuẩn SĐCQ. Chẩn đoán SĐCQ theo tiêu chuẩn của hội Hồi Sức Cấp Cứu và hội lồng ngực Hoa Kỳ(SCCM/ACCP) năm 1992. Phương pháp tiến hành Hồi cứu bệnh án để thu thập các dữ liệu: tuổi mẹ, tuổi thai, số lần sanh, tiền sử bệnh lý liên quan đến thai kỳ, tiền sử bệnh mạn tính, chẩn đoán xác định lúc nhập khoa HSCC, các thông số đánh giá suy đa cơ quan, điểm APACHE II và SOFA ngày nhập khoa, các dữ liệu liên quan đến CRRT, số ngày điều trị tại khoa HSCC và nằm viện, tỉ lệ tử vong. Điều trị thay thế thận liên tục: • Máy Diapact-CRRT, Máy Frisma flex. • Mode: CVVH. • Đường vào tĩnh mạch: chủ yếu tĩnh mạch bẹn. • Kháng đông: Heparin chỉnh liều theo Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 478 APTT, theo dõi APTT mỗi 6 giờ. • Màng lọc: High flux, Acute. • Dịch lọc Hemosol hoặc tự pha. • Dịch thay thế 35ml/kg/giờ. Xử lý số liệu Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS13.0. Giá trị p < 0,05 được xem có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong 2 năm 2009 và 2010, có 30 bệnh nhân hậu sản nhập khoa HSCC-BVCR, trong đó 25 trường hợp đủ tiêu chuẩn SĐCQ được đưa vào nhóm nghiên cứu. Trong nhóm nghiên cứu có 10 bệnh nhân được điều trị bằng CRRT chiếm tỉ lệ 40%. Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân và chẩn đoán chính Đặc điểm Tất cả Tăng HA thai kỳ Chảy máu Phối hợp N.khuẩn Tổng số ca 25 12(48%) 6(24%) 5(20%) 2(8%) Nông thôn 22 11 5 4 2 Thành phố 3 1 1 1 Tuổi 30,2±6,1 29,4±5 33,5±6,1 28,4±6,9 23,5±5 Tuổi thai (tuần) 35,1±3 34,2±3 37,2±3,1 35,2±3 35,4±4,9 Số lần sanh 2,1±1 2,1±1 2,5±1 2,1±1 2 Số ngày nằm ICU 10,4±6,1 9,1±3 14±9,8 10,3±3 7,9±2,6 Số ngày nằm viện 16,1±7,9 14,8±6,1 17,3±13,7 15,2±6,2 16,1±6 Điểm APACHE II 21,9±9,3 17,1±7,9 32,2±3 22,6±7,9 14,3±6 %TV APACHE II 44,7±27,9 Tỉ lệ tử vong mẹ 06(24%) 1(8,3%) 3(50%) 2(40%) 0 Tại HSCC 06 1 3 2 0 Sau HSCC Điểm SOFA N1 12,7±3,8 11,1±1,9 18,2±1,1 13,4±4 9,1±3 Số cơ quan suy 3,3±1,2 2,7±0,8 4,7±0,8 3,6±1 2,5±0,7 Thở máy 15(52%) 5 6 3 1 ARDS 12 4 3 3 2 Sốc 8 1 5 2 CRRT 10 4 5 1 Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân từ nông thôn (88%), tuổi trung bình của mẹ 30,2±6,1 với tuổi thai trung bình tính theo tuần 35,1±3, thời gian nằm HSCC và số ngày nằm viện trung bình là 10,4±6,1 và 16,1±7,9, tỉ lệ tử vong mẹ 24%(6 trường hợp), điểm APACHE II, SOFA ngày 1 nhập HSCC khá cao 21,9±9,3 và 12,7±3,8. Bảng 2: Bốn nhóm nguyên nhân chính gây suy đa cơ quan Số ca (n) Tỉ lệ% Bệnh tăng HA do thai 12 48 Tiền sản giật 6 Sản giật 6 HELLP 8 Chảy máu 6 24 Số ca (n) Tỉ lệ% Nhiễm khuẩn 2 8 Sau sẩy thai Thai chết lưu 1 Hậu sản 1 Phối hợp (THA do thai+chảy máu) 5 20 Nhận xét: Hầu hết nguyên nhân gây SĐCQ phải nhập vào khoa là do Tăng huyết áp thai kỳ (48%), trong đó Tiền sản giật, Sản giật có tỉ lệ tương đương, hội chứng HELLP phần lớn nằm trong bệnh cảnh của Sản giật và Tiền sản giật nặng. Kế đến là nhóm Chảy máu và nhóm kết hợp của Tăng huyết áp do thai + Chảy máu tương ứng là 24% và 20%. Có một sự gia tăng có ý nghĩa về độ tuổi trung bình mẹ, tuổi thai, số Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 479 lần sanh, thời gian nằm HSCC, số ngày nằm viện, điểm APACHE II, điểm SOFA, số cơ quan suy và tỉ lệ tử vong (3/6 trường hợp tử vong) trong nhóm chảy máu so với các nhóm còn lại, tiếp theo là nhóm phối hợp của Tăng huyết áp thai kỳ và Chảy máu. Bảng 3: Phân loại cơ quan suy Cơ quan suy Số ca (n) Tỉ lệ % Hô hấp 16 64 Tim mạch 7 29 Huyết học 13 52 Thận 18 72 Thần kinh 10 41,5 Gan 23 92 Nhận xét: Suy chức năng gan chiếm tỉ lệ cao nhất 92%, kế đến là suy chức năng thận (72%) và suy hô hấp (64%), với số cơ quan suy trung bình trong nhóm nghiên cứu là 3,3±1,2 (thấp nhất là 2, cao nhất là 6). Bảng 4: Các thông số đánh giá suy đa cơ quan ngày 1 Đặc điểm Nhóm chung Không CRRT Có CRRT Số ca 25 15(60%) 10(40%) Glassgow 9,3±4,9 11,2±4,1 6±3,9 HAĐMTB (cmHg) 7,5±3 9,1±3 6±2,4 PaO2/FiO2 244,3±135,8 272,4±149,4 195,7±101,2 Hct 26±5,9 27.5±6,8 23,5±3 BC 19,7±8 19.1±7 20,2±9,8 TC 82,4±51,7 75,3±49,2 94,8±56,7 BUN (mg%) 53,1±22,7 41,8±16,2 71,6±22,9 Creatinin (mg%) 3,5±2 2,3±1,4 5,4±2 AST(u/L) 1007,4 ±1634,3 557,8 ±1097,2 1735,3 ±2135,7 ALT(u/L) 471,2±545,5 214,7±275,9 898,3±625,6 Bilirubin TP (mg%) 9,7±8,5 11,3±9,8 7,3±4,9 Bảng 5: Một số đặc điểm của 2 nhóm có CRRT và không CRRT Không CRRT Có CRRT P Số ca 15 10 Glassgow 11,2±4,1 6±3,9 0,013 Thở máy 7(46%) 8(80%) 0,045 ARDS 6(40%) 6(60%) 0,17 Sốc 2(13%) 6(60%) 0,0125 BUN 41,8±16,2 71,6±22,9 0,0014 Creatinin 2,3±1,4 5,4±2 0,002 AST 557,8±1097,2 1735,3±2135,7 0,079 ALT 214,7±275,9 898,3±625,6 0,007 Không CRRT Có CRRT P APACHE II 16,5±8,5 29,0±4,5 0,0002 SOFA 10,5±3,5 16,0±2,0 0,0001 Số cơ quan suy 3±1 4,3±1 0,0023 Tử vong mẹ 03 03 0,29 Số ngày nằm HSCC 9,4±3,1 11,9±7,8 Số ngày nằm viện 15,5±6,2 17,1±11,7 Nhận xét: Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm có CRRT và không CRRT, ở nhóm CRRT các thông số đánh giá suy chức năng thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, gan, thận thì trầm trọng hơn ở nhóm không CRRT, tương tự số bệnh nhân phải thở máy, sốc, số cơ quan suy, điểm APACHE II, SOFA ngày thứ 1 thì cao hơn nhiều ở nhóm CRRT. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong, thời gian nằm HSCC và số ngày nằm viện giữa hai nhóm. Bảng 6: Điều trị với CRRT Tổng số 10 Thời điểm bắt đầu CRRT (giờ sau nhập ICU) 14,3±7,1(7 ; 24) Số đợt 01 Tổng thời gian CRRT(giờ) 48,5±14,8(14 ; 74) Số quả lọc sử dụng cho 1 b/nhân 2,4±1(1 ; 4) Tuổi thọ quả lọc(giờ) 25,8±7,2(14 ; 44) Tử vong/CRRT 03(30%) Bảng 7: Thay đổi các thông số sau CRRT Thông số Trước CRRT Sau CRRT p Glassgow 6±3,9 11,2±5,8 0,04 HAĐMTB (cmHg) 6±2,4 7,1±1,2 0,15 Creatinin (mg%) 5,4±2 2±0,6 0.001 BUN (mg%) 71,6±22,9 44±23,6 0,02 AST 1735,3±2135,7 288,2±489,6 0,03 ALT 898,3±625,6 240,9±448,1 0,01 Bilirubin TP (mg%) 7,3±4,9 4,9±4 0,15 PaO2/FiO2 195,7±101,2 393,5±169,7 0,0004 Hct 23,5±3 28,8±4,5 0,0003 TC 94,8±56,7 183,4±22,9 0,003 Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân được bắt đầu điều trị thay thế thận trong vòng 24 giờ đầu nhập HSCC, số đợt điều trị là 1 và thời gian trung bình lọc 48,5±14,8 giờ, tuổi thọ trung bình quả lọc 25,8±7,2 giờ. Kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá SĐCQ trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 480 BÀN LUẬN Tăng huyết áp thai kỳ là nguyên nhân hàng đầu gây suy đa cơ quan 48%, kế đến là băng huyết sau sanh 24% và kết hợp của chảy máu và tăng huyết áp do thai 20%, kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu tại Havana, Cuba(6) và Leung NYW tại bệnh viện khu vực Hong Kong(5), tăng huyết áp do thai bệnh ít nặng hơn, đòi hỏi thở máy ít hơn, số cơ quan suy thấp hơn và tỉ lệ tử vong cũng thấp hơn 8,3%(1/12 bệnh). Trong khi đó mức độ bệnh nặng nhất ở nhóm băng huyết sau sanh với tỉ lệ tử vong cao nhất 50% (3/6 bệnh) và có liên quan với tuổi trung bình mẹ cao 37 ± 3 tuổi và số lần sanh cao hơn nhóm khác 2,5 ± 1. Điểm APACHE II và phần trăm tỉ lệ tử vong tiên đoán vượt mức so với tỉ lệ tử vong mẹ thực tế trong nhóm nghiên cứu, điều này phù hợp với một vài nghiên cứu đã được công bố(6,3,7).Có vài lý do có thể giải thích, do sự thay đổi các thông số sinh lý như nhịp tim, tần số hô hấp, thể tích máu, Hct, pH máudo quá trình mang thai gây ra làm tăng giả tạo thang điểm, ngoài ra một số rối loạn sinh lý xảy ra ở bệnh nhân sản khoa nặng có thể được giải quyết tự nhiên sau đó khi mà thai kỳ đã được chấm dứt(9). Kỹ thuật CVVH được thực hiện hầu hết 24 giờ đầu nhập HSCC, tuy nhiên đa số bệnh nhân nhập khoa đã mất một khoảng thời gian điều trị tại các bệnh viện sản khoa trước khi chuyển đến khoa HSCC-BVCR do đó thời điểm từ lúc suy đa cơ quan đến khi thực hiện được CRRT thực tế dài hơn nhiều. Chỉ định CRRT chưa có sự thống nhất đa phần còn phụ thuộc vào nhận định của bác sĩ cũng như điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Thời gian cho một đợt lọc máu và thời điểm bắt đầu lọc máu lần sau chưa được nhất quán còn phụ thuộc cảm tính của bác sĩ điều trị. Sự cải thiện có ý nghĩa các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá suy đa cơ quan trước và sau CRRT cũng như tỉ lệ tử vong thấp so với vài nghiên cứu suy đa cơ quan ở bệnh nặng có thai(6,3,7) cho thấy hiệu quả của điều trị thay thế thận liên tục. Mặc dù không có sự khác biệt số tử vong, thời gian nằm HSCC và số ngày nằm viện giữa hai nhóm được điều trị bằng thay thế thận liên tục và không được điều trị bằng thay thế thận liên tục, tuy nhiên trong 3 trường hợp tử vong thuộc nhóm CRRT tất cả điều bị ngừng tim trước nhập khoa. Mặc khác các thông số đánh giá suy đa cơ quan ngày thứ nhất nhập HSCC thì trầm trọng hơn nhiều ở nhóm CRRT, cũng như các yếu tố tiên lượng nặng như thở máy, sốc, số cơ quan suy, điểm APACHE II, điểm SOFA ngày thứ 1 thì cao hơn nhiều ở nhóm CRRT. 06 bệnh nhân tử vong trong nhóm nghiên cứu tương đương 24% cao hơn trong các nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển trong nghiên cứu của Afessa và cộng sự tại Florida 2,7%(1), nhưng thấp hơn trong nhóm nghiên cứu tại Enrique Cabrera General Teching Hospital, Havana, Cuba là 50%(6), tuy nhiên trong 02 nhóm nghiên cứu trên thì không có đề cập đến can thiệp điều trị. Tỉ lệ này cũng thấp nếu so với tỉ lệ tử vong của các nguyên nhân gây suy đa cơ quan khác tại HSCC 40-100%. Tất cả bệnh tử vong đều có số cơ quan suy ≥ 5, giống như các nguyên nhân gây suy đa cơ quan khác với số cơ quan suy 5,6 cơ quan tỉ lệ tử vong gần 100%. Qua những kết quả trên chúng tôi đề nghị: (1) Bệnh nhân hậu sản có suy đa cơ quan cần sớm được chuyển đến đơn vị hồi sức tích cực. (2) Nên mạnh dạn tiến hành CRRT sớm với những bệnh nhân hậu sản có số cơ quan suy từ 3-5 cơ quan. (3) Cần có một qui trình thống nhất về chỉ định CRRT, thời gian 1 lần lọc, thời điểm bắt đầu lọc lần sau, cũng như thời gian tối ưu sử dụng quả lọc để đạt hiệu quả lọc tốt nhất. KẾT LUẬN Nguyên nhân dẫn đến suy đa cơ quan ở bệnh nhân hậu sản thường gặp nhất là tăng huyết áp thai kỳ, tiếp theo đó là băng huyết sau sanh. Bệnh cảnh của nhóm băng huyết sau sanh là nặng nề nhất và tử vong trong nhóm này là cao nhất (50%). Số cơ quan suy trung bình 3,3 ± 1,2. Điểm APACHE II và SOFA ngày thứ nhất Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 481 vào HSCC tương ứng là 21,9 ± 9,3 và 12,7 ± 3,8. Suy chức năng gan, thận gặp hầu hết ở tất cả bệnh nhân và chiếm tỉ lệ cao nhất 92% và 72%. Tỉ lệ tử vong 24%. CRRT được thực hiện ở 40% số bệnh nhân, trong 24 giờ đầu nhập khoa HSCC, kết quả cho thấy các chỉ số khám lâm sàng và cận lâm sàng đánh giá suy đa cơ quan trước và sau CRRT cải thiện có ý nghĩa. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định chỉ định CRRT ở nhóm bệnh nhân hậu sản có SĐCQ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afessa B, Green B, Delke I, Koch K (2001), Systemic inflammatory response syndrome, Organ fairlure, and Outcome in Critically ill obstetric patients treated in an ICU, Chest, 120; 1271-1277. 2. Đặng Thanh Tuấn, Võ Công Đồng (2008), Nhận xét kết quả phương pháp lọc máu liên tục trên bệnh nhân ong đốt có rối loạn chức năng đa cơ quan, Tạp chí Y Học Tp.HCM, tập 12, phụ bản số 1. 3. Irene YV, Vaneet K, Gurvinder K, Arun A, Lalita A (2008), Critical care in obstetrics-scenario in a developing country, J Obstet Gynecol India, 58:3. 4. Lê Thị Diễm Tuyết, Trần Minh Tuấn (2009), Đánh giá tác dụng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa cơ quan tại khoa Điều Trị Tích Cực Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Y Học Thực Hành (668), số 7. 5. Leung NYW, Lau ACW, Chan KKC, Yan WW (2010), Clinical characteristic and outcomes of obstetric patients admitted to the Intensive Care Unit: a 10-year retrospective review, Hong Kong Med J, 16:1. 6. Pe1rez A, Acevedo O, Tamayo FdC, Oviedo R (2010), Characterization of Obstetric patient with Multiple Organ Fairlure in the Intensive Care Unit of a Havana Teaching Hospital, 1998-2006, MEDICC Review, 12:2. 7. Soubra SH, Guntupalli KK (2005), Critical illness in pregnancy: An overview, Crit Care Med, 33:10. 8. Vasquez DN, Estenssoro E, Canales HS, et al (2007), Clinical characteristics and outcomes of Obstetric patients requiring ICU admission, Chest 131; 718-724. 9. Williams Obstetrics, Section VII, chapter 34-35: Obstetrical complications (2010), 23rd edition, the Mcgraw – Hill.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_hieu_qua_cua_dieu_tri_thay.pdf
Tài liệu liên quan