Khảo sát đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cúc chân voi (Elephantopus Mollis H.B.K., Asteraceae)

KẾT LUẬN Về mặt thực vật học, đề tài đã mô tả đặc điểm hình thái cây Cúc chân voi, đặc điểm vi học của vi phẫu thân, lá, bột dược liệu, giúp cho việc phân biệt giữa dược liệu Cúc chân voi với các cây khác cùng chi, cũng như cùng họ Cúc, tạo tiền đề cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu về mặt thực vật. Về thành phần hóa học, qua định tính sơ bộ, cho thấy thành phần chính của Cúc chân voi là các triterpenoid, coumarin, flavonoid, saponin. Thu được các hợp chất EM-1, EM-2, EM-3. Căn cứ vào các dữ liệu phổ (IR, MS, NMR) đã xác định được EM-1 là stigmasterol, EM-2 là lupeol, EM-3 là 3α-friedelanol. BÀN LUẬN Việc thu được các hợp chất triterpen với hàm lượng cao, đặc biệt là lupeol, một chất có hoạt tính kháng viêm và kháng khối u đã cho thấy kinh nghiệm dân gian sử dụng Cúc chân voi với tác dụng điều trị nêu trên là hoàn toàn có cơ sở.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây cúc chân voi (Elephantopus Mollis H.B.K., Asteraceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 197 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC CHÂN VOI (ELEPHANTOPUS MOLLIS H.B.K., ASTERACEAE) Nguyễn Thành Triết*, Bùi Mỹ Linh* TÓM TẮT Mở đầu - Mục tiêu: Trong dân gian, Cúc chân voi được sử dụng rất nhiều với các công dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về loại dược liệu này ở trong nước. Do đó, đề tài “Khảo sát đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của Cúc chân voi” được thực hiện nhằm mục đích định danh đúng loại dược liệu và phân lập các thành phần hóa học chính có trong Cúc chân voi. Đối tượng và phương pháp: Toàn cây trên mặt đất của Cúc chân voi (Elephantopus mollis H.B.K.) được thu hái ở Đăk Nông. Đã mô tả đặc điểm hình thái, vi phẫu thân, lá, soi bột dược liệu. Sau đó tiến hành chiết xuất dược liệu với cồn 96%, cô thu hồi dung môi thu được cao cồn. Chiết phân bố lỏng-lỏng cao cồn thu được cao ether dầu hỏa (EP), cao dicloromethan (DCM), cao ethyl acetat (EtOAc). Từ cao EP, bằng việc sử dụng các phương pháp sắc ký cột nhanh, sắc ký cột cổ điển và kết tinh lại chúng tôi đã thu được các hợp chất tinh khiết. Kết quả: Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái vi học của thân và lá Cúc chân voi. Thu được các kết tinh EM-1, EM-2, EM-3. Đã xác định được cấu trúc EM-1 là stigmasterol, EM-2 là lupeol và EM-3 là 3α-friedelanol. Kết luận: Từ cao ether dầu hỏa đã thu được 300 mg stigmasterol, 1 g lupeol, 160 mg 3α-friedelanol. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về hóa học, dược lý và tác dụng sinh học của Cúc chân voi. Từ khóa: Elephantopus mollis H.B.K., stigmasterol, lupeol, 3α-friedelanol. ABSTRACT SURVEY OF BOTANICAL CHARACTERISTICS AND CHEMICAL COMPOSITION OF ELEPHANTOPUS MOLLIS H.B.K., ASTERACEAE Nguyen Thanh Triet, Bui My Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 - 2014: 197 - 202 Background - Objectives: In Viet Nam folk medicine, “Cuc chan voi” Elephantopus mollis is commonly used as anti-inflammatory drug. However, in Viet Nam, there hasn’t been much scientific research about this plant. Therefore, this study is designed to identify botanical characteristics and to isolate main chemical components of E. mollis. Material and Method: Herba Elephantopi mollis was collected in Dak Nong province. Morphological and anatomical characteristics of stem, leaf and powder of aerial part of dried plants were studied by general procedures. Herba Elephantopi mollis was extracted with ethanol 96% by percolation. The extract was diluted in water and then distributed in ether petroleum (EP), dichloromethane (DCM), ethyl acetate (EtOAc), respectively. The EP was evaporated to dryness. This fraction was chromatographed on a VLC column with silica gel and recrystallization to get pure compounds. Results: The plant was morphological described. EM-1, EM-2, EM-3 were isolated after chromatographed ether petroleum fraction on VLC column. Structures of EM-1, EM2, EM-3 were stigmasterol, lupeol and 3α- friedelanol respectively. * Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Triết ĐT: 0977128389 email: thanhtrietnguyen@ymail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 198 Conclusion: 300 mg of stigmasterol, 1 g of lupeol and 160 mg of 3α-friedelanol were got from ether petroleum fraction. These results are first step for further study on E. mollis chemical compositions and pharmacological effects. Keywords: Elephantopus mollis H.B.K., stigmasterol, lupeol. 3α-friedelanol. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong dân gian, Cúc chân voi được sử dụng rất nhiều với các công dụng kháng viêm và gây độc tế bào (4,5). Tuy nhiên, trong nước chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về loại dược liệu này. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của Cúc chân voi” nhằm mục đích định danh đúng loại dược liệu và phân lập các thành phần hóa học chính có trong Cúc chân voi. NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu Phần trên mặt đất cây Cúc chân voi thu hái ở Đăk Nông vào tháng 7/2012 đã được PGS.TS. Bùi Mỹ Linh định danh. Mẫu lưu tại Bộ môn Dược liệu với ký hiệu CCV0712. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực vật. Mô tả các đặc điểm thực vật học (lá, thân, hoa) dựa trên quan sát cây tươi. Tiến hành làm vi phẫu lá, thân theo các quy định trong Dược điển Việt Nam IV(1). Nghiên cứu hóa học Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật theo qui trình của Bộ môn Dược liệu (3) được cải tiến và sửa đổi từ qui trình phân tích của I. Ciuley (Đại học Dược Bucarest, Rumani). Dược liệu được ngấm kiệt bằng cồn 96%. Tiến hành phân bố lỏng – lỏng cao cồn 96% lần lượt với các dung môi là ether dầu hỏa (EP), diclorometan (DCM) và ethyl acetat (EtOAc) thu được các cao tương ứng. Cao ether dầu hỏa được lựa chọn để phân lập tiếp tục. Từ cao này, sử dụng các phương pháp sắc ký cột nhanh, sắc ký cột cổ điển và kết tinh lại để thu được các chất tinh khiết. Tiến hành sắc ký cột chân không cao ether dầu hỏa Sử dụng 500 g silica gel pha thuận, cỡ hạt trung bình (0,040 – 0,063 mm) của Trung Quốc, tiến hành sắc ký cột nhanh (VLC) với 74 g cao EP, sử dụng phương pháp nhồi cột khô, khai triển với hệ dung môi n-hexan – EtOAc với tỷ lệ EtOAc tăng dần. Kiểm tra phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng, phát hiện dưới UV 254 nm, UV 365 nm và thuốc thử H2SO4 10%/ cồn 96%. KẾT QUẢ Thực vật học Đặc điểm hình thái Cúc chân voi là loại cây thảo, có rất nhiều lông ở lá và thân. Khi còn non, các lá mọc sát mặt đất, thân không phát triển. Khi cây chuẩn bị ra hoa, lá mọc dài theo thân, không cuống, gốc lá ôm thân, mép lá có khía lượn, mặt dưới lá có rất nhiều lông, gân lá hình lông chim. Cụm hoa dài thường mọc ở ngọn cành đôi khi ở nách lá, nhánh hoa mang nhiều hoa đầu kép trong một bao chung, có các hoa đầu phụ, cụm hoa mang 4 – 5 hoa màu trắng. Quả bế có rãnh, mào lông có 5 tơ. Đặc điểm vi học Thân Có tiết diện tròn, phần vỏ chiếm 1/3, phần tủy chiếm 2/3. Cấu tạo từ ngoài vào trong như sau: Biểu bì Gồm một lớp tế bào hình đa giác, mặt ngoài được phủ một lớp cutin hình răng cưa và rất nhiều lông che chở đơn bào xuất phát từ biểu bì, lông che chở rất dài. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 199 Mô dày Trong lớp biểu bì là mô dày góc, gồm 4 - 5 lớp tế bào hình đa giác vách tẩm cellulose, bao quanh thân. Mô mềm đạo Các tế bào hình tròn, không đều xếp lộn xộn để lại nhiều khoảng gian bào nhỏ. Nội bì Là một lớp tế bào hình chữ nhật ngăn cách giữa phần vỏ và phần tủy. Trụ bì Là nhiều lớp tế bào hình đa giác khá đều nhau, nằm ngay trong nội bì hóa sợi thành từng cụm không liên tục bao ngoài bó libe - gỗ. Hệ dẫn cấp 2 Libe 2 và gỗ 2 phát triển thành từng cụm bao quanh tiết diện thân (hậu thể gián đoạn), uốn lượn. Libe 1 nằm ngay dưới vùng mô cứng, các tế bào kích thước nhỏ, nhăn nheo (do sự phát triển của libe 2 đè lên libe 1), vách tẩm cellulose. Libe 2 là các lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Libe phát triển khá mạnh. Gỗ 2 bao gồm mô mềm gỗ phát triển thành một vòng xung quanh thân, vách tẩm lignin, mạch gỗ 2 to và xếp lộn xộn. Gỗ 1 gồm các mạch gỗ nằm dưới chân gỗ 2, vách tẩm mộc tố, phân hóa li tâm. Một vài lớp mô mềm tủy tiếp giáp với bó libe – gỗ hóa mô cứng. Mô mềm tủy Là mô mềm đạo, các tế bào hình tròn không đều nhau, sắp xếp lộn xộn tạo các khoảng gian bào nhỏ. Lá Gân giữa có hai mặt lồi, mặt dưới lồi rõ thành hình bán nguyệt, mặt trên lồi ít hơn và ở giữa hơi lõm. Bao ngoài là biểu bì, là một lớp tế bào hình chữ nhật, có phủ một lớp cutin răng cưa. Lông tiết xuất hiện ở mặt trên, khá nhiều ở phần tiếp giáp của phiến lá và gân lá. Lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Ở mặt dưới có rất nhiều lông che chở đơn bào. Lông che chở rất dài. Dưới biểu bì trên và biểu bì dưới là lớp mô dày góc với 3 - 4 lớp tế bào vách tẩm cellulose dày lên ở các góc. Phía trong lớp mô dày là mô mềm đạo, tế bào hình tròn, vách tẩm cellulose. Giữa gân lá là 7 bó libe gỗ xếp hình chữ V, mỗi bó libe gỗ có lớp mô dày trên và dưới. Libe rất phát triển, gồm những tế bào nhăn nheo, xếp lộn xộn, vách tẩm cellulose. Gỗ là những tế bào vách tẩm mộc tố, xếp khá lộn xộn. Khi bóc tách biểu bì, ta thấy rải rác lỗ khí kiểu hỗn bào. Phiến lá Dưới biểu bì trên là mô giậu, mô mềm đạo và biểu bì dưới. Biểu bì trên và dưới có rất nhiều lông che chở và rải rác có lông tiết, mặt dưới có nhiều che chở hơn. Lông che chở đầu đơn bào. Lông tiết có đầu đa bào, chân đơn bào. Mô giậu là những tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với phiến lá, chứa nhiều hạt tinh bột. Mặt dưới có khá nhiều lỗ khí kiểu hỗn bào. Hình 1. Vi phẫu thân Hình 2. Vi phẫu lá Đặc điểm bột dược liệu Cảm quan: Bột có màu xanh, hơi đen, có mùi đặc trưng, dễ gây kích ứng da. Soi bột: Quan sát dưới kính hiển vi nhìn thấy các thành phần như sau: - Lông che chở đơn bào rất dài và nhọn. - Đầu lông tiết đa bào (2 tế bào). - Tế bào lỗ khí kiểu hỗn bào. - Hạt tinh bột hình bầu dục có tễ ở giữa. - Ngoài ra, trên bột còn nhìn thấy mạch xoắn, mạch mạng. Hóa học Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật cho thấy thành phần của Cúc chân voi gồm có: Chất Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 200 béo, triterpenoid tự do, coumarin, flavonoid, saponin. Dược liệu (4 kg) được ngấm kiệt bằng cồn 96%. Tiến hành phân bố lỏng – lỏng cao cồn 96% lần lượt với các dung môi là ether dầu hỏa (EP), diclorometan (DCM) và ethyl acetat (EtOAc) thu được các cao tương ứng. Phân lập các chất chất từ cao EP bằng VLC Từ cao EP qua VLC thu được 11 phân đoạn từ E-1 đến E-11. Ở phân đoạn E-6 thu được hợp chất EM-1 (300 mg), từ phân đoạn E-2 thu được hợp chất EM-2 (1 g) và từ phân đoạn E-3 thu được hợp chất EM-3 (160 mg). Xác định cấu trúc các chất phân lập được Cấu trúc EM-1: EM-1 có dạng kết tinh hình kim, màu trắng, tan tốt trong dicloromethan, cloroform, kém tan trong methanol. Căn cứ trên phổ hồng ngoại cho thấy rằng EM-1 cho 1 peak 3423 cm-1 – nằm trong vùng đặc trưng của nhóm -OH alcol, 1 peak ở 1055 cm-1 – đặc trưng cho liên kết C-O-, không có peak nằm trong vùng 910 – 650 cm-1, như vậy trong công thức không có nhân thơm. Kết quả đo khối phổ ESI+ của EM-1 cho một peak ở m/z 413 ứng với phân mảnh [M + H]+, như vậy phù hợp với công thức phân tử C29H48O (Ω = 6). Dựa vào phổ 13C-NMR cho thấy có 4 C có độ dịch chuyển hóa học δC lần lượt là 121,86; 129,46; 138,46; 140,93 là 4 C của nhóm olefinic, tại δC 71,96 là tín hiệu của C-3 liên kết với nhóm -OH. Mà Ω = 6, do đó hợp chất EM-1 phải mang 4 vòng và hai nối đôi. Căn cứ vào phản ứng Liebermann, màu sắc vết trên sắc ký lớp mỏng (cho màu xanh tím) cùng với các dữ kiện phổ có thể dự đoán EM-1 là một hợp chất sterol có 2 nối đôi. Điều này càng được khẳng định thêm trên phổ 1H-NMR với các tín hiệu đặc trưng tại δH 5,35 (1H, t) là tín hiệu proton trong liên kết olefin (C=C) trong vòng. Hai tín hiệu δH 5,16 (1H, dd, J = 15,2 Hz và 8,65 Hz) và δH 5,03 (1H, dd, J = 15,2 Hz và 8,65 Hz) đặc trưng cho hai proton liên kết với hai carbon ở liên kết đôi ngoài vòng có cấu hình trans. Tín hiệu δH 3,52 (1H, m, J = 4,95 Hz) là tín hiệu đặc trưng của Hα gắn với C-3 nhóm carbinol trong vòng. Căn cứ vào các tính chất lý hóa, tính chất phổ và nhất là dựa vào sự so sánh các số liệu phổ carbon của chất EM-1 với phổ của chất stigmasterol theo tài liệu tham khảo (6) (Bảng 1) có thể đề nghị EM-1 là stigmasterol. Stigmasterol Bảng 1. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR giữa EM-1 và stigmasterol (trong CDCl3, ppm) theo (6). Vị trí C δC của EM-1 δC của stigmast erol Vị trí C δC của EM-1 δC của stigmaster ol 1 37,4 37,6 16 29,1 28,9 2 32,0 31,9 17 56,1 56,3 3 72,0 72,0 18 12,4 12,2 4 42,5 42,5 19 19,5 19,5 5 140,9 140,8 20 40,6 40,4 6 121,9 121,8 21 21,3 21,4 7 32,1 32,1 22 138,4 138,3 8 32,0 32,2 23 129,5 129,3 9 50,3 50,5 24 51,4 51,5 10 36,7 36,5 25 31,8 32,2 11 21,2 21,2 26 21,2 21,2 12 39,8 40,0 27 19,1 19,2 13 42,4 42,2 28 25,5 25,4 14 57,0 57,1 29 12,2 12,2 15 24,5 24,5 Cấu trúc EM-2: EM-2 có dạng kết tinh hình kim, màu trắng, tan tốt trong n-hexan, dicloromethan và clorofom, kém tan trong methanol. Trên phổ IR, EM-2 cho một đỉnh ở 3421 cm-1 đặc trưng cho nhóm -OH trên cấu trúc; 1014,5 và 1043,4 thể hiện liên kết –C-O-, 2869,9; 2941,2 là của liên kết –CH. Dựa vào phổ 13C-NMR và phổ DEPT cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 201 thấy rằng EM-2 có 30 C, trong đó có 7 nhóm - CH3, 11 nhóm -CH2, 6 nhóm -CH, 6 C bậc IV. Như vậy, căn cứ trên các dữ liệu phổ IR và DEPT có thể dự đoán công thức phân tử EM-2 có khả năng là C30H49OH hay C30H50O (Ω = 6). Trên phổ 13C-NMR có 2 tín hiệu carbon ở δC 109,34 và 150,96 là tín hiệu của 2 carbon olefin tương ứng với 1 nối đôi, mà Ω = 6 nên hợp chất có 5 vòng. Căn cứ vào tính chất lý hóa, phản ứng Liebermann, màu sắc vết trên SKLM (nâu đỏ) cùng các dữ liệu phổ nói trên có thể khẳng định EM-2 là một hợp chất triterpen tự do có 5 vòng với một nối đôi và 1 nhóm hydroxyl trong phân tử. Trên phổ 1H-NMR ở vùng trường thấp có tín hiệu của 2 proton olefinic ở δH = 4,56 (s, Hα-C29), δH = 4,69 (s, Hβ-C29). Các tương tác trên HSQC cho thấy 2 proton này thuộc về nhóm methylen olefin (=CH2). Nhóm methylen này rất đặc trưng cho các triterpen khung lupan. Ở vùng trường cao hơn có tín hiệu công hưởng của một proton hydroxymethin ở δH = 3,19 (1H, m, H-3, J = 5 Hz). Proton này rất đặc trưng cho cấu hình α của hydro nội vòng. Ngoài ra còn có các tín hiệu pronton ở cùng trường cao δH : 0,76; 0,79; 0,83; 0,94; 0,97; 1,03; 1,68 tương ứng với 7 nhóm -CH3. Tóm lại, căn cứ vào các tính chất lý hóa, các tính chất phổ và nhất là dựa trên sự so sánh với các số liệu phổ 13C-NMR của EM-2 với lupeol ở tài liệu tham khảo (2) (Bảng 2), có thể đề nghị cấu trúc EM-2 là lupeol. lupeol Bảng 2. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR giữa EM-2 và lupeol (trong CDCl3, ppm) theo (2). Vị trí C δC của EM-2 δC của Lupeol Vị trí C δC của EM-2 δC của lupeol 1 38,7 CH2 38,7 16 35,6 CH2 35,6 2 27,4 CH2 27,4 17 43,0 C 43,0 3 79,0 CH 79,0 18 48,3 CH 48,3 4 38,8 C 38,8 19 48,0 CH 48,0 5 55,3 CH 55,3 20 151,0 C 151,0 6 18,3 CH2 18,3 21 29,9 CH2 29,9 7 34,3 CH2 34,3 22 40,0 CH2 40,0 8 40,9 C 40,8 23 28,0 CH3 28,0 9 50,5 CH 50,4 24 15,4 CH3 15,4 10 37,2 C 37,2 25 16,0 CH3 16,0 11 21,0 CH2 20,9 26 16,1 CH3 16,1 12 25,2 CH2 25,2 27 14,6 CH3 14,6 13 38,1 CH 38,1 28 18,0 CH3 18,0 14 42,9 C 42,9 29 109,3 CH2 109,3 15 27,5 CH2 27,5 30 19,3 CH3 19,3 Cấu trúc EM-3: Trên phổ IR, EM-3 cho một đỉnh ở 3475 cm-1 đặc trưng cho nhóm -OH alcol trên cấu trúc; 2928; 2870 là của liên kết -CH. Không có peak của vùng nhân thơm và vùng ceton (C=O) trên phổ đồ. Dựa vào phổ 13C-NMR và phổ DEPT cho thấy rằng EM-3 có 30 C, trong đó có 8 nhóm - CH3, 11 nhóm -CH2, 6 nhóm -CH, 6 C bậc IV. Như vậy, căn cứ trên các dữ liệu phổ IR và DEPT có thể dự đoán công thức phân tử EM-3 là C30H51OH hay C30H52O (Ω = 5). Điều này được xác định khi trên HRMS của EM-3 cho phân mảnh [M + H]+ = 429, tương ứng M = 428. Trên phổ NMR không thấy tín hiệu của carbon hay hydro olefin, do đó hợp chất EM-3 không có nối đôi trong phân tử. Căn cứ vào màu sắc vết trên sắc ký lớp mỏng và phản ứng Liebermann (cho màu nâu đỏ nhạt) cùng các dữ liệu phổ và độ bội (Ω) có thể thấy rằng EM-3 là một hợp chất triterpen 5 vòng no chứa một nhóm –OH trong phân tử. Trên phổ 1H-NMR cho các tín hiệu δH: 0,85 (3H, s, H-24), 0,93 (3H, s, H-25), 0,94 (3H, d, H- 23), 0,96 (3H, s, H-30), 0,99 (3H, s, H-26), 0,99 (3H, s, H-29), 1,00 (3H, s, H-27), 1,17 (3H, s, H-28) là tín hiệu của 8 nhóm –CH3 trên khung phân tử. Ngoài ra còn có tín hiệu ở δH 3,73 (1H, brs, H-3) là tín hiệu đặc trưng của Hβ liên kết với C-3 trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 202 vòng. Tín hiệu proton ở δH 1,9 (1H, m) và 1,73 (1H, dt, J = 12,5 và 3 Hz) là của các proton methylen gắn ở C-2 và C-6, điều này được xác định trên phổ 1H – 1H COSY và HSQC. Các tín hiệu proton nhóm methin và methylen đặc trưng cho khung triterpen nằm trong vùng dịch chuyển từ 1,05 – 1,9 ppm. Từ các tính chất lý hóa, các dữ liệu phổ trên và nhất là sự so sánh với các số liệu phổ carbon theo tài liệu tham khảo (7) có thể kết luận EM-3 là 3α – friedelanol (Bảng 3). Bảng 3. So sánh dữ liệu phổ 13C-NMR giữa EM-3 và 3α – friedelanol (trong CDCl3, ppm) theo (7) Vị trí C δC của EM-3 δC của 3α– friedelanol Vị trí C δC của EM-3 δC của 3α – friedelanol 1 15,81 CH2 15,79 16 36,11 CH2 36,08 2 35,37 CH2 35,34 17 30,05 CIV 30,03 3 72,78 CH 72,76 18 42,87 CH 42,82 4 49,21 CH 49,17 19 35,59 CH2 35,56 5 37,14 CIV 37,11 20 28,19 CIV 28,18 6 41,76 CH2 41,73 21 32,36 CH2 32,33 7 17,57 CH2 17,55 22 39,30 CH2 39,28 8 53,23 CH 53,20 23 11,62 CH3 11,62 9 37,87 CIV 37,84 24 16,41 CH3 16,40 10 61,39 CH 61,35 25 18,26 CH3 18,25 11 35,23 CH2 35,19 26 18,65 CH3 18,65 12 30,66 CH2 30,64 27 20,13 CH3 20,12 13 38,40 CIV 38,37 28 32,11 CH3 32,09 14 39,70 CIV 39,68 29 35,03 CH3 35,03 15 32,85 CH2 32,82 30 31,81 CH3 31,80 3α – friedelanol KẾT LUẬN Về mặt thực vật học, đề tài đã mô tả đặc điểm hình thái cây Cúc chân voi, đặc điểm vi học của vi phẫu thân, lá, bột dược liệu, giúp cho việc phân biệt giữa dược liệu Cúc chân voi với các cây khác cùng chi, cũng như cùng họ Cúc, tạo tiền đề cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu về mặt thực vật. Về thành phần hóa học, qua định tính sơ bộ, cho thấy thành phần chính của Cúc chân voi là các triterpenoid, coumarin, flavonoid, saponin. Thu được các hợp chất EM-1, EM-2, EM-3. Căn cứ vào các dữ liệu phổ (IR, MS, NMR) đã xác định được EM-1 là stigmasterol, EM-2 là lupeol, EM-3 là 3α-friedelanol. BÀN LUẬN Việc thu được các hợp chất triterpen với hàm lượng cao, đặc biệt là lupeol, một chất có hoạt tính kháng viêm và kháng khối u đã cho thấy kinh nghiệm dân gian sử dụng Cúc chân voi với tác dụng điều trị nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học, tr. 80. 2. Burns D, Reynolds WF, Buchanan G, et al (2000). “Assignment of 1H và 13C spectra and investigation of hindered side-chain rotation in lupeol derivatives”. Magnetic Resonance In Chemistry, 38, pp. 488 - 493. 3. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh (2012). Giáo trình phương pháp nghiên cứu dược liệu, tr. 2 - 5, 26 - 42. 4. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 233. 5. Hoàng Thị Đức và cộng sự (2009). Hoạt tính sinh học từ dịch chiết bằng methanol của một số cây họ Cúc (Asteraceae) ở một số tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Sinh học, Vol. 31, số 2, tr. 53 -5 6. 6. Steroid (2004), Vol. 69, pp. 43 - 50 7. Phantiwa P (2011). “Chemical constituents and biological activitives from Rhizomes of Agapetes megacarpa”.Master of Science in chemistry, Chiang Mai University, pp.78 – 81. Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/10/2013, 20/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_thuc_vat_va_thanh_phan_hoa_hoc_cua_cay_cuc.pdf