KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu này cho thấy:
1. Các bệnh nhân hen nhập viện còn tương đối trẻ, nữ nhiều hơn nam, nghề lao động chân tay là
chính, có mức thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, tình trạng dinh dưỡng bình thường và đa số
không hút thuốc lá.
2. Tuổi bệnh hen trung bình 16 năm, đa số từ hen bậc 3 và 4 (66,5%), có 76,1% bệnh nhân hen chưa
hề dùng thuốc corticoid hít, chỉ có 2,3% bệnh nhân có LLĐTR để theo dõi bệnh, chưa có bệnh
nhân nào được đo chức năng hô hấp, có 71,8% bệnh nhân có biểu hiện dị ứng như dị ứng thức ăn,
viêm mũi xoang dị ứng, chàm và nổi mày đay.
3. Khi nhập viện vì cơn hen cấp, phần lớn vào mùa mưa và vào ban ngày, khởi phát cơn hen thường
từ từ sau 24 giờ. Các yếu tố nghi ngờ khởi kích hen thường gặp là nhiễm siêu vi hô hấp trên, hít các
chất hóa học khí dung, thay đổi thời tiết và bụi nhà. Trước nhập viện 24 giờ có 93,9% bệnh nhân
có dùng thuốc điều trị hen. Các triệu chứng báo trước thường gặp chảy mũi nước, ngứa mũi, nghẹt
mũi và hắt hơi.
4. Cơn hen trung bình chiếm 55,7%, tất cả các triệu chứng đánh giá độ nặng cơn hen cấp về lâm sàng,
S
pO2 và LLĐTR thay đổi đáng kể lúc nhập viện, nhưng có cải thiện nhanh chóng chỉ sau điều trị 2
giờ. Thuốc thường dùng trong cấp cứu là đồng vận β2 TD ngắn phun khí dung, 68,7% không có
điều trị ôxy hỗ trợ.
5. Tất cả các bệnh nhân hen vào cơn cấp đều có giảm ôxy so với tuổi và tình trạng giảm ôxy máu gia
tăng theo độ nặng cơn hen. Thời gian bệnh tạm ổn và thời gian nằm viện ngắn thường dưới 1 tuần.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân hen cấp nhập bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN HEN CẤP NHẬP
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Hoàng Thanh Phương*
TÓM TẮT
Giới thiệu:
Bệnh nhân hen nhập viện vì cơn hen cấp thường có các yếu tố khởi kích, biểu hiện lâm sàng rất ña
dạng tùy theo ñộ nặng của cơn và có thể ñược kiểm soát tốt bằng ñiều trị thích hợp. Trong thực hành
lâm sàng, thầy thuốc cần phải hỏi bệnh sử bệnh nhân và gia ñình chi tiết và nhiều lần, khám lâm sàng
cẩn thận ñể có ñánh giá ban ñầu nhanh chóng và có thái ñộ xử trí cấp cứu ñúng và theo dõi thích hợp.
Mục tiêu:
Xác ñịnh các ñặc ñiểm lâm sàng của các bệnh nhân hen nhập viện vì cơn hen cấp.
Phương pháp:
131 bệnh nhân hen ñược chẩn ñoán theo hướng dẫn GINA và nhập viện ñiều trị vì cơn hen cấp ñược
thu dung vào nghiên cứu tại khoa nội hô hấp, BV Nguyễn Tri Phương. Các bệnh nhân ñều ñược khảo
sát ñánh giá ñầy ñủ về các ñặc ñiểm về dịch tễ, các ñặc ñiểm bệnh hen cơ bản, các ñặc ñiểm của cơn
hen cấp, thời gian bệnh ổn ñịnh và thời gian nằm viện.
Kết quả:
Các bệnh nhân hen có tuổi ñời 39,46 ± 14,53 (tuổi), tuổi mắc bệnh trung bình 16,02 ± 14,86 (năm),
hen bậc 1 (8,4%), bậc 2 (25,2%), bậc 3 (40,5%) và bậc 4 (26.9%). Bệnh nhân thường nhập viện vào
mùa mưa (72,5%), kiểu khởi phát cơn từ từ (87,8%), yếu tố khởi kích thường là khói (92,4%), nhiễm
siêu vi hô hấp (88,5%), hóa chất dạng khí dung (68,7%), thời tiết lạnh (57.3%), triệu chứng báo trước
thường là viêm mũi (76,3%), SpO2 lúc vào trung bình 91,87 ± 4,27% cải thiện rất nhanh sau 2 giờ ñiều
trị (95,19 ± 2,98%), LLĐTR trung bình lúc vào 31,95 ± 14,35 (L/phút) sau 2 giờ ñiều trị 41,51 ± 14,52
(L/phút). Cơn hen nhẹ (29%), trung bình (55,7%) và cơn nặng (15,3%). Thuốc cấp cứu dạng ñồng vận
β2 giao cảm khí dung (74%), corticoid tĩnh mạch (32,1%), kháng cholin khí dung (9,1%), thở ôxy
(68,7%), kháng sinh (1,5%). Thời gian bệnh ổn ñịnh trung bình 4,4 ± 3,11 (ngày), dưới 7 ngày
(87,8%). Thời gian nằm viện trung bình 7,88 ± 3,87 (ngày), dưới 7 ngày (54,2%)
Kết luận:
Bệnh nhân hen cấp có tuổi ñời trẻ, tuổi mắc bệnh trung bình là 16 năm, 2/3 là hen bậc 3-4, bệnh nhân
thường nhập viện vào mùa mưa, khởi phát cơn từ từ, yếu tố khởi kích thường gặp là nhiễm siêu vi hô
hấp trên, hít hóa chất dạng khí dung, thời tiết lạnh. Triệu chứng báo trước thường là viêm mũi, phần
lớn là cơn hen trung bình, triệu chứng lâm sàng, SpO2 và LLĐTR thay ñổi rất nhanh sau ñiều trị 2 giờ.
Thuốc cấp cứu hay dùng là ñồng vận β2 TD ngắn phun khí dung, 2/3 không ñiều trị ôxy. Thời gian
bệnh tạm ổn và thời gian nằm viện ngắn thường dưới 1 tuần.
Từ khóa: cơn hen cấp, thu dung, dịch tễ, yếu tố khởi kích, triệu chứng báo trước, thời gian nằm viện
ABSTRACT
CLINICAL CHARACTERISTICS OF PATIENTS HOSPITALIZED WITH
EXACERBATIONS OF ASTHMA IN NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL
Introduction:
Patients hospitalized with acute asthma attacks often have factors Influencing the development and
expression of asthma, clinical manifestations is very diverse depending on
*:Nội hô hấp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Hoàng Thanh Phương ĐT: 0932689988
Email: bsthanhphuong1994@yahoo.com
the severity of acute asthma attacks and its can well be controlled with appropriate treatment. In
clinical practice, the doctors need
to ask detailedly and repeatedly several times the patients and patient’s relatives with carefully
examining for quickly initial assessment and having attitudes to accurately emergency treatment and
appropriate follow-up.
Objectives:
Identify the clinical characteristics of patients hospitalized with acute asthme attacks.
Methods:
131 asthmatic patients diagnosed according to guideline of GINA and hospitalized for acute attacks
were prospectively assessed in the respiratory department, Nguyen Tri Phuong hospital. Patients were
68
surveyed fully evaluate the characteristics of epidemiology, basic disease features, features of the
exacerbations of asthma, time of stable disease and hospitalization time.
Results:
Patients with acute asthma have mean age of 39.46 ± 14.53 (year-olds), mean duration of asthma
16.02 ± 14.86 (years), intermittent asthma (8.4%), mild persistent asthma ( 25.2%), moderate
persistent asthma (40.5%) and severe persistent asthma (26.9%). Patients hospitalized in rainy season
(72.5%), type of progressively gradual onset (87.8%), smoke trigger (92.4%), viral respiratory
infection (88.5 %), spray of chemical agents (68.7%), cold weather (57.3%), usual prodrome is rhinitis
(76.3%), mean value of SpO2 (on air) (91,87 ± 4.27%), and it quickly improves after 2 hours of
treatment (95.19 ± 2.98%), mean value of PEF (31.95 ± 14.35 L/min) and this value after 2 hours of
treatment (41 , 51 ± 14.52 L/min). Mild asthma exacerbations (29%), moderate (55.7%) and severe
(15.3%). Emergency treatment with short-acting inhaled ß2–agonists (74%), intravenous
glucocorticosteroids (32.1%), inhaled anticholinergic (9.1%), oxygen therapy (68.7%), antibiotics
(1.5%). Mean time of stable disease (.4 ± 3.11 days), stable duration under 7 days (87.8%), mean
duration of hospitalization 7.88 ± 3.87 (days), hospitalized duration under 7 days (54.2%)
Conclusion:
Patient ages are relatively young, mean duration of asthma is 16 years, two thirds of patients have
moderate to severe persistent asthma, patients are often hospitalized in the rainy season, progressively
gradual onset, frequent triggers are viral respiratory infections, sprays of chemical agents, cool
weather, prodromes usually are rhinitis, most of patients have moderate asthma attacks, clinical
symptoms and SpO2 and PEF quickly improve after 2 hours of treatment. Emergency medications
usually are rapid-acting inhaled ß2–agonists, two thirds of patients don’t take oxygen therapy.
Duration of stable disease and of hospitalization often are below one week.
Key words: acute asthma, survey, epidemiology, triggers, prodromes, duration of hospitalisation
GIỚI THIỆU
Bệnh hen là vấn ñề sức khỏe toàn cầu quan trọng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia,
diễn tiến bệnh có thể nặng nề và ñôi khi gây tử vong. Hen mang ñến một gánh nặng, không chỉ về chi
phí chăm sóc y tế mà còn làm giảm năng suất làm việc và khả năng làm việc của bệnh nhân trong gia
ñình và xã hội (3) .
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hướng dẫn quản lý ñiều trị hen (4),(5),(6),(7),(8),(9),(10),(11) nhằm
góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do hen. Theo Alvey SD (1), vẫn có hơn 5000 người
tử vong do hen mỗi năm và 2 triệu người ñiều trị không thích hợp. Do ñó phòng ngừa ñể làm giảm các
cơn hen kịch phát cấp hoặc cơn hen nặng lên vẫn là mục tiêu cơ bản của ñiều trị hen hiện nay. Delaney
B (2) thừa nhận cập nhật các hướng dẫn là quan trọng và cần thực hiện liên tục ñể hướng dẫn cho thầy
thuốc trong thực hành.
Ở TP. Hồ Chí Minh, chương trình hen ñược thành lập từ năm 1997. BV. Nguyễn Tri Phương
nhận ñiều trị các bệnh nhân ở nội thành và các tỉnh. Hiện nay, bệnh viện có ñủ các phương tiện cận
lâm sàng dành cho bệnh hô hấp nói chung và bệnh hen nói riêng, các thầy thuốc từng bước ñược nâng
cao trình ñộ quản lý ñiều trị bệnh hen, có cập nhật các khuyến cáo quốc tế. Tình hình bệnh nhân ñến
khám và chẩn ñoán hen ngày càng nhiều, số bệnh nhân hen nhập viện vì cơn hen cấp cũng gia tăng, vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát ñặc ñiểm lâm sàng của các bệnh nhân hen nhập viện tại
Khoa Hô hấp, BV. Nguyễn Tri Phương ñể có thêm kinh nghiệm nhằm góp phần vào chẩn ñoán và
quản lý ñiều trị bệnh nhân hen.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng của các bệnh nhân hen nhập viện.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác ñịnh tỷ lệ ñặc ñiểm dịch tễ (tuổi, giới tính, ñịa chỉ, nghề nghiệp, thu nhập, chỉ số khối cơ thể,
học vấn, tiền căn hút thuốc lá).
2. Xác ñịnh tỷ lệ các ñặc ñiểm bệnh hen cơ bản (tuổi bệnh, ñộ nặng bậc hen, ñiều trị cơ bản, tiền căn
nhập viện, tình trạng dị ứng).
3. Xác ñịnh tỷ lệ các ñặc ñiểm cơn hen (thời gian vào viện, cách khởi phát, yếu tố khởi kích, triệu
chứng báo trước, triệu chứng lâm sàng, ñộ nặng cơn hen cấp, ñiều trị cấp cứu, thời gian bệnh ổn
ñịnh và thời gian nằm viện).
4. Xác ñịnh tương quan giữa các ñặc ñiểm với ñộ nặng của hen.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
69
Các bệnh nhân chẩn ñoán hen ñến khám bệnh và cho nhập viện tại BV. Nguyễn Tri Phương.
Tiêu chí chọn bệnh
Các bệnh nhân nhập viện có ñủ tiêu chuẩn chẩn ñoán hen và ñồng ý tham gia vào nghiên cứu. Chẩn
ñoán hen ñược xác ñịnh nếu có cải thiện FEV1 ≥ 12% và/hoặc ≥ 200 mL sau dùng thuốc giãn phế quản
(3),(9)
. Đánh giá ñộ nặng bậc hen và cơn hen cấp theo GINA 2002 (3) .
Tiêu chí loại trừ
Có bất kỳ các bệnh lý nào có thể gây ra nguy cơ cho bệnh nhân hay ảnh hưởng ñến kết quả nghiên cứu
bao gồm: bệnh ác tính, suy tim ứ huyết, hội chứng mạch vành cấp (cơn ñau thắt ngực không ổn ñịnh,
nhồi máu cơ tim), rối loạn nhịp tim trầm trọng, lao phổi ñang hoạt ñộng, có kế hoạch phẫu thuật trong
thời gian nghiên cứu, không có khả năng thực hiện hướng dẫn nghiên cứu (nghiện rượu, nghiện ma
túy)
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Các biến số khảo sát
Các biến số khảo sát trong nghiên cứu bao gồm các ñặc ñiểm dịch tễ (tuổi, giới tính, ñịa chỉ, nghề
nghiệp, mức thu nhập, chỉ số khối cơ thể, trình ñộ học vấn, tiền căn hút thuốc lá), các ñặc ñiểm bệnh
hen cơ bản (tuổi bệnh, ñiều trị hen cơ bản, sử dụng LLĐTR, tiền căn khám bệnh và nhập viện, tiền căn
dị ứng, ñộ nặng bậc hen), các ñặc ñiểm của cơn hen cấp (thời gian nhập viện, cách khởi phát cơn, yếu
tố khởi kích, triệu chứng báo trước, triệu chứng lâm sàng lúc vào viện và sau 2 giờ, SpO2 lúc vào viện,
sau 2 giờ và ra viện, LLĐTR lúc vào viện, sau 2 giờ và ra viện, ñiều trị cấp cứu), thời gian bệnh ổn
ñịnh và thời gian nằm viện.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập sẽ ñược xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0 for windows. Mức ý nghĩa
thống kê trong mọi trường hợp ñược xác ñịnh là 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu: 150 bệnh nhân chẩn ñoán hen lúc vào viện. Sau khi ño phế dung ký có 19 bệnh
nhân là BPTNMT (12,67%) loại ra và 131 bệnh nhân là hen (87,33%) ñưa vào nghiên cứu.
Các ñặc ñiểm dịch tễ
Bảng 1. Các ñặc ñiểm dịch tễ.
Đặc ñiểm dịch tễ Số ca Tỷ lệ %
Tuổi (năm tuổi) Trung bình
16-19
20-29
30-39
40-49
50-59
≥ 60
39,46 ± 14,53
2
36
32
28
23
10
1,5%
27,5%
24,4%
21,4%
17,6%
7,6%
Giới tính Nam
Nữ
40
91
30,5%
69,5%
Địa chỉ Nội thành
Ngoại thành và các tỉnh
93
38
71%
29%
Nghề nghiệp Lao ñộng trí óc
Lao ñộng chân tay
Nội trợ
15
72
44
11,5%
55%
33,6%
Thu nhập
(Triệu ñồng/tháng)
< 1
1-2
> 2
60
50
21
45,8%
38,2%
16%
Chỉ số khối cơ thể
BMI (kg/m2)
Gầy (< 18,5)
Bình thường (18,5-25)
Thừa cân, mập phì (> 25) Trung bình
39
79
13
20,75 ± 3,47
29,8%
60,3%
9,9%
Học vấn Thấp (< cấp 3)
Cao (≥ cấp 3)
88
43
67,4%
32,8%
Hút thuốc lá Không hút
Có hút
99
32
75,6%
24,4%
70
Tuổi bắt ñầu hút (tuổi)
Số thuốc lá (gói năm)
Thời gian hút (năm)
20,25 ± 6,60
20,53 ± 18,20
26,09 ± 12,38
Các ñặc ñiểm bệnh hen cơ bản
Bảng 2. Các ñặc ñiểm bệnh hen cơ bản.
Đặc ñiểm bệnh hen cơ bản Số ca Tỷ lệ %
Tuổi mắc bệnh (năm)
Trung bình
< 20 năm
≥ 20 năm
16,02 ± 14,86
79
52
60,3%
39,7%
Điều trị hen cơ bản Không ñiều trị
Đồng vận β2 hít TD ngắn
Theophyllin
Đồng vận β2 uống
Corticoid uống
Corticoid hít
Corticoid tiêm
Kháng cholinergic
Đồng vận β2 hít TD dài
Kháng histamin
43
59
51
42
40
21
5
5
4
4
32,8%
67%
58%
47,7%
45,5%
23,9%
5,7%
5,7%
4,5%
4,5%
Sử dụng LLĐTR Không
Có
128
3
97,7%
2,3%
Khám bệnh năm trướcCấp cứu
Phòng khám
Phòng mạch tư
51
41
47
38,9%
31,3%
35,9%
Nhập viện vì hen Không
1 lần
≥ 2 lần
79
31
21
60,3%
23,7%
16%
Dị ứng
Không
Thức ăn
Viêm mũi xoang dị ứng
Chàm
Mày ñay
Thuốc
37
62
59
19
19
15
28,2%
47,3%
45%
14,5%
14,5%
11,5%
Bậc hen Hen bậc 1
Hen bậc 2
Hen bậc 3
Hen bậc 3
11
33
53
34
8.4%
25.2%
40.5%
26.9%
Các ñặc ñiểm cơn hen nhập viện
Bảng 4 . Các ñặc ñiểm cơn hen trước nhập viện
Đặc ñiểm cơn hen Số ca Tỷ lệ %
Thời gian nhập viện Mùa mưa (tháng 5-10)
Mùa khô (tháng 11-4)
95
36
72,5%
27,5%
Thời ñiểm nhập viện Ban ngày (6-18 giờ)
Ban ñêm (19-5 giờ)
83
48
63,4%
36,6%
Cách khởi phát cơn Từ từ (> 24 giờ)
Đột ngột (< 24 giờ)
115
16
87,8%
12,2%
Yếu tố khởi kích Khói (than củi, thuốc lá)
Viêm long hô hấp trên
Hóa chất khí dung
Lạnh và thay ñổi thời tiết
Thuốc
Tấm trải giường, nệm
Bụi (nhà, ñường phố, công nghiệp)
Xúc cảm thái quá
Chó, mèo
121
116
90
75
63
61
61
60
44
92,4%
88,5%
68,7%
57,3%
48,1%
46,6%
46,6%
45,8%
33,6%
71
Sốt > 37,5oC
Phấn hoa
Thay ñổi ñàm (vàng, xanh, mủ)
Gắng sức
Có thai
34
32
32
20
19
26%
24,4%
24,4%
15,3%
14,5%
Điều trị 24 giờ trước Không
Có
8
123
6,1%
93,9%
Triệu chứng báo trướcNgứa mắt, ñỏ mắt, chảy nước mắt
Ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi
Ho khan, chẹn họng, ngứa họng
23
100
80
17,6%
76,3%
61,1%
Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 5. Các triệu chứng lâm sàng lúc vào viện và sau 2 giờ
Triệu chứng Vào viện (số ca, %) Sau 2 giờ (số ca, %) P
Khó thở
Không
Khó thở nằm
Khó thở ngồi
Cúi ra trước
11 (8,4%)
76 (58%)
39 (29,8%)
5 (3,8%)
28 (21,4%)
98 (74,8%)
5 (3,8%)
0
Nói chuyện
Câu dài
Câu ngắn
Vài từ
56 (42,7%)
67 (51,1%)
8 (6,1%)
117 (89,3%)
14 (10,7%)
0
Tri giác
Bình thường
Kích thích
Li bì, hôn mê
60 (45,8%)
71 (54,2%)
0
123 (93,9%)
8 (6,1%)
0
Tần số thở
(lần/phút)
< 25
25-30
> 30
Trung bình
84 (64,1%)
42 (32,1%)
5 (3,8%)
24,62 ± 4,43
117 (89,3%)
14 (10,7%)
0
22,40 ± 2,21
0,000
Co kéo
Không
Có
25 (19,1%)
106 (80,9%)
47 (35,9%)
84 (64,1%)
Khò khè
Không
Nhẹ
Trung bình
Lớn
0
27 (20,6%)
69 (52,7%)
35 (26,7%)
14 (10,7%)
76 (58%)
41 (31,3%)
0
Mạch (lần/phút) Trung bình 99,61 ± 15,75 95,30 ± 10,84 0,001
HATT (mmHg) Trung bình 122,75 ± 19,89 117,10 ± 13,39 0,000
HATTr (mmHg) Trung bình 74,96 ± 11,33 70,76 ± 8,38 0,000
Độ bão hòa ôxy theo nhịp mạch (SpO2) và LLĐTR trung bình
Bảng 6. SpO2 và LLĐTR trung bình (%) lúc vào, sau 2 giờ và lúc ra viện.
Giá trị trung bình Lúc vào Sau 2 giờ* Lúc ra** P
SpO2 (%) 91,87 ± 4,27 95,19 ± 2,98 95,24 ± 1,53 0,000
* với ** : p = 0,693
% LLĐTR
(so với dự ñoán)
31,95 ± 14,3541,51 ± 14,5265,23 ± 12,06 0,000
Phân ñộ nặng cơn hen cấp
Bảng 7. Phân ñộ nặng cơn hen cấp.
Cơn hen nhẹCơn hen trung bình Cơn hen nặng
Số bệnh nhân 38 73 20
Tỷ lệ phần trăm 29% 55.7% 15.3%
Sử dụng thuốc ñiều trị cấp cứu lúc vào viện
Bảng 8. Tỷ lệ các thuốc ñiều trị cấp cứu (%)
Các thuốc ñiều trị cấp cứu Số ca (tỷ lệ %)
Đồng vận β2 giao cảm
Không
Phun khí dung
Phun khí dung + tiêm dưới da
26 (18,8%)
97 (74%)
6 (4,6%)
72
Dụng cụ hít ñịnh liều
Dụng cụ hít ñịnh liều + buồng ñệm
1 (0,8%)
1 (0,8%)
Corticoid
Không
Tĩnh mạch
Uống
84 (64,1%)
42 (32,1%)
5 (3,8%)
Theophyllin
Không
Tĩnh mạch
Uống
123 (93,9%)
3 (2,3%)
5 (3,8%)
Kháng cholinergic
Không
Có
119 (90,8%)
12 (9,1%)
Thở ôxy
Không
1-3 lít/phút
≥ 4 lít/phút
90 (68,7%)
31 (23,7%)
10 (7,6%)
Kháng sinh
Không
Có
129 (98,5%)
2 (1,5%)
Thời gian bệnh tạm ổn ñịnh và thời gian nằm viện
Bảng 9. Thời gian nằm viện và thời gian bệnh tạm ổn (ngày)
Thời gian Số ca Tỷ lệ %
Thời gian bệnh tạm ổn (ngày) < 7 ngày
7-14 ngày
> 14 ngày
Trung bình
115
14
2
4,4 ± 3,11
87,8%
10,7%
1,5%
Thời gian nằm viện (ngày)
< 7 ngày
7-14 ngày
> 14 ngày Trung bình
71
51
9
7,88 ± 3,87
54,2%
38,9%
6,9%
So sánh các biến số với ñộ nặng của bệnh.
Các ñặc ñiểm dịch tễ
Tuổi
Kết quả: Sự khác biệt về tuổi giữa: hen nhẹ – TB (p = 0,004), hen nhẹ - nặng (p = 0,000), hen TB –
nặng (p = 0,065)
Giới tính, BMI và tiền căn hút thuốc lá với ñộ nặng cơn hen cấp.
Bảng 10. Giới tính, BMI và hút thuốc lá với ñộ nặng cơn hen cấp.
Cơn hen (số ca và tỷ lệ %)
Nhẹ Trung bình Nặng Tổng
P
Nam 6 (15%) 27 (67,5%) 7 (17,5%) 40 (100%)Giới tính Nữ 32 (35,16%)46 (50,55%) 13 (14,29%)91 (100%)0,063
Gầy 12 (30,77%)24 (61,54%) 3 (7,69%) 39 (100%)
BT 25 (31,65%) 44 (55,7%) 10 (12,67%)79 (100%)BMI
Thừa cân, 1 (7,69%) 5 (38,46%) 7 (53,85%) 13 (100%)
0,001
Không hút36 (36,36%)51 (51,52%) 12 (12,12%)99 (100%)Hút thuốc
Có hút 2 (6,25%) 22 (68,75%) 8 (25%) 32 (100%)0,003
Các ñặc ñiểm bệnh hen cơ bản
Bảng 11. Tuổi mắc bệnh, ñiều trị cơ bản, cấp cứu, nhập viện, bậc hen với ñộ nặng cơn hen cấp.
Đặc ñiểm bệnh hen Cơn hen (số ca và %) P
73
Nhẹ Trung bình Nặng Tổng
< 20 năm 24 (30,38%) 49 (62,03%) 6 (20,69%) 79 (100%)Tuổi bệnh
≥ 20 năm 14 (26,92%) 26 (46,15%)14 (26,92%) 52 (100%)
0,016
Không 16 (37,21%) 26 (60,46%) 1 (2,32%) 43 (100%)Điều trị
cơ bản Có 22 (25%) 47 (53,41%)19 (25,59%) 88 (100%)
0,012
Không 31 (38,75%) 42 (52,5%) 7 (8,75%) 80 (100%)Tiền căn cấp cứu
Có 7 (13,73%) 31 (60,78%)13 (25,49%) 51 (100%)
0,002
Không 29 (37,71%) 42 (53,16%) 8 (10,13%) 79 (100%)Tiền căn
nhập viện Có 9 (17,31%) 31 (59,62%)12 (23,07%) 52 (100%)
0,021
Bậc 1 và 215 (34,09%) 29 (65,91%) 0 44 (100%)
Bậc 3 15 (28,30%) 27 (50,94%)11 (20,75%) 53 (100%)
Bậc hen
Bậc 4 8 (23,53%) 17 (50%) 9 (26,47%) 34 (100%)
0,014
Các ñặc ñiểm cơn hen nhập viện
Độ bão hòa ôxy ño qua da
(SpO2)
Kết quả: Sự khác biệt về SpO2: Lúc vào viện: giữa hen nhẹ - nặng, hen nhẹ – TB, hen TB – nặng (p =
0,000); Sau 2 giờ: giữa hen nhẹ - TB, hen nhẹ – nặng (p = 0,000), hen TB – nặng (p = 0,036); Lúc ra
viện: giữa hen nhẹ – TB, hen nhẹ – nặng (p = 0,000), hen TB – nặng (p = 0,015).
LLĐTR
Kết quả: Sự khác biệt %LLĐTR với ñộ nặng cơn hen: lúc vào viện: hen nhẹ – TB, hen nhẹ – nặng,
hen TB – nặng (p = 0,000); sau 2 giờ: hen nhẹ – TB, hen nhẹ – nặng (p = 0,000), hen TB – nặng (p =
0,002) và lúc ra viện: hen nhẹ - TB (p = 0,016), hen nhẹ - nặng (p = 0,002), hen TB - nặng (p = 0,005)
Điều trị ôxy
Bảng 12. Điều trị ôxy theo ñộ nặng cơn hen cấp.
Cơn hen (số ca và %) Điều trị ôxy
Nhẹ Trung bình Nặng
Tổng
Không 36 (40%) 50 (55,56%) 4 (4,44%) 90 (100%)
1-3 lít 1 (3,23%)19 (61,29%)11 (35,48%) 31 (100%)
≥ 4 lít 1 (10%) 4 (40%) 5 (50%) 10 (100%)
Sự khác biệt p = 0,000
74
Điều trị ôxy với SpO2 lúc vào
Kết luận: Sự khác biệt SpO2: Nhóm không thở ôxy với thở ôxy lưu lượng thấp (p = 0,000); Nhóm
không thở ôxy với thở ôxy lưu lượng cao (p = 0,000); Nhóm thở ôxy lưu lượng thấp với thở ôxy lưu
lượng cao (p = 0,423).
Thời gian bệnh tạm ổn và thời gian nằm viện
Bảng 14. Thời gian bệnh tạm ổn và thời gian nằm viện với ñộ nặng cơn hen cấp (ngày).
Cơn hen (số ca và %) Số ngày
Nhẹ Trung bình Nặng
Tổng
< 7 37 (32,17%) 64 (55,65%) 14 (12,17%) 115 (100%)
7-14 1 (7,14%) 8 (57,14%) 5 (35,71%) 14 (100%)
> 14 0 1 (50%) 1 (50%) 2 (100%) Thời gian bệnh tạm ổn
Sự khác biệt thời gian bệnh tạm ổn với cơn hen: p = 0,051
< 7 23 (32,39%) 39 (54,93%) 9 (12,68%) 71 (100%)
7-14 15 (29,41%) 28 (54,90%) 8 (15,69%) 51 (100%)
> 14 0 6 (66,67%) 3 (33,33%) 9 (100%) Thời gian nằm viện
Sự khác biệt thời gian nằm viện với cơn hen: p = 0,254
BÀN LUẬN
Khảo sát trên toàn bộ cỡ mẫu
Có 131 bệnh nhân hen (87,33%) ñược ñưa vào nghiên cứu.
Đặc ñiểm dịch tễ
Chẩn ñoán hen từ trước chỉ dựa vào bệnh sử, tiền căn và khám lâm sàng. Tuổi bệnh nhân hen tương
ñối trẻ và thấp hơn so với BPTNMT. Giới nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam là 2,28/1. Địa chỉ ở nội
thành nhiều hơn ngoại thành và các tỉnh. Nghề lao ñộng chân tay chiếm 55%. Gần 50% bệnh nhân có
mức thu nhập thấp. Có 60,3% bệnh nhân có BMI bình thường. Dinh dưỡng ở bệnh nhân hen tốt hơn
BPTNMT. 67,4% bệnh nhân có học vấn thấp. Bệnh nhân hen ít hút thuốc lá (24,4%) hơn BPTNMT
(72%). Tuổi bắt ñầu hút thì tương tự (19-20 tuổi), số lượng và thời gian hút chỉ bằng 1/2 so với
BPTNMT.
Đặc ñiểm bệnh hen cơ bản
67,2% bệnh nhân hen có ñiều trị cơ bản. Phần lớn tự dùng thuốc không theo khuyến cáo. Corticoid
dạng hít chỉ 23,9% và ñồng vận β2 TD dài chỉ 4,5%. Thầy thuốc thiếu cung cấp kiến thức hen và
hướng dẫn ñiều trị corticoid hít. Có 97,7% bệnh nhân chưa biết LLĐK. Bệnh nhân thiếu kiến thức
bệnh hen và không tuân thủ ñiều trị. 49,7% bệnh nhân từng nhập viện vì hen (23,7% 1 lần và 16% hơn
1 lần). 71,8% bệnh nhân có tiền căn dị ứng (thức ăn 47,3%, viêm mũi xoang 45%). Hen nhập viện có
thể gặp ở mọi bậc hen, phần lớn là hen bậc 3 (40,5%). Theo dõi LLĐTR thường xuyên tại nhà giúp
ñánh giá bậc hen tốt hơn và xác ñịnh thời ñiểm hen xấu ñi.
Đặc ñiểm cơn hen nhập viện
Bệnh nhân hen nhập viện vào mùa mưa (72,5%) nhiều hơn mùa khô (27,5%), ban ngày (63,4%) nhiều
hơn ban ñêm (36,6%). Kiểu khởi phát cơn từ từ (87,8%) và kiểu ñột ngột (12,2%). Yếu tố khởi kích
thường gặp là khói (than củi, thuốc lá, xe cộ) (92,4%), viêm long hô hấp (88,5%), thuốc xịt côn
trùng (68,7%), thời tiết lạnh (57,3%). bệnh nhân dùng nhiều thuốc khác nhau trước nhập viện (93,9%).
Triệu chứng báo trước thường là viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân có ñộ nặng cơn khác nhau, SpO2 giảm và
%LLĐTR giảm rất ñáng kể. Sự cải thiện nhanh chóng và có ý nghĩa các triệu chứng, SpO2 cũng như %
LLĐTR chỉ sau 2 giờ ñiều trị và lúc ra viện nói lên bệnh hen là bệnh tắc nghẽn khí ñạo có tính thay ñổi
và hồi phục nhanh theo thời gian. Tuy nhiên % LLĐTR vẫn còn dưới mức bình thường trong khi các
75
triệu chứng khác ñã cải thiện tốt. Cơn hen trung bình chiếm 55,7%. Các thuốc cấp cứu thường là ñồng
vận β2 phun khí dung (74%), corticoid tiêm tĩnh mạch (32,1%) và thở ôxy (31,3%). Thời gian bệnh
tạm ổn ñịnh và nằm viện của các bệnh nhân hen là ngắn.
So sánh các biến số theo ñộ nặng của bệnh
Đặc ñiểm dịch tễ
Tuổi càng cao cơn hen cấp có khuynh hướng càng nặng. Không có khác biệt về ñộ nặng cơn hen giữa
nam và nữ. Bệnh nhân có BMI thấp và bình thường cơn hen thường nhẹ và trung bình và nhưng ở
nhóm thừa cân cơn hen thường nặng. Có ảnh hưởng của thuốc lá trên ñộ nặng cơn hen, bệnh nhân có
hút thuốc cơn hen thường nặng hơn so với nhóm không hút thuốc.
Đặc ñiểm bệnh hen cơ bản
Tuổi mắc bệnh càng lớn (sau 20 năm) cơn hen có khuynh hướng càng nặng. Thiếu ñiều trị phòng ngừa
và lạm dụng thuốc cắt cơn, hen sẽ càng nặng. Khám cấp cứu và nhập viện năm trước là các chỉ dẫn cơn
hen nặng hơn. Bệnh nhân hen bậc 1-2 khi nhập viện thường có cơn nhẹ và trung bình, so với bệnh
nhân hen bậc 3-4 thường nhập viện với cơn hen nặng.
Các ñặc ñiểm cơn hen nhập viện
Cơn hen càng nặng SpO2 sẽ càng thấp và tình trạng thiếu ôxy máu trong hen cải thiện rất nhanh chóng
với ñiều trị. Cơn hen càng nặng, % LLĐTR sẽ càng thấp và chỉ số này cải thiện rất nhanh chóng, tuy
còn chậm hơn so với các triệu chứng khác. Đa số hen nhẹ không thở ôxy, hen trung bình thở ôxy liều
thấp và hen nặng thở ôxy liều cao. Điều trị ôxy lưu lượng cao ngay từ ñầu là không cần thiết. Không có
sự khác biệt thời gian tạm ổn và thời gian nằm viện với cơn hen.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu này cho thấy:
1. Các bệnh nhân hen nhập viện còn tương ñối trẻ, nữ nhiều hơn nam, nghề lao ñộng chân tay là
chính, có mức thu nhập thấp, trình ñộ học vấn thấp, tình trạng dinh dưỡng bình thường và ña số
không hút thuốc lá.
2. Tuổi bệnh hen trung bình 16 năm, ña số từ hen bậc 3 và 4 (66,5%), có 76,1% bệnh nhân hen chưa
hề dùng thuốc corticoid hít, chỉ có 2,3% bệnh nhân có LLĐTR ñể theo dõi bệnh, chưa có bệnh
nhân nào ñược ño chức năng hô hấp, có 71,8% bệnh nhân có biểu hiện dị ứng như dị ứng thức ăn,
viêm mũi xoang dị ứng, chàm và nổi mày ñay.
3. Khi nhập viện vì cơn hen cấp, phần lớn vào mùa mưa và vào ban ngày, khởi phát cơn hen thường
từ từ sau 24 giờ. Các yếu tố nghi ngờ khởi kích hen thường gặp là nhiễm siêu vi hô hấp trên, hít các
chất hóa học khí dung, thay ñổi thời tiết và bụi nhà. Trước nhập viện 24 giờ có 93,9% bệnh nhân
có dùng thuốc ñiều trị hen. Các triệu chứng báo trước thường gặp chảy mũi nước, ngứa mũi, nghẹt
mũi và hắt hơi.
4. Cơn hen trung bình chiếm 55,7%, tất cả các triệu chứng ñánh giá ñộ nặng cơn hen cấp về lâm sàng,
SpO2 và LLĐTR thay ñổi ñáng kể lúc nhập viện, nhưng có cải thiện nhanh chóng chỉ sau ñiều trị 2
giờ. Thuốc thường dùng trong cấp cứu là ñồng vận β2 TD ngắn phun khí dung, 68,7% không có
ñiều trị ôxy hỗ trợ.
5. Tất cả các bệnh nhân hen vào cơn cấp ñều có giảm ôxy so với tuổi và tình trạng giảm ôxy máu gia
tăng theo ñộ nặng cơn hen. Thời gian bệnh tạm ổn và thời gian nằm viện ngắn thường dưới 1 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Alvey SD (2001). Asthma emergency care: national guidelines summary. Heart Lung Nov-Dec; 30(6): 472-4 (Medline).
(2) Delaney B (2001). Updating guidelines on asthma in adults. Evidence based guidelines are being updated as they should be.
BMJ Dec; 323: 1380-1.
(3) Global Initiative for Asthma. Global Strategy for Asthma Management and Prevention (2002). NHLBI/WHO Workshop Report.
National Institutes of Health, National Heart, Lung, and Blood Institute.
(4) Hospital in-patient management of acute asthma attacks. A national clinical guideline recommended for use in Scotland by the
Scottish Intercollegiate Guidelines Network. Pilot Edition August 1996.
(5) National Asthma Campaign. Asthma Management Handbook (1996). Thoracic Society of Australia and New Zealand 1996.
(6) Primary Care Management of Asthma (1998). A National Clinical Guideline. Scottish Intercollegiate Guidelines Network. SIGN
Publication Number 33, November.
(7) Stempel DA (2002). Diagnosis and Treatment of Asthma Worldwide: What Are the Current Challenges ? 58th Annual Meeting of
the American Academy of Allergy, Asthma and Immunology July 7, 2002.
(8) Tan Chorh Chuan, Lim Tow Keang, Tan Cheng Lim et al (2002). Management of asthma. Ministry of Health, Singapore Clinical
Practice Guidelines.
(9) Denjean A, Hervé P (1997). Explorations fonctionelles respiratoires. Dans: Le livre de l’interne pneumologie. Médecine-Sciences
Flammarion 54-72.
(10) Salmeron S (1998). Asthme: Traitement de fond. Dans: Thérapeutique pratique, 8ème éd. Medline Editions; 795-7.
(11) Salmeron S (1998). Asthme: Traitement de la crises. Dans: Thérapeutique pratique, 8ème éd. Medline Editions; 798-9. Salmeron S
(1998). L’asthme aigue grave. Dans: Thérapeutique pratique, 8ème éd. Medline Editions; 800-2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_cua_cac_benh_nhan_hen_cap_nhap_benh_vien_n.pdf