KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 126 trường hợp có u tuyến ức trong số 298 bệnh nhân nhược cơ ñược ñiều trị phẫu
thuật cắt bỏ tuyến ức tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, trong thời gian từ 8/1999 - 8/2010.
Chúng tôi có một số kết luận sau:
Lâm sàng
U tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ 13 ñến 69, ít gặp ở tuổi dưới 20 (12,7%),
hay gặp: 20 - 49 tuổi (68,2%). Tuổi trung bình của nhóm u (36,7) cao hơn nhóm không u (30,7), (p < 0,01).
Tỷ lệ bệnh nhân nhược cơ là nam giới có u tuyến ức cao hơn nhóm không u (42,7% so với 31,4%), (p <
0,05).
Tình trạng nhược cơ trên lâm sàng (theo phân loại của Osseman) và giai ñoạn u theo phân loại của
Masaoka có liên quan với nhau (p < 0,05).
Bệnh nhược cơ có u thường tiến triển rầm rộ trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng): 70,6% so với
55,8% ( p< 0,01).
Mô bệnh học
- Đa số u tuyến ức (115/125 = 91,26%) ở bệnh nhân nhược cơ là lành tính chỉ có (11/126 = 8,73%) là
ác tính. Trong số u tuyến ức lành tính, hay gặp nhất là u hỗn hợp biểu mô-lymphô (41,3%) ít gặp nhất là u
lympho (21,4%).
- Có quá nửa (52,3%) số trường hợp u tuyến ức tổn thương mới chỉ ở mức vi thể,
- Týp tổn thương mô bệnh học u tuyến ức có liên quan ñến tính chất xâm lấn theo phân loại giai ñoạn
u của Masaoka (p < 0,05).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 656
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC U TUYẾN ỨC
Ở BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ
Mai Văn Viện*, Nguyễn Thành Chung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng và tổn thương mô bệnh học u tuyến ức ở bệnh nhân
nhược cơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 126 trường hợp u tuyến ức
trong số 298 bệnh nhân nhược cơ ñược ñiều trị ngoại khoa bằng cắt bỏ tuyến ức tại Bệnh viện 103 trong
thời gian từ 8/1999 - 8/2010.
Kết quả và kết luận: Lâm sàng: U tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ ít gặp ở tuổi dưới 20, hay gặp: 20 -
49 tuổi (68,2%), tuổi trung bình là 36,7 (13 - 69). Giới tính có liên quan với mô bệnh học tuyến ức(u hay không
u). Tình trạng nhược cơ (nặng hay nhẹ)có liên quan với giai ñoạn của u (xâm lấn hay không xâm lấn). U thường
có biểu hiện nhược cơ rầm rộ trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng): 70,6% so với 55,8% ( p< 0,01). Mô
bệnh học: Đa số u tuyến ức (115/125=91,2%) ở bệnh nhân nhươc cơ là lành tính chỉ cú (11/126 = 8,7%)
là ác tính. Trong số u tuyến ức lành tính, hay gặp nhất là u hỗn hợp biểu mô-lymphô (41,3%) ít gặp nhất
là u biểu mô (21,4%). 52,3% u tuyến ức, tổn thương mới chỉ ở mức vi thể. Týp tổn thương mô bệnh học u
tuyến ức có liên quan ñến tính chất xâm lấn theo phân loại giai ñoạn u của Masaoka (p < 0,05).
Từ khóa: Bệnh nhược cơ, u tuyến ức.
ABSTRACT
CLINICAL AND HISTOPATHOLOGICAL CHARACTERISTICS
OF THYMOMA IN PATIENTS WITH MYASTHENIA GRAVIS
Mai Van Vien, Nguyen Thanh Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 656 - 661
Objectives: To survey some clinical and histopathological characteristics of thymoma in patients with
myasthenia gravis.
Methods: Cross-sectional descriptive study on 126 cases of thymomas among of 298 patients with
myasthenia gravis, which were undergone thyectomy at Hospital 103, from 8/1999 to 8/2010.
Results and conclusions: Clinical characteristics of thymoma in patients with Myasthenia Gravis: less
common in under age 20, common: 20 - 49, mean age was 36.7 (range, 13 - 69), Sex related histology of
thymus (thymoma or nonthymoma). Stage of myasthenia related stage of thymoma, serious progress in a
short time (under 1 months): 70.6% compared 55.8%.( p< 0.01). Histological results of thymoma: All most
of thymoma (91.26%) are benign, only 8.7% are malignant. The lagest of frequency in the benign group is
lympho-epithelial: 41.3%, epithelial 21.4%. Histological typs of thymoma relation with Masaoka’s stage
(p<0.05).
Key words: Myasthenia gravis, histopathological thymoma.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhược cơ là một bệnh tự miễn mắc phải, bệnh có liên quan ñến những biến ñổi bệnh lý của tuyến ức.
Đa số bệnh nhân nhược cơ có bất thường về tuyến ức như u và tăng sản tuyến, trong ñó tỷ lệ có u tuyến ức
20 - 40%. Việc xác ñịnh ñược biến ñổi bệnh lý tuyến ức ñặc biệt là u tuyến có ý nghĩa tiên lượng ñiều trị
ngoại khoa bệnh nhược cơ.
Trên thực tế không phải bao giờ u tuyến ức cũng gây ra nhược cơ và sự kết hợp giữa bệnh nhược cơ
với u tuyến ức vẫn là ñiều quan tâm của nhiều nghiên cứu về lâm sàng và cận lâm sàng(9). Cắt bỏ u tuyến
ức, tuyến ức từ lâu ñã ñược ñánh giá là một phương pháp ñiều trị quan trọng và hiệu quả(2,7).
Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật của các tác giả còn khác nhau trên những nhóm bệnh nhân ở các giai
ñoạn bệnh và tổn thương mô bệnh của tuyến ức u hay không u cũng rất khác nhau(1,2,6).
Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm: Xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng, mô bệnh học của u tuyến ức
*
Bệnh viện 103, Hà Nội
Địa chỉ liên lạc: TS.BS. Mai Văn Viện. Email: maivanvien103@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 657
ở bệnh nhân nhược cơ làm cơ sở cho chỉ ñịnh ñiều trị ngoại khoa căn bệnh này.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 126 bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức trong số 298 bệnh nhân không phân biệt tuổi giới có
chẩn ñoán lâm sàng là nhược cơ ñã ñược phẫu thuật cắt bỏ u tuyến ức và tuyến ức tại khoa Phẫu thuật lồng
ngực Bệnh viện 103 từ tháng 8/1999 - 8/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng
+ Các chỉ tiêu lâm sàng ñược thu thập theo dõi với một mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
+ Phân loại bệnh nhược cơ trên lâm sàng theo bảng phân loại của Osserman (1979)(5):
- Giai ñoạn I: Biểu hiện nhược cơ chỉ khu trú ở cơ mắt.
- Giai ñoạn II: Nhược cơ lan rộng toàn thân, phát triển dần dần, không có nhược các cơ hô hấp.
- Giai ñoạn IIA: Không có biểu hiện nhược các cơ hầu - họng (chưa có rối loạn nói, nuốt và hô
hấp).
- Giai ñoạn IIB: Tình trạng nhược các cơ hầu- họng vừa phải (khó nuốt, khó nói, nói ngọng), chưa
có rối loạn hô hấp.
- Giai ñoạn III: Nhược cơ lan rộng cấp tính, tiến triển nhanh ngoài khó nuốt, khó nói, nói ngọng,
còn có biểu hiện: Sặc, rối loạn hô hấp, cơn nhược cơ.
- Giai ñoạn IV: Nhược cơ trầm trọng lan rộng, thường kèm với sự teo cơ.
Nghiên cứu giải phẫu bệnh
+ Tất cả các bệnh nhân ñược phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức; u tuyến ức.
+ Mẫu bệnh phẩm tuyến ức sau mổ ñều ñược gửi xét nghiệm tại Bộ môn - Khoa Giải Phẫu bệnh và Y
pháp, Bệnh viện 103, Học viện Quân Y và ñược kiểm ñịnh tại Bộ môn Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học
Đại học Y Hà Nội.
+ Sử dụng bảng phân loại giai ñoạn u tuyến ức của Masaoka (1981).
- Giai ñoạn I: U còn phát triển trong bao, không có xâm lấn ra vỏ bao về mặt vi thể.
- Giai ñoạn II: U xâm nhập thành nang hoặc màng phổi.
- Giai ñoạn III: U xâm nhập các mô xung quanh như phổi, tĩnh mạch chủ trên và ñộng mạch chủ.
- Giai ñoạn IVa: U lan rộng trong lồng ngực, có xâm lấn về mặt ñại thể vào các tổ chức lân cận như
màng ngoài tim.
- Giai ñoạn IVb: U ñã có di căn ñi xa theo ñường bạch mạch, hoặc theo ñường máu.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm lâm sàng
Bảng 1. Tuổi trung bình của bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức
Nhóm
nghiên cứu
Thấp nhất
(Min)
Trung bình
(Mean)
Cao nhất
(Max)
Phương sai
(Variance)
Lệch chuẩn
(Std Dev)
Nhóm u 13 36,750 69 199,221 14,115
Nhóm không u 13 30,730 65 169,640 13,025
- Không có sự khác biện về tuổi thấp nhất và tuổi cao nhất giữa nhóm u và nhóm không u.
- Tuổi trung bình của nhóm u (36,750) cao hơn nhóm không u (30,730), khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01.
Bảng 2. Phân bố bệnh nhược cơ có u tuyến ức theo nhón tuổi
Tuổi Nhóm u Nhóm không u P
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 658
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
< 20 16 12,7 % 48 27,9 % < 0,05
20 - 49 86 68,2 % 105 61,0 % > 0,05
≥ 50 24 19,1 % 19 11,0 % > 0,05
Tổng 126 100 % 172 100 %
- Bệnh nhược cơ do u tuyến ức có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ 13 - 69, lứa tuổi hay gặp nhất từ 20 - 49
(68,2 %).
- Bệnh hiếm gặp ở nhóm tuổi trẻ < 20 (12,7%) so với nhóm không có u tuyến ức (27,9%), khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3. Phân bố bệnh nhược cơ có u tuyến ức theo giới tính.
Nhóm u Nhóm không u
Giới tính
Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ
P
Nữ 72 57,1 % 118 68,6 %
Nam 54 42,9 % 54 31,4 %
P < 0,05
Tổng 126 100 % 172 100 %
Trong cả hai nhóm bệnh nhân u và không u tỷ lệ bệnh nhân nữ ñều cao hơn bệnh nhân nam. Tuy
nhiên tỷ lệ bệnh nhân nam giới ở nhóm u (42,7%) cao hơn nhóm không u (31,4%). Nhóm nữ tỷ lệ ngược
lại tỷ lệ bệnh nhân u (57,1%) thấp hơn 68,6% nhóm không u. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Như
vậy u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ có liên quan ñến giới tính: Hay gặp ở nam hơn nữ.
Bảng 4. Liên quan giữa tình trạng nhược cơ (theo phân loại Osserman) và giai ñoạn u theo phân loại của
Masaoka (nhóm u, n=96)
Phân loại nhược cơ theo Osserman Giai ñoạn u theo
Masaoka I IIa IIb III
Tổng
I (u chưa xâm lấn) 8(12,1)
85,7
34(51,5)
65,0
24(36,3)
39,6
0(0,0)
0,0
66
52,4
II, III, IV ( u có xâm
lấn)
2(3,3)
14,3
18(30,0)
35,0
39(65,0)
60,4
1(1,6)
100,0
60
47,6
Tổng 10(7,9) 52(41,2) 63(50,0) 1(0,8) 126
Tình trạng nhược cơ theo phân loại của Osseman và giai ñoạn u theo phân loại của Masaoka có liên
quan với nhau (p < 0,05). Phần lớn u 63,6% (12,1 + 51,5) chưa xâm lấn có biểu hiện nhược cơ nhẹ (nhóm I,
IIA). Ngược lại trong nhóm u có xâm lấn thì phần lớn u 66,6% (65,0 + 1,6) có biểu hiện nhược cơ nặng
(nhóm IIB, III).
Bảng 5. Liên quan giữa u tuyến ức với thời gian tiến triển của bệnh nhược cơ.
Chẩn ñoán mô bệnh học
U tuyến ức
(n= 126)
Không phải u tuyến ức
(n=172)
Thời gian
tiến triển
của bệnh
(tháng) Số bệnh nhân Tỷ lệ % Số bệnh nhân Tỷ lệ %
p
Dưới 1 89 70,6 96 55,8 < 0,05
1-3 22 17,4 26 15,2 > 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 659
4-12 9 7,1 16 9,3 > 0,05
Trên 12 6 4,7 34 19,7 < 0,05
Đặc ñiểm tiến triển của bệnh nhược cơ giữa hai nhóm bệnh nhân có tổn thương mô học tuyến ức (u và
không phải u) là khác nhau. Tỉ lệ bệnh nặng lên dưới 1 tháng và trên 12 tháng giữa 2 nhóm u và không u
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Đặc ñiểm mô bệnh học u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ
Bảng 6. Kết quả nghiên cứu giải phẫu bệnh u tuyến ức sau mổ
Vi thể Tổng
Týp u tuyến ức Đại thể Điển
hình
Cục
bộ n
Tỷ lệ
%
Lympho 15 18 3 36 28,5
Biểu mô 9 15 3 27 21,4 Lành tính
Hỗn hợp 26 19 7 52 41,3
Loại I 2 1 3 2,4 ác
tính Loại II 8 8 6,3
Tổng
60
(47,6
%)
52
(41,3
%)
14
(11,1
%)
12
6
100,
0
Đa số u tuyến ức (115/126 = 91,2 %), là lành tính chỉ có 8,7% (11/126) u tuyến ức là ác tính. Trong số
các u tuyến ức lành tính, týp tổn thương mô bệnh học hay gặp nhất là u hỗn hợp biểu mô-lymphô (41,3%),
ít gặp nhất là u biểu mô (21,4%). Có quá nửa (66/126 = 52,3%) số trường hợp u tuyến ức tổn thương mới
chỉ ở mức vi thể, trong số này có 21,2% (14/66) các trường hợp tổn thương u chỉ là cục bộ, chiếm 11,1% so
với tổng số u (14/126).
Bảng 7. Liên quan giữa giai ñoạn và typ mô bệnh học của u tuyến ức
Giai ñoạn u tuyến ức (theo Masaoka)
U chưa
xâm lấn
U xâm lấn ra vỏ và
tổ chức xung quanh
Chẩn ñoán
mô bệnh học
I II III IV
Tổng
U lympho 20 (55,5) 4 (11,1) 4 (11,1) 8 (22,2) 36 (28,5)
U biểu mô 16 (59,2) 2 (7,4) 3 (11,1) 6 (22,2) 27 (21,4)
U
là
n
h
U hỗn hợp 35 (67,3) 5 (9,6) 3 (5,7) 9 (17,3) 52 (41,3)
U ác tính 1 (9,1) 1 (9,1) 9 (81,8) 11 (8,7)
Tổng 72 (57,1%) 11 11 32 126 (100,0)
Týp mô bệnh học u tuyến ức có liên quan ñến tính chất xâm lấn theo phân loại giai ñoạn u của
Masaoka (p < 0,05). U tuyến ức lành tính gặp chủ yếu (71/115 = 61,7%) ở giai ñoạn I (chưa có xâm lấn),
trong ñó u tuyến ức týp hỗn hợp ở giai ñoạn I là 67,3% (35/52). U tuyến ức ức tính gặp chủ yếu (10/11
=90,9%) ở giai ñoạn III và IV (u ñó xâm lấn nhiều ra tổ chức xung quanh).
BÀN LUẬN
Về một số ñặc ñiểm lâm sàng bệnh nhược cơ có u tuyến ức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 660
Để xác ñịnh một số ñặc ñiểm lâm sàng của bệnh nhược cơ có u tuyến ức, chúng tôi tiến hành so sánh
hai nhóm bệnh nhân nhược cơ (có u tuyến ức với nhóm không có u tuyến ức). Kết quả nghiên cứu cho
thấy:
+ Phân bố bệnh theo tuổi và nhóm tuổi (bảng 1 và 2) chỉ ra: Không có sự khác biệt về tuổi thấp nhất
và tuổi cao nhất giữa nhóm u và nhóm không u. Tuổi trung bình của nhóm u (36,7) cao hơn nhóm không u
(30,7), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Như vậy bệnh nhược cơ có u hay không có u tuyến ức có
thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi xem xét ở từng nhóm tuổi cụ thể (Bảng 2) thấy rằng bệnh nhược cơ
có u tuyến ức hiếm gặp hơn ở nhóm tuổi trẻ dưới 20 (12,7%) so với nhóm không có u tuyến ức (27,9%) (p
0,05). Kết quả
này phù hợp với nhận xét của một số tác giả: Bệnh nhược cơ có u tuyến ức hay không có u có thể gặp ở các
lứa tuổi khác nhau(1,2).
+ Phân bố bệnh theo giới tính: Kết quả bảng 3 cho thấy: Trong cả 2 nhóm u và không u, tỷ lệ bệnh
nhân nhược cơ là nữ nhiều hơn nam (nhóm u 57,3% so với 42,7%, nhóm không u 68,6% so với 31,4%).
Phân bố bệnh theo giới tính trong nghiên cứu tương ñương với các kết quả nghiên cứu khác: Bệnh nhân
nhược cơ gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên ñể tìm ra sự khác biệt giữa hai nhóm thấy rằng: Tỷ lệ bệnh
nhân nhược cơ có u tuyến ức là nam giới lớn tỷ lệ xuất hiện trong nhóm không u (42,9% so với 31,4%) và
ngược lại tỷ lệ bệnh nhân nhược cơ có u là nữ giới thấp hơn tỷ lệ xuất hiện trong nhóm không u (57,3% so
với 68,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này có nghiã là bệnh nhân nhược cơ co u
tuyến ức hay gặp ở nam hơn nữ. Đó là một cơ sở lâm sàng giúp ñịnh hướng chẩn ñoán u tuyến ức ở bệnh
nhân nhược cơ.
+ Tình trạng nhược cơ và giai ñoạn u: Để tìm mối liên quan giữa tình trạng nhược cơ trên lâm sàng
với ñặc ñiểm tổn thương mô bệnh học u tuyến ức, chúng tôi tiến hành ñối chiếu giai ñoạn u (theo phân loại
của Masaoka) với giai ñoạn nhược cơ (theo phân loại của Osserman). Kết quả bảng 4 cho thấy: 63,6%
trường hợp u (12,1% + 51,5%) ở giai ñoạn I (chưa xâm lấn) có biểu hiện lâm sàng nhược cơ nhẹ (nhóm I,
IIA). Ngược lại trong nhóm u giai ñoạn II, III và IV (có xâm lấn) thì phần lớn trường hợp u (66,6%) có biểu
hiện lâm sàng nhược cơ nặng (nhóm IIB, III). Kết quả này phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác là:
Giữa tình trạng nhược cơ trên lâm sàng (theo phân loại của Osseman) và giai ñoạn u theo phân loại của
Masaoka có liên quan với nhau (p < 0,05). Có nghĩa là dựa vào mức ñộ nặng nhẹ của bệnh nhược cơ có
biểu hiện trên lâm sàng mà có thể biết ñược tính chất xâm lấn của u. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tiên
lượng ñiều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ có u tuyến ức.
+ Đặc ñiểm tiến triển của bệnh: Một trong những ñặc ñiểm lâm sàng của bệnh ñược nhiều tác giả quan
tâm ñó là thời gian tiến triển của bệnh. Kết quả của một số công trình nghiên cứu về lâm sàng của bệnh
nhược cơ cho thấy: Ở những bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức thường có biểu hiện lâm sàng rầm rộ và
nặng lên trong một thời gian ngắn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 5) thấy rằng trong nhóm u phần
lớn (70,6%) bệnh nhân nhược cơ có biểu hiện nặng lên trong vòng 1 tháng, trong khi ñó ở nhóm không u tỷ
lệ này là 55,8%. Ngược lại, với thời gian tiến triển sau 1 năm , tỷ lệ này lại ñảo ngược giữa nhóm u và
không u (4,7% so với 19,7%). Sự khác biệt như vậy có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Điều này có nghĩa là
ñặc ñiểm tiến triển của bệnh nhược cơ giữa hai nhóm bệnh nhân có tổn thương mô học tuyến ức (u và
không phải u) là khác nhau.
Có thể dựa vào ñặc ñiểm lâm sàng này có thể ñịnh hương chẩn ñoán ñược tổn thương mô bệnh học
tuyến ức là u hay không u, làm cơ sở cho việc chỉ ñịnh phẫu thuật.
Về ñặc ñiểm mô bệnh học u tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ
+ Kết quả nghiên cứu về týp tổn thương mô bệnh học u tuyến ức ở các bệnh nhân nhược cơ và mối
liên quan của týp tổn thương mô bệnh học tuyến ức với ñặc ñiểm của u tuyến ức (lành hay ác tính) ñược
trình bày trong bảng 6 và 7. Đa số u tuyến ức (115/126 = 91,26%) là lành tính, chỉ có 8,7% (11/126) u
tuyến ức là ác tính. Trong số u tuyến ức lành tính, týp tổn thương mô bệnh học hay gặp nhất là u hỗn hợp
biểu mô-lymphô (41,3%) ít gặp nhất là u lympho (21,4%). Phải chăng do tính chất của bệnh lý nhược cơ, lý
do bệnh nhân ñến viện là nhược cơ nhờ vậy mà có thể phát hiện u ở giai ñoạn sớm hơn so với những trường
hợp u tuyến ức không có nhược cơ. Thực tế, có quá nửa (66/126 = 52,3%) số trường hợp u tuyến ức tổn
thương mới chỉ ở mức vi thể, trong số này có 21,2% (14/66) các trường hợp tổn thương u chỉ là cục bộ,
chiếm 11,1% so với tổng số u (14/126). Với 8,7% số trường hợp u tuyến ức ác tính, tuy không nhiều nhưng
ñó là tín hiệu ñể chúng ta cần chú ý. Theo một số nghiên cứu trước ñây ung thư biểu mô tuyến ức (loại II)
không bao giờ kết hợp với nhược cơ hoặc các bệnh hệ thống khác. Tuy nhiên ñể xác ñịnh u lành hay u ác,
một số tác giả lưu ý: Không có sự khác biệt rõ rệt giữa u lành và u ác tính tuyến ức, cần dựa vào tính xâm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010
Chuyên ñề Ung Bướu 661
nhập của u cả về ñại thể (chẩn ñoán hình ảnh, nội soi) lẫn vi thể. Do ñó, trong chẩn ñoán phân týp chúng tôi
phải kết hợp cả 3 nhóm tiêu chuẩn: Tế bào ung thư phát triển mạnh làm ñảo lộn cấu trúc của mô ức, chúng
xâm lấn vào vỏ bọc, mô xung quanh hay mạch và cuối cùng tính chất không ñiển hình của tế bào biểu hiện
ở những mức ñộ khác nhau trên hàng loạt tế bào u(7,8).
+ Kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa tổn thương mô bệnh học của u tuyến ức với tính chất xâm
lấn của u ñược phân chia theo giai ñoạn u của Masaoka ñược trình bày trong bảng 7. Bằng phương pháp
phân tích ña chiều sử dụng thuật toán χ2 nhận thấy: Týp tổn thương mô bệnh học của u tuyến ức có liên
quan với tính chất xâm lấn của u theo phân loại của Masaoka (p < 0,05). U tuyến ức lành tính gặp chủ yếu
(71/115 = 61,7%) ở giai ñoạn I (chưa có xâm lấn), trong ñó u tuyến ức týp hỗn hợp ở giai ñoạn I là 67,3%
(35/52). U tuyến ức ức tính gặp chủ yếu (10/11 =90,9%) ở giai ñoạn III và IV (u ñó xâm lấn nhiều ra tổ
chức xung quanh).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 126 trường hợp có u tuyến ức trong số 298 bệnh nhân nhược cơ ñược ñiều trị phẫu
thuật cắt bỏ tuyến ức tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, trong thời gian từ 8/1999 - 8/2010.
Chúng tôi có một số kết luận sau:
Lâm sàng
U tuyến ức ở bệnh nhân nhược cơ có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ 13 ñến 69, ít gặp ở tuổi dưới 20 (12,7%),
hay gặp: 20 - 49 tuổi (68,2%). Tuổi trung bình của nhóm u (36,7) cao hơn nhóm không u (30,7), (p < 0,01).
Tỷ lệ bệnh nhân nhược cơ là nam giới có u tuyến ức cao hơn nhóm không u (42,7% so với 31,4%), (p <
0,05).
Tình trạng nhược cơ trên lâm sàng (theo phân loại của Osseman) và giai ñoạn u theo phân loại của
Masaoka có liên quan với nhau (p < 0,05).
Bệnh nhược cơ có u thường tiến triển rầm rộ trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng): 70,6% so với
55,8% ( p< 0,01).
Mô bệnh học
- Đa số u tuyến ức (115/125 = 91,26%) ở bệnh nhân nhược cơ là lành tính chỉ có (11/126 = 8,73%) là
ác tính. Trong số u tuyến ức lành tính, hay gặp nhất là u hỗn hợp biểu mô-lymphô (41,3%) ít gặp nhất là u
lympho (21,4%).
- Có quá nửa (52,3%) số trường hợp u tuyến ức tổn thương mới chỉ ở mức vi thể,
- Týp tổn thương mô bệnh học u tuyến ức có liên quan ñến tính chất xâm lấn theo phân loại giai ñoạn
u của Masaoka (p < 0,05).g
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Ngọc San (2008) “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả ñiều trị ngoại
khoa bệnh nhược cơ có u tuyến ức”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y
2. Mai Văn Viện (2004) “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm lâm sàng, X quang và mô bệnh học tuyến ức có
liên quan ñến kết quả ñiều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ”. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y
3. Mai Văn Viện, Phạm Vinh Quang, Nguyễn Vượng (2008) Liên quan giữa ñặc ñiểm mô bệnh học u
tuyến ức và kết quả ñiều trị ngoại khoa bệnh nhược cơ. , Y học thành phố Hồ Chí Minh, (4), tr.522-
525
4. Marino M., Muller- Hermelink HK., (1985), “Thymoma and thymic carcinoma” Virchows Arch
(Pathol Anat) , 407, pp. 119-149.
5. Masaoka A., Moden Y., Nakahara K., Tanioka T., (1981), " Follow-up Stady of Thymomas with
special Reference to Their Clinical Stages", Cancer, 48(11), pp. 285-92.
6. Masaoka A., Yamakawa Y., Niwa H., Fukai I., (1996), “Extended Thymectomy for Myasthenia Gravis
Patients: A 20-Year Review”, Ann Thorac Surg, 62, pp. 853- 9.
7. Nguyễn Quý Tảo (1982), "Giải Phẫu Bệnh lý tuyến ức trong bệnh nhược cơ", Tuyến ức và bệnh nhược
cơ, Đại học Y Hà Nội, tr. 71- 82.
8. Nguyễn Vượng, Mai Văn Viện, Lê Trung Thọ, Đặng Văn Dương (2003), “U tuyến ức có hội chứng
nhược cơ”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, (4), tr. 38- 42
9. Schneider P.,Fellbaum C., Fink U., Bollschweiler J., Prauer H.W., (1997), “Prognostic Importance of
Histomorphologic subclassification for Epithelial Thymic tumors”, Ann. Surg. Oncol, 4, (1), pp. 46-
55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_mo_benh_hoc_u_tuyen_uc_o_benh_nhan_nhuoc_c.pdf