Về hội chứng Lynch: đây là loại ung thư di
truyền không phải polyp. Trong nghiên cứu
chúng tôi có 20 trường hợp, nhiều nhất ở trực
tràng (10 bệnh nhân) và đại tràng chậu hông (4
bệnh nhân). Hội chứng này thường gặp hơn đa
polyp trong gia đình (1-3%), di truyền theo
nhiễm sắc thể tính trội với đặc điểm là ung thư
đại tràng-trực tràng xảy ra rất sớm, trung bình
40-45 tuổi. 70% các bệnh nhân bị hội chứng này
sẽ bị ung thư đại tràng-trực tràng, thường ở đại
tràng phải. Đây là điểm khác biệt với ung thư
loại thường thấy. Xuất độ ung thư hai nơi là
40%. Còn gọi đây là hội chứng Lynch I(1,2,12). Hội
chứng Lynch II có kèm với ung thư ngoài đại
tràng như ung thư nội mạc tử cung, buồng
trứng, tuỵ, dạ dày, ruột non, đường mật và niệu.
Sau đây là tiêu chuẩn Amsterdam để định
bệnh hội chứng Lynch trên lâm sàng:
- Ung thư đại tràng ở thân nhân thuộc thế hệ 1.
- Ung thư đại tràng ở thân nhân trong 2 thế
hệ kế tiếp nhau với một bệnh nhân bệnh trước
tuổi 50.
Ở các đối tượng này, nội soi đại tràng tầm
sóat nên thực hiện ở tuổi 20 đến 25. Ung thư đại
tràng - trực tràng trong gia đình trong liên hệ
cấp I thì đối tượng nguy cơ dễ bị ung thư ở tuổi
40 tuổi, nên nội soi đại tràng mỗi 5 năm. Soi gần
hơn nếu trong gia đình có nhiều người mắc phải
hoặc mắc phải ở tuổi trẻ hơn 50 tuổi.
Về các bệnh viêm: các bệnh viêm đại tràng
gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gây
phản ứng viêm trên hơn một nửa đại tràng và
khiến bệnh nhân dễ bị ung thư gấp 10 lần người
bình thường.
Các tác giả khuyến cáo nếu viêm đại tràng 8
năm thì hàng năm nên nội soi đại tràng. Mục
tiêu chính là phát hiện tổn thương tiền ung(1,2).
Về việc phòng ngừa và tầm sóat: Lieberman
và cộng sự(4) khuyến cáo nên theo áp dụng các
biện pháp sau đây để giảm nguy cơ bị ung thư:
- ăn ít chất béo
- ăn nhiều trái cây, rau và chất sợi
- tránh hút thuốc lá và uống rượu
- tránh béo phì
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng - nội soi của nhóm có tiền căn gia đình ung thư đại - trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
26
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - NỘI SOI CỦA NHÓM CÓ TIỀN CĂN GIA ĐÌNH
UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG
Nguyễn Thúy Oanh*, Quách Trọng Đức**, Lê Quang Nhân***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng và nội soi, đánh giá tỷ lệ bất thường ở người có thân nhân bị
ung thư đại tràng để thấy sự cần thiết của chương trình tầm sóat.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu từ 06/2009 đến 06/2010. Đối tượng là thân
nhân bệnh nhân ung thư đại-trực tràng, phát hiện tại Khoa Nội soi bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh, được hỏi bệnh sử, khám và nội soi đại tràng.
Kết quả: Trong 219 đối tượng nghiên cứu (123 nữ và 96 nam), tuổi trung bình 41,2 được tầm sóat bằng
nội soi đại tràng: 31,5% có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu máu. 25,1% có polyp, trong đó 4,8%
đa polyp gia đình. Có 8,7% là polyp tuyến ống, 3,2 % polyp tuyến nhánh và 0,5% là polyp ung thư. Tỷ lệ polyp
nghịch sản vừa là 4,1% và nghịch sản nặng là 3,2%. Còn có 7,3% ung thư đại-trực tràng, 2,3% vừa có ung thư
vừa có polyp.
Kết luận: Tỷ lệ thân nhân cùng bị ung thư đại-trực tràng trong gia đình khá cao 7,3%, và 2,3% vừa có
ung thư vừa có polyp. Polyp ác tính và có nguy cơ ác tính từ 0,5 % đến 3,2 % mặc dù chỉ 31,5% có triệu chứng.
Vì thế rất cần tầm sóat ung thư đại-trực tràng trong nhóm nguy cơ cao.
Từ khóa: Tầm sóat, nguy cơ cao, đa polyp gia đình, ung thư đại trực tràng
ABSTRACT
THE CLINICAL CHARACTERISTICS AND COLONOSCOPIC FINDINGS IN RELATIVES OF
PATIENTS WITH COLORECTAL CANCER
Nguyen Thuy Oanh, Quach Trong Duc, Le Quang Nhan
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 26 - 30
Objective: To evaluate the clinical characteristics and the colonoscopic findings in relatives of patients with
CRC.
Materials and methods: This is a prospective study which was conducted at HCM-UMC. Relatives of
patients with CRC were consulted and then invited to join a CRC screening program using colonoscopy. Clinical
characteristics, symptoms and colonoscopic findings were recorded.
Results: There were 219 subjects (123 female, 96 male) with the mean age of 41.2. 31.5% of the subjects had
symptoms such as abdominal pain, dyspepsia, hematochezia. There were 25.1% subjects with colorectal polyps
(including 8.7% with tubular adenoma, 3.2% with villous adenoma, 4.1% with moderate dysplasia, 3.2% with
severe dysplasia), 7.3% with CRC, and 2.3% with concomitant colorectal polyps and CRC.
Conclusion: A high proportion of relatives of patients with CRC had advanced colorectal adenoma or
already had CRC. As a consequence, a screening program should be established for this subpopulation so as to
1increase the chance to detect and cure early CRC and advanced adenoma.
* Bộ Môn Ngoại, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh ** Bộ Môn Nội, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
*** Khoa Ngoại Tiêu hóa, BV Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Nguyễn Thúy Oanh ĐT: 0903952441 Email: khoanoisoi@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
27
Keywords: Screening, high – risk, colorectal cancer, familial polyposis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Định bệnh sớm là chìa khóa của sự thành
công của việc điều trị thành công bệnh ung
thư. Tầm sóat ung thư là kiểm tra quần thể
người không có triệu chứng nghi ngờ một
bệnh ung thư để khi điều trị sẽ hiệu quả hơn.
Ung thư đại tràng là một trong những ung thư
lý tưởng có khả năng điều trị được nếu chẩn
đoán và điều trị ở giai đoạn còn sớm. Nghiên
cứu nhằm ghi nhận các đặc điểm về lâm sàng
và nội soi, đánh giá triệu chứng bất thường, tỷ
lệ phát hiện bệnh ở những người có thân nhân
bị ung thư đại tràng để thấy được sự cần thiết
của chương trình tầm sóat.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu tiền cứu, thuộc chương
trình tầm sóat ung thư của Khoa Nội soi Tiêu
hóa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh. Các thân nhân bệnh nhân bị ung
thư đại trực tràng phát hiện tại Khoa Nội soi
bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh, được hỏi bệnh sử, thăm khám và nội soi
đại tràng. Các đặc điểm về lâm sàng và nội soi
được ghi nhận theo mẫu bệnh án và phân tích
kết quả.
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 6/2009 đến tháng
6/2010 chúng tôi đã nội soi đại tràng tầm sóat
cho 219 bệnh nhân gồm 123 nữ (56,2%) và 96
nam (43,8%) trung bình là 41,2 tuổi. Tỷ lệ soi đến
manh tràng là 90,4% (198/219). Tỷ lệ chuẩn bị
đại tràng sạch là 90,9% (199/219). Có 31,5%
(69/219) trường hợp có triệu chứng (đau bụng,
rối loạn tiêu hóa, tiêu máu), 25,1% bị polyp,
7,3% bị ung thư đại trực tràng và 2,3% vừa có
ung thư vừa có polyp đại trực tràng.
Bảng 1. Số người cùng bị ung thư đại-trực tràng
trong gia đình
Số người bị ung thư đại-trực tràng trong
gia đình
n %
1 người 203 92,7%
2 người 14 6,4%
Số người bị ung thư đại-trực tràng trong
gia đình
n %
3 người 2 0,9%
Tổng cộng 219 100%
Bảng 2. Cấp di truyển liên hệ trong gia đình
Cấp liên hệ trong gia đình n %
Liên hệ cấp I 212 96,8%
Liên hệ cấp II 7 3,2%
Tổng cộng 219 100%
Bảng 3. Thời gian có các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng n %
<1 tháng 9 4,1%
1-3 tháng 20 9,1%
>3-6 tháng 5 2,3%
6 tháng -12 tháng 7 3,2%
>12 tháng 25 11,4%
Không triệu chứng 153 69,9%
Tổng cộng 219 100%
Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng n %
Đau bụng 34 15,5%
Tiêu chảy 18 8,2%
Táo bón 22 10%
Táo bón & tiêu chảy xen kẽ 4 1,8%
Tiêu máu 13 5,9%
Sụt cân 8 3,7%
Mót cầu 5 2,3%
Bảng 5. Kết quả nội soi đại tràng
Kết quả nội soi n %
Bình thường 140 63,9%
Viêm loét 3 1,4%
Polyp 55 25,1%
Ung thư 16 7,3%
Ung thư + polyp 5 2,3%
Tổng cộng 219 100%
Bảng 6. Số lượng polyp đại-trực tràng trên các bệnh
nhân phát hiện có polyp
Số polyp n %
1 26 43,3%
2 4 6,6%
3 1 1,7%
4 1 1,7%
5 1 1,7%
6 1 1,7%
8 1 1,7%
10 2 3,3%
≥ 100 23 38,3%
Tổng cộng 60 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
28
Bảng 7. Kích thước polyp của các trường hợp phát
hiện trong nghiên cứu
Kích thước polyp n %
<5mm 26 43,3%
5-9mm 11 18,4%
10-14mm 7 11,7%
15-19mm 6 10%
20mm-30mm 8 13,3%
>30mm 2 3,3%
Tổng cộng 60 100%
Bảng 7. Giải phẫu bệnh của các trường hợp polyp
được cắt trọn
Kết quả giải phẫu bệnh n %
Viêm 2 5%
Tăng sản 11 27,5%
Tuyến ống 19 47,5%
Tuyến nhánh 7 17,5%
Ung thư 1 2,5%
Tổng cộng 40 100%
Trong nhóm polyp tuyến ống và tuyến
nhánh (26 trường hợp): 25/26 trường hợp có
kèm tình trạng nghịch sản: 9 (34,6%) nghịch
sản nhẹ, 9 (34,6%) nghịch sản vừa và 7 (30,8%)
nghịch sản nặng.
BÀN LUẬN
Định bệnh sớm là chìa khóa của sự thành
công trong điều trị bệnh ung thư. Vì thế tầm sóat
bệnh ung thư là một vấn đề rất lớn cần bàn nhất
là đối với đối tượng có tiền căn gia đinh có
người thân bị ung thư đại-trực tràng vì họ có
nguy cơ bị bệnh này rất cao(3,13). Nghiên cứu của
chúng tôi với 219 đối tượng cho thấy:
- 31,5% có triệu chứng bất thường (đau
bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu máu)
- 25,1% bị polyp
- 7,3% bị ung thư đại-trực tràng
- 2,3% vừa có ung thư vừa có polyp
Những con số này là thông điệp báo động
trong công tác khám và điều trị bệnh nhân hàng
ngày không những của bác sĩ chuyên khoa tiêu
hóa mà ngay cả vai trò của bác sĩ gia đình, bác sĩ
tuyến cơ sở cũng rất quan trọng và cần thiết.
Theo y học chứng cứ, ung thư đại-trực tràng rất
cần tầm sóat vì là bệnh thường gặp, tỷ lệ khỏi
bệnh rất cao, trên 90% nếu bệnh được phát hiện
ở giai đoạn tiền ung như polyp, chỉ cần cắt
polyp là ngăn ngừa được ung thư đại tràng-trực
tràng. Tuy nhiên dùng xét nghiệm nào để tầm
sóat thì còn nhiều bàn cãi và tùy tình trạng sức
khỏe của bệnh nhân và phương tiện có sẵn ở cơ
sở y tế. Trong tình huống thực tế bệnh viện Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy nội soi đại tràng là
phương pháp tầm sóat hợp lý nhất. Có 2 nhóm
đối tượng nguy cơ cao cần nên tầm sóat:
- Người có thân nhân liên hệ cấp I như
cha mẹ, anh em, đã bị ung thư đại tràng-trực
tràng trước tuổi 45, dễ bị ung thư gấp 10 lần
người thường.
- Người có hơn 2 người thân thế hệ 1 bị ung
thư, dễ bị ung thư gấp 6 lần người thường.
Về polyp
Qua tầm sóat 219 đối tượng chúng tôi thấy
25,1% có polyp đại-trực tràng nhiều nhất ở trực
tràng, đại tràng chậu hông và manh tràng. Đây
là một nhóm tổn thương phức tạp có thể có
cuống hoặc không, lành tính hoặc ác tính. Đa số
polyp chúng tôi tìm thấy thuộc loại polyp tuyến
ống với mức độ nghịch sản vừa. Nguy cơ
chuyển thành ung thư tùy thuộc vào kích thước
và loại polyp(12). Polyp tuyến ống (tubular
adenoma) có 5% chuyển thành ung thư trong
khi với polyp tuyến nhánh (villous adenoma) tỷ
lệ này lên đến 40%. Polyp hỗn hợp (tubulo-
villous adenoma) hóa ác trong 22% các trường
hợp. Polyp có kích thước nhỏ hơn 1 cm hiếm khi
hóa thành ung thư. Tỷ lệ này tăng theo kích
thước: polyp càng to hóa ác càng nhiều. Nguy cơ
hóa ác của polyp lớn hơn 2cm lên đến 35-50%.
Trong nghiên cứu này có 10 bệnh nhân polyp có
kích thước từ 20 mm đến 30 mm. Mặc dù không
phải mọi polyp đều hóa ác nhưng ung thư đại-
trực tràng thường xuất phát từ đây mà ra. Từ
đó, các tác giả đưa ra quan điểm phòng ngừa
ung thư đại-trực tràng bằng cách cắt bỏ mọi
polyp trước khi ung thư xuất hiện.
Về đa polyp
Trong nghiên cứu này có 23 đối tượng bị đa
polyp (trên 10 polyp) chiếm 10,5% (23/219). Đây
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
29
là con số rất cao chúng ta phải đặc biệt quan
tâm. Đa polyp trong gia đình (FAP), có 4,8 % ít
gặp hơn loại ung thư đại tràng không do polyp
nhưng chắc chắn diễn tiến thành ung thư đại
tràng. Hội chứng FAP có di truyền liên quan
đến nhiễm sắc thể tính trội này chỉ chiếm 1%
trong mọi ung thư đại tràng - trực tràng. Bất
thường về di truyền do xảy ra đột biến trên gen
APC nằm ở nhiễm sắc thể 5q(1,2). Về mặt lâm
sàng, bệnh nhân có hàng trăm cho đến hàng
ngàn polyp ngay sau tuổi dậy thì. Đến tuổi 50
thì 100% các bệnh nhân có hội chứng FAP đều bị
ung thư đại tràng - trực tràng. Nếu có bệnh FAP,
nên quyết định cắt toàn bộ đại tràng để phòng
ngừa polyp hóa ác(5,7,8,11,13). Đối với thân nhân liên
hệ cấp I của các bệnh nhân này thì điều quan
trọng là phải tầm sóat ung thư cho họ bằng cách
nội soi đại tràng chậu hông từ hơn 10 tuổi(3,6,9,10).
Về hội chứng Lynch: đây là loại ung thư di
truyền không phải polyp. Trong nghiên cứu
chúng tôi có 20 trường hợp, nhiều nhất ở trực
tràng (10 bệnh nhân) và đại tràng chậu hông (4
bệnh nhân). Hội chứng này thường gặp hơn đa
polyp trong gia đình (1-3%), di truyền theo
nhiễm sắc thể tính trội với đặc điểm là ung thư
đại tràng-trực tràng xảy ra rất sớm, trung bình
40-45 tuổi. 70% các bệnh nhân bị hội chứng này
sẽ bị ung thư đại tràng-trực tràng, thường ở đại
tràng phải. Đây là điểm khác biệt với ung thư
loại thường thấy. Xuất độ ung thư hai nơi là
40%. Còn gọi đây là hội chứng Lynch I(1,2,12). Hội
chứng Lynch II có kèm với ung thư ngoài đại
tràng như ung thư nội mạc tử cung, buồng
trứng, tuỵ, dạ dày, ruột non, đường mật và niệu.
Sau đây là tiêu chuẩn Amsterdam để định
bệnh hội chứng Lynch trên lâm sàng:
- Ung thư đại tràng ở thân nhân thuộc thế hệ 1.
- Ung thư đại tràng ở thân nhân trong 2 thế
hệ kế tiếp nhau với một bệnh nhân bệnh trước
tuổi 50.
Ở các đối tượng này, nội soi đại tràng tầm
sóat nên thực hiện ở tuổi 20 đến 25. Ung thư đại
tràng - trực tràng trong gia đình trong liên hệ
cấp I thì đối tượng nguy cơ dễ bị ung thư ở tuổi
40 tuổi, nên nội soi đại tràng mỗi 5 năm. Soi gần
hơn nếu trong gia đình có nhiều người mắc phải
hoặc mắc phải ở tuổi trẻ hơn 50 tuổi.
Về các bệnh viêm: các bệnh viêm đại tràng
gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn gây
phản ứng viêm trên hơn một nửa đại tràng và
khiến bệnh nhân dễ bị ung thư gấp 10 lần người
bình thường.
Các tác giả khuyến cáo nếu viêm đại tràng 8
năm thì hàng năm nên nội soi đại tràng. Mục
tiêu chính là phát hiện tổn thương tiền ung(1,2).
Về việc phòng ngừa và tầm sóat: Lieberman
và cộng sự(4) khuyến cáo nên theo áp dụng các
biện pháp sau đây để giảm nguy cơ bị ung thư:
- ăn ít chất béo
- ăn nhiều trái cây, rau và chất sợi
- tránh hút thuốc lá và uống rượu
- tránh béo phì
KẾT LUẬN
Qua kết quả của nghiên cứu nói trên, chúng
tôi nhận thấy tỷ lệ thân nhân cùng bị ung thư
đại-trực tràng trong gia đình khá cao (7,3%),
mặc dầu chưa có triệu chứng rõ ràng. Những
con số này là thông điệp báo động trong công
tác điều trị bệnh nhân hàng ngày cho các bác sĩ
tiêu hóa và nội soi. Như vậy, chương trình tầm
sóat rất cần được thực hiện để tìm ung thư giai
đoạn sớm, góp phần làm giảm và ngăn chặn
ung thư đại-trực tràng trong quần chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bullard KM et al (2005). Colon, Rectum, and Anus In:
Schwartz’s Principles of Surgery. 8th ed, 1089-1086. Mc-Graw-
Hill.
2. Fry RD et al (2008). Colon and rectum In: Towsend CM (ed):
Sabiston Textbook of Surgery. The Biological Basis of Modern
Surgical Practice, 18th edition, 1398-1406. WB Saunders.
3. Gryfe R (2006). Clinical Implications of Our Advancing
Knowledge of Colorectal Cancer genetics: Inherited
Syndromes, Prognosis, Prevention, Screening and
Therapeutics. Surg Clin N Am; 86: 787-817.
4. Lieberman et al (2000). Use of colonoscopy to screen
asymptomatic adults for colorectal cancer. N Engl J Med 343:
162-168.
5. Miller AB (1996). Fundamental issue in screening for cancer
In: Schottenfeld D (ed): Cancer Epidemiology an Prevention,
2nd edition, 1433. Oxford University Press.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
30
6. Plevris JN (2005). Screening and surveillance for upper and
lower gastrointestinal cancer. J R Coll Physicians Edinb, 35: 55
- 59.
7. Provenza D (2003). Screening and Surveillance of
gastrointestinal Cancers, In: Rustgi AK (ed): Gastrointestinal
Cancers. A companion to Sleisenger and Fortran’s
Gastrointestinal and Liver diseases, 193. WB Saunders.
8. O,Brien MJ (1995), Colorectal Polyps In: Cohen AM (ed),
Cancer of the Colon, Rectum, and Anus, 127-135. McGraw-
Hill, Inc.
9. Read TE, Kodner IJ (1999). Colorectal Cancer: Risk Factors
and Recommemdations for Early Detection. Am Fam
Physician. 59 (11): 3083 – 92.
10. Rhodes J (2005): Screening for gastrointestinal cancers. Web:
ns/gastrointestinalscreening.htm.
11. Spiro HM (1993). Tumors, In: Spiro HM (ed), Clinical
Gastroenterology, 4th edition, 219-226. Mc-Graw-Hill, Inc.
12. Stein E (2003). Anorectal and Colon Diseases, In: Stein E (ed),
Textbook and Color Atlas of Proctology, 223-235. Springer.
13. Winawer SJ (1995). Surveillance of Patients with Polyps In:
Cohen AM (ed), Cancer of the Colon, Rectum, and Anus 345-
350. McGraw-Hill, Inc.
RỐI LOẠN TÌNH DỤC NỮ Ở NHỮNG KHÁCH HÀNG
ĐẾN ĐƠN VỊ TƯ VẤN TÌNH DỤC CỦA BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngô Thị Yên*, Nguyễn Đỗ Nguyên**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề Rối loạn tình dục nữ là một vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân và chưa được nghiên cứu
nhiều tại Việt Nam.
Mục tiêu Mô tả những đặc điểm dịch tễ học, phân nhóm rối loạn tình dục nữ của 56 khách hàng được chẩn
đoán rối loạn tình dục tại đơn vị tư vấn tình dục của bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp Đối tượng nghiên cứu là những người đến để được tư vấn về những trục trặc trong quan hệ
tình dục, tự trả lời bộ câu hỏi Chỉ Số Chức Năng Tình Dục Nữ. Bộ câu hỏi gốc bằng tiếng Anh được dịch sang
tiếng Việt. Ngưỡng điểm để xác định rối loạn tình dục chung cũng như cho từng nhóm được dựa vào những
nghiên cứu trước. Chẩn đoán rối loạn tình dục gồm sáu nhóm là giảm ham muốn, giảm phấn khích, không đủ
chất nhờn âm đạo, khó đạt khóai cảm, không thỏa mãn và đau khi giao hợp.
Kết quả Tất cả đối tượng đều khó đạt khóai cảm hoặc không thỏa mãn về cuộc sống tình dục. Những loại rối
loạn khác đều có tỉ lệ cao, theo thứ tự là giảm phấn khích, không đủ chất nhờn, giảm ham muốn, và đau khi giao
hợp. Điểm số trung bình về rối loạn tình dục chung là 16,83 ± 2,92, thấp nhiều so với ngưỡng chẩn đoán là
26,55. Đa số khách hàng có thời gian rối loạn tình dục từ 3 tháng đến dưới 12 tháng trước khi đi khám. Chỉ có
14% đối tượng nghiên cứu biết đầy đủ về một quá trình giao hợp bình thường. Trong các yếu tố về gia đình và
xã hội thì quan hệ gia đình trục trặc là yếu tố phổ biến nhất.
Kết luận Cần có những nghiên cứu mô tả qui mô lớn để xác định tỉ lệ rối loạn tình dục nữ trong dân số
cũng như những nghiên cứu phân tích để xác định những yếu tố liên quan. Đẩy mạnh việc giới thiệu về Đơn vị
Tư vấn Tình dục của bệnh viện Từ Dũ cho cộng đồng để những khách hàng có nhu cầu sẽ được tư vấn và giúp
đỡ sớm hơn.
Từ khóa: rối loạn tình dục nữ, đơn vị tư vấn tình dục, bệnh viện Từ Dũ.
* Khoa Kế hoạch Gia đình, Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh
** Bộ môn Dịch tễ, Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Ngô Thị Yên ĐT: 08-54042835 E-mail: thaomy1995@yahoo.com;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_noi_soi_cua_nhom_co_tien_can_gia_dinh_ung.pdf