Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của u sao bào lông

Các đặc điểm khác trên CHT Giãn não thất gặp 65,7%, không chỉ các u dưới lều mới gây giãn não thất, u vùng giao thoa thị giác phát triển vào não thất III cũng gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông DNT. Trên phim CHT thấy 97,1% u giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2, có một trường hợp có tín hiệu hỗn hợp trên cả T1 và T2 do hiện tượng hoại tử trong u. Cường độ tín hiệu tăng cao trên ảnh T2 là một đặc điểm quan trọng khi chẩn đoán phân biệt u sao bào lông với những u hay gặp ở vùng tiểu não như Meduloblastoma và Ependymoma, trên phim T2 tín hiệu các u này thường không tăng cao như của u sao bào lông(1,3). Một số nghiên cứu gần đây cho thấy u sao bào lông nhầy thường cho hình ảnh u đồng tín hiệu trên T1, và đây là một trong những đặc điểm để phân biệt u sao bào lông nhầy với u sao bào lông(5,7,8), tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào. Một số đặc điểm trên CLVT Phim CLVT có ở 15 BN, trên phim u cho hình ảnh giảm tỷ trọng. Vôi hóa trong u gặp tỷ lệ cao 7/15 trường hợp chiếm 46,7%, vôi hóa làm cho một phần tổ chức đặc tăng tỷ trọng so với nhu mô não (u có tỷ trọng hỗn hợp chiếm 46,7% là do có phần tăng tỷ trọng của tổ chức vôi hóa). Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng vôi hóa trong u thường gắn liền với tiên lượng xấu của bệnh nhân(14).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 46 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của u sao bào lông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 292 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH   CỦA U SAO BÀO LÔNG  Trần Đức Linh*, Đồng Văn Hệ*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ (CHT), cắt lớp vi tính (CLVT) của u sao  bào lông.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 35 bệnh nhân (BN) u sao bào lông được phẫu thuật và chẩn đoán  xác định bằng mô bệnh học tại bệnh viện Việt Đức từ 01/2011 đến 6/2014.  Kết quả: 35 BN, tuổi mắc bệnh trung bình 18,6, thấp nhất là 5 và cao nhất là 59 tuổi, 25/35 BN dưới 20  tuổi (71,4%). Lý do vào viện hay gặp nhất là đau đầu (62,9%), đa số BN khi nhập viện có thể trạng tốt: Glasgow  14‐15 điểm chiếm 94,3 %, Karnofsky trên 80 điểm chiếm 77,1%. Tăng áp lực nội sọ (TALNS) gặp 91,4%, các  dấu hiệu thần kinh khu trú hay gặp: hội chứng tiểu não (HCTN) 45,7%, động kinh 14,3%, yếu chi 14,3%. Vị trí  u gặp ở: tiểu não 57,1%; bán cầu 25,7%; giao thoa thị giác 8,6%; thân não 5,7%; đồi thị 2,9%. 97,1% u tăng tín  hiệu trên T2W và giảm tín hiệu trên T1W, u dạng nang điển hình: 57,1%, đa số không có phù quanh u: 74,3%,  ranh giới rõ: 82,9%, ngấm thuốc cản quang: 97,1%, ngấm thuốc không đồng đều: 55,9%, 1 trường hợp hoại tử  trong u, giãn não thất gặp 65,7 %. Trên CLVT: vôi hóa trong u gặp 46,7%. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy u  sao bào lông 34 (97,1%); u sao bào lông nhầy: 1 (2,9%)    Kết luận: U não sao bào lông chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi trẻ, hay gặp ở tiểu não và vùng bán cầu, thường  biểu hiện lâm sàng bới TALNS và HCTN, thể trạng BN trước mổ tốt. Hình ảnh CHT điển hình là một u thần  kinh đệm dạng nang khu trú có tổ chức đặc bắt thuốc ở thành nang, hay gặp vôi hóa tổ chức u trên CLVT.  Từ khóa: u sao bào lông, u sao bào tiểu não, hố sau.  ABSTRACT CLINCAL AND IMAGING FEATURES OF PILOCYTIC ASTROCYTOMA   Dong Van He, Tran Duc Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 292 – 297  Objective: To describe clinical features, MRI and CT‐Scan imaging of brain pilocytic astroytoma.  Methods:  The  retrospective  study  of  35  patients  with  pilocytic  astroytomas  who  were  operated  and  diagnosed by histopathology at Việt Đức Hospial from 01/2011 to 6/2014.  Results: 35 patients, the mean age is 18.6; from 5 to 59 years. 25/35 patients under 20 years old (71.4%).  The main complaint is headache (62.9%), the majority of patient admited in the good situation: Glasgow 14‐15  was 94.3%, Karnofsky  over 80 was 77.1%.  Intracranial hypertension met 91.4%,  common neurological  local  deficits: cerebellar syndrome 45.7%, seizure 14.3%,  limb weakness 14.3%. Tumor  location: cerebellum 57.1%;  cerebral hemisphere 25.7%; optic chiasma 8,6%; brain stem 5.7%; thalamus 2.9 %. 97.1% hypointense on T1W  and hyperintense on T2W, the typical cyst  formation: 57.1%, non surrounding cerebral edema: 74.3%, tumor  border were sharply demarcated: 82.9%, enhancement: 97.1%, heterogeneously enhancement: 55.9%, necrosis:  2.9%, hydrocephalus 65.7%. On CT‐Scan calcification met 46.7%, pathology  found: Pilocytic astrocytoma: 34  cases (97.1%) and Pilomyxoid astroytoma: 1 case (2.9%).   Conclusion: Pilocytic astrocytoma occurred primarily in children, more frequent occurrenced at cerebellum  and  cerebral  hemisphere,  the most  common  clinical  symtoms  were  intracranial  hypertension  and  cerebellar  * Bệnh viện Việt Đức  Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đồng Văn Hệ   ĐT: 01205226868   Email: dongvanhe2010@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não  293 syndrome. The typical MRI image were cyst with enhancing mural nodule, calcifications were often present.  Keywords: Pilocytic astrocytoma, posterior fossa, cerebellar astrocytoma.  ĐẶT VẤN ĐỀ  U não sao bào lông (Pilocytic astrcytoma) là  loại u  tế bào  thần kinh đệm phát  triển chậm,  ít  xâm lấn vào tổ chức não lành và hầu như không  tiến triển ác tính, khối u này được xếp độ I theo  phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm  2007,  trong bản cập nhật, WHO chính thức xếp  loại  u  sao  bào  lông  nhầy  (Pilomyxoid  astrocytoma: WHO độ II)  là dưới typ của u sao  bào lông, biến thể này có một số đặc điểm riêng  biệt và tiên lượng thường xấu hơn.  U sao bào lông chiếm khoảng 5‐6% tổng số u  thần  kinh  đệm,  theo  y  văn  chủ  yếu  gặp  ở  hai  thập niên đầu của cuộc đời, rất hiếm gặp ở BN  trên 50  tuổi. Khối u gặp nhiều nhất ở  tiểu não,  tiếp đến  là vùng bán cầu, các vị  trí khác  ít gặp  hơn. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính,  tiên lượng u sao bào lông tương đối tốt (90% BN  sống trên 10 năm). Việc định hướng chẩn đoán u  sao bào  lông  trước mổ  đóng một vai  trò quan  trọng, ảnh hưởng đến cả chiến lược, kết quả điều  trị và tiên lượng. Tuy vậy, các nghiên cứu trong  nước về vấn đề này chưa nhiều; do đó, chúng tôi  tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: mô  tả đặc điểm  lâm sàng và hình ảnh CHT, CLVT  của u não sao bào lông.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đôi tượng nghiên cứu  Gồm 35 BN u sao bào lông được điều trị tại  khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức  từ tháng 01/2011 đến tháng 6/2014, không phân  biệt tuổi, giới tính.   Tiêu  chuẩn  lựa  chọn: BN  trong nghiên  cứu  đều phải được chẩn đoán xác định là u sao bào  lông bằng kết quả mô bệnh học, có đầy đủ hồ sơ  bệnh án và phim chụp CHT và/hoặc CLVT. Loại  trừ  các  trường  hợp  u  sao  bào  lông  trong  ống  sống,  trong  hốc  mắt  và  những  trường  hợp  không có đầy đủ hồ sơ bệnh án.  Phương pháp nghiên cứu  Hồi cứu mô tả cắt ngang.   Những BN đủ tiêu chuẩn sẽ được tiến hành  thu thập thông tin theo mẫu bệnh án thống nhất.  Mô  tả  các  đặc  điểm  lâm  sàng:  tuổi, giới,  lý do  vào  viện,  triệu  chứng  khi  vào  viện  như:  HCTALNS, HCTN, động kinh, giảm thị lực, liệt  vận  động... Tri  giác  được  đánh  giá  theo  thang  điểm Glasgow Coma Scale, và chất  lượng cuộc  sống BN khi vào viện được đánh giá theo điểm  Karnofsky. Dựa trên điểm Karnofsky chia thành  các nhóm: 90 ‐ 100 điểm: sinh hoạt bình thường;  80 điểm: sinh hoạt bình thường ở trạng thái gắng  sức; 60  ‐ 70 điểm: tự lo được sinh hoạt cá nhân,  đôi lúc cần trợ giúp; 40 ‐ 50 điểm: tàn phế, không  tự  lo được sinh hoạt cá nhân; 10  ‐ 30 điểm:  tàn  phế nghiêm trọng hoặc cần sự chăm sóc y tế.  Trên  CHT mô  tả  các  đặc  điểm:  vị  trí,  cấu  trúc, kích thước, mức độ phù quanh u, tín hiệu  trên phim T1 và T2,  ranh giới,  đặc  điểm ngấm  thuốc, hoại  tử  trong u, hình  ảnh giãn não  thất.  Trên phim CLVT mô  tả  tỷ trọng u và hình ảnh  vôi hóa.  Nhập và sử lý số liệu bằng phần mềm SPSS  16.0, so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test  χ², sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.   KẾT QUẢ  Từ  01/2011  đến 6/2014  có  35 BN u não  sao  bào  lông  đã  được  phẫu  thuật  tại  khoa  Phẫu  thuật  Thần  kinh  Bệnh  viện  Việt  Đức  đủ  tiêu  chuẩn nghiên cứu.   Tuổi và giới  Tỷ  lệ  nam/  nữ  là  1.06/1.  Phân  bố  BN  theo  nhóm tuổi như sau:  Bảng 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi  Nhóm tuổi <10 11-20 21-30 31-40 41-50 51-60 Số BN 10 15 5 1 2 2 Tỷ lệ % 28,6 42,9 14,3 2,9 5,7 5,7 Tổng 71,4 28,6 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 294 Tuổi  trung bình  trong nghiên  cứu  là 18,6 ±  2,29,  thấp nhất  là  5 và  cao nhất  là 59  tuổi. BN  dưới 20 tuổi chiếm đa số: 71,4%, hay gặp nhất từ  11‐20 tuổi (42,9%).  Lý do vào viện  Lý do hay gặp nhất là đau đầu (62,9%), thời  gian  từ khi xuất hiện triệu chứng đến  lúc phẫu  thuật trung bình 6,83±3,59 tháng, thấp nhất  là 1  và cao nhất là 120 tháng, số BN có thời gian này  dưới 3 tháng chiếm 80%.  Triệu chứng lâm sàng  Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng  Triệu chứng Trên lều Dưới lều n =13 % n= 22 % TALNS 11 21 Động kinh 5 14,3 0 0 Liệt ½ người 3 8,6 0 0 Giảm thị lực 3 8,6 0 0 Nói khó 2 5,7 0 0 Giảm trí nhớ 1 2,9 0 0 Tê mặt 1 2,9 0 0 HC TN 0 0 16 45,7 Liệt tứ chi 0 0 2 5,7 Hội chứng TALNS gặp 33/35 BN (91,4%). Có  sự khác biệt về dấu hiệu thần kinh khu trú giữa  nhóm u trên lều và dưới lều.   Tình trạng BN khi nhập viện  Trong 35 bệnh nhân mổ có 5 bệnh nhân đã  phẫu  thuật  lấy u nhưng  tái phát, 3  trường hợp  chỉ được dẫn lưu não thất ‐ ổ bụng điều trị triệu  chứng;  và  2  BN  được  điều  trị  tia  xạ  nhưng  không hiệu quả.  Bảng 3: Điểm Glasgow khi nhập viện  Điểm Glasgow Số lượng Tỷ lệ % 14-15 điểm 33 94,3 9-13 điểm 2 5,7 Bảng 4: Điểm Karnofsky trước mổ  Điểm Karnofsky Số lượng Tỷ lệ % 90-100 điểm 11 31,4 80 điểm 16 45,7 60-70 điểm 8 22,9 Thể  trạng BN khi nhập viện  tương  đối  tốt:  94,3%  có  Glasgow  14‐15  điểm;  đa  số  có  Karnofsky trên 80 điểm chiếm 77,1%.  Hình ảnh CHT  U sao bào lông có thể gặp ở cả trên và dưới  lều. Nhiều nhất là u tiểu não, và u vùng bán cầu,  các vị trí khác hiếm gặp hơn.   Bảng 5: Phân bố vị trí u  Vị trí Trên lều Dưới lều Bán cầuGiao thoa thị Đồi thị Thân nãoTiểu não Số lượng 9 3 1 2 20 Tỷ lệ % 25,6 8,6 2,9 5,7 57,1 Tổng 37,1 62,9 Có sự liên quan giữa lứa tuổi và vị trí: u dưới  lều đa số gặp ở lứa tuổi trẻ < 20, trong khi đó u  trên lều gặp nhiều ở lứa tuổi ≥ 20 (sự khác biệt có  ý nghĩa thống kê với P < 0,05).  Cấu trúc u  Bảng 6: Cấu trúc u  Cấu trúc u Số lượng Tỷ lệ Thành nang không ngấm thuốc và tổ chức đặc ở thành ngấm thuốc 9 25,7 Thành nang ngấm thuốc và tổ chức đặc ở thành ngấm thuốc 11 31,4 U dạng đặc có nhiều nang nhỏ 14 40 U dạng đặc có trung tâm không ngấm thuốc 1 2,9 Cấu  trúc u điển hình dạng nang có  tổ chức  đặc ngấm  thuốc  ở  thành nang  chiếm  57,1%. U  dạng  đặc  gặp  42,3%,  1  trường  hợp  (2,9%)  có  phần trung tâm không ngấm thuốc (hoại tử).  Phù quanh u  Bảng 7: Mức độ phù quanh u  Mức độ phù Không phù Phù độ I Phù độ II Số lượng 26 7 2 Tỷ lệ % 74,3 20 5,7 Phần  lớn  u  sao  bào  lông  không  có  phù  quanh u chiếm 74,3%, phù độ II chỉ chiếm 5,7%,  không  có  trường hợp nào phù  độ  III. Phù não  quanh u  là đặc trưng chủ yếu của nhóm u trên  lều, rất ít gặp ở nhóm u dưới lều (sự khác biệt có  ý nghĩa thống kê với P < 0,05).  Các đặc điểm khác trên CHT   Trên phim CHT: 97,1% u  tăng  tín hiệu  trên  T2 và giảm tín hiệu trên T1, 1 trường hợp có tín  hiệu  hỗn  hợp  trên  cả T1  và T2 do  hiện  tượng  chảy máu hoại  tử  trong u.  Đa phần u  có  ranh  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não  295 giới  rõ  (82,9%), ngấm  thuốc cản quang  (97,1%),  ngấm thuốc không đồng nhất (55,9%), giãn não  thất gặp 65,7%.  Bảng 8: Các đặc điểm khác   Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ Tín hiệu trên T1 Giảm 34 97,1 Hỗn hợp 1 2,9 Tín hiệu trên T2 Tăng 34 97,1 Hỗn hợp 1 2,9 Ranh giới Rõ 29 82,9 Hoại tử Có 1 2,9 Ngấm thuốc cản quang Có 34 97,1 Đồng nhất 15 44,1 Không đồng nhất 19 55,9 Giãn não thất Có 23 65,7 Một số đặc điểm trên phim CLVT  Bảng 9: Một số đặc điểm trên phim CLVT  Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Tỷ trọng Giảm 8 53,3 Hỗn hợp 7 46,7 Vôi hóa Có 7 46,7 A B Hình 1: (A) U sao bào lông tiểu não, u dạng đặc có nhiều nang nhỏ; (B): U sao bào lông thùy trán, u dạng nang  cónôt ngấm thuôc ở thành nang. Không có phù quanh u, ranh giới rõ, ngấm thuốc cản quang.  BÀN LUẬN  Tuổi và giới  Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu là gần ngang  nhau (1,06:1), kết quả này thống nhất chung với  đa số  tác giả  là không có sự ưu thế đáng kể về  giới mắc bệnh(1,6,11).   Đa  số mắc  bệnh  ở  lứa  tuổi  trẻ,  tuổi  trung  bình 18,6 ± 2,29, nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là 11‐ 20  tuổi  (42,9%). Có  sự khác biệt  rõ  rệt về  tỷ  lệ  mắc bệnh giữa nhóm < 20 tuổi so với nhóm ≥ 20  tuổi  (71,4%  so với 28,6%). Các nghiên  cứu  trên  thế giới cũng cho kết quả tương tự, như nghiên  cứu của Malick (n=120) cho thấy tuổi trung bình  mắc bệnh là 18,9,và BN < 20 tuổi cũng chiếm đa  số  (61,7%),  hay  nghiên  cứu  của  Cyrine  (n=32)  tuổi trung bình là 10, BN < 20 tuổi chiếm 85%(2,11).  Tuổi  trẻ  (2  thập niên  đầu  của  cuộc  đời)  là một  trong những yếu tố quan trọng giúp định hướng  chẩn đoán u sao bào lông trên lâm sàng.   Triệu chứng lâm sàng  U  sao bào  lông  là  loại u khu  trú,  tiến  triển  tương  đối  chậm nhiều  trường hợp u xuất hiện  nhiều  năm,  nhưng  bệnh  diễn  biến  âm  thầm  không triệu chứng. Điển hình trong nghiên cứu  chúng tôi gặp 1 trường hợp phát hiện bệnh hơn  10 năm, mà hầu như không biểu hiện gì.  BN  vào  viện  sớm  trong  vòng  3  tháng  đầu  chiếm tỷ lệ cao (80%), do u sao bào lông chủ yếu  nằm ở vị  trí hố sau (62,9%), phát  triển đến một  mức độ sẽ gây tắc nghẽn lưu thông DNT, khi đó  hội  chứng  TALNS  diễn  biến một  cách  rầm  rộ  buộc người bệnh phải vào viện.  TALNS là biểu hiện hay gặp (91,4%), và đây  cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và là lý  do đi khám của đa số BN. TALNS thường biểu  hiện không điển hình,  trong đó nôn, buồn nôn  gặp 46,4%, nhìn mờ do phù gai  thị gặp 31,2%.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 296 Tuy vậy  đau  đầu không  có giá  trị  định hướng  chẩn đoán u sao bào lông. Có  sự khác biệt về  các dấu hiệu  thần kinh  khu trú giữa nhóm u trên lều và dưới lều. Nhóm  u  trên  lều biểu hiện bởi  triệu chứng động kinh  (14,3%)  liệt ½ người (8,6%), giảm thị  lực (8,6%),  các  triệu  chứng  khác  ít  gặp  hơn  như  nói  khó,  giảm trí nhớ, tê mặt; trong khi đó, u dưới lều chỉ  biểu hiện bằng hội chứng tiểu não (45,7%) và liệt  tứ chi (5,7%). Như vậy, gặp nhiều nhất và có giá  trị nhất  trong  định hướng  chẩn  đoán  trên  lâm  sàng là HCTN (45,7%).  Giao thoa thị giác là một trong những vi trí  đặc  hiệu  của  u  sao  bào  lông,  biểu  hiện  lâm  sàng nổi bật bởi triệu chứng giảm thị lực tăng  dần,  tuy  nhiên  khác  với  giảm  thị  lưc  do  TALNS,  giảm  thị  lực  do  u  vùng  giao  thoa  không  đồng  đều  ở  2  bên,  có  khi  xuất  hiện  trước  cả TALNS hoặc không  tương  xứng với  hội chứng TALNS (thị lực giảm nhanh và đáng  kể nhưng đau đầu rất ít).  Tình  trạng BN khi nhập viện  tương  đối  tốt  (bảng  3 và  4) hầu hết  đều vào viện  trong  tình  trạng tỉnh táo, và vẫn có thể sinh hoạt  làm việc  bình thường được. Thể trạng tốt trước mổ là đặc  điểm khác biệt của BN u sao bào  lông so với u  sao  bào  khác.  Đây  là  điều  kiện  thuận  lợi  cho  phẫu thuât lấy u và hồi phục sau mổ, tuy nhiên  đây  cũng  là  thách  thức  đối với  các phẫu  thuật  viên trong việc lấy u sao cho không gây nên các  thiếu hụt  thần kinh  làm giảm  chất  lượng  cuộc  sống BN sau mổ.  Vị trí u Mặc dù u sao bào  lông có thể gặp bất kỳ vị  trí nào  của  trục  thần kinh  (não,  tủy  sống,  thần  kinh  thị),  tuy  nhiên  u  nội  sọ  gặp  nhiều  nhất,  chiếm trên 90 %(4). Đối với u não sao bào lông, vị  trí hay gặp nhất  là vùng hố sau đặc biệt  là  tiểu  não, nghiên cứu của Malick cho thấy: u dưới lều  chiếm 67,5%  trong đó u  tiểu não đã chiếm đến  61,7%, nghiên cứu của Souki cũng cho thấy vị trí  u dưới  lều: 74,9%,  tiểu não: 59,3%. Nghiên cứu  của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự: u dưới  lều  chiếm  ưu  thế  62,9%,  trong  đó  u  tiểu  não:  57,1%. Ngoài  ra u vùng bán  cầu  cũng hay gặp  (25,6%), các vị trí tương đối đặc trưng cho u sao  bào  lông  như  đồi  thị  (2,9%),  thân  não  (5,7%),  giao thoa thị (8,6%) hiếm gặp hơn.  Trong nghiên cứu chúng tôi cũng nhận thấy  có sự ưu thế của vị trí u theo tuổi, trẻ em u tiểu  não  chiếm  68%,  ở  người  lớn  u  trên  lều  chiếm  70%, tương tự các nghiên cứu trên thế giới(2,11).  Cấu trúc u  Theo y văn u sao bào lông vẫn thường được  mô  tả  điển  hình  là một  u  nang  có  nốt  ngấm  thuốc ở thành nang(4). Kết quả nghiên cứu (bảng  6)  chúng  tôi  chỉ gặp hình  ảnh này  ở  20/35 BN  chiếm 57,1%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên  cứu của Becker 58%, nhưng thấp hơn của tác giả  Souki (65,3%), Murray (67%)(2,12,13). Như vậy vẫn  có 1 tỷ lệ không nhỏ u sao bào lông có cấu trúc  không điển hình và rất khó nhận biết trên cộng  hưởng từ.  1  trường hợp u dạng đặc có hình  ảnh chảy  máu hoại tử trong u, BN này về sau có kết quả  GPB là u sao bào lông nhầy (WHO độ II).  Phù quanh u và ranh giới  Kết quả bảng 7 cho  thấy 74,3%  trường hợp  không có phù quanh u, còn lại 25,7% có phù và  cũng chỉ là phù nhẹ (độ I: 20%, độ II: 5,7%). Kết  quả này  tương  đương với Lee  In Ho: 27,1% có  phù  quanh  u(10),  kết  quả  nghiên  cứu  cũng  cho  thấy phù chủ yếu gặp với u trên lều, rất ít gặp ở  nhóm u dưới lều (53,9% so với chỉ 9,1%).  Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 82,9 %  trường hợp có ranh giới rõ. Như vậy trên CHT u  sao bào  lông có những đặc điểm khu  trú:  ranh  giới rõ, ít phù quanh u, đây là những đặc điểm  có giá trị trong định hướng chẩn đoán trên CHT.  Kích thước u  Kích thước khối u trung bình là 49,63 ± 17,59  mm, kích  thước u  lớn hơn  30 mm  chiếm  tỷ  lệ  74,3%. Như vây kích  thước u  là  tương đối  lớn,  tác giả Trần Quang Vinh nghiên cứu trên nhóm  u sao bào lông hố sau cũng thấy đa số u lớn trên  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Bệnh Lý Sọ Não  297 30mm(15).  Các đặc điểm khác trên CHT  Giãn  não  thất  gặp  65,7%,  không  chỉ  các  u  dưới lều mới gây giãn não thất, u vùng giao thoa  thị giác phát triển vào não thất III cũng gây nên  tình trạng tắc nghẽn lưu thông DNT.  Trên phim CHT thấy 97,1% u giảm tín hiệu  trên T1 và  tăng  tín hiệu  trên T2, có một  trường  hợp có tín hiệu hỗn hợp trên cả T1 và T2 do hiện  tượng hoại  tử  trong u. Cường độ  tín hiệu  tăng  cao trên ảnh T2 là một đặc điểm quan trọng khi  chẩn đoán phân biệt u sao bào lông với những u  hay gặp  ở vùng  tiểu não như Meduloblastoma  và  Ependymoma,  trên  phim  T2  tín  hiệu  các  u  này  thường không  tăng cao như của u sao bào  lông(1,3). Một số nghiên cứu gần đây cho  thấy u  sao bào lông nhầy thường cho hình ảnh u đồng  tín hiệu trên T1, và đây là một trong những đặc  điểm để phân biệt u sao bào lông nhầy với u sao  bào  lông(5,7,8),  tuy  nhiên  trong  nghiên  cứu  của  chúng tôi không gặp trường hợp nào. Một số đặc điểm trên CLVT  Phim  CLVT  có  ở  15  BN,  trên  phim  u  cho  hình ảnh giảm tỷ trọng. Vôi hóa trong u gặp tỷ lệ  cao 7/15  trường hợp  chiếm 46,7%, vôi hóa  làm  cho một phần  tổ chức đặc  tăng  tỷ  trọng so với  nhu mô não (u có tỷ trọng hỗn hợp chiếm 46,7%  là do có phần tăng tỷ trọng của tổ chức vôi hóa).  Một số nghiên cứu  trên  thế giới đã chỉ  ra  rằng  vôi hóa  trong u  thường gắn  liền với  tiên  lượng  xấu của bệnh nhân(14).  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu 35 BN u não  sao bào  lông  chúng tôi thấy rằng:  U  sao bào  lông  chủ yếu gặp  ở  lứa  tuổi  trẻ  em, thường biểu hiện  lâm sàng bởi HC TALNS  và HCTN, u  thường phát  triển âm  thầm nhiều  năm  và  ít  ảnh  hưởng  đến  cuộc  sống  BN,  thể  trạng  trước mổ  tốt. U gặp  chủ yếu  ở vùng hố  sau, đặc biệt là tiểu não. Các u dưới lều thường  gặp ở  lứa tuổi trẻ (<20), trong khi đó u trên  lều  gặp ở lứa tuổi cao hơn. Trên phim CHT hình ảnh  điển hình là một u dạng nang có nốt ngấm thuốc  ở  thành nang,  ít phù quanh u và  ranh giới  rõ,  kích thước u tương đối lớn. Trên CLVT hay gặp  vôi hóa trong u.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Arai K,  Sato N, Aoki  J  et  al.  (2006),  ʺMR  signal  of  the  solid  portion  of pilocytic  astrocytoma  on T2‐weighted  images:  is  it  useful  for  differentiation  from  medulloblastoma?ʺ,  Neuroradiology, 48(4), pp. 233‐7.  2. Cyrine S, Sonia Z, Mounir T et al. (2013), ʺPilocytic astrocytoma:  a retrospective study of 32 casesʺ, Clin Neurol Neurosurg, 115(8),  pp. 1220‐5.  3. Forbes  JA,  Reig  AS,  Smith  JG  et  al.  (2011),  ʺFindings  on  preoperative brain MRI predict histopathology in children with  cerebellar neoplasmsʺ, Pediatr Neurosurg, 47(1), pp. 51‐9.  4. Greenberg MS (2010), ʺAstrocytomaʺ, Handbook of Neurosurgery:  Vol. Tumor. 7th ed: Thieme Medical Publishers, pp. 593‐609.  5. Horger M, Vogel MN, Beschorner R et al. (2012), ʺT2 and DWI  in  pilocytic  and  pilomyxoid  astrocytoma  with  pathologic  correlationʺ, Can J Neurol Sci, 39(4), pp. 491‐8.  6. Koeller KK, Rushing EJ (2004), ʺFrom the archives of the AFIP:  pilocytic  astrocytoma:  radiologic‐pathologic  correlationʺ,  Radiographics, 24(6), pp. 1693‐708  7. Komotar RJ, Burger PC, Carson BS et al.  (2004),  ʺPilocytic and  pilomyxoid  hypothalamic/chiasmatic  astrocytomasʺ,  Neurosurgery, 54(1), pp. 72‐9; discussion 79‐80.  8. Komotar  RJ,  Mocco  J,  Carson  BS  et  al.  (2004),  ʺPilomyxoid  astrocytoma: a reviewʺ, MedGenMed, 6(4), pp. 42.  9. Komotar RJ, Zacharia BE, Sughrue ME et al. (2008),  ʺMagnetic  resonance  imaging characteristics of pilomyxoid astrocytomaʺ,  Neurol Res, 30(9), pp. 945‐51.  10. Lee IH, Kim JH, Suh YL et al. (2011), ʺImaging characteristics of  pilomyxoid  astrocytomas  in  comparison  with  pilocytic  astrocytomasʺ, Eur J Radiol, 79(2), pp. 311‐6.  11. Malik A, Deb P, Sharma MC et al.  (2006),  ʺNeuropathological  spectrum of pilocytic astrocytoma: an Indian series of 120 casesʺ,  Pathol Oncol Res, 12(3), pp. 164‐71.  12. Murray RD, Penar PL, Filippi CG et al. (2011), ʺRadiographically  distinct variant of pilocytic astrocytoma: a case seriesʺ, J Comput  Assist Tomogr, 35(4), pp. 495‐7.  13. Paixao BA, de Oliveira RS, Saggioro FP et al. (2010), ʺIn pursuit  of prognostic  factors  in  children with pilocytic  astrocytomasʺ,  Childs Nerv Syst, 26(1), pp. 19‐28.  14. Strong  JA, Hatten HP,  Jr.,  Brown MT  et  al.  (1993),  ʺPilocytic  astrocytoma:  correlation  between  the  initial  imaging  features  and  clinical  aggressivenessʺ, AJR Am  J Roentgenol,  161(2),  pp.  369‐72  15. Trần Quang Vinh  (2012),  ʺĐánh giá kết quả  điều  trị vi phẫu  thuật u sao bào lông ở hố sauʺ, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 16,  pp. 295‐301.  Ngày nhận bài báo:       24/10/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   02/11/2014  Ngày bài báo được đăng:     05/12/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_lam_sang_va_chan_doan_hinh_anh_cua_u_sao_bao_long.pdf