TVDDTL tái phát
Nếu lâm sàng biểu hiện như TVDDTL mới
xuất hiện xử trí như một TVDDTL mới. Quan
trọng nhất là cần chụp MRI có tiêm
Gadolinium để phân biệt giữa sẹo phẫu thuật
và tái phát. Sẹo mà đem mổ thì bệnh nặng
thêm vì hình thành sẹo nhiều thêm.
X Quang cột sống thắt lưng, ngoài tam
chứng Barr, gợi ý các tồn thương xương như
gai xương ở bên (37,8%), gai trước (31,5%),
hẹp khe khớp (31,5%) trước khi phân tích hình
cộng hưởng từ(4).
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng TVDDTL thường gặp
nhất là đau thắt lưng, rồi đau theo rể thần
kinh. Biểu hiện bệnh lý rễ gồm có đau theo rể
kèm các thay đổi vận dộng, phản xạ, cảm giác
theo phân bố thần kinh da của rể. Dấu hiệu
căng rễ dương tính ở các TVDDTL thấp (L4-5,
L5-S1). Chỉ định chụp MRI tùy lâm sàng.
Hình ảnh MRI thường thấy TVDDTL ở hai
tầng đĩa đệm thấp, vị trí sau bên. Quyết định
điều trị từ lâm sàng, không đơn thuần từ hình
ảnh MRI. Mổ cấp cứu những đau rễ trầm trọng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm lâm sàng và cộng hưởng từ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 318
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ
CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG
Huỳnh Hồng Châu*
Mở đầu: Thoát vị đĩa đệm tắt lưng (TVDDTL) là bệnh thường gặp (1,7% dân số). Đầu tư phương
tiện chẩn đoán và điều trị cùng số ngày nghỉ ốm là một vấn đề kinh tế xã hội. Cần chẩn đoán sớm để điều
trị thích hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 144 bệnh nhân TVDDTL được chẩn đoán và điều trị
vi phẫu thuật tại BV Đại Học Y Dược TP.HCM.
Kết quả: 86,9% xảy ra ở tuổi lao động (<60t), nam (53,5%); nữ (46,5%). Đặc điểm lâm sàng thường
gặp nhất là đau lưng và đau lan dọc theo chân (80,6%) theo đường đi của thần kinh tọa với những thay đổi
phản xạ gân xương (50%), teo cơ (9%), rối loạn cơ vòng (0,7%). Dấu hiệu căng rễ (79,2% từ 30-60 độ).
Thường gặp đau theo rễ L5 phải (63,9%) và rễ S1 trái (33,3%). Cần chẩn đoán phân biệt với đau do
nguyên nhân khác. TVDDTL dạng mảnh rời có bệnh cảnh đột ngột diễn tiến nhanh. TVDD ở lỗ gian đốt
sống có triệu chứng trầm trọng diễn tiến nhanh. Cộng hưởng từ (CHT): 91,6% ở hai tầng đĩa đệm cuối là
L4 - 5 (59,7%) và L5 - S1 (31,9%). Thường gặp nhất là vị trí sau bên (52,1%), đường giữa (29,2%), ngách
bên (10,4%), và ít gặp trong lỗ gian đốt sống (8,3%).
Kết luận: Đau thắt lưng, đau lan dọc chân theo rễ thần kinh, dấu hiệu căng rễ là các đặc điểm lâm
sàng thường gặp. Cộng hưởng từ giúp chẩn đoán xác định tầng, vị trí, dạng TVDDTL và chẩn đoán phân
biệt với nguyên nhân khác. Phẫu thuật cấp cứu những bệnh lý rễ nặng
Từ khóa: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Đặc điểm Lâm sàng& hình ảnh MRI.
ABSTRACT
CHARACTERISTIC FINDING ON CLINICAL AND MRI OF LUMBAR DISC HERNIATION
Huynh Hong Chau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 318 - 322
Introduction: Lumbar disc herniation has ratio 1.7% of population. Characteristic finding on Clinical
and MRI of Lumbar Disc Herniation is necessary for early diagnosis and surgical management.
Material and Method: Prespective study of 144 patients who had been microdiscectomy at the UMC
of HCMC.
Results: The characteristic finding on clinical and MRI includes: the most of patient has low back pain
and leg pain (80.6%) with reflex change (50%), muscles atrophy (9%) and sphincter disturbance (0.7).
Nerve root tense sign (for example Lasègue sign) is 79.2% from 30 to 60 degree. The roots are most
compressed L5& S1. MRI finding of location is almost (91.6%) at two final level (L4-5&L5-S1), and often
occur posteiorly, slightly off to one side (52.1%), midline (29.2%), lateral recess (10.4 %) and intervertebral
foramen (8.3%).
Conclusion: Pay attention to make different diagnosis the other causes of sciatica. Radiculopathy with
symptoms and signs. MRI findings guide for management. Urgent surgery the lumbar disc herniation with
big fragments which cause cauda equina syndrome, or progressive motor deficit, or patients whose pain
remains intolerable in spite of adequate narcotic pain medication.
Key word: Lumbar disc herniation, signs &symptoms and finding on MRI.
* Bộ Môn Ngoại Thần kinh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Huỳnh Hồng Châu ĐT: 0913.908.868 hoặc 22.220.760 Email: chauhhg@yahoo.fr
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 319
GIỚI THIỆU
Năm 1943, William Jason Mixter (1880-
1958), và Joseph Seaton Barr (1901-1963), tìm
thấy mối liên hệ giữa đau lưng, đau dây thần
kinh tọa và TVDDTL, cung cấp những đặc
điểm chẩn đoán tiền phẫu, lôi cuốn nghiên
cứu về TVDDTL, giúp hằng triệu người được
điều trị về sau.
Nghiên cứu tiền cứu 144 bệnh nhân Thoát
vị đĩa đệm thắt lưng (TVDDTL), được điều trị
vi phẫu thuật tại BV Đại Học Y DượcTP.HCM
từ 1/2006 đến 12/2007.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi nhỏ nhất: 20, Tuổi lớn nhất: 75, Tuổi
trung bình: 46,28 11,12
Nhận xét: hầu hết thoát vị đĩa đệm thắt
lưng xảy ra ở tuổi lao động (89,6%), nhiều
nhất ở thập niên 40 và 50 của đời sống.
Bảng 1: Triệu chứng khởi phát
Triệu chứng Đột ngột Dần dần Tổng
Đau thắt lưng 19 (19,6) 78 (80,4) 97
Đau theo rễ 19 (19,4) 79 (80,6) 98
Kèm với yếu vận động 3 (100) 0 3
Giảm cảm giác 1 (20,0) 4 (80,0) 5
Đi cách hồi 4 (10,0) 36 (90,0) 40
Rối loạn cơ vòng 1 (100) 0 1
Nhận xét: thường gặp nhất là đau lưng
(80,4%) và đau lan theo rễ (80,6%).
Bảng 2. Đau theo rễ
Đau
theo rễ
Bên phải Bên trái RL vận
động
RL cảm
giác
L2 1 (1,4) 3 (4,2) 4 (3,6) 1 (1,4)
L3 0 1 (1,4) 1 (0,9) 1 (1,4)
L4 5 (6,9) 3 (4,2) 4 (3,6) 6 (8,3)
L5 46 (63,9) 41 (56,9) 69 (62,2) 29 (40,3)
S1 20 (27,8) 24 (33,3) 33 (29,7) 35 (48,6)
Tổng 72 72 111 72
Nhận xét: xảy ra ở hai tầng đĩa đệm cuối
(91,7% bên phải, 90,2% bên trái).
Bảng 3. Rối loạn vận động
Rối loạn vận động Số BN Tỷ lệ %
Giảm / mất phản xạ 72 50,0
Teo cơ 13 9,0
Nhận xét: thay đổi phản xạ gân xương
50% trường hợp.
Bảng 4. Rối loạn cơ vòng
Rối loạn cơ vòng Số BN Tỷ lệ %
RL cơ vòng 1 0,7
Nhận xét: ít nhất (trong bệnh cảnh hội
chứng đuôi ngựa, cần mổ cấp cứu).
Bảng 5. Dấu hiệu căng rễ (Lasègue)
Dấu hiệu căng rễ Số BN Tỷ lệ %
< 30º 8 5,6
30 – 60º 114 79,2
> 60º 22 15,3
Tổng 144 100,0
Nhận xét: Dấu hiệu Lasègue từ 30 đến 60
độ có tỉ lệ nhiều nhất (79,2%).
Phân loại vị trí TVDD trên phim cộng
hưởng từ (MRI)
Bảng 6. Vị trí TVDD trên phim MRI
Vị trí Số BN Tỷ lệ %
Giữa 42 29,2
Sau bên 75 52,1
Ngách bên 15 10,4
Lỗ gian đốt sống 12 8,3
Xa bên 0 0
Tổng 144 100,0
Nhận xét: thường gặp ở vị trí sau bên
(52,1%), ít gặp ở lỗ gian đốt sống (8,3%).
Phân loại dạngTVDD trên phim MRI
Bảng 7. Phân loại TVDD
Dạng TVDD Số BN Tỷ lệ %
Lồi, còn trong bao 30 20,8
Lồi, rách vòng sợi 61 42,4
Thắt eo 0 0
Mảnh rời 53 36,8
Tổng 144 100,0
Nhận xét: Dạng lồi, rách vòng sợi (42,4%),
mảnh rời 36,8%.
Tầng TVDD trên phim Cộng hưởng từ
Bảng 8. Vị trí mổ
Vị trí mổ Số BN Tỷ lệ %
L1L2 4 2,8
L2L3 1 0,7
L3L4 7 4,9
L4L5 86 59,7
L5S1 46 31,9
Tổng 144 100,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 320
Nhận xét: nhiều nhất ở vị trí L4-5: 59,7%,
Ít nhất ở L2-3: 0,7%.
BÀN LUẬN
Chức năng chính của đĩa đệm là chịu lực,
phân tán lực và nối các thân sống. Nhân đệm
có phân tử proteoglycan giữ nước gấp 500 lần
trong lượng phân tử của nó. Tiến trình thoái
hóa làm mất nước, mất dần áp lực thủy tỉnh,
lực bị phân tán ra ngoài làm rách dần vòng
sợi (được cấu tạo bởi nhiều lớp colagen bao
bọc nhân đệm) gây đau lưng. Nhân đệm lồi ra
theo vết rách của vòng sợi gây đau rễ thần
kinh.
Bảng 9.So sánh dạng lồi đĩa đệm của hai tác giả
Tác giả Số ca Lồi, còn
trong bao %
Lồi, rách
vòng sợi %
Mảnh
rời
Porchet F. 394 11,4 68,5% 7,1
Chau H.H 144 20,8 42,4 36,8
Theo nghiên cứu của Porchet, căn cứ vào
hình ảnh cộng hưởng từ, có 5 nhóm: không
lồi (9,6%), hơi lồi (bulging) (3,3%), lồi còn
trong bao (Protrusion) (11,4%), lồi có rách
vòng sợi (extrusion) (68,5%) và lồi dạng mãnh
rời (disc sequestration) (7,1%) đã tìm thấy có
mối liên hệ giữa mức độ đau, mất chức năng
của rễ bị chèn ép với mức độ lồi, TVDD của
hình ảnh cộng hưởng từ(6).
Điểm khác biệt đáng kể là lồi dạng mảnh
rời trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ lên
đến 36,8%: người bệnh có sức chịu đau và đến
muộn hay không được chẩn đoán sớm, tiến
triển nặng?
Thường khi đau lan theo rễ thần kinh, đau
lưng giảm.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn
nhất trong cơ thể, được cấu tạo chính từ các rể
L4, L5 và S1. Đây là dây thần kinh đặc biệt
nhạy cảm với TVDDTL: không có đau thần
kinh tọa chỉ 1 trong 1000 ca TVDDTL(1).
Triệu chứng và dấu hiệu chính
Đau lan dọc chân, theo đường đi rễ thần
kinh là triệu chứng chính (80,6%) với dấu hiệu
căng rễ (Lasègue) dương tính <60 độ) 84,8%,
kèm những thay đổi vận dộng, phản xạ, cảm
giác, cơ vòng tuỳ theo mức độ chèn ép. Dấu
hiệu căng rễ (tiêu biểu là dấu Lasègue) dương
tính ở các TVDDTL thấp, nhưng âm tính ở các
TVDDTL cao (L3-4, L2-3, L1-2). Cần tìm thêm
dấu Cram (bn ở tư thế đùi gấp vuông góc,
háng gấp vuông góc, làm duỗi thẳng cẳng
chân ra bn đau) ý nghĩa nhu dấu căng rể. Dấu
Patrick (xoay khớp háng) rất có ích để chẩn
đoán phân biệt đau do khớp háng.
Theo Kermani, có ba nhóm: chỉ đau rễ, đau
rễ trầm trọng sau giai đoạn đau thắt lưng, dấu
hiệu căng rễ dương tính với lồi nhiều đĩa đệm
(extruded disc)(2).
Tầng TVDDTL
Chủ yếu xảy ra ở tầng L4 - 5 (59,7%) và ở
tầng L5-S1 (31,9%). Tần suất này tương đồng
với nghiên cứu của Fries JW, của Salenius P
(50 - 60% ở L4-5 và 35 - 40% ở L5 - S1, 5 - 10%
ở L3 - 4 và <1% ở L1 - 2, L2 - 3(3).
Hai tầng đĩa đệm cuối, với 75% các cử
động xảy ra nơi này(7), chính là hai tầng chịu
lực nhiều nhất, nhất là khi ngồi hoặc đứng cúi
người về phía trước, tay có vật nặng(xem biểu
đồ của Scott Bodell), gợi ý nghiên cứu thêm
về tư thế lao động để dự phòng TVDDTL cho
cộng đồng.
Cần lưu ý chẩn đoán phân biệt với bệnh lý
thần kinh khác(7).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 321
Hình 1: Áp lực trong đĩa đệm thắt lưng tùy theo các tư thế (theo Scott Bodell).
Vị trí TVDDTL
52,1% ở vị trí sau bên, 29,2% ở đường giữa,
10,4% ngách bên và 8,3% ở lỗ gian đốt sống. Có
sự khác biệt với một nghiên cứu khác về TVDD
vị trí đường giữa (15,28%)(8). Dây dọc sau dày và
chắc dọc đường giữa, TVDDTL hay xảy ra vị trí
sau bên là nơi không có dây này.
Chỉ định chụp MRI khi lâm sàng có bệnh lý
rể kèm với dấu hiệu căng rể dương tính. Quan
trọng nhất là xác định tên rể nào bị chèn ép.
Boden &cs nghiên cứu 67 ca MRI không
triệu chứng lâm sàng, phát hiện 20% có hình
ảnh TVDDTL ở người <60 tuổi và 36% ở
người >60 tuổi)(9).
Có hai thể lâm sàng thể chỉ chèn ép một rễ
và thể chèn ép hai rể (thí dụ ở L4-5 chèn ép rể
đi xuống là L5, nhưng cũng chèn ép rễ đi ra là
rể L4). Nếu MRI cho thấy TVDD dạng còn
trong bao, có thể mổ với kỹ thuật của F.
Postacchini (mở bao vòng sợi ở vị trí sau bên
và dùng kềm gắp nhân đệm đầu cong hướng
ra ngoài).
Hình 2: MRI, T2, đứng dọc cạnh đường giữa về phía bên phải, có TVDD L5-S1 dạng mãnh rời hướng
xuống, vị trí sau bên, lúc mổ thấy vị trí mãnh rời là ở nách rễ. Cần gặm phần trên của bản sống dưới, tìm
thấy đường đi của rể và nách của rể: không vén rễ vào trong vì sẽ làm dập rễ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011 322
Hình 3: MRI, T1, ngang trục và T2, đứng dọc: TVDD ở lỗ gian đốt sống: giảm tín hiệu ở lỗ gian đốt
sống, không thấy mở quanh bao rễ và cả rễ thần kinh (mũi tên). Lâm sàng bn đau nhiều, diễn tiến mất chức
năng rể nhanh chỉ sau vài cơn đau, cần mổ sớm nhất có thể được. Chúng tôi thường mổ theo mô tả kỹ
thuật của Postacchini.
TVDDTL tái phát
Nếu lâm sàng biểu hiện như TVDDTL mới
xuất hiện xử trí như một TVDDTL mới. Quan
trọng nhất là cần chụp MRI có tiêm
Gadolinium để phân biệt giữa sẹo phẫu thuật
và tái phát. Sẹo mà đem mổ thì bệnh nặng
thêm vì hình thành sẹo nhiều thêm.
X Quang cột sống thắt lưng, ngoài tam
chứng Barr, gợi ý các tồn thương xương như
gai xương ở bên (37,8%), gai trước (31,5%),
hẹp khe khớp (31,5%) trước khi phân tích hình
cộng hưởng từ(4).
KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng TVDDTL thường gặp
nhất là đau thắt lưng, rồi đau theo rể thần
kinh. Biểu hiện bệnh lý rễ gồm có đau theo rể
kèm các thay đổi vận dộng, phản xạ, cảm giác
theo phân bố thần kinh da của rể. Dấu hiệu
căng rễ dương tính ở các TVDDTL thấp (L4-5,
L5-S1). Chỉ định chụp MRI tùy lâm sàng.
Hình ảnh MRI thường thấy TVDDTL ở hai
tầng đĩa đệm thấp, vị trí sau bên. Quyết định
điều trị từ lâm sàng, không đơn thuần từ hình
ảnh MRI. Mổ cấp cứu những đau rễ trầm trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Greenberg MS. (2010)“Handbook of Neurosurgery”, 7th Ed.,
Copyrigh 2010 by Greenberg Graphic, 2010: 442-460.
2. Kermani HR (2005) Clininal aspects of sciatica and their
relation to the type of lumbar disc herniation, Arch Iranian Med
2005; 8(2) : 91-95
3. Kricun R, Kricun M.E. (1994): MRI and CT of the Spine,
Copyright, by Raven Press,Ltd, 1-32.
4. Lê Trọng Khoan, Nguyễn Thu Hương,(2010) Một số đặc điểm
lâm sàng và X Quang trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,
Y Học Thực Hành(723), số 6/, 142-145
5. Postacchini F., Cinotti G., Gumina S. (1998)- Microsurgical
excision of lateral lumbar disc herniation through an
interlaminar approach” J Bone Joint Surg (Br) 80-B : 201-7
6. Porchet F., Wietlisbach V., Burnard B., Daeppen K.,
Villemure JG, Vader JP, (2002): Relationship between Severity
of Lumbar Disc Disease and Disability Scores in Sciatica
Patients, Neurosurgery, Vol. 50, No. 6, June 2002.
7. Võ Tấn Sơn, Huỳnh Hồng Châu, (2004), Điều tri phẫu thuật đau
thần kinh tọa, Y Học TP. HCM, chuyên đề Thần Kinh, tập 8, phụ
bản của số 1, 2004, 83-85.
8. Vũ Hùng Liên (2003) Nhận xét qua điều trị ngọai khoa 2303
trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng cùng tại Bộ Môn Khoa
BM9 Quân Y Viện 103 (6 năm 7 tháng), Y Học TP.HCM,
Chuyên đề phẫu thuật thần kinh, tập 7, phụ bản của số 4, 2003 : 5-
8.
9. William Keith D., Park AL. (2003) Lowback pain and
Disorders of Intervetebral Disc, The Spine, Copyright 2003.
Elservier Science (USA): 1955-2028.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_lam_sang_va_cong_huong_tu_chan_doan_thoat_vi_dia_de.pdf