Biểu hiện lâm sàng
So sánh với một số tác giả khác, chúng tôi
nhận thấy biểu hiện phù tương tự với (8) (69,4%),
thiểu niệu và vô niệu tương tự với(1). Biểu hiện
hôn mê tương tư với(7). Đã có một báo cáo của
Staleton có 2/15(13%) trường hợp tăng kali gây
rối loạn nhịp tim trong STC(16). Tỉ lệ rối loạn nhịp
tim trong STC là 6,9%(2).
Phân loại suy thận cấp
Tỉ lệ STC tại thận của chúng tôi cao hơn với
một số tác giả khác như Alrede (34,9%), Agras
(31,1%)
Rối loạn chức năng đa cơ quan
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ sơ sinh
STC có rối loạn chức năng từ 2 cơ quan trở lên so
sánh với tác giả Đinh Anh Tuấn(5) (84,1%), theo
tác giả F.Leclerc là 71%(9). Kết quả của chúng tôi
cụ thể như sau: 2 cơ quan 8,5%, 3 cơ quan 23,4%,
4 cơ quan 27,7%, 5 cơ quan 19,1%, 6 cơ quan
12,8%. Rối loạn chức năng hô hấp, tuần hoàn
tương tự với các tác giả khác(15). Rối loạn chức
năng huyết học trong nhóm tương tự trong
nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn (59,8%)(5). Rối
loạn chức năng thần kinh như Hentschel (46%)(7).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm suy thận cấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 06/2007 đến 02/2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1
ĐẶC ĐIỂM SUY THẬN CẤP Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 06/2007 ĐẾN 02/2008
Lê Văn Trí*, Huỳnh thị Duy Hương**, Vũ Huy Trụ**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phân bố, giá trị trung bình các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, các
nguyên nhân thường gặp của suy thận cấp ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả loạt ca tại khoa hồi sức sơ sinh và khoa sơ sinh bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ 06/2007 đến 02/2008.
Kết quả: nghiên cứu này gồm 45 ca suy thận cấp (STC) tại khoa hồi sức sơ sinh (HSSS), 2 ca tại khoa sơ
sinh (SS). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ suy thận cấp ở khoa HSSS là 4.8%; tuổi trung bình lúc phát hiện
STC: 7 ± 7.63 ngày; trẻ sơ sinh thiếu tháng 27,7%; nam / nữ: 2,3/1; cân nặng trung bình: 2650 ± 786g. Biểu hiện
thường gặp là: phù (72%); vô niệu (29,8%); thiểu niệu (27,7%); số ngày thiểu niệu trung bình: 2 ± 1.04 ngày.
STC tại thận 57,4%, STC trước thận 40,4%. Hơn 90% các trường hợp STC nằm trong bệnh cảnh rối loạn chức
năng đa cơ quan. Biểu hiện cận lâm sàng thường gặp là: Creatinine máu trung bình 2,17 ± 0,79mg%; ure máu
trung bình 83,05 ± 1,61mg%; toan chuyển hoá (85%); hạ natri (64%) và tăng kali máu (50%); tiểu đạm 72,3%;
tiểu máu 59,6%. Nguyên nhân thường gặp là nhiễm trùng huyết 57%, ngạt 13%. Thời gian trung bình suy
thận cấp 5,23 ± 7,9 ngày. Tử vong 60%.
Kết luận: STC là một vấn đề thường gặp ở những trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết và ngạt tại khoa HSSS.
Hầu hết nằm trong bệnh cảnh rối loạn chức năng đa cơ quan. Suy thận cấp có biểu hiện thiểu niệu tử vong rất
cao.
ABSTRACT
ACUTE RENAL FAILURE IN THE NEONATE AT CHILDREN’ S HOSPITAL NUMBER 1
FROM JUNE 2007 TO FEBRUARY 2008
Le Van Tri, Huynh Thi Duy Huong, Vu Huy Tru
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 23 – 26
Objective: To determine epidemiologic, clinical, laboratory features, and common causes of acute renal
failure in the neonate.
Methodology: Prospective and cases report study at the neonatal intensive care unite (NICU) and neonatal
deparment (NP) of children’s hospital No 1 from 2007 June to 2008 February.
Results: this study included 45 neonate with acute renal failure (ARF) at the NICU and 2 neonate at the
NP. The results showed that the frequency of ARF in the NICU was 4.8%; the mean postnatal age at diagnosis
was 7 ± 7.63 days; preterm 27.7%; male/ female: 2.3/1; the mean birth weight was 2650 ± 786g. The common
clinical feature was edema (72%); anuria (29.8%); oliguria (27.7%); the mean oliguric time was 2 ± 1.04 days.
Prerenal failure was 40.4%, intrinsic renal failure was 57.6%. More than 90% of the cases, ARF associated with
multiple organ dysfunction. The common laboratory features were the mean serum creatinine and BUN levels at
diagnosis were 2.17 ± 0.79mg% and 83.05 ± 1.61mg%, repectively; metabolic acidosis (85%); hyponatremia(
64%); hyperkalemia (50%); proteinuria (72.3%); hematuria (59.6%). Sepsis was the most cause of ARF 57%
followed by asphyxia 13%. The mean time of ARF was 5.23 ± 7.9 days, the mortarity rate was 60%.
Conclusion: ARF is a common problem on sepsis and asphyxia neonates in the neonate intensive care unit,
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, ** Bộ môn Nhi Đại học Y dược TPHCM
Chuyên Đề Nhi Khoa 2
almost of them associated with multiple organ dysfunction. The mortality rate in olio-anuric neonatal ARF was
very high.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận cấp (STC) ở trẻ sơ sinh là một vấn
đề khá phổ biến ở khoa hồi sức sơ sinh (HSSS).
Tỉ lệ STC ở trẻ sơ sinh ở khoa HSSS là 8-24%(4).
Nguyên nhân STC ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, tỉ lệ
phân bố các nguyên nhân cũng khác nhau ở các
nước. Tỉ lệ tử vong của STC sơ sinh là 25-78%(4)
thay đổi rất nhiều ở các công trình nghiên cứu. Ở
Việt Nam, cho đến hiện nay, chưa có công trình
nghiên cứu nào về STC dành cho đối tượng sơ
sinh. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm tìm hiểu về những đặc điểm về dịch tễ
học, lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân
thường gặp của STC ở trẻ sơ sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ phân bố, giá trị trung bình các
đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, các
nguyên nhân thường gặp của suy thận cấp ở trẻ
sơ sinh.
ĐỐI TƯƠNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả
Dân số mục tiêu
Tất cả trẻ sơ sinh nhập khoa HSSS và khoa
sơ sinh (SS) bệnh viện Nhi Đồng 1 có nguy cơ bị
STC từ tháng 06/2007 đến 02/2008.
Dân số nghiên cứu
Tất cả những trẻ sơ sinh điều trị nội trú tai
khoa HSSS và khoa SS bệnh viện Nhi Đồng 1 có
creatinine máu ≥ 1,5 mg / dL
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trên bệnh nhân theo mẫu
bệnh án.
Phân tích số liệu
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 10.0 for windows. Các biến số định tính
được trình bày bằng tỉ lệ. Các giá trị của các biến
số định lượng được trình bày dưới dạng trị số
trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các bước tiến hành
Tất cả trẻ sơ sinh nhập khoa HSSS và khoa
SS có các yếu tố nguy cơ STC được làm
creatinine máu. Trẻ sơ sinh STC khi có creatinine
máu ≥ 1,5 mg/dL(1,4). Trẻ sơ sinh bị STC được theo
dõi nước tiểu mỗi 24 giờ, xét nghiệm công thức
máu, ion đồ máu, đông máu toàn bộ, khí máu,
tổng phân tích nước tiểu, ion đồ niệu, siêu âm
bụng. Thiểu niệu khi nước tiểu < 1ml/kg/giờ. Vô
niệu khi nước tiểu < 0.5ml/kg/giờ. STC trước
thận khi phân suất bài tiết natri < 2.5 và chỉ số
suy thận <3. STC tại thận khi phân suất bài tiết
natri > 2.5 và chỉ số suy thận >3 (4,13,14). STC sau
thận được xác định bằng siêu âm.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Tổng số bệnh nhi chọn vào mẫu: 47 bệnh nhi
gồm 45 trẻ sơ sinh ở khoa HSSS, 2 trẻ sơ sinh ở
khoa SS. Tổng số bệnh nhi nhập khoa HSSS
trong thời gian nghiên cứu: 932. Tần suất bệnh
nhi STC/ khoa HSSS: 4,8%. Với 87% dân số
nghiên cứu ở tỉnh, 93,6% được chuyển từ một
bệnh viện khác đến, được sanh tại bệnh viện tỉnh
55,3%, bệnh viện huyện 27,7%
Tuổi
Tuổi trung bình lúc chẩn đoán: 7 ngày ± 7,63,
tương tự với kết quả của tác giả Agras (6,2 ngày
± 7,41)(1), lớn hơn kết quả của Michael(13),
Aldrede(2).
Tuổi thai
Trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm 70,2%, non tháng
chiếm 27,7% các trường hợp, phù hợp với(1,2).
Giới tính
Nam chiếm 70%, nữ chiếm 30%; tỉ lệ nam/nữ
là 2,3/1. Tương tự kết quả Grupta(6), Alrede(2),
Chevalier(3).
Cân nặng
Cân nặng trung bình: 2650g ± 786,71g. Phân
bố STC ở các nhóm cân nặng như sau: Cực nhẹ
cân: 2,1%, Rất nhẹ cân: 4,3%, Nhẹ cân: 36,2%, Đủ
Chuyên Đề Nhi Khoa 3
cân: 53,2%, Lớn cân: 4,3%. So sánh với Agras
2863 ± 1082g, Chevalier 2798 ± 1334g.
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm các biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện
lâm sàng
Số ca
n=47(%)
Hồi phục
n =19(40.4%)
Tử vong
n=28(59,6%)
Triệu chứng
Phù 34(72,3%) 13(38,2%) 21(61,8%)
Vô, thiểu niệu 27(57,5%) 5(18,5%) 22(81,5%)
Hôn mê 16(34%) 3(18,8%) 13(81,3%)
Co giật 4(8,5%) 4(100%) 0(0%)
Rối loạn nhịp tim 3(6,4%) 1(33,3%) 2(66,7%)
Phân loại
Trước thận 19(40,4%) 14(73,7%) 5(26,3%)
Tại thận 27(58,7%) 4(14,8%) 23(85,2%)
Rối loạn chức năng
đa cơ quan
43(91,5%) 15(34,9%) 28(65,1%)
Cơ quan rối loạn chức năng
Hô hấp 39(83%) 11(28,2%) 28(71,8%)
Tim mạch 31(66%) 8(25,8%) 23(74,2%)
Huyết hoc 29(61,7%) 8(27,6%) 21(72,4%)
Thần kinh 20(40%) 4(20%) 16(80%)
Biểu hiện lâm sàng
So sánh với một số tác giả khác, chúng tôi
nhận thấy biểu hiện phù tương tự với (8) (69,4%),
thiểu niệu và vô niệu tương tự với(1). Biểu hiện
hôn mê tương tư với(7). Đã có một báo cáo của
Staleton có 2/15(13%) trường hợp tăng kali gây
rối loạn nhịp tim trong STC(16). Tỉ lệ rối loạn nhịp
tim trong STC là 6,9%(2).
Phân loại suy thận cấp
Tỉ lệ STC tại thận của chúng tôi cao hơn với
một số tác giả khác như Alrede (34,9%), Agras
(31,1%)
Rối loạn chức năng đa cơ quan
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ sơ sinh
STC có rối loạn chức năng từ 2 cơ quan trở lên so
sánh với tác giả Đinh Anh Tuấn(5) (84,1%), theo
tác giả F.Leclerc là 71%(9). Kết quả của chúng tôi
cụ thể như sau: 2 cơ quan 8,5%, 3 cơ quan 23,4%,
4 cơ quan 27,7%, 5 cơ quan 19,1%, 6 cơ quan
12,8%. Rối loạn chức năng hô hấp, tuần hoàn
tương tự với các tác giả khác(15). Rối loạn chức
năng huyết học trong nhóm tương tự trong
nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn (59,8%)(5). Rối
loạn chức năng thần kinh như Hentschel (46%)(7).
Biểu hiện cận lâm sàng
Bảng 2: Đặc điểm các biểu hiện cận lâm sàng
Biểu hiện cận
lâm sàng
Đặc điểm
n=47
Hồi phục
n =19
Tử vong
n=28
Creatinine máu 2,17 mg% ±
0,79
2,09 ± 0,72 2,22 ± 0,84*
Ure máu 83,05 mg% ±
41,28
86,22 ±
38,17
80,90 ±
43,82
Toan chuyển hoá 40(85%) 14(35%) 26(65%)
Hạ natri máu 30(63,8%) 12(40%) 18(60%)
Tăng kali máu 23(48,9%) 7(30,4%) 16(69,6%)
Hạ canxi máu 10(21,3%) 4(40%) 6(60%)
Tiểu đạm 34(72,3%) 11(33,4%) 23(67,6%)
Tiểu máu 28(59,6%) 7(25%) 21(75%)
(*): Trung bình + độ lệch chuẩn.
Về rối loạn nước tiểu, kết quả của chúng tôi
tương tự(13) tiểu đạm (90%), tiểu máu (100%), cao
hơn(6). Về toan chuyển hoá, cao hơn của Lunn
(59%). Rối loạn hạ natri, tăng kali tương tự
với(8,17). Creatinine máu trung bình và Ure máu
trung bình của tác giả Agas tương tự với chúng
tôi.
Nguyên nhân
Nhiễm trùng huyết là nguyên nhân thường
gặp nhất ở trẻ sơ sinh chiếm 57,4%, và ngạt
chiếm 12,8%, đứng vị trí thứ hai. So sánh với các
tác giả Alrede(2), Lunn(10) A C G Meeks(12), nguyên
nhân nhiễm trùng huyết trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn.
Bảng 3: So sánh các nghuyên nhân
Alrede Lunn A C G Meeks Chúng tôi
Nhiễm trùng
huyết
32,6% 39% 30% 57,4%
Ngạt 53,4% 17% 33% 12,8%
Khác 4,7% 32% 20% 29,8%
Bệnh nền
Bệnh nền ngoại khoa có 23 trường hợp
chiếm 48,9%. Trong đó có 6 (26%) trường hợp
bất sản hậu môn trực tràng, 6 (26%) trẻ bị thủng
ruột non + già, 3 (13%) trẻ bị teo thực quản, 1
(4,3%) trẻ bị hep phì đại môn vị, 1 (4,3%) teo ruột
non, 1 (4,3%) viêm ruột hoại tử, 1 (4,3%) tắc ruột,
1 (4,3%) tồn tại ổ nhớp, 3 (13%) trường hợp
Chuyên Đề Nhi Khoa 4
ngoại khoa khác. Hầu hết những bệnh nhi này bị
nhiễm trùng, 19/23 trường hợp, và chính điều
này đã làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng huyết trong
dân số nghiên cứu của chúng tôi.
Diễn tiến
Tất cả những trẻ sơ sinh bị STC trong nghiên
cứu này được điều trị bảo tồn. Thời gian trung
bình suy thận cấp: 5,23 ngày ± 7,90, tương tự với
Muthur(11). Tử vong 28 trường hợp (59,6%). Tỉ lệ
tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi tương
tự với các nghiên cứu không có lọc thận
(52,2%)(2), (45%)(13).
KẾT LUẬN
STC là một vấn đề thường gặp ở những trẻ
sơ sinh tại khoa hồi sức sơ sinh, đặc biệt ở những
trẻ bị nhiễm trùng huyết và ngạt. Hầu hết nằm
trong bệnh cảnh rối loạn chức năng đa cơ quan.
Chúng ta phải lưu ý những trẻ sơ sinh bi STC có
biểu hiện thiểu niệu, tiểu máu, vì tử vong ở
nhóm này rất cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agras PI (2004), “Acute renal failure in the neonatal period”,
Ren Fail, 26(3), pp.305-9.
2. Alrede A (1997), “Acute renal failure in the newborns “,
Pediatr Child Health, 33(3), pp. 246-9.
3. Robert L.Chevalier (1984), “Prognostic Factors in Neonatal
Acute Renal Failure”, Pediatrics, 74, pp.265-272.
4. Annabelle N.Chua (2005), “Acute Renal Failure Management
in the neonate”, Neoreview, 6(8):e369.
5. Đinh Anh Tuấn (2007), “Đặc điểm rối loạn chức năng đa cơ
quan trong nhiễm trùng huyết sơ sinh tại BV Nhi đồng 1”,
Tạp chí y học 2007, tập 11, tr.9-14.
6. Gupta BD, Sharma P (2005), “Renal failure in asphyxiated
neonates”, Indian Pediatr, 42(9), pp. 928-34.
7. R.Hentschel (1996), “Renal insufficiency in the neonatal
period”, Clinical Nephrology, 46, pp. 54-58.
8. Hồ Chí Hiếu (2005), ”Nghiên cứu tình hình suy thận ở trẻ em
tại BV Trung ương Huế”, Tạp chí khoa học, đại học Huế, tr.29
9. Francis Leclerc (2005), “Cumulative Influence of Organ
Dysfunctions and Septic State on Mortality of Critically Ill
Children”, American Journal of Respiratory and Critical Care
Medicine, 171, pp. 348-353.
10. A J F Lunn (2006), “Acute renal insufficiency in the neonatal
intensive care unit”, Fetal Neonatal Ed, pp. 91:388
11. Mathur NB (2006), “ Acute renal failure in the neonatal
sepsis”, Indian J Pediatr, 73(6), pp. 499-502.
12. A C Meeks (1988), “Treatment of renal failure in neonates”,
Arch Dis Child, 11, pp. 1372–1376.
13. Michael E (1979), “A Prospective Study of Acute Renal Failure
in the Newborn Infant”, Pediatrics, No.3, pp. 475-479.
14. Oommen P (1980), “Neonatal Renal Failure Usefulness of
Diagnostic Indices”, Pediatrics, No.1, pp. 57-60.
15. Shah P (2004), “Multiorgan dysfunction in infants with post-
asphyxial hypoxic-ischaemic encephalopathy”, Arch Dis Child
Fetal Neonatal Ed, 89, pp.152-5
16. F.Bruder Stapleton (1987), “Acute renal failure in the
newborns”. Pediatric Nephrology, pp. 314-320.
17. Trần Thiện Ngọc Thảo (2004), “Đặc điểm lâm sàng, nguyên
nhân và tiên lượng của suy thận cấp ở trẻ em tại khoa hồi sức
bệnh viện nhi đồng 1”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, bộ môn
nhi, trường Đại học Y Dược TPHCM.
Chuyên Đề Nhi Khoa 5
Chuyên Đề Nhi Khoa 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_suy_than_cap_o_tre_so_sinh_tai_benh_vien_nhi_dong_1.pdf